Nồi áp suất điện đa năng là gì?
Bạn đã biết nồi áp suất điện đa năng là gì?
Cách sử dụng nồi áp suất như thế nào? Nồi áp suất điện đa năng có nhiều công dụng
nổi bật, tiết kiệm thời gian hầm, ninh, nấu cháo… và tăng tính an toàn.
Nồi
áp suất điện đa năng là gì?
Nồi áp suất đa năng chạy bằng điện có
nguyên lý hoạt động tương tự như nồi áp suất cơ truyền thống trên bếp gas nhưng
sử dụng nhiên liệu từ điện để tạo áp suất, đun chín thức ăn. Khi sử dụng nồi áp
suất, điện năng sẽ biến thành nhiệt năng làm nóng không khí trong nồi, tăng áp
suất trong nồi giúp thức ăn nhanh chín và mềm hơn.
Đặc biệt, nồi áp suất điện đa năng có khả
năng tự điều chỉnh nhiệt độ và thời gian, tự khóa khi chưa xả hết khí ra ngoài
để tránh áp suất trong nồi quá cao gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Ưu
điểm của nồi áp suất điện đa năng
- Tiết kiệm thời gian nấu nướng, giúp các
món hầm, ninh… nhanh chín và mềm hơn.
- Bảo toàn dinh dưỡng trong thực phẩm,
tránh thất thoát vitamin
- Có nhiều chế độ nấu tự động như nấu canh,
nấu gà, nấu súp, ninh xương… giúp người nội trợ dễ sử dụng.
- Đảm bảo an toàn khi nấu nhờ hệ thống tự động
khóa khi chưa xả hết khí; tự động điều chỉnh nhiệt độ và thời gian tránh áp suất
trong nồi tăng quá cao, gây nguy hiểm cho người dùng
- Chế độ hẹn giờ tiện lợi cho phép người
dùng chủ động thời gian nấu nướng.
Nhược
điểm của nồi áp suất điện đa năng
- Dung tích nồi thường lớn (5 – 6 lít)
- Giá thành cao hơn nồi áp suất truyền thống
- Chỉ sử dụng được khi có nguồn điện thích
hợp.
Hướng dẫn sử dụng nồi áp suất đúng cách
1. CÁC
THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ NỒI ÁP SUẤT KHI SỬ DỤNG
a.Nồi
áp suất hoạt động như thế nào?
Nồi áp suất khi hoạt động sẽ sản sinh một
lượng nhiệt lớn (đạt mốc nhiệt độ sôi) làm chín thức ăn cực kỳ nhanh. Có 2 loại
nồi áp suất phổ biến, loại thứ nhất thuộc về thế hệ đầu tiên của nồi áp suất, sử
dụng van quả tạ và loại thứ 2 thuộc thế hệ mới hơn, sử dụng van nhảy.
Giữ cho nồi sạch sẽ, không còn thức ăn thừa
bên trong và nồi phải nguyên vẹn, không nứt vỡ trước khi nấu. Trong quá trình nấu
hơi nóng nhiệt độ cao bên trong nồi có thể tràn ra ngoài qua các khe nứt gây bỏng
cho bạn.
b.
Chỉ sử dụng khi nồi không bị nứt vỡ hay biến dạng
Không đổ nước quá 2/3 dung tích nồi
Một điều chắc chắn là sẽ có rất nhiều món
ăn có nước khi nấu, nhưng bạn hãy lưu ý không đổ nước quá 2/3 dung tích nồi để
có đủ không gian cho hơi nước bốc lên, nếu không có thể dẫn đến hư hại nồi, thậm
chí có thể dẫn đến những sự cố ngoài ý muốn.
Đối với nồi van quả tạ: Bạn luôn phải cho
vào nồi ít nhất 1 cốc nước khi nấu. Đối với nồi van nhảy: Bạn luôn phải cho vào
nồi ít nhất ½ cốc nước khi nấu.
c.
Không đổ nước quá 2/3 dung tích nồi
Rổ hấp
Rổ hấp đi kèm nồi áp suất là dụng cụ tuyệt
vời để luộc hoặc hấp các loại rau củ quả và hải sản.
d. Rổ
hấp
2. MẸO
VẶT NẤU ĂN BẰNG NỒI ÁP SUẤT
1.Chuẩn
bị thực phẩm trước khi nấu
Thịt, gia cầm: Bạn có thể ướp thịt trước
khi nấu. Đảo sơ bằng chảo dầu để làm thịt thơm hơn, bạn cũng có thể dùng nồi áp
suất để đảo, nhưng nhớ đừng đậy nắp.
Hải sản: Rửa sạch, cho vào rổ hấp, thêm vào
tối thiểu 175ml nước. Bạn cũng có thể rưới một ít dầu lên trên rổ hấp để thực
phẩm không bị dính vào rổ.
Các loại đậu khô: Ngâm nước từ 4 đến 6 giờ,
nhớ đừng cho muối vào khi ngâm. Để ráo nước và cho vào nồi. Nếu như bạn luộc đậu
với nồi áp suất van quả tạ, có thể thêm vào khoảng 15-30ml dầu ăn khi luộc.
Gạo: Đối với gạo trắng và gạo lúa mạch,
ngâm trong nước ấm 4 giờ trước khi nấu.
Các loại rau củ: Xả đông nếu như có đông lạnh,
sau đó rửa sạch, cho vào rổ hấp. Hầu hết các loại rau củ thường nấu với 125ml
nước và chỉ trong chừng 5 phút là đã chín. Nếu bạn muốn nấu lâu hơn, khoảng từ
5 đến 10 phút, tăng lượng nước từ 125ml đến 250ml, và tăng lượng nước lên 500ml
nếu bạn muốn nấu trong khoảng 20 phút.
Trái cây: Rửa sạch, cho vào rổ hấp. Nếu là
trái cây tươi thì hấp với 125ml nước và 250ml với trái cây khô.
2.
Nên cho vào nồi bao nhiêu nước?
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng vì
mỗi loại nồi thường có giới hạn về lượng nước và thực phẩm khác nhau, và mỗi loại
thực phẩm cũng thường được nấu với lượng nước nhất định, bạn cũng có thể tham
khảo hướng dẫn sử dụng trên website của nhà sản xuất.
3. Cách
sử dụng nồi áp suất đúng nhất
Bước 1: Cho thực phẩm vào nồi, sau đó thêm
vào lượng nước phù hợp với loại thực phẩm bạn đang định chế biến.
Bước 2: Mở van an toàn hoặc van quả tạ, đậy
kín nắp.
Bước 3: Áp suất trong nồi sẽ gia tăng dần dần
trong nồi. Khi áp suất đạt ngưỡng tối đa, nồi sẽ bắt đầu làm thức ăn sôi lên.
Đối với nồi dùng van quả tạ, khi áp suất
trong nồi đạt ngưỡng tối đa sẽ làm cho quả tạ trên nắp rung và phát ra tiếng động.
Đối với nồi van nhảy thì hơi nước sẽ bốc ra qua vòi trên nắp.
Một số nồi áp suất hiện đại hơn sẽ có những
vạch trên thân van, áp suất trong nồi sẽ được biểu hiện qua các vạch đó.
Bước 4: Giảm nhiệt độ xuống mức thấp để tiếp
tục nấu
Đối với các món ăn cần nấu theo thời gian
nhất định theo đúng công thức nấu thì bạn có thể giảm lửa xuống các mức thấp để
tiếp tục nấu. Hơi nóng trong lo áp suất sẽ giúp thức ăn nhanh chính, nhanh mềm
hơn mà không cần to lửa.
d.
Giảm nhiệt độ xuống mức thấp để tiếp tục nấu
4. Cách
lấy thức ăn ra khỏi nồi an toàn
Bước 1: Tắt lửa trước khi lấy thức ăn ra khỏi
nồi.
a.Tắt lửa sau khoảng thời gian nấu nhất định
Bước 2: Giảm áp suất xuống thấp nhất, đừng
bao giờ mở nồi ngay khi vừa tắt lửa, điều này rất nguy hiểm. Bạn phải xả áp suất
xuống mức thấp nhất trước khi mở nắp. Có 3 cách để bạn giảm áp suất trong nồi:
Phương pháp tự nhiên nhất: Để nguội, và áp
suất trong nồi sẽ giảm từ từ xuống mức thấp nhất, thường áp dụng khi chế biến
các món nướng. Đây là phương pháp chậm nhất, thường khoảng từ 10 đến 20 phút.
b. Giảm áp suất xuống thấp nhất
Phương pháp giảm áp suất nhanh: Các nồi áp
suất cả kiểu cũ và mới đều có nút xả áp trên nắp, khi bạn vặn nút này lỏng ra,
áp suất trong nồi sẽ triệt thoái từ từ qua lỗ thoát hơi trên nút.
Giảm áp suất bằng nước lạnh: Đây là cách giảm
áp suất nhanh nhất và không áp dụng cho nồi áp suất điện tử. Đặt nồi dưới vòi
nước. Xả nước lên trên nắp và tránh xả nước trực tiếp vào van an toàn hay nút xả
áp.
Bước 3: Chỉ mở nắp khi trong nồi không còn
áp suất
Lắc nhẹ núm nhỏ phía trên van quả tạ. Nếu
như bạn không nghe thấy hơi nước thoát ra, tức là áp suất trong nồi đã không
còn. Với một số nồi kiểu mới, bạn hãy lắc cuống van.
Bước 4: Mở nắp cẩn thận tránh làm hư các khớp
giữa nắp và thân, sau đó lấy thức ăn ra ngoài.
Mẹo khai thác tối đa công năng của nồi áp suất
Dân trí Với tính năng giúp món ăn nhanh
chín nhừ, nồi áp suất luôn là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho các bà nội trợ khi
làm món súp, hầm hay các bữa ăn trong thời gian ngắn. Nhưng trên thực tế, không
nhiều người biết sử dụng đúng cách và khai thác tối đa công dụng của phương tiện
nấu nướng đa năng này.
Thời
gian nấu thực sự
Ở các công thức nấu ăn trên internet hoặc
trong sách báo, ta có thể biết thời gian nấu cụ thể cho từng món ăn bằng các
phương thức khác nhau. Tuy nhiên thời gian nấu này chỉ chính xác với các cách
chế biến bằng bếp ga, lò nướng, lò vi sóng… Còn đối với nồi áp suất, ta cần cộng
thêm 10 phút so với thời gian trong công thức đã ghi. Nguyên nhân là vì nồi áp
suất sẽ mất một khoảng thời gian tương đối để làm nóng và sau đó cần thêm một
khoảng thời gian nữa để giải phóng áp suất trong nồi.
Nấu
thực phẩm được cấp đông
Có lẽ nhiều người sẽ không biết rằng: thực
phẩm được bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh không cần thiết phải rã đông nếu nấu bằng
nồi áp suất. Ta chỉ cần đơn giản là lấy chúng ra từ tủ lạnh và đặt thẳng vào nồi
áp suất. Chỉ cần lưu ý thêm một điểm là cần đặt thời gian nấu lâu hơn bình thường
một chút.
Nấu
các loại hạt ngũ cốc không cần ngâm trước
Một điểm rất tiện dụng của nồi áp suất
chính là ta hoàn toàn có thể nấu các loại hạt như đậu xanh, đậu đỏ, ngô,… trực
tiếp mà không cần trải qua giai đoạn ngâm nước như các cách chế biến thông thường.
Tuy nhiên, để thành phẩm thật sạch sẽ và mềm ngon, ta nên rửa và vo qua nguyên
liệu trước khi cho vào nồi áp suất.
Đảm
bảo độ thoáng khí trong nồi
Sai lầm mà các bà nội trợ thường mắc phải
nhất khi nấu ăn bằng nồi áp suất thuộc về khâu sắp xếp nguyên liệu trong nồi.
Nên nhớ rằng, dù lượng thực phẩm có nhiều hay ít, yếu tố cần quan tâm hàng đầu
chính là sắp xếp chúng vào nồi sao cho vẫn còn giữ các khe trống để đảm bảo hơi
nước có thể đi từ dưới đáy nồi lên lỗ thoát khí. Nếu không làm vậy, chắc chắn
chúng ta sẽ phải mất công nấu lại thêm một lần nữa thì món ăn mới chín được.
Lượng
nước trong nồi
Cần đảm bảo rằng luôn có ít nhất 1/2 cốc nước
hoặc nước dùng hay bất kỳ dạng chất lỏng nào phục vụ cho món ăn ở trong nồi. Bởi
vì nồi áp suất sẽ liên tục thoát hơi nước, nên nếu trong nồi không đủ độ ẩm,
món ăn sẽ dễ dàng bị cháy. Tuy nhiên cũng không để lượng nước vượt quá 2/3 nồi
vì sẽ bị trào ra ngoài.
Làm
sạch vết bẩn bám lại trong nồi
Nồi áp suất sau một thời gian sử dụng sẽ có
các vết thực phẩm bị cháy bám lại ở thành và đặc biệt là đáy nồi. Để làm sạch
chúng, hãy ngâm nồi vào trong nước ấm có pha nước rửa chén bát và tốt nhất dùng
một lá nhôm bọc thực phẩm đã được vo tròn lại để đánh vào các vết bám dính cứng
đầu thay vì miếng rửa chén bằng sắt thông thường.
Vệ sinh
nắp nồi áp suất
Phần nắp nồi là nơi hơi nước bốc lên, đồng
thời khi thực phẩm sôi chúng thường bị bắn lên vị trí này tạo ra vết bẩn mà để
lâu sẽ trở thành nơi lý tưởng cho các loại vi khuẩn sinh sối và nảy nở. Vì vậy,
sau mỗi lần nấu ăn, hãy dùng khăn lau sạch phần nắp nồi. Bên cạnh đó, vị trí
gioăng cao su cũng cần được tháo ra vệ sinh sạch sẽ để làm sạch cả mặt bên
trong. Ta có thể tháo gioăng cao su ra một cách dễ dàng theo hướng dẫn bằng
hình ở trên.
Nấu những món chè nhanh với nồi áp suất điện
Chỉ với một chiếc nồi áp suất điện tử, bạn
có thể tùy biến nhiều món chè giải nhiệt cho mùa hè này không còn nóng trong
nóng ngoài nữa nhé!
Điều quan trọng nhất trong việc nấu chè là
ninh hầm nguyên liệu sao cho mềm nhuyễn nhưng vẫn giữ được trọn vẹn chất dinh
dưỡng. Vì thế trước đây để nấu chè, các chị các mẹ phải tốn rất nhiều thời gian
cũng như công sức để canh chè sôi, đơm nước, đun trong thời gian dài…
Nồi áp suất vốn được biết đến với công năng
ninh kỹ hầm nhừ tất cả mọi loại nguyên liệu trong thời gian ngắn nhất.
Hãy thử xem với một chiếc nồi áp suất điện
SUNHOUSE, chúng ta có thể nấu được những món chè nào cực nhanh mà vẫn cực đã
nhé:
1.
CHÈ KHOAI MÔN
Nguyên
liệu chính
-
500g khoai môn
-
250g gạo nếp cẩm
-
350g đường
-
200ml sữa tươi không đường
-
200ml nước dừa
-
50g lạc rang (đã xay vỡ)
-
50g vừng rang
Cách
chế biến
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Gọt sạch vỏ khoai môn, cắt thành từng miếng
nhỏ với kích thước 2x1x1 (cm). Ngâm khoai vào nước muối loãng 20 phút để loại bỏ
nhựa khoai rồi vớt ra rổ, để ráo.
Bước 2: Nấu chè khoai môn
Sử dụng nồi áp suất điện đa năng SUNHOUSE
ninh khoai môn với sữa tươi và ½ lượng đường đã chuẩn bị đến khi khoai bở.
Cho tiếp gạo nếp cẩm, 100ml nước cốt dừa và
1 bát nước con vào đun đến khi gạo mềm thì múc ra bát. Bạn cũng có thể cho thêm
1 thìa nước cốt lá dứa hoặc một chút vali để món chè thơm hơn.
Chọn chế độ nấu Cháo/Súp trên nồi áp suất
điện đa năng, bạn chỉ cần chờ 20-25 phút là có món chè ngon
Bước 3: Hoàn thành món chè khoai môn
Bạn trộn khoai với hỗn hợp gạo nếp cẩm vào
bát rồi dưới them nước cốt dừa còn lại lên trên. Sau đó bạn chỉ cần rắc dừa nạo
cùng lạc, vừng là có thể thưởng thức.
2.
CHÈ NẤM TUYẾT HẠT SEN
Nguyên
liệu chính
-
230g hạt sen tươi
-
1 cái nấm tuyết
-
1 ít long nhãn khô, hạt câu kỷ tử
-
8-10 quả táo tầu
-
Nước, đường tùy ý
Cách
chế biến
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Nấm tuyết cho vào nước ngâm 15 phút cho nở
mềm.
Hạt kỷ tử, táo tàu rửa qua, ngâm 5 phút vớt
ra.
Ngâm hạt sen 2-4h.
Bước 2: Nấu chè hạt sen nấm tuyết
Trộn đều tất cả các nguyên liệu trên rồi
cho vào nồi áp suất SUNHOUSE. Đổ thêm nước và đường và tùy ý thích.
Chọn chức năng “Nấu canh/súp” hoặc “Cháo”
(tùy model) rồi để nồi tự động nấu.
Sau khi nghe tiếng “bíp” từ nồi báo hiệu
chè hạt sen ngân nhĩ đa sẵn sàng. Dùng nóng hay lạnh đều ngon.
Bước 3: Hoàn thành món chè nấm tuyết hạt
sen và thưởng thức
Nấu chè với nồi áp suất đa năng, bạn có thể
chọn chế độ nấu Cháo để nấu tự động, hoặc tự cài đặt thời gian, áp suất
3.
CHÈ BƯỞI
Nguyên
liệu chính
-
200 gram đỗ xanh (đã xát vỏ)
-
1 quả bưởi
-
100 gram bột năng
- 5 ml vanilla
- Muối, đường tùy khẩu vị
Cách
chế biến
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Đỗ xanh: Cho đỗ xanh đã xát vỏ vào trong một
cái âu to nước, ngâm trong khoảng 1 tiếng đồng hồ cho đỗ nở rồi vớt đỗ ra để
ráo nước.
Cùi bưởi: Gọt bỏ hết vỏ xanh bên ngoài, lấy
lại phần cùi bưởi trắng. Xắt cùi bưởi thành hình hạt lựu dày khoảng 1.5cm.
Bóp nhẹ cùi bưởi với muối trắng khoảng vài
phút rồi xả sạch đi, vắt ráo nước. Bạn thực hiện lại quy trình này 2-3 lần đến khi không còn vị đắng thì cho đường
vào ướp với cùi bưởi khoảng 1h.
Lưu ý: Bạn cũng có thể luộc qua cùi bưởi và
vắt ráo nước nếu vẫn không hết đắng.
Cho bột năng vào cùi bưởi đã ướp đường để
lăn khô. Sau đó lấy rây lọc, lọc bớt phần bột năng còn dư ra.
Bước 2: Nấu chè bưởi
Sử dụng nồi áp suất, đun sôi nước rồi thả
cùi bưởi vào và để nồi ở chế độ đun canh/súp. Sau khi mở ra sẽ thấy cùi bưởi dần
dần chuyển sang màu trắng trong.
Dùng muôi thủng vớt cùi bưởi ra 1 tô nước
đá để cùi bưởi được giòn và cứng.
Bạn tiếp tục đun sôi thêm một nồi nước khác
nữa; cho đường vào nồi nước đó khuấy đều cho đường tan hết.
Cho đỗ xanh vào đun tiếp 10 phút cho đỗ
xanh chín thì rút điện.
Hòa tan bột năng rồi đổ từ từ vào trong nồi
nước chè. Vừa đổ các bạn vừa khuấy đều nên cho đến khi nước chè dần sánh lại
thì tiếp tục đổ cùi bưởi vào và đun nhỏ lửa; tiếp tục cho vanilla vào để món
chè bưởi tạo hương thơm ngon hơn.
Bạn đun nồi chè bưởi khi thấy sôi lên thì tắt
bếp đi là được.
Bước 3: Hoàn thành món chè bưởi và thưởng
thức
Bò hầm mềm nhờ 1 thìa đường
Nếu nhà không có nồi áp suất, bạn chỉ việc
thêm 1 thìa gia vị này vào, đảm bảo bò hầm mềm ngon khiến cả người già lẫn trẻ
nhỏ đều thích.
Thịt bò là thực phẩm tươi ngon, bổ dưỡng được
chế biến thành nhiều món ăn ngon cho gia đình. Một số người thì thích thịt bò
phải dai dai, có người lại thích thịt mềm. Tuy nhiên, riêng thịt bò nấu cho người
già và trẻ nhỏ thì càng mềm càng tốt, như vậy càng dễ nhai.
Nhưng thịt bò bản chất vốn không mềm, vì thế,
khi nấu ăn, chị em chỉ việc cho một thìa gia vị này vào đảm bảo thịt mềm, không
dai mà chẳng dùng đến nồi áp suất.
Cách thực hiện rất đơn giản. Trước tiên thịt
bò cần được rửa sạch rồi thái miếng vuông để hầm.
Sau đó chuẩn bị gia vị để làm món bò hầm mà
bạn thích. Bạn có thể ướp gia vị trước để thịt bò ngấm tốt hơn.
Khi hầm chắc chắn phải cho nước. Tuy nhiên,
nên cho nước nóng hơn là nước lạnh. Nước nóng bảo vệ protein có trong thịt bò tốt
hơn.
Sau đó bạn cho thêm 1 thìa đường vào, đường
nhanh chóng thấm vào phần thịt bò, làm xơ của thịt mềm ra.
Sau một thời gian hầm, bạn chỉ việc cho thịt
bò hầm ra và thưởng thức. Như vậy không cần tới nồi áp suất, thịt bò hầm cũng tự
mềm ngon như ý.
Mẹo nấu xôi thơm ngon bằng nồi áp suất
Với cuộc sống hiện đại ngày nay thì những
chiếc nồi áp suất không đơn giản chỉ để nấu những món ăn như ninh hầm mà nó còn
có nhiều tác dụng khác đặc biệt như món xôi. Cách nấu xôi bằng nồi áp suất được
nhiều người truyền nhau như một bí quyết. Nhưng không phải ai cũng biết cách sử
dụng để nấu cho mình những nồi xôi hấp dẫn mà không cần đến nồi đồ xôi nhé.
Một số ưu điểm nấu xôi bằng nồi áp suất có
nhiều ưu điểm hơn so với nấu xôi bằng cách truyền thống
- Nhanh và dễ hơn
- Xôi dẻo ngon hơn nhờ nhiều hơi và kín
- Tiết kiệm nhiên liệu
- Tiết kiệm thời gian
Để nấu
được xôi bằng nồi áp suất thì bạn cần làm theo các bước sau:
- Cho nước vào nồi cách đáy hấp khoảng 2cm
tránh không để nước sôi lên là xôi bị nát.
- Nếu dùng nồi áp suất mà giá hấp không có
chân đi kèm thì bạn có thể đặt phía dướ một chiếc bát tô. Nếu không có giá đi
kèm thì bạn có thể chế một chiếc giá hấp bằng inox vừa với khuân nồi là được.
- Gạo nếp bạn ngâm trong khoảng 6- 8 tiếng
sau đó vớt ra cho ráo nước và cho vào giá hấp. Trải đều gạo ra giá hấp và dùng
đũa đục lỗ trên chỗ gạo vừa trải ra giá để hơi bốc lên được nhiều nhất.
- Đậy nắp kín chọn thời gian hấp trong khoảng
15 phút, sau khi thấu có nút xanh hiện lên thì ngưng điện. Lúc này nước đã sôi
đưa lên làm chín xôi, bạn chờ cho hạn áp thì mở nắp dùng đũa đảo xôi. Nếu bạn
thấy xôi khô thì cho thêm chút nước vào cho không bị khô, sau đó cho nồi nấu tiếp
trong khoảng 10 phút, rồi tắt bếp. Xôi được nấu chín mềm và dẻo.
- Nhiều chị em nội trợ rất ngại với việc nấu
xôi, nhưng khi có nồi áp suất thì việc này không còn là vấn đề đáng lo. Nếu bạn
muốn ăn xôi buổi sáng, bạn chỉ cần ngâm gạo trước khi đi ngủ buổi tối. Sáng dậy
bạn vo gạo cho sạch và cho gạo vào giá hấp và cho vào nồi áp suất, chọn chế độ
nấu trong khoảng 15 phút là bạn không còn phải bận tậm gì nữa.Trong khi chờ nồi
nấu sôi, bạn có thể đi đánh răng, rửa mặt hoặc làm một số những công việc khác,
để chuẩn bị cho món xôi của gia đình. Việc dùn nồi áp suất đỡ tốn nhiên liệu vừa
tiết kiệm tiền lại đảm bảo an toàn vệ sinh cho cả gia đình bạn
Nấu xôi bằng nồi áp suất là một giải pháp
giúp bạn; gia đình có được món xôi ngon vào những buổi sáng hay khi gia đình bạn
có cỗ. Đặc biệt với những nàng dâu mới về nhà chồng thì đây là một giải pháp cứu
bạn khỏi việc nấu xôi không bị nát.
Các chế độ nấu của nồi áp suất điện tử
Nồi áp suất điện tử có nhiều chế độ nấu như
nấu thịt, nấu cháo, hâm xương, làm bánh… giúp cho công việc nấu nướng của bạn
trở nên dễ dàng và nhanh chóng.
Nồi áp suất điện tử (Nồi áp suất điện là
gì?) hoạt động tương tự như nồi áp suất cơ (nồi áp suất cơ là gì?)nấu trên bếp
gas, nhưng sử dụng nhiệt từ điện năng để đun nóng khí và tạo áp suất. Ngoài ra
nồi sở hữu rất nhiều tính năng nấu ăn như nấu cơm, nấu cháo, hầm xương, nấu đậu,
nấu thịt, nấu gân, làm bánh… giúp bạn quản lý việc nấu nướng của mình rất dễ
dàng.
Nấu
cơm
Nấu cơm bằng nồi áp suất giúp bạn tiết kiệm
đáng kể thời gian mà cơm sau khi nấu lại vô cùng thơm dẻo. Đa phần lòng nồi được
làm từ hợp kim nhôm có phủ chống dính nên hấp thụ nhiệt nhanh và tốt nên cơm nấu
sẽ được chín đều và dẻo hạt, không bị dính vào thành hay cháy dưới đáy nồi. Chỉ
cần cài đặt chế độ nấu cơm (RICE) hoặc cài đặt thời gian nấu là nồi áp suất có
thể tự hoạt động, thời gian nấu khoảng 30-40 phút. Cần lưu ý, lượng nước dùng nấu
cơm có thể chỉ bằng 1/3 so với mức nước nấu cơm bằng nồi cơm điện (nếu nấu cùng
một lượng gạo) để đảm bảo cơm được ngon hơn.
Nấu
cháo
Nếu dùng nồi áp suất để nấu cháo thì bạn chỉ
mất một khoảng thời gian ngắn, khoảng 40-50 phút tùy nồi. Đối với thực phẩm có
độ nở cao và sinh bọt nhiều như cháo thì chỉ nên cho tối đa 2/3 dung tích nồi để
tránh bị trào ra ngoài.
Hầm
xương
Hầm xương (STEW) là việc chúng ta đang làm
hàng ngày với những món ăn với rau củ quả, bí xanh, hay dùng làm nước dùng cho
những nồi lẩu. Tuy nhiên, việc để có những nồi nước xương trong veo thì không
phải là chuyện dễ dàng gì. Nhưng nồi áp suất có thể làm được việc đó. Ở chế độ
hầm xương, nồi áp suất giúp các bà nội trợ giảm thời gian nấu, tiết kiệm điện,
chỉ tốn 50-60 phút.
Nấu
thịt
Khi nấu thịt (MEAT, CHICKEN, BEEF) với nồi
áp suất bạn không cần phải cho thêm nhiều nước. Với áp suất cao, nồi sẽ sử dụng
thành phần nước có trong thịt để làm chín thức ăn, giữ nguyên chất dinh dưỡng.
Nồi áp suất có thể giúp bạn nấu những món thịt rất ngon như bò kho, thịt kho
tàu, chân giò…
Nấu
đậu/gân
Nồi áp suất cũng sẽ giúp bạn nấu đậu nhanh
hơn mà vẫn giữ được hương vị, giá trị dinh dưỡng do không phải nấu suốt một thời
gian dài trên lửa ở nhiệt độ cao. Ngoài ra, gân là một món ăn “khó trị” đối với
các loại nồi thường. Với nồi áp suất, có chế độ nấu đậu/gân (Bean/Tendon) bạn
có thể có được món gân hầm ngon, đậu mềm trong vòng 60-70 phút. Nồi áp suất sẽ
giúp hầm mềm đậu/gân trong thời gian ngắn, sau khi đậu/gân mềm, bạn cho thêm
nguyên liệu/gia vị vào và tiếp tục nấu món ăn mình cần.
Làm
bánh
Có một điều đặc biệt là bạn có thể dùng nồi
áp suất để làm bánh. Một chiếc nồi áp suất có thể thay thế được chiếc lò nướng
cồng kềnh để giúp bạn làm món bánh bông lan thơm ngon. Nếu bạn làm bánh bông
lan bằng nồi cơm điện thông thường thì bạn sẽ phải mất thời gian canh chừng và
bấm nút nhiều lần do nồi không kín hơi và không đủ độ nóng. Thậm chí bạn còn phải
dùng khăn che chắn để nước không bị rơi vào bánh.
Với nồi áp suất thì bạn sẽ không còn phải cảm
thấy bất tiện như vậy nữa do nồi đã được tính hợp tính năng làm bánh tự động
(CAKE) chỉ trong vòng 45 phút. Bên cạnh đó, nồi có nhiệt độ cao khiến bánh
nhanh chín và vàng đều khắp vỏ bánh. Vì thế, không cần mất nhiều thời gian mà bạn
vẫn có thể có được món bánh thơm ngon để dùng.
Nồi áp suất ngày nay tích hợp rất nhiều chế
độ nấu giúp cho bạn thoải mái lựa chọn. Còn chần chờ gì nữa mà không chọn ngay
cho mình một chiếc nồi áp suất để chuẩn bị bữa ăn hàng ngày vừa ngon lại vừa
nhanh chóng cho cả gia đình.
Cách nấu cơm gạo lứt đơn giản bằng nồi cơm điện
Nấu cơm gạo lứt có nhiều cách nấu, thông
thường mọi người khuyên bạn nên dùng nồi áp suất để nấu. Nhưng nhiều người lại
thắc mắc dùng nồi cơm điện bình thường không có được cơm lứt ngon hay sao?
Bạn hoàn toàn có được cơm gạo lứt ngon như
nấu với nồi áp suất nhé! Không chỉ đơn giản mà còn vô cùng nhanh nữa!
Bạn
cần:
- Gạo lứt + Nước theo tỷ lệ 1:1.5
- Muối - 1/4 thìa cà phê (với 1 cup gạo)
- Mơ muối, rong biển Kombu, nghệ, các loại
đậu đỗ (Nếu muốn)
- Nồi cơm điện
Bước 1 Bạn nên ngâm gạo trước khi nấu: Gạo
nên được ngâm trước khi nấu khoảng 8 tiếng (có thể ngâm qua đêm) thì gạo dễ
chín, dễ tiêu hơn. Khi nấu gạo đã ngâm trước thì bạn giảm lượng nước đi.
Bước 2 Cơm sẽ có hương vị hơn nếu bạn thêm
1 trái mơ muối, 1 tấm rong biển nhỏ, 1 chút ít nghệ hoặc nấu cùng các loại đậu
đỗ (đỗ lăng, đỗ gà, đỗ đỏ, đỗ đen), tính axit trong gạo cũng giảm đi. Nếu bạn nấu
cùng đậu đỗ thì nên ngâm đậu trước khi nấu và thêm 1 tấm rong biển Kombu nhỏ nấu
cùng để đậu dễ chín và mềm hơn. Lượng đậu đỗ nấu cùng là 20-25% lượng gạo.
Bước 3 Nấu bằng nồi cơm điện thế nào?
- Nếu bạn không có thời gian ngâm gạo bạn
có thể bỏ qua bước ngâm gạo. Vo nhẹ gạo trước khi nấu để bỏ bụi bẩn cùng trấu lẫn.
Cho gạo, muối cùng lượng nước đã đong vào nồi cơm điện. Nấu ở chế độ COOK.
- Khi thấy cơm bắt đầu sôi thì bạn rút nguồn
điện (ngưng hoạt động).
- Sau 30 phút - 1giờ bạn cắm lại nguồn điện
và tiếp tục nấu ở chế độ COOK. Khi nồi chuyển sang chế độ WARM, bạn giữ ấm thêm
20 -30 phút là cơm đã chín rồi đó!
Cách nấu cơm gạo lứt với các loại đậu đỗ
Cơm gạo lứt nấu cùng các loại đậu sẽ tăng
hàm lượng dinh dưỡng cho món cơm của bạn. Nên nấu cùng loại đậu nào và nấu như
thế nào? Gaolut.vn sẽ giúp bạn trả lời.
Món cơm gạo lứt sẽ dinh dưỡng hơn khi bạn nấu
cùng các loại đậu như đậu lăng (lentil), đậu gà (chickpea), đậu đen, đậu đỏ nữa
với tỷ lệ các loại hạt khoảng 25%.
Nhiều người thắc mắc tại sao chỉ nấu gạo lứt
với các loại đậu kia mà không nấu cùng đậu xanh hay đậu tương được. Gaolut.vn
xin giải đáp thắc mắc của các bạn. Đậu xanh và đậu tương là hai loại đậu có
tính âm rất cao nên không nên ăn. Còn đối với đậu lăng, đậu gà, đậu đỏ, đậu đen
dương tính hơn. Tuy nhiên, các loại đậu đều có tính axit, nên khi nấu đậu phải
ngâm trước ít nhất 4 tiếng và đổ nước đi, sau đó nấu cùng cơm, nhớ thêm 1 tấm
kombu, nghệ, mơ muối để kiềm hóa.
CHÚ Ý: Không nên để tỷ lệ đậu vượt quá 25%.
Vì nhiều đậu đỗ trong thức ăn quá sẽ gây tình trạng đầy bụng, trướng bụng khiến
bạn khó chịu.
Để
có một nồi cơm lứt cho 2 người trong cả ngày bạn cần:
- 2 cup gạo lứt (khoảng 500g)
- 1/4 cup đậu đỏ nhỏ hoặc đậu gà, đậu lăng
hoặc các loại đậu khác
- 3 1/2 - 4 cup nước
- 1/4 thìa cà phê muối biển
Cách
nấu:
- Vo gạo nhẹ nhàng để gạo không bị trôi mất
lớp cám bên ngoài gạo. Đậu đỗ rửa sạch, ngâm trước.
- Nấu đậu trước trong khoảng 30 phút. Dùng
nước trong phần nước đã chuẩn bị để nấu. (Thêm một chút muối hoặc 1 miếng rong
biển kombu nhỏ dưới đáy nồi khi nấu). Sau đó để đậu nguội.
- Cho đậu, nước nấu đậu lúc trước và gạo lứt,
muối, phần nước còn lại vào nồi áp suất. Bắt đầu nấu với lửa vừa phải, khi nước
sôi thì hạ nhỏ lửa nấu trong vòng 45-50 phút.
- Sau đó tắt bếp và để áp suất hạ tự nhiên
(khoảng 5 phút). Bỏ nắp nồi ra và để khoảng vài phút cơm sẽ không bị dính dưới
đáy nồi. Cuối cùng bạn có thể dùng thìa để lấy cơm ra bát.
LƯU Ý:
- Nếu nồi áp suất của bạn là nồi điện thì nấu
ở Chế độ Hầm. Nếu là nồi thường thì bạn bắt đầu nấu với lửa vừa phải, khi cơm
sôi thì hạ nhỏ lửa nấu trong khoảng 45-50 phút.
- Nếu bạn không muốn nấu đậu trước và rút
ngắn thời gian thì có thể cho đậu đã ngâm, gạo lứt và muối biển vào nấu cùng
nhau.
- Nấu cơm bằng cách cách thủy: Bạn cho gạo
lứt, đậu, muối, rong biển Kombu, nước vào bát tô sứ. Thêm chút nước vào lòng nồi
áp suất. Đặt bát gạo vào giữa lòng nồi. Dùng đĩa sứ đậy bên trên bát. Bắt đầu nấu.
- Gạo lứt nên ngâm trước vài giờ trước khi
nấu cơm sẽ mềm hơn và dễ tiêu hơn.
- Cơm có thể giữ trong 24 giờ ngoài nhiệt độ
thường. Với thời tiết nóng và ẩm thì bạn có thể giữ cơm trong tủ lạnh. Nên dùng
đồ chứa bằng gỗ hoặc các nguyên liệu tự nhiên và được đậy kín bằng khăn cotton
hoặc mành tre.
Bắp Tươi Hầm Đậu Phộng
Nguyên
Liệu
-
400 g bắp hạt tươi
- 150
g đậu phộng
- 10
g muối
- 1,2
lít nước
Các
bước
- Bắp
tươi lột vỏ, lấy sạch râu bắp để một bên. Lẩy hạt bắp ra, hai bạn nhỏ nhà mình
thích thú đề nghị được giúp mẹ khâu này.
-
Sàng rửa cho sạch mầy bắp, đậu phộng cũng rửa thật sạch. Cho tấc cả vào
nồi áp suất hầm tầm 45 phút, khi sôi nhớ hạ lửa nhỏ lại nhé! Tắt bếp, sáng mai
mình hầm thêm 15 phút nữa là có thể dùng. Cả bắp và đậu đều mềm ngon!
No comments:
Post a Comment