LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Sunday, October 2, 2016

6 phần Phác đồ hợp tuyển


Phác đồ hợp tuyển (phần 1)



Phần 1: Khám bệnh, chẩn đoán bệnh, cách chữa bệnh của DC
Bộ mặt “Vườn thuốc tự nhiên” – Hoàng Chu (cử nhân văn khoa)
Khoa học hiện đại ngày nay đã đạt kết luận cơ thể con người là bộ máy sinh học hoàn thiện nhất của vũ trụ.
Hoạt động sinh học của bộ máy này được nhà nghiên cứu y học dân tộc BQC giải thích bằng thuyết phản chiếu trong phương pháp chữa bệnh của anh có tên gọi: “DC – ĐKLP” (Face diagnosis – Cybecnetic therapy) còn gọi là Facy. Nghĩa là mọi tình trạng tâm lý, sinh lý, bệnh lý, tình cảm, tính cách của con người đều được biểu hiện trên bộ mặt. Khi tác động vào những điểm phản xạ hoặc những vùng phản xạ trên mặt ứng với chứng bệnh nào đó của cơ thể thì bộ máy sinh học hoạt động theo nguyên tắc tự điều chỉnh để đi đến giảm hoặc khỏi bệnh. Điểm được tác động đó gọi là Huyệt hay Sinh huyệt.
Huyệt trên mặt được ví như cây thuốc tự nhiên. Tổng số hơn 500 huyệt trên mặt được nhà nghiên cứu tìm ra và hệ thống hoá tạo thành một “vườn thuốc tự nhiên” trên mặt.
Tác giả đưa ra khái niệm “vườn thuốc trên mặt” với ý tưởng” biến bệnh nhân thành thầy thuốc và nhắc nhở mọi người rằng không phải đâu xa, ngay trên mặt mỗi người có hàng trăm “cây thuốc quý” mà chung ta chưa biết khai thác và sử dụng để chữa bệnh cho chính mình. Tuy nhiên trước đó khái niệm “thuốc trong cơ thể” con người đã có từ rất sớm của lịch sử y học cổ truyền phương Đông mà các phương pháp châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp cùng với các phương pháp chữa bệnh dân gian trên khắp cơ thể không phải dùng thuốc đã chứng minh điều này. Y học hiện đại (tây Y) cũng khẳng định và cho rằng cơ thể con người là một nhà máy sản xuất thuốc kháng sinh”. Khái niệm này được các nhà khoa học ở Lê – nin-grát (Liên Xô cũ) đưa ra và lý giải một cách đầy thuyết phục. Song y học hiện đại cũng chưa biết bằng cách nào sử dụng “thuốc kháng sinh” do cơ thể “sản xuất” để phục vụ cho cơ thể. Cho nên mỗi khi cơ thể mắc bệnh là các loại hoá được lại được đưa vào cơ thể.
Phải chăng DC bằng các thủ pháp tác động như lăn, cào, gõ, day ấn, dán cao, hơ nóng, chườm lạnh lên các huyệt theo một hệ thống đồ hình phản chiếu vùng mặt, da đầu, bàn tay bàn chân, loa tai, lưng… là giải pháp tối ưu để biến vườn thuốc tự nhiên “trên mặt thành các loại thuốc chữa bệnh cho cơ thể?
Lịch sử y học phương Đông trong châm cứu cổ truyền có Diện Châm (trong Thể Châm Trung Quốc) gồm 24 huyệt. Ty Châm với 23 huyệt đã được các lương y dùng kim châm vào các huyệt ấy để trị bệnh. Xoa mặt chữa bệnh cũng ra đời từ rất sớm khoảng 3000 năm trở lại đây. Trong sách “Lục địa tiên kinh” của Mã tể (thời vua Thuận trị và Khang Hy nhà Thanh Trung Quốc) có mục Tạ Đồ (xoa mặt) đã dạy người ta cách xoa bóp, day huyệt để trường thọ. Năm 1981 ở Đức có tài liệu hướng dẫn xoa mặt, mũi, tay, chân để phòng và trị bệnh thông thường (Fup und kopt-Edition Pheiaden 1981). Trên tạp chí Sputnik số 2/186 của Liên Xô trước đây có bài hướng dẫn xoa mặt để trị bệnh (Le Massage therapeutique du visage) của bác sĩ Vitali ivanop. Còn hiện tại thì Trung Quốc được coi là nước đi đầu trong vấn đề tổ chức ra các phòng xoa bóp để trị bệnh.
Khi DC ra đời (1980) tại Việt Nam thì việc sử dụng bộ mặt để chẩn đoán (DC) và điều trị (ĐKLP) được các nhà nghiên cứu y học chú ý nhiều hơn. Và mặt được coi như một bảng máy tính (Tableau dordinatuer). Khi chữa bệnh, thầy thucố hay bệnh nhân chỉ cần tác động vào các sinh huyệt có liên quan đến các bộ phận bị bệnh giống như ta bấm lên nốt máy tính để giải các bài toán. Các nốt bấm chính là các cây thuốc mà ta vừa khảo sát.
Vấn đề đặt ra là: con người hiểu “cây thuốc” trên mặt mình như thế nào? việc sử dụng “Cây thuốc” ấy ra sao?
Ở đây huyệt được hiểu theo lý thuyết của cơ thể “tự điều chỉnh” cùng với lý thuyết điều khiển thông tin sinh vật học,mỗi huyệt tương tự như một cây thuốc thì chỉ có căn cứ vào tính chất và tác dụng của huyệt cùng với việc phối hợp giữa các huyệt với nhau để điều trị chứng bệnh cụ thể mới thấy hết được giá trị của “Cây thuốc trên mặt”.
Ví dụ: huyệt 19 có đặc tính điều hoà nhịp tim, cải thiện hô hấp, thăng khí… tương ứng thần kinh giao cảm, liên hệ tim, phổi, dạ dày, ruột… Huyệt này chủ trị các chứng bệnh mắc cổ, nặng ngực khó thở, suyễn, ngất xỉu kinh phong, cơn đau thượng vị, suy nhược thần kinh, suy nhược sinh dục…
Ví dụ trên cho ta thấy sự phong phú về tính năng và tác dụgn của huyệt trong điều trị nhưng thật máy móc khi cho rằng mỗi huyệt phải tương ứng với một cây thuốc nhất định. Vì sao vậy? vì khi áp dụng vào chứng bệnh cụ thể, huyệt với tính năng vốn có trong một cơ thể luôn luôn “Động” sẽ khác với tính năng của thuốc từ bên ngoài cơ thể đưa vào. Chẳng hạn bạn có một loại thuốc chống buồn ngủ thì loại thuốc đó chắc chắn không thể điều trị ngất xỉu kinh phong, huyết áp thấp, mắc cổ, nặng ngực khó thở, suyễn, cơn đau thượng vị, suy nhược sinh dục như huyệt 19 đã nói ở trên trong khi huyệt 19 chống buồn ngủ cũng rất hiệu quả.
Bạn có tin được điều này không? Xin đừng vội tin khi mình chưa thấy. Ngược lại bạn hãy tập làm thầy thuốc để chữa bệnh cho chính mình và cho những người xung quanh đi. Chỉ cần một hộp dầu cù là, một cây bút bi (đã hết mực), bạn sẽ làm cho cơn đau thượng vị tiêu biến trong khoảng 1 phút, làm người ngất xỉu kinh phong hoặc buồn ngủ tỉnh lại trong 30 giây khi đầu bút bi của bạn ấn mạnh vào huỵêt 19. Còn nhức răng, sưng lợi ư? Hãy lấy cục nước đá day vào huyệt 188+, 188-, 196+, 196-, 300+, 300-, 180+, 180-, bạn sẽ thấy cơn nhức răng dịu dần rồi hết nhức. Nếu bị đau bụng, bạn hãy xoa dầu vào vùng huyệt 127, 63, 0+, 0-, rồi day ấn mạnh vào các huyệt ấy.
Đến đây bạn có thể tin vào điều vừa nói ở trên và bàn tay “kỳ diệu” của mình rồi đó.
Nhìn vào đó hình huyệt trên mặt, nhiều người nẩy ra thắc mắc: liệu tất cả các bệnh có thể dùng các huyệt trên mặt để chữa được không?
Xin thưa: mỗi phương pháp chữa bệnh đều có ý nghĩa và giá trị nhất định đối với sức khoẻ của con người. Nên nhớ rằng cơ thể con người luôn biến dịch như thiên nhiên và tạo vật. Do đó cùng một thứ bệnh giống nhau, người này chữa theo phương pháp DC, người kia lại ứng với Châm cứu, người thứ ba lại phù hợp với thuốc men. Có điều phương pháp DC đã hệ thống được các huyệt trên mặt. Mặt là tấm gương phản chiếu, nơi nhạy cảm nhất của cơ thể và cũng là “vườn thuốc tự nhiên” mà ta vừa khảo sát. Hơn nữa phương pháp đã cho ra đời hàng loạt dụng cụ y hoa như cây lăn, cây cào, búa gõ, que dò, quả cầu gai… đã làm phong phú hơn các hình thức tác động lên huyệt (cây thuốc tự nhiên) trên mặt trong việc phòng và trị bệnh cho con người.
Câu trả lời cho vấn đề nêu trên sẽ là DC với hàng trăm huyệt (cây thuốc) trên mặt thông qua các đồ hình phản chiếu trên mặt, rồi từ mặt phản chiếu lên da đầu, bàn tay, bàn chân, loa tai, lưng… bạn có thể điều trị có kết quả các chứng bệnh thuộc hệ thần kinh, hệ tiêu hoá, hệ tiết niệu, hệ sinh dục, hệ tim mạch như các phương pháp y học khác. Song điều chủ yếu là ở chỗ chính người bệnh có thể tham gia vào quá trình điều trị này một cách hữu hiệu.
(trích trong tuần báo khoa học kỹ thuật kinh tế thế giới số 23 năm 1996)


Phác đồ hợp tuyển (phần 2)



Một số lời dặn của Thầy Bùi Quốc Châu
1)     Nếu gặp bệnh nặng, khó chữa phải biết sức bình tĩnh, tự tin, tìm mọi biện pháp khai thông huyệt đạo linh động sáng tạo, tuỳ và biến. Có trường hợp loay hoay đến 1-2 giờ mới tìm ra huyệt. Tìm được ra sinh huyệt (điểm đau, nhói buốt…). Kết quả thường bất ngờ.
1)     Nếu trong khi chữa bệnh, bệnh nhân lo lắng, căng thẳng thần kinh quá nên cho bệnh nhân ăn kẹo bánh thì sẽ ổn định tư tưởng, yên tâm chữa bệnh hơn hoặc nói chuyện vui.
2)     Trong phòng khám chữa bệnh nên trang trí các tranh ảnh về DC, về các đồ hình … làm tăng tin tưởng của bệnh nhân đến chữa bệnh.
3)     Để đạt hiệu quả chữa bệnh cao (dặn bệnh nhân) hít hơi vô và giữ hơi lại khi thầy thuốc đang day, day xong thì thở ra đồng thời trong tâm tưởng của bệnh nhân nghĩ đến nơi đang đau của mình đang được chữa trị.
4)     người làm DC luôn luôn nhớ 5 phương pháp ứng dụng DC trong 10 chữa là:
Lý thuyết - Đồ hình – Sinh huyệt – Linh động – Sáng tạo
5)     Người DC luôn nhớ:
a/ Tứ đắc:
-       Đắc thời (đúng lúc)
-       Đắc vị (đúng chỗ)
-       Đắc pháp (đúng kỹ thuật)
-       Đắc độ (đúng cường độ)
b/ Tam biến:
-       Biến đồ hình, biến sinh huyệt
-       Biến dụng cụ
-       Nơi huyệt đạo không còn tác dụng thì biến
Đó là thuyết nhất nguyên luận áp dụng vào DC – ĐKLP
6)     Người DC phải thông suốt hai chữ Tuỳ và Biến
“Nhất quán thông - Vạn sự thông” Trong thuyết tương đối luận áp dụng vào DC
7)     Người chữa bệnh theo DC ĐKLP luôn nhớ và phấn đấu.
-       Qua rừng y (DC) mới đến biển đạo
-       Sức khoẻ của người là hạnh phúc của ta
-       Phá chấp tức là không được định kiến với mọi người  (Ghi chép: Nguyễn Tiến Sử)
Thủ pháp gạch mặt tuỳ kỳ diệu nhưng làm người bệnh rất đau và lại làm nóng nhiệt trong người khiến lỡ miệng lưỡi nếu gạch nhiều lần (nhiều ngày) cho nên ta chớ lạm dụng mà nên dùng trong trường hợp cấp cứu như ngất xỉu, chóng mặt, nôn mữa, thổ tả. Và chỉ nên gạch liên tục  3 ngày rồi ngưng, 3 ngày sau mới tiếp.
Nếu bị nóng lỡ miệng do gạch nhiều ngày thì day 26, 3, 38, 51 sẽ giải nhiệt, hết lỡ miệng (có thể uống thêm bột sắn dây).
Lưu ý: con nít và bệnh nhân đang yếu mệt không nên day, ấn quá mạnh và lâu. Trái lại, chỉ nên làm nhẹ nhàng và điểm ít huyệt. Phải theo dõi bệnh nhân cho kỹ, đề phòng bị phản ứng (mặt xanh, mệt, đổ mồ hôi, buồn ói). Trường hợp này, nên bình tĩnh ngưng tác động, để bệnh nhân năm xuống bấm huyệt 19 day xoa huyệt 127, 0, 60, 61 kết hợp cho uống nước trà nóng có đường ngọt hay gừng giả nhỏ để cho tỉnh táo, khoẻ lại.
Trường hợp dán cao cũng thế. Không nên dán nhiều và lâu cho con nít và bệnh nhân yếu mệt. Nên làm từ từ và theo dõi sát tình trạng sức khoẻ của họ để có cách giải quyết thích hợp. Nói chung, không có gì tai hại trầm trọng cả. Tuy nhiên để tránh gặp các trường hợp trên, trước khi làm nên hỏi bệnh nhân có quá no, hoặc quá đói, quá mệt không (hoặc có sợ quá không). Nếu có thì không nên vội day ấn mạnh bạo mà phải day, xoa, vuốt nhẹ nhàng cho đến khi nóng huyệt số 0 và vành tai rồi hãi tiến hành chữa trị.
Trước và sau khi dùng dụng cụ để chữa bệnh, phải lau sạch dụng cụ bằng alcool (cồn) để tránh lây bệnh ngoài da.
Thông báo tình hình
… Trước khi bước vào hướng dẫn kỹ thuật mới thấy thông báo sơ bộ tình hình nhìn chung năm qua thắng lợi làm nền tảng cho thời kỳ mới, thời kỳ đi vào thực tế nhiều hơn, đi vào cái mới không lý luận nhiều.
Trước khi ra thăng Hà Nội, Sơn Tây và các nơi khác thầy đã qua Nha Trang tổ chức lớp học và tổ chức thành lập câu lạc bộ DC ĐKLP do Bác sĩ giám đốc bệnh viện làm chủ nhiệm, sau đó thầy qua Huế tổ chức lớp học và thành lập câu lạc bộ DC ĐKLP ở Huế do lương y làm chủ nhiệm (nhà sư) trước đó thầy và con trai là Bùi Minh Tâm đã đi 3 nước châu Âu dạy và tổ chức các câu lạc bộ DC ĐKLP ở Pháp, Đức, Tây Ban Nha tổng số 7 câu lạc bộ 3 câu lạc bộ do người ngoại quốc đều là bác sĩ làm chủ nhiệm còn lại 4 Clb do Việt kiều làm chủ nhiệm.
Trước khi đi vào hướng dẫn kỹ thuật mới thầy nhắc lại.
Phương pháp của ta không phải bệnh gì cũng chữa được, không phải bnệh nào cũng chữa nhanh được. Ta chỉ mong chữa đượt bớt bệnh và kéo dài thời gian chứ không mong chữa khỏi bệnh được các bệnh như Xuyễn, huyết áp, đái đường … là phải chaữ suốt đời. Ngay ở Cu ba những Bác sĩ gia đình đã áp dụng DCĐKLP hơn 15 năm nay nhưng họ cũng chỉ chữa bớt bệnh là tốt, nếu chữa khỏi được vài năm hoặc chữa khỏi hẳn là quá tốt…
Ngay cả Tây y cũng không chữa hết bệnh được ví dụ bệnh do tai biến mạch máu não (liệt) thì Đông và Tây y đều khó…
Do đó phải học thêm, đọc thêm nhiều sách của Đông y và Tây y để phục vụ cho việc chữa bệnh bằng DC ĐKLP.
Lưu ý: ngoài DC các môn sinh cần phải học thêm Âm Dương khí công, ẩm thực dưỡng sinh, thể dục tự ý, Thai giáo Việt Nam, nghệ thuật Liệu pháp (art therapy). Vận động liệu pháp và nghiên cứu thêm các bộ môn khác như Đông Y Châm Cứu, Thuốc nam, tây y, triết học Đông phương (kinh dịch phật giáo thiền tông, khổng giáo, lão giáo). Nếu có thì giờ thì đọc thêm những sách về xã hội học, nhân chủng học, sinh học, vật lý hoá học, sử học, địa lý, trường sinh học, tâm linh học, cảm xạ học điêu khắc, hội hoạ, nhiếp ảnh, âm nhạc, toán học, quân sự… để mở rộng kiến thức vì:
DC – ĐKLP là một khoa học liên ngày, mang tính tổng hợp rất cao, vận dụng cả văn hoá, triết học, xã hội và ngành khoa học khác vào môn của mình. Cho nên các môn sinh Việt Y Đạo muốn giỏi cần phải lưu ý những điều dặn dò trên đây.



Phác đồ hợp tuyển (phần 3)



Tài liệu tham khảo
Bài ca (bàn về cách xem mạch)
Kính thưa Giáo sư TS Bùi Quốc Châu, ngừơi là Dương Quang khai mở chân trời mới, DC ĐKLP. Các nước văn minh, khoa học tiên tiến trên thế giới đều công nhận Thầy là ngôi sao sáng của Đông Nam Á, là người tài hoa, sáng lập môn pháp y học DC ĐKLP.
Thuần tuý VN, chữa trị chính xác, cứu giúp nhiều người từ bệnh nặng được lành mạnh và trở thành thầy thuốc trị bệnh cho người khác, một y thuật, một lý luật bất nhị dung nạp ngũ hành, âm dương sinh khắc, hoàn toàn dễ học dễ hiểu qua 128 huyệt thường dùng và các phác đồ âm dương, ngoại vi… Xin thầy cho phép tôi ghi một số bài ca về phú mạch, để các bạn có thì giờ đọc, nghiên cứu thêm, ngõ hầu bổ ích cho cách chữa trị qua mạch.
Thong dong ngẫm nghĩ y thư
Linh đan thần mạch dựng từ vua Nông
Giúp muôn bệnh nếm cùng trăm cỏ
Đem dâng lên cỏi thọ đền “xuân”
Mạch xem để phép hậu nhân
Phù, Trầm, trì, sát, thốn, phân rõ ràng
hoặc ngoại cảm nội thương phải biết
Dù thực hư khí huyết do tường
Liệu mà cao, tán hoàn thang
Một kho bản thảo để gương muôn đời
Thầy Thúc – Hoà là người Đông Tấn
Nghề hiên trì chín chắn tỉnh tường
Soạn ra mạch quyết tiên phương
Như giòng nước chảy, như đường áo sông
Vâng tiên - Triết, mở lòng hậu học
Lời quốc âm ôn đọc cho hay
Mạch xem từ thuở sáng ngày
Âm kia chưa động, dương này chưa tan
Lòng còn không, chưa hề ẩm thực
Khí huyết đương đúng mực hoà bình
Khoan thai ngồi phải ngay minh
Nhận xem mạch ý cho rằng chớ sai
Hoặc có lúc gặp người bệnh gấp
Liệu xem qua, lọ chấp lệ thường
Trai thời bên tả là dương
Gái thời bên hữu phải tường là âm
Phép có bảy chớ lầm thấp chẩn
Xem mạch thì cẩn thận cho hay
Một là yên tỉnh lòng này
Giữ gìn khí tức “2” chớ khoay tơ hào
Hai là chớ tưởng lo nghĩ
Bỏ việc ngoài thời ý mới tinh
Ba là yên định hơi mình
Một hô “3” một hấp “4” quân bình mới hay
Bốn là nhẹ sẽ ngón tay
Mạch phủ “5” này cho biết là phù “6”
Thứ năm sẽ ấn mài dò
Nhờ rằng vị khí quý hổ thích trung “7”
Sáu ấn nặng ở trong cốt tiết “1”
Mạch tạng “2” này cho biết là trầm “3”
Bảy xem trì sát chớ lầm
Một hơi “4” mấy “chí” “5” suy tầm thực hư
Bảy phép đó gọi là thất chẩn
Cửu hậu nay nên nhận bản tiêu “6”
Tay tuy tả, hữu hai chiều
Mạch: Quan, Xích, thống, cũng đều có ba
Quan ở trong là định chuẩn
Ngang xương cao cùng tận sau bàn “7”
Chẩn “8” thì cứ đấy làm Quan
Trong ngoài Xích, Thốn nhớ dàn mà suy
Quan trở ra đó thì Thốn mạch
Quan trở vào là Xích chẳng sai
Hai bên ba bộ cả hai
Phủ nào tạng ấy theo loài một cung
Bên tay phải Thốn cùng Quan Xích
Thốn Bộ: tâm mạch với tiểu trường
Quan bộ can đởm rõ ràng
Xích bộ là thận, bàng Quan một giòng
Ở tay trái, Thốn cùng Quan, Xích
Thốn bộ kia phế với đại trường
Quan bộ tỳ vị rõ ràng
Xích bộ mệnh hoả với đường tam tiêu
Cả ba bộ đều theo chủng loại
Trong đó ba ngoài lại có ba
Nhân trong cửu hậu suy ra
Ba ba tính lại, chẳng là chín chăng?
Phù “1” trung “2” trầm “3” ấy rằng ba hậu “4”
Theo Thốn Quan Xích khẩu mà tường
Tả Thốn nhẹ xét tiểu trường “5”
Trung là vị Khí “6” nặng đường tâm kinh “7”
Tả Quan bộ: nhẹ rành đởm khí “8”
Trung vị khí “9” nặng chỉ can phường “10”
Tả xích: nhẹ xét bàng quang “11”
Trung xem vị khí “12” nặng đường thận kinh “13”
Tay hữu cũng phân minh tach bạch
Hữu thốn nhẹ mạch Đại trường “14”
Trung là vị khí phải tường “15”
Nặng thì mach phế “16” phép càng mầu thay
Hữu quan nhẹ, mach này vị phủ “17”
Trung vị khí “18” nặng đó tỳ kinh “19”
Hữu xích nhẹ tam tiêu kinh “20”
Trung xem vị khí “21” nặng rành mệnh môn “22”
Phải xét kỷ mấy con tạng phủ
Nhận các kinh cho tỏ kinh nào?
Đoạn rồi tóm hết trước sau
Nghiệm điều hư thực suy cân dữ lành “1”
Trước coi hình, sau nghe tiếng nói “2”
lại hỏi xem bệnh phải khi nào?
Bấy nay uống những thuốc nào?
 Cùng suy với mạch, nghiệm vào một hai
Người cao, đẩy, khi coi thưa ngón “3”
Kẻ nhỏ còi thu gọn kẻ tay “4”
Âm dương bộ phận nào đây?
Xích kia âm đó Thốn này là dương “5”
Trai mạch thuận thốn cường, xích nhược “6”
Gái trái đi mới được bình yên “7”
Trai thì tả mạnh là nên “8”
Gái thì hữu mạnh cũng bên mạch thường “9”
Trai mạch gái là dương khí yếu “10”
Gái mạch trai âm thiếu “11” mà ra
Mạch bình theo đó suy qua “1”
Nếu mà trái khoé ấy là ốm đau
Đoán mạch phải xét theo từng bộ
Khí huyết cùng tạng phủ làm sao
Thốn bộ thì ở thượng tiêu
Từ đầu đến ngực bệnh đều phần trên “2”
Quan, Trung tiêu cùng miền hung ức “3”
Xích, lưng đùi, với chỗ ha tiêu “4”
Ba bộ bệnh ở bộ nào?
Thuộc phủ, thuộc tạng, bản tiêu cho tường
Năm tạng thương, tạng nào bệnh ấy
Sáu phủ kia, cũng vậy khác chi
Tâm, Cang, Phế, Thận, và Tỳ
Đó là năm tạng tên ghi rõ ràng
Đại, tiểu trường, cùng là Đởm, vị
Tử bàng quang cho chí tam tiêu
Cái tên sáu phủ đã nêu
Tạng là bản, phủ là tiêu đó mà
Một “tức’ là một “hô” một “hấp” 5
Mạch bốn lần răm rắp chẳng sai “6”
Hoặc thêm năm “chí” một hơi
Cũng là bình mạch, trong người không sao “7”
Phù, Trung, Trầm, bộ nào cũng thế
Có vị khí là mạch có thần
Nếu mà Trì Sác bất quân “1”
Ấn tay không lực không thần là nguy
Mùa xuân thì mạch huyền là phải ‘2”
Mùa đông mạch thạch càng yên
Bốn mùa bình mạch, đều đều khoan khoan.



Phác đồ hợp tuyển (phần 4)



Bài ca mạch quyết (bảy mạch biểu và tám mạch lý) ‘1’
Mạch thất biểu lại bàn cho rạng
Phù như ba bộ như hình hạt châu
Thực trường đều khinh phù hữu lực
Huyền thẳng găng như sức giây cung
khẩn găng như thể rút thừng
Hồng thì chẳng đợi ấn bằng có dư
Bảy mạch ấy đều là mạch biểu
Tám lý này lại bảo cho tương
Trầm như ấn nặng tận xương
Vi thời như thể tơ vương khác gì
Hoãn tựa trì vãng lại thánh thót
Sác kết như dao gọt tinh tre
Trầm mà ba chí thì trì
Phục thời thiết cốt ‘1’ ti ti khó tìm
Như thời mềm chẳng ưa ấn nặng
Nhược thời xem lại vãng đường không
Thuộc âm bát lý đã xong
Lại xem cữu đạc đủ giòng mạch đoan
Chín mạch đạo
Trường nhược can ‘3’ lưu thông ba bộ
Đoản dưới tay thấy nó ngắn thôi
Mạch hư tuy có lớn dài
Phù trấm “1” vô lực cả hai mà gì
Sức mạnh thì ở luôn thốn khẩu
Sức không khoan “2” dễ đoán được ai
Kết thì chợt khứ chợt lại
Giống trì giêng tụ rồi lại tan
Động tựa trầm khi lại khi không
Dần dần lại ấn vào trong
Tiểu mà vô lực có, không bất thường
Động thời dường mơn mơn đá động
Không vãng lai chỉ đóng một nơi
Tế thời nho nhỏ chẳng sai
Mảnh manh vô lực kém loài mạch vi
Mạch trước kia ấy là cửu đạo
Ba mạch này lại bảo cho tường
Sác thời thuộc biểu thuận dương
Một tức, sáu chí rõ ràng chẳng sai
Cách mạch thời trọng khinh cùng thực
Nằng nặng dường tay giật giây cung
Đại kia cũng giống mạch hồng
Khinh thời chẳng đợi, trọng không tựa trầm
Phải dụng tâm cho tường mạch tính
Khi xem thời đính chính mới hay
Ấy là mọi mạch đã bày
Coi xem thuộc bệnh dưới này cho thông



Phác đồ hợp tuyển (phần 5)



Bảy mạch biểu thuộc bệnh thế nào?
Thốn mạch phù trúng phong đầu thượng “5”
Quan mạch phù phúc trướng vị không “1”
Xích phù thì phế thụ phong
Đại trường khó sắp khó thông phong tà
thốn khổng là hung trung tích huyết “2”
Quan thấy không trệ kết trường ung
Xích không tiện sáp huyết nung “3”
Thận kinh hư bại không thông tiểu trường
Thốn bộ hoạt là thường ẩu nghịch ‘4’
Quan hoạt là vị tích hư hàn
Uống ăn như thấy gian nan
Hoạt ở xiách bộ tề hàn như băng ‘5’
Dương hoả trưng ‘6’ thì âm thuỷ kiệt
Nước uống nhiều không tiết không thông
Thốn bộ thực hung trung phiền nhiệt.
Quan thực là đình tích trung tiêu
Xích thực nhiệt truyền lưu tiểu phúc
bụng dưới đan từng lúc lại đầy
Tiểu tiện phiền bí khó thay
Ấy là thực nhiệt tích đầy hạ tiêu
Huyền mạch chủ phong lao thống thiết ‘7’
Huyền ở can là nhiệt sinh phong
Thốn huyền cấp thống chủ hung ‘8’
Hữu quan nếu thấy, vị trung khách hàn ‘9’
Xích bộ huyền đan điền, đình thuỷ ‘10’
Bởi vị hư khó chế thận kinh
Thốn khẩu đầu thống cho minh
Quan khẩn thiết khống lưu đình hung trung ‘1’
Xích khẩn chủ nhiểu đông tề hạ ‘2’
Nhiệt kết hung thốn bộ thấy hồng
Quan hồng phiền vị ẩn không ‘3’
Xích hồng tiện kết ‘4’ cước đông vô thì
Tám mạch lý thuộc bệnh thế nào?
Thốn vị khí bốc lên thành bỉ ‘5’
Quan mạch vi uất khí kết lâm
Xich vi là chủ về âm
Thân hàn ‘6’ thuỷ tích ‘7’ thân ngâm bất thường ‘8’
Âm thịnh cường thì dương suy bại
Nam di tinh nữ đái băng trung ‘9’
Thốn trầm đờm kết ở hung
Quan trầm khí đoản ‘10’ tề đông ‘11’ hư hàn
Cước và yêu trọng trệ bất thư ‘14’
Thốn bộ mạch hoãn từ từ
Đầu, cân cường thống thận tà thượng xung ‘15’
Quán bộ hoãn kém về dương
Ban đêm thấy quỷ mơ màng đòi khi
Thốn bộ sác tâm suy thất thuyết
Sác ở can báo tuyệt can kinh
Con trai xích sác khó thành bào thai
hoặc có thai thời thai có bệnh
Hoặc quyết lãnh ‘1’ tê hạ lôi minh ‘2’
Thốn trì hàn trúng tâm kinh
Quan trì phúc thống, hàn đình trung tiêu
Xích mạch trì cước, yêu trầm trọng ‘4’
Thổ khắc thuỷ nhầm động tý hầu ‘5’
Thống phục khí…
Tả quan trường xích.. hôn mê ‘6’
Xích phục trúng hàn tiết tả
Ăn không tiêu toạ ngoạ bất minh ‘7’
Thốn như chân lạnh đã đành
Hai kinh tâm phế rành rành đều hư
Mạch nhu nếu ở như Quan tả
Tinh thần tán bại khí hư can
Xích nhu thì bệnh ở hàn ‘8’
Âm dương sắp thoát bảo toàn dễ chi
Thốn mạch nhược, dương suy âm kiệt
Quan nhược thì khí huyết đều suy
Xích nhược hình thể tán ly
Âm dương khí tuyệt phu bì loạn dông ‘9’
Phân biệt tả hữu mạch
TAY HỮU
TAY TẢ
Thốn
Quan
Xích
Xich
Quan
Thốn
Nhẹ: Đại trường
Trung: Vị - Khí
Nặng: phế kinh
Nhẹ: Vị phủ
Trung: Vị khí
Nặng: Tỳ kinh
Nhẹ: Tam tiêu
Trung: Vị khí
Nặng: mệnh môn
Nhẹ: Bàng quang
Trung: Vị khí
Nặng: Thận kinh
Nhẹ: Đởm khí
Trung: Vị khí
Nặng: Can trường
Nhẹ: Tiểu trường
Trung: Vị khí
Nặng: Tâm kinh
Trước tác: Mạch đi như chim mổ kiến, liền liền rồi dứt. Bộ can tuyệt
Ngư trường: vắng mất rồi vùng lên, như cá vùng nhãy. Bộ tâm huyệt
Óc lâu: như nước trên mái nhà dột rơi xuống. Bộ vị tuyệt
Giãi sách: Như dây kéo dằng ra rồi dùn lại. Bộ tỳ tuyệt
Hà du: Nhãy lên rồi dần dần chìm mất. Đại trường tuyệt
Phủ phất: Mạch đi như búa chặt. Bộ phế tuyệt
Đởm Thạch: mạch như ném cục đá xuống nước, nó lần lần chìm. bộ thận tuyệt.




Phác đồ hợp tuyển (phần 6)


Khái lược phương thức dưỡng sinh
Muốn có một tinh thần sáng suốt cần phải có một thân hình đầy đủ sức khoẻ, cũng như muốn có một thân thể tráng kiện cần phải có một tâm hồn vắng lặng, an vui. Đó là điều kiện tối yếu phương thức điều dưỡng cơ thể mà từ xưa đến nay, từ Tây chí Đông, các Triết nhân, bác sĩ, y khoa đều bảo thế.
Trái lại người đời ít quan tâm chú trọng thực hiện lời chỉ bảo quý giá ấy, cũng như người ta ham sống sợ chết ưa thích tâm thế khoẻ mạnh, chán ghét sự đau ốm bịnh tật, mà chẳng chịu buông bỏ dục vọng tư tâm đương khích động cả tôm thần làm cho cơ thể suy nhược, suy tư ưu ác vọng tưởng sầu náo chính là căn bệnh phát bên trong nội phủ. Sách “Dưỡng bổn tùng nguyên” có nói: con người bịnh sinh là do vọng tưởng. Vọng tưởng sinh phiền não, phiền não sinh thì bên trong tâm thận bị tổn thương, tâm thương thì không dưỡng được tỳ, thận tổn thì không nuôi được phế, tỳ hư, phế kém thì can khí phải suy, ngũ tạng phải kiệt, huyết khí hao mòn, con người ắt phải chết vậy. Lúc vọng tưởng mới phát động tức là bịnh hoạn bắt đầu nhiễm sinh trong các khiếu mạch trong các tế tạng, người thường chẳng biết, chờ đến lúc thân hình đau nhức, tê liệt mới hay có bịnh mà chẳng rõ nguyên nhân phát sinh ra đã chầy ngày chầy tháng rồi.
Trong sách y học nhập môn Đông phương có giải rằng: ngoài thân thể con người thì có luc dâm tập nhiễm là: phong, hàn, thử, thấp, táo, hoả, (gió, lạnh, nóng, ướt, ráo, lửa). Còn bên trong thì có thất tình uất kiết là: hỷ, nộ, ái, ố, lạc, ưu, hoạn (mừng, giận, buồn, ghét, vui, tự lự, lo sợ). bên trong do thất tình uất kiết. Đó là bịnh nội thương, cũng gọi là chứng bất túc nghĩa là khí huyết thiếu kém, ngũ tạng suy kiệt bên trong do lục dâm tập nhiễm là bịnh ngoại cảm cũng gọi là chứng hữu dư (vì ngoại tà nhiều hơn nội khí), vì bất túc mới có bịnh hữu dư. Nếu nguyên khí trong cơ thê đầy đủ thì tà khí ở ngoài không thể nhập vào mà sinh bịnh được. Nên trong sách Tố Vân vua Hoàng Đế có dạy rằng: Ẩm thực hữu tiết, khí cư hữu thường, bất vọng tác lao, tinh thần nội thủ bịnh an tùng lai?Cố năng tận kỳ thiên niên độ bách tuế nãi khứ (ăn uống có điều độ, đi đứng nghỉ ngủ có chừng mực, thân thể chẳng phải mệt nhọc, tinh thần thủ dưỡng, bịnh từ đâu đưa đến? Có thể sống hết tuổi trời của mình, qua trăm năm mới đi).
Trong pháp dưỡng sinh không những ăn uống làm nghỉ đi đứng điều độ mà thôi còn phải biết thủ dưỡng tinh thần. Tinh thần có thủ dưỡng, gìn giữ không cho vọng động, thì ý niệm thất tình mới khỏi tác loạn, tinh khí trong cơ thể mới kết tụ, tinh khí kết tụ lâu ngày sung mãn khắp cơ thể, từ nội cốt (trong ống xương) đến bì phu (ngoài da) đều đầy đặng thì khí huyết tươi nhuận, da thịt haồng hào sức lức cường tráng, có cần gì ăn cao lương, mỷ vị, sơn tràn, hải yến, hay cần gì uống linh dược, đại bổ như những vua chúa thời phong kiến ở Trung Hoa, Hy Lạp, rồi cũng phải co tay ruổi chân nhắm mắt xuôi theo bịnh thần ngự trị vì dục vọng quá mãnh liệt.,
Điều trọng yếu trong pháp dưỡng sinh của ngừơi xưa là biết nội thủ tinh thần, thủ giữ tinh thần ở bên trong sách nho gọi là “thối tàn ư mật” nghĩa là đem cái tâm trở về ngôi chính trung nguyên vị của nó.
Tinh thần tức là chân thể tinh anh sáng suốt của cái tâm con người “Esprit, spirituel”.
Tâm là chân thể bao gồm tất cả sắc thái tinh anh sáng suốt ấy, như cảm ứng ra ngoài với ngoại vật gọi là “tình” hồi về nguyên vị bên trong gọi lá “tính” xuôi theo lục căn gọi là “thức” ngược trở về nảo tuỷ gọi là “trí” vọng tưởng gọi là “ý” trì thủ thì gọi là “chí”
Đem cái tâm trở về nguyên vị tức là về bản tánh chân như
Phật gọi là phật tính, Khổng gọi là Thiên tính. Trở về bản tánh chân như gọi là Nội thủ nếu không nội thủ (đem về bên trong) để cho tâm chiều theo ý dục cần thức vọng tưởng ra ngoài ngoại cảnh thì lấy gìm mà điều dưỡng cơ thể, bằng các phương pháp giải thoát tâm hồn. Cởi bỏ tất cả dục vọng vây phủ bên mình, nào là danh vọng, khen chê, giàu sang, tiền của, vợ đẹp, con thơ, sắc dục, ái luyến. Tất cả những điều đó làm cho con người trở nên sầu đau, khổ não. Nhưng người đời còn mê vọng nên gọi là Hạnh phúc vui thú. Trong sách Phật có chép rằng: ngày xưa có bốn vị Tỳ Khưu ngồilại bàn với nhau những chuyện vui thú, hạnh phúc của thế gian.
Vị thứ 1 nói: không có gì vui thú bằng sự no say với chả phụng, nem công, rượu thịt hả hê, chén quá, chén lại, gia định quyến thuộc sum vầy trong những buổi tiệc linh đình.
Vị thứ 2 nói: Chi bằng cảnh giàu sang phú quí, quần lụa áo là, sớm hát chiều đàn, điệu lên, điệu xuống vui tai đẹp mắt đấy là vui thú nhất ở trần gian.
Vị thứ 3 nói: chỉ có quyền cao chức lớn, kẻ hầu, người hạ, lên xe xuống ngữa, mở miệng ra trăm ngàn tiếng dạ hoạ theo, liếc mắt muôn người van lạy, muốn gì được nấy thế là điều thích thú nhất ở trần gian.
Vị sau cũng nói: không gì bẵng những cuộc tình duyên tươi đẹp, môi son má phấn, mắt phụng màyngài, cười cười, nói nói lơi lả dưới trăng đó là vui thú của trần gian.















No comments:

Post a Comment