LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Friday, October 14, 2016

PHƯƠNG PHÁP VẬN DỤNG CÁC HUYỆT ĐỂ CHỮA BỆNH​



I - Vận dụng lý luận cơ bản trong châm cứu
1) Trình tự biện chứng (chẩn đoán ) và luận trị ( chữa bệnh ) trong châm cứu
Cũng như việc dùng thuốc , khi sửu dụng các huyệt để chữa bệnh cũng phải căn cứ vào chẩn đoán , tìm vị trí các hội chứng bệnh , đề ra phương pháp chữa và chọn huyệt phối hợp sử dụng .
1.1) Biện chứng
- Dùng Tứ chẩn để tìm nguyên nhân gây bệnh , khai thác các triệu chứng của tạng phủ , dinh vệ , khí huyết , đường kinh
- Phân tích triệu chứng và tổng hợp thành các hội chứng quy về bát cương để tìm vị trí , hội chứng bệnh của tạng phủ , kinh lạc , dinh vệ khí huyết
1.2) Luận trị
- Quyết định; Bổ hay tả, Châm hay cứu
- Tiến hành chữa bệnh
- Đề ra phép chữa bệnh , chọn kinh lấy huyệt tạo thành phương

2) Vận dụng bát cương và các nguyên tắc chữa bệnh trong châm cứu
2.1) Bát cương :

Căn cứu vào vị trí nông sâu của bệnh tật tình trạng của người bệnh và tác nhân gây bệnh loại hình và xu thế chung của bệnh tật để chọn phương pháp châm hay cứu và các thủ thuật châm cứu cho chính xác .
- Biểu và lý : vị trí nông sâu của bệnh .
+ Biểu : bệnh ở nông da thịt gân xương ; giai đoạn đầu của bệnh truyền nhiễm , cảm mạo . tại chỗ : da thịt châm nông. Gân, xương : châm sâu . toàn thân : có sốt châm nông đuổi tà .
+ Lý : Bệnh ở tạng phủ giai đoạn toàn phát các bệnh truyền nhiễm . Thực : dùng phép tả , cấm cứu . hư : dùng phép bổ lên cứu .
- Hư và Thực : thình trang mất đi hay phát triển của chính khí và tà khí .
+ Hư : sự suy yếu của người bệnh : châm ít , cứu nhiều , dùng phép bổ
+ Thực : sự phát triển của tác nhân gây bệnh : châm nhiều , cứu ít , dùng tả pháp .
- Hàn và Nhiệt : là loại hình của bệnh tật .
+ Hàn : lưu châm , lên cứu ( chân hàn giả nhiệt : nên cứu )
+ Nhiệt : châm xuất nhiệt hoặc châm xuất huyết , nặn máu ( chân nhiệt giả hàn nên châm ).
- Âm và Dương : chỉ xu hướng chung của bệnh tật .
+ Âm (lý , hư , hàn ) nên châm bổ , lưu châm , cứu nhiều .
+ Dương (biểu , thực , nhiệt ): nên châm tả , nặn máu , không cứu .
2.2) Nguyên tắc chữa bệnh
- Hư thì bổ , thực thì tả :
+ Hư thì bổ : Hư chứng lên bổ . Hàn chứng lên lưu châm , chờ khí . kinh khí đi xuống dưới ( hạ hãn ) dùng phương pháp cứu
+ Thực thì tả : Thực lên tả . Nhiệt chứng châm nhanh rút kim nhanh . Kinh lạc uất huyết , uất nhiệt dùng phương pháp tả huyết ( châm nặn máu …)
- Bình bổ bình tả :
+ Kinh khí có bệnh , không thịnh , không hư nên dùng phương pháp dẫn khí ( nhập từ từ , rút ra từ từ ) gọi là bình bổ bình tả được áp dụng chữa các bệnh mang tính , xu thế hòa hoãn .
- Phương pháp bổ tả phối hợp : thường được áp dụng trong các trường hợp bệnh hư thực lẫn lộn ( trong hư có thực , trong thực có hư ) .
+ Thủ thuật và phương pháp sử dụng : có huyệt châm có huyệt cứu : có huyệt châm bổ , có huyệt châm tả : huyệt ở trên thì châm , huyệt ở dưới thì cứu : châm một huyệt áp dụng cả 2 phương pháp bổ tả ( dương trung ẩm âm , âm trung ẩm dương; phương pháp này phức tạp , tài niêu này không giới thiệu ).

II - PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG HUYỆT TRONG CHÂM CỨU
1 ) Lấy huyệt tại chỗ ( cục bộ thủ huyệt )
- Nơi nào có bệnh sưng đau … dùng huyệt ngay tại chỗ . ví dụ : viêm màng tiếp hợp dùng các huyệt : tình minh , toản trúc , thừa khấp …
- Do gây được cung phản xạ mới để dập tắt cung phản xạ bệnh lý hay ứng dụng để : giải quyết cơn đau tại chỗ . Giải quyết các hiện tượng viêm nhiễm ( do phản xạ đột trục làm vận mạch )
- Lấy huyệt tại chỗ trong các trường hợp :
+ điểm đau không phải là huyệt : gọi là thống điểm , a thị huyệt , thiên ứng huyệt .
+ Huyệt ở một đường kinh , ( lấy huyệt bản kinh ) . thí dụ : đau mạng sườn lấy huyệt chương môn, đau dây thần kinh trụ : lấy huyệt tiểu hải .
- Lấy huyệt nhiều đường kinh 1 lúc : ví dụ :hen phế quản huyệt trung phủ (kinh phế ) , thiên đột , chiên trung ( nhâm mạch ) . phế du (khinh bàng quang ).

2 ) Lấy huyệt lân cận nơi đau ( lân cận thủ huyệt )
- Lấy huyệt xung quanh nơi đau , thường hay phối hợp với các huyệt tại chỗ.
- Lấy huyệt xung quanh nơi đau trong những trường hợp :
+ Huyệt cùng một kinh
+ Huyệt thuộc nhiều kinh khác nhau , nhất là các huyệt có tác dụng đặc biệt . ví dụ : Phong trì : chữa bệnh về mắt : hạ liêu , thượng liêu chữa về sinh dục tiết niệu : phế du chữa viêm tuyến vú , lẹo mắt .
- Theo lý luận thần kinh : một tạng có thể ở nhiều tiết đoạn thần kinh . ví dụ : dạ dày châm trung quản , thiên khu , tỳ , vị, can du …

3 ) Lấy huyệt theo kinh ( tuần kinh thủ huyệt )
- Bệnh ở vị trí nào , thuộc tạng phủ nào , hay kinh nào rồi theo đường kinh lấy huyệt sử dụng . Thường lấy huyệt từ cẳng tay , cẳng chân trở xuống bàn tay , bàn chân . ví dụ : cơn đau dạ dày huyệt túc tam lý ( vị kinh ) . Chảy máu cam huyệt hợp cốc bên đối diện (đại tràng kinh ) . Đau răng hàm dưới huyệt nội đình cùng bên (vị kinh ) . Hàm trên : hợp cốc bên đối diện (đại tràng )
- Như vậy muốn sử dụng các huyệt theo kinh cần chẩn đoán đúng bệnh các tạng phủ , đường kinh , và thuộc biết dường đi các huyệt của kinh đó.
- Lấy huyệt theo kinh cần nhớ sinh lý và bệnh lý các tạng phủ . thí dụ : thận âm hư dùng thận du , thái khê , tam âm giao …

4 ) Nhận xét qua 3 phương pháp lấy huyệt
- Cần phải nhớ đường đi , huyệt từng đường kinh , tác dụng chữa bệnh từng đường kinh để sử dụng các huyệt có tác dụng cục bộ và toàn thân .
- Các huyệt vùng đầu cổ , ngực , lưng có tác dụng điều trị tại chỗ , những huyệt ở tay chân ngoài tác dụng điều trị tại chỗ và lân cận , còn có tác dụng điều trị toàn thân

III - PHƯƠNG PHÁP VẬN DỤNG CÁC HUYỆT ĐẶC BIỆT

1 ) NGUYÊN HUYỆT VÀ LẠC HUYỆT
1.1) Nguyên huyệt :

- Nguyên huyệt có quan hệ mật thiết với tam tiêu , là nơi tập chung của nguyên khí tạng phủ và đường kinh . Châm cứu và nguyên huyệt để điều chỉnh công năng tạng phủ . nó là huyệt trọng yếu nhất trong một đường kinh .
- Trong việc điều trị lấy huyệt theo kinh để chữa bệnh tạng phủ kinh lạc người ta chọn huyệt nguyên ( 12 đường kinh có 12 huyệt nguyên ) .
1.2) Lạc huyệt: là những huyệt ngoài tác dụng ở kinh nó ra còn có tác dụng đến kinh biểu lý với nó . ví dụ : công tôn , ngoài việc chữa bệnh ở tỳ kinh , lại chữa bệnh ở vị kinh nữa .
- Tổng số có 15 lạc huyệt : 12 huyệt lạc ở 12 đường kinh chính , 2 huyệt ở nhâm đốc ,1 tổng lạc.
1.3) Phối hợp sử dụng giữa nguyên và lạc huyệt: còn gọi là phương pháp phối hợp huyệt chủ và khách hay phương pháp phối hợp biểu lý .
- Theo lý luận y học cổ truyền các tạng phủ có liên quan biểu lý với nhau và các đường đi của kinh mạch tạng phủ biểu lý có liên quan với nhau : phế - đại tràng , tỳ - vị , tâm - tiểu trường , thận – bàng quang , tâm bào lạc – tam tiêu , cam – đởm , nhâm – đốc .
- Khi một tạng phủ nào có bệnh , hoặc đường kinh nào có bệnh , người ta lấy nguyên huyệt của đường kinh biểu lý với nó là khách , để tăng cương tác dụng chữa bệnh ở tang phủ hay đường kinh đó .

Các huyệt nguyên lạc và sự phối hợp chủ khách :

Kinh mạch......Nguyên........Lạc
Phế................Thái uyên....Liệt khuyết
Đại trường.....Hợp cốc......Thiên lịch
Tâm bào........Đại lăng......Nội quan
Tam tiêu........Dương trì....Ngoại quan
Tâm...............Thần môn...Thông lý
Tiểu trường....Uyển cốt.....Chi chính
Can................Thái xung....Lãi câu
Đởm..............Khâu khư....Quang minh
Tỳ..................Thái bạch....Công tôn
Vị................Xung dương..Phong long
Thận.............Thái khê......Đại chung
Bàng quang....Kinh cốt......Phi dương
Đốc..................................Trường cường
Nhâm..............................Cửu vĩ
Tổng lạc ( tỳ )..................Đại bao

2 ) DU HUYỆT VÀ MỘ HUYỆT
- Du huyệt là những huyệt tương ứng với tạng phủ nằm ở kinh bàng quang sau lưng.
- Mộ huyệt là nơi huyệt tương ứng với tạng phủ đằng trước ngực và bụng
- Khi tạng phủ có bệnh thường có những thay đổi cảm giác như đau , tức ở các huyệt trên .
- Cách sử dụng các huyệt du , mộ như sau .
2.1) Nếu tạng phủ có bệnh thì chữa vào du hay mộ
Ví dụ : ho hen chữa vào phế du ( bàng quang kinh ) , trung phủ ( phế kinh) ,. Đau dạ dày chũa vào trung quản ( nhâm mạch ), vị du ( bàng quang kinh ).
2.2) Khi tạng phủ có bệnh thường phối hợp giữa du và mộ huyệt để điều trị .
2.3) Sử dụng du mộ huyệt theo nguyên tắc

- Âm bệnh dẫn dương . dương bệnh dẫn âm . bệnh thuộc tạng dùng du huyệt ( phần dương ) . bệnh thuộc phủ dùng mộ huyệt ( phần âm ) .
2.4) ngoài ra còn dùng theo lý luận YHCT về tạng tượng
- Nếu đau mắt dùng can du vì can khai khiếu ra mắt
- Tai ù , tai điếc dùng thận du vì thận khai khiếu ra tai .
2.5) theo YHHĐ : du mộ được dùng theo cơ chế tiết đoạn thần kinh
Bảng du huyệt và mộ huyệt upload_2016-3-30_22-26-6.png
3 ) KHÍCH HUYỆT VÀ BÁT HỘI HUYỆT
3.1) Bát hội huyệt :

- Là nơi tụ hội của ngũ tạng , lục phủ , khí huyết , cân , mạch , cốt , tủy .
- Là nơi để điều trị các bệnh thuộc chức năng trên .
Ví dụ : bệnh thuộc khí : chiên trung . Bệnh thuộc huyết : cách du …
3.2) Khích huyệt
- Mỗi kinh mạch có một huyệt kích có tác dụng tập trung khí . khi đường kinh hoặc tạng phủ có bệnh đùng để :
- Chẩn đoán ( kinh lạc chẩm ) thường xuất hiên đau , tức …
- Chữa các bệnh cấp tính .
Ví dụ : Đau dạ dày dùng huyệt lương khâu . Đau vùng gan dùng huyệt trung đô .
3.3) Thường có sự phối hợp giữa huyệt khích và hội
Ví dụ : Hen suyễn dùng huyệt khổng tối phối hợp với chiên trung ( hội của khí ).
- Ho ra máu : dùng huyệt khổng phối hợp với thái uyên hay cách du ( hội của huyết mạch )
- Đau dạ dày phối hợp trung quản với lương khâu .
Bát hội huyệt........ ...Tên huyệt
Hội của Phủ.................Trung quản
Hội của Tạng...............Chương môn
Hội của Khí..................Đản trung
Hội của Huyết...............Cách du
Hội của Cốt...................Đại trữ
Hội của Tủy...................Tuyệt cốt
Hội của Kinh.................Dương lăng tuyền
Hội của Mạch................Thái uyên

4.2) Cấu tạo bảng ngũ du huyệt

upload_2016-3-30_22-34-40.png
Nhận xét : trong cùng một đường kinh quan hệ giữa các huyệt là quan hệ tương sinh . Hai kinh âm dương là quan hệ tương khắc . Cần nhớ huyệt tỉnh của kinh dương là kim , huyệt tỉnh của kinh âm là mộc .

4.3) Phép vận dụng ngũ du huyệt
Lấy huyệt theo mùa :

- Mùa xuân hè : dương khí ở trên khí của người ở nông hay dùng các huyệt :tỉnh, huỳnh.
- Mùa thu mùa đông : dương khí ở dưới khí của người ở sâu hay dùng các huyệt kinh huyệt hợp .
Theo tác dụng điều trị từng loại huyệt
- Huyệt tỉnh :chữa vùng dưới tim đầy tức thuộc mộc ( can)
- Huyệt huỳnh : chữa các bệnh sốt thuộc hỏa (tâm).
- Huyệt du : chữa các chứng mình mẩy xương đau nặng nề , thuộc thổ (tỳ).
- Huyệt kinh : chữa các chứng ho , hen suyễn thuộc kim (phế ) .
- Huyệt hợp : điều trị khí nghịch , ỉa chảy thuộc thủy (thận ) .
Theo lý luận ngũ hành thuộc hư, thực khác nhau .
Hư thì bổ thực thì tả .
Cách dùng bảng có 2 cách
- Cách 1 : lấy huyệt ở 1 đường kinh Ví dụ :
+ Người bệnh cao huyết áp :bệnh thuộc tạng can thuộc mộc .thể can dương thịnh ( thực chứng ) tả hành gian , (huyệt huỳnh thuộc hỏa ) vì thực thì tả con – con mộc sinh hỏa . thể can huyết hư ( hư chứng ) bổ khúc tuyền ( huyệt hợp thuộc thủy ) vì hư thì phải bổ mẹ vì thủy sinh mộc .
+ Người bị ho bệnh thuộc phế kim . thể ho có sốt ( thực ) tả xích trạch ( huyệt hợp của thủy ) vì thực tả con kim sinh thủy . thể ho hàn do phế hư (hư) bổ thái uyên ( huyệt du thuộc thổ ) vì hư thì bổ mẹ thổ sinh kim .
- Cách 2 : lấy huyệt ở 2 đường kinh Ví dụ :
+ Người cao huyết áp thuộc tạng can thuộc mộc . Thể can dương thịnh ( thực chứng ) lấy tâm kinh , thuộc hỏa vì mộc sinh hỏa : trên tâm kinh lấy huyệt thiếu phủ thuộc huỳnh hỏa ( mộc sinh hỏa ). Thể can huyết hư ( hư chứng ) lấy thận kinh thuộc thủy vì thủy sinh mộc , trên thận kinh lấy huyệt âm cốc , hợp huyệt thuộc thủy vì thủy sinh mộc .
+ Người bị bệnh đau dạ dày tá tràng thuộc tỳ thổ . Nếu bị hư hàn ( thuộc hư ) lấy tâm kinh thuộc hỏa , vì hỏa sinh thổ ( hư thì bổ mẹ ), ở tâm kinh lấy huyệt thiên phủ ( huyệt huỳnh thuộc hỏa ) vì hỏa sinh thổ .

IV - CÁCH SỬ DỤNG CÁC HUYỆT TRONG ĐIỀU TRỊ

1 ) Huyệt chữa về phong
1.1 Phong sinh ra các bệnh

- Cảm mạo
- Sốt , bệnh truyền nhiễm .
- Đau dây thần kinh do lạnh .
- Thấp khớp .
- Nội phong .
1.2) Huyệt chính : Phong trì , phong môn , hợp cốc .
- Phong hàn : cảm mạo do lạnh , đau dây thần kinh do lạnh , thêm huyệt liệt khuyết ( phế chủ bì mao ) châm bình bổ bình tả có thể cứu .
- Phong nhiệt : sốt cảm mạo , đau khớp có sưng nóng , bệnh truyền nhiễm châm : đại chùy , khúc trì , ngoại quan , ngư tế ( sơ tán phong nhiệt tuyên phế khí ).
- Phong thấp : châm : thương khâu , túc tam lý ( kiện tỳ hóa thấp ) .
- Nhiệt cực sinh phong ( sốt cao co giật ) châm : nhâm trung , đại chùy , thập tuyên , thái xung (can chủ phong, chủ cân ) , dương lăng tuyền ( huyệt hội của cân ) , chữa về phong thêm các huyệt về huyết ( hành huyết ) như huyết hải ( bể của huyết ) , cách du ( hội của huyết ).

2 ) Huyệt chữa về nhiệt
2.1) Huyệt hạ sốt

- Tất cả các huyệt ở kinh dương từ đầu gối , khủy tay trở xuống bàn tay bàn chân
- Các huyệt huỳnh .
- Các huyệt tỉnh , thập tuyên ,: châm ra máu .
- Huyệt đại chùy ( hội các kinh dương ) hay dùng một số huyệt ở các kinh dương minh , thiếu dương , thái dương .
- Huyệt hay dùng : đại chùy , hợp cốc , khúc trì , ngoại quan , ủy trung , côn lôn , nội đình , các huyệt huỳnh ( trong ngũ du huyệt ) .
2.2) Huyệt thanh nhiệt giải độc : Ôn lưu , khúc trì , ủy trung , huyết hải , hợp cốc , khích môn , hạ cựu hư ( dùng tả pháp hay dùng kim tam lăng châm xuất huyết ) .
2.3) Huyệt thanh nhiệt trừ thấp :
- Huyệt chung : nội đình
- Lỵ : thêm khúc trì
- Ỉa chảy nhiễm trùng : túc tam lý .
- Hoàng đản : dương lăng tuyền , đởm du ( do thấp nhiệt ở đởm ).
- Viêm tuyến vú : thêm hành gian .
- Viêm cổ tử cung : hành gian , âm lăng tuyền .
2.4) Huyệt chữa về hàn
- Hàn sinh ra do thận dương hư ( mệnh môn hỏa suy )
- Huyệt chung : quan nguyên , khí hải , dũng tuyền , mệnh môn , thận du , cứu nhiều hơn châm .
- Nếu tỳ vị hư hàn : thêm các huyệt : trung quản , tỳ du , túc tam lý , chương môn .
2.5) Huyệt chữa về thấp
- Lợi niệu trừ phù , chủ yếu ở thận . liên quan đến chứng thực : phế . hư chứng : tỳ . khí hóa tam tiêu.
- Các huyệt : thủy phân , phục lưu , khí hải , tam tiêu du , túc tam lý , tam âm giao .
2.6) Huyệt an thần
- Chữa và tâm và tâm bào lạc .
- Mất ngủ do tỳ không dưỡng được tâm ,huyết không dưỡng tâm ,thận thủy không khắc tâm hỏa .
- Hư hỏa vượng bốc lên .
- Huyệt chung : nội quan , thần môn , tam âm giao .
- Tâm tỳ hư thêm tâm du , tỳ du , kiện tỳ an thần .
- Thận hư : thận du
- Hư hỏa : thái xung bình can an thần
2.7) Huyệt nhuận tràng và sáp trường : ( chữa táo bón và cầm ỉa chảy )
Nhuận tràng :
- Huyệt chung : đại trường du , thiên khu , chi câu , thượng cựu hư ( chữa vào đại tràng thông khí tam tiêu )
- Nếu sốt :hợp cốc , khúc trì , nội đình .
- Khí trệ : trung quản , hành gian .
- Khí huyết hư : tỳ du , vị du .
- Do lạnh : thần khuyết khí hải .
Cầm ỉa chảy
- Huyệt chung : trung quản , thiên khu ,túc tam lý , âm lăng tuyền
- Nếu sốt : nội đình
- Nếu mạn tính : đo tỳ hư : tỳ du ,chương môn
- Do thận hư : Quan nguyên , mệnh môn .
2.8) Huyệt cố tinh sáp niệu
- Di niệu : thận du , tam tiêu du , trung cực , tam âm giao ( thêm các huyệt an thần )
- Di tinh : quan nguyên , đại hách ( thêm các huyệt an thần )
2.9) Huyệt chữa về khí
Khí trệ :

- Khí trệ ở phế gây ho nghịch.
+ Ho hen : phế du , liệt khuyết , thái uyên , xích trạch
+ Hen : phế du , chiên trung , thiên đột , phong long .
- Khí trệ ở tỳ vị .
+ Nôn mửa : trung quản , nội quan , túc tam lý , công tôn . thêm nhiệt : nội đình . hàn: vị du , đàm : phong long . can dương : dương lăng tuyền , thái xung . tỳ hư : tỳ du , chương môn .
+ Nấc : cách du , nội quan , túc tam lý .
+ Đầy bụng : tỳ du , vị du , túc tam lý , thái bạch .
Khí hư : chữa như tỳ hư
2.10) Huyệt chữa về huyết : cách du , huyết hải ( bổ huyết ) , thái uyên : chữa về cầm máu .
2.11) Huyệt bình can : chữa nhức đầu , cao huyết áp , viêm màng tiếp hợp cấp
- Huyệt : thái xung , can du , phong trì , hiệp khê .



http://infogate.vn/attachments/upload_2016-3-30_22-25-40-png.184/


http://infogate.vn/attachments/upload_2016-3-30_22-30-37-jpeg.186/



http://infogate.vn/attachments/upload_2016-3-30_22-31-26-jpeg.187/


No comments:

Post a Comment