LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Thursday, May 24, 2018

Bấm huyệt trị một số bệnh thường gặp



1. BÁN THÂN BẤT TOẠI - (DI CHỨNG LIỆT NỬA NGƯỜI SAU TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO)
Bệnh nhân sau tai biến mạch máu não thường để lại những di chứng nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của cá nhân người bệnh và cả gia đình.

Những biểu hiện thường gặp ở bệnh nhân sau tai biến mạch máu não:

Liệt ½ mặt, miệng bị méo, mắt bị kéo xếch, nói ngọng hoặc không nói được. Yếu hoặc mất vận động ½ cơ thể. Nếu không được điều trị kịp thời, hoặc điều trị không triệt để, lâu dần sẽ dẫn đến teo cơ, cứng khớp; nặng thì người bệnh không thể hoạt động được, mọi sinh hoạt đều phải phụ thuộc vào người khác.

Phương pháp cứu: Cứu và day – bấm các huyệt phía bên bị liệt như trong hình vẽ.

Mỗi ngày cứu 1 - 3 lần, mỗi lần 60 – 120 phút, cứu cho đến khi khỏi. Sau đó nên duy trì thường xuyên, kết hợp cứu dưỡng sinh để nâng cao sức khỏe.

1. CỨU Ở VÙNG ĐẦU- MẶT
May-cuu-ngai-benh-ban-than-bat-toai
2.CỨU Ở TOÀN THÂN
May-cuu-ngai-benh-ban-than-bat-toai1

2. HƯ LAO (SUY NHƯỢC CƠ THỂ)
Hiện tượng suy nhược cơ thể thường gặp ở người già, người lao động quá sức, người lao động trí óc nhiều, người bẩm thụ yếu đuối… Thường có các biểu hiện như thở đoản hơi, cơ thể suy yếu, mệt mỏi, chóng mặt, ăn ngủ kém… Hư lao được chia theo các thể: Dương hư, Huyết hư, Khí hư…

1.DƯƠNG HƯ:


Triệu chứng: Bàn chân, bàn tay lạnh, hoặc toàn thân lạnh, ăn uống chậm tiêu.

Phương pháp cứu: Cứu đối xứng các huyệt như trong hình vẽ.

Mỗi ngày cứu 1 - 2 lần, mỗi lần 30 - 60 phút, mỗi đợt từ 10 đến 30 ngày. Kết hợp cứu dưỡng sinh để nâng cao sức khỏe.
May-cuu-ngai-benh-hu-lao
2. HUYẾT HƯ:

Triệu chứng:
Chóng mặt, da xanh, người mệt mỏi, thở đoản hơi, ở phụ nữ thì ít kinh mà nhạt…

Cứu đối xứng các huyệt như trong hình vẽ
May-cuu-ngai-benh-hu-lao2
2. KHÍ HƯ:

Triệu chứng:
Người mệt mỏi, nói ngắn hơi đứt quãng, thở hổn hển, vận động mệt mỏi, ăn no thì mệt …

Cứu đối xứng các huyệt như trong hình vẽ
Mỗi ngày cứu 1-2 lần, mỗi lần 30-60 phút, mỗi đợt cứu từ 10 – 30 ngày, sau đó duy trì cứu ngày 1 lần kết hợp cứu dưỡng sinh nâng cao sức khỏe.
May-cuu-ngai-benh-hu-lao3

3. ĐAU BỤNG KINH
Triệu chứng:

Phụ nữ khi đến chu kì kinh thường có hiện tượng bụng đau tức, chướng nhiều, đau lan đến tận phía sau lưng, mỏi mệt, đau đầu, chân tay lạnh (có trường hợp nặng đến mức nôn mửa).

Phương pháp cứu
: Cứu đối xứng các huyệt như hình vẽ.

Mỗi ngày cứu 1 - 2 lần, mỗi lần 30 - 60 phút, cứu cho đến khi khỏi đau. Kết hợp cứu dưỡng sinh để nâng cao sức khỏe.
May-cuu-ngai-dau-bung-kinh

4. ĐAU BỤNG, ĐẦY HƠI (DO NHIỄM LẠNH)
Triệu chứng:

Chướng bụng, đầy hơi, ăn uống khó tiêu, phân sống, nôn mửa, tiêu chảy, mức độ đau tăng khi ăn đồ lạnh, bệnh lâu ngày nếu không điều trị kịp thời dễ gây rối loạn tiêu hóa.

Phương pháp cứu: Cứu đối xứng các huyệt như hình vẽ.

Mỗi ngày cứu 1 – 3 lần, mỗi lần 30 - 60 phút, cứu cho đến khi khỏi. Sau đó nên duy trì thường xuyên, kết hợp cứu dưỡng sinh để nâng cao sức khỏe.
May-cuu-ngai-benh-dau-bung-day-hoi

5. KHẨU NHÃN OA TÀ (Liệt mặt méo mồm) (Liệt dây thần kinh số V)
Triệu chứng:

Đau vùng mặt, tập trung nhiều quanh khu vực hàm răng và lợi, tai ù, tê bì vùng xung quanh tai, mắt, hàm… Khi cắn, nhai càng đau dữ dội hơn.

Phương pháp cứu:
Cứu – day các huyệt phía bên bị bệnh như hình vẽ. (Hợp cốc cứu đối diện với bên bị bệnh)

- Trong chứng bệnh này thì bệnh nhân nên đến các phòng khám Đông y mỗi ngày 1 lần để được châm kết hợp với cứu thì sẽ hiệu quả hơn. Sau khi châm về nhà vẫn cứu 1 -2 lần/ngày, mỗi lần 30 - 60 phút, cứu cho đến khi khỏi. Sau đó nên duy trì thường xuyên, kết hợp cứu dưỡng sinh để nâng cao sức khỏe.
May-cuu-ngai-benh-khau-nhan-oa-ta

6. KHẨU NHÃN OA TÀ ((Liệt mặt méo miệng) (Liệt dây thần kinh số VII)
Triệu chứng:

Mắt nhắm không kín, miệng méo lệch về một bên, ăn uống rơi vãi ra ngoài, toàn thân lạnh, sợ lạnh và sợ gió…

Phương pháp cứu: Cứu kết hợp day nhẹ các huyệt bên bị bệnh ( áp dụng cho bên mặt tê bì không bị méo, vì bên không bị méo mới là bên mắc bệnh)

Chú ý: Riêng huyệt Hợp Cốc (ở tay) miệng méo về bên nào thì cứu ở bên đó.

Mỗi ngày cứu 1-2 lần, mỗi lần từ 30-60 phút, cứu đến khi khỏi. Kết hợp cứu dưỡng sinh nâng cao sức khỏe
May-cuu-ngai-benh-khau-nhan-oa-ta2


7. Yêu thống (Đau thắt lưng do gai đôi, vôi hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm…):
Người bệnh khi bị mắc các chứng bệnh trên, cộng với nhiễm thêm phải khí trời thất thường như: Phong – Hàn – Thấp… xâm nhập vào kinh lạc, chèn ép làm tắc trở, gây co cứng cân cơ hai bên cột sống và dây thần kinh, khiến người bệnh có hiện tượng: Đau vùng thắt lưng, đau triền miên, đau nhiều hơn mỗi khi đứng lên ngồi xuống, vận động khó khăn, đau tăng khi gặp lạnh, nhất là nửa đêm về sáng.

Phương pháp cứu:


Cứu và day – ấn đối xứng các huyệt như trong hình vẽ.

Mỗi ngày cứu 1 - 2 lần, mỗi lần 30 - 60 phút, mỗi đợt 10 – 15 ngày. Sau đó duy trì mỗi ngày 1 lần, kết hợp cứu dưỡng sinh để nâng cao sức khỏe.
may-cuu-ngai-dau-day-than-kinh-toa

8. TÊ BÀN CHÂN VÀ TEO CẲNG CHÂN

Bệnh đã lâu ngày dẫn đến tê hai bàn chân, nặng thì teo dần toàn bộ cẳng chân

- Nếu tê bàn chân thì cứu : Bát phong, Giải Khê

- Nếu đã teo cơ thì cứu thêm Âm lăng tuyền trước sau đó cứu Dương lăng tuyền.

Bệnh này phải cứu lâu ngày kết hợp với xoa bóp thường xuyên.
may-cuu-ngai-te-chan

9.Đau dây thần kinh tọa (Do Phong - Hàn - Thấp)
Triệu chứng:

Đau vùng thắt lưng, đau lan xuống mông, xuống dọc mặt sau đùi, xuống cẳng chân, đau nhức mỏi nặng nề âm ỉ, đi lại khó khăn. Đau tăng khi gặp thời tiết lạnh hoặc lúc nửa đêm về sáng, đặc biệt đau dữ dội khi bị dính nước mưa.

Phương pháp cứu:

Cứu và day – ấn các huyệt bên đau như hình vẽ:

Mỗi ngày cứu từ 1 – 2 lần, mỗi lần 30 – 60 phút, mỗi đợt từ 7 – 15 ngày. Sau đó duy trì thường xuyên mỗi ngày 1 lần, kết hợp cứu dưỡng sinh để nâng cao sức khỏe.
may-cuu-ngai-dau-day-than-kinh-toa-2


10. Thấp khớp
Do Phong – Hàn – Thấp xâm nhập vào kinh lạc gây tắc trở khiến cho khí huyết không lưu thông, dẫn đến các vùng bị nhiễm phải Phong – Hàn – Thấp trên cơ thể không được nuôi dưỡng, làm nghẽn tắc kinh, lạc, cơ, nhục… gây đau (chứng Tý). Lâu ngày không được chữa trị thì vùng bị “Phong tụ” đó co cứng lại và sưng đau dữ dội. Thấp đi vào khớp thì gây thấp khớp, thấp vào kinh lạc thì gây tắc trở kinh lạc, vào tim thì gây thấp tim làm tức ngực, khó thở, đau nhói vùng tim. Nặng thì có thể dẫn đến tử vong.

Triệu chứng: Đau sưng các khớp, đặc biệt là vùng khớp gối, sợ gió, sợ lạnh, chân tay lạnh; cơ thể mệt mỏi, cảm thấy nê trệ, mọi chuyển động như đứng lên ngồi xuống, đi lại đều khó khăn. Gặp khi thời tiết lạnh và ẩm càng đau, đau tăng về đêm.

Phương pháp cứu:
Cứu đối xứng các huyệt như hình vẽ và A thị huyệt (là vùng bị đau và sưng). Mỗi ngày cứu từ 1 – 2 lần, mỗi lần 30 – 60 phút. Thực hiện đều đặn cho đến khi khỏi. Kết hợp cứu dưỡng sinh thường xuyên để nâng cao sức khỏe, phòng ngừa tái phát.
may-cuu-ngai-thap-khop


11. Đau vai gáy (Do bị nhiễm phong - Hàn - Thấp)
(Do vôi hóa – thoái hóa – gai đôi cột sống – cộng thêm nhiễm Phong – Hàn - Thấp …)

Triệu chứng: Đau cứng vùng cổ và gáy, rất khó quay hoặc không quay đầu được, ấn vào vùng vai gáy thấy đau, đau lan xuống bả vai và cánh tay, mức độ đau tăng khi trời lạnh, ẩm thấp và gặp mưa.

Phương pháp cứu: Thực hiện phương pháp cứu, kết hợp day các huyệt phía bên đau (bên bị bệnh) như hình vẽ.

Mỗi ngày cứu từ 1 – 2 lần, mỗi lần 30 – 60 phút, mỗi đợt từ 7 – 15 ngày. Sau đó duy trì thực hiện mỗi ngày cứu 1 lần, kết hợp cứu dưỡng sinh để nâng cao sức khỏe.
May-cuu-ngai-benh-dau-vai-gay
may-cuu-ngai-dau-vai-gay

12. TÊ HAI BÀN TAY VÀ TEO CÁNH TAY

Nếu bệnh đã lâu ngày dần dẫn đến tê dại bàn tay, nặng thì cầm – nắm khó khăn và dần dần sẽ dẫn đến teo cơ cánh tay thì cứu thêm các đối xứng 2 bên : Bát tà, Dương trì, Đại lãng, Ngung tiền.

Mỗi lần cứu từ 60′ trở lên (Bệnh này phải cứu lâu ngày kết hợp với việc xoa bóp thường xuyên)
Đầu thống (đau đầu)
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau đầu. Ở đây giới thiệu tình trạng đau đầu do người bệnh nhiễm phải Ngoại cảm Phong, Hàn, Thấp… gây nên.

Triệu chứng: Đau các vùng trên đầu, đau nhíu cả lông mày, đau như bó đầu lại, như có người ấn đầu xuống, hoặc nặng hơn là vuốt tay lên tóc cũng thấy đau giật lên…

Phương pháp cứu: Cứu và day các huyệt đối xứng như trong hình vẽ.

Mỗi ngày cứu từ 1 đến 2 lần, mỗi lần 30 đến 60 phút, cứu cho đến khi nào khỏi đau. Khi hết cơn đau, vẫn nên duy trì thường xuyên việc cứu dưỡng sinh để nâng cao sức khỏe.

Phác đồ này là cứu chung cho bệnh đau đầu, nếu như bệnh nhân thấy đau nặng ở vùng nào trên đầu thì phải cứu thêm các huyệt ở phần bệnh đau đầu riêng
may-cuu-ngai-dau-thong

12. ĐAU ĐẦU
may-cuu-ngai-dau-thong2

13. BỆNH Ù TAI:
Triệu chứng: Hai tai ù không nghe được rõ, hoặc ù như có ve sầu kêu ở trong tai…

Phương pháp cứu: (Cứu đối xứng các huyệt như trong hình vẽ).

Mỗi ngày cứu 1 đến 2 lần, mỗi lần 30 phút. Cứu liên tục cho đến khi khỏi. Kết hợp cứu dưỡng sinh để nâng cao sức khỏe.
may-cuu-ngai-Dieu-tri-benh-u-tai

14. BỆNH HIẾP THỐNG (đau dây thần kinh liên sườn)
Triệu chứng: Đau dữ dội vùng mạng sườn và ngực, đau lan từ phía sau lưng vòng về phía trước. Mức độ đau tăng khi thở mạnh, khi ho, hoặc khi gặp trời lạnh, thời tiết thay đổi đau tăng.

Phương pháp cứu:

Cứu – day đối xứng các huyệt như hình vẽ và cứu chính ở các điểm đau. Cứu thêm Giáp tích vùng sườn bị đau (các điểm giáp cột sống).

Mỗi ngày cứu từ 1 đến 2 lần, mỗi lần 30 đến 60 phút, mỗi đợt từ 5 đến 10 ngày. Sau đó nên duy trì thường xuyên, kết hợp cứu dưỡng sinh để nâng cao sức khỏe.
may-cuu-ngai-Dieu-tri-benh-hiep-thong

15. BỆNH CẢM MẠO - PHONG HÀN

Triệu chứng: Đau đầu, đau họng, ngạt mũi, chảy nước mũi, đau khắp mình mẩy, cổ gáy đau cứng, giọng nói bí ngạt khó chịu, toàn thân lạnh, sợ gió…

Phương pháp cứu: Cứu các huyệt đối xứng như (Hình 1)
Mỗi ngày cứu từ 1 đến 2 lần, mỗi lần 30 đến 60 phút, mỗi đợt từ 2 đến 5 ngày. Kết hợp cứu dưỡng sinh để nâng cao sức khỏe.

- Trong trường hợp: Bệnh nhân kèm hiện tượng đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy (miệng nôn trôn tháo), chân tay giá lạnh… thì: Cứu thêm các huyệt: Khí hải – Quan nguyên – Thiên khu – Túc tam lý. Đặc biệt tập trung vào huyệt Thần khuyết (Rốn). Thao tác như hướng dẫn ở (Hình 2): Bỏ đầy muối vào rốn, san cho bằng với mặt da, rồi tia Máy cứu ngải vào vị trí này cho đến khi nào tay chân ấm lại mới thôi. Phương pháp cứu qua muối vào rốn như trên còn được áp dụng để cấp cứu trong trường hợp bênh nhân bị hôn mê.

- Để loại trừ cảm mạo nhanh hơn ta nên kết hợp: Uống thêm gói bột thuốc ngải của phòng khám Hải Phòng (1 gói đun với 100ml nước sôi, để lắng xuống khi còn nóng ấm thì uống phần nước trong).
may-cuu-ngai-Dieu-tri-benh-cam-mao-phong-han

16. BỆNH HEN SUYỄN

Triệu chứng: Khó thở, cảm giác bị chẹn đầy lồng ngực, nhiều đờm, thở rít, khò khè… Bệnh tăng khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là khi gặp lạnh.
Phương pháp cứu: Cứu đối xứng 2 bên theo hình vẽ

Mỗi ngày cứu từ 1 đến 3 lần, mỗi lần 30 đến 60 phút. Thực hiện đều đặn, thường xuyên cho đến khi khỏi. Kết hợp cứu dưỡng sinh mỗi ngày một lần để nâng cao sức khỏe, phòng ngừa tái phát.
may-cuu-ngai-Dieu-tri-benh-HEN-SUYEN

17. BỆNH TỴ UYÊN (VIÊM MŨI DỊ ỨNG)

Triệu chứng: Hắt hơi nhiều và liên tục (nhiều nhất vào các buổi sáng mỗi khi ngủ dậy), chảy nước mũi trong và loãng. Bệnh tăng khi gặp thời tiết lạnh và ẩm.

Phương pháp cứu:
Cứu các huyệt đối xứng như trong hình vẽ. - Nếu kèm hiện tượng đau đầu, cần cứu thêm các huyệt: Thái dương, Đầu duy, Toản trúc.

Mỗi ngày cứu 2 – 3 lần, mỗi lần 30 - 60 phút, mỗi đợt từ 3 đến 5 ngày. Sau đó duy trì thường xuyên mỗi ngày một lần, kết hợp cứu dưỡng sinh để nâng cao sức khỏe.
May-cuu-ngai-chua-benh-ty-uyen

18. DỊ ỨNG - NỔI MỀ ĐAY (DO BỊ LẠNH)

Triệu chứng: Từng vùng hoặc khắp cả cơ thể nổi tịt, mẩn ngứa, càng gãi càng ngứa loang.

Phương pháp cứu: Cứu sâu ở các huyệt như hình vẽ.

Cứu liên tục nhiều lần trong ngày cho đến khi hết ngứa. Kết hợp cứu dưỡng sinh để nâng cao sức khỏe, phòng ngừa tái phát.
May-cuu-ngai-chua-benh-di-ung-noi-me-day

19. DI TINH - LIỆT DƯƠNG

Triệu chứng: Có những biểu hiện rối loạn về chức năng sinh dục nam:

- Không quan hệ tình dục mà tinh tự ra thì gọi là: Di tinh

- Xuất tinh sớm gọi là: Tảo tiết tinh

- Ngủ mơ cũng xuất tinh gọi là: Mộng tinh

Phương pháp cứu: Cứu và day nhẹ các huyệt đối xứng như hình vẽ.

Mỗi ngày cứu từ 1 – 2 lần, mỗi lần 30 – 60 phút. Cứu hết một đợt cấp thì tiếp tục duy trì mỗi ngày 1 lần, kết hợp cứu dưỡng sinh thường xuyên để nâng cao sức khỏe, phòng ngừa tái phát.
May-cuu-ngai-chua-benh-di-tinh-liet-duong

20. ĐÁI DẦM
Triệu chứng:

Đái dầm được định nghĩa cho người lớn hoặc trẻ em đã trên 3 tuổi, với các biểu hiện: Đái một cách vô thức, không thể kiểm soát trong khi đang ngủ, đái vãi, đái không cầm được, bàn chân bàn tay lạnh, đái đêm nhiều lần, nước đái nhiều và trong…

Phương pháp cứu: Cứu đối xứng các huyệt như hình vẽ.

Nếu kèm hiện tượng đái dầm trong lúc ngủ mê thì cứu thêm các huyệt: Thần môn, Bách hội.

Mỗi ngày cứu từ 1 – 2 lần, mỗi lần 30 phút, mỗi đợt từ 10 – 15 ngày. Nếu bị bệnh đã lâu, trở thành mạn tính, thì thời gian điều trị cần thực hiện dài ngày, cho đến khi khỏi hẳn. Kết hợp cứu dưỡng sinh để nâng cao sức khỏe.
May-cuu-ngai-chua-benh-dai-dam
May-cuu-ngai-chua-benh-dai-dam2

 21. Cứu dự phòng trúng phong

Những người bẩm thụ yếu đuối hoặc làm việc nhiều khiến cơ thể suy nhược, phong tà thừa cơ xâm nhập nên dễ bị mắc phải trúng phong (Cảm mạo) thì thường xuyên cứu ở các huyệt như trong hình vẽ.

Phương pháp cứu: Mỗi ngày cứu 1 lần, mỗi lần cứu từ 30-60 phút. Kết hợp cứu theo phác đồ: “Cứu dưỡng sinh nâng cao sức khỏe”

- Ở phụ nữ nếu chân tay lạnh thì cứu thêm: Tam âm giao, Dũng tuyền.
May-cuu-ngai-chua-du-phong-trung-phong

22. Cứu dưỡng sinh nâng cao sức khỏe


Đối với người khỏe mạnh, người cao tuổi, hoặc người bẩm thụ yếu đuối (Tiên thiên bất túc) hay người mới ốm khỏi, dùng Máy cứu ngải và Viên thuốc ngải để nâng cao sức khỏe, đề phòng bệnh tật, hoặc chống bệnh tái phát

Trong sách “Biển thước tâm thư” có nói: “Người ta lúc không bệnh tật, thường xuyên cứu ở các huyệt Quan nguyên, Khí hải, Mệnh môn, Trung quản, Túc tam lý, Thận du tuy không trường sinh, cũng có thể sống được trăm năm”

Phương pháp cứu: Thường xuyên cứu các huyệt đối xứng như trong hình vẽ. Mỗi ngày cứu 1 lần, mỗi lần cứu từ 30 – 60 phút.
May-cuu-ngai-duong-sinh-nang-cao-suc-khoe

23. Huyết vựng (rối loạn tiền đình)


Triệu chứng: Có cảm giác tròng trành, bước đi không vững, buồn nôn; nặng thì thấy như nhà cửa quay cuồng đảo lộn, kèm nôn mửa.

Phương pháp điều trị:


Nếu bệnh cấp, bệnh nhân nên đến bệnh viện điều trị, sau đó về nhà thường xuyên thực hiện cứu ngải vào loa tai (nam thì cứu bên tai trái, nữ thì cứu bên tai phải). Mỗi ngày cứu 1- 2 lần, mỗi lần cứu từ 30-60 phút, cứu đến khi khỏi. Kết hợp cứu dưỡng sinh để nâng cao sức khỏe.

24. Bệnh hen suyễn

Bấm đối xứng 2 bên theo hình vẽ. Mỗi ngày cứu từ 1 đến 3 lần, mỗi lần 30 đến 60 phút. Thực hiện đều đặn, thường xuyên cho đến khi khỏi. Kết hợp bấm dưỡng sinh mỗi ngày một lần để nâng cao sức khỏe, phòng ngừa tái phát.


may-cuu-ngai-Dieu-tri-benh-HEN-SUYEN























Tuesday, May 15, 2018

BỚT, TÀN NHANG


Da xỉn màu, sạm nám, thâm nhăn
Khi cơ thể có bệnh hoặc tuổi tác tăng lên, làn da của bạn sẽ có các dấu hiệu xuống cấp rõ rệt. Xỉn màu, sạm nám, thâm nhăn.
Có một cách đơn giản được Đông y đánh giá cao bởi tác dụng lâu dài và triệt để từ gốc rễ, đó chính là bấm huyệt. Sau đây là 5 huyệt vị quan trọng nhất tác động đến nội tiết, làm thay đổi làn da của bạn theo hướng tích cực, hãy thử áp dụng càng sớm càng tốt.
1. Huyệt huyết hải
Huyệt này liên kết với lá lách, khi bạn bấm vào đây có cảm giác hơi đau nhẹ.
Bấm huyệt này có tác dụng bổ huyết dưỡng gan, nuôi dưỡng và giữ ẩm làn da, thon gọn bắp chân, làm giảm tàn nhang, điều hòa kinh nguyệt.
Cách tốt nhất bạn nên bấm huyệt vào lúc 9-11h sáng, thời điểm lá lách hoạt động mạnh nhất. Bấm khoảng 3 phút ở cả hai chân.
Khi da bạn xỉn màu, nám và xấu đi: Hãy nhớ bấm 5 huyệt này để lấy lại vẻ trắng hồng - Ảnh 2.
2. Huyệt khí hải
Huyệt khí hải kết nối với các mạch trong cơ thể. Cách mát xa đơn giản là dùng bàn tay xoa đều theo hình vòng tròn từ nhỏ đến lớn khoảng 50-100 lần. Sau đó đổi xoa ngược chiều kim đồng hồ.
Huyệt này có tác dụng tốt trong việc bổ khí ích thận, tăng cường sinh lực, củng cố thể chất, cải thiện bài tiết, se khít lỗ chân lông.
Khi da bạn xỉn màu, nám và xấu đi: Hãy nhớ bấm 5 huyệt này để lấy lại vẻ trắng hồng - Ảnh 3.
3. Huyệt tam âm giao
Huyệt tam âm giao nằm trên đường kinh mạch túc thái âm, có quan hệ mật thiết với lá lách, giúp chức năng tạo máu trong cơ thể hoạt động hiệu quả, từ đó cung cấp đủ lượng máu lên da làm cho da hồng hào.
Khi bấm vào huyệt này có sự tác động vào kinh thiếu âm thận, có tác dụng khỏe lá lách, ích huyết, điều hòa gan, bổ thận.
Khi da bạn xỉn màu, nám và xấu đi: Hãy nhớ bấm 5 huyệt này để lấy lại vẻ trắng hồng - Ảnh 4.
4. Huyệt hành gian
Huyệt hành gian kết nối với kinh mạch của gan. Khi bấm huyệt này có tác dụng điều hòa khí huyết, ổn định kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh và các bệnh liên quan đến phụ khoa, cải thiện làn da khỏi những rắc rối do bệnh lý và tuổi tác.
Mỗi lần nên bấm khoảng 20 cái, giữ yên 5 giây khi bấm, thả lỏng một chút rồi bấm tiếp cho đến khi cảm thấy hơi đau thì dừng lại.
Khi da bạn xỉn màu, nám và xấu đi: Hãy nhớ bấm 5 huyệt này để lấy lại vẻ trắng hồng - Ảnh 5.
5. Huyệt thái xung
Huyệt thái xung cũng kết nối với kinh mạch của gan. Cùng với huyệt túc tam lý và dũng tuyền tạo thành 3 huyệt dưỡng sinh quan trọng trên cơ thể.
Huyệt thái xung được xem là huyệt gốc của gan, giúp gan hoạt động thông suốt, hiệu quả, giúp khí huyết trong cơ thể lưu thông, cải thiện sắc mặt và loại bỏ bớt tình trạng da xỉn màu theo thời gian.
Dùng ngón tay cái bấm huyệt này trong lúc rảnh rỗi có thể mang lại rất nhiều hiệu quả, chỉ cần bấm 5 giây, thấy tê tê thì thả lỏng ra nghỉ 5 giây, rồi tiếp tục như vậy khoảng 1 phút là được.


Bớt, tàn nhang

I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN
Bớt, tàn nhang là một dạng trầm lắng của sắc tố da, thường xuất hiện phía trên lông mày, gò má, mũi, môi... tức là những nơi mà ánh sáng mặt trời dễ chiếu tới. Bớt, tàn nhang có thể là do một lọai bệnh nào đó gây nên, cũng có thể do dùng hóa chất, dược phẩm không phù hợp với thành phần cấu tạo của da, nó cũng liên quan liên quan đến thể chất của mỗi người. Các bớt nâu cũng có thể sinhh ra là do tính di truyền của những cơ thể quá mẫn cảm trước ánh nắng.

II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU
Phương pháp huyệt đạo không thể loại trừ những vết bớt hoặc tàn nhang trong một thời gian ngắn, đặc trưng có thể điều chỉnh được tình trạng sức khỏe cơ thể, giúp đẩy nhanh quá trình chữa trị tự nhiên của da. Trước hết ấn lên huyệt Thận du ở eo lưng kết hợp ấn huyệt và massage lên các huyệt khác ở eo và lưng sẽ có hiệu quả. Tiếp đó áp dụng các biện pháp ấy với huyệt Đản trung ở ngực và các huyệt đạo khác ở bụng. Dùng phương pháp châm cứu với các huyệt đạo ấy cũng rất hiệu quả. Huyệt Thái khê ở chân và các huyệt ở tay cũng có tác dụng điều chỉnh tình trạng cơ thể.

III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU

▼ HUYỆT THẬN DU
- Tác dụng: Làm thư giãn sự căng thẳng của cơ thể, điều chỉnh tình trạng cơ thể để nâng cao hiệu lực tự chữa trị của da.
- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua và cách Đốc mạch chừng 2 đốt ngón tay, ngang với đầu mút xương sườn dưới cùng.
- Phương pháp trị liệu: Đề người bệnh nằm sấp, người trị liệu quỳ bên cạnh, chồm về phía trước, hai bàn tay ôm hai bên hông, đầu hai ngón cái từ từ ấn lên hai huyệt Thận du của người bệnh, có hiệu quả trong việc làm thư giãn sự căng thẳng của cơ thể, giúp nâng cao hiệu lực tự chữa trị của da.

▼ HUYỆT ĐẢN TRUNG (CÒN GỌI LÀ CHIÊN TRUNG, THIỆN TRUNG)
- Tác dụng: Tăng cường sức khỏe cho cơ thể, giúp khắc phục dễ dàng các bệnh ngoài da.
- Vị trí: Nằm trên xương ức, chính giữa đường thẳng nối liền hai núm vú (nam), ngang xương sườn số 4 (nữ).
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ bên đùi, chồm về phía trước, hai bàn tay chống lên nhau, mũi tay hướng về yết hầu, nhè nhẹ ấn lên huyệt Đản trung của người bệnh, giúp điểu chỉnh cơ năng hệ hô hấp và hệ tuần hoàn, tăng cường sức khỏe cơ thể, giúp việc chữa trị các bệnh ngoài da thêm hiệu quả.

▼ HUYỆT THÁI KHÊ
- Tác dụng: Là huyệt đạo quan trọng giúp khắc phục nhanh các hiện tượng dị thường của da.
- Vị trí: Nằm ngay phía sau mắt cá chân trong.
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa hoặc ngồi trên ghế cao, thả lỏng hai chân; hai bàn tay người trị liệu nắm cổ chân trước của người bệnh, đầu hai ngón tay cái ấn mạnh lên hai huyệt Thái khê, để điều chỉnh trạng thái cơ thể, giúp cho da tự khắc phục nhanh những triệu chứng bất thường. Thường ngày kiên trì kích thích lên huyệt đạo này là một yếu quyết để tự chữa trị. 




MẪN NGỨA VÀ MỀ ĐAY


I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN
Bị ngứa, da bị đỏ hoặc là nồi những nốt mẩn ngứa; khi bị mẩn ngứa nặng thì da sẽ bị sưng đỏ, lở loét, phát sốt. Nếu không chịu đựng nổi sự ngứa mà cào, gãi mạnh thì sẽ làm cho da bị tổn thương, chảy máu, mưng mủ, trở nên ác tính. Nguyên nhân của bệnh mẩn ngứa và mề đay thì có rất nhiều, không chỉ vì da bị kích thích trực tiếp gây nên mà có khi còn do thức ăn, thuốc uống, cơ thể quá mỏi mệt, sự thay đổi khác thường của ánh nắng, nhiệt độ... liên quan tới; những người cơ thể quá mẫn cảm, dễ bị dị ứng thường hay bị mắc các chứng bệnh này.

II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU
Bất kể chỗ nào trên thân thể mà bị mẩn ngứa thì cũng đều phải kích thích lên các huyệt đạo ở vùng lưng và bụng để chữa trị. Nếu sử dụng liệu pháp đốt cứu thì hiệu quả còn cao hơn. Nếu bị mẩn ngứa hoặc nổi mề đay trên mặt thì ấn lên các huyệt Bách hội, Thiên trụ, Kiên ngung; nếu ngứa ở vùng tay thì ấn lên các huyệt Khúc trì, Dương trì, Thủ tam lý. Nếu ngứa ở vùng vai hoặc ngực thì ấn lên các huyệt Trung quản, Kiên tĩnh; nếu ngứa ở chân thì ấn thêm lên các huyệt đạo ở chân như huyệt Thái khê...; huyệt Hợp cốc trên tay có hiệu quả đối với mọi trường hợp. Trị liệu chứng nối mề đay do dị ứng, tác động lẽn huyệt Đại chùy ở cổ rất hiệu quả.

III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU

▼HUYỆT BÁCH HỘI TẠ
- Tác dụng: Là huyệt đạo đầu tiên được kích thích để trị bệnh mẩn ngứa và mề đay trên một.
- Vị trí: Nằm giữa đỉnh đầu, ngay tại giao điểm của đường thẳng nối hai tai và đường thẳng giữa hai lông mày ra sau gáy.
- Phương pháp trị liệu: Người bệnh ngồi thẳng trên ghế, người trị liệu đứng phía sau, hai bàn tay ôm hai bên đâu, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn lên huyệt Bách hội của người bệnh cùng với các huyệt Thiên trụ, Kiên ngung hoặc châm cứu lên huyệt Bách hội, để trị các chứng nổi mẩn ngứa, mề đay trên một rất hiệu quả.

▼ HUYỆT ĐẠI CHÙY
- Tác dụng: Khắc phục các triệu chứng bệnh ngoài với người có thể chất dễ bị dị ứng.
- Vị trí: Nằm giữa đốt sống cổ thấp nhất.
- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu ở phía sau, một tay giữ lưng người bệnh, đầu ngón cái tay kia day ấn lên huyệt Đại chùy của người bệnh đang bị chai cứng, làm cho nó mềm mại, để khắc phục triệu chứng bệnh ngoài da của người dễ bị dị ứng. Châm cứu cũng rất có hiêu quả. 

▼ HUYỆT KIÊN TĨNH
- Tác dụng: Rất có hiệu quả trong việc chữa trị bệnh nổi mẩn ngứa nặng và nổi mề đay.
- Vị trí: Hai huyệt đối xứng nhau qua Đốc mạch, nằm giữa hai bả vai phía sau cổ.
- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu ở phía sau, hai bàn tay nắm hai vai, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn mạnh lên hai huyệt Kiên tĩnh của người bệnh. Sử dụng liệu pháp châm cứu hiệu quả càng cao. Nếu như tại huyệt đạo này cũng bị mẩn ngứa hoặc nổi mề đay, vì nhiệt cứu mà mưng mủ hoặc lở loét thì phải dán cao mềm, đợi cho lở loét khói hẳn mới được thực hiện tiếp. 

▼ HUYỆT DƯƠNG TRÌ
- Tác dụng: Có hiệu quả trong việc trị liệu chứng mẩn ngứa, nổi mề đay ở tay.
- Vị trí: Nằm gần chính giữa khớp cổ tay trên mu bàn tay hơi lệch về phía ngón cái.
- Phương pháp trị liệu: Bàn tay người trị liệu nắm phía dưới cổ tay, đầu ngón tay cái gộp lại, ấn mạnh lên huyệt Dưong trì của người bệnh hoặc đốt cứu lên huyệt đạo này rất có hiệu quả trong việc trị liệu bệnh mẩn ngứa, mề đay ở tay. Nếu đốt cứu mà làm cho da bị mưng mủ, lở loét thì nhất thiết phải chờ cho vết thương lành hẳn mới được thực hiện tiếp.

▼ HUYỆT THÁI KHÊ
- Tác dụng: Khắc phục chứng nổi mề đay.
- Vị trí: Nằm ngay phía sau mặt cơ chân trong.
- Phương pháp trị liệu: Người bệnh nằm ngửa hoặc ngồi trên ghế, thà lỏng hai chân; hai tay người trị liệu nắm cổ chân trước, đầu ngón tay cái gập lại, ấn mạnh lên huyệt Thái khê của người bệnh. Đối với người dễ bị nổi mề đay thì hàng ngày xoa bóp, day ấn lên huyệt Thái khê và các huyệt Dương trì ở tay, Tam âm giao ở chân, rất có hiệu quả trong việc phòng ngừa và chữa trị.

▼ HUYỆT HỢP CỐC
- Tác dụng: Là huyệt đạo đặc biệt có hiệu quả trị liệu bệnh mẩn ngứa, nổi mề đay khắp mọi nơi trên cơ thể.
- Vị trí: Nằm trên mu bàn tay, ngay giữa ngón cái và gốc ngón tay trỏ.
- Phương pháp trị liệu: Một tay người trị liệu đỡ khuỷu tay người bệnh, tay kia nắm bàn tay theo tư thế bắt tay, đầu ngón tay cái ấn mạnh lên huyệt Hợp cốc, hoặc châm cứu có hiệu quả chữa trị đặc biệt đối với mọi vùng cơ thể bị mẩn ngứa hoặc mề đay.



MỤN, MỤN BỌC TUỔI DẬY THÌ



I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN
Tại lỗ chân lông sinh ra những hạt nhỏ, sau khi có mủ bám xung quanh thì sẽ sưng đỏ. Khi bị viêm nặng sẽ có cảm giác đau đớn, có trường hợp sau khi lành thì để lại vết sẹo lõm. Nguyên nhân sinh ra mụn, mụn bọc tuổi dậy thì nhiều vô kể nhưng chủ yếu là do sự gia tăng của các thành phần hoóc- môn, hoặc sự thay đổi đột ngột, bất thường của lớp mỡ hay chất sừng tích tụ ở lỗ chân lông, làm cho vi khuẩn xâm nhập vào, gây viêm nhiễm.

II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU
Liệu pháp huyệt đạo chủ yếu dùng để điều chỉnh tình trạng sức khỏe, nâng cao năng lực chữa trị tự nhiên của da, do đó việc ấn lên các huyệt đạo ở lưng, bụng để tăng cường thể lực và thúc đẩy sự hoạt động của các cơ quan chức năng nội tạng là trọng yếu. Trị liệu các bệnh ngoài da chủ yếu là các huyệt Đại chùy, nhưng nếu những mụn bọc có mủ xuất hiện trên mặt thì tiến hành châm cứu lên huyệt Dưỡng lão ở tay hiệu quả hơn; huyệt Hợp cốc ở tay cũng rất hiệu quả để chữa trị các vết thương trên đầu và mặt.

III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU

▼ HUYỆT ĐẠI CHÙY
- Tác dụng: Là huyệt đạo quan trong khắc phục triệu chứng dễ sinh mụn nhọt.
- Vị trí: Nằm giữa đốt sống cổ thấp nhất.
- Phương pháp trị liệu: Một tay người trị liệu giữ lưng người bệnh, đầu ngón tay kia ấn mạnh lên huyệt Đại chùy, đối với những người dễ sinh mụn nhọt, hàng ngày day ấn hoặc gõ nhẹ lên huyệt đạo này mà cảm thấy đau thì là hiện tượng không bình thường, cần phải thận trọng khi chữa trị. Châm cứu lên huyệt đạo này cũng rất hiệu quả.

▼ HUYỆT PHẾ DU
- Tác dụng: Điều chỉnh tình trạng sức khỏe, nâng cao khả năng tự chữa trị của da.
- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua và cách đốt sống ngực thứ 3 chừng 1,5 đốt ngón tay, bên trong xương bả vai.
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp; người trị liệu quỳ bên hông, chồm về phía trước, hai bàn tay đè hai bên lưng người bệnh, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn lên hai huyệt Phế du, cùng với việc ấn lên các huyệt đạo khác trên lưng và massage dọc theo cột sống, có hiệu quả nâng cao sức khỏe người bệnh, đẩy nhanh quá trình tự chữa trị của da.

▼ HUYỆT HỢP CỐC
- Tác dụng: Rất có hiệu quả trong việc trị liệu các triệu chứng trên đầu và mặt.
- Vị trí: Nằm trên mu bàn tay, ngay giữa ngón cái và gốc ngón tay trỏ.
- Phương pháp trị liệu: Một tay người trị liệu đỡ cổ tay, tay kia nắm bàn tay người bệnh theo tư thế bắt tay, đầu ngón tay cái gập lại ấn lên huyệt Hợp cốc của người bệnh; nếu sau khi bấm huyệt mà có hiện tượng kết cứng hoặc quá đau đớn thì cần phải tăng cường day ấn thật tỉ mỉ để phục hồi trạng thái bình thường cho đầu và mặt.