LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Monday, October 2, 2017

Tạng - phủ - khiếu và các hệ thống trong cơ thể người



Y học cổ Phương Đông đã phân định các cơ quan bộ phận trong cơ thể con người thành các tạng, các phủ, các khiếu và các bộ phận có liên quan. Mỗi tạng không phải chỉ đơn thuần là một cơ quan về giải phẫu học, mà còn bao gồm chức năng hoạt động sinh lý của tạng đó, và mối liên hệ hữu cơ giữa tạng đó với các tạng khác.
Mỗi tạng thuộc một hành liên hệ với một phủ, thông ra ngoài qua một giác quan gọi là khiếu, thí dụ tâm thuộc hành hỏa, liên hệ với phủ là tiểu trường, lưỡi là cửa ngõ thông ra ngoài.
– Mỗi tạng và phủ liên quan có một ngũ hành khí tương ứng có nguồn gốc từ chân khí. Nếu chân khí giảm, sẽ làm suy yếu các tạng-phủ. Nếu ngũ hành khí suy giảm sẽ gây tổn thương thực thể cho các tạng đó.
Mỗi tạng-phủ có một chức năng chính, và những chức năng phụ, thí dụ tâm chủ huyết, tàng thần. Thận chủ bài tiết, tàng tinh và điều hòa tủy xương, não. Can chứa huyết, tham gia vào tiêu hóa. Phế chủ khí, bì mao và điều hòa nước của cơ thể. Tỳ chủ dinh dưỡng là gốc của huyết và điều hòa cơ bắp.

Các tạng

Tạng phế
Phế nằm trong lồng ngực, bao gồm phế trái và phế phải (thông thường gọi là phổi, hai lá phổi).
Phế là tạng dương thuộc hành kim, tàng phách, chủ khí, khai khiếu ở mũi. Phế chủ khí của toàn thân, kiểm tra toàn bộ khí, thanh lọc khí do thực cốc đem lại và xuất khí ra ngoài. Phế đưa khí xuống dưới và vào thận ở thì thở vào, khuyếch tán khí ra ngoài da ở thì thở ra, nếu chức năng đưa khí xuống bị suy yếu sẽ làm tức ngực khó thở, ho. Nếu chức năng khuyếch tán bị ngăn trở sẽ làm khả năng chống đỡ ngoài da giảm, tà khí dễ xâm nhập gây cảm hàn.
Phế phối hợp với thận và bàng quang điều hòa nước trong cơ thể. Phế là tạng chủ của bì mao (da, lông), nếu khí phế tốt da mịn màng chống được ngoại tà xâm nhập, ngược lại phế suy lỗ chân lông mở rộng ngoại tà dễ xâm nhập. Âm thanh có quan hệ mật thiết với sức mạnh không khí của hai phế thoát ra.
Chúng ta cũng cần biết thêm rằng chức năng chủ huyết là của tâm nhưng cũng cần phải có sự trợ giúp của phế. Tâm vận hành huyết nhưng phế phải thoải mái thì sự vận hành của tâm mới thông đạt khắp toàn thân. Cổ nhân quan niệm rằng: khí là thống soái của huyết, huyết là thứ phối hợp với khí, khí lưu hành thì huyết lưu hành, chỗ nào huyết đi đến thì khí cũng đi đến.
Tạng tỳ
Tiếng gọi thông thường là lách, nằm trong ổ bụng, dưới vòm hoành, mạn sườn trái. Tỳ là âm dương quân bình, là hành thổ, thổ sinh kim, nuôi mộc, chứa thủy. Tuy hỏa sinh thổ nhưng chính hỏa cũng nằm trong thổ.
Về chức năng thì vị (dạ dày) có chức năng chứa đựng thủy cốc, còn tỳ thì có chức năng chuyển hóa. Khi tỳ khí tốt làm ta ăn ngon chóng đói, ngược lại tỳ khí suy thì ăn mất ngon, gầy yếu. Nếu đói quá sẽ tổn thương vị khí, no quá sẽ làm tổn thương tỳ khí. Đông y cho rằng tỳ vị là gốc của huyết và làm thông huyết, vì có thủy cốc mới sinh ra huyết. Tỳ sinh huyết, huyết sinh tinh, tinh sinh khí.
Tỳ khí có hướng đi lên trong thì thở ra, còn vị khí có hướng đi xuống trong thì thở vào.
Tỳ khai khiếu ra miệng và môi cho nên chức năng tỳ vị giảm thì miệng đắng ăn không ngon. Trong lúc tập khí công đặt mặt trên lưỡi lên vòm miệng sẽ kích thích bài tiết nước miếng làm môi không khô, miệng không bị đắng và còn trợ giúp chức năng tiêu hóa của tỳ vị.
Tạng tâm
Tâm thường gọi là tim, nằm trong lồng ngực, giữa hai phổi và hơi lệch sang trái (so với đường thẳng giữa cơ thể).
Tâm là tạng dương, thuộc quân hỏa, chủ huyết và tàng thần. Khí của tâm có chiều hướng bốc lên. Tâm chủ huyết của toàn thân, có nhiệm vụ đưa máu đi khắp mọi nơi trong cơ thể.
Tâm khai khiếu ra lưỡi và mặt. Vì vậy xem sắc lưỡi có thể kiểm tra chức năng của tâm, hoặc nét mặt cũng phản ánh tình trạng của tâm.
Tâm chi phối thất tình (là 7 thứ tình chí như: vui, giận, buồn, lo, nghĩ ngợi, kinh, sợ) làm rối loạn về tâm lý, đó là những nguyên nhân sinh bệnh. Chính vì vậy mà cổ nhân coi việc điều tâm trong quá trình luyện tập cũng như lúc bình thường rất quan trọng.
Tạng thận

                                          Thận, bàng quang và tuyến thượng thận
 Hai thận nằm hai bên cột sống vùng thắt lưng (bên ngoài ổ bụng). Thận là tạng âm thuộc hành thủy. Thận phải là dương thủy, còn thận trái là âm thủy. Thận tàng tinh, lưu trữ tinh rồi phân phối cho cơ thể để khi cần thiết thì chuyển thành khí (khí âm hoặc khí dương), khí âm của thận bị suy sẽ gây đa niệu, còn khí dương của thận bị suy sẽ gây thiểu niệu và phù nề.
Thận chủ não, tủy xương, răng, tóc, nên thận suy thì toàn thân mệt mỏi, răng tóc rụng, râu thưa. Chức năng hô hấp là do phế điều hành, và thận làm nhiệm vụ trợ giúp (vì thận thu nạp khí nên có ảnh hưởng tới chức năng xuất khí của phế).
Thận khai khiếu ra hai tai, đường tiểu và đường đại tiện cho nên thận suy làm giảm thính giác, ù tai, tiểu tiện nhiều lần, đái dầm, đái són, đại tiện phân lỏng.
Đông y coi thận có vai trò rất quan trọng trong cơ thể vì thận đảm trách nhiều chức năng như bài tiết, sinh dục, nội tiết, nuôi dưỡng xương tủy. Ngoài ra thận thủy có mệnh môn long hỏa, thận-mệnh môn là biểu hiện của thái cực. Trong mệnh môn có chân âm và chân dương vì thế mới nói mệnh môn biểu hiện cho thái cực. Vì mệnh môn của thận tàng tinh ở nam giới và huyết ở nữ giới, chủ sinh dục nên mệnh môn là chỗ thành lập ra sinh mệnh, là cội gốc cho sự sinh sản và là nơi phát nguyên của tạngphủ.
Tâm bào
Tâm bào thuộc hỏa. Tâm bào thường được gọi là tâm bào lạc, trên thực tế không phải là một thực thể giải phẫu bao bọc lấy tim, mặc dù có ý kiến cho rằng nó là màng tim.
Tâm bào lạc là ngoại vệ của tâm, có công dụng che chở cho tâm chống lại những tấn công từ bên ngoài, nhất là chống nhiệt.
Tạng can
Thường gọi là gan, nằm trong ổ bụng, dưới vòm hoành bên phải. Là tạng dương, can thuộc hành mộc, tàng hồn, tích trữ huyết, điều tiết huyết qua hệ thống huyết mạch của can. Qua chức năng điều tiết huyết, can cũng điều hòa khí của cơ thể; do đó những rối loạn can khí dễ gây ảnh hưởng đến tạng phủ và ngũ quan. Can suy làm giảm lượng máu trong can với hậu quả là mỏi cổ, trầm cảm, thần kinh yếu.
Bệnh của can làm đau hai bên hạ sườn, lan xuống bụng dưới. Can khí bốc lên đầu làm mất ngủ, ù tai gây cáu gắt, can hư làm hoa mắt ù tai lo sợ. Can khí quá vượng sẽ gây huyết áp tăng. Can còn tham gia vào hoạt động của tiêu hóa, cũng như vào lưu thông dịch thể tại tam tiêu.Can chi phối cân mạc, từ đó kiểm tra hoạt động của xương khớp, cơ bắp. Can khai khiếu ra mắt, nếu chức năng can được tăng cường thì tăng thị giác.
Can thuộc mộc, mộc sinh hỏa, mà tâm thuộc hỏa, nên khi tập luyện chức năng can tốt sẽ trợ giúp cho tâm và tiểu trường, làm huyết đầy đủ, tiêu hóa dễ dàng, tăng cường sự chống nhiễm trùng và cơ chế miễn dịch của cơ thể.

Các phủ

Đởm, vị, đại trường, tiểu trường, bàng quang, tam tiêu là lục phủ, ngoài ra còn có các phủ kỳ hằng đó là não, tủy, huyết mạch, tử cung ở phụ nữ.
Giữa tạng và phủ có mối liên hệ biểu lý và âm dương. Khi tập luyện tác động vào tạng cũng sẽ gián tiếp tác động vào phủ liên hệ.
Vị
Là phủ của tỳ, vị phối hợp với tỳ thuộc hành thổ. Vị là nơi chứa thủy cốc, nên có chức năng nuôi dưỡng sáu phủ, vị khí hư làm chán ăn, buồn nôn và nôn mửa. Nhưng nếu luyện tập tốt vị khí được tăng cường thì chức năng của vị sẽ tốt, giúp cho tiêu hóa thuận lợi.
Đởm
Đởm (túi mật) thuộc hành mộc, là phủ của can, phối hợp với can, chủ tiêu hóa, tính can trường, kiên quyết. Cho nên đởm khí hư gây khó tiêu, sợ hãi, mất ngủ.
Đại trường
Đại trường thuộc hành kim, là phủ của phế, phối hợp với phế. Chủ việc đào thải các chất cặn bã của tiêu hóa. Nếu đại trường khí hư sẽ gây táo bón hoặc tiêu chảy.
Tiểu trường
Tiểu trường thuộc hành hỏa, là phủ của tâm, phối hợp với tâm. Chủ tiêu hóa, còn liên hệ với can, tỳ. Tiểu trường còn liên hệ với thận để đào thải nước tiểu, với đại trường để đào thải phân.
Bàng quang
Bàng quang ở vùng bụng dưới, thuộc hành thủy, là phủ của thận, phối hợp với thận, chủ nước tiểu là nơi dồn góp nước tiểu lại. Công dụng của bàng quang là bài tiết nước tiểu và cất giữ tân dịch. Cần biết thêm rằng nước tiểu từ tân dịch chuyển hóa ra cho nên tân dịch thiếu ít thì có chứng đái không thông, ngược lại đái quá nhiều thì sẽ hao tổn tân dịch.
Tam tiêu
Tam tiêu không phải là một bộ phận giải phẫu cụ thể, nằm ở phía trước cơ thể từ họng xuống hết bụng dưới, tam tiêu là phủ của tâm bào.
Tam tiêu chủ khí, chủ thủy, coi sóc toàn bộ khí hóa trong cơ thể. Liên quan với lục phủ ngũ tạng, hệ thống 12 cặp chính kinh và các mạch. Có nhiều công dụng: hô hấp, tiêu hóa thức ăn, uống, hấp thu, bài tiết, sinh hóa khí huyết.
Quá trình khí hóa nhờ nguyên khí mệnh môn. Khí thủy cốc, nguyên khí, phế khí nhờ đường tam tiêu mà vận hành khắp toàn thân, thấu suốt các kinh mạch, ngũ tạng, lục phủ, cơ nhục. Hoàn thành việc khí hóa của cơ thể (khí hóa tức là biến hóa các vật chất thành khí, khí lại hóa thành những vật chất nào đó v.v…)
Người xưa chia tam tiêu làm 3 phần:
  • Thượng tiêu, từ họng đến miệng trên của dạ dày. Công dụng chủ yếu là thu nạp chất ăn uống không để nôn ra ngoài. Tiếp thu khí thủy cốc và phân bố đi các nơi.
  • Trung tiêu, từ miệng trên của dạ dày tới miệng dưới của dạ dày. Công dụng chủ yếu: ngấu nhừ thức ăn uống và chưng hóa tân dịch. Tiếp thu tinh khí của thủy cốc và hóa sinh ra sinh khí.
  • Hạ tiêu, từ trung tiêu xuống hết bụng dưới là gạn lọc chất thanh, chất trọc rồi bài tiết chất bỏ đi. Khí của hạ tiêu đi xuống, đưa ra mà không nhận vào.
 Phủ kỳ hằng
Có 4 phủ kỳ hằng là não, tủy, huyết mạch và tử cung ở phụ nữ.Đông y quan niệm rằng: não, tủy có cùng một nguồn gốc và do thận sinh ra. Não là bể chứa tủy và kiểm tra chức năng của xương cốt, tai mắt và sự thông minh.
Huyết mạch gắn liền với tâm có chức năng dẫn huyết trong toàn cơ thể.
Tử cung có nhiệm vụ điều hòa kinh nguyệt, chủ bào thai, có liên hệ mật thiết với mạch xung, mạch nhâm, và thận, can.

Các hệ thống

Hệ thống kinh, mạch, huyệt đã được phát hiện từ thời cổ đại, có nhiều ứng dụng trong việc phòng và chữa bệnh, đã trở thành một chuyên ngành (châm cứu) phát triển. Môn pháp Khí công Trường sinh cũng dựa vào hệ thống này để ứng dụng trong quá trình tập luyện và chữa bệnh như chúng tôi đã trình bày ở phần trước.

Hệ thống các luân xa
Là một hệ thống tồn tại vô hình trong cơ thể (chỉ vô hình với sự quan sát bằng mắt thường). Luân xa rất quan trọng đối với con người, sự hoạt động của nó liên quan ảnh hưởng sâu sắc tới mọi hoạt động của các cơ quan bộ phận, ngũ tạng lục phủ. Là nơi trao đổi năng lượng, nhiệt lượng và thông tin giữa cơ thể và bên ngoài. Đặc biệt quan trọng trong việc khai mở để luyện tập những khả năng đặc biệt của con người.
Luân xa bách hội
Vị trí của huyệt bách hội cũng là vị trí của luân xa bách hội. Có liên quan với não bộ, là đầu trên của trục tý ngọ. Tượng hình là hoa sen 1000 cánh. Nếu khai mở được luân xa này thì con người sẽ đạt được lậu tấn thông, trí tuệ sáng suốt vô cùng tận, hiểu biết tất cả các huyền bí của vũ trụ mà người thường chưa hiểu nổi, ngoài ra còn hiểu biết những chuyện quá khứ vị lai, chuyện trong vũ trụ càn khôn.
Luân xa ấn đường
Cũng là vị trí của huyệt ấn đường. Tượng hình là bông sen hai cánh, khi luân xa này được khai mở con người đạt được phép thiên nhãn thông, sẽ thấy xa nghìn dặm, thấy được vật dù to hoặc bé mà người thường không thấy được.
Luân xa thiên đột
Là vị trí của huyệt thiên đột, tượng hình là hoa sen 16 cánh, nếu luân xa này được khai mở, con người sẽ đạt được thiên nhĩ thông, tức là nghe được âm thanh rất nhỏ của các loài động vật, côn trùng ở xa hàng vạn dặm, nghe được âm thanh tần số thấp, cảm nhận, giao tiếp với không gian tồn tại bán vật thể.
Luân xa tâm
Nằm ở liên sườn 3-4 bên ngực trái, cách bờ trái của tim khoảng 1cm. Tượng hình bông sen 12 cánh…
Khi luân xa này được khai mở thì người tập luyện đạt được phép tha tâm thông, có nghĩa là hiểu được tâm niệm và tư tưởng của người khác hiểu ý muốn hành động của người khác mà không cần thấy hành động. Là nơi xuất phát của tâm khí.
 Luân xa tỳ
Tượng hình bông sen 40 cánh, ở giữa đầu trong của tỳ (lá lách) và đầu ngoài của tụy. Liên quan tới công năng phát động tỳ khí. Khi luân xa này được khai mở người tập đạt được phép vô hình biến thể.
Luân xa hội âm
Là vị trí của huyệt hội âm, là đầu dưới của trục tý ngọ. Tượng hình là bông sen 6 cánh. Khi luân xa này được khai mở người luyện tập sẽ thấy được hồn phách của mình, di chuyển nhẹ nhàng mau lẹ giống như thuật khinh thân của công phu khí công Trung Quốc.
Luân xa trường cường
Luân xa trường cường nằm ở huyệt trường cường. Tượng hình bông sen 4 cánh. Luân xa này không có một khả năng cụ thể nào, nhưng lại quyết định quyền năng của mọi luân xa khác.
Khi khai mở luân xa này nhất thiết phải có sự hướng dẫn của các khí công sư có quyền năng cao.
Luân xa mệnh môn
Là vị trí của huyệt mệnh môn, tượng hình bông sen 100 cánh. Khi luân xa này được khai mở con người sẽ trở nên kiên cường, trường sinh bất lão, vô bệnh tật.
Luân xa ngọc chẩm
Nơi hõm gáy, là luân xa ngọc chẩm, liên quan với tiểu não các trung khu hô hấp và tuần hoàn
Hai luân xa lao cung
Là 2 huyệt ở giữa hai lòng bàn tay.Cũng là vị trí của hai luân xa lao cung, có nhiều ứng dụng trong chữa trị bệnh khí công.
Hai luân xa dũng tuyền
Là 2 huyệt ở hai gan bàn chân, vị trí ở 1/3 trước giữa gan bàn chân và cũng là vị trí hai luân xa dũng tuyền, có nhiều ứng dụng trong chữa bệnh khí công.
Luân xa đan điền
Tâm của luân xa là huyệt khí hải, luân xa này có nhiều ứng dụng trong chữa bệnh.



Năng lượng, khí, khí công

Năng lượng, khí
Khí là gì? Nhiều người hỏi câu hỏi đó vì có nhiều quan niệm. Có người cho rằng khí là một thể vô hình (người ta không trông thấy được). Chúng ta phải quan niệm về khí cho cụ thể, bản chất của khí là như thế nào, nhất là những người luyện tập môn Khí công Trường sinh thì lại phải hiểu rõ vấn đề này.
Theo quan niệm của Thái Thượng Lão Quân (Lão Tử), trong vũ trụ bao la có sự tồn tại của các vật thể và bán vật thể. Những vật thể ta có thể nhìn thấy, như mặt trời, mặt trăng, trái đất, các vì tinh tú; sờ thấy như con người, cây cỏ… Những tồn tại bán vật thể ta không nhìn thấy, không sờ thấy nhưng vẫn tồn tại một cách khách quan (chúng tôi không đề cập những tồn tại bán vật thể trong phần này). Những vật thể tồn tại có kích thước to nhỏ khác nhau. Trong quá trình vận động, tất cả các vật thể ấy đều phát ra năng lượng, nhưng với mức độ khác nhau. Vật thể càng lớn mức năng lượng phát ra càng cao và ngược lại. Năng lượng này là năng lượng từ các vật thể khi vận động phát ra.
Bên cạnh đó, mức năng lượng cao hơn của những vật thể lớn hơn, tác động vào những vật thể nhỏ hơn (có mức năng lượng thấp hơn), kích thích những vật thể nhỏ phát sinh năng lượng. Năng lượng này do bị kích thích mà có.
Dù năng lượng do vận động hoặc do kích thích của tất cả các vật thể khi phát ra chúng đều hợp với nhau thành năng lượng chung, đó là năng lượng vũ trụ.
Năng lượng vũ trụ vào cơ thể giúp cho cơ thể hoạt động. từ những tế bào đến các cơ quan bộ phận hoạt động được là nhờ có năng lượng. Có năng lượng thì mới có thể hoạt động tốt được, còn nếu không có năng lượng thì không thể nào hoạt động tốt được. Những người suy giảm năng lượng thường dễ ốm đau bệnh tật, nặng thì có thể tử vong. Quá trình hoạt động của các tế bào cũng như các cơ quan bộ phận trong cơ thể cũng phát ra năng lượng.
Năng lượng được đưa vào cơ thể từ:
  • Thức ăn, nước uống khi đưa vào cơ thể được chuyển hóa thành năng lượng của cơ thể, đi đến mọi tế bào trong cơ thể, phục vụ cho tế bào và các cơ quan bộ phận hoạt động, tồn tại và phát triển.
  • Hô hấp thông qua đường thở (cơ quan hô hấp), hấp thụ năng lượng thông qua da, thông qua hệ thống huyệt và các luân xa rải đều khắp trên mặt da của cơ thể cũng chuyển hóa thành năng lượng của cơ thể.
  • Những người tập luyện khí công thu năng lượng vũ trụ vào cơ thể, rồi dùng các biện pháp khí công chuyển hóa năng lượng vũ trụ thu được thành năng lượng phù hợp với cơ thể, không trái với những hoạt động của cơ thể, không gây ra những nguy hiểm hoặc ảnh hưởng đến tồn tại của con người, giúp cơ thể con người hoạt động phát triển và tồn tại (nhanh hơn và số lượng nhiều hơn sự chuyển hóa tự nhiên).
Dù năng lượng vào cơ thể bằng đường nào, khi đã phù hợp với cơ thể giúp cơ thể hoạt động và tồn tại thì đều gọi là năng lượng của cơ thể, hay năng lượng của con người.
Hai tính chất của năng lượng vũ trụ thường thấy khi luyện tập khí công
Quang (ánh sáng)
Quang chia làm hai loại, một loại có thể nhìn thấy bằng mắt thường (theo vật lý ánh sáng có 7 sắc), một loại không thể nhìn thấy bằng mắt thường mà phải có những công cụ đặc biệt hoặc quan sát khí công mới thấy được như X quang, hồng ngoại… Hiện nay chúng ta đều đã biết đến thuyết lượng tử, cơ học lượng tử và trường lượng tử. Nói một cách đơn giản lượng tử chính là hạt cơ bản, là đơn vị nhỏ nhất cấu tạo nên vật chất; Hạt nhỏ nhất của vật chất không chỉ có tính chất của hạt mà nó còn có tính của giao động sóng, đó là thuyết sóng và hạt tương hỗ.
Như vậy quang (ánh sáng) không chỉ chiếu vào chúng ta một chùm sóng ánh sáng, mà còn có nhiều hạt nhỏ li ti bắn vào chúng ta nữa. Từ đây chúng ta có điều kiện để đi sâu nghiên cứu thế giới vi mô (khái niệm thế giới vi mô là khái niệm của khoa hoc hiện đại), chúng ta có thể hiểu phần nào trong khi luyện tập Khí công Trường sinh (đến mức nào đó) tự nhiên ta thấy ánh sáng bừng lên trước mặt, hoặc ngồi trước các thầy khí công để chữa bệnh ta nhắm mắt nhưng lại thấy một đốm sáng, hoặc một dải sáng, hoặc khoảng không trước mặt rất sáng (khí công gọi đó là khí quang). Đó là ánh sáng của năng lượng.
Nhiệt
Tất cả năng lượng của từng vật thể phát ra cũng như năng lượng vũ trụ nói chung đều có nhiệt. Nhiệt có thể ở mức thấp (chỉ hơi nóng ấm) có thể nóng và rất nóng, có thể nóng đến cực độ (rất nguy hiểm đối với các sinh vật, vi sinh vật, thực vật, con người). Điều này thấy rất rõ khi người thầy khí công phát năng lượng vào cơ thể người bệnh để chữa bệnh, người ta cảm nhận có cái gì nóng ấm chạy trong cơ thể hoặc tụ lại ở một cơ quan bộ phận nào đó v.v…
Như vậy:
  • Mỗi vật thể tồn tại trong vũ trụ khi hoạt động đều phát ra năng lượng (khí). Nhiệt, quang là tính chất của năng lượng.
  • Bên cạnh năng lượng của mỗi vật thể khi hoạt động phát ra còn có năng lượng sinh ra khi bị kích thích bởi các vật thể lớn hơn có mức năng lượng cao hơn đối với các vật thể bé hơn.
  • Năng lượng ở từng vật thể trong quá trình hoạt động mang tính riêng của vật thể đó, nhưng khi phát vào vũ trụ hợp lại thành năng lượng chung, năng lượng vũ trụ. 
Những tính chất khác cần quan tâm của năng lượng vũ trụ
Thời xa xưa do người ta chưa quan niệm rõ về năng lượng, nên gọi là khí. Nhưng rất hiểu tác dụng của khí (năng lượng) với cơ thể. Vì vậy đã có nhiều người chuyên tâm nghiên cứu về khí (năng lượng). Người ta đã tìm ra nhiều cách thu năng lượng vũ trụ vào cơ thể rồi làm các thủ thuật để chuyển hóa thành năng lượng phù hợp với các cơ quan bộ phận, tạng phủ và toàn cơ thể. Hơn thế nữa người ta còn biết cách làm cho năng lượng ấy biểu hiện rõ tính chất nóng, sáng để sử dụng đúng với yêu cầu luyện tập và chữa bệnh. Cổ nhân từ những nhận xét thực tế đưa ra những kết luận về năng lượng (khí) rất quan trọng, có nhiều ứng dụng:
Tính dịch chuyển
Năng lượng vũ trụ có thể dịch chuyển từ nơi này đến nơi khác, sự dịch chuyển có thể nhẹ, có thể mạnh và rất mạnh, tùy tình hình của sự phối hợp năng lượng, tùy điều kiện của từng khu vực mà nó biểu hiện những tính chất mạnh yếu khác nhau.
Tính xuyên qua
Năng lượng vũ trụ có thể xuyên qua tất cả mọi vật thể. Khi xuyên qua các vật thể thì năng lượng vũ trụ kích thích làm cho các vật thể cũng phát ra năng lượng, năng lượng của từng vật thể khi phát ra cũng có tính chất này.
Tính chuyển hóa lẫn nhau
Theo quan điểm của cổ nhân thì vật chất gồm hai phần hìnhkhí. Hình có thể nhìn thấy bằng mắt thường, sờ được, khí thì không nhìn thấy bằng mắt thường nhưng vẫn tồn tại khách quan. Hai thành phần này có thể chuyển hóa lẫn nhau tức là: tụ lại thì thành hình, tán ra thì hóa khí. Như vậy, hình và khí chính là hình thức biểu hiện của một loại sự vật.
Tính năng lượng đặc trưng trong cơ thể con người
Đó là tính chịu sự tác động của ý niệm con người, và tính chuyển hợp sinh học.
Thực chất khí là năng lượng ( có nhà khoa học ngày nay đã chứng minh và kết luận ” bản chất của khí là những hạt siêu nhỏ và trường của chúng”). Quan trọng là biết cách làm cho năng lượng chuyển hóa thế nào cho phù hợp, biểu hiện rõ hơn, mạnh hơn giúp cho người tập luyện nhận biết được cụ thể hơn (những người tập luyện khí công cần hiểu như vậy), đó là nhờ các phápcông cụ luyện tập, nó biểu hiện rõ tính chất mà ta nhận biết được. Như vậy chúng ta có thể hiểu rằng khí là năng lượng, năng lượng là khí, không nên hiểu tách ra năng lượng riêng, khí riêng, quang riêng, nhiệt riêng mà phải hiểu chung rằng:
Khí là năng lượng. Động tác thu năng lượng vũ trụ vào cơ thể kích thích cho năng lượng ấy phù hợp với mọi hoạt động của cơ thể, biểu hiện rõ tính chất nóng ấm, sáng đáp ứng yêu cầu tập luyện giúp cho cơ thể khỏe mạnh, chữa bệnh là khí công”.
Cũng là thu năng lượng nhưng thông qua một công cụ ( chúng tôi sẽ đề cập công cụ ở phần sau), một khu vực trong cơ thể,… năng lượng sẽ thể hiện rõ tính chất của nó và người ta  vận dụng để luyện tập hay chữa bệnh. Thí dụ: nếu đưa năng lượng vào khu vực đan điền hạ (sẽ nói kỹ ở phần sau) kích thích nó sinh chân khí (chân khí là năng lượng phù hợp với hoạt động của các cơ quan bộ phận trong cơ thể); nếu không kích thích sinh chân khí (để tự nhiên) thì sự sinh chân khí tự nhiên khó khăn, chậm và ít, có khi không thực hiện được. Chân khí được người tập đưa vào ngũ tạng kích thích để năng lượng mang tính chất của ngũ tạng. Các nhà khí công gọi là tạng khí, năng lượng ngũ tạng dồi dào thì ngũ tạng hoạt động tốt, chống được bệnh, cơ thể sẽ khỏe mạnh. Nếu đưa vào hệ thống cân cơ, xương khớp thì cân cơ, xương khớp sẽ không xơ cứng, hoạt động dẻo dai. Hoặc kích thích vào hệ thống luân xa thì người ta có thể phát triển được nhiều khả năng khác ngoài những khả năng bình thường, mà những người không luyện tập không có được.Người ta gọi đấy là khai mở, tức là mở ra những khả năng mới, những khả năng đặc biệt, chứ không có vấn đề gì là huyền bí khó hiểu. Hiểu được bản chất của năng lượng thì chúng ta sẽ hiểu được tất cả những vấn đề đó.
Nhiều nguyên nhân làm cơ thể con người mất hoặc suy giảm năng lượng: đói ăn năng lượng cũng giảm, ốm yếu lâu ngày năng lượng cũng giảm; những người lười nhác không chịu lao động, không chịu luyện tập thì dần dần các cơ quan tiếp nhận năng lượng sẽ lười đi không hoạt động và cũng không bao giờ hoạt động trở lại nữa, những người ấy là những người rất yếu, rất dễ chết.
Ở cơ thể các sinh vật khác, ở thực vật, ở trong đất,… khí ở nơi đó cũng đều là năng lượng, mang theo tính chất năng lượng ở những nơi đó, của những sinh vật ấy. Cổ nhân đã gọi là địa khí, mộc khí, hoặc khí âm, khí dương tùy theo tính chất của chúng, hoặc là do luyện tập bằng các phương pháp khác nhau mà tính chất này biểu hiện, nổi trội hơn,… Tất cả đều là năng lượng, không gì khác nhau giữa từng thành phần một và cũng không thể tách ra từng thành phần một, mà nó chỉ là năng lượng nhưng thông qua sự hoạt động của năng lượng ấy ở mỗi khu vực, ở mỗi điều kiện, ở mỗi công cụ thì nó có biểu hiện khác nhau: nóng ấm, mát lạnh,… quang hoạt động mạnh thì sáng.
Đối với bán vật thể của con người khi hoạt động chúng cũng cần năng lượng và khi bán vật thể hoạt động cũng sẽ phát ra năng lượng, đó là năng lượng bán vật thể.
Năng lượng bán vật thể được chuyển hóa từ năng lượng vật thể. So với năng lượng vật thể thì năng lượng bán vật thể yếu hơn. Môn Khí công Trường sinh đã sử dụng năng lượng bán vật thể (từ công cụ phát ra năng lượng bán vật thể) để tác động vào phần bán vật thể của bệnh nhân, kết quả bệnh rất nhanh khỏi.
Đối với người tập luyện Khí công Trường sinh khi biết dùng năng lượng bán vật thể, cùng với năng lượng vật thể để luyện tập thì sức khỏe và công năng sẽ tăng tiến khôn lường. Từ những quan niệm như thế, ta hiểu rõ bản chất, còn việc sử dụng danh từ của cổ nhân để lại (khí), không có nghĩa chúng ta phủ nhận bản chất của vấn đề.
Quan niệm về khí đã thay đổi, cho đến nay thì gần như người ta đã thống nhất: khí là năng lượng có những tính chất như nhiệt, quang,… Khi con người làm chủ được năng lượng vũ trụ đưa vào trong cơ thể, thì có nhiều ứng dụng trong việc nâng cao sức khỏe và chữa bệnh.

Khí công

Thu năng lượng vũ trụ vào cơ thể để luyện tập tăng cường sức khỏe kéo dài tuổi thọ, luyện tập các phương pháp chữa bệnh, hoặc luyện tập để có khả năng đặc biệt (công năng đặc dị) là khí công.
Thực ra, cổ nhân không gọi là khí công mà gọi là phép dưỡng sinh, tĩnh tọa, thổ nạp, nội đan công… Danh từ Khí công là tên gọi thời nay.
Khí công là phương pháp luyện tập truyền thống đặc biệt của Trung Quốc, lấy ý niệm làm chủ đạo, lấy hô hấp làm động lực, lấy quan hệ điều hòa thân tâm làm phương pháp. Nó thông qua việc liên tục chú ý đến một số mục tiêu, giảm bớt sự can nhiễu của hoạt động ý thức đối với chức năng điều tiết của đại não, từ đó mà điều hòa khí huyết, sơ thông kinh lạc, tăng cường thể chất, phòng và trị bệnh, đạt tới mục đích dưỡng sinh, bảo vệ sức khỏe; cũng có thể phát sinh một số công năng đặc biệt. Khí công bao gồm 3 yếu tố là điều tâm, điều tức, điều thân. Xuất hiện sớm nhất từ thời Tấn. Các khái niệm cổ đại như: đạo dẫn, thổ nạp, đại vũ, an nghiêu, phục khí, thực khí, hành khí, tĩnh tọa, khí thuật, bế tức, nội đan, thủ nhất, tồn tưởng, thiền định đều thuộc phạm trù khí công.
  • Về lý luận khí công, có thể phân ra: khí công Nho gia, khí công Đạo giáo và khí công Phật giáo.
  • Về công dụng, có thể chia ra khí công bảo vệ sức khỏe, khí công trị liệu và khí công võ thuật.
  • Về phương thức tập luyện khí công, có thể chia ra tĩnh công, động công, động tĩnh tương gián công.
  • Về phương pháp luyện tập khí công, lại có thể chia ra ngoại công và nội công.
Phép dưỡng sinh (khí công) có từ thời cổ, song đến thời Thái Thượng Lão Quân (Lão Tử) thì càng ngày càng phát triển. Từ đó đến nay có nhiều môn khí công đã ra đời. Môn Khí công Trường sinh do Thái Thượng Lão Quân đề xướng, lúc đầu gọi là thuật dưỡng sinh về sau mang tên Khí công Trường sinh, là phương pháp tập luyện khí công tĩnh. Mục tiêu của phương pháp là luyện tập tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ, đẩy lùi bệnh tật và cũng có thể chữa bệnh cho người khác. Xây dựng cho con người một nhân sinh quan hướng thiện, hướng đức, hòa đồng vào vũ trụ.
Môn Khí công Trường sinh nhằm mục đích:
* Thu năng lượng (thu khí) vũ trụ thông qua động tác thở của hai phế và thông qua sự hấp thu qua da toàn thân vào cơ thể. Khi vào cơ thể sẽ phối hợp với năng lượng của thức ăn, nước uống được tỳ vị tiêu hóa tạo ra (cổ nhân gọi là khí thủy cốc), cộng với tinh khí ở tạng thận (bẩm thụ từ cha mẹ) tất cả hợp lại chuyển hóa đặc biệt thành năng lượng riêng (chân khí) của cơ thể.
Có nhiều cách thu năng lượng vũ trụ vào cơ thể để luyện tập. Thông thường ngồi tĩnh lặng dùng ý niệm để thu năng lượng, hoặc dùng công cụ (vô hình hoặc hữu hình). Trong hai cách thì thu năng lượng bằng công cụ tốt hơn, tập trung hơn, chọn lọc hơn, năng lượng vào cơ thể nhiều hơn, tích tụ trong cơ thể lâu bền và ít bị thay đổi như khi không có công cụ.
* Hội tụ năng lượng vào những vị trí đặc biệt trong cơ thể nhằm mục đích kích thích sinh chân khí. Khi chân khí đầy đủ người luyện tập có thể sử dụng với nhiều mục đích khác nhau: nâng cao sức khỏe, phòng bệnh và chữa bệnh…
* Điều dẫn năng lượng từ nơi này đến nơi khác trong cơ thể. Khả năng của khí công rất rộng, bao gồm nhiều vấn đề. Người luyện tập có thể tự mình điều dẫn năng lượng làm thông suốt các kinh mạch trong toàn cơ thể, giúp cho khí thông, huyết nhuận. Hoặc tập luyện các công pháp kích thích tạo tinh, sinh khí, hóa thần. Tăng cường sự tự điều chỉnh của cơ thể, tăng trí thông minh, cải lão hoàn đồng…
Người luyện tập có thể thanh lọc khí xấu trong cơ thể ra ngoài, giúp cho cơ thể nhẹ nhàng thanh thoát, đưa khí tốt vào cơ thể tái tạo phục hồi các cơ quan bộ phận bị yếu, bị suy giảm chức năng hoạt động, cân bằng âm dương, cân bằng khí huyết trong cơ thể, cân bằng sự hoạt động của ngũ tạng, lục phủ và các cơ quan bộ phận, hóa giải bệnh. Không những thế người này còn có thể tác động cho người khác, giúp nhau chữa bệnh, phục hồi sức khỏe. Khí công có thể chữa được những bệnh thông thường đến những bệnh khó. Sử dụng các pháp của khí công để chữa bệnh là phương pháp chữa bệnh có hiệu quả, nhanh chóng phục hồi, ổn định, không có tác dụng phụ…
Não bộ con người có khoảng 100-150 tỷ Neu-ron thần kinh, nhưng con người mới sử dụng 5-10% số đó, còn lại chúng chưa được bộc phát. Bằng những công pháp chuyên biệt, khí công đã khai mở những khả năng tiềm ẩn đó. Ngày nay không còn là chuyện lạ khi mọi người thấy những người thấu thị, đi trên mặt nước, hoặc tiếp cận với không gian bán vật thể để tiếp nhận thông tin.




No comments:

Post a Comment