LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Saturday, March 25, 2017

MẸO SỨC KHỎE HAY TỔNG HỢP


27 bí quyết hữu ích

Bạn có biết Tổ Tiên chúng ta đời xưa lưu lại bảo bối dưỡng sinh gì không?
1. Ăn no, không gội đầu; đói, không tắm; rửa mặt nước lạnh, vừa đẹp vừa khỏe; mồ hôi chưa khô, đừng  tắm nước lạnh; đánh răng nước ấm, chống ê chắc răng.
2. Ăn gạo có trấu; thức ăn có chất xơ; nam không thể thiếu rau hẹ, nữ không thể thiếu ngó sen; củ cải trắng, sống, không tốt, nhưng chín, thì bổ; ăn không quá no, no không nên nằm.
3. Dưỡng sinh là động, dưỡng tâm là tĩnh, tâm không thanh tịnh, ưu tư vọng tưởng dễ nảy sinh; tâm thần an bình, bệnh sao đến được; nhắm mắt dưỡng thần, tĩnh tâm ích trí.
4. Dược bổ thực bổ, đừng quên tâm bổ; coi tiền như cỏ, coi thân như bảo; khói hun cháy lửa, tốt nhất, không ăn; chiên dầu ngâm ướp, ít ăn thì tốt.
5. Cá thối, tôm rữa, lấy mạng oan gia; ăn mặc giữ ấm, nhất thân là xuân; lạnh, chớ chạm răng; nóng, chớ chạm môi; đồ chín, mới ăn, nước chín, mới uống.
6. Ăn nhiều rau quả, ít ăn đồ thịt; ăn uống chừng mực; ngủ dậy đúng giờ; đầu nên để lạnh, chân nên giữ ấm; vui chơi biết đủ, không cầu an dật.
7. Dưỡng sinh là cần cù, dưỡng tâm là tĩnh tại.
8. Người đến tuổi già, thì phải rèn luyện, đi bộ, chạy chậm, luyện công, múa kiếm; đừng sợ giá lạnh; quét sạch sân nhà; hội họa thêm vui; tấm lòng rộng mở.
9. Nghe tiếng gà gáy, đừng cố nằm thêm; trồng hoa, nuôi chim; đọc sách, ngâm thơ; chơi cờ, hát kịch; không ham phòng the; việc tư, không nhớ; không chiếm lợi riêng.
10. Ẩm thực không tham; bữa tối, ăn ít; khi ăn, không nói; không nên hút thuốc; ít muối, ít đường; không ăn quá mặn; ít ăn chất béo; cơm không quá nhiều.
11. Mỗi ngày ba bữa; thức ăn phù hợp; rau xanh, hoa quả, ăn nhiều không sợ; đúng giờ đi ngủ, đến giờ thì dậy; nằm dậy nhẹ nhàng, không gấp, không vội.
12. Uống rượu có độ; danh lợi chớ tham; chuyện thường không giận, tấm lòng phải rộng.
13. Tâm không bệnh, nên phòng trước; tâm lý tốt, thân thể khỏe mạnh; tâm cân bằng, phải hiểu biết; cảm xúc ổn định, bệnh tật ít.
14. Luyện thân thể, động cùng tĩnh; cuộc sống hài hòa, tâm khỏe mạnh; phải thực dưỡng, no tám phần, tạng phủ nhẹ nhõm, tự khai thông.
15. Người nóng giận, dễ già yếu; thổ lộ thích hợp, người người vui; thưởng thức thư họa; bên suối thả câu; lựa chọn sở thích, tự do chơi.
16, Dùng đầu óc, không mệt nhọc; bớt lo, dưỡng tâm, ít náo nhiệt; có quy luật, sức khỏe tốt; cuộc sống thường ngày, phải hài hòa
17. Tay vận động, tốt cho não, phòng ngừa bị lạnh và cảm cúm.
18. Mùa hè, không ngủ trên đá; mùa thu, không ngủ trên phản; mùa xuân, không hở rốn; mùa đông, không che đầu; ban ngày hoạt động, tối ngủ ít mơ.
19. Tối ngủ, rửa chân, hơn uống thuốc bổ; buổi tối, mở cửa, hễ ngủ là say;  tham mát, không chăn, không bệnh mới lạ.
20. Ngủ sớm, dậy sớm, tinh thần sảng khoái; tham ngủ, tham lạc, thêm bệnh, giảm thọ; tranh cãi buổi tối, ruột như sát muối.
21. Một ngày ăn một đầu heo, không bằng nằm ngủ ngáy trên giường.
22. Ba ngày ăn một con dê, không bằng rửa chân, rồi mới lên giường.
23. Gối đầu, chọn không đúng, càng ngủ, người càng mệt; tâm ngủ trước, người ngủ sau, ngủ vậy sẽ thành mỹ nhân.
24. Đầu hướng gió thổi, ấm áp dễ chịu; chân hướng gió thổi, hãy mời thầy lang.
25. Không ngủ nơi ngõ hẻm, độc nhất khi gió lùa.
26. Đi ngủ không thắp đèn, sáng dậy không chóng mặt.
27. Muốn ngủ để tấm thân nhẹ nhõm, chân không hướng tây, đầu không hướng đông




Những sai lầm đối với sức khoẻ


1. Cách ngồi khi đi..."ấy"
Một nghiên cứu năm 2003 đăng trên tạp chí Digestive Diseases and Sciences đã chỉ ra rằng tư thế đi toilet đóng vai trò tương đương, hoặc thậm chí, lớn hơn việc ăn thiếu chất xơ trong các bệnh đường tiêu hóa như táo bón, trĩ và viêm ruột thừa.
Theo đó, bồn cầu hiện đại không phải là một ý hay, vì tư thế ngồi bệt khiến bạn phải gắng sức khi đi toilet, làm tăng nguy cơ của những bệnh như trĩ và bệnh túi thừa.
Tư thế ngồi xổm được coi là thực sự tốt hơn so với ngồi bệt, vì đây là tư thế tự nhiên hơn, giúp ruột nhu động tốt hơn.
Do đó, kê chân bằng 1 chiếc ghế con khi sử dụng bồn cầu hiện đại, là 1 cách tốt cho sức khỏe đường ruột so với cách ngồi thông thường
2. Tắm hàng ngày
Tắm nước nóng hàng ngày với xà phòng tẩy rửa mạnh, không tốt cho da, vì nó làm da mất đi lớp chất nhờn, khiến da khô, nẻ và thậm chí nhiễm trùng.
Nhưng với khí hậu nóng ẩm như ở nước ta thì việc tắm hàng ngày là không thể thiếu nếu bạn không muốn bị “bốc mùi”, vậy phải làm thế nào?
Viện Phẫu thuật thẩm mỹ Austin (Singapore) khuyên nên tắm với nước lạnh hơn, sẽ ít gây khô da hơn nước nóng, đồng thời sử dụng loại gel tắm không xà phòng hoặc kem gốc nước vì chúng sẽ không làm cho da “sạch bong kin kít” như loại gel tắm kiểu cũ. Tiếng “kin kít” là dấu hiệu cho thấy da bị mất quá nhiều chất nhờn và chất ẩm tự nhiên.
3. Ngủ quá nhiều
Theo tạp chí Times, 1 giấc ngủ ngon 6,5 - 7,5 tiếng mỗi đêm là đủ cho hầu hết mọi người. Nghiên cứu đã cho thấy ngủ 8 tiếng hoặc hơn mỗi, tối có thể khiến bạn mệt mỏi hơn và thậm chí, rút ngắn tuổi thọ.
Thời gian ngủ được xem là đủ nếu ta thức dậy với cảm giác sảng khoái. Chúng ta sẽ ngủ ít hơn khi già đi, vì thế nếu một người ở tuổi 60 cảm thấy hoàn toàn thoải mái với giấc ngủ 6 tiếng ban đêm thì không có điều gì đáng ngại, nhưng nếu bạn mới khoảng 20 tuổi mà giấc ngủ 10 tiếng mỗi ngày vẫn không thấy đủ, thì nên đi khám bác sĩ.
4. Chỉ ngủ 4 tiếng
Nếu bạn chỉ ngủ chưa đến 6-8 tiếng mỗi ngày, thì nhiều khả năng bạn cần lo ngại về tình trạng thiếu ngủ.
Nghiên cứu đã chứng minh rằng thiếu ngủ, sẽ làm bạn xuống sắc nghiêm trọng, nhưng cặp mắt sưng húp và làn da nhợt nhạt chưa phải là điều đáng lo ngại nhất mà thói quen ngủ không đủ giấc mang lại. Nghiên cứu trên 5.600 người có cân nặng và khổ người bình thường trong 3 năm, đã cho thấy thiếu ngủ làm tăng 25% nguy cơ đột quỵ và bệnh tim.
5. Uống nước ngay sau khi đánh răng
Việc uống nước khiến lớp fluorid có tác dụng bảo vệ răng bị rửa trôi, do đó một số chuyên gia khuyên không nên súc miệng sau khi đánh răng và không uống bất kỳ loại nước gì trong ít nhất nửa giờ sau khi đánh răng.
Về lý thuyết thì khuyến nghị này rất hợp lý. Fluorid trong kem đánh răng tạo nên lớp bảo vệ tạm thời cho răng, và một số loại kem đánh răng trên thị trường được cho là có tác dụng bổ sung chất khoáng cho lớp men răng, và việc để nó lại càng lâu, càng tốt trên răng là hoàn toàn có lý.
Nhưng chắc bạn cũng nghĩ rằng việc chỉ đánh răng mà không súc miệng, thật là “kỳ cục”.
6. Đánh răng ngay sau khi ăn
Các nha sĩ cảnh báo rằng việc đánh răng quá sớm sau bữa ăn hoặc uống những loại nước có tính a xít, có thể ăn mòn răng. Họ khuyến cáo nên đợi ít nhất nửa giờ, hay tốt nhất là một giờ, trước khi chải sạch hàm răng ngà ngọc của bạn.
Nguyên nhân là vì nhiều loại thực phẩm, nhất là những đồ uống như sô đa, có hàm lượng a xít cao, có thể làm mềm lớp ngà răng, và nếu bạn đánh răng ngay sau khi ăn, bạn có thể thực sự đẩy a xít vào sâu hơn trong men răng và ngà răng, gây nguy cơ phá hủy các lớp này.
Uống nước có ga ngay sau khi đánh răng, cũng không phải là ý hay. Đánh răng bằng kem có fluorid sẽ giúp bổ sung khoáng chất cho ngà răng, vì thế bạn không nên để răng tiếp xúc với đường và axít trong quá trình này.
7. Không vận động sau bữa tối
Nếu bạn không vận động vào buổi tối, hoặc ăn ngay trước lúc đi ngủ, cơ thể sẽ chuyển lượng thực phẩm đó thành mỡ.
Nghiên cứu cũng cho thấy tập thể dục sau bữa ăn, giúp thúc đẩy giảm cân nhờ làm tăng những hoóc môn ức chế thèm ăn. Tuy nhiên cũng đừng tập ngay sau khi ăn mà nên nghỉ khoảng 30 phút đến một giờ, trước khi bắt đầu tập. Nếu không muốn đợi, bạn có thể đi dạo khoảng 20 phút sau bữa ăn. Chỉ cần đừng cố chạy hoặc nhảy ngay sau khi ăn – chạy khi đang no, có thể cản trở tiêu hóa và gây cảm giác rất khó chịu.
8. Hạ cửa kính khi xe chạy
Ở các thành phố, việc mở cửa kính khi xe chạy là một mối đe dọa lớn cho sức khỏe. Nghiên cứu của Trường Đại học Nam California (Mỹ) thấy rằng chỉ cần ngồi trong xe chạy với cửa kính mở trong 6% thời gian của một ngày, cũng khiến chúng ta bị phơi ra với 45% lượng chất ô nhiễm mà ta gặp phải trong 24h - một lượng quá nhiều trong một thời gian rất ngắn.
9. Mang túi xách nặng
Bạn có đang để trong túi nào là đồ trang điểm, giấy lau, điện thoại, ví, chìa khóa, cục sạc, máy ảnh và đủ thứ “tối cần thiết” khác? Nhưng có thật là bạn cần đến chúng không?
Việc mang một chiếc túi nặng trên tay hết ngày này qua ngày khác, sẽ là “gánh nặng” đối với sức khỏe của bạn, có thể gây đau lưng, thoái hóa cột sống, những vấn đề về cổ, viêm khớp và tư thế xấu. Đã đến lúc bạn cần dọn dẹp lại túi xách của mình, bỏ bớt những món đồ ít khi dùng đến, và cân nhắc mua những thứ có kích thước nhỏ gọn hơn.
10. Tập thể dục quá nhiều
Mọi người thường nghĩ rằng tập thể dục càng nhiều thì càng tốt, nhưng sự thực là mọi thứ thái quá, đều bất cập, và thể dục cũng không phải là ngoại lệ.
Cơ thể phải làm việc quá sức, có thể dẫn đến những thay đổi bất thường về nội tiết, gây tăng cân, suy yếu miễn dịch, tổn thương cơ, và các vấn đề về đầu gối, bàn chân hoặc lưng. Vì thế, dù lợi ích của tập thể dục đối với sức khỏe là điều không thể bàn cãi, nhưng cũng đừng nên làm gì quá sức.
11. Không đứng lên cân
Trong nhiều gia đình, cân là thiết bị còn tích nhiều bụi hơn là máy chạy bộ.
Một cách phổ biến để che đậy vấn đề về cân nặng, là “lảng tránh” cái cân. Chúng ta thường viện lý do “Nếu mình không thấy tăng cân, thì chả việc gì mình phải tin vào cái cân”. Tuy nhiên, lời khuyên là nếu bạn cảm thấy mình có vẻ tăng cân, thì cách tốt nhất, là đối diện với thực tế bạn đã tăng bao nhiêu cân để có thể làm gì đó trước khi quá muộn.
12. Không giải tỏa lo âu
Bạn lo lắng về cuộc họp, về việc chưa đổ rác, về chuyện quên cho mèo ăn và vân vân... Trong khi stress có mặt tích cực là giúp bạn cảnh giác và tránh được nguy hiểm, thì stress quá nhiều, có thể hủy hoại sức khỏe của bạn.
Tâm trạng lo lắng không dứt có thể dẫn đến đau đầu, cao huyết áp, đau dạ dày, đau ngực và mất ngủ.
Nếu bạn có thể học được cách kiểm soát lo âu, thì bạn đang trên con đường tiến tới một lối sống khỏe mạnh hơn và hạnh phúc hơn.
13. Ngừng thuốc đột ngột
Phần lớn chúng ta đều mắc phải sai lầm này: ta cảm thấy sức khỏe khá hơn và tự ý bỏ dùng thuốc, nhưng kết cục, hậu quả có thể tồi tệ hơn nhiều.
Việc bỏ thuốc đột ngột có thể gây đau đầu nhẹ, tái phát bệnh, thậm chí co giật và đe dọa tính mạng, tùy theo từng loại thuốc. Vì thế, hãy dùng thuốc cho đến khi bác sĩ nói là bạn không cần phải dùng thuốc nữa.
14. Quên xỉa răng
Xỉa răng bằng chỉ nha khoa là một bước quan trọng trong vệ sinh răng miệng, nhưng nhiều người hay bỏ qua vì cảm thấy không khác biệt mấy giữa việc có hay không dùng chỉ để xỉa răng. Tuy nhiên việc thay đổi thói quen này là đáng làm, vì mảng bám giữa các kẽ răng có thể nghiêm trọng hơn bạn tưởng. Nếu vi khuẩn tìm được đường xâm nhập vào máu, nó có thể gây viêm mạn tính và làm tăng nguy cơ bệnh tim, đột quỵ, ung thư và đẻ non.
15. Bỏ ăn sáng
Bỏ bữa sáng trước một ngày làm việc, cũng giống như chạy xe với bình xăng đã cạn - lúc đầu có vẻ ổn, nhưng rồi xe sẽ chạy chậm dần và ngừng hẳn.
Không chỉ khiến bạn cảm thấy mỏi mệt và uể oải, việc bỏ bữa sang - dù là do thiếu thời gian hay do sợ tăng cân - đều có liên quan với nguy cơ cao bị tiểu đường và có thể dẫn tới béo phì vì cơ thể sẽ tích trữ mỡ nhiều hơn để dùng làm năng lượng cho suốt thời gian còn lại trong ngày.
16. Ăn kiêng bằng sinh tố và nước trái cây
Sinh tố và nước ép trái cây, là một mối nguy cơ mới cho sức khỏe do lượng đường chưa trong đó. Nghiên cứu cho thấy chúng ta có cảm giác no khi uống sinh tố, nhưng nó không tác động đến lượng thức ăn đưa vào cơ thể nói chung, trong khi việc ăn nguyên một trái cam chẳng hạn, lại có tác dụng này. Vì thế, nếu bạn muốn ăn kiêng để giảm cân, hãy ăn các loại quả nguyên trái, thay vì nước ép hoặc sinh tố, hoặc uống nước ép rau thay cho nước ép trái cây.

Những mẹo đơn giản không ngờ...

Những mẹo này giúp giải nguy cho bạn những lúc cấp bách.

1. Muốn gim hi hp, thi ngón tay cái
Khi bạn phải đối mặt với cuộc phỏng vấn xin việc, hay bước vào phòng thi, ít nhiều bạn sẽ cảm thấy hồi hộp, tim đập mạnh và nhanh. Muốn trấn tĩnh, hãy thổi hơi vào ngón tay cái. Theo bác sĩ Ben Abob, chuyên gia khẩn cấp về y tế ở Đại học Pittsburgh, thổi hơi vào ngón tay cái, sẽ làm cho tim đập trở lại bình thường.
2. Giảm đau răng tc thì
Khi cảm thấy đau răng, bạn chỉ cần xoa nhẹ đá lạnh trên mu bàn tay, chỗ tạo thành hình chữ V giữa ngón cái và ngón trỏ. Cơn đau của bạn sẽ giảm một nửa.
Các nhà khoa học Canada phát hiện, mẹo vặt kể trên giúp chữa đau răng mà không cần mở miệng. Theo họ thì các dây thần kinh nhỏ nằm ở khu vực này kích thích một vùng nào đó của nã, nên ngăn chặn các tín hiệu đau đớn từ gương mặt và tay.
3. Nghe rõ âm thanh nhỏ
Khi nói chuyện với một người hay nói nhỏ tại chỗ đông người, muốn nghe rõ hơn, bạn phải nghiêng tai về phía người nói. Theo các nhà nghiên cứu, trong trường hợp này, nên dùng tai phải vì nó có khả năng theo kịp nhịp âm thanh phát ra nhanh và nhỏ.
Ngược lại, nếu bạn muốn nghe rõ bài hát hay từ đâu đó vọng lại, hãy hướng tai trái về phía âm thanh phát ra, vì nó có khả năng thu nhận âm nhạc tốt hơn.
4. Chữa hóc xương cá
Khi bị hóc xương cá, hãy xác định xem mình bị hóc bên nào. Nếu là hóc bên phải, hãy dùng một nhánh tỏi bóc vỏ và nhét vào lỗ mũi bên trái, sau đó hãy bịt lỗ mũi bên phải lại và thở bằng mồm. Khoảng 1-2 phút sau, bạn sẽ hắt hơi và nôn ra, khi đó xương cá sẽ theo đó mà ra ngoài. Bạn có thể làm điều ngược lại với lỗ mũi bên phải khi bị hóc xương bên trái.
5. Giảm đau khi tiêm
Các nhà khoa học Đức phát hiện ra rằng trong khi đang tiêm, bạn giả vờ ho, sẽ làm dịu sự đau đớn ở đầu mũi tiêm. Ho sẽ làm áp suất ở ngực và ống tủy sống tăng lên một cách đột ngột và chốc lát, từ đó, ngăn chặn các cấu trúc gây đau ở trong khối dây thần kinh nằm trong xương ống.
6. Làm dịu vùng da cháy nng
Không có gì hủy hoại sức khỏe của bạn mùa nắng bằng cảm giác ngứa ngáy bỏng rát khi bị cháy nắng. Nếu đã quá muộn để giữ mình khỏi những tia nắng chói chang của mùa hè, hãy lấy lá cây lô hội, xoa nhẹ nhàng vào vùng da bị cháy nắng.
7. Chữa cháy khi bun tiểu
Theo các nhà khoa học Mỹ, khi bạn rất muốn đi tiểu mà không có nhà vệ sinh gần đó, tốt nhất là không nghĩ đến chuyện đi tiểu nữa. Thay vào đó, bạn hãy tưởng tượng mình đang nói chuyện với người yêu hoặc người thân, hay hồi tưởng đến những giây phút đẹp nhất trong đời. Bạn sẽ bớt khó chịu.
8. Bảo v màu tóc khi đi bơi
Trong suốt mùa hè, những mái tóc đã được nhuộm cẩn thận, có thể dễ dàng bị mất tông màu đẹp vì ngập trong nước clo của hồ bơi. Để tránh cho tóc bị hỏng màu, bạn nên gội đầu bằng nước cà chua sau khi bơi.
9. Giảm nga hng
Theo tiến sĩ Schaffer, chuyên gia tai mũi họng Mỹ, khi ngứa trong cổ họng, việc gãi tai sẽ làm giảm sự khó chịu. Khi các dây thần kinh ở tai bị kích thích, nó tạo ra một phản xạ ở cổ họng, có thể gây co thắt các cơ, giúp làm dịu sự ngứa ngáy ở cổ.
10. Làm dịu vết bng
Khi bạn vô tình bị bỏng, hãy nhanh chóng lau vết thương và lấy miếng vải mềm ấn vào, giúp vết thương nhanh trở lại nhiệt độ bình thường và da ít bị phồng rộp hơn.
11. Làm dịu vết ong đốt
Vết ong đốt có thể gây sưng tấy, rất khó chịu. Bạn hãy thử làm dịu vết đốt với baking soda và nước, rất đơn giản và hiệu quả.
12. Chống ngt mũi
Cách nhanh nhất, dễ nhất và rẻ nhất, là lấy lưỡi áp vào vòm miệng, sau đó lấy ngón tay ấn vào 2 bên lông mày. Thủ thuật này tác động đến xương bã mía, đường nối kết giữa mũi và miệng. Làm khoảng 20 giây, sẽ thấy thông mũi.





Những mẹo nhỏ cực hay để chữa bệnh


Nghẹn cổ, sái cổ, chuột rút, tê chân… thi thoảng những biến cố này đột nhiên xuất hiện, nhưng nếu xử trí không kịp thời. cũng có thể gặp nguy hiểm. Tuy...nhiên, thực ra chỉ cần một vài mẹo nhỏ là bạn có thể “thoát nạn” trong gang tấc, còn chờ gì mà không xem thử nhỉ?
Dưới đây là chia sẻ một số mẹo nhỏ để xử trí rắc rối trong cuộc sống. Nó hoàn toàn là tri thức để có thể cứu người.
1. Bị nghẹn đồ vật – Chỉ cần “giơ tay lên
Tại nước Mỹ, một cậu bé 5 tuổi đã cứu sống bà ngoại mình khỏi nghẹn, bằng cách thức rất đơn giản, đó là “giơ tay lên”.
Bà của Michelle Stewart, 56 tuổi, vừa xem tivi. vừa ăn thạch, khi quay đầu lại, một mảnh thạch bị mắc kẹt trong cổ họng. Bà cố gắng bóp bụng để tự giúp mình, nhưng không có kết quả.
Sau đó cậu cháu hỏi: “Bà ơi, bà nghẹn à?”. Bà vẫn nói không ra lời: “Chắc là bà đang nghẹt thở, bà ơi, giơ hai tay lên, giơ hai tay đi”. Bà cậu đành nghe theo, kết quả thật sự nhổ được cục thạch ra. Cậu bé lúc ấy rất bình tĩnh, cậu còn khoe với bà rằng đây là điều mình được học trong trường.
2. Bị sái cổ
Bạn thỉnh thoảng có bị cứng cổ khi thức dậy buổi sáng không? Là sái cổ.
Một khi bị sái cổ, bạn xử lý như thế nào?
Đơn giản thôi, bạn chỉ cần nhấc chân lên! Kéo ngón chân cái ra, lấy tay xoay tròn từ từ theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ.
3. Chuột rút ở chân
Khi chân trái bị chuột rút thì giơ tay phải lên, ngược lại thì giơ tay trái trong khi chuột rút chân phải của mình, ngay lập tức nhẹ nhàng.
4. Tê chân
Nếu tê chân trái, dùng sức vung tay phải của bạn. Nếu chân phải bị tê, thì dùng sức vung tay trái.
5. Chiếc kim khâu gia dụng cũng có thể trở thành dụng cụ hữu ích trong việc cứu người. Vì cha mẹ già, ta cần nhất định nhớ kỹ 3 phép cứu mạng dùng kim khâu quần áo.
+ Đầu tiên, liệt nửa người, hay bán thân bất toại (không phân biệt xuất huyết não hay tắc máu), mắt miệng nghiêng lệch, ngay lập tức, lấy kim khâu quần áo châm vào điểm thấp nhất dái tai bệnh nhân, đến khi nhỏ ra một giọt máu, bệnh nhân ngay lập tức được phục hồi, hơn nữa có thể không để lại bất kỳ di chứng nào.
+ Thứ hai, bệnh tim đột tử phát sinh, lập tức cởi bít tất người bệnh, tương tự lấy kim châm lên mười ngón chân, ra một giọt máu, lần lượt bóp hết mười ngón chân, người bệnh có thể lập tức tỉnh táo lại.
+ Thứ ba, dù là hen suyễn thở khò khè hay viêm thanh quản cấp tính các loại…, phát hiện người bệnh thở không ra hơi, đến mức mặt đỏ tía tai, hãy nhanh chóng dùng kim châm lên chóp mũi, rồi thì có thể bóp ra hai giọt máu đen (máu độc).
Ba phương pháp “hồi dương cứu nghịch” trên không có bất kỳ nguy hiểm gì, hãy yên tâm là có hiệu quả trong vòng 10 giây.
Một lòng hiếu thảo mà chia sẻ. Hãy ghi nhớ! Đừng chỉ lưu trong điện thoại, trong tình thế cấp bách đừng ngại lấy ra thử một lần!



Mười bí quyết sống khỏe

Giáo sư Vạn Thừa Khuê, Chủ tịch Hội sức khỏe Trung Quốc, dù đã 85 tuổi nhưng vẫn rất khỏe. Hãy lắng nghe 10 lời khuyên tuyệt vời của ông để có cuộc sống khỏe mạnh, hạnh phúc.
Đây là 10 lời khuyên được giáo sư Vạn Thừa Khuê (TQ) đúc kết giúp con người luôn sống khỏe mạnh và trường thọ. Hãy xem bạn có thể thay đổi thói quen để duy trì sức khỏe lâu dài hay không.
1. Sức khỏe là do mình, không phải do trời định
Căn cứ những khảo sát của Tổ chức Y tế Thế giới, sự khỏe mạnh và trường thọ của một người được quyết định bởi 15% do di truyền, 10% do các nhân tố xã hội, 8% do điều kiện trị liệu, 7% do ảnh hưởng khí hậu, và 60% do cá nhân.
Duy trì nguyên tắc ăn uống với phương châm ăn sáng ngon, ăn trưa đủ và ăn tối ít. Nhưng nhiều người chúng ta đang ăn uống ngược lại, phản khoa học, là cách tự "bức tử" sức khỏe.
Hãy nhớ dành cho mình một bữa sáng thơm ngon bổ dưỡng, nhiều năng lượng nhất. Một bữa sáng hoàn chỉnh, phải có 4 nhóm thực phẩm: Sữa động/thực vật, trứng gà hoặc thịt, bắt buộc phải có rau và hoa quả.
2. Thói quen có hại nhất trên đời này chính là hút thuốc
Trong số 5 thói quen có hại nhất thế giới, đứng đầu danh sách, chính là thói quen hút thuốc. Người hút thuốc một lần, giảm thọ 11 phút; hút thuốc cả đời, giảm từ 20 đến 25 năm tuổi thọ.
Điều đáng lưu ý rằng, sáng sớm vừa ngủ dậy nếu hút thuốc ngay, sẽ cực kỳ nguy hiểm. Khảo sát cho thấy, người hay hút thuốc, thường bị viêm phế quản, viêm phổi, mắc bệnh tim phổi, và cuối cùng có thể dẫn đến ung thư phổi nếu sức khỏe tổng thể không tốt.
3. Ăn quá thừa dinh dưỡng cũng giống như trúng độc
Bạn hãy duy trì nguyên tắc ăn uống theo quy luật nhất định, mỗi ngày cần ăn một đĩa rau (khoảng gần 0,8-1kg), ăn 2 trái cây, 3 muỗng dầu thực vật (không được vượt quá 25g); Mỗi ngày 2 bát cơm hoặc tương đương 4 cái bánh bao.
Mỗi ngày nên ăn đủ 5 nhóm thức ăn chứa đạm gồm thịt, cá, trứng, sữa, đậu với lượng thích hợp. Khoảng 1 lạng thịt, một quả trứng gà, khoảng 500ml sữa, 1 miếng đậu phụ hoặc 1 cốc sữa đậu nành, tào phớ, thịt, trứng, sữa, cá khoảng 30g, không nên vượt quá 1 lạng, 6-8 cốc nước và khoảng 6g muối.
Bởi vì nước là nguồn sống của con người. Hiện nay có nhiều người không biết uống nước đúng cách, để khát nước mới uống. Đó là sai lầm, nhất định khi có thời gian rỗi, phải uống nước.
Vậy uống 8 cốc trà có được không? Trà không được, cà phê, nước ngọt, bia đều không thể thay thế được nước. Nếu uống trà, cũng phải uống trà nhạt, không được uống trà đặc.
4. Quản lý tốt cảm xúc là quản lý tốt sức khỏe
Làm thế nào để đối phó tốt với những cảm xúc phát sinh mỗi ngày, khi đây chính là một trong những yếu tố giúp bạn giữ tâm trạng và sức khỏe.
Thông thường, có 2 cách để giải quyết vấn đề tình cảm, hoặc là im lặng trong lòng, hoặc là bùng cháy, nói hết ra những điều mình cảm thấy. Nhưng điều đó dẫn đến việc hoặc là làm tổn thương chính mình, hoặc là làm tổn thương người khác.
Thế nên, có một bí quyết, không phải hai cách trên, không làm tổn thương ai, đó chính là sự quên đi. Nếu vui thì hãy cười, nếu buồn thì khóc, đặc biệt, đừng làm quá, đừng tức quá lâu, nhanh chóng điều chỉnh lại trạng thái cân bằng.
5. Con người không phải chết vì già, không phải chết vì bệnh, mà là chết vì tức
Trong sách “Hoàng đế nội kinh" (TQ) từ lâu đã giảng rất rõ ràng rằng, "Phẫn nộ hại gan, phấn khích hại tim, ưu sầu hại phổi, suy nghĩ nhiều hại tỳ, lo sợ hại thận, bách bệnh đều sinh ra từ tức giận".
Cho nên con người không thể không tức giận, nhưng nhất định phải biết cách tức giận; nhất định không được làm nô lệ của cảm xúc, nhất định phải làm chủ cảm xúc.
6. Đi bộ là cách rèn luyện sức khỏe cực kỳ tốt
Bất cứ cái gì cũng phải có mức độ, ăn phải có mức độ, ngủ phải có mức độ, luyện tập cũng phải có mức độ, luyện tập quá mức cũng sẽ khiến cho chức năng miễn dịch bị giảm.
Mỗi ngày, nên tập thể dục từ 30 phút đến 1 tiếng, có thể sử dụng những phương pháp đơn giản nhất, đi bộ, đi dạo 30 phút cũng được, đó là phương pháp đơn giản, kinh tế và hiệu quả nhất.
Tuy vậy, đi bộ cũng phải có tìm hiểu, nghiên cứu, thanh niên cần đi nhanh, bước nhanh, nhanh tới mức nào? Cần đi được 130 bước/phút, nhịp tim cần đạt 120 lần/phút mới có thể đạt được mục đích rèn luyện tim tạng.
Để đạt tới tốc độ trên, đương nhiên không phải là điều trong phút chốc có thể làm được, cần có một quá trình để thích ứng, nếu bạn có thể kiên trì liên tục trong nửa năm, chức năng tim phổi của bạn sẽ có thể nâng cao rất nhanh, từ 30 – 50%.
Mỗi người nên duy trì mức cân nặng hợp lý, thời trẻ thế nào, khi lớn tuổi cũng không nên quá khác biệt. Ví dụ như bản thân giáo sư Khuê, vẫn duy trì cân nặng hợp lý trong vòng 30 năm qua.
Chẳng may bị béo lên, hãy lập tức kéo cân nặng xuống. Tuy nhiên nói thì dễ, làm mới khó. Vì vậy bạn phải biết tiết chế cái miệng, vận động tay chân. Con người là chết ở cái miệng, lười ở đôi chân.
7. Chỉ cần 1 lần uống rượu say, cũng giống như một lần mắc bệnh viêm gan cấp tính
Thế giới đã nghiên cứu và "điểm danh" 6 thói quen sinh hoạt gây tổn hại nhất cho sức khỏe, trong đó đứng đầu là hút thuốc, thứ hai là nghiện rượu, uống rượu quá độ.
Nếu chỉ uống một lượng ít thì vẫn còn tốt, một ngày uống 50ml rượu trắng, hoặc uống 100ml rượu nho, hoặc nửa lít đến 1 lít bia là tối đa. Nếu quá đi, sẽ làm tổn hại thân thể, hại gan, hại não, hại tim, hại các cơ quan nội tạng.
Một lần uống rượu say, hậu quả sẽ lớn bằng một lần bị viêm gan cấp tính. Vì sao người uống nhiều rượu, trí nhớ không tốt, năng lực nhận biết giảm? Bởi vì một lượng lớn tế bào đại não đã bị giết chết.
8. Gia đình không hòa thuận, con người sẽ sinh bệnh
Có chuyên gia cho rằng 70% bệnh tật của con người đến từ trong gia đình, 50% bệnh ung thư của người ta xuất phát từ yếu tố gia đình.
Trong gia đình, ngàn lần không nên "ngày nào cũng cãi nhau một trận nhỏ, qua 3-6-9 ngày lại cãi nhau một trận lớn", nhưng cũng không nên trở thành một gia đình hiu quạnh, không tranh luận, không nói chuyện, cả nửa tháng không nói năng gì, như thế không phải trong nội tâm đang giữ lại sự hậm hực hay sao.
Giáo sư Khuê đã từng xem qua một bài báo cáo, nói về một những người ly hôn, những người góa bụa thọ mệnh trở nên rất ngắn, việc này đều có căn cứ khoa học. Cô độc còn đáng sợ hơn nghèo khó, phu thê sống lành mạnh có thể trường thọ, sự cô độc còn dễ khiến xuất hiện vấn đề, dễ gây đoản mệnh, đây là quy luật phổ biến.
Làm sao vợ chồng có thể thương yêu nhau dài lâu? Nói hơi dài, nhưng bạn phải đảm bảo 8 nguyên tắc: Kính trọng nhau, yêu thương nhau, tin tưởng nhau, giúp đỡ nhau, khuyến khích nhau, tha thứ cho nhau, nhường nhịn nhau và thấu hiểu nhau.
Mỗi người đều có cá tính riêng, ai cũng có nhược điểm, hãy tự nhắc nhở mình rằng, thôi được, cứ để cô ấy/anh ấy vui là được.
Giáo sư Khuê muốn nhấn mạnh rằng, vợ chồng sống với nhau, khi khỏe yêu nhau thì hãy yêu cả khi ốm. Khi vui yêu nhau, thì hãy yêu cả khi buồn. Khi trẻ yêu nhau thì hãy yêu cả khi già đi. Yêu ưu điểm thì hãy yêu cả khuyết điểm.
9. Hãy dùng lý trí, không để cảm xúc quyết định việc sinh hoạt
Sức khỏe xuất phát từ những thói quen. Muốn khỏe, bạn cần thực hiện 7 nguyên tắc:
- Ăn đủ 3 bữa
- Ngủ đủ 8 tiếng
- Vận động tối thiểu 30 phút
- Duy trì nụ cười tổng cộng trong 30 phút
- Nên đi đại tiện hàng ngày
- Nên nói chuyện với vợ/chồng, quan hệ vợ chồng không tốt thì không thể khỏe mạnh, khó làm việc tốt.
- Không hút thuốc, không say rượu.
Mỗi ngày đều khỏe thì cả đời sẽ khỏe. Cần nhớ thêm rằng, ăn được không khỏe, biết ăn mới khỏe. Tùy tiện ăn uống, không bao giờ khỏe.
Dựa vào bụng để ăn thì no, dựa vào mồm để ăn thì ngon, còn dựa vào não để ăn thì sẽ khỏe. Hãy ăn sáng như hoàng tử, ăn trưa như người thường, còn ăn tối như kẻ hành khất.
10. Khoai lang là thực phẩm tốt nhất trên thế giới
Xin mọi người ghi nhớ nguyên tắc sau: Nên ăn 70-80% thực phẩm thực vật, chỉ nên ăn khoảng 20-30% thực phẩm động vật.
Chúng ta hiện nay đang làm ngược lại, vì thế rất nhiều bệnh xuất hiện như béo phì, tiểu đường, thống phong...
Nhiều người không quen ăn rau xanh, không có thói quen ăn hoa quả, trẻ con hiện nay đặc biệt không thích ăn rau xanh. Mỗi ngày, nên ăn 2 đến 4 loại hoa quả, 3 đến 5 loại rau xanh, có thể phòng chống ung thư, bảo vệ tim mạch, đây chính là chiến lược dinh dưỡng mới của thế kỷ 21.
Nhật Bản từng là quốc gia mắc bệnh ung thư nhiều nhất, để giảm thiểu tình trạng này, người Nhật đã nghĩ ra rất nhiều phương pháp, nhưng đều không có hiệu quả, cuối cùng họ đã dần dần tìm ra, chọn lọc ra từ rất nhiều loại rau xanh 20 loại có thể phòng chống ung thư tốt nhất.
Trong đó khoai lang luộc, khoai lang sống, đứng vị trí số 1, rau xanh lá đứng thứ 2.
Để phòng chống ung thư, bảo vệ nội tạng, làm mềm huyết quản, thông tiện… đều không thể thiếu hai loại thực phẩm này.




Vỗ tay 36 cái

Vỗ tay 36 cái: Cách chữa bệnh nổi tiếng Trung Quốc vì chữa nhiều bệnh không dùng thuốc




Theo chuyên gia Đông y, vỗ tay là bài tập vô cùng đơn giản mà bất kỳ ai cũng có thể thực hiện. Duy trì hàng ngày theo hướng dẫn này, có thể hỗ trợ chữa rất nhiều loại bệnh.


Đông y quan niệm rằng, bàn tay là hình ảnh thu nhỏ của các cơ quan nội tạng trong cơ thể. Nhiều loại bệnh tật phát sinh trong nội tạng, có thể được loại bỏ và tự biến mất nếu chúng ta tác động đến các huyệt vị trên bàn tay một cách có chủ ý.

Đặc biệt các bệnh liên quan đến nội tạng, tê phù, đau tim, viêm phổi, các bệnh về mắt, sẽ được cải thiện rất nhiều chỉ bằng cách vỗ tay 36 cái mỗi ngày theo hướng dẫn sau đây.

Cách thực hiện:

Vỗ 36 lần/động tác như mô tả trên hình ảnh (x. trên internet) vào thời gian bất kỳ trong ngày. Tiện nhất là làm vào buổi trước khi ngủ hoặc buổi sáng sau khi thức dậy.

1. Chữa các bệnh trên khuôn mặt như mờ mắt, viêm mũi, đau răng, phòng chống cảm lạnh.

Nắm tay lại và vỗ 2 ngón cái chạm nhau.

2. Ngăn chặn sự thoái hóa xương như nhức đầu, đau cổ, phòng chống yếu xương; thoái hóa xương.

Ngửa bàn tay, vỗ 2 ngón út chạm nhau.

3. Phòng và chữa bệnh liên quan đến tim phổi như bệnh tim, đau ngực, đau thắt vùng phổi và lồng ngực.

Vỗ cổ tay, đường chỉ cổ tay chạm nhau.

4. Chữa các vấn đề về tay chân như tê mỏi, đau nhức, các vấn đề về tuần hoàn, thần kinh ngoại biên.

Vỗ đan chéo các ngón tay giao nhau.

5. Điều trị các bệnh về tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng

Vỗ đan chéo ngón trỏ và ngón cái

6. Chữa các triệu chứng mệt mỏi, loại bỏ căng thẳng, giúp minh mẫn, tỉnh táo, vui vẻ trở lại, giảm lo lắng

Vỗ lòng bàn tay bọc nắm đấm tay còn lại, đổi bên

7. Chữa trị các vấn đề liên quan đến nội tạng như bệnh tiểu đường, điều chỉnh chức năng cơ quan nội tạng.

Vỗ cho 2 sống lưng tay chạm nhau

8. Mátxa tai thúc đẩy tuần hoàn máu, điều chỉnh và cải thiện việc lưu thông máu trên khuôn mặt, giúp ngăn ngừa các cục máu đông.

Mátxa tai từ trên xuống dưới.

9. Dùng bàn tay xoa nóng, che mắt để chữa mỏi mắt, phòng chống cận thị, giảm tác hại cho người thường xuyên dùng điện thoại di động, máy tính, nhân viên văn phòng làm việc lâu khiến thị giác mệt mỏi.

Xoa nóng bàn tay, che ốp lên mắt.

+++

Bài tập Vỗ tay 36 cái đang nổi tiếng khắp Trung Quốc và cộng đồng Hoa kiều, những người thích theo phong trào "sức khỏe xanh" chữa bệnh không dùng đến thuốc.



Vai trò của Dinh Dưỡng

Từ khoảng thế kỷ thứ V trước Công nguyên, danh y Hy Lạp là Hippocrates đã chủ trương rằng, để phòng ngừa và điều trị một số bệnh, ta chỉ cần áp dụng những chế độ ăn uống cân bằng hợp lý và sống hài hòa với thiên nhiên.
Ở Trung Hoa xưa kia, ngoài việc triều chính, vua Hoàng Đế đã biết chỉ dẫn cho dân chúng về bệnh tật, cũng như cách sản xuất lương thực và sử dụng những món ăn thức uống có tác dụng trị bệnh và có lợi cho sức khỏe.
Các vị danh y Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ong của Việt Nam trước đây, đều nhấn mạnh vai trò quan trọng của ẩm thực trong việc ngăn ngừa và chữa trị một số bệnh. Hãy nghe lời khuyên sau đay của danh y Tuệ Tĩnh: :
“Muốn cho phủ tạng được yên;
Bớt ăn mấy miếng, nhịn thèm hơn đau”.
Hoặc:
“Chết vì bội thực cũng nhiều;
Ngờ đâu lại có người nghèo chết no”.
Như vậy, có thể nói rằng từ rất xa xưa, các vị danh y trên khắp thế giới hầu như đều đã nhận biết được là vấn đề dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, có thể giúp ta phòng trị bệnh cũng như duy trì được một cuộc sống luôn khỏe mạnh.
Khái niệm
Nói một cách đơn giản và dễ hiểu thì khoa Dinh Dưỡng là khoa học về dinh dưỡng. Tuy nhiên, cụ thể và chi tiết hơn, thì đây là bộ môn khoa học nghiên cứu về:
-         Thực phẩm và các chất dinh dưỡng;
-         Tác dụng của chất dinh dưỡng tới các điều kiện sức khỏe và bệnh tật của cơ thể;
-         Tiến trình tiêu hóa thức ăn, bao gồm từ lúc cơ thể tiếp nhận thực phẩm, chuyển vận qua hệ tiêu hóa để hấp thụ các chất dinh dưỡng và loại bỏ phần cặn bã ra khỏi cơ thể.
Còn sự Dinh dưỡng là quá trình trong đó thực phẩm được đưa vào cơ thể và cách thức cơ thể sử dụng chất dinh dưỡng thu được từ những thức ăn đó cho các nhu cầu của tế bào, cơ quan.
Mục đích của sự Dinh Dưỡng
Dinh dưỡng có ba mục đích chính:
1- Tạo điều kiện thuận lợi để cơ thể có sức khỏe tốt lành;
2-Phòng ngừa các bệnh liên quan tới dinh dưỡng;
3-Khôi phục sức khỏe sau thời kỳ bệnh tật, thương tích.
Người Anh có câu ngạn ngữ rằng “You are what you eat” (Ăn ra sao thì người thế ấy”, đó cũng là nói lên tầm quan trọng của vấn đề dinh dưỡng.
Thực phẩm ăn vào, sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của ta trong suốt các giai đoạn khác nhau của đời người. Ăn uống không đúng với tình trạng sinh lý, cơ thể sẽ có hậu quả xấu mà đôi khi chỉ với một vài thay đổi nhỏ về dinh dưỡng cũng cải thiện sức khỏe rất nhiều.
Cứ nhìn người Á Châu lấy căn bản thức ăn là gạo, ít calcium, thường đều nhỏ con hơn dân Âu châu ăn lúa mỳ, nhiều calcium.
Quan sát người Việt ta, trước đây dân miền Bắc, miền Trung dinh dưỡng thiếu hụt, nên cơ thể nhỏ hơn so với người sanh trưởng ở miền Nam, gạo lúa dư thừa.
Con cháu chúng ta ở nước ngoài, dinh dưỡng tốt, nên cháu nào cũng to hớn hơn bố mẹ, ông bà.
Cho nên mỗi người cần có một thói quen ăn uống lành mạnh. Nhiều người ý thức được việc đó, nhưng ít người thực hiện được. Vì thế, càng tìm hiểu nhiều về ích lợi, cũng như tác hại của dinh dưỡng với sức khỏe, ta càng biết cách ăn uống sao cho thích hợp và có lợi cho sức khỏe.
Các lời khuyên về phương cách ăn uống thì nhiều và khác nhau, nhưng mục đích đều hướng về sự bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên cũng có người bối rối, không biết theo lời khuyên nào, nên tùy hứng làm theo ý mình. Thế là người ta đã tạo ra một thói quen đôi khi xấu nhiều hơn tốt. Do đó, việc tập luyên thói quen tốt trong ăn uống đôi khi cũng không hẳn là dễ dàng
Thói quen ăn uống cũng thay đổi tùy chủng tộc, văn hóa, khả năng cung cầu, điều kiện tâm lý, nếp sống cá nhân, sự hấp dẫn của món ăn, cách thức mời chào, quảng cáo của giới sản xuất.
Hầu hết các quốc gia đều có đưa ra những tiêu chuẩn về dinh dưỡng cho người  dân, quy định mức dinh dưỡng tối thiểu để cơ thể tăng trưởng mạnh và phát triển trí óc tốt, đồng thời tránh được bệnh tật cũng như kéo dài tuổi thọ. Ngoài ra, còn có các chương trình quốc gia hướng dẫn để người dân biết cách  áp dụng những tiêu chuẩn ấy trong việc ăn uống hàng ngày.
Chất dinh dưỡng
Trước hết, cần có sự phân biệt giữa thực phẩm hoặc thức ăn (Foods) với chất dinh dưỡng ( Nutrients).
Thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng. Thịt, cá, rau, trái cây, gạo đều là thực phẩm. Đa số thực phẩm cần được nấu nướng, chế biến để trở thành món ăn.
Chất dinh dưỡng là những chất nuôi sống cơ thể và có sẵn trong thực phẩm. Các chất này rất cần thiết cho sự thành hình của bào thai, sự lớn của trẻ sơ sinh, sự tăng trưởng từ tuổi thơ tới tuổi trưởng thành và duy trì sức khỏe cơ thể trong suốt cuộc đời.
Tình trạng cơ thể tùy thuộc một phần lớn vào chế độ dinh dưỡng mà ta áp dụng.
Mỗi chất dinh dưỡng có một hoặc nhiều tác dụng như:
  1. Cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể;
  2. Cung cấp nguyên  liệu để cấu tạo và  tu bổ các mô, tế bào;
  3. Tham dự vào sự điều hòa các sinh hoạt cơ thể.
Các nhà dinh dưỡng ước lượng có tới vài chục chất dinh dưỡng khác nhau dưới dạng đơn thuần hoặc hỗn hợp, được chia làm sáu nhóm chính: nhóm carbohydrat, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm sinh tố, nhóm khoáng chất, và nước.
Mỗi loại thực phẩm chứa một số chất dinh dưỡng khác nhau, cho nên ta cần có chế độ ăn đa dạng, mới có đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Một chất dinh dưỡng được coi là thiết yếu khi sự thiếu nó, sẽ làm suy giảm một số chức năng của cơ thể. Nếu chất này được bổ sung kịp thời trước khi tổn thương xẩy ra, thì cơ thể sẽ trở lại bình thường.
Ngoài chất bổ dưỡng, năng lượng là nhu cầu kế tiếp mà chất dinh dưỡng phải cung cấp cho cơ thể.
Các nhóm chất đạm, chất béo và carbohydrat đều cung cấp năng lưọng.
Các nhóm sinh tố, muối khoáng và nước không cung cấp năng lượng, nhưng rất cần thiết cho các mục đích khác.
Ngoài ra, trong thực phẩm, còn vài chất không được xem là dinh dưỡng, nhưng lại cung cấp năng lượng. Đó là các chất xơ, rượu, đường.
Một chế độ dinh dưỡng nhiều về lượng và phẩm, cũng chưa đủ để có một sức khỏe tốt nếu không có sự cân đối hợp lý các thành phần dinh dưỡng. Trong cơ thể, các cơ quan luôn luôn hoạt động một cách nhịp nhàng tương ứng, để sử dụng các chất dinh dưỡng khác nhau cho các nhu cầu về năng lượng, kiến tạo cũng như tu bổ các mô tế bào sau khi bị thương tích, bệnh tật.
Số lượng thực phẩm tiêu thụ còn tùy thuộc các yếu tố xã hội, tâm lý, sinh học của con người. Tâm trạng vui buồn đều có ảnh hưởng tới sự ăn uống và tiêu hóa chất dinh dưỡng. Các phản ứng sinh hóa trong cơ thể cũng ảnh hưởng tới sự hấp thụ và chuyển hóa dinh dưỡng.
Tóm lại, chất dinh dưỡng có thể làm ta mập hay gầy ốm, hoạt động nhanh nhẹn hay chậm chạp, sống vui khỏe hay thường xuyên đau ốm... Nghĩa là chất dinh dưỡng có rất nhiều ảnh hưởng.
Nhu Cầu.
Một chế độ dinh dưỡng có thể xem là:
a-Thỏa đáng: khi cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho các hoạt động, chức năng của cơ thể, cũng như có dự trữ cho nhu cầu cấp bách.
b-Không đầy đủ: khi hấp thụ ít hơn nhu cầu. Trong trường hợp này, cơ thể sẽ lấy nguyên liệu từ kho dự trữ để nuôi dưỡng và tái tạo tế bào. Kho sẽ vơi dần dần nếu không được bổ sung.
Lấy ví dụ: hồng huyết cầu chỉ sống khoảng 120 ngày, tế bào niêm mạc ống tiêu hóa cần được thay thế mỗi tuần lễ. Tất cả đều cần có nguyên liệu từ chất dinh dưỡng. Nếu chỉ thiếu dinh dưỡng trong thời gian ngắn, kho dự trữ có thể đáp ứng, nhưng nếu kéo dài lâu ngày, sẽ nảy sinh nhiều bệnh tật liên quan.
c-Quá mức: khi cung cấp chất dinh dưỡng nhiều hơn nhu cầu, sẽ tạo ra tình trạng dư thừa. Chẳng hạn, sắt rất cần cho việc tạo huyết cầu tố, nhưng quá nhiều sẽ đưa tới suy gan; Năng lượng thừa dư được cơ thể hấp thụ và chuyển sang dự trữ, quá nhiều sẽ gây ra tình trạng béo phì.
Mọi người đều cần những thành phần dinh dưỡng như nhau, bất kể tuổi tác, giới tính,  chủng tộc, điều kiện sinh hoạt khác nhau. Tuy nhiên, về số lượng thì mỗi cơ thể đều có nhu cầu khác biệt.
Cơ thể càng to lớn thì nhu cầu càng cao.
Một người hoạt động nhiều, chắc chắn cần nhiều thực phẩm hơn người sống tĩnh tại.
Khi ngủ nghỉ, nhu cầu năng lượng giảm; khi cơ thể run vì lạnh, thì cần thêm năng lượng để khỏi lạnh cóng.
Thực phẩm sản xuất ra năng lượng mà đơn vị đo cơ bản là calori (Cal).
Một calori là số năng lượng đủ để làm tăng nhiệt độ của một gram nước lên 1ºC. Vì đơn vị calori quá nhỏ, cho nên khi tính toán năng lượng, người ta thường dùng kilocalorie (Kcal), tương đương với 1000 calori.  Mặc dù do thói quen người ta vẫn gọi là calori, nhưng trong dinh dưỡng, nên hiểu là được dùng để chỉ cho kilocalorie (Kcal).
Mức cung cấp năng lượng của một vài nhóm thực phẩm tiêu biểu như sau:
1 gram carbohydrate cho 4 Kcal
1gram chất béo cho 9 Kcal
1 gram chất đạm cho 4 kcal
1 muổng canh đường cát trắng tinh chế (khoảng 4 gr) cho 16 Kcal.
Một muổng canh dầu thực vật (khoảng 5 gr) cho 45 Kcal.
Khẩu phần ăn, phải phù hợp với mỗi người, không gây cảm giác ngây ngất mệt mỏi vì ăn quá no, nhưng cũng không ăn quá ít, vì sẽ không cung cấp đủ dinh dưỡng cho hoạt động của cơ thể.
Thông thường, khi ăn, con người chỉ nhìn thấy món ăn mà không biết được mối tương quan giữa dinh dưỡng trong bữa ăn với những điều kiện sức khỏe và bệnh tật của cơ thể. Vì vậy, nếu có một hướng dẫn đúng đắn để lựa món ăn thích hợp với nhu cầu cơ thể, là điều lý tưởng và hữu hữu ích nhất.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Lời khuyên chung của các chuyên gia dinh dưỡng và y tế về sự ăn uống là chúng ta nên:
1-Ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau, vì mỗi loại có chất dinh dưỡng mà loại khác không có.
Chẳng hạn sữa mẹ được coi như gần hoàn hảo, nhưng lại có ít sắt và sinh tố D.
Sữa bò có nhiều đạm, nhưng rất ít sắt và không có chất xơ.
Thịt động vật có vú, nhiều đạm, nhưng ít calci.
Trứng không có vitamin C và có rất ít calci vì hầu hết nằm ở vỏ trứng.
Như vậy cần có chế độ ăn đa dạng mới cung cấp đủ chất dinh dưỡng.
2-Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức trung bình. Để tránh tăng cân quá mức, chỉ nên ăn đủ số năng lượng mà cơ thể cần.
3-Giảm chất béo động vật bão hòa và cholesterol: lượng cholesterol ăn vào mỗi ngày không quá 300mg; chất béo động vật bão hòa, không chiếm tỷ lệ quá 10% tồng số năng lượng được cung cấp mỗi ngày. Cho nên mọi người cần dùng dầu thực vật với chất béo chưa bão hòa. Mức tiêu thụ chất béo nói chung, không nên quá 30% tổng số năng lượng mỗi ngày.
4-Giảm thịt động vật có nhiều mỡ, hoặc loại bỏ bớt mỡ khi ăn thịt; ăn nhiều cá. Việc ăn thịt, tự nó, không có hại cho người khỏe mạnh, nhưng ăn nhiều thịt, thường kèm theo nhiều chất béo và cung cấp nhiều năng lượng.
5-Dùng sữa đã gạn bỏ bớt chất béo.
6-Ăn thực phẩm có chất xơ và tinh bột.
7-Tránh tiêu thụ quá nhiều đường tinh chế. Đường không gây bệnh tiểu đường, bệnh tim như nhiều người vẫn lầm tưởng, nhưng vì có nhiều năng lượng,  nên dễ dẫn tới béo phì, một nguy cơ của bệnh tiểu đường loại 2.
8-Giới hạn muối không quá 2500 mg mỗi ngày để giảm thiểu rủi ro bị cao huyết áp.
9-Hạn chế rượu bia. Nếu không thể bỏ hẳn thì không nên quá 350 ml bia hoặc 150 ml rượu vang, rượu mạnh thì không quá 50ml, hai lần một ngày đối với nam giới, một lần với phụ nữ..
Hậu quả của chế độ dinh dưỡng sai.
Chế độ dinh dưỡng sai, có nguy cơ đưa tới một số bệnh tật. Sai, có thể là quá dư, quá thiếu, hoặc không cân đối.
Thiếu dinh dưỡng, cơ thể sẽ chậm phát triển, trí nhớ kém, sức đề kháng bệnh tật của cơ thể giảm, cơ thể suy nhược và đưa tới giảm tuổi thọ.
Dinh dưỡng dư thừa sẽ dẫn đến  các bệnh kinh niên, như  bệnh tim, ung thư, cao huyết áp, tai biến đông mạch não, tiểu đường. Ngoài ra, còn có thể mắc phải những bệnh khác như xơ gan, viêm túi ruột, hoặc tai tai nạn, tự tử do tiêu thụ nhiều rượu.
Dinh dưỡng sai, mà lại thiếu vận động cơ thể, còn đưa tới nhiều ảnh hưởng không tốt khác cho sức khỏe.
Dinh dưỡng không đúng cũng gây ra tổn thương về nhiều phương diện cho các thế hệ sau.
Nghệ thuật ăn uống
Mục tiêu chính của ăn uống là để có chất bổ dưỡng nuôi cơ thể, như các cụ ta vẫn nói “An để mà sống”. Nhưng ăn uống cũng là cả một nghệ thuật và việc ăn uống trong cuộc sống còn đáp ứng một số nhu cầu khác:
-Bữa ăn chung, tạo ra sự ràng buộc, gắn bó giữa con cái với cha me, giữa mọi người trong gia đình với nhau.
-Phương thức ăn uống bộc lộ nền văn hóa dân tộc, vì mỗi dân tộc đều có những quan niệm, hiểu biết, kinh nghiệm khác nhau về ăn uống (văn hóa ẩm thực).
-Mời nhau ăn uống cũng là một hình thức giao tế phổ biến ở mọi từng lớp, như các bữa ăn thân mật, tiệc giao lưu hay những buổi chiêu đãi ngoại giao.
-Nấu ăn ngon cũng là một nghệ thuật mang tính sáng tạo, mà ai cũng có thể học hỏi ở từng mức độ khác nhau.
-Mời nhau dự tiệc tại một nhà hàng danh tiếng cũng chứng tỏ mình là người sành điệu, biết thưởng thức món ăn.
-Ăn uống ngon cũng là một sự hưởng thụ chính đáng trong cuộc sống. Việc ăn uống không chỉ là để nuôi dưỡng cơ thể, mà còn có thể mang lại niềm vui sống.
-Biết cách cất giữ thực phẩm chứng tỏ mình là người lo xa, cẩn thận.
Ngoài ra, cũng có người lấy sự ăn uống để hy vọng giải quyết các cảm xúc khó khăn, căng thẳng, hoặc dùng sự ăn uống để kiểm soát, kiềm chế người khác.
Tùy theo cảm nghĩ của mình mà việc ăn uống trở thành hấp dẫn, ngon lành hoặc phải miễn cưỡng, ngồi ăn cho xong bữa.
Người Việt ta vẫn có nhiều quan niệm phổ biến về việc ăn uống, chẳng hạn như: thức ăn ngon phải hợp với thời tiết trong năm (mùa nào thức đó); phải có chỗ ngồi ăn ngon chứ không phải bạ đâu ngồi đó mà ăn (ăn có nơi, ngồi có chỗ); cần bạn bè tâm giao, biết thưởng thức để cùng ăn và tạo một không khí vui vẻ thân mật thì món ăn càng ngon thêm.
Ăn đúng cách, đòi hỏi sự hiểu biết về thức ăn và nhu cầu của cơ thể trong các giai đoạn khác nhau của đời người. Đặt thực phẩm đúng vị trí, hiểu tầm quan trọng của chúng, rồi tạo ra danh mục cung cấp dinh dưỡng cần thiết, tốt nhất cho cơ thể.
Vừa phải, cân đối, đa dạng là những yêu cầu chung rất cần thiết để thỏa mãn nhu cầu năng lượng và mang lại sức khỏe tốt.
Cần tuân theo việc ăn uống điều độ, đúng giờ giấc, đúng cách thức. Thực hiện được như thế, lâu dần sẽ thành thói quen tốt trong việc ăn uống.
Thói quen này cũng tùy thuộc vào nhiều yếu tố như hiện trạng sức khỏe, hiểu biết về dinh dưỡng, tín ngưỡng, tôn giáo, chủng tộc, trình độ giáo dục; nghề nghiệp, tình trạng kinh tế cá nhân, sống ở thành thị hay thôn quê, ảnh hưởng từ bạn bè, hương vị, vẻ hấp dẫn của món ăn và cách thức món ăn được quảng cáo.



Nước và Tim

Nhiều người nói rằng họ không muốn uống nước trước khi ngũ để không phải dậy ban đêm đi tiểu.
Tôi hỏi bác sĩ tim mạch của tôi vài câu sau đây:
1. Tại sao người ta cần tiểu đêm nhiều lần?
Khi bạn đứng hay ngồi, trọng lực giử nước ở phần dưới cơ thể bạn. Đó là lý do tại sao chân bạn có thể sưng phù lên. Khi bạn nằm xuống, phần dưới cơ-thể và hai quả thận của bạn được ở thế thăng bằng, lúc đó, hai quả thận thải nước cùng những cặn bả khác, vì lúc đó là lúc phế thải dể dàng nhứt! Nước rất cần-thiết để thải những cặn bã trong cơ-thể bạn..
2. Lúc nào là lúc thích hợp để uống nước?
Cần uống vào những lúc nhứt định để nước phát huy tối đa tác dụng trong cơ-thể bạn:
-         2 ly nước sau khi thức dậy buổi sáng, kích hoạt các nội tang.
-         1 ly nước, 30 phút trước mỗi bữa ăn, trợ giúp tiêu hóa thức ăn.
-         1 ly nước trước khi tắm, làm dịu các mạch máu, giúp máu lưuthông đều.
-         1 ly nước trước khi ngủ, giúp giúp máu lưu thông đều lên óc, hay trở về tim.
Uống nước trước khi ngủ, còn giúp tránh bị vọp bẻ chân ban đêm! Khi bị vọp bẻ, cơ chân cần nhứt nước và sự ẩm-ướt.
3. Tim (thuốc aspirine như chất làm loảng máu)
Nếu bạn uống aspirine mỗi ngày, uống vào lúc chiều tối, là tốt nhứt! Vì sao? Vì aspirine phát tác tốt vào giữa ngày 24 giờ. Do đó: nếu phần nhiều những cơn đau tim xảy ra vào lúc tưng bửng sáng, thuốc aspirine trong cơ thể bạn sẽ có hiệu lực mạnh nhứt!
Những viên asprirines có thể còn hiệu lực sau nhiều năm nằm trong tủ thuốc của bạn. Lưu trử lâu ngày, những viên thuốc ấy có mùi giấm! Do đó, sao không cất giữ chúng trên bàn đầu giường của bạn?
Ngoài những cơn đau ở tay trái, còn có nhiều triệu chứng khác báo-hiệu cơn đau tim: những cơn đau mãnh liệt trong càm (và hàm răng), buồn nôn, và đổ nhiều mồ hôi… Nhưng những triệu chứng ấy xuất hiện ít thôi.
Lưu ý: ngay cả trước cơn đau tim, có thể bạn không cảm thấy đau tí nào cả ở
ngực!
Bất cứ lúc nào nếu bạn thức dậy, vì đau mãnh liệt ở ngực, hãy nuốt ngay tức thì 2 viên aspirins với một ít nước. Gọi cứu cấp và nói vào điện thoại: đang cơn đau tim và đã uống 2 viên aspirins!
NGỒI trên ghế gần cửa ra vào và đợi ban cứu cấp đến!
NHỨT LÀ , KHÔNG ĐƯỢC NẰM!!!
Bác-sĩ tim mạch có tuyên bố một mạng người có thể được cứu sống khi lên cơn đau tim!




Bệnh Giời leo (ZONA) - Shingle’s shoot


Còn gọi là Giời ăn, mà con Giời là con chi chi ?
Mấy loại thuốc thoa bán tự do OTC (Over The Counter) như Avira antivirus không trị được đâu!  Dân gian ngâm đậu xanh sống cả vỏ cho thật mềm, ngậm nhai nát trong miệng, lúc mặt trời vừa lặn (dĩ nhiên ngày có 1 lần), phun lên da bị Herpes, kết quả cho thấy:  mát thì có mát, trị liệu thì No Way!!!
Ở Việt Nam, chẳng cứ người bình dân ít học, mà ngay người học thức đầy bồ, nếu thấy trên cổ, trên mặt, trên lưng, bắp vế, bắp tay, thậm chí cả khu “Tam giác quỷ” của mình, xuất hiện một vệt đỏ hơi sần sùi mụn cám. Ban đầu còn tưởng bị côn trùng đốt, hoặc nổi mề đay, nhưng thấy vết đỏ nọ không lặn, mụn cám phồng dần, không ngứa mà lại đau nhức, họ biết ngay đã bị Giời leo. Thay vì đi Bác sĩ, họ lại tìm tới Thầy khoán. Chung quanh việc chữa bệnh Giời leo bằng cách khoán, có nhiều điều “hơi bị lạ”!.
Từ Thầy khoán … Khoán:  Hiểu nôm na là giao phó, lãnh nhận trọn vẹn (trong nghĩa bán khoán, nhận khoán, mua khoán, thầu khoán … ). Trong bệnh Giời leo (cả bệnh quai bị), khoán có nghĩa là “rào” vùng bị đau lại, không cho bệnh “dời” hay “leo” sang chỗ khác. Khi con bệnh đến xin khoán, nếu thấy vết đỏ chưa lan rộng, mụn chưa chảy nước, người bệnh chưa bị những cơn đau nhức dữ dội hành hạ, thì có nghĩa mới bị một tuần đổ lại, và cơ may chữa lành bệnh là trăm phần trăm, Thầy khoán sẽ dùng vôi ăn trầu (hay mực tầu) vẽ một vòng tròn quanh vết đỏ để phong tỏa “Giời”. Quá trình chữa bệnh diễn ra chừng một phút, không đau đớn, không va chạm, không uống thuốc, dán bùa, quất roi dâu, như kiểu trục bệnh của Thầy pháp.  Người chữa chỉ đơn giản đốt ba nén nhang, bảo người bệnh nhắm mắt lại, quơ nhang vẽ ngoằn ngoèo trước vết đau, đọc lầm thầm vài câu bùa chú gì đó, rồi ngậm một nhúm bột trắng (là gạo, và nếp giã chung) nhắm thẳng những vết sưng đỏ trong vòng khoán, thổi phù phù. Thầy thổi xong, người bệnh ra về. Tối mai, tối mốt, đến khoán tiếp. Đủ ba tối thì thôi. Vết đỏ bớt sưng tấy, chuyển từ mầu đỏ sang đỏ sẫm, rồi thâm đen. Các mụn khô mặt, tróc vẩy. Bệnh lui dần, hết hẳn.  (sic).
Để tạ Thầy, thường con bệnh mua đĩa trái cây, hay trà bánh cúng tổ. Cũng có người “bỏ bao thư”, nhưng chỉ năm ba chục ngàn gọi là. Nói về những khoản thu nhập ít ỏi, thất thường này, thầy Ba Nghĩa ở Tân Uyên - Bình Dương cho biết:  Hai mươi tám năm làm Thầy khoán Giời leo, khoán quai bị, chữa trật khớp tay chân, hầu như thầy chỉ “ăn hương ăn hoa” là chính. Ai làm Thầy khoán cũng đều vậy, chẳng riêng Thầy, nghĩa là phải mưu sinh bằng nghề khác, còn khoán chỉ coi là duyên, là nghiệp, chứ không phải nghề. Người làm Thầy khoán, lúc thọ giáo với Sư phụ, phải thề không ăn tiền, không lợi dụng người bệnh. Nếu làm trái lời thề, sẽ tự nhiên bị “phế võ công”. Giải thích nguyên nhân gây bệnh Giời leo, dân gian đều bảo tại con Giời - một loài côn trùng phát lân tinh giống đom đóm, nhưng chỉ nhỏ cỡ đầu tăm - gây ra. Chặp tối, Giời bay kiếm ăn, quẹt trúng quần áo phơi ngoài trời. Lỡ mặc phải quần áo bị Giời quẹt trúng này, đương nhiên bị bệnh Giời leo (có lẽ vì thế, ở thôn quê, người ta không phơi đồ ban đêm).
Một nữ bệnh nhân, kẻ viết bài gặp ở chỗ thầy Ba Nghĩa, kể thoạt đầu nghi bị Giời leo, nhưng mới xin được việc làm, không dám nghỉ đi trị bệnh, sợ mất việc, đành ở nhà, ai chỉ gì làm đó. Từ giã đậu xanh, giã lá chùm ruột đắp chỗ đau, tới “âm thầm” viết tên tuổi vô lá mướp đắng, gói kín, không nói cho ai hay, lén giắt dưới ông Táo.  Rốt lại, sau mươi bữa, vết Giời leo từ bụng lan ra sau lưng. Lan tới đâu, nhức kêu trời tới đó. Khi người nhà chở chị tới xin khoán, xem vết thương xong, thầy Ba Nghĩa thở dài. Người nhà lo lắng hỏi: Chữa được không Thầy ?. Thầy Ba nói mát:  Sao không đợi Giời chạy giáp vòng luôn hẵng tới. Chạy giáp vòng thì sao? Thì chết chứ sao! Kinh nghiệm cho thấy: mới phát bệnh Giời leo mà khoán ngay thì hết dễ dàng. Nếu bệnh đã phát kịch liệt, “Giời” chạy lung tung, các dây thần kinh bị thương tổn nặng, việc chữa trị sẽ rất khó khăn, lâu lắc, thậm chí không tác dụng. Tân Uyên, Tân Ba, Thành Hội, người chết vì Giời leo thỉnh thoảng vẫn có …  Nói tóm lại, Giời leo là bệnh quái ác, không nên coi thường. Người bị Giời leo một lần rồi, chưa chắc được miễn nhiễm. Đang chữa Giời leo bằng cách khoán, phải kiêng ăn “đồ phong” như: tôm cua, thịt bò. Đặc biệt, không được viếng đám ma. Cũng không nên phối hợp vừa chữa thuốc tây, vừa đi khoán, trừ khi muốn “thăng thiên” sớm.
Tới Bác sĩ… Với những chứng cớ khoa học, giới Tây y đã minh oan cho con Giời, đồng thời chỉ đích danh thủ phạm gây bệnh Giời leo, là virus Herpes Zoster (cũng là virus gây bệnh Thủy đậu). Bệnh này tuổi nào cũng có thể “được” nếm mùi, nhưng ưu tiên nhất, vẫn là các vị tuổi 60 trở lên (tính trung bình, ở Mỹ, trong số trên dưới một triệu người mắc bệnh Giời leo mới hàng năm, thì phân nửa là người cao tuổi). Khi mới bệnh, đi Bác sĩ ngay thì sẽ không nếm được những cơn đau “như có hàng trăm con ong cùng chích một lúc”, hay “như có cái khoan khoan xoáy vào trong xương tủy”. Bệnh nhân được khuyến cáo không đắp các thứ lá vớ vẩn dễ nhiễm trùng da, không cúng quẩy, bùa chú, mà phải sử dụng vài biệt Dược như uống:
-  Acyclovir (uống 5 lần/ ngày, từ 7 ngày - 10 ngày), hoặc:
-  Valacyclovir (3 lần/ ngày, uống 7 ngày),
-  Famcyclovir (3 lần/ ngày - uống 7 ngày),
-  Thoa :  Ointment Zovirax, hoặc Acyclovir nhiều lần/ ngày.
Đồng thời, đắp gạc mỏng lên vết thương, giúp ngăn không cọ xát vào quần áo. Tùy theo thể tạng người bệnh, tình trạng bệnh, những loại thuốc giảm đau, chống trầm cảm, tăng sức đề kháng, có thể được Bác sĩ chỉ định dùng thêm.
Một “Cụ tao” (tuổi cụ, nhưng thích xưng tao) trong làng báo trước năm 75, hai năm trước sang Mỹ theo diện bảo lãnh, mới đây “” về trong tình trạng điếc một tai, suýt mù một mắt và bả vai thì “vô cùng bi kịch”. Ông này diễn tả “giá có súng, tao nhờ mày bắn nát vai tao, có lẽ còn dễ chịu hơn!”. Vì sao nên nỗi? Thì Giời leo! Sao không đi khoán? Khoán con khỉ! Bị lúc đang ở Hawai với đám con cháu. Biết kiếm đâu ra Thầy khoán An Nam. Đòi về, chúng không cho về một mình. Để cả bọn vì mình, kéo về hết thì mất vui. Thế là cứ cắn răng chịu. Hết một tuần, về lại San Jose. Chỗ này mách ông A, chỗ kia mách ông B. Khốn nỗi, chả ông nào ở gần. Muốn tới họ, phải cưỡi máy bay, phải cậy con đưa đón. Mà con thì bận đi làm. Đành nằm nhà, gọi bạn (cũng già) đến khiêng đi chữa trị. Qua tay vài lang Tây, lang Ta, Thầy khoán. Thầy nào cũng lắc đầu ái ngại bảo để trễ quá, chữa không ăn thua! Con cái đành đưa “Cụ tao” về lại Sài Gòn, chuẩn bị cho cụ “lên đường”.
Nghe kẻ viết bài nhắc “đồ Giời leo khốn nạn”, cụ ngồi bật dậy, tuôn một tràng những hiểu biết thu thập từ internet, bạn bè, và nhất là từ “cái thằng tao”. Cụ dặn đi dặn lại “mày” viết cho bên ấy biết, bệnh Giời leo (còn gọi là bệnh Zona thần kinh, hay bệnh Shingles) là không chủ quan được đâu. Bị, thì cố tìm cách chữa ngay. Đừng sợ phiền con cháu. Đừng nghĩ mình chịu được mà nằm nhà uống thuốc cầm chừng. Làm thế, trước sau gì cũng chết, không phải chết vì bệnh, mà chết vì đau đớn. Đau Giời leo không đau nào so được, kể cả đau đẻ, vì đau đẻ chỉ một hai ngày là nhiều, trong khi đau giời leo vừa dữ dội, vừa dai dẳng hàng năm trời lận!.  Chịu đau cỡ tao - ngã mô tô, dám ngồi tại chỗ, nhấc cái đầu gối lên, cầm cục xương lòi ra trắng hếu …  Vậy mà bị giời leo hành, đang nằm, cơ thể tự động giật “pực pực”, nhào luôn xuống giường. Thằng con vội lôi ngay xô nước đá …
Ấy là nghe kể thôi, chứ lúc đó ngất rồi, biết gì đâu. Nhiều vị biết chuyện, đâm ra sợ hãi. Các vị hỏi làm sao phòng trừ ác bệnh. Xin nói ngay, trừ thì chưa có, nhưng phòng thì có rồi. Bác sĩ Nguyễn Ý Đức, ở Tiểu bang Texas, Mỹ, trong một bài viết trên internet về bệnh Giời leo, cho biết: Ở Mỹ, từ năm 2006, thuốc chủng ngừa đã được lưu hành. Tóm lại, trong cuộc chiến phòng và diệt bệnh Giời leo, lang Tây và lang Ta, một bên đại diện cho Khoa học thực nghiệm, một bên đại diện cho Khoa học... huyền bí, chỉ giống nhau ở chỗ cùng thừa nhận bệnh Giời leo gây đau đớn dữ dội, nếu chạy chữa ngay trong tuần đầu thì “no problem” (để muộn, có thể gây biến chứng nặng cho vài bộ phận cơ thể, hoặc nguy tới tính mạng), còn kỳ dư, hai “Lang” khác nhau một trời một vực trong cách giải thích nguyên nhân gây bệnh, và cách chữa bệnh. Đọc đến đây, nếu quí độc giả nào đột nhiên phát hiện trên mình một vệt da mầu đỏ, dầy bì bì, lấm tấm mụn, không ngứa mà chỉ đau nhức thì ... Ôi thôi rồi! Mau mau đi Bác sĩ, hoặc kịp tìm Thầy khoán. Đừng để chậm trễ, đến lúc phải miễn cưỡng “leo lên Giời” theo diện Giời leo thì coi như bổn báo mất đứt một độc giả trung thành. Sẽ buồn và tiếc thương lắm đấy!
Bệnh này (shingle) đang được Super Market Pharmacy SAFEWAY quảng cáo chích ngừa (ngay trong chợ). Nếu bạn 60 tuổi hay già hơn, bảo-hiểm sức-khỏe của bạn trả 100%. Bằng không, bạn phải trả $209.99. Chích trên cách tay gần vai kim chích vào tay chỉ đau bằng 1 phần ngàn của sự đau-đớn, nếu đã  bị bệnh và đau (off & on) kéo dài hàng năm trời. Bệnh này già hay trẻ cũng bị bệnh, nhưng vào tuổi già thì dễ mắc bệnh hơn (vì hệ-thống miễn-nhiễm yếu rồi !).











No comments:

Post a Comment