LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Tuesday, September 19, 2017

Sát hạch lương y theo TT 29

http://hoidongykhanhhoa.com/cau-hoi-va-dap-an-sat-hach-luong-y-theo-tt-29/


Tỉnh Hội nhận CV số 447/YDCT-KHTC ngày 9/8/2016 của Cục Quản lý Y Dược cổ truyền về việc ban hành bộ câu hỏi và đáp án sát hạch lý thuyết theo quy định của Thông tư 29/2015/TT-BYT.
Tỉnh hội chụp gửi CV 447 nói trên và sưu tầm các tài liệu liên quan,
Mời quý vị tham khảo!

– Nội dung câu hỏi và đáp án dùng cho kiểm tra cấp giấy chứng nhận là Lương y theo TT số 29 năm 2015
– Nội dung tài liệu đã dùng để tổ chức bồi dưỡng lương y theo TT số 13 năm 1999

cau hoi va dap an TT29 002


Văn bản cần đọc


VĂN BẢN MỚI VỀ DƯỢC CỦA SỞ Y TẾ

Tỉnh Hội phổ biến 2 văn bản mới về Dược của Sở Y tế gửi cho Hội: 1/ Số 1471/SYT-NVD ngày 09/6/2017 của Sở Y tế v/v cập nhật các văn bản pháp luật hiện hành về dược; 2/ Số 1472/SYT-NVD, ngày 09/6/2017 của Sở Y tế v/v công bố đợt 22...
Xem thêm

QUY CHẾ LIÊN TỊCH GIỮA TỈNH HỘI ĐÔNG Y VÀ SỞ Y TẾ KHÁNH HÒA

Ngày 31/5/2017, Tỉnh Hội và Sở Y tế đã ký kết Quy chế liên tịch  về mối quan hệ phối hợp hoạt động giữa Sở Y tế và Hội Đông y tỉnh trong công tác kế thừa,bảo tồn và phát triển y, dược cổ truyền tỉnh Khánh Hòa (Số 47/QCLT-SYT-HĐY,...
Xem thêm

Các văn bản về công tác Thi đua, Khen thưởng thường dùng trong năm 2017

Tỉnh Hội tập hợp và sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản về công tác Thi đua, Khen thưởng thường dùng trong năm 2017: qctdkt-nam-2014-cua-tinh-hoi huong-dan-thuc-hien-qui-che-thi-dua-2014 -Bien tap 2017 Thông báo số 11/TB-HĐY ngày 2/2/2017 về Tiêu chí thi đua năm 2017 Mẫu giao ước thi đua đầu năm Mẫu đăng ký điểm thi đua...
Xem thêm

Một số văn bản về công tác Thi đua- Khen thưởng

Trong những ngày qua có một số đơn vị/ cá nhân hỏi Tỉnh Hội về Giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông, danh hiệu Thầy thuốc ưu tú ..., Tỉnh Hội xin hồi đáp chung như sau: 1/ Về Giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông: Tỉnh Hội đã triển khai việc chuẩn...
Xem thêm

Quyết định 680 ban hành Kỉ niệm chương của Liên hiệp Hội Việt nam

Trong Quy chế Thi đua khen thưởng -120 của Tỉnh Hội, phần ​"Khen thưởng khác"​ có nêu các cấp khen ngoài hệ thống Hội như Ngành Y tế, Mặt trận, Hội Khuyến học, Liên hiệp các Hội KHKT, v.v... ​Để nghiên cứu về Kỉ niệm chương của LHHVN, mời quý vị đọc...
Xem thêm

Một số văn bản của Hội sẽ được sử dụng trong suốt nhiệm kỳ VI (2015- 2020)

Đổi thẻ HV-2016Tỉnh Hội tập hợp một số văn bản công tác Hội sẽ được sử dụng nhiều trong suốt nhiệm kỳ VI (2015- 2020). Danh mục các văn bản này sẽ được tiếp tục bổ sung. Đọc tại đây.   Điều lệ Hội Đông y Quy chế BCH khóa VI QĐ thành lập Hội...
Xem thêm

Một số văn bản quy phạm pháp luật về y dược cổ truyền và Quy trình kỹ thuật y dược cổ truyền

Tỉnh Hội tổ chức tập huấn cho cán bộ hội viên ngày 15/8/2015 tại Khách sạn Quốc tế, 9 Nguyễn Thiện Thuật, Nha Trang gồm các tài liệu do Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền- Bộ Y tế hướng dẫn. Mời đọc tại đây: 1/ Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2/ 94 quy trình...
Xem thêm

Mẫu đăng ký đề tài NCKH cấp cơ sở

Các đơn vị, cá nhân có đề tài NCKH cấp cơ sở sử dụng mẫu này, gửi đăng ký về Tỉnh Hội, Tỉnh hội sẽ lập Hội đồng xét duyệt, trình những đề tài được duyệt lên Liên hiệp các Hội KHKT tỉnh. LHH sẽ có Hội đồng xét duyệt...
Xem thêm

Thông tư 30 của Bộ Y tế về khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo

Căn cứ Luật khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009 Căn cứ Luật hoạt động Chữ thập đỏ số 11/2008/QH12 ngày 12 tháng 6 năm 2008 Căn cứ Nghị định số 03/2011/NĐ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp...
Xem thêm

CV 1183 của Tỉnh ủy chỉ đạo tổ chức Đại hội Hội ĐY các cấp

Tỉnh ủy đã có công văn 1183-CV/TU, ngày 16/9/2014 v/v quan tâm tạo điều kiện cho Hội đông y các cấp tổ chức thành công đại hội.
Xem thêm

QĐ 1127 của UBND tỉnh về trí thức tiêu biểu

Ngày 07/5/2014, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1127/QĐ-UBND ban hành Quy chế xét chọn và tôn vinh danh hiệu "Trí thức tiêu biểu của tỉnh Khánh Hòa" Quý vị có thể đọc thêm tại liên kết sau: http://www.dostkhanhhoa.gov.vn/tabid/69/id/1499/language/vi-VN/Default.aspx BBT
Xem thêm

Hướng dẫn thực hiện kết luận số 154/TB-TW

Thực hiện Thông báo kết luận số 154/TB-TW của Ban Bí thư Trung ương về 5 năm thực hiện Chỉ thị 24/CT-TW ngày 4/7/2008 của Ban Bí thư Khóa X về  “Phát triển nền  Đông y Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong tình hình mới” Tải và xem...
Xem thêm

KẾT THÚC 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014, NHIỀU VIỆC CẦN TIẾP TỤC GIẢI QUYẾT

Trong 6 tháng đầu năm 2014, toàn Tỉnh Hội ổn định tổ chức và hoạt động. Các hoạt động nổi bật gồm hội nghị thừa kế tâm đắc, tổng kết năm 2013, đăng ký thi đua năm 2014, thăm Tết Giáp Ngọ hội viên, tổ chức Giỗ Hải Thượng Lãn...
Xem thêm

Kế hoach tổ chức Đại hội các cấp năm 2015

Căn cứ Nghị quyết kỳ họp thứ 7 ngày 24 tháng 7 năm 2014 của Thường vụ Ban chấp hành Trung ương Hội Đông y Việt Nam khóa XII, nhiệm kỳ 2010-2015 về việc tổ chức Đại hội các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Đông...
Xem thêm

Triển khai công tác Hội sau tập huấn ngày 22/8/2014

(CV số 91/HĐY, ngày 28/8/2014 của Tỉnh Hội v/v triển khai công tác Hội sau tập huấn ngày 22/8/2014)   Kính gửi: Các đơn vị thành viên của Tỉnh Hội   Ngày 22/8/2014, nhân kỷ niệm 68 năm thành lập Hội Đông y Việt Nam, Tỉnh Hội đã gửi Giấy mời tập huấn cho...
Xem thêm

Hướng dẫn thực hiện Thông báo kết luận số 154/TB-TW của Ban Bí thư

UBND TỈNH KHÁNH HÒA HỘI ĐÔNG Y   Số: 87/HD-HĐY   CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHIA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc     Khánh Hòa, ngày 20 tháng 8 năm 2014 HƯỚNG DẪN Thực hiện Thông báo kết luận số 154/TB-TW của Ban Bí thư Trung ương về 5 năm thực hiện Chỉ thị 24/CT-TW ngày...
Xem thêm

Nghị quyết liên tịch

Bộ Y tế và Trung ương Hội đã ký Nghị quyết liên tịch số 02-NQLT-BYT-TWHĐYVN ngày 31/7/2014 về mối quan hệ phối hợp hoạt động giữa Bộ Y tế và Trung ương Hội Đông y Việt Nam trong công tác kế thừa, bảo tồn và phát triển y học cổ...
Xem thêm

Thông tư 21 về đổi con dấu

QUY ĐỊNH VỀ CON DẤU CỦA CÁC CƠ QUAN TỔ CHỨC, CHỨC DANH NHÀ NƯỚC Căn cứ Nghị định số 58/2001/NĐ-CP ngày 24/8/2001 về quản lý và sử dụng con dấu (đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 31/2009/NĐ-CP ngày 01/4/2009) Căn cứ Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15/9/2009 quy...
Xem thêm

QĐ 1537 của Bộ Y tế hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sốt xuất huyết

Quyết định 1537 của Bộ Y tế hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sốt xuất huyết bằng YHCT Tải và xem file tại đây
Xem thêm




http://yduoctuetinhhanoi.edu.vn/chung-chi


Trường TC Y Dược Tuệ Tĩnh thông báo tuyển sinh năm học 2017-2018


Trường trung cấp Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội là một trong những địa chỉ uy tín đào tạo chuyên môn cao trong lĩnh vực y dược. Trong năm học 2017 – 2018, nhà trường thông báo truyển sinh như sau: I. HỆ ĐÀO TẠO: 1. Đào tạo Trung cấp Y – Dược HỆ CHÍNH QUY: […]

Thông báo tuyển sinh lớp Tác động cột sống khai giảng tháng 8 năm 2016

Trường Trung cấp Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội kết hợp với Hội tác động cột sống Hà Nội khai giảng lớp đào tạo tác động cột sống cho cán bộ giáo viên, học sinh và những học viên có nhu cầu học môn tác động cột sống.

Thông báo khai giảng lớp xoa bóp bấm huyệt


Trường Trung cấp Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội thông báo khai giảng lớp xoa bóp bấm huyệt

Thông báo tuyển sinh lớp xoa bóp bấm huyệt


Thông báo tuyển sinh lớp xoa bóp bấm huyệt, thời gian đào tạo 02 tháng.

Thông báo tuyển sinh lớp chuyển đổi điều dưỡng

Thông báo tuyển sinh lớp chứng chỉ chuyển đổi điều dưỡng, thời gian đào tạo 03 tháng.

Thông báo tuyển sinh lớp tác động cột sống


Trường Trung cấp Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội kết hợp với Hội tác động cột sống Hà Nội mở lớp đào tạo tác động cột sống cho cán bộ giáo viên, học sinh và những học viên có nhu cầu học môn tác động cột sống







Saturday, September 16, 2017

Thoái hóa sụn - khớp và điều trị



Đặc điểm sụn - khớp và một số nguyên nhân gây làm thoái hóa
Khớp bao gồm dây chằng, cơ bắp, gân, sụn, bao khớp (có màng hoạt dịch lót ở phía trong). Dây chằng có tác dụng gắn các khớp với nhau và co giãn nhịp nhàng; cơ bắp co duỗi làm cho các khớp chuyển động; gân gắn xương với cơ thể để chuyển sức co của cơ vào xương; bao khớp có dịch khớp: tác dụng bôi trơn khớp, giúp cho khớp hoạt động nhịp nhàng và dịch khớp còn có tác dụng dinh dưỡng cho khớp. Với tổ chức sụn là một thành phần lớp đệm bảo vệ, đóng vai trò vô cùng quan trọng tránh sự cọ xát của hai đầu xương khi vận động, làm trơn bề mặt khớp và ngăn cản hay phân tán lực tác động lên bề mặt của sụn, bảo vệ đầu xương.
Đặc điểm của lớp sụn khớp là lớp mô trong suốt vừa cứng vừa dai và đàn hồi tốt. Sụn khớp được cấu tạo hai thành phần chính là tế bào sụn và chất căn bản. Tế bào sụn không có khả năng sinh sản và không có khả năng tái tạo sau tuổi trưởng thành và do đó không có tế bào mới thay thế tế bào chết. Chất căn bản có nhiều thành phần khác nhau như: nước, proteoglycan và sợi collagen. Proteoglycan chứa lõi protein và các chuỗi glycosaminoglycan ở bên cạnh và chủ yếu là chondroitin sulfate và keratan sulfate. Các thể proteoglycan kết nối với acid hyaluronic. Các glycosaminoglycan khác và các protein liên kết với cấu trúc này đảm bảo tính ổn định và bền vững của sụn. Trong các chất căn bản thì vai trò quan trọng nhất là collagen týp 2 (UC-II), chiếm 85 - 90%.
Sụn khớp không có mạch máu hoặc dây thần kinh đi qua, do đó chúng được nuôi dưỡng nhờ sự thẩm thấu nhờ tổ chức xương dưới sụn, màng hoạt dịch và dịch khớp. Do vậy, sụn rất dễ bị thoái hóa âm thầm theo năm tháng mà gần như không có dấu hiệu báo trước. Thống kê cho thấy có khoảng trên 50% số người trên 65 tuổi có hình ảnh X-quang thoái hóa sụn - khớp và lứa tuổi trên 75 thì hầu hết có ít nhất một khớp bị thoái hóa.
Một số nguyên nhân chính làm thoái hóa sụn khớp được nhắc đến nhiều nhất là do sự lão hóa. Bởi vì, ở người trưởng thành các tế bào sụn không có khả năng sinh sản và tái tạo, mặt khác khi tuổi càng cao, cùng với sự lão hóa của cơ thể, các tế bào sụn cũng dần dần giảm chức năng tổng hợp các chất căn bản. Ngoài ra, có nhiều yếu tố thuận lợi làm cho tổ chức sụn khớp bị tổn thương như: chấn thương hoặc vi chấn thương có vai trò quan trọng làm thay đổi bề mặt sụn. Những chấn thương lớn gây gãy xương, trật khớp kèm theo tổn thương sụn hoặc phân bố lại áp lực trên bề mặt sụn khớp. Một số bệnh về nội tiết, rối loạn chuyển hóa, bệnh về khớp hoặc bệnh về máu làm ảnh hưởng đến thoái hóa sụn khớp thường gặp là bệnh to đầu chi, bướu cổ đơn thuần, phụ nữ sau mãn kinh, các dị tật bẩm sinh về khớp, viêm khớp nhiễm khuẩn (thấp khớp cấp), viêm khớp mãn tính, bệnh gout, bệnh loạn dưỡng xương, bệnh rối loạn đông, chảy máu (Hemophylia). Ngoài ra còn có thể di yếu tố gia đình (di truyền) hoặc hay gặp hơn là do nghề nghiệp đặc thù.
Những người đang hoặc có tiền sử lao động nặng nhọc, công nhân khuân vác, những thợ mỏ có tỉ lệ mắc bệnh thoái hóa sụn - khớp cao hơn những người làm công việc nhẹ.
Lời khuyên thầy thuốc
Cần lưu ý là chỉ nên lựa chọn 1 trong số các thuốc chống viêm giảm đau không steroid, không nên phối hợp 2 hay nhiều thuốc cùng nhóm vì nếu kết hợp nhiều loại sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng nhưng tác dụng điều trị thì không tăng.
Một số triệu chứng điển hình
Đau tăng khi vận động, giảm khi nghỉ. Đau âm ỉ, tăng từng đợt khi mang vác nặng, sai tư thế, khi mệt mỏi, căng thẳng thần kinh, thay đổi thời tiết và nổi bật nhất là bệnh hay tái phát. Đau thường xuất hiện sớm ở những khớp chịu lực ( khớp gối, khớp cổ chân, cổ tay, cột sống thắt lưng, cột sống cổ). Không hoặc ít kèm các biểu hiện viêm.
Có thể có tràn dịch khớp mà thường gặp ở khớp gối. Hạn chế vận động, nhất là sáng sớm lúc mới ngủ dậy, điển hình là khớp gối. Dấu hiệu lạo xạo khi vận động (đặc biệt ở khớp gối). Nếu bệnh xảy ra với thời gian dài có thể gây biến dạng khớp mà hay gặp nhất ở NCT là cột sống gây gù, vẹo, co cứng cơ lưng. Trong trường hợp bị thoái hóa cột sống thắt lưng thì có thể gây đau thần kinh tọa, teo cơ đùi hoặc cẳng chân. Nếu thoái hóa cột sống cổ thì gây nên đau vai gáy, tê tay. Một số trường hợp có thể gây teo cơ do ít vận động.
Điều trị thoái hóa sụn khớp như thế nào?
Có một số nguyên tắc chung trong điều trị thoái hóa sụn - khớp là điều trị triệu chứng đau và điều trị duy trì. Cần dùng thuốc giảm đau nhưng phải hạn chế đến mức tối đa thuốc có tác dụng phụ đến hệ thống tiêu hóa (dạ dày) và hệ thống tim mạch. Thuốc giảm đau có thể là các thuốc chống viêm giảm đau, các thuốc giảm đau đơn thuần, các thuốc điều trị chống co cứng cơ. Điều trị duy trì gồm các loại thuốc giảm đau và thuốc làm thay đổi các cấu trúc sụn. Loại thường được dùng là loại thuốc chống viêm giảm đau không steroid. Đây là nhóm gồm nhiều thuốc, có tác dụng chống viêm, giảm đau và hạ sốt. Khi dùng liều nhỏ các thuốc chống viêm giảm đau này sẽ giảm nguy cơ tác dụng phụ trên ống tiêu hóa.
Các thuốc chống viêm kinh điển hoặc các thuốc chống viêm giảm đau ức chế COX1, COX2 đều có thể chỉ định điều trị thoai hóa khớp. Tuy nhiên thuốc ức chế chọn lọc COX2 ít nguy cơ gây biến chứng viêm, loét, chảy máu hoặc thủng dạ dày tá tràng hơn COX1. Cần lưu ý là chỉ nên lựa chọn 1 trong số các thuốc chống viêm giảm đau không steroid, không nên phối hợp 2 hay nhiều thuốc cùng nhóm vì nếu kết hợp nhiều loại sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng nhưng tác dụng điều trị thì không tăng. Bên cạnh đó, khi dùng các loại thuốc này cần phải có phối hợp thêm các thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày, thuốc ức chế bơm proton (omeprazole 20mg/ngày) hoặc misoprostol (200mg/2lần/ngày).
Việc dùng thuốc để tái tạo sụn khớp rất cần thiết. Vì vậy, người ta áp dụng Glucosamin sulfat trong điều trị thoái hóa sụn - khớp. Thuốc này có tác dụng tăng tổng hợp các tinh chất sụn proglycan và glucosaminoglycan làm tăng tính đàn hồi của tinh chất sụn, thay đổi cấu trúc sụn khớp. Thêm vào đó còn được sử dụng loại Glucosamin sulfat kết hợp chondroitin sulfat được coi là chất dinh dưỡng bổ sung, có thể dùng riêng rẽ hoặc phối hợp thuốc để làm tăng hiệu quả điều trị...
Những bệnh nhân điều trị nội khoa không kết quả hoặc có ảnh hưởng lớn đến chức năng cử động khớp có thể dùng biện pháp can thiệp phẫu thuật, nhưng phải tùy theo loại khớp nào có thể tiến hành được.

Y học nhìn nhận thoái hóa khớp là quá trình hư hại sụn khớp, cụ thể là hư hại các sợi collagen và chất nền có trong sụn khớp. Chính vì vậy, rất nhiều người bệnh không ngừng tìm kiếm, bổ sung các sản phẩm chứa thành phần collagen với hi vọng giúp khớp của mình được chắc khỏe.
Có đến 29 loại collagen trong cơ thể người, loại có mặt tại sụn khớp nhiều nhất là collagen type 2, nên nếu sử dụng các loại collagen khác thì không hề có tác động gì đến sụn.
Khi sử dụng collagen type 2 thông thường (loại dễ bị biến tính khi tinh chiết hoặc dễ dàng bị biến đổi cấu trúc và đặc tính sinh học khi hấp thụ vào cơ thể người) theo đường uống thì cũng không có tác dụng với sụn khớp, vì sau khi vào trong cơ thể, loại collagen này sẽ bị cắt nhỏ và chỉ có vai trò như các acid amin thông thường, phân bố khắp cơ thể mà không tập hợp được để trở thành nguyên liệu tập trung nuôi dưỡng khớp.
Trong khi đó, sụn khớp nhận dinh dưỡng qua dịch khớp chứ không được nuôi bởi máu nên hệ miễn dịch không nhận biết được sụn khớp chính là một thành phần của cơ thể.
Khi sụn khớp hư tổn, quá trình viêm diễn ra, một phần các mảnh sụn và sợi collagen đứt gãy thâm nhập vào trong mạch máu, lúc này hệ miễn dịch được kích hoạt để tiến hành dọn dẹp những sợi collagen đứt, vỡ dưới sự chỉ huy của tế bào T-Killer (tế bào dọn dẹp những thành phần bị hư hỏng trong cơ thể).
Đồng thời, hệ miễn dịch sẽ vô tình tấn công tất cả các collagen tương tự - bao gồm cả các collagen còn lành lặn tại sụn khớp. Chính việc “tự hủy hoại” này đã đẩy quá trình thoái hóa sụn khớp diễn ra ngày càng nhanh hơn.
Phát hiện mới về hoạt chất sinh học collagen type 2 không biến tính
Những nghiên cứu miễn dịch học phân tử của InterHealth (Mỹ) đã khẳng định, việc sử dụng hoạt chất sinh học collagen type 2 không biến tính, được tinh chiết bằng công nghệ cao nhằm giữ nguyên cấu trúc phân tử và đặc tính sinh học, sẽ giúp chủ động sửa chữa, tái tạo các tổn hại của sụn khớp và hạn chế tối đa quá trình tự hủy hoại của sụn khớp.
Collagen type 2 không biến tính khi được uống vào cơ thể, 53% sẽ được hấp thu vào máu, trở thành nguồn nguyên liệu quan trọng cho quá trình tái tạo, nuôi dưỡng sụn khớp. Phần còn lại (47%) không bị phân huỷ mà đi đến ruột non để tương tác với cơ quan kiểm dịch của cơ thể là mảng Peyer, giúp cơ thể nhận diện collagen như một “người quen”, giảm hoạt tính của tế bào T-Killer để không phá huỷ các collagen được hấp thụ, đồng thời ngăn chặn quá trình phá huỷ tự nhiên sụn khớp đang diễn ra, từ đó hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa khớp.
“Việc cung cấp collagen type 2 không biến tính cho cơ thể sẽ có tác dụng như “1 mũi tên trúng 2 đích”, vừa giúp cơ thể bảo vệ, tái tạo sụn khớp từ nguyên liệu mới là collagen type 2 không biến tính vừa có tác dụng điều hòa miễn dịch, làm chậm quá trình viêm sụn và ngăn chặn sụn khớp hư hại lan rộng”, TS Nam Anh khẳng định.
Các nhà khoa học từ Đại học Harvard cũng đã tiến hành nghiên cứu về tác dụng của collagen type 2 không biến tính bằng phương pháp mù đôi, ngẫu nhiên cho dùng collagen type 2 không biến tính và đối chứng. Kết quả cho thấy nhóm dùng collagen type 2 không biến tính có nhiều cải thiện đáng kể như ít đau khớp, khớp trơn tru, vận động dễ dàng hơn, tăng gấp đôi sự dẻo dai của khớp…
Tuy nhiên nếu chỉ với collagen type 2 không biến tính thì vẫn chưa đủ để cải thiện triệu chứng thoái hóa khớp vì quá trình thoái hóa bao gồm hiện tượng hủy sụn khớp, viêm… Việc phối hợp nhiều hoạt chất tự như vỏ cây liễu (White Willow Bark) có tính chất kháng viêm tự nhiên giúp giảm cơn đau do viêm, bột nghệ (Curcumin) giúp giảm tình trạng viêm dạ dày kích ứng do uống thuốc… Tuy nhiên sự kết hợp các hoạt chất sinh học thiên nhiên này cần được thực hiện với công nghệ hiện đại đáp ứng các tiêu chuẩn đặc khi biệt phối hợp các hoạt chất nhằm làm tăng tác dụng hỗ trợ nhưng không gây tác dụng phụ cho người sử dụng. Điều này thưởng chỉ được đáp ứng với các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ các nước có nền dược phẩm cao như Mỹ, Pháp, Canada…
Chính vì vậy. việc phân biệt rõ vai trò, chức năng và đặc tính để lựa chọn đúng loại collagen chuyên biệt dành cho khớp như collagen type 2 không biến tính là một điều hết sức thiết yếu giúp người tiêu dung tránh khỏi việc tiền mất mà tật vẫn mang.

Làm thế nào để tái tạo sụn khớp hiệu quả?

Một trong những thương tổn phổ biến nhất mà con người gặp phải đó là tổn thương sụn. Điều này gây ra nhiều đau đớn, tuy nhiên, chế độ ăn uống có thể giúp bạn tái tạo sụn thậm chí tái tạo rất nhanh.
Sụn là một cấu trúc rất linh hoạt nhằm hỗ trợ các cấu trúc khác như tai ngoài, mũi và khớp. Trên cơ thể có những bộ phận rất dễ bị tổn thương chẳng hạn như khớp gối và luôn luôn bị ảnh hưởng nhiều nhất đối với những người thực hiện nhiều hoạt động thể chất mỗi ngày như các vận động viên. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến người già do sự suy thoái tự nhiên của cơ thể ở một độ tuổi nhất định.
Làm thế nào để tái tạo sụn khớp?
Sụn được tái tạo tùy thuộc vào thực phẩm mà bạn tiêu thụ. Viêm khớp hiện đang là căn bệnh phổ biến có ảnh hưởng hầu hết đến những người ở độ tuổi hơn bốn mươi. Căn bệnh này gây ảnh hưởng đến mắc cá chân, đầu gối, cổ tay, khuỷu tay, vai và sụn. Vì vậy, cần phải có chế độ dinh dưỡng phù hợp để mô sụn có thể tái tạo một cách nhanh chóng.
Một trong những axit amin quan trọng nhất cho sự tái tạo sụn là lysine. Nó có chức năng hấp thụ canxi và sản xuất collagen để xây dựng lại mô bị tổn thương. Nó còn có tác dụng cải thiện vẻ ngoài và sức khỏe của làn da.
Nghiên cứu về sự tái tạo sụn khớp
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Trung tâm Y tế Đại học Maryland (UMMC) kết luận rằng việc thiếu lysine có thể trì hoãn sự tái sinh của các mô bị tổn thương. Nó còn gây ảnh hưởng đến sự tái sinh của làn da.
12mg lysine cho mỗi kg trọng lượng cơ thể là những gì bạn cần để giúp cơ thể tái tạo lại sụn nhanh hơn. Những thực phẩm có chứa hàm lượng lysine cao là: cây họ đậu, cá tuyết, thịt đỏ, bia, trứng, đậu nành, phô mai, quả hạch, men bia, gelatin.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần vitamin C để làm tăng khả năng phục hồi của sụn khớp. Vitamin C duy trì việc sản xuất collagen bằng cách duy trì oxy vào máu và mang nó đến tất cả các động mạch. Con người cần hơn 75 mg vitamin C mỗi ngày để phục hồi các vấn đề của cơ thể. Những thực phẩm giàu vitamin C bao gồm: kiwi, cam, dâu, chanh…
Để làm dịu các khớp bị viêm đau nhức và ổn định cấu trúc mô sụn nên uống liên tục 6 tuần, mỗi ngày 1 gói chứa 10.000mg Collagen Fortigel. Để giúp tái tạo mô sụn, phục hồi khớp thoái hóa: Tiếp tục uống thêm 6 tuần nữa, mỗi ngày 1 gói. Có thể sử dụng mỗi ngày 1 gói sản phẩm chứa 10.000mg Collagen Fortigel thường xuyên và liên tục để giúp nuôi dưỡng và bảo vệ sụn khớp khỏe mạnh, linh hoạt và dẻo dai lâu dài.
Thoái hóa khớp là bệnh của toàn bộ thành phần cấu tạo khớp như sụn khớp bị thoái hóa. Sụn khớp được cấu tạo từ các thành phần: nước (chiếm 80%), các sợi collagen và chất proteoglycan (chiếm 5 - 10%). Đặc biệt, tổ chức sụn khớp không có mạch máu trực tiếp nuôi dưỡng như các tổ chức khác, mà nó được nuôi dưỡng bằng con đường thẩm thấu nhờ tổ chức xương dưới sụn, màng hoạt dịch, dịch khớp. Để bảo đảm cho sụn xương không những có độ chắc mà còn có tính đàn hồi. Những phân tử proteoglycan này hợp với nhau thành mô sụn cho xương và cơ thể, ngoài ra còn là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho sụn khớp, tạo dịch nhầy quanh khớp.
Nhiều nghiên cứu của các nhà khóa học Nhật Bản đã chứng minh rằng, các proteoglycan tăng cường chất dịch, không những làm giảm đau viêm khớp mà còn ngăn ngừa biến chứng, vì nó dần dần khắc phục sự tổn hại của xương khớp, giải quyết triệt để các chứng viêm. Là giải pháp giúp phòng ngừa, điều trị thoái hóa khớp, loãng xương hiệu quả nhất hiện nay.
Diamond khop – sản phẩm được sản xuất tại Nhật Bản, giúp giảm đau nhức xương khớp, là giải pháp chuyên biệt cho thoái hóa khớp. Diamond khop là thực phẩm bảo vệ sức khỏe được sản xuất từ nhà máy Astrim –Thuộc Tập đoàn ICHIMARU PHARCOS, Nhật bản. Diamond Khop là sản phẩm đầu tiên ở Việt Nam dạng viên nhai, có bổ sung đầy đủ thành phần và hàm lượng, gần như tương tự thành phần của dịch khớp, đặc biệt là khớp gối. Chính vì vậy, đây là sản phẩm có  bổ sung hoàn hảo cho cấu tạo của sụn khớp nhất hiện nay. Diamond Khop có chứa các thành phần: Proteoglycan (được chiết xuất từ sụn cá hồi), Collagen (chiết xuất từ cá), Hyaluronic acid và Ceramide (chiết xuất từ gạo).
Với Proteoglycan là các chất căn bản của sụn khớp. Chất này chính là nguyên liệu chủ yếu trong quá trình tái tạo mô sụn, giúp ức chế enzym elastase - là một chất trung gian gây thoái hóa sụn khớp và làm giảm hình thành các gốc oxy tự do trong mô sụn. Ức chế can xi hóa sụn, tái tạo mô sụn và giảm đau đối với người bị thoái hóa sụn, thúc đẩy quá trình chuyển hóa mô sụn, hình thành nên sụn.
Với Hyaluronic acid là chất giúp thẩm thấu chất dinh dưỡng từ dịch khớp để nuôi dưỡng cho sụn khớp. Ngoài ra hyaluronic acid trong dịch khớp giúp duy trì độ nhớt làm cho các khớp vận động được dễ dàng và chịu được tải trọng. Ở khớp thoái hóa, nồng độ hyaluronic acid giảm rõ rệt làm cho sự nuôi dưỡng sụn kém đi, và độ nhớt của dịch khớp cũng giảm theo. Vì vậy, bổ sung hyaluronic acid và Proteoglycan cho dịch khớp là một trong những liệu pháp đã được các nhà khoa học chứng minh có hiệu quả cao trong việc giảm đau và hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp.
Bên cạnh Canxi, Collagen chiếm 80% trong cơ cấu thành phần của xương. Nếu so sánh cấu tạo xương như một ngôi nhà thì canxi chính là xi măng, collagen là sợi sắt. Theo sự lớn dần của tuổi tác, Collagen cũng bị suy yếu và lão hoá làm giảm tính đàn hồi, dẻo dai của bộ xương. Vì vậy bổ sung Collagen peptide giúp xương chắc khỏe hơn và phòng chống các bệnh như loãng xương, xốp xương, đồng thời giúp giảm ma sát giữa các khớp xương tránh các bệnh như đau , thoát vị đĩa đệm và một số bệnh liên quan đến xương và sụn khác.
Ăn uống khi bị thoái hóa khớp gối
Người bị thoái hóa khớp gối nên ăn ít nhất 3 bữa cá 1 tuần, đặc biệt là cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá trích, vì chúng chứa nhiều acid béo omega-3 (một chất kháng viêm rất hiệu quả). Đồng thời cũng tăng cường tiêu thụ các loại nước hầm từ xương ống hay sụn sườn bò, bê vì loại nước dùng này cung cấp rất nhiều glucosamin và chonroitin - những hợp chất tự nhiên cấu thành sụn. Ngoài ra, người bị thoái hóa khớp có thể bổ sung luân phiên các loại thịt heo, thịt gà, vịt, tôm, cua để chế độ dinh dưỡng thêm đa dạng.
Về thực vật nên thêm các loại ngũ cốc, đậu nành, rau xanh vào bữa ăn hằng ngày. Đây đều là những loại thực phẩm giúp tăng cường miễn dịch, chống ô xy hóa rất tốt. Trái cây, nên chọn đu đủ, dứa, chanh, cam chứa nhiều men kháng viêm và vitamin C, đây là những hoạt chất tự nhiên giúp kháng viêm hiệu quả cũng như tăng cường độ dẻo dai cho các khớp. Hạn chế các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn, các loại thực phẩm quá mặn hoặc quá ngọt, đồ uống có cồn...

Những loại thực phẩm tốt cho khớp gối

Với những thực phẩm cung cấp cho cơ thể một lượng lớn canxi, magie, chất chống oxy hóa và vitamin, đặc biệt là vitamin K giúp xương chắc khỏe, dẻo dai, tương cường hệ miễn dịch, giúp ngừa viêm, đau khớp và làm chậm quá trình thoái hóa xương.
1. Sụn và xương ống
Theo các nghiên cứu khoa học chứng minh rằng, nước hầm xương ống hoặc sụn sường bò có chứa nhiều chondroitin và glucosamine, là những hợp chất tự nhiên có nhiều trong sụn. Những hợp chất này có công dụng tuyệt vời trong việc giúp sụn trở nên chắc khỏe hơn. Ngoài ra, những món ngon được hầm từ xương ống hoặc sườn này còn đem đến một nguồn canxi dồi dào cho cơ thể.
2. Hải sản
Cá, tôm, cua, nghêu, sò,… là nguồn cung cấp canxi dồi dào không thua kém gì sụn và xương ống. Người bị đau khớp gối có thể sử dụng các loại thực phẩm tươi ngon này để bổ sung canxi tự nhiên cho cơ thể. Tuy nhiên, cái gì ăn nhiều quá cũng không tốt, vì vậy, bạn nên có sự cân bằng chế độ dinh dưỡng cho mình trong mỗi bữa ăn. Không nên quá lạm dụng. Bởi thịt cá, hải sản không những có nhiều canxi mà cũng rất giàu chất đạm, việc dư thừa chất đạm có thể dẫn đến bệnh gout.
3. Sữa và các chế phẩm từ sữa
Sữa là nguồn thực phẩm ưu tiền hàng đầu trong các thực phẩm phòng chống loãng xương, giúp xương chắc khỏe vì trong sữa có nhiều canxi, thành phần cấu thành nên xương. Nếu không uống sữa tươi có thể thay thế bằng sữa chua, phô mai, sữa bò.
Trong một hộp sữa chua có hàm lượng canxi tương đương với một cốc sữa 250ml. Một miếng pho mát 30g cũng chứa lượng canxi tương ứng. Còn 1 ly sữa bò chứa khoảng 270mg canxi. Nếu lo ngại về lượng đường trong sữa và các chế phẩm từ sữa, bạn hãy chọn các sản phẩm ít đường hoặc không đường..
4. Ngũ cốc
Đậu nành, các loại hạt… là những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất có khả năng tăng miễn dịch, tăng đề kháng, ngăn ngừa lão hóa, làm chậm quá trình oxy hóa.
Các gia vị như gừng, ớt, tiêu, lá lốt,… cũng có khả năng chống viêm rất tốt đồng thời giảm mạnh cảm giác đau nhức, triệu chứng sưng tấy của các khớp xương.
Khoa học cũng đã chứng minh đậu nành và bơ có khả năng kích thích các tế bào sụn khớp sản sinh Collagen – “thần dược” tạo sự liên kết và duy trì hoạt động của toàn bộ khung xương. Chỉ sau 6 tháng sử dụng bơ và đậu nành thường xuyên, các triệu chứng thoái hóa xương khớp thuyên giảm hẳn, cảm giác đau nhức cũng không còn và đặc biệt không hề thấy bất kì tác dụng phụ nào.
5. Các loại nấm và mộc nhĩ
Nấm là một loại món ăn ngon, giàu dinh dưỡng và cực tốt cho sức khỏe, có tác dụng tăng sức để kháng, ngăn ngừa lão hóa và hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch, béo phì, tiểu đường, ung thư, đặc biệt là thoái hóa xương khớp.
Nấm hương rất hiệu quả trong việc chữa trị chứng chân tay tê bại, suy nhược cơ thể, ngoài ra còn có khả năng kháng viêm, chống viêm mạnh. Nấm hương rất giàu vitamin, hỗ trợ hấp thụ hàm lượng lớn vitamin D chống còi xương và thiếu máu, giúp cơ thể luôn khỏe khoắn, xương khớp vững chắc.
Mộc nhĩ bên cạnh công dụng ổn định huyết áp, ngăn ngừa xơ vữa động mạch còn có khả năng tăng đề kháng, chống viêm nhiễm, chống sự hình thành khối u hoặc nhiễm phóng xạ. Kết hợp mộc nhĩ, nấm hương và một số loại rau củ khác như cà rốt, bông cải, ớt,… trong mỗi bữa ăn là bí quyết tuyệt vời giúp cơ thể bạn được bổ sung thêm vitamin A, E, C, K,…để xương khớp luôn chắc khỏe, dẻo dai.
6. Cà chua
Với lượng lớn dưỡng chất, vitamin và collagen – là chất tốt cho gân, xương và sụn, cà chua đem lại sự bảo vệ hoàn hảo cho xương khớp, giúp phòng ngừa thoái hóa, làm giảm các cơn đau khớp gối nhanh chóng. Theo các nghiên cứu, hạt cà chua còn có thể thay thế cho aspirin, là một chất có công dụng giảm đau, kháng viêm hiệu quả và an toàn.
7. Trái cây
Chanh, dứa, đu đủ,… là những thực phẩm tốt cho khớp gối mà người bị đau khớp gối có thể sử dụng. Những loại trái cây này không những cung cấp nhiều vitamin C giúp kháng viêm, đặc biệt là quả bơ kết hợp với đậu nành còn giúp kích thích tế bào sụn sản sinh collagen, đem đến sự bảo vệ tuyệt vời cho gân, xương và sụn. Cụ thể, người đau khớp gối có thể sử dụng thức uống bơ xay kết hợp với đậu nành trong khoảng 6 tháng sẽ thấy triệu chứng đau khớp gối giảm đáng kể.
Ngoài ra, nhờ vào lượng kali dồi dào, giúp cân bằng natri, chống lại “những kẻ trộm” canxi và trập trung lượng tryptophan, serotonin cao, chuối cũng là thực phẩm tốt cho khớp gối một cách tự nhiên mà người đau khớp gối nên dùng thường xuyên.
8. Các loại rau, củ, quả
Một số loại hoa quả tốt cho người bị đau khớp như đu đủ, dứa, chanh, bưởi. Các loại trái cây này cung cấp men kháng viêm và sinh tố C, ngoài ra nếu đem quả bơ kết hợp với đậu nành có thể kích thích tế bào sụn sinh trưởng collagen là thành phần protein chủ yếu của gân, sụn và xương. Cụ thể, những người bị thoái hóa khớp gối hay khớp háng nếu uống trái bơ hay đậu nành trong vòng 6 tháng thấy giảm đáng kể các triệu chứng của thoái hóa khớp và không thấy có tác dụng phụ gì cả.
Một loại quả cũng có tác dụng rất tốt với người bệnh xương khớp phải kể tới chuối. Chuối có tập trung lượng trytophan và serotonin cao, đặc biệt là kali – chất điện phân ngăn ngừa mất canxi của cơ thể. Mỗi ngày bạn ăn một trái chuối là đủ.
Ngoài ra, một số loại rau xanh như bắp cải rất tốt cho người bệnh xương khớp. Bắp cải giầu vitamn K giúp tăng mật độ xương và ngăn ngừa sự rạn xương hông. 100g bắp cải mang tới 0,2mg vitamin K trong khi lượng vitamin K hàng ngày cần nạp vào cơ thể là 0,03-1mg. Nếu không muốn ăn bắp cải, chúng ta có thể thay thế bằng cải thìa, cải xanh, cải xoăn… vì các loại cải này cũng hàm chứa rất nhiều vitamin K.
9. Giá đỗ
Phyto-oestrogen (Hormone oestrogen thực vật) và đặc biệt là Isoflavon thường có trong giá đỗ sẽ giúp người bệnh loãng xương, đau khớp bớt đi nổi lo lắng về vấn đề bệnh tình của mình, đặc biệt là ở người cao tuổi, phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh – là giai đoạn mà xương dễ mỏng và có nguy cơ gãy xương cao.
10. Trà xanh
Trà xanh chứa một hàm lượng đáng kể chất flavonoid là chất chống ôxy hóa  giúp giảm nguy cơ loãng xương. Tuy nhiên bạn cũng không nên uống quá 3 cốc nước trà/ngày vì trong trà có nhiều théine – một chất gây kích thích. Ở một số người, uống quá nhiều nước trà còn có thể gây đau đầu, thở gấp cũng như rối loạn tầm nhìn hay khó khăn về tiêu hóa. Nên tránh uống trà ít nhất 30 phút trước và sau bữa ăn.
11. Rượu vang
Thụy Điển đã chứng minh rằng rượu vang có công dụng hữu hiệu trong việc ngăn chặn sự phát triển của các triệu chứng suy thoái xương khớp, giảm nguy cơ thoái hóa xuống những  50%.


Thuốc Đông Y điều trị bệnh viêm khớp

Con người vẫn luôn được coi là một cỗ máy hoàn hảo nhất của tạo hóa nhưng dù hoàn hảo đến mấy, dù con người có cố gắng đến mấy thì các bộ phận trong cơ thể cũng bị thay đổi, lão hóa theo thời gian. Tỷ lệ bị bệnh viêm khớp (thoái hóa khớp, viêm đa khớp dạng thấp, vôi hóa cột sống.
Quan điểm của Tây y
Nguyên nhân: Viêm khớp xảy ra khi sụn đệm các đầu xương trong khớp ngày càng bị bào mòn theo thời gian do lượng dịch khớp cạn kiệt, các lớp sụn này chà xát trực tiếp lên nhau khi vận động gây đau. Khi bề mặt nhẵn mịn của sụn khớp trở nên thô ráp sẽ gây kích ứng. Cuối cùng, nếu sụn khớp này xẹp xuống hoàn toàn có thể xương trên xương – đầu xương trở nên hư hỏng và các khớp xương trở nên đau đớn nhiều hơn. Giai đoạn sau của bệnh viêm khớp sẽ hình thành các gai xương, gây chèn ép các dây thần kinh, gây đau đầu tê nhức tứ chi.
Điều trị bằng thuốc Tây Y
Theo quan điểm của Tây y thì bệnh viêm khớp không thể chữa khỏi. Điều trị chủ yếu theo hướng làm giảm các cơm đau khớp, chống viêm, kiềm chế sự tiến triển xấu của bệnh và giúp duy trì hoạt động của khớp. Khi uống thuốc, thuốc giảm đau sẽ đi đến khớp bị đau, làm tê liệt dây thần kinh, bệnh nhân sẽ mất cảm giác đau, làm cho bệnh nhân hiểu lầm là bệnh của mình đã đỡ, nhưng thực chất bệnh đang tiến triển xấu dần, khi dừng thuốc bệnh lại đau lại và ngày một nặng hơn.
Các thuốc Tây thường được sử dụng để điều trị bệnh viêm khớp gồm các thuốc giảm đau, chống viêm: Korulac, Diclofenac, Bonlutin, Artrodar, Fenalgic, Ibuprofen, Profenid … hoặc có thể dùng hỗn hợp: Hydrocortisol, Novacain, Vitamin B12 (được sử dụng theo đường uống hoặc tiêm trực tiếp vào khớp đau). Các thuốc này rất kích ứng với dạ dày và thận, nếu sử dụng lâu ngày sẽ gây đau dạ dày và hại thận. Các thuốc này chống chỉ định với các bệnh nhân bị bệnh dạ dày, tá tràng, suy thận. Chính vì điều này, trong các đơn thuốc điều trị bệnh viêm khớp thường kèm theo nhóm thuốc về đường tiêu hóa, bao thành dạ dày như: Medoprazole, Salazopyrine, Borini-K …
Dùng các sản phẩm chức năng
Một số loại thuốc thực phẩm chức năng khác đang được quảng cáo rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng … Các loại thuốc này được sản xuất dựa trên các bài thuốc gia truyền rất hay để điều trị các bệnh về xương khớp, nhưng đã bị thương mại hóa, sản xuất đại trà nên hàm lượng dược lý, tinh chất trị bệnh trong thuốc thấp, mà chủ yếu là tá dược.
Chính vì vậy, khi uống thuốc thì thời gian điều trị phải từ 6 tháng đến 1 năm thì bệnh mới thuyên giảm, còn nếu muốn khỏi bệnh thì phải điều trị lâu dài rất tốn kém. Các bệnh nhân khi bệnh đã tiến triển nặng thì điều trị theo các loại thuốc này không hiệu quả nữa.
Ngoài ra, còn một số loại thuốc viên bổ khớp, viên cung cấp chất nhờn cho khớp, thuốc phục hồi xương khớp… của các thương hiệu lớn được quảng cáo là hàng xách tay từ Mỹ, Nhật, Pháp,… nhưng thực chất toàn là hàng Trung Quốc, hàng nhái, hàng giả, hàng hết date. Khi bệnh nhân sử dụng, không những không chữa được bệnh mà còn tiền mất tật mang.
Quan điểm của đông y
Nguyên nhân: Y học cổ truyền quan niệm tất cả các bệnh có đau nhức ở khớp xương, có sưng nóng đỏ hay chỉ tê, nặng ở tại khớp đều nằm trong phạm trù chứng tý hay bệnh tý. Tý có nghĩa là tắc nghẽn không thông.
Do sức đề kháng và khả năng tự bảo vệ của cơ thể không đầy đủ, các yếu tố gây bệnh là Phong – Hàn – Thấp cùng phối hợp tác động xâm phạm đến kinh lạc – cơ – khớp, làm cho sự vận hành của khí huyết bị tắc nghẽn không thông gây ra sưng đau, hoặc không sưng mà chỉ đau tê mỏi nặng ở một khu vực khớp xương hoặc toàn thân.
o chính khí hư suy vì mắc bệnh lâu ngày, hay do người già các chức năng hoạt động cơ thể bị suy yếu, làm cho khí huyết cũng giảm sút không nuôi dưỡng được cân mạch gây nên tình trạng thoái hóa khớp xương và gây nên đau. Vì vậy, khi chữa các bệnh về khớp, các phương pháp chữa theo YHCT đều nhằm lưu thông khí huyết ở cân ở xương, đưa các yếu tố gây bệnh (phong, hàn, thấp, nhiệt) ra ngoài và đề phòng chống lại các hiện tượng báo động sự tái phát của bệnh khớp xương.
Điều trị bằng Đông y
Do quan niệm sưng – đau khớp xương là do tắc nghẽn sự vận hành của khí huyết, và do chức năng tạng phủ suy yếu ảnh hưởng đến việc tạo ra khí huyết làm cho khí huyết giảm sút không nuôi dưỡng cân (gân) mạch đầy đủ gây ra đau nhức khớp xương nên việc điều trị nhằm vào mục tiêu giải tỏa sự tác nghẽn, đuổi nguyên nhân gây bệnh ra ngoài và bổ dưỡng khí huyết – mạnh gân xương.
Các phương pháp điều trị không dùng thuốc như: tập luyện vận động, dưỡng sinh, xoa bóp, chườm nóng, ăn uống và châm cứu, đến việc dùng thuốc vào điều trị bên ngoài như đắp bó thuốc ngoài khớp sưng đau đến uống trong, sử dụng các loại thực vật, động vật và khoáng chất vào điều trị có tác dụng hỗ trợ điều trị, giúp cho quá trình điều trị nhanh và hiệu quả hơn. Trong việc điều trị, các thầy thuốc YHCT còn chú ý đến bệnh mới mắc hay bệnh đã lâu ngày, hoặc tái phát nhiều lần.
Nếu mới mắc thì dùng các phương pháp để loại bỏ yếu tố gây bệnh (phong, hàn, thấp) là chính, nếu bệnh lâu ngày hay tái phát nhiều lần thì vừa phù chính (nâng đỡ tống trạng, bổ khí huyết), vừa loại bỏ yếu tố gây bệnh để tránh tái phát và đề phòng những biến chứng và những di chứng về sau.

Nước cà tím

Đông y gọi chung các loại cà là giã tử, ái qua, nuy qua, tên khoa học là Solanum milogena L. thuộc họ cà (Solanaceae). Theo Đông y, cà có vị ngọt tính hàn.
Sách Trung dược học bản thảo cho biết cà tác dụng hoạt lợi (nhuận trường), lợi tiểu, trị thũng, thấp độc, trừ hòn cục trong bụng (chưng hà), chứng lao truyền, ôn bệnh trong 4 mùa (phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa). Tán huyết tiêm viêm, chỉ thống…
Phân tích thành phần dinh dưỡng có trong 100g cà cho thấy: Nước chiếm 92%, đạm 1,3%, chất béo 0,2%, đường 0,5% cùng các chất khoáng như lân 15mg, magiê 12mg, canxi 10mg, kali 22mg, natri 15, 16mg, lưu huỳnh 15, 16mg, sắt 0,5mg, mangan 0,2mg, kẽm 0,2mg, đồng 0,1mg, iod 0,002mg, các vitamin như caroten (tiền vitamin A) 0,04mg, vitamin B1 0,04mg, vitamin B2 0,35mg, vitamin C 6mg, vitamin PP 0,6mg, và chất nhầy hay cellulose…
Riêng với giống cà tím (cà dái dê) được xếp vào nhóm rau quả đứng hàng đầu với hàm lượng vitamin PP cao nhất. Có tài liệu nói vitamin PP chứa trong cà tím là 72g. Người ta còn phát hiện vitamin E trong cà và hàm lượng các chất khoáng thường cao hơn hẳn các loại rau quả khác.
Đặc biệt hơn ở cà còn chứa chất nightshade soda có tác dụng chống ung thư, ức chế sự tăng sinh của khối u trong bộ máy tiêu hóa. Trong cà tím có chứa nhiều thành phần hoạt chất có khả năng ngăn ngừa ung thư, nhất là ung thư dạ dày. Vì vậy có ý kiến đã khuyên nên sử dụng nước ép cà tím khi người bệnh đang dùng xạ trị và cả ngay sau khi phẫu thuật ung thư.
Cà tím còn tác dụng chống ứ đọng cholesterol và urê huyết nên rất có lợi trong điều trị các bệnh tim mạch, chứng huyết áp cao, béo phì vì cho năng lượng thấp (ví dụ như cà pháo trong 1kg chỉ cho 24,4 kcalo hay cà bát là 441 kcalo, cà dái dê 454 kcalo), đái tháo đường, thống phong (gout).
Cà tím có tác dụng kích thích tiết mật và tụy khiến khả năng tiêu hóa được tăng cường, lại giúp nhuận tràng, giải độc, có lợi cho bệnh gan mật. Ngoài ra còn có công hiệu lợi tiểu, chống phù nề, đàm thấp, hỗ trợ trong việc điều trị bệnh thận.
Trong thực nghiệm cũng cho thấy khi động vật được uống nước ép cà tím thì gây động kinh nhân tạo đã không phát bệnh. Bởi thế người ta khuyên những người dễ bị kích động tâm thần mỗi khi thấy thần kinh căng thẳng nên uống 1 ly nhỏ nước ép cà tím.
Bài thuốc từ nước cà tím có cách nấu rất đơn giản giúp trị khỏi hẳn bệnh đau khớp trong thời gian ngắn bạn có thể tham khảo.
Nguyên liệu: 1 quả cà tím, 1 lít nước lọc.
Bắc nồi lên bếp, đổ 1 lít nước vào nồi đun sôi rồi tắt bếp. Ngay sau đó, bạn hãy trút toàn bộ số cà tím đã cắt vào nồi nước vừa đun, đậy vung lại. Ngâm cà tím trong nồi nước sôi cho đến khi thấy nước nguội hoàn toàn.  Cuối cùng, lọc bỏ phần xác cà tím đi và giữ lấy phần nước cà tím.
Cách chữa đau khớp
–cho 750ml nước cà tím thu được vào chai thủy tinh rồi bảo quản trong tủ lạnh. Phần nước cà tím này chia ra làm 3 phần, mỗi phần 250ml uống vào ba bữa sáng, trưa, tối trước giờ cơm khi bụng đói hoàn toàn (chưa ăn gì).
– 250ml nước cà tím còn lại bạn dùng để bào chế thuốc thoa bên ngoài da. Trộn 250ml hỗn hợp với 50ml dầu ô liu nguyên chất và khuấy đều lên. Sau đó, bảo quản trong tủ lạnh và dùng vào buổi tối trước khi đi ngủ. Chỉ cần thoa một lớp mỏng lên chỗ đau khớp và dùng băng gạc quấn lại để giữ ấm.
– Việc kết hợp cả uống và bôi ngoài da sẽ mang lại cho bạn kết quả khả quan chỉ sau vài ngày áp dụng. Tuy vậy bạn hãy sử dụng bài thuốc trong 4 tuần rồi ngừng một khoảng thời gian chứ không nên dùng quá nhiều.

Bài thuốc Nam “Cốt vương Thần hiệu thang”

 Thành phần: Đương qui, phòng phong, quế chi, tần giao, hoàng bá, ma hoàng, uy linh tiên, ngưu tất, phòng kỷ, ý dĩ nhân, tang chi, thương truật, tri mẫu, độc hoạt, khương hoạt, xích thược,…
Công dụng chung: Bài thuốc này giúp giải nhiệt, giải độc, lưu thông khí huyết, bổ thận, lợi gân cốt… tạo dưỡng chất nuôi dưỡng sụn khớp, tạo chất nhầy (dịch khớp) để bảo vệ ổ khớp, tăng độ bền và dẻo dai cho khớp, giúp sinh huyết và lưu thông khí huyết đến tận tứ chi, ngăn cản thoái hóa của sụn khớp, sụn chêm, màng bao hoạt dịch giúp người bệnh hoạt động dễ dàng.
Chủ trị: Thuốc có tác dụng điều trị và phòng ngừa các bệnh:
– Bệnh khô khớp (khô dịch khớp)
– Bệnh thoái hóa khớp (gối, cột sống, đốt sống cổ …)
– Bệnh vôi hóa khớp (gối, cột sống …)
– Bệnh thoát vị đĩa đệm
– Bệnh viêm xương khớp dạng thấp
Ưu điểm của bài thuốc:
– Điều trị tận gốc bệnh: kế thừa phương pháp luận trị của Y học cổ truyền, bài thuốc gồm các vị thuốc vừa có tác dụng điều trị từ căn nguyên của bệnh, vừa làm giảm đi các triệu chứng bên ngoài (đau, sưng các khớp), qua đó giúp điều trị bệnh một cách triệt để.
– Hiệu quả lâu dài, tránh tái phát: khác với Tây y chỉ chú trọng vào điều trị biểu hiện bên ngoài của bệnh như cắt hoặc giảm các cơn đau khớp, dễ dẫn tới tình trạng dừng thuốc là bệnh tái phát khiến người bệnh bị phụ thuộc vào thuốc, bài thuốc Cốt Vương Thần Hiệu Thang điều trị từ nguyên nhân gây bệnh nằm bên trong cơ thể, giải quyết tận gốc căn nguyên gây ra bệnh. Từ đó, hiệu quả điều trị của bài thuốc sẽ thực sự lâu dài. Nếu người bệnh có một chế độ sinh hoạt, ăn uống và luyện tập điều độ thì hoàn toàn có thể phòng tránh được nguy cơ bệnh tái phát.
– An toàn, không biến chứng: Là sự kết hợp của các thảo dược tự nhiên đều được thu hái từ các vườn dược liệu chuyên biệt của Trung tâm tại nhiều tỉnh trên cả nước, chất lượng của các vị thuốc luôn được đảm bảo một các tốt nhất. Hơn thế nữa, đây đều là các thảo dược lành tính, khi sử dụng sẽ không gây ảnh hưởng tới các cơ quan khác trong cơ thể như dạ dày hay thận (đây là một ưu điểm vượt trội của bài thuốc so với thuốc tây y hiện nay).
– Hiệu quả với nhiều chứng bệnh về xương khớp: Mỗi vị thuốc trong bài thuốc có tác dụng nhất định đối với các triệu chứng cũng như nguyên nhân gây ra bệnh. Việc gia giảm liều lượng hay thêm bớt các vị trong bài thuốc sẽ được các bác sĩ cân nhắc để đảm bảo cho bài thuốc đạt hiệu quả cao nhất và phù hợp nhất với thể trạng và tình trạng bệnh của từng bệnh nhân.
Cách phòng bệnh đau khớp
– Thường xuyên vận động: Việc luyện tập không chỉ tốt cho hệ tim mạch mà còn tốt cho hệ xương, cơ và khớp.
– Căng duỗi: Căng duỗi sẽ giúp cơ bắp được tăng cường và củng cố các khớp. Lưu ý là phải khởi động kỹ các khớp trước khi thực hiện bài tập căng duỗi nếu không sẽ có thể dẫn tới kết quả ngược.
– Ăn uống hợp lý: Xương của bạn cần một lượng lớn dinh dưỡng để khỏe mạnh. Vì thế các thực phẩm giàu vitamin C và E, canxi sẽ hỗ trợ cho hệ khớp trong cơ thể không bị sớm suy thoái.
– Uống đủ nước: Nước chiếm 70% thành phần của sụn và duy trì sự trơn tru giữa 2 đầu xương. Vì vậy, uống đủ nước sẽ giúp các sụn và khớp xương linh hoạt và dẻo dai hơn.

 

Bài thuốc Hoạt huyết Phục cốt hoàn

Hoạt huyết phục cốt hoàn
Bài thuốc Hoạt huyết Phục cốt hoàn điều trị bệnh xương khớp Bài thuốc hiện được nghiên cứu, bào chế và cung cấp bởi Đơn vị Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc
Bài thuốc bao gồm:
Phong thấp hoàn
Thành phần: Phòng phong, hoàng cầm, quế chi, xuyên quy, vương cốt đằng, ngưu tất, đỗ trọng, cẩu tích, hy thiêm, mộc qua, độc hoạt, thạch cao, chi mẫu,… và một số thảo dược quý khác.
Công dụng: Thanh nhiệt tà, giải độc, giảm đau, hóa thấp, sơ phong, thông kinh lạc.
Bổ thận hoàn
Thành phần: Đương quy, xuyên khung, nhũ hương, ý dĩ, quế thanh, bạch linh, bạch thược, thương truật, trạch tả, hoàng kỳ, cát căn, cam thảo… và một số thảo dược khác.
Công dụng: Khu phong, tán hàn, trừ thấp, sơ thông kinh lạc, kết hợp dưỡng âm, bổ can thận, giúp kiện tì, ích khí, mạnh gân cốt, bồi bổ khí huyết.
Giải độc hoàn
Thành phần: Bồ công anh, kim ngân cành, hồng hoa, đơn đỏ, ké đầu ngựa, tơ hồng xanh, vỏ gạo, bạc sau, nhân trần, rau má,…. cùng một số thảo dược khác.
Công dụng: Hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp, có tác dụng như 1 kháng sinh đông y, giúp giải độc, mát gan, thanh nhiệt, bổ huyết tiêu viêm, tiêu sưng, giảm phù nề, trị mề đay mẩn ngứa, chống dị ứng.
Ngoài ra, bài thuốc này còn giúp tạo dưỡng chất nuôi dưỡng sụn khớp, tạo chất nhầy (dịch khớp) để bảo vệ ổ khớp, tái tạo sụn khớp, tăng độ bền và dẻo dai cho khớp, giúp sinh huyết và lưu thông khí huyết đến tận tứ chi, ngăn cản thoái hóa của sụn khớp, sụn chêm, màng bao hoạt dịch giúp người bệnh đi lại dễ dàng, phòng chống bệnh tái phát.
Tùy vào triệu chứng lâm sàng, tình trạng nặng nhẹ của bệnh, cơ địa, và thể trạng của từng người mà bệnh nhân sẽ uống thuốc “Phong thấp hoàn” hay “Bổ thận hoàn” hoặc uống cả hai kết hợp với “Giải độc hoàn” theo chỉ định của thầy thuốc.
Chủ trị: Thuốc có tác dụng điều trị và phòng ngừa các bệnh
Bệnh khô khớp (khô dịch khớp)
Bệnh thoái hóa khớp (gối, cột sống, đốt sống cổ …)
Bệnh vôi hóa khớp (gối, cột sống …)
Bệnh thoát vị đĩa đệm
Bệnh viêm đa khớp dạng thấp
Bài thuốc hoàn toàn từ thảo dược, gồm nhiều vị thuốc quý đã được tuyển chọn kỹ lưỡng ở những vùng thổ nhưỡng mà dược liệu đó có nhiều tinh chất nhất, cho hiệu quả chữa trị cao.
Những vị cứng, thô, sơ, rắn, thân thảo đều được sao, bào chế, chiết xuất bằng máy móc hiện đại, sau đó được gia công nấu, chưng cất, chiết xuất lấy hoạt chất, sấy khô, tiệt trùng. Tất cả đều được nấu thành cao mềm hoặc ở dạng bột tán mịn (không phải sắc) nên rất tiện lợi cho việc sử dụng thuốc.
Ưu điểm của bài thuốc
    Điều trị tận gốc bệnh (do điều trị từ căn nguyên của bệnh, bồi bổ can, thận).
    Hiệu quả lâu dài, tránh tái phát
    Không tác dụng phụ.
    An toàn, không biến chứng (không ảnh hưởng đến dạ dày, thận).
    Chi phí thấp.
Ngoài ra, bài thuốc này còn giúp tạo dưỡng chất nuôi dưỡng sụn khớp, tạo chất nhầy (dịch khớp) để bảo vệ ổ khớp, tái tạo sụn khớp, tăng độ bền và dẻo dai cho khớp, giúp sinh huyết và lưu thông khí huyết đến tận tứ chi, ngăn cản thoái hóa của sụn khớp, sụn chêm, màng bao hoạt dịch giúp người bệnh đi lại dễ dàng, phòng chống bệnh tái phát.
Tùy vào triệu chứng lâm sàng, tình trạng nặng nhẹ của bệnh, cơ địa, và thể trạng của từng người mà bệnh nhân sẽ uống thuốc “Phong thấp hoàn” hay “Bổ thận hoàn” hoặc uống cả hai kết hợp với “Giải độc hoàn” theo chỉ định của thầy thuốc.