Thở mệnh môn
Công dụng tập thở ở Mệnh Môn
Tập thở ở mệnh môn với “hai tay chồng lên nhau, bàn tay trái nữ để
dưới rốn 5cm, bàn tay phải chồng lên trên” giúp tăng thận dương, làm sáng mắt.
Phân biệt cách đặt tay, dẫn ý, dẫn khí có công dụng khác nhau ::
1-
Tập thở ở mệnh môn với “hai tay chồng lên nhau, bàn tay trái nữ để
dưới rốn 5cm, bàn tay phải chồng lên trên” giúp
tăng thận dương, làm sáng mắt. Bài này hơi thở tự nhiên, ý đặt ở Mệnh Môn
theo dõi khí chuyển động ở Mệnh Môn mà không có dẫn khí từ đâu đến đâu cả..
2-Trong
cách tập thở các loại Đan Điền, để tăng thận dương thì phải đặt 2
tay tại đan điền thần, có công dụng ” mạnh
thận âm, nuôi duỡng thận, tăng thận thủy…”
Có 3 cách tạo ra 3 công dụng khác nhau :
a-Dùng ý dẫn hơi thở hỏa khí ở
Đan Điền Thần sang Mệnh Môn có công dụng làm tăng thận dương như câu : Còn
để tăng thận dương thì phải đặt 2 tay tại đan điền thần
b-Dùng ý dẫn hơi thở chuyển
thủy khí ở Đan Điền Tinh sang Mệnh Môn có công dụng làm mạnh thận âm, nuôi
duỡng thận, tăng thận thủy
c-Dùng ý dẫn hơi thở tử Đan
Điền Thần xuống Đan Điền Tinh, từ Đan Điền Tinh qua Mệnh Môn, có công dụng
: Chuyển tinh hóa khí, tay dương tại Đan Điền Thần và khí hóa thần, tay âm đặt
tại Đan Điền Tinh.
MỆNH MÔN - NIỀM TÂM ĐẮC CỦA HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
Trong đông y học
còn có các khái niệm: khí Tiên thiên, khí Hậu thiên. Khí Thiên tiên có năng lượng
vượt xa các năng lượng khí hậu tiên là khí do thức ăn sản sinh ra. Hiện nay,
trong vật lí hiện đại đã xuất hiện những cấu trúc có năng lượng rất cao. Mật độ
cao nhất của vật chất đã biết là 10 luỹ thừa 14 gam trên một xăng - ti - mét khối.
Đó là mật độ hạt nhân. Nhưng với cái vacuum (chân không vật lí) bí ẩn, thì các
tính toán cho rằng mật độ của nó phải là 10 luỹ thừa 94 gam trên một xăng - ti
- mét khối, nghĩa là bằng mật độ hạt nhân, nhân với một con số 1 kèm theo 80
con số 0... Và con 10 luỹ thừa 93 được xem là giới hạn nào đó trong vật lí học,
tại đó sẽ có bao nhiêu sự thay đổi về vũ trụ quan...
Gần đây, viện sĩ Mackốp cho rằng mỗi
electron (điện tử) cũng là một vũ trụ. Còn nhà vật lí lỗi lạc Uylơ cho rằng tất
cả các điện tử chỉ là một điện tử. Ngoài ra, các tính toán của nhà vật lí học
xuất sắc Okun cho thấy rằng để tạo ra một hạt tương tự như điện tử nhưng lại
mang tính từ, thay cho tính điện - thường gọi là đơn cực từ - thì phải làm xáo
động cả vũ trụ... Như vậy là vật lí học hiện đại đang giã từ không gian, thời
gian bốn chiều đến các không gian khác có nhiều chiều hơn, như 10 chiều hay 11
chiều... Vật lí đang lái mình sang phương Đông.
Từ những kiến thức mới của vật lí học hiện
đại, quan niệm về hai loại khí trong đông y học không phải là hoang đường! Dân
tộc ta có một đại danh y, Cụ Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác. Cụ là người có tầm
tư tưởng lớn của thời đại, chưa nói đó là khuôn mặt lớn về lương tâm người thầy
thuốc. Cụ hiểu con người là một tiểu vũ trụ một cách rất sâu sắc. Cụ đã nghiên
cứu một khái niệm hết sức khó hiểu, để lại một dấu hỏi lớn trong Nội Kinh là
khái niệm Mệnh Môn. Theo cụ, với tư tưởng cơ bản trên về con người, cụ khẳng định
rằng "Mệnh Môn là thiên tiên Thái cực trong thân người"... Nó nằm giữa
hai quả thận và điều khiển mọi tiềm năng năng lượng và nhiệt năng của con người.
Mệnh là sinh mệnh chứ không phải là số mệnh
hoặc định mệnh đã có thời từng làm cho người ta sợ... không dám nói đến niềm
tâm đắc của Cụ. Niềm tâm đắc này đã cho phép Cụ sáng tạo ra bộ Hải Thượng y
tông tâm lĩnh, gồm 28 tập, 66 quyển. Những nghiên cứu về ngoại cảm sau này,
không thể đặt ra ngoài thuyết Mệnh Môn của Hải Thượng Lãn Ông. Đến một lúc nào
đó, chúng ta phải đưa một tài năng như thế, một tâm hồn như thế, một khuôn mặt
y học lớn như thế lên địa bàn xứng đáng của khoa học thế giới.
Cụ đã nhắc khái niệm Mệnh Môn ở nhiều
nơi trong các tác phẩm của Cụ: Đại Lưu Dư Vận, Y Hải Cầu Nguyên, Y Gia Quan
Miên, Huyền Tẩn Phát Vi.
Cụ viết (Y Gia Quan Miên): "Thận giữ
chức năng tác cường, tàng tinh và chí. Thận chủ xương, dẫn khí thông vào cốt tuỷ,
nó là các bể chứa khí huyết, là nơi nương tựa của tinh thần, và là căn bản của
sinh mệnh. Có hai quả cật nằm song song với nhau áp sát ở hai bên xương sống, ở
giữa là Mệnh Môn, tức là Thiên tiên Thái cực trong thân người. Mệnh Môn có thể
sánh ngang với Tâm, đều là quân chủ, không có hình thể để nhìn thấy, nó gọi là
Hoàng Đình, là nơi tàng tinh của nam giới, và là chỗ liên hệ bào cung của nữ giới.
Các nhà Đạo dẫn thì gìn giữ để tu luyện, người thường thì thuận theo sự phát dục
để đẻ sinh ra người".
Cụ lại viết (Huyền Tẩn Phát Vi):
"Chính ở chỗ bên đốt sống số 8, có một quả tiểu tâm, bên tả là một quả Thận
thuộc Âm Thuỷ, bên hữu là một quả thận thuộc Dương Thuỷ, đều cách ra ngang một
thốn 5 phân, khoảng giữa là cung Mệnh Môn... Nguyên Dương, Long Hoả, Chân
Dương, đều là tên riêng của Mệnh Môn."
Cụ còn viết (Y hải cầu Nguyên):
"Trong nhân thể, trái tim sánh với quẻ ly mà sinh ra huyết, là trong dương
có âm, tức là Chân Âm. Quả Thận sánh với Quẻ Khảm mà sinh khí, là trong Âm có
Dương, tức là Chân Dương (Mệnh Môn Hoả)...
Như thế, Cụ đã nghiên cứu rất sâu sắc
khái niệm Mệnh Môn một cách rất độc đáo. Và tính độc đáo của Cụ còn nằm ở chỗ
đã đặt được Mệnh Môn vào một cấu trúc quan trọng nhất của nhân thể là Thận và
đã sử dụng được hai Quẻ Ly, Khảm làm biểu tượng cho Tâm, Thận. Và còn nhiều hơn
thế nữa...
Huyệt Mệnh môn
MỆNH MÔN ( Mingmén - Ming Menn). Huyệt thứ 4 thuộc Đốc mạch ( GV 4).
Tên gọi : Mệnh có nghĩa là những sự cùng, thông, được, hỏng, hình
như có cái gì chủ trương, sức người không sao làm được gọi là mệnh. Cần cho sự
sống và cuộc sống.
Môn có nghĩa là cổng.
Là huyệt quan trọng, mang hàm ý cửa ngõ của đời sống. Huyệt Mệnh môn
nằm giữa hai huyệt Thận du là một huyệt quan trọng trong việc chữa trị những rối
loạn liên quan tới thận dương là nền móng cơ bản của sự sống.
Người ta đã có lấy ví dụ về huyệt Mệnh môn như là cái Bu-ri phát lửa
và huyết như là xăng ở trong động cơ máy nổ, máy hoạt động được là nhờ có lửa đốt
vào nhiên liệu.
Người ta quan niệm rằng : Tạng Tâm ở trên thuộc Hỏa, thuộc dương ; Tạng
Thận ở dưới thuộc Thủy, thuộc âm và hai tạng giao nhau để được thế quân bình gọi
là “ thủy hỏa ký tế “ hay “ tâm thận tương giao “ được giải thích bằng sự khí
hóa bởi Y – Dịch. Tâm là tượng ứng với quẻ Ly (lửa) |||, bên ngoài có sức nóng
trần đầy, bên trong có nước (là huyết dịch) lưu chuyển tức là dương ngoại âm nội,
dương bao lấy âm thúc đẩy trôi chảy mãi, tuần hoàn chẳng nghỉ.
Thận là tượng ứng với quẻ Khảm(nước) :|:, ở ngoài có thủy chấp (thận
dịch) mát dịu, bên trong có khí nóng (chân khí, khí chân dương, mệnh môn hỏa)
xông ra tức là âm ngoại dương nội, âm giữ gìn lấy dương lưu hành điều hòa khắp
cơ thể.
Huyết thuộc âm ở trong Tâm là cung Ly (lửa) ||| chủ phần dương khí
thuộc dương, ở trong Thận là cung Khảm (nước) :|: chủ phần âm.
Như thế là trong dương có âm, trong âm có dương. Hai khí ấy lẫn lộn
trao đổi với nhau để bảo dưỡng cơ thể.
Huyết thuộc âm ở trên Tâm, Khí thuộc dương ở dưới Thận. Âm chất (chất
nước) thì hay ngưng hạ xuống dưới, dương khí (hơi nóng) thì hay xông bốc lên
trên. Vì thế mà có sự giao hợp điều hòa chảy khắp cơ thể.
Nếu dương khí ở Thận xông bốc lên không đủ sức vận hành huyết dịch ở
Tâm thì sẽ sinh ra phù thũng, tê bại hay âm huyết ở Tâm kém, không đầy đủ sức
ngăn cản giao hợp với dương khí thì sẽ sinh ra những chứng táo nhiệt nóng uất.
Trên lâm sàng nếu Thận thủy không đầy đủ khống chế Tâm hỏa thì sẽ gây các chứng
hồi hộp, mất ngủ, mê man, lưỡi miệng lở loét, nhức đầu, chân lạnh gọi là chứng
“ Tâm Thận bất giao “ hay “ Âm hư hỏa vượng “ pháp nên Tư âm giáng hỏa. Vì thế
cho nên huyệt Mệnh môn (:|:) tức chân dương nằm ở giữa hai quả Thận (Thận du)
là huyệt quan trọng để bổ nguyên dương, nên gọi là Mệnh môn.
Theo “ Du huyệt mệnh danh hội giải “ ghi rằng : Mệnh môn nằm ở giữa
hai quả thận, là cửa ngõ quan trọng của sinh mệnh con người, nên được gọi là Mệnh
môn.
Mệnh môn có các nghĩa :
Mệnh môn là quả thận bên phải. Theo Nạn Kinh Tập Chú: "Tả giả
vi thận, hữu giả vi mệnh môn. Mệnh môn giả, chư thần tinh chi sở xá, nguyên khí
chi sở hệ." (Bên trái là thận, bên phải là mệnh môn. Mệnh môn là nhà của
tinh là các thần, là chỗ ràng buộc nguyên khí).
Mệnh môn là trung điểm giữa thận trái và thận phải. Huỳnh Đình Kinh
Bí Nghĩa của Lãnh Khiêm giảng: "Tả hữu tương đối, trung hư nhất khiếu vi mệnh
môn, tức sinh môn." (Thận trái và thận phải đối xứng nhau, khoảng trống ở
giữa là một cái khiếu tên mệnh môn, cũng gọi là sinh môn). Sinh môn thì Huỳnh
Đình Nội Cảnh Kinh xác định vị trí: Tự tề hậu tam thốn (sau rốn 3 thốn).
Mệnh môn là hai mắt. Hoàng Đế Tố Vấn Linh Khu Kinh giải: "Thái
Dương căn vu Chí Âm kết vu mệnh môn. Mệnh môn giả mục dã." (Thái Dương gốc
ở Chí Âm và liên kết ở mệnh môn. Mệnh môn là hai mắt vậy).
Theo kinh điển Đạo giáo, cụ thể là Huỳnh Đình Kinh, mệnh môn (hoặc
sinh môn) được đề cập trong Nội Cảnh với ý nghĩa là rốn.
Theo phép xem tướng mặt, mệnh môn là hai lỗ tai.
Mệnh môn – Vị trí – Phối huyệt
Thận khí là gốc của cơ thể. Huyệt nằm giữa 2 huyệt Thận Du, là cửa
trọng yếu của sinh mệnh, vì vậy gọi là Mệnh Môn (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác:
Mạng Môn, Thuộc Lũy, Tiểu Tâm, Tinh Cung, Tinh Thất, Trúc Trượng.
Xuất Xứ Mệnh Môn: Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính Mệnh Môn:
Huyệt thứ 4 của mạch Đốc.
Vị Trí Mệnh Môn:
Ở chỗ lõm dưới đầu mỏm gai đốt sống thắt lưng 2.
Giải Phẫu:
Dưới da là cân ngực-thắt lưng của cơ lưng to, chỗ bám của cơ răng bé
sau-dưới, cơ gian gai, cơ ngang gai, dây chằng gian gai, dây chằng trên gai,
dây chằng vàng, ống sống.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh sống.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D.11.
Tác Dụng Mệnh Môn:
BỒI NGUYÊN, BỔ THẬN, CỐ TINH, CHỈ TRỆ, THƯ CÂN, HÒA HUYẾT, SƠ KINH,
ĐIỀU KHÍ, THÔNG LỢI VÙNG LƯNG VÀ CỘT SỐNG.
- Tại chỗ: Đau vùng thắt lưng, cứng hay yếu
thắt lưng.
- Theo kinh: Đau lưng,
đau đầu.
- Toàn thân: Chân hỏa hư
(lạnh từ đầu gối trở xuống), di mộng tinh, liệt dương,khí hư, đái đục, sốt
không ra mồ hôi, trẻ em lên cơn giật, uốn ván.
Chủ Trị Mệnh Môn: TRỊ
VÙNG THẮT LƯNG ĐAU, YẾU, CỨNG, ĐẦU ĐAU, LƯNG ĐAU, LẠNH TỪ ỐNG CHÂN TRỞ XUỐNG
(CHÂN DƯƠNG (HOẢ ) HƯ), DI MỘNG TINH, LIỆT DƯƠNG, ĐÁI HẠ, SỐT KHÔNG RA MỒ HÔI,
ĐÁI ĐỤC, TRẺ NHỎ LÊN CƠN CO GIẬT, PHONG ĐÒN GÁNH.
Phối Huyệt:
1. Phối Khí Hải (Nh.6) + Nhiên Cốc (Th.2) + Thận Du (Bàng quang.23)
trị liệt dương (Loại Kinh Đồ Dực).
2. Phối Thận Du (Bàng quang.23) trị người lớn tuổi lưng bị đau (Châm
Cứu Tập Thành ).
3. Phối Thận Du (Bàng quang.23) trị tiểu nhiều, tiểu không tự Chủ
(Ngọc Long Ca).
4. Phối Khí Hải (Nh.6) + Quan Nguyên (Nh.4) + Thiên Xu (Vi.25) trị
Thận tả (Thần Cứu Kinh Luân).
5. Phối cứu Quan Nguyên (Nh.4) trị tiêu chảy do Tỳ, Thận bất túc (Thần
Cứu Kinh Luân).
6. Phối Thần Khuyết (Nh.8) + Trung Cực (Nh.3) đều cứu 7 tráng trị bạch
đới (La Di Biên).
7. Phối Cứu Bá Hội (Đốc.20) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao
(Ty.6) + Trung Liêu (Bàng quang.33) trị di tinh, đái dầm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
8. Phối Bàng Quang Du (Th.28) + Thận Du (Bàng quang.23) + Thuỷ Đạo
(Vi.28) trị Thận viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
9. Phối Cách Du (Bàng quang.17) + Đại Chùy (Đốc.14) + Khúc Trì (Đại
trường.11) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị thiếu máu do thiếu chất sắt (Châm Cứu Học
Thượng Hải).
Châm Cứu:
Châm kim chếch lên, luồn dưới mỏm gai, hướng vào khoảng gian đốt sống
thắt lưng 2 – 3, sâu 0, 3 – 1, 5 thốn. Cứu 5 – 10 phút.
Tham khảo :
• Thiên Thích Cấm Luận viết: “Châm vào giữa cột sống, trúng nhầm tủy
sẽ bị còng lưng” (Tố Vấn 52, 23). “Thận bại, thắt lưng yếu tiểu gắt, ban đêm tiểu
luôn khổ nhọc thần, Mệnh Môn nếu được kim vàng giúp, Thận Du cứu ngải khỏi
truân chuyên” (Ngọc Long Ca). “Mệnh Môn, di tinh không tự chủ, cứu 5 tráng khỏi
bệnh ngay” (Loại Kinh Đồ Dực). “Chứng tiêu ra máu, đã dùng nhiều phương pháp trị
mà không có kết quả, chọn huyệt ở giữa cột sống, ngang với rốn, đè vào chỗ
xương nhô cao lên có cảm giác đau, đó là huyệt (huyệt Mệnh môn), cứu 7 tráng là
khỏi. Nếu tái phát, cứu thêm 7 tráng nữa, có thể khỏi hẳn... Tục truyền rằng,
khi cơ thể lạnh, cứu ấm huyệt này cũng có kết quả tốt” (Loại Kinh Đồ Dực).
“Sách Loại Kinh Đồ Dực viết rằng: “Châm vào quá sâu, trúng nhằm tủy sẽ làm tổn
thương tinh khí ở trong cột sống lưng, vì vậy làm cho người ta bị co rút lại,
không thể duỗi ra được”. Điều này cho thấy rằng châm sâu vào giữa Du huyệt ở giữa
cột sống gây nên tác dụng phụ. Dựa vào thực tế lâm sàng, khi châm vào Du huyệt
giữa cột sống có cảm giác như điện giật thì rút kim ra hoặc không được châm sâu
thêm nữa” (Châm Cứu Học Từ Điển). “Chứng liệt dương nơi người lớn tuổi, dùng
huyệt Mệnh môn rất hay nhưng nơi thanh niên hoặc trẻ nhỏ thì phải cẩn thận khi
dùng, vì có thể làm cho hỏa bốc lên” (Trung Quốc Châm Cứu Học).
Hỏi cách thở Mệnh Môn đúng hay sai, đầu choáng váng ê ẩm….
NHỜ TẬP THỞ MỆNH MÔN ĐÃ TỰ CỨU CHỨC NĂNG THẬN PHỤC HỒI TRỞ LẠI BÌNH THƯỜNG KHÔNG CẦN MỔ
Hoa bị bệnh hư thận đã được thay thận, nhưng hai năm qua cô nói thận
không ‘’work’’, vì khi thử máu và nước tiểu, protein vẫn cao trên 10, vẫn phải
chích và uống thuốc để giúp thận làm việc, vì thế bị phản ứng thuốc khiến cơ thể
càng ngày càng mệt mỏi suy nhược. Bác sĩ có đưa ra giải pháp thay lại thận khác,
nhưng ông nghĩ, đã được thay thận tốt mà không ‘’work ’’ thì chưa chắc thay thận
lại lần nữa sẽ tốt hơn, khiến ông đắn đo cân nhắc, và Hoa phải mất thêm một thời
gian chờ đợi .
Sức khỏe của cô càng mệt mỏi suy nhược, không thể ngồi lâu hơn 15
phút, lúc nào cũng phải nằm, tuổi còn trẻ, tương lai trước mắt theo mơ ước
không lẽ là ảo ảnh, hạnh phúc gia đình có thể b ịảnh hưởng nếu không thể sinh
con được do qủa thận không làm việc thì còn gì là tương lai, mỗi lần nghĩ đến
khiến cô lo lắng không vui. Có người thân gìới thiệu cô liên lạc với Hội Khí
Công xem có thể giúp đỡ được gì không.
Cô đã liên lạc xin được một cái hẹn và cô sắp xếp đến Montréal một
tuần điều trị. Hai vợ chồng cô lái xe, cô phải có một ghế nằm trong suốt đoạn
đường dài. Sáng thứ bảy, chồng Hoa đón tôi đến nhà. Tôi hướng dẫn cho chồng cô
biết cách giúp cô tập thở khí công để giúp thận dương chuyển hóa. Hoa nằm úp,
chồng cô đặt hai bàn tay trên lưng dưới, đối diện với rốn, gọi là vùng huyệt Mệnh
môn, cứ mỗi lần cô thở ra, chồng cô đè hai bàn tay ấn xuống theo hơi thở, khi
hít vào thả lỏng để thận lại phình lên, cứ theo hơi thở để kích thích thận
phình lên xẹp xuống tạo ra một cộng hưởng đều đặn 3000 lần, mới đầu hơi thở ngắn
nhanh, từ từ hơi thở sâu, đều, chậm.
Cách thở này khí công gọi là thở bằng thận làm tăng cường chức năng
của tuyến thượng thận, giúp thận chuyển hóa, chữa được các bệnh về áp huyết,
đau lưng thận, mệt mỏi, tiểu đường, đái đêm, nước tiểu nhiều protein, tăng
creatinine-huyết, sạn thận.. Phải đè ấn và nâng trên huyệt đều đặn theo hơi thở
cho đồng bộ, đừng trật nhịp. Sau 3000 hơi thở, Hoa cảm thấy khỏe, khi ngồi dậy
không cảm thấy mệt mỏi đau lưng như trước.
Hai vợ chồng Hoa mời tôi đi ăn bữa cơm trưa tại tiệm ăn, Hoa ngạc
nhiên khi cô ngồi lâu ở tiệm ăn không cảm thấy cơ thể có bệnh. Theo lời mời của
tôi hai vợ chồng Hoa đến tham dự lớp khí công buổi chiều để có thêm kiến thức
hiểu biết về cách chữa bệnh bằng khí công tự điều chỉnh chức năng hoạt động của
nội tạng.
Hoa hỏi tôi xem liệu sức khỏe cô có cho phép cô ngồi lâu trong lớp
không?
Tôi nói : Không sao, cứ thử xem để biết kết qủa tập thở khí công vừa
qua có thể giữ cho cơ thể được khỏe bao lâu.
Quả thật, Hoa tham dự lớp học, ngồi trong lớp từ 2 giờ đến 6 giờ chiều
mà không thấy mệt mỏi. Thay vì hai vợ chồng Hoa dự định ở lại Montréal một tuần,
nhưng chồng Hoa giúp cô tập thở thêm hai lần vào buổi chiều và tối thấy khỏe hẳn,
hết mệt mỏi, hai vợ chồng cô lấy làm tự tin ở phương pháp này nên sáng hôm sau
quyết định trở về Mỹ.
Mặc dù Hoa cảm thấy khỏe như không còn bệnh, nhưng Hoa vẫn muốn dựa
vào kết qủa cuối cùng khi thử máu và nước tiểu mới tin là phương pháp này thành
công. Hai tháng sau Hoa viết thư cho tôi báo tin mừng kết qủa thử máu và nước
tiểu, protein từ trên 10 xuống còn 3,4.
Hoa khỏe mạnh hơn xưa, sáu tháng sau hai vợ chồng Hoa báo tin cô đã
có thai được 4 tháng, vẫn tiếp tục tập thở thận, hy vọng của vợ chồng Hoa bây
giờ là chờ sinh được một cháu bé khỏe mạnh thông minh. Cuối cùng cả gia đình
vui mừng đón nhận một cháu gái xinh xắn, bụ bẫm, thông minh, Hoa đã sung sướng
trở thành một người mẹ như cô hằng mơ ước.