Chữa táo bón
Chứng táo bón ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng cuộc sống của con
người với các biểu hiện như cảm giác đầy bụng, đầy hơi, đau ở vùng bụng, hay
đánh hơi, buồn nôn, tâm trạng kém, cảm giác mệt mỏi, giảm khả năng lao động.
Đôi khi chứng táo tón gây hội chứng rối loạn thần kinh - luôn lo sợ và luôn
nghĩ về tình trạng bệnh của mình, nghĩ rằng bệnh ngày càng nặng, không thể chữa
khỏi.
Thực chất đạo tiện là quá trình chúng ta tống đẩy những thứ cặn bã
ra ngoài cơ thể mỗi ngày. Nếu mỗi tuần bạn đi ít hơn từ 3-5 lần và mỗi lần đi đại
tiện rất khó khăn thì khả năng rất cao bạn đang bị táo bón. Nhiều bạn nghĩ đây
là tình trạng bình thường và thường bỏ qua những biểu hiện tương tự như thế
này. Điều này hết sức nguy hiểm vì khi táo bón không được điều trị sớm dễ dẫn đến
các trường hợp sau:
Táo bón rất dễ xảy ra
+ Đại tiện ra máu: Do lúc này khối phân quá rắn đi qua hậu môn sẽ
làm rách niêm mạc hậu môn. Mức độ máu nhiều hay ít phụ thuộc vào tổn thương.
+ Nứt kẽ hậu môn: do bệnh nhân rặn quá mạnh khi đi đai tiện không những làm rách niêm mạc hậu môn mà
còn lan tới lớp cơ thắt ống hậu môn.
+ Trĩ nội trĩ ngoại: táo bón dễ làm tăng áp lực lên ổ bụng làm cho
búi trĩ ngày càng to ra.
+ Rò hậu môn: khối phân luôn gây sang chấn làm viêm vùng niêm mạc trực
tràng, ống hậu môn.
+ Tắc ruột – nhiễm độc: phân không đẩy ra ngoài được sẽ tích tụ lâu
trong ruột. lâu ngày sẽ sinh ra vi khuẩn
làm nhiêm độc mạn tính.
+ Ung thư hậu môn trực tràng: hình thành nhiều độc tố deoxycholic
acid, lithocholic acid và các phức hợp nitroso rất dễ gây ra tình trạng ung
thư.
Thực tế thì táo bón nếu để lâu ngày cũng gây ra những hệ lụy nguy hiểm
như bệnh trĩ, nặng hơn sẽ bị biến chứng thành ung thư ruột.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng táo bón. Trong đó, nguyên
nhân táo bón do chức năng chiếm tỷ lệ nhiều nhất.
Đây là nguyên nhân do chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt, thuốc uống
và bệnh toàn thân. Việc ăn ít chất xơ, ăn ngọt nhiều, uống ít nước, thói quen
đi cầu không đúng giờ, ít vận động thể dục sẽ dễ gây ra táo bón.
Táo bón là tình trạng đi ngoài phân cứng, số lần đi tiêu ít hơn bình
thường. Táo bón không quá nguy hiểm nhưng kéo dài gây ảnh hưởng đến sinh hoạt
và gây mất tự tin cho người bệnh.
Đa phần những người bị táo bón là do không uống đủ nước trong ngày.
Uống không đủ nước dẫn đến giảm tỷ lệ nước trong thành phần của phân và gây táo
bón. Bình thường trong thành phần của phân chứa khoảng 75 - 78% nước. Nếu tỷ lệ
nước trong phân giảm xuống còn 50% đã làm khối phân khó khăn di chuyển theo ruột
già, còn nếu tỷ lệ nước trong phân xuống còn 20% thì khối phân hoàn toàn bị tắc.
Khuyến cáo, mỗi ngày uống khoảng 1,5 - 2
lít gồm nước có canh và nước uống ở các dạng khác nhau (nước đun sôi để nguội,
nước chè, nước hoa quả...). Nếu có thói quen đi đại tiện buổi sáng thì ngay sau
khi ngủ dậy uống một cốc nước lạnh (nước sôi nguội, nước khoáng, nước quả) sẽ
có tác dụng kích thích nhu động ruột.
Bên cạnh đó, việc dùng các loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, chống
co giật, thuốc điều trị Parkinson, trị cao huyết áp, thuốc giảm đau, thuốc điều
trị đau bao tử cũng có thể gây nên táo bón. “Ngoài ra, những bệnh như tiểu đường,
chấn thương cột sống, tai biến mạch máu não, bệnh nhược giáp... cũng là nguyên
nhân gây ra táo bón cho bệnh nhân”.
Ngoài ra, táo bón cũng thường xảy ra khi tổn thương thực thể ở đại
tràng làm đại tràng không hoạt động co bóp hay giảm co bóp để đưa phân xuống trực
tràng hậu môn. Tổn thương vùng ống hậu môn và các cơ vùng sàn chậu làm phân ứ đọng
ở bóng trực tràng cũng dễ dẫn đến táo bón.
Dưới đây là 5 bài thuốc nam chữa táo bón từ dân gian hiệu quả nhất.
1. Chữa táo bón nhanh khỏi bằng mật ong
Mật ong có tác dụng giúp phân mềm và vào khuôn, đồng thời kích thích
nhu động của đại tràng, tăng khả năng tống phân và giảm tình trạng táo bón. Để
chữa táo bón, đâu đen 50g đem ninh nhừ thêm mật ong, dùng đều đặn ngày 2 lần.
Sau môt tuần chứng táo bón sẽ giảm rõ rệt.
2. Bài thuốc từ vừng đen
Vừng đen có vị ngọt béo, tính bình, có tác dụng nhuận tràng và thường
được dùng để chữa táo bón. Đối với trường hợp táo bón lâu ngày, có thể áp dụng
bài thuốc từ vừng đen sau cũng rất hiệu quả. Vừng đen 20g, sinh địa, huyền sâm,
mạch môn, sa sâm mỗi vị 16g, thạch hộc 12g, mật ong vừa đủ làm thành viên, mỗi
ngày uống từ 10 – 20g. Có thể dùng thuốc sắc liều thích hợp.
3. Phan tả diệp chữa táo bón
Lá phan tả diệp chứa hàm lượng lớn anthranoid nên có công dụng nhuận
tràng tẩy xổ mạnh. Tuy nhiên bạn đọc lưu ý, chỉ nên dùng phan tả diệp theo liều
lượng 3-4g/ ngày. Nếu dùng quá liều phan tả diệp có thể gây đau bụng, nôn mửa
trong 3-4 giờ. Đặc biệt, không dùng loại thuốc nam này trong trường hợp táo bón
do co thắt, bệnh viêm đại tràng và phụ nữ có thai.
4. Bài thuốc nam chữa táo bón từ rau má
Rau má đã quá quen thuộc trong mâm cơm mỗi gia đình, đặc biệt khi đến
dịp hè. Ngoài tác dụng thanh nhiệt giải độc, trị mụn nhọt lở ngứa, rau má còn hỗ
trợ tốt trong việc điều trị táo bón. Đơn giản nhất, bạn đọc chỉ cần làm sinh tố
rau má uống mỗi ngày đã có thể giúp tình trạng táo bón chuyển biến tốt hơn. Hoặc
áp dụng bài thuốc nam chữa táo bón sau: Vừng đen, đậu đen, nước rau má, nước
rau ngót, lá chút chít, mật ong, huyền sâm, sinh địa, hạt muồng sống mỗi vị từ
4 – 6g sắc uống. Sau một tuần, táo bón lâu ngày cũng sẽ thuyên giảm đáng kể.
5. Bài thuốc nam chữa táo bón từ rau diếp cá
Rau diếp cá vốn được coi thảo dược chuyên trị bệnh trĩ và táo bón. Để
trị táo bón, có thể sao khô lấy 10g rau diếp cá, hãm với nước sôi khoảng 10
phút, uống thay trà hàng ngày, rất đơn giản mà hiệu quả. Rau diếp cá dùng làm
rau ăn hàng ngày cũng giúp táo bón sớm bị đẩy lui.
Cách chữa táo bón bằng mẹo
Dùng hai ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa) lăn quanh miệng độ vài ba
phút - khoảng độ 200 vòng, táo bón sẽ được giải quyết.
Cách lăn như sau: lăn từ mép phải vòng lên môi trên sang mép trái.
Lăn tiếp vào phía dưới và giữa môi dưới rồi kéo thẳng xuống ụ cằm (hình thành một
dấu hỏi lớn chiếm 3/4 quanh miệng). Nhớ lăn từ phải qua trái mới nhuận tràng, hết
táo bón. Ngược lại lăn từ trái qua phải, sẽ càng táo bón hơn đấy.
Lá dâu tằm
Dùng một nắm to lá dâu tằm (loại bánh tẻ khoảng 200 lá), rửa sạch để
ráo nước cho vào một chiếc ấm đổ 2 lít nước đun sôi, sau đó vặn nhỏ lửa đun tiếp
15 phút, để nước nguội dần, uống trong ngày.
Bạn cũng lưu ý một điều, khi đã trở lại bình thường thì không được uống
nữa vì quá liều dễ dẫn đến đi lỏng. Để giữ được nước ấm, nên đổ nước vào phích
uống dần, không được dùng nước để qua ngày và nước quá nguội hiệu quả sẽ không
cao.
Lá cây chữa táo bón
Bồ kết
Dùng quả già, chín đem phơi
hoặc sấy khô. Thuốc có vị cay, mặn, tính ấm hơi độc, quy vào hai kinh phế, đại
trường. Bồ kết chứa chất saponin, một số flavonoid và hợp chất triterpen. Có
tác dụng trừ đờm, khai khiếu, điều trị bệnh táo bón, làm thông sữa. Dùng bồ kết
quả to, sao tồn tính, tán thành bột mịn, uống ngày 1 lần 2g với nước cơm để điều
trị bệnh táo bón.
Đào nhân
Vị thuốc là nhân của hạt đào trong có chứa phần lớn các chất dầu,
ngoài ra có amygdalin, men elmusin, một ít tinh dầu. Đào nhân vị đắng, ngọt,
tính bình, quy vào hai kinh tâm, can. Có tác dụng hoạt huyết, trừ ứ, nhuận
tràng. Liều dùng 4-8g sắc uống. Có thể dùng hoa đào 5-8g có cùng tác dụng.
Lô hội
Là nhựa đã chế biến khô của cây lô hội còn gọi là cây lưỡi hổ. Thuốc
có vị đắng, tính hàn, quy vào hai kinh tâm, can. Có tác dụng thanh nhiệt, giáng
hỏa, thanh can, hoạt tràng, thông tiện.
Dùng chữa các chứng táo bón, ruột dạ dày, can đởm thực nhiệt. Có thể
dùng 6g lô hội nghiền nát, trộn với đường rồi ngậm và nuốt dần hoặc dùng lô hội
20g, chu sa 15g, tán nhỏ hòa với rượu làm viên, uống mỗi lần 4g với rượu hoặc
nước cơm, ngày 2 lần.
Lá con khỉ
Lá cây chữa táo bón
Bài thuốc chữa dứt táo bón trong 1 tuần
Dùng lá con khỉ (lá cây hoàn ngọc) giã lấy nước cốt, hòa với ít nước
lọc uống hàng ngày, kiên trì một tuần liền sẽ đi vệ sinh bình thường trở lại.
Rau má
Dùng một nắm rau má tươi trộn với giấm và dầu Mè, ăn liền trong vài
ngày.
Rau diếp cá
Lấy 5 – 10g cây diếp cá sao khô, đổ nước nóng vào ngâm từ 10 – 12
phút, sau đó uống thay trà.
Hầu dầu
Dùng dầu của hạt cây thầu dầu,
tên thuốc là tỳ ma du. Thuốc có vị ngọt cay, tính bình, quy vào hai kinh vị và
đại tràng. Tác dụng nhuận hạ, tích trệ, tiêu sưng. Dùng dầu thầu dầu làm trơn
nhuận, phù hợp với người già bị bệnh táo bón. Dùng ngày 2 lần, mỗi lần 5ml.
Quả mướp
Quả tươi chứa các chất cholin, phytin, các acid amin tự do. Tác dụng
làm lưu thông máu, thông sữa, làm dịu, chữa táo bón, đau nhức gân xương. Dùng
mướp nấu ăn hoặc sắc cô đặc lấy nước uống có tác dụng làm hoạt tràng, thông tiện.
Đại hoàng
Dùng rễ cây đại hoàng. Đại hoàng vị đắng, tính lạnh quy vào 5 kinh:
tỳ, vị, can, tâm bào, đại trường. Có tác dụng thông rửa tràng vị, phá tích,
hành ứ. Dùng chữa táo bón do nhiệt kết. Liều thường dùng 6-12g. Có thể dùng đại
hoàng 9g, đào nhân 9g, hạt bí đao 9g, mang tiêu 9g, đan bì 12g, sắc uống ngày 1
thang, chia 3 lần chữa bệnh viêm ruột, đau bụng, táo bón.
Hạt mã đề
Lá cây chữa táo bón
Vỏ khô hạt mã đề Psyllium là
một thảo dược tự nhiên rất hiệu nghiệm trong vấn đề chữa táo bón, giúp nhuận
tràng.
Lấy 3 thìa cà phê hạt mã đề ( tương đương khoảng 15g) uống cùng với
một cốc sữa nóng trước khi đi ngủ. Loại thảo dược này có tác dụng loại thải độc
tố ở ruột và giúp giảm táo bón nhanh, ít đau. Dùng vài lần bạn sẽ thấy cải thiện
tình trạng tiêu hoá đáng kể.
Rau bina
Dùng rau bina đun với nước sôi, đun khoảng 2 đến 3 phút rồi để nguậy,
chắt hết nước đi và ăn rau. Cách này để chữa táo bón kinh niên, hỗ trợ nhu động
ruột chỉ một hai giờ sau khi dùng thuốc.
Lá cây keo nhọn
Lá cây keo nhọn (thường dùng
làm thuốc xổ) có thể chữa táo bón. Có rất nhiều phương thuốc bằng thảo dược được
kết hợp sử dụng với lá cây keo nhọn để tăng thành phần hoạt chất chữa táo bón.
Tuy nhiên, dùng loại dược thảo
này cần phải cẩn thận vì nếu không rất dễ bị tiêu chảy. Cho một vài lá cây keo
nhọn kết hợp với hạt thì là và một ít gừng vào trong nước đun lên để khoảng vài
phút uống vào buối tối.
Không dùng cách này nhiều lần
trừ khi thực sự cần thiết (nghĩa là tình trạng táo bón chưa được cải thiện) vì
đây là một dạng thuốc xổ có tác dụng cực mạnh.
Giá
Chủ yếu chỉ các loại giá đỗ xanh, giá đậu tương với hàm lượng dinh
dưỡng cao, giàu chất xơ, vitamin C, nhiệt lượng và chất béo thấp có tác dụng
thông tiện lợi tiểu. Ăn giá đỗ thường xuyên còn có thể trị đờm, tăng cường chức
năng cho não bộ.
Thảo quyết minh
Là hạt của cây muồng. Dùng hạt
già đã chế biến khô, chứa chất antraglucosid, ngoài ra có protid, chất nhớt, chất
béo và sắc tố. Quyết minh tử vị mặn, tính bình, vào hai kinh can, thận, có tác
dụng thanh can, ích thận, thanh can hỏa, trừ phong nhiệt, làm sáng mắt, hoạt
tràng, thông tiện. Liều dùng 6-10g, dùng sống hay sao, có thể tán bột hay sắc uống
để điều trị bệnh táo bón.
Mạch môn
Vị thuốc là rễ (củ) cây mạch
môn đông, thành phần chứa chất nhày, saponin, chất đắng. Vị ngọt hơi đắng, tính
hơi lạnh, vào 3 kinh tâm, phế, vị. Tác dụng nhuận mát phổi, thanh tâm, tả nhiệt,
sinh tân dịch, lợi sữa, nhuận tràng, tiêu đàm, chữa ho. Để điều trị bệnh táo
bón dùng mạch môn 15g, sinh địa 15g, huyền sâm 9g, sắc uống.
Mật ong
Vị ngọt, tính bình, quy vào 5 kinh: tâm, phế, tỳ, vị, đại trường.
Tác dụng nhuận, trơn, hoạt tràng, bổ trung, giảm đau, giải độc. Dùng chữa đại
tràng táo kết, chỉ thống, thích hợp với người bị chứng tân dịch ở vị tràng thiếu,
hư nhược, không phải chứng thực, phù hợp với người già, trẻ em, phụ nữ sau đẻ bị
táo bón. Liều dùng 20-40g mỗi ngày.
Phan tả diệp
Dùng dưới dạng lá, vị cay, đắng, tính rất lạnh, quy kinh đại tràng.
Thường được dùng phối hợp phan tả diệp 8g, hậu phác 12g, sắc uống chữa chứng đại
tràng bí kết gây táo bón. Tuy nhiên không nên dùng cho những người thể hư nhược,
phụ nữ mang thai.
Diệp hạ châu (chó đẻ răng
cưa)
Lá cây chữa táo bón
Có tác dụng kích ăn ngon, kích thích trung tiện. Người Ấn Độ và nhiều
vùng trên thế giới dùng lá này để chữa viêm gan, vàng da, kiết lị, táo bón,
thương hàn…
Dùng diệp hạ châu dạng túi trà nhúng hoặc cho 1 nhúm lá diệp hạ châu
khô vào nước sôi, uống thay nước trong ngày là có kết quả tốt.
Lá mồng tơi
Mồng tơi tính hàn, cả Đông và Tây y đều khẳng định là loại rau có
tác dụng nhuận tràng, thanh nhiệt. Các nghiên cứu còn cho thấy, nó giúp thải chất
béo, tốt cho người có mỡ và đường máu cao. Sau đây là vài bài thuốc của rau mồng
tơi trong mùa nắng nóng.
Mùa hè, thời tiết nắng nóng, nhiều người bị táo bón. Một bài thuốc rất
đơn giản bằng rau mồng tơi là lấy một nắm lá mồng tơi rửa sạch, giã nát, vắt lấy
nước cốt pha thêm một ít nước đun sôi để nguội uống một lần. Sau vài lần uống sẽ
đại tiện dễ. Để có kết quả tốt hơn thì sau khi uống 2 giờ nên ăn thêm vài củ
khoai lang. Trong thời gian uống thuốc kiêng các thứ nóng như rượu, ớt, hạt
tiêu…
Trị sưng trĩ: Trĩ là bệnh của nhiều người và cũng gây khó chịu. Đã
có nhiều biện pháp chữa trĩ cả Đông y và Tây y, nhưng nếu bạn bị trĩ nhẹ thì có
thể sử dụng mồng tơi như sau: Lấy một nắm lá mồng tơi rửa sạch, giã nát nhuyễn
cùng vài hạt muối đắp vào chỗ trĩ sưng, đồng thời nấu canh mồng tơi ăn với cá
diếc (ăn cả nước và cái) rất hiệu nghiệm.
Phụ nữ sau sinh nấu canh mồng tơi ăn sẽ có nhiều sữa, chống táo bón.
Rau ngót
Là loại rau lành và bổ dưỡng,
không chỉ là loại rau ăn thông thường rau ngót còn có tác dụng chữa dị ứng và
táo bón, chứng đái dầm ở trẻ em. Lấy 30 g rau ngót, 30 g bầu đất, 1 quả bầu dục
lợn rồi nấu canh cho trẻ ăn.
Củ cải
Củ cải chia thành củ cải trắng, củ cải đỏ… có thể ăn sống hoặc chế
biến thành món ăn. Củ cải tính ngọt, mát, vị cay, có công dụng giải độc, hoá đờm
giải nhiệt…
Lượng vitamin C trong củ cải gấp 10 lần lê, ngoài ra còn có tác dụng
thông tiện, chống ung thư, chống vi khuẩn gây bệnh, ngăn ngừa sỏi mật, làm giảm
cholesterol, giúp ngăn ngừa bệnh cao huyết áp. Mỗi ngày có thể ăn khoảng 250g để
thông tiện.
Cải thảo
Cải thảo tính hàn, vị ngọt, có công dụng giải độc trừ nhiệt, thông
tiện. Người miệng khô, táo bón, nước tiểu vàng đều có thể ăn cải thảo. Trong cải
thảo giàu chất xơ, hàm lượng vitamin A, B, C…phong phú
Bầu
Qủa bầu chứa 94% trở lên là nước, là loại quả nhiệt lượng thấp, giàu
vitamin A, hàm lượng kali, magiê cao, hàm lượng chất xơ phong phú, cũng có công
dụng thông tiện hiệu quả.
Những loại rau củ chữa táo
bón hiệu quả khác
Táo
Táo có chất xơ hòa tan và
không hòa tan, vì vậy nó rất cần thiết cho hệ tiêu hóa. Chất xơ tập trung nhiều
ở vỏ táo, do đó khi ăn táo bạn nên ăn cả vỏ. Ngoài chất xơ, táo còn chứa nhiều
pectin, một loại chất giúp làm mền phân và kích thích tiêu hóa. Để có kết qủa tốt
nhất, bạn nên ăn táo khi đói. Ăn 2 – 3 quả táo mỗi buổi sáng sau khi thức dậy
là cách tốt nhất để táo phát huy hết công suất trị táo bón.
Chuối
Chuối là phương thuốc tuyệt vời để trị táo bón, do chuối có hàm lượng
chất xơ rất cao. Chuối giúp các chức năng đường ruột hoạt động hiệu quả. Bên cạnh
đó, chất kali có trong chuối có tác dụng giúp cơ ruột hoạt động hiệu quả.
Cà rốt
Cà rốt là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời. Một củ cà rốt cỡ trung
bình có chứa đến 1,2 gam chất xơ không hòa tan. Chất xơ không hòa tan là chất rất
quan trọng với đường ruột. Nó làm mềm phân cứng bằng các liên kết nước trong đường
ruột, từ đó, chúng kích thích tiêu hóa và giúp bạn đi tiêu dễ dàng.
Dưa chuột
Hàm lượng nước cao và chất xơ trong dưa chuột là phương thuốc hiện
quả trong việc trị chứng táo bón. Nếu bạn bị táo bón mãn tính, hãy thêm dưa chuột
vào chế độ ăn hàng ngày.
Cam
Chất xơ có trong cam giúp bạn rất nhiều trong việc điều trị táo bón.
Ăn 1 – 2 quả cam trước khi đi ngủ là cách tuyệt vời để khắc phục tình trạng táo
bón.
Dầu hạnh nhân
Dầu hạnh nhân rất có lợi trong việc điều trị táo bón, do nó có tác dụng
nhuận tràng tự nhiên. Cho 2 thìa dầu hạnh nhân vào sữa và uống trước khi đi ngủ,
bạn sẽ thấy ngay kết quả vào ngày hôm sau.
Đậu
Đậu là một trong những loại thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao. Một
chén đậu đen nấu chín sẽ mang lại 1,5 g chất xơ. Với hàm lượng chất xơ cao như
vậy, nên đậu là một trong những loại thực phầm vàng để điều trị táo bón.
Cải bruxen
Sáu cây cải bruxen sẽ mang về 3 g chất xơ, vì vậy mà đầy là loại rau
đặc biệt tốt trong việc điều trị táo bón. Chúng hỗ trợ và giúp phân mềm cho
phép đi tiêu nhanh chóng và thoải mái. Nếu bị táo bón, bạn nên thêm loại rau
này vào các bữa ăn để khắc phục.
Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt như gạo nâu, lúa mạch và bột yến mạch rất giàu chất
xơ. Vì vậy, bạn nên bổ sung chúng vào chế độ ăn uống hàng ngày để đảm bảo hệ thống
tiêu hóa hoạt động tốt và đi tiêu dễ dàng hơn.
Các món canh chữa bệnh táo bón
Món ăn trị táo bón
1. Món canh:
- Rau mồng tơi.
- Rau dền đỏ.
- Muối và gia vị.
Hai thứ bằng nhau, nấu ăn hằng ngày.
2. Khoai lang củ:
Nấu chín ăn mỗi ngày.
3. Dầu vừng (mè đen): 10 ml.
Mật ong: 15 ml.
Hai thứ hòa lẫn nhau, uống 1 lần/ngày (dùng trong một tuần).
4. Củ cải chia thành củ cải trắng, củ cải đỏ… có thể ăn sống hoặc chế
biến thành món ăn. Củ cải tính ngọt, mát, vị cay, có công dụng giải độc, hoá đờm
giải nhiệt…
Lượng vitamin C trong củ cải gấp 10 lần lê, ngoài ra còn có tác dụng
thông tiện, chống ung thư, chống vi khuẩn gây bệnh, ngăn ngừa sỏi mật, làm giảm
cholesterol, giúp ngăn ngừa bệnh cao huyết áp. Mỗi ngày có thể ăn khoảng 250g để
thông tiện.
5. Cải thảo tính hàn, vị ngọt, có công dụng giải độc trừ nhiệt,
thông tiện. Người miệng khô, táo bón, nước tiểu vàng đều có thể ăn cải thảo.
Trong cải thảo giàu chất xơ, hàm lượng vitamin A, B, C…phong phú.
6. Qủa bầu chứa 94% trở lên là nước, là loại quả nhiệt lượng thấp,
giàu vitamin A, hàm lượng kali, magiê cao, hàm lượng chất xơ phong phú, cũng có
công dụng thông tiện hiệu quả.
7. Giá Chủ yếu chỉ các loại
giá đỗ xanh, giá đậu tương với hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu chất xơ, vitamin
C, nhiệt lượng và chất béo thấp có tác dụng thông tiện lợi tiểu. Ăn giá đỗ thường
xuyên còn có thể trị đờm, tăng cường chức năng cho não bộ.
8. Ngoài ra, để trị chứng táo bón cần điều chỉnh chế độ ăn. Nên ăn
nhiều các loại đậu và khoai có chứa nhiều chất xơ; ăn các loại hoa quả tươi như
chuối tiêu, táo, lê, dâu tây…. Các thực phẩm cũng có công dụng thông tiện khác
như ngân nhĩ, mật ong, hồ đào, rong biển….
Dưỡng phổi
Thời tiết hanh khô làm tăng cảm giác khô ở vùng mũi, miệng và họng,
từ đó ảnh hưởng tới hoạt động của các cơ quan hô hấp. Theo Đông y thì phổi có
liên quan trực tiếp tới đại tràng và được ví như một "mối quan hệ trong
ngoài tương thích". Do vậy, những tổn thương dù là nhỏ ở phổi cũng làm hạn
chế hoạt động của nhu động của đại tràng, dẫn tới hiện tượng táo bón.
Gợi ý: Luôn giữ ấm cho phổi, tăng cường bổ sung các thực phẩm như:
cà chua, tỏi, táo, cá và các thực phẩm chứa nhiều vitamin A, E khác.
Uống nhiều nước và ăn nhiều hoa quả
Cách hiệu quả nhất để phòng ngừa quá trình mất nước cho cơ thể khi
thời tiết hanh khô đó là uống nhiều nước. Trung bình mỗi ngày, lượng nước bốc
hơi qua da ít nhất là 600ml, và qua đường thở (mũi) là 300ml. Do vậy, việc bổ
sung nước ầy đủ mỗi ngày sẽ giúp duy trì tốt hoạt động của hệ hô hấp và tiêu
hóa.
Ngoài việc uống nước trực tiếp, hãy tăng cường rau xanh và hoa quả
trong các bữa ăn hàng ngày. Rau xanh chứa nhiều chất xơ và nước, có tác dụng tốt
trong việc nhuận tràng, tăng cường tiêu hóa. Chuối, táo, thanh long, khoai
lang... là những thực phẩm “vàng” trị táo bón vì chúng chứa nhiều chất xơ và
các enzym kích thích tiêu hóa.
Đi vệ sinh đúng giờ
Hãy rèn luyện thói quen này càng sớm càng tốt. Việc đi vệ sinh đúng
giờ sẽ tạo “nếp” cho não bộ và tăng cường sự ổn định trong hoạt động co bóp của
ruột cũng như đại tràng.
Bạn tuyệt đối không nên “nhịn” đi đại tiện vì điều này sẽ làm tăng
áp lực lên đại tràng, lâu ngày sẽ làm mất cảm giác cũng như độ nhạy cảm của não
bộ đối với việc đại tiện.
Chất thải tích lâu ngày trong đại tràng sẽ trở nên khô cứng, làm cho
việc đại tiện trở nên khó khăn hơn.
Giảm stress
Bệnh táo bón có liên quan trực tiếp tới trạng thái tinh thần của cơ
thể. Lo lắng, căng thẳng dài ngày sẽ ảnh hưởng tới tuần hoàn máu, từ đó ảnh hưởng
lớn tới hoạt động của các cơ quan trong đó có hệ tiêu hóa và bài tiết, và cụ thể
là làm giảm nhu động ruột trong việc chuyển hóa thức ăn.
Do vậy, bạn hãy rèn luyện cho mình một thói quen sống khoa học để cơ
thể bạn được nghỉ ngơi 1 chác hợp lý, giảm thiểu lo lắng và căng thẳng.
Tập thể dục
Tăng cường vận động, thể dục thể thao giúp tăng cường lưu thông máu
trong cơ thể,làm hệ tiêu hóa được hoạt động trơn tru và hiệu quả. Các bài tập
thể dục nhẹ nhàng sẽ là sự lựa chọn lý tưởng cho cơ thể trong vệc điều trị táo
bón.
Ngoài ra, bạn cũng nên từ bỏ thói quen ngồi quá lâu trong thời gian
đại tiện, đặc biệt là khi ngồi xổm vì tư thế ngồi này gây áp lực lớn lên cá
tĩnh mạch, lâu ngày có thể gây bệnh trĩ và táo bón.
Cải thiện chế độ ăn uống
Nếu khẩu phần của bạn có đủ lượng và đúng loại thực phẩm thì sự co
thắt ở ruột sẽ trở nên dễ dàng. Cần chú ý xây dựng chế độ ăn uống cân bằng với
những thực phẩm lành mạnh, trong đó lượng chất xơ phải có ít nhất từ 25 đến 30
gr mỗi ngày (chất xơ giúp ruột tiêu hóa tốt hơn), đồng thời bạn phải đảm bảo uống
đủ nước (vì nước giúp chất xơ phát huy tác dụng hiệu quả). Hãy tham khảo sự tư
vấn của bác sĩ hoặc chuyên viên dinh dưỡng về khẩu phần cần thiết.
Ăn nhiều rau xanh và trái cây
Trái cây và rau xanh giúp làm đầy bao tử và tăng cường chất xơ, làm
giảm bớt táo bón. Tuy nhiên, cần phải tránh những thứ gây đầy hơi như: bắp cải,
các loại đậu, một số loại thức ăn khô, thức ăn được chế biến sẵn, những thứ
chiên xào, có nhiều dầu mỡ.
Có thể bạn từng nghe nói mận khô có thể chữa táo bón rất hiệu quả
nhưng thật ra, quả sung mới là lựa chọn tốt nhất. Đã từ lâu, sung ngâm trong nước
và để qua đêm được coi là phương thuốc hay để trị táo bón tại nhà. Bạn có thể
ăn sung vào buổi sáng hoặc bổ đôi, nấu chung với cháo, hoặc có thể ăn với sữa
chua. Món sinh tố gồm 3 đến 4 quả sung, sữa dê và nước mận khô cũng là một lựa
chọn tốt. Chỉ cần uống loại sinh tố này thường xuyên trong vài ngày sẽ giúp bạn
giảm chứng táo bón.
Chọn ngũ cốc
Bánh mì làm từ bột mì thô, ngũ cốc nguyên hạt, mì ống... cũng là những
thực phẩm giàu chất xơ, có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa cũng như giữ cho chức
năng của ruột hoạt động tốt nhất.
Vận động cơ thể
Hãy tập thể dục thường xuyên. Các kết quả nghiên cứu cho thấy những
người ít vận động có xu hướng bị táo bón nhiều hơn so với những người tập luyện
thường xuyên.
Thay đổi lối sống, ăn nhiều rau xanh, chất xơ và chịu khó vận động…
vừa có lợi sức khỏe của bạn, vừa giúp giảm bớt những triệu chứng của táo bón.
Tuy nhiên, nếu thấy việc chữa trị tại nhà không có kết quả, bạn cần đến bác sĩ
để xác định nguyên nhân chính xác và loại trừ những tình trạng nguy hiểm hơn.
Ngâm chân
Ngâm chân dưỡng sinh là một phương pháp phổ biến trong dân gian. Cơ
thể người có 6 dây thần kinh tập trung ở chân và các huyệt vị tương ứng. Dùng
nước ấm ngâm, rửa chân, hay tay kết hợp
mát xa có tác dụng kích thích các huyệt thần kinh ở chân. Khí huyết sẽ thông
qua các dây thần kinh, thúc đẩy vận hành khí huyết trong cơ thể, đồng thời làm ấm
các cơ quan bên trong, điều tiết các chức năng của chúng. Đặt biệt, phương pháp
này có tác dụng quan trọng với sự tăng cường của nhu động ruột, có ích trong việc
phòng trị bệnh táo bón.
Nghiên cứu hiện nay cho thấy, nước ấm có tác dụng kích thích làm ấm
lên các dây thần kinh của chân và phản xạ tới lớp vỏ não. Nước ấm còn có khả
năng điều tiết các hoạt động của hệ thần kinh và các cơ quan trên toàn cơ thể,
đồng thời thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu và tạo ra máu tươi mới. Đặt biệt là
tăng cường thúc đẩy và điều tiết chức năng của dạ dày, ruột. Vì vậy, ngâm chân
bằng nước ấm sẽ có tác dụng rất tốt đối với việc phòng trị bệnh táo bón.
Theo kết quả nghiên cứu, chân của người luôn tồn tại các vùng đối ứng
với các cơ quan, bộ phận trong cơ thể. Đó là các vùng phản xạ cảm ứng. Khi rửa
chân bằng nước ấm, vùng chân sẽ nhận được kích thích, thông tin được truyền đi
khắp cơ thể làm lưu thông khí huyết, điều hòa chức năng của các cơ quan trong
cơ thể.
Bởi vậy, sau khi ngâm chân và lâu khô, bạn nên kết hợp với mastxa,
xoa bóp chân để làm tăng cường hiệu quả phòng trị táo bón
10 cách chữa táo bón bằng phương pháp dân gian
Hiện nay có rất nhiều sản phẩm hỗ trợ điều trị tình trạng táo bón
nhưng nhiều người vẫn áp dụng cách chữa táo bón bằng phương pháp dân gian. Vì
những cách làm này không chỉ đơn giản mà còn hết sức hiệu quả. Bạn có thể dễ
dàng thực hiện tại nhà bằng những nguyên liệu hết sức quen thuộc. Vừa ít tốn
kém lại không hề có tác dụng phụ. Sau đây là chi tiết 10 cách chữa trị mà chúng
tôi muốn giới thiệu cho bạn.
** Cách 1: Dùng quả sung
Theo nghiên cứu của nhiều nhà khoa học thì trong sung có nhiều chất
dinh dưỡng quý như canxi, potassium, phốt pho, sắt, nhiều vitamin. Ngoài ra hàm
lượng chất xơ của sung rất lớn. Vì vậy có thể dùng để điều trị táo bón rất hiệu
quả. Bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
Cách chữa táo bón bằng phương pháp dân gian bằng quả sung
+ Lấy một vài quả sung tươi rửa sạch thêm một ít sữa tươi vào rồi
đun nóng lên.
+ Dùng đều đặn mỗi ngày sau một thời gian sẽ thấy có hiệu quả
** Cách 2: Dùng mận khô
Trong mận khô có hàm lượng chất sorbitol có tác dụng nhuận tràng rất
hiệu quả. Vì vậy nguyên liệu này có tác dụng điều trị táo bón. Bạn có thể thực
hiện:
Mận khô – cách chữa táo bón bằng phương pháp dân gian
+ Cách 1: Ăn mận khô mỗi ngày.
+ Cách 2: Lấy quả mận khô bỏ vào nồi nước đun lên rồi ép lấy nước mận
khô uống mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối.
** Cách 3: Dùng quả bơ
Bơ là một loại quả có hàm lượng chất xơ rất cao. Vì vậy là một thực
phẩm nhuận tràng rất hiệu quả có thể dùng để điều trị bệnh táo bón. Cách đơn giản
bạn chỉ cần dùng một lượng bơ ăn mỗi ngày là đã có thể giúp nhuận tràng hiệu quả.
Có thể làm sinh tổ bơ hoặc dùng bơ dầm với đường ăn cũng rất ngon.
Quả bơ – cách chữa táo bón bằng phương pháp dân gian
** Cách 4: Ăn cải bó xôi
Cải bó xôi có nhiều chất xơ có tác dụng tăng cường nhu động của đường
ruột. Nhờ vậy mà hỗ trợ đường tiêu hóa rất hiệu quả. Có thể sử dụng để điều trị
bệnh táo bón.
Sử dụng cách chữa táo bón bằng phương pháp dân gian bằng cải bó xôi
Với loại cải này bạn có thể nấu canh cua, tôm, hoặc xào với tỏi ăn rất
ngon mà lại điều trị bệnh hiệu quả nữa. Đừng bỏ qua cách làm cực kì đơn giản
này nhé.
** Cách 5: Dùng nha đam
Loại cây này có khả năng duy trì sự cân bằng của những vi khuẩn có lợi
trong đường ruột. Giảm sự tích tụ của bụi bẩn và chất độc. Nhờ vậy mà có tác dụng
điều trị táo bón rất tốt.
Nha đam – cách chữa táo bón bằng phương pháp dân gian
Bạn có thể dùng để nấu nước nha đam đường phèn, uống nước ép nha đam
hoặc nấu chè nha đam ăn rất mát mà có thể điều trị bệnh được nữa.
** Cách 6: Dùng rau mồng tơi
Cách làm này là dùng mẹo dân gian để thực hiện cho trẻ sơ sinh mỗi
khi trẻ bị táo bón:
Rau mồng tơi – cách chữa táo bón bằng phương pháp dân gian
+ Chọn bó mồng tơi tươi xanh và có cuống cứng
+ Bẻ một ngọn mồng tơi rửa thật sạch rồi tước vỏ ngoài đi. Sau đó từ
từ đưa ngọn mồng tơi vào hậu môn của bé nhẹ nhàng ngoáy khoảng 4 cái.
+ Chỉ sau khoảng 10 phút bé đã có thể đi ngaofi dễ dàng. Cách này
giúp kích thích hậu môn nhưng không làm tổn thương do ngọn rau mồng tơi rất mềm.
Nhưng chỉ nên áp dụng cách làm này trong những trường hợp thật sự cần
thiết. Vì thực hiện thường xuyên sẽ làm mất khả năng đi ngoài tự nhiên của bé.
Lúc đó thì vấn đề càng trầm trọng hơn đấy.
** Cách 7: Dùng mật ong
Nhờ có một lượng nước dồi dào mà mật ong giúp cho ruột và thận hoạt
động hiệu quả hơn. Đồng thời theo đó là có khả năng làm cho khối phân của chúng
ta trở nên ẩm ướt và có khả năng bôi trơn dễ dàng được hậu mô tống đẩy ra ngoài
hơn. Ngoài ra khả năng biến đổi thành đường glucoso rất có lợi cho vấn đề tiêu
hóa kể cả những bệnh nhân có hệ tiêu hóa nhạy cảm thì cũng hết sức phù hợp.
Chữa táo bón đơn giản bằng mật ong
+ Dùng sữa ấm không đường pha với 100ml mật ong trộn đều.
+ Uống hàng ngày vào mỗi buổi sáng sớm.
** Cách 8: Dùng khoai lang
Khaoi lang là một loại thực phẩm hết sức quen thuộc với chúng ta.
Không chỉ cung cấp nhiều dinh dưỡng àm còn có công dụng hiệu quả trong việc điều
trị táo bón. Đó là do khoai lang có một lượng chất xơ hết sức dồi dào. Hơn nữa
theo đông y đây cũng là nguyên liệu có khả năng nhuận tràng rất hiệu quả. Chúng
ta có thể dùng khoai lang để chữa táo bón theo 2 cách sau:
Khoai lang chữa táo bón rất hiệu quả
+ Cách 1: Rửa sạch và gọt vỏ một củ khoai lang sống rồi cho vào máy
xay sinh tố để nghiền lấy nước uống. Mỗi ngày 2 lần vào trước bữa sáng và trước
bữa trưa.
+ Cách 2: lấy khoai lang đem đi luộc mỗi ngày dùng 2 củ đều đặn thì
chứng táo bón sẽ nhanh chóng được đẩy lùi.
** Cách 9: Hạt thì là
Loại hạt này có khả năng làm tăng nhu động ruột và kích thích tiêu
hóa nhờ vậy có thể chữa được chứng táo bón một cách vô cùng hiệu quả.
Hiệu quả của hạt thì là trong điều trị táo bón
Với nguyên liệu này bạn có thể thực hiện như sau:
+ Lấy hạt thì là rang chín rồi sau đó xay thật nhuyễn.
+ Dùng khoảng 1/2 thìa bột thì là pha với nước ấm mỗi ngày
** Cách 10: Dùng vừng đen
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học trong vừng đen có nhiều tinh dầu,
phytin, protein, choline, mehtyonin. Còn theo Đông y nguyên liệu này có tính
bình vị ngọt. Có tác dụng làm cho quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn. Nhờ
đó mà có thể điều trị được bệnh táo bón hiệu quả.
Hạt vừng đen trị táo bón rất công hiệu
Bạn có thể nấu chề vừng đen để chữa táo bón bằng vừng đen, đường và
bột sắn dây. Cách làm cũng tương tự như cách nấu chè thông thường. Mỗi tuần
dùng từ 2-3 lần thì chắc chắn hệ tiêu hóa sẽ hoạt động rất hiệu quả.
Với những cách làm này bạn nên kiên trì và thực hiện thường xuyên
thì mới thấy được hiệu quả. Đồng thời cũng cần phải kết hợp ăn uống, luyện tập
thể dục thể thao và tạo cho mình một tinh thần thoải mái để các cơ quan trong
cơ thể hoạt động tốt hơn.
Táo bón là gì? Điều trị táo bón hiệu quả và an toàn?
Bị táo bón là một trong những vấn đề sức khoẻ phổ biến
nhất, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi từ trẻ sơ sinh đến người cao tuổi. Tỷ lệ mắc
táo bón tăng theo tuổi tới 30-40% những người trên 65 tuổi, bệnh gặp ở nữ
giới gấp ba lần nam giới.
Vậy táo bón là gì? Táo bón có thể đứng đơn độc thành một
bệnh (táo bón chức năng) hoặc là một triệu chứng trong các bệnh lý
khác (ung thư đại tràng, suy giáp trạng…). Bệnh kéo dài gây rối loạn toàn
thân, đánh trống ngực, hay cáu găt, gây tình trạng lệ thuộc vào thuốc
nhuận tràng, là yếu tố thuận lợi thúc đẩy bệnh trĩ.
Chẩn đoán bệnh táo bón
Người bình thường đi đại tiện từ một đến hai lần trong một ngày,
phân mềm đóng thành khuôn, lượng phân từ 200g đến 400g.
Táo bón là khi 4 ngày trở lên chưa đại tiện hoặc đại tiện dưới 2 lần
trong một tuần, trọng lượng phân ít (dưới 100g). Phân rắn thành cục, mật độ cứng
có thể dính theo máu tươi do cọ xát vào niêm mạc hậu môn, có khi dính theo những
chất nhầy của đại tràng, trực tràng. Người bệnh phải rặn mạnh khi đại tiện.
Cảm giác đi không hết phân, cảm giác vướng, tắc vùng hậu môn, phải
dùng tay lấy phân ra.
Nguyên nhân gây bệnh táo
bón:
Thức ăn sau khi được tiêu hoá ở ruột non, tới đại tràng, phần lớn nước
được hấp thụ làm chất thải (phân) khô và đóng thành khuôn sẽ đi xuống đại
tràng sig-ma, được tích chứa ở đó. Khi lượng phân đủ nhiều sẽ đi xuống trực
tràng và kích thích niêm mạc trực tràng, gây nên phản xạ mót rặn dẫn đến hiện
tượng tống phân ra ngoài. Đại tiện vừa là một phản xạ tự động vừa là một phản xạ
có ý thức.
Như vậy, bị táo bón có thể do: những cản trở cơ giới ngăn sự lưu
thông của phân, đại tràng hút lại quá nhiều nước làm phân khô; cơ ở đại tràng,
trực tràng và hậu môn bị liệt hoặc quá tăng trương lực; rối loạn phản xạ và rối
loạn sự điều hoà thần kinh thực vật.
Có thể chia táo bón thành 2 nhóm chính:
1. Táo bón chức năng: Khi
không có tổn thương ở đại tràng, trực tràng và hậu môn. Đây là nguyên nhân
thường gặp nhất:
– Chế độ ăn ít chất xơ. Chất xơ có nhiều trong các rau củ
quả, một số loại chất xơ không bị tiêu hóa sẽ giúp làm phân mềm và
không cứng. Bình thường, chúng ta cần 30 – 40g chất xơ trong khẩu phần
ăn mỗi ngày. Thiếu chất xơ trong chế độ ăn thường gặp ở những người
có thói quen dùng đồ ăn nhanh, ăn nhiều các loại thịt, trứng, sữa và
sản phẩm từ sữa; người cao tuổi ngại ăn đồ ăn có nhiều chất xơ do
không nhai nuốt được dễ dàng.
– Uống không đủ nước cũng góp phần gây nên táo bón; sử
dụng đồ uống có chất kích thích như cà phê, rượu, bia sẽ làm nặng
thêm tình trạng táo bón.
– Do thói quen không đại tiện đúng giờ giấc, quên đại tiện làm rối
loạn phản xạ mót rặn.
– Do nghề nghiệp: những nghề phải ngồi nhiều ít hoạt động, nghề tiếp
xúc với chì, ngộ độc chì mạn tính, ảnh hưởng đến sự hoạt động của ruột.
– Do suy nhược: những người già, suy nhược, mắc bệnh mạn tính phải
nằm lâu, làm nhu động ruột và trương lực các cơ thành bụng giảm gây nên táo
bón.
– Rối loạn tâm thần: lo lắng, trầm cảm không để ý đến đại tiện, mất
phản xạ mót rặn.
– Những bệnh toàn thân: tình trạng nhiễm khuẩn sốt nhiều, sau phẫu
thuật mất nhiều máu.. những nguyên nhân này gây mất nước trong cơ thể do đó
phân khô và táo. – Do thuốc: một số thuốc làm giảm nhu động của ruột hoặc làm
phân khô lại như: thuốc phiện, tanin, thuốc an thần, thuốc có chất sắt. Sử
dụng các thuốc kích thích nhuận tràng kéo dài.
2.Táo bón do tổn thương thực
thể:
– Những cản trở đường đi của phân: khối u của trực tràng, đại tràng…
ngoài dấu hiệu táo bón có thể đại tiện ra nhầy máu, có thể có bí trung đại
tiện, nội soi đại tràng phát hiện ra khối u.
– Những tổn thương bẩm sinh của đại tràng: Bệnh phình đại
tràng, giãn đại tràng…
– Những tổn thương của trực tràng và hậu môn: Trĩ và nứt hậu môn: mỗi
lần đại tiện rất đau, người bệnh không dám đại tiện và gây nên táo bón. Hẹp trực
tràng và hậu môn, di chứng của bệnh nhiễm khuẩn vùng hậu môn trực tràng.
– Từ ngoài đè vào làm cản trở đại tiện: Phụ nữ có thai, nhất là những
tháng cuối, thai to đè vào trực tràng. Khối u vùng tiểu khung. Các dây chằng
dính sau mổ, hay sau viêm xung quanh đại, trực tràng làm co hẹp, đại trực
tràng.
– Tổn thương ở não, màng não gây táo bón do rối loạn thần kinh thực
vật.
Điều trị bệnh táo bón - Các biện pháp không dùng thuốc
– Ăn nhiều chất xơ hơn (rau cải, hoa quả), uống nhiều nước (1,5-2
lít nước/ngày, uống các loại nước hoa quả như nước cam, nước chanh).
– Tái huấn luyện phản xạ đại tiện: Tập đi đại tiện đúng giờ cố định.
– Chống nếp sinh hoạt tĩnh tại: tập thể dục, thể thao.
Một số lưu ý khi dùng thuốc nhuận tràng, trị táo bón:
– Tránh lạm dụng thuốc trị táo bón loại kích thích vì đưa đến hai
hậu quả: bị phụ thuốc và bị các tác dụng phụ của thuốc (gây tiêu chảy mạn, đại
tràng-trực tràng đen…)
– Nên sử dụng thuốc trị táo bón ít tác dụng phụ, thành phần thảo dược
như Cao Diếp Cá, Cao Đương quy, Magie, Rutin, Meriva (curcuma phospholipid).
Trong đó:
+ Diếp cá có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tiêu thũng,
sát trùng, làm bền chắc mao mạch. Diếp cá dùng trị táo bón, bệnh trĩ rất hiệu
quả…
+ Đương quy có tác dụng bổ máu, điều kinh, chống thiếu máu, suy nhược
cơ thể. Đương quy còn có tác dụng hoạt huyết giảm đau, giúp chữa viêm loét, mụn
nhọt. Đông thời Đương quy còn có tác dụng nhuận tràng thông đại tiện, chống táo
bón.
+ Rutin là một flavonoid aglycon có nhiều trong hoa hòe. Rutin có hoạt
tính giống vitamin P, có tác dụng làm bền thành mạch, làm giảm tính “dòn” và
tính thấm của mao mạch, làm tăng sự bền vững của hồng cầu, giảm trương lực cơ
trơn, chống co thắt. Bên cạnh đó rutin có tác dụng kích thích sự bài tiết của
niêm mạc ruột và do vậy giúp nhuận tràng, chống táo bón. Rutin được dùng để phòng
ngừa những biến chứng của bệnh xơ vữa động mạch, điều trị suy tĩnh mạch, giãn
tĩnh mạch, trĩ, các trường hợp xuất huyết như chảy máu cam, ho ra máu, phân có
máu….
+ Meriva chứa curcumin có khả năng chống viêm mạnh. Curcumin còn có
tác dụng ức chế khối u, thông mật, lợi tiêu hóa. Bổ sung Meriva gúp chống viêm,
và làm mau lành các tổn thương của trĩ.
+ Magie (dạng ion) có tác dụng nhuận tràng, giúp hạn chế chứng táo
bón hiệu quả. Magie còn là một khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể.
No comments:
Post a Comment