1. Quan hệ giữa ngũ hành và ngũ tạng
Đặc điểm hoạt động sinh lý, thuộc tính ngũ hành của ngũ tạng
có nguyên tắc như sau: gan thuộc ngũ hành Mộc, có đặc tính là sinh sôi
nảy nở, điều tiết công năng; tim thuộc ngũ hành Hỏa, có tính dương ấm
áp; tỳ thuộc ngũ hành Thổ, có chức năng hóa nguyên, sinh sôi vạn vật;
phổi thuộc ngũ hành Kim, đặc tính thanh thuần, nội tại; thận thuộc ngũ
hành Thủy, có chức năng tàng tinh, vận chuyển nước khắp cơ thể.
Ngũ hành có liên hệ, ngũ tạng cũng có
liên quan tới nhau. Theo quan hệ tương sinh thì thận Thủy lấy tinh nuôi
gan, gan Mộc tàng máu nuôi tim, tim Hỏa lấy nhiệt để điều hòa tỳ, tỳ Thổ
hóa sinh nước để bổ sung cho phổi, phổi Kim chuyển khí thành nước về
thận.
Theo quan hệ tương khắc của ngũ hành,
phổi Kim dùng khí thanh ức chế dương cường ở gan, gan Mộc điều hòa sơ
tiết tỳ khô nóng, tỳ Thổ vận hóa ngăn thận làm nước tràn lan, thận Thủy
thoải mái có thể phòng ngừa tim cang hỏa liệt; tim Hỏa nhiệt dương hạn
chế phổi thanh túc.
Thân thể và ngũ khí hoàn cảnh bốn mùa
và ngũ vị ẩm thực đều có mối quan hệ mật thiết, thể hiện thuộc tính ngũ
hành của ngũ tạng. Nói chung, ứng dụng học thuyết ngũ hành với sinh lý
có thể thấy rõ, tổ chức bên trong thân thể và hoàn cảnh bên ngoài thân
thể có tính liên hệ thống nhất.
2. Các bệnh lý liên quan tới ngũ tạng
Gan thuộc ngũ hành Mộc, tim thuộc ngũ
hành Hỏa, tỳ thuộc ngũ hành Thổ, phổi thuộc ngũ hành Kim, thận thuộc ngũ
hành Thủy. Có ngũ tạng thì có lục phủ, ngũ tạng và lục phủ có quan hệ
kinh lạc.
Gan là kinh, mật là lạc; tim là kinh,
ruột non là lạc; tỳ là kinh, dạ dày là lạc; hệ thống phân bố là tuyến
tụy; phổi là kinh, ruột già là lạc; thận là kinh, bàng quang là lạc; đôi
bên có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.
Tim là kinh, ruột non là lạc, dinh
dưỡng và nước trong đồ ăn được tì hấp thu tiến vào phổi, phổi nhập liệu
vào bàng quang, hỏa vượng làm ruột non bị nóng, nóng nên nước vào bàng
quang xuất hiện hiện tượng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu. Lúc này,
không chỉ điều trị tiết niệu mà nên cân nhắc bồi dưỡng tim để hết căn
nguyên bệnh.
Tì là kinh, dạ dày là lạc, dạ dày chứa
đồ ăn nên có khí, tỳ cất khí, tinh luyện vận chuyển, hai bên phối hợp
mang dinh dưỡng tới toàn thân. Kinh lạc bị ảnh hưởng thì dạ dày và tì bị
ướt, công năng giảm xuống.
Phổi là kinh, ruột già là lạc, phổi
gặp khí lạnh sẽ xuất hiện hiện tượng đi tả, thời gian lâu sẽ có ho khan,
phổi có hỏa khí thì sinh táo bón, táo bón lâu tích tụ độc tố, tăng gánh
nặng cho gan. Thận là kinh, bang quang là lạc, chức năng công năng của
thận không tốt thì viêm bàng quang, kết sỏi.
3. Vận dụng nguyên lý ngũ hành vào ngũ tạng
Ngũ hành tương sing tương khắc, thuộc tính ngũ hành của ngũ tạng
cũng có quan hệ tương tự. Về tương sinh, gan tốt thì tim tốt, tâm tính
thiện lương do Mộc sinh Hỏa; tim vượng thì tỳ thông do Hỏa sinh Thổ; tỳ
mạnh thì phổi khỏe do Thổ sinh Kim; phổi vượng thì thận tốt do Kim sinh
Thủy; thận mạnh thì gan cường so Thủy sinh Mộc.
Về tương khắc, gan không tốt sẽ khắc
tỳ (Mộc khắc Thổ), gan bổ trợ cho việc phân bố mật, nếu gan yếu sẽ dẫn
tới chán ăn, ghét dầu mỡ, chướng bụng, dạ dày chướng, hại cho tỳ. Tỳ
khắc thận (Thổ khắc Thủy), tỳ có tác dụng sinh hóa khí huyết, khô công
năng, hàm năng này bị kém đi thì thận hoạt động không trơn tru.
Thận khắc tim (Thủy khắc Hỏa), người
bị bệnh tim trị không dứt là do không chú ý tới thận. Thận khắc chế tim
thì nếu chỉ chữa bệnh ở tim mà không hạn chế hung khắc ở thận thì bệnh
không bao giờ khỏi được.
Tim khắc phổi (Hỏa khắc Kim), cẩn thận
phát sinh hỏa vượng khiến tức ngực, khó thở, co thắt lồng ngực bởi tim
khắc phổi, ức chế lẫn nhau, cái này cường là cái kia nhược.
Phổi khắc gan (Kim khắc Mộc), phổi có lúc nóng, hỏa tính vượng, ức chế tính mộc của gan nên sinh ra các bệnh tật trong người.
Từ lý thuyết ngũ hành tương sinh tương
khắc có thể thu được kết luận: người có bệnh thì nội tạng chịu tổn
thương, nói cách khác bệnh trong thời gian ngắn không thể trị sẽ biến
thành bệnh mãn tính, rồi tuần hoàn thành bệnh ác tính. Tuần hoàn ác tính
là kết quả của quá trình tương khắc liên tục, vòng tương khắc xoay đi
xoay lại khiến mọi nội tạng đều bị tổn hao, hạ thấp chức năng, công
năng.
Khi mọi bộ phận đều bị suy nhược tới
mức độ nhất định hoặc đồng thời xuất hiện vài chứng bệnh một lúc thì
theo Đông y chính là thời điểm ngũ hành không hài hòa, âm dương không
thăng bằng, nội tại cơ thể không còn ở chỉnh thể nguyên vẹn và tự nhiên
như trước nữa.
Người khỏe mạnh là người mà thuộc tính
ngũ hành của ngũ tạng cân bằng, âm dương phối hợp. Hình dáng bên ngoài
nhận định như sau: thân thể thăng bằng, người đứng thẳng tắp so với mặt
đất, ngũ hành tương sinh tương khắc, cân đối với nhau. Chỉ cần một bộ
phận nhược quá hoặc vượng quá đều không được, sẽ phá hủy sự hài hòa, mất
trạng thái cân bằng, tạo thành bệnh tật. Đó chính là nguyên tắc bổ quá
hóa bệnh mà người xưa thường nói tới.
4. Vận dụng dưỡng sinh cho ngũ tạng
Người có bệnh thì phải chữa, nhưng
không thể bệnh ở đâu thì chữa ở đấy được mà phải phối kết hợp giữa các
cơ quan. Bồi dưỡng thêm bộ phận tương sinh với nó để cùng nhau khỏe
mạnh, tăng cường hạn chế, hóa giải bộ phận khắc với nó để không sản sinh
ra bệnh tật.
Nguyên tắc dưỡng sinh theo ngũ hành được áp dụng thành các nguyên tắc dưỡng sinh theo mùa
và nguyên tắc dưỡng sinh theo tiết khí. Các món ăn, cách tập luyện đều
phải phù hợp với tình hình thời tiết thì mới có lợi cho thân thể. Nhìn
chung là nên tiến hành theo gợi ý như sau:
Mùa xuân, Mộc khí vượng, nên dưỡng gan
bằng những thực phẩm có tính mát, thanh nhiệt giải độc như trà xanh,
các loại rau, hoa quả, đậu xanh, đậu đỏ, các loại thuốc có tính mát. Vận
động nên chọn buổi sáng nhưng đừng sớm quá hoặc buổi chiều nhưng đừng
tối quá để tránh gió lạnh.
Mùa hè, Hỏa vượng nên đồ ăn tính hàn
cần được bổ sung, bảo vệ tốt cho tim. Giá đỗ, táo đỏ, thịt gà, rau xanh,
đậu xanh, đậu đỏ, hạt sen, bí đao, dưa hấu, măng tây đều phải ăn nhiều.
Vận động vào sáng sớm và buổi tối, vừa vận động vừa bổ sung thêm nước
cho cơ thể. Mùa này rất thích hợp để ăn chay.
Mùa thu Thổ khí mạnh, tính háo nóng
rất đậm nên điều hòa âm dưỡng, bổ sung Thủy khí trong người để chống
chọi lại các căn bệnh về đường hô hấp. Nên ăn cháo táo đỏ hạt sen, thịt
vịt hầm thuốc bắc, canh khoai tây cà rốt, uống các loại thuốc bổ tỳ để
dưỡng sức khỏe. Vận động nhiều hơn chút cũng rất đáng hoan nghênh.
Mùa đông lạnh, Thủy khí vượt trội,
dưỡng sinh cần nhất là giữ ấm, duy trì năng lượng để tích khí vào người,
sinh nhiệt năng, chú ý tới thận. Đây cũng là mùa tốt nhất cho việc bồi
dưỡng thân thể nên ăn nhiều đạm, đồ bổ dưỡng như nhân sâm, mật ong,… Vận
động hàng ngày để máu huyết lưu thông, gân cốt co dãn, vừa tránh lạnh
lại có ích cho việc bảo vệ sức khỏe.
Thông qua thuộc tính ngũ hành của ngũ tạng,
có thể thấy cơ thể là một chỉnh thể phức tạp nhưng nguyên tắc. Chỉ cần
nắm vững nguyên tắc thì mọi vấn đề đều được giải quyết, mọi bệnh tật đều
có phương hướng chữa trị một cách tốt nhất. Dưỡng sinh, tăng cường sức
khỏe, bảo vệ thân thể là việc quan trọng, không nên lơ là, hãy ghi nhớ
kiến thức để áp dụng một cách chuẩn xác nhất.
Tại sao ngũ hành Mộc hợp với ngũ hành Hỏa và ngũ hành Thủy?
Quy luật ngũ hành tương sinh
Tương sinh tức là cùng nhau cổ vũ, xúc
tiến, ngũ hành mà cùng nhau sinh sôi thì gọi là quan hệ ngũ hành tương
sinh. Thứ tự ngũ hành tương sinh như sau: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ,
Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc.
Trong quan hệ tương sinh, bất kì nhóm
nào cũng đều có hai phương diện quan hệ. Ví dụ, quan hệ mẹ và con thì
người sinh ra là mẹ, người được sinh ra là con. Vì lẽ đó mà tương sinh
còn được gọi tên là quan hệ mẹ con. Lấy Hỏa làm mẫu, người sinh ra là
Mộc, Mộc có thể nhóm lửa nên Mộc là mẹ của Hỏa, có Mộc thì mới có Hỏa.
Mộc sinh Hỏa: từ xưa tới nay, phương pháp tạo ra lửa đơn giản nhất chính là dùng Mộc và Mộc ma sát lẫn nhau, đây là lẽ tự nhiên.
Hỏa sinh Thổ: vật chất sau khi thiêu đốt thì phần còn lại là tro tàn, tro tàn chính là đất.
Thổ sinh Kim: khoáng sản, kim loại hình thành trong lòng đất, phải đào bới Thổ lên mới thấy được Kim.
Kim sinh Thủy: căn cứ của quan hệ tương sinh này hơi thiếu nhưng vẫn có, kim loại nóng chảy thì thành thể lỏng như nước.
Thủy sinh Mộc: tất cả thực vật đều có nguồn gốc từ nước, nếu không có nước cây sẽ chết héo.
Ngũ hành Mộc hợp với ngũ hành nào nhất?
Mộc sinh Hỏa vì Mộc tính ấm áp, Hỏa ẩn
náu trong đó, lấy Mộc mà nhóm lửa. Thủy sinh Mộc vì nước ấm mềm mại
khiến cây cối sinh sôi, nảy nở. Vì lẽ đó mà ngũ hành Mộc hợp với ngũ hành Hỏa và ngũ hành Thủy nhất, một cái ta sinh ra, một cái sinh ra ta.
Ngũ hành tương sinh và dưỡng sinh
Mộc sinh Hỏa từ góc độ Đông y dưỡng
sinh thì gan mà Hỏa vượng thì tính nóng dẫn tới viêm, khí nóng lan tới
tim làm cho lòng người buồn bực, mất ngủ, hay nằm mơ, váng đầu hoa mắt,
đổ mồ hôi trộm vào ban đêm. Muốn bình gan, trị gan dương lệch cang cũng
như các bệnh nóng viêm thì cần nuôi dưỡng tim, điều hòa tâm tình.
Mặt khác, khí huyết hư, gan âm nhược,
tâm huyết hư thì không tàng được gan, gan máu hư thì không chỗ nào chứa
tim. Muốn điều trị cần nuôi dưỡng khí huyết, lấy an tâm làm chủ, nuôi
gan âm đạt đến độ dưỡng tâm an thần.
Thủy sinh Mộc, thân thuộc ngũ hành Thủy, gan thuộc ngũ hành Mộc,
là quan hệ mẹ con tương sinh lẫn nhau, thận là hóa nguyên của gan, trữ
nước hàm mộc, thận là thủy tạng, gan có dương khí dịch cang, cần thận âm
tẩm bổ.
Thận âm tái sinh cơ sở vật chất, cần
có gan máu không ngừng bổ sung, hơn nữa thận dương hóa khí, hóa khí tăng
sẽ gây bệnh. Hiện tượng thường gặp là hôn mê, đau đầu, nôn nóng dễ tức
giận, ù tai, huyết áp cao, tê dại, co giật, đau thắt lưng, mộng tinh.
Mộc sinh Hỏa, Hỏa nhiều đốt Mộc, cường
Mộc vượng Hỏa. Mộc khắc Thổ, Thổ vượng Mộc chết, Thổ yếu gặp Mộc tất bị
vùi lấp. Mộc sống nhờ Thủy, nước nhiều Mộc trôi, thủy sinh Mộc, Mộc
vượng Thủy nhược.
Mệnh Mộc chủ về thẳng tính, vị
chua, màu thanh. Người vóc dáng Mộc thịnh thì phong thái tú lệ, dáng
thon dài, chân tay nhẵn nhụi, sắc mặt xanh trắng. Làm người có lòng bác
ái, trắc ẩn, hiền lành khảng khái, thanh cao chất phác, không giả tạo,
không ngụy trang.
Người Mộc suy thì vóc dáng cao gầy,
tóc ít, tính cách thiên lệch, đố kị, bất nhân. Mộc khí tiêu hao, mặt mày
bất chính, cơ thịt nhão, bắp thịt khô ráo, làm người keo kiệt.
No comments:
Post a Comment