LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Sunday, August 20, 2017

DÒNG SINH ĐIỆN TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ



Chương một
Dòng điện sinh học của hệ kinh lạc


A/ Sự phát hiện ra các dòng điện sinh học:
Trước khi đưa ra những suy nghĩ, những luận điểm, hay giả thiết của mình về điện sinh học của hệ kinh lạc; tôi thấy cần phải trình bày hết sức khái quát về sự phát hiện ra các dòng điện sinh học.

A.1. Y học thế kỷ 18 và sự phát hiện của Galvani:
Ngay từ đầu thế kỷ 18 (khoảng 1.731) y học đã biết trên cơ thể sống có những dòng sinh điện và đã thảo luận rất nhiều về các mối liên hệ giữa điện sinh học với các hoạt động sống. Nhưng phải đến năm 1791 Galvani mới phát hiện ra: mỗi tế bào sống đều tồn tại giữa 2 mặt màng của nó một hiệu điện thế cực nhỏ. Để có được phát minh này người ta đã phải chế tạo những vi điện cực đường kính chỉ từ 0,1 – 0,5µm ( tức = 0,1 – 0,5‰ mm ) và sử dụng một điện kế cực nhạy có điện trở trong rất cao để đo.

Ông thấy:
Khi đặt 2 điện cực ở mặt ngoài màng tế bào không có dòng điện qua điện kế.
Khi chọc 1 điện cực qua màng lập tức có 1 hiệu điện thế cỡ 0,1V xuất hiện.
Nếu chọc cả 2 điện cực qua màng lại không có dòng điện qua điện kế nữa.
Hình ảnh

Chiều dòng điện tùy thuộc vào hoạt động sống của tế bào. Khi tế bào hoạt động dòng điện đi từ ngoài vào trong màng. Khi tế bào nghỉ dòng điện đi ngược từ trong ra ngoài màng. Khi tế bào hoạt động mặt ngoài màng tế bào tích điện âm hơn, mặt trong màng tích điện dương hơn. Còn khi tế bào nghỉ mặt ngoài màng tích điện dương hơn, mặt trong màng tích điện âm hơn.

Quan sát liên tiếp 2 giai đoạn sống của tế bào bằng 2 điện cực đặt trên bề mặt ngoài màng tế bào, Ông nhận thấy :
A.1.1. Khi tế bào đang ở giai đoạn nghỉ, kích thích vào 1 điểm ngoài 2 điện cực để tế bào hoạt động, tại điểm kích thích sự tích điện đảo ngược với giai đoạn nghỉ, mặt ngoài màng chuyển sang tích điện âm hơn, mặt trong màng đổi lại tích điện dương hơn. Sự tích điện đảo ngược này lan rộng dần, khi nó lan đến cực thứ nhất, cực này chuyển sang tích điện âm hơn, cực thứ 2 vẫn tích điện dương hơn điện kế bắt đầu có dòng điện chạy qua và mạnh dần theo chiều từ cực 2 đến cực 1. Khi lan đến giữa 2 điện cực dòng điện qua điện kế mạnh nhất, sau đó dòng điện lại yếu dần. Khi sự đảo cực lan đến điện cực thứ 2, cực này cũng đổi sang tích điện như cực 1, không có dòng điện qua điện kế nữa vì cả 2 cực cùng âm (giai đoạn này được gọi là giai đoạn hoạt động, hay giai đoạn khử cực của tế bào).

Hình ảnh

A.1.2. Khi sự đảo cực lan khắp màng tế bào, tế bào trở lại giai đoạn nghỉ. Lúc này, sự tích điện ở 2 mặt màng lại trở về giai đoạn nghỉ, mặt ngoài tích điện dương hơn mặt trong tích điện âm hơn. Giai đoạn nghỉ cũng bắt đầu từ điểm kích thích rồi lan rộng dần. Khi nó lan đến điện cực thứ nhất, điện cực này chuyển về tích điện dương hơn, điện cực thứ 2 vẫn tích điện âm hơn, điện kế lại có dòng điện đi qua nhưng kim điện kế chỉ ngược chiều với chiều kim đã chỉ ở giai đoạn hoạt động, dòng điện ngược này cũng mạnh dần. Khi nó lan đến giữa 2 điện cực dòng điện cũng mạnh nhất, rồi sau đó cũng yếu dần. Khi nó lan đến điện cực thứ 2 điện cực này cũng trở lại tích điện như điện cực 1. Cả 2 điện cực cùng tích điện dương nên lại không có dòng điện chạy qua điện kế nữa (Giai đoạn này được gọi là giai đoạn nghỉ, hay giai đoạn tái cực của tế bào).

Dùng phương pháp ghi điện đồ, sẽ ghi được 1 điện đồ hình Sin, pha dương ứng với giai đoạn hoạt động, pha âm ứng với giai đoạn nghỉ của tế bào, giữa 2 pha có thể có hay không có 1 khoảng thời gian không điện tùy theo vị trí của 2 điện cực đặt trên mặt ngoài màng tế bào gần hay xa điểm kích thích.

Hình ảnh

Galvani kết luận : Căn nguyên của các dòng sinh điện của mỗi tổ chức, cơ quan, hay toàn cơ thể đều xuất phát từ các dòng sinh điện của các tế bào cấu tạo nên tổ chức, cơ quan đó, hay cấu tạo nên toàn cơ thể.

A.2. Bản chất của các dòng sinh điện:
Dòng sinh điện do hoạt động sống của các tế bào đã được khẳng định từ những công trình nghiên cứu của Galvani năm 1791. Song bản chất của dòng sinh điện là gì ?

Sau Galvani, nhiều nhà khoa học đã đi sâu nghiên cứu để tìm hiểu về bản chất dòng sinh điện của các cơ thể sống. Đã có nhiều giả thuyết đưa ra. Nhưng phải mãi gần 200 năm sau (cuối thế kỷ 20), khi nghiên cứu hóa tế bào có nhiều thành công, chất đồng vị phóng xạ được áp dụng rộng rãi trong nghiên cứu y học, nhất là sự phát minh ra kính hiển vi điện tử, khoa học hiện đại mới xác nhận: Bản chất của tất cả các dòng sinh điện đều là những dòng điện hóa. Chúng được sinh ra nhờ cấu tạo vô cùng tinh tế của màng tế bào; nó là một tổ chức màng bán thấm, nhưng lại là thấm có chọn lọc, theo mỗi giai đoạn hoạt động hay nghỉ của tế bào.
Tùy theo những yêu cầu của sự sống, tùy theo nồng độ của các ions hiện có ở nội bào và ngoại bào, tổ chức màng sẽ thay đổi tính thấm của nó, để hấp thu ion này vào và đẩy ion khác ra ngoài màng, đồng thời ngăn không để những ions đang cần thiết thoát ra ngoài, không cho những ions có hại hay không cần thiết lọt vào trong.
Khoa học hiện đại cũng đã xác nhận những ions từ quan trọng nhiều đến ít quan trọng nhất trong việc sản sinh ra các dòng sinh điện gồm :
Na+K+H+Cl-OH-Ca++Mg++NH+4

Và những phân tử hữu cơ cần thiết khi chúng phân ly, hay kết hợp với các ions trên thành các ions hữu cơ dương hay âm.
Trong hoạt động sống, sự chuyển hóa, phân ly của các chất trên để tạo ra dòng sinh điện của tế bào vô cùng phức tạp và có qui luật riêng, nhưng ta không bàn ở đây.

B/ Dòng sinh điện của tổ chức, cơ quan và của toàn cơ thể
Mỗi tế bào sống có 1 dòng sinh điện riêng. Mỗi tổ chức, cơ quan có hàng tỉ hay hàng chục tỉ tế bào (chẳng hạn tổ chức não có khoảng 14- 15 tỉ tế bào), như vậy toàn cơ thể có hàng trăm tới hàng ngàn tỉ tế bào .
Liệu hàng chục tỉ dòng sinh điện của các tế bào thuộc mỗi tổ chức, cơ quan; hay hàng ngàn tỉ dòng sinh điện của tất cả tế bào thuộc toàn cơ thể có sắp xếp theo 1 qui luật nào không?
Ta phải khám phá các đặc tính điện sinh học thế nào, để có thể giúp ích cho y học trong chẩn đoán và điều trị ?
Để giải quyết các vấn đề này ta phải xuất phát từ những qui luật cơ bản của điện vật lý mới có thể nghiên cứu về điện sinh học.

B.1. Các qui luật của điện vật lý:
B.1.1. Qui luật về điện tích điểm: Kích thước mỗi tế bào vô cùng nhỏ, nên dòng sinh điện của mỗi tế bào có thể coi như 1 điện tích điểm. Mỗi điện tích điểm có 1 điện trường bao quanh, tượng trưng bằng các đường sức từ điện tích điểm tỏa ra mọi phía. Tại mỗi điểm trên điện trường này có 1 cường độ điện trường (CĐĐT) nhất định, nó được thể hiện bằng 1 vec-tơ của CĐĐT tại điểm đó.

Dòng sinh điện của 1 tế bào đơn độc như trên là 1 nguồn đơn cực, điện trường bao quanh nó là 1 hình cầu , mỗi mặt cầu có tâm trùng với điện tích điểm (tế bào) là 1 mặt dẳng thế cầu (tất cả các điểm trên mặt cầu đều có cùng 1 điện thế V) . Nếu cắt ngang mặt cầu những vòng tròn đồng tâm với tâm mặt cắt đều là những đường tròn đẳng thế. Những mặt cầu đẳng thế và những đường tròn đẳng thế trên mỗi mặt cắt càng xa tâm điện thế càng nhỏ, độ lớn của điện thế tỉ lệ nghịch với bán kính R của mặt cầu đẳng thế, hoặc với khoảng cách từ điện tich điểm đến đường tròn đẳng thế.

Hình ảnh

Khi có 2 tế bào ở cạnh nhau 1 tích điện dương 1 tích điện âm, chúng sẽ hợp với nhau thành 1 nguồn lưỡng cực, điện trường của nguồn lưỡng cực không phải là hình cầu mà như hình vẽ số 5, các đường sức đi từ mọi phía của tế bào tích điện dương đến các điểm tương ứng trên tế bào tích điện âm, đường nối 2 tế bào là trục của điện trường lưỡng cực, điểm giữa của đường nối là tâm của điện trường lưỡng cực, mặt phẳng vuông góc với trục ở chính tâm điện trường là mặt đẳng thế số 0, các mặt cong dần ở 2 bên mặt số 0 là những mặt đẳng thế có trị số lớn dần khi tiến về phía 2 cực.

Trong sinh giới hầu như chỉ có nguồn lưỡng cực, không có nguồn đơn cực (trừ sinh vật đơn bào).
Hình ảnh

B.1.2. Qui luật tổng hợp các điện trường chồng chất: Hàng chục tỉ tế bào hợp lại để tạo nên 1 tổ chức, cơ quan. Hàng ngàn tỉ tế bào hợp lại để tạo nên cơ thể. Đó là sự chồng chất vĩ đại của hàng chục tỉ đến hàng ngàn tỉ điện tích điểm, với hàng chục tỉ đến hàng ngàn tỉ điện trường chồng chất lên nhau.

Theo qui luật về điện trường chồng chất: Các điện trường chồng chất sẽ lần lượt tổng hợp lại theo qui tắc hình bình hành, để thành 1 điện trường chung gọi là “điện trường tổng hợp trung bình” (ĐTTHTB). Tại mỗi điểm của điện trường này có một cường độ gọi là “cường độ điện trường tổng hợp trung bình” (CĐĐTTHTB). Nó được biểu thị bằng 1 vec-tơ gọi là “vec-tơ CĐĐTTHTB”, của mỗi tổ chức, cơ quan, hay của toàn cơ thể, vec-tơ này có phương, chiều, cường độ và điểm đặt xác định.

Hình ảnh

B.2. Dòng điện sinh học của mỗi cơ quan, tổ chức:
Tổ chức học hiện đại cho biết: Mỗi cơ quan ,hệ thống trong cơ thể như tim, phổi, gan, thận, thần kinh, mạch máu … đều được cấu tạo bằng 1 số tổ chức riêng biệt, để thực hiện các chức năng riêng biệt của cơ quan, hệ thống đó.
Mỗi tổ chức lại được cấu tạo bằng 1 loại tế bào đặc thù, để thực hiện nhiệm vụ đặc thù của tổ chức đó.

Như vậy, cơ thể được cấu tạo bằng rất nhiều loại tế bào khác nhau. Mỗi loại tế bào chuyên trách 1 nhiệm vụ khác nhau của sự sống, ắt chúng phải có những đặc điểm điện vật lý khác nhau để phù hợp với chức năng riêng biệt của mỗi loại tế bào, tổ chức. Sự khác nhau về các đặc điểm điện vật lý có thể là ở cường độ điện trường, trục điện trường tổng hợp, điện thế, cường độ dòng điện, điện trở, biên độ, tần số, điện dung, điện kháng, hình dáng các pha …. Lấy vài ví dụ :

B.2.1. Sự phát điện của loài cá điện: Nhiều loài cá có khả năng phát điện, đặc biệt nhất là cá chình được Andanson phát hiện năm 1751. Loài cá này có thể phát ra những xung điện mạnh 600V với cường độ 0,1A và thời gian 1‰ giây để tự vệ và săn mồi.
Với dòng điện trên, nếu nó tác động lên cơ thể ta, chỉ cần vài giây là toàn cơ thể biến thành thịt nướng ! Thế mà lại chính cơ thể cá chình sản xuất ra nó, để phóng xung điện ấy vào con mồi khi săn mồi, hay phóng vào kẻ thù để tự vệ.
Trong cơ thể cá chình ngoài cơ quan chuyên trách việc sản xuất ra xung điện có điện áp rất cao và cường độ đủ mạnh, còn có những tổ chức, cơ quan khác phục vụ cho các hoạt động sống của cá chình không khác gì loài cá khác, nghĩa là những tổ chức, cơ quan này sẽ bị thiêu khi nhiễm phải dòng xung điện của chính cá chình. Nhưng các tổ chức, cơ quan khác vẫn chung sống bình thường với bộ máy phát điện của cá chình chứng tỏ: bộ máy này được cách điện hết sức tốt với các tổ chức, cơ quan khác.

Những hiện tượng trên cho thấy: bộ máy phát điện của cá chình phải là 1 tập hợp của 4 tổ chức khác nhau:
+ Tổ chức đầu tiên phải được cấu tạo thế nào để có thể sản xuất ra những xung điện có điện áp rất cao với cường độ đủ mạnh, đồng thời phải có tính cách điện rất tốt với các tổ chức, cơ quan khác.
Xem xét về mặt điện vật lý, mỗi tế bào có thể coi như 1 pin điện vô cùng nhỏ, chúng phải được cấu tạo thế nào để vec-tơ biểu thị CĐĐT cùng phương cùng chiều với nhau. Nếu mỗi pin tế bào có sức điện động tối đa 0,1V thì phải xếp nối tiếp 6.000 pin tế bào mới có được điện áp 600V. Nếu điện trở màng tế bào phát điện của cá chinh cũng giống như điện trở màng của tế bào thần kinh, nghĩa là cỡ thì cường độ I của mỗi pin chỉ được:
Hình ảnh

Như vậy, muốn có dòng I = 0.1A phải có 5.000 pin tế bào xếp song song. Muốn có dòng I = 0,1A , V = 600V lại phải sắp song song 5.000 cột 6.000 tế bào , tức cá chình phải cần khoảng 30 triệu tế bào cho chức năng phát điện.
+ Tổ chức thứ 2 dùng để dẫn truyền điện: Tế bào của tổ chức này phải có cấu tạo chuyên biệt để dẫn điện tới mũi phóng điện, nó phải chịu được điện áp 600V với cường độ 0.1A, cũng phải cách điện cực tốt với tổ chức quanh nó.
+ Tổ chức thứ 3 dùng để phóng điện: Tế bào của tổ chức này cần có cấu tạo phù hợp với chức năng phóng điện trúng con mồi hay kẻ thù.
+ Tổ chức thứ 4 cần cho việc điều khiển tất cả các tế bào của 3 tổ chức trên hoạt động nhịp nhàng, để có 1 dòng xung điện phóng ra kéo dài 1‰ giây.

B.2.2. Dòng điện sinh học của tim: Để thực hiện được chức năng tạo ra dòng tuần hoàn máu và thể dịch chu lưu khắp cơ thể, rồi lại trở về tim, liên tục, không ngừng, tim phải có 1 tập hợp 3 tổ chức:
+ Tổ chức đầu tiên là hệ thống cơ tim, được cấu tạo bởi những cơ vân có chức năng co lại, dãn ra liên tục, nhịp nhàng; để đẩy dòng máu và thể dịch từ tim đi, rồi nhận lại dòng máu và thể dịch từ các nơi trở về.
+ Tổ chức thứ 2 là hệ thần kinh tự động, gồm những tế bào thần kinh tự động tập hợp thành nút xoang, nút nhĩ thất và bó Hiss, có chức năng phát ra các xung động thần kinh, dẫn truyền các xung động này đến các cơ vân, kích thích cơ vân co dãn nhịp nhàng.
+ Tổ chức thứ 3 là hệ thống các van và dây chằng, đóng mở nhịp nhàng để dòng máu và thể dịch chỉ lưu chuyển theo một chiều, từ các nơi về tâm nhĩ, từ tâm nhĩ xuống tâm thất, từ tâm thất đi khắp cơ thể.
Tất cả các hoạt động trên đều tạo ra các dòng sinh điện của tim, chúng có 1 ĐTTHTB, 1 trục ĐTTHTB với vec-tơ CĐ ĐTTHTB. Phương và chiều của vec-tơ này gần như trùng với trục giải phẫu của tim, hướng xuống dưới và sang trái.
Điện tâm đồ ta ghi được chính là dòng sinh điện của ĐTTHTB của tim. Điện tâm đồ người khỏe mạnh có tần số 60-80 Hz / phút với 5 loại sóng PQRST, có khi có thêm sóng U nhưng chỉ xuất hiện ở một vài chuyển đạo, biên độ hiệu điện thế khoảng 1-2mV.
Hình ảnh

B.2.3. Dòng điện sinh học của não và hệ thần kinh: Các dòng sinh điện của não và hệ thần kinh có chức năng điều khiển và điều hòa mọi hoạt động sống có ý thức cũng như không có ý thức của toàn cơ thể.
Xét riêng hoạt động điện sinh của 2 bán cầu đại não: Não gồm 1 tập hợp 14-15 tỉ tế bào, có chức năng nhận những tin tức từ cơ thể truyền về, phân tích tổng hợp các tin tức đó, rồi phát đi những xung lệnh phản ứng tới các tổ chức, cơ quan cần phản ứng, tiến hành các hoạt động tư duy, ý thức, học hỏi, ghi nhớ và nhiều hoạt động khác.
Tất cả các dòng sinh điện của não đều được tổng hợp thành 1 dòng điện chung, chúng có 1 ĐTTHTB 1 trục ĐTTHTB và vec-tơ cường độ ĐTTHTB ở trên mặt phẳng trước sau chắn giữa 2 bán cầu đại não.
Hình ảnh

Bằng các điện cực đặt lên các vị trí đã được quốc tế qui định, người ta đã ghi được điện não đồ trên mỗi vị trí đặt cực ghi, chúng có hình dạng, đặc tính rất khác nhau, song chủ yếu người ta dựa vào tần số và biên độ của mỗi điện đồ để đánh giá tình trạng sinh bệnh lý của các hoạt động điện sinh ở não. Như ta đã biết, chúng được chia thành 5 loại tần số khác nhau:
+ Sóng Delta : 0,5 – 3 Hz
+ Sóng Teta : 4 – 7 Hz Hiệu điện thế : 20 – 50 µV
+ Sóng Alpha : 8 – 13 Hz Hiệu điện thế : 20 – 100 µV
+ Sóng Beta : 14 – 30 Hz Hiệu điện thế : 3 – 5 µV
+ Sóng Gamma : 30 – 50 Hz


----o0o----

Chương một
Dòng điện sinh học của hệ kinh lạc

(tiếp theo)

B.3. Dòng điện sinh học của toàn cơ thể:
Tôi chưa biết có tài liệu nào khảo sát về điện trường tổng hợp, trục điện trường tổng hợp, điểm đặt cũng như phương, chiều của vec-tơ cường độ điện trường tổng hợp trung bình của toàn cơ thể. Nhưng từ sự phân tích về vị trí các tổ chức, cơ quan trong cơ thể, ta có thể suy ra được trục ĐTTHTB, điểm đặt cũng như phương, chiều của vec-tơ CĐ ĐTTHTB của toàn cơ thể.
Giữa trường trọng lực và điện trường có liên quan mật thiết với nhau, nên ta có thể từ nghiên cứu về trọng trường mà suy ra điện trường tổng hợp của cơ thể.
B3.1. Cấu trúc của cơ thể: Chúng ta biết, thành phần cấu tạo chiếm phần lớn khối lượng cơ thể là 2 tổ chức cơ và xương, chúng có các đặc điểm:
Những cơ hay xương nào có từng đôi một đều sắp xếp đối xứng qua mặt phẳng sau trước, ở giữa 2 bên phải trái, còn cơ hay xương nào chỉ có 1 cái lại sắp xếp ở chính giữa cơ thể, mặt phẳng trước sau chia chúng thành 2 phần bằng nhau đối xứng qua mặt phẳng này.
Những tổ chức, cơ quan khác, loại nào có từng đôi như thận, não, tai, mắt cũng đều đối xứng qua mặt phẳng trước sau ở giữa cơ thể, loại nào chỉ có 1 như mũi, miệng, ruột, tử cung, bàng quang, bộ phận sinh dục ngoài đều ở chính giữa, mặt phẳng trước sau cũng chia chúng thành 2 phần đối xứng nhau.
Một số nhỏ cơ quan như tim và lách ở bên trái, phần lớn gan, tụy ở bên phải, phần lớn dạ dày ở bên trái, phổi phải lớn hơn phổi trái. Như vậy, khối lượng phổi, gan, tụy bên phải lớn hơn thì có toàn bộ khối lượng tim, lách, phổi trái, phần nhỏ khối lượng gan, tụy, phần lớn khối lượng dạ dày bên trái cân bằng lại.
Có thể nói: Trọng trường tổng hợp và vec-tơ cường độ trọng trường tổng hợp trung bình của cơ thể nằm trên mặt phẳng trước sau giữa 2 bên phải trái.
Y học hiện đại cho biết : Tâm của trọng trường toàn cơ thể ở vùng rốn, có nghĩa rằng nếu lấy 1 cái móc móc vào rốn rồi treo con người lên không gian, con người sẽ nằm ngang một cách ngay ngắn, giống như nằm trên một mặt phẳng ngang. Kết hợp với hiện tượng: người chết đuối nếu là nam khi nổi lên nằm sấp, nếu là nữ khi nổi lên nằm ngửa.
Có thể khẳng định rằng: Vec-tơ trọng trường tổng hợp trung bình ở con người nằm trên đường cắt nhau của mặt phẳng đứng sau trước giữa 2 bên phải trái và mặt phẳng ngang đi qua rốn. Nếu là nam điểm đặt của vec-tơ ở gần rốn, còn đầu vec-tơ hướng về phía lưng, nếu là nữ điểm đặt của vec-tơ ở gần cột sống, còn đầu vec-tơ hướng về phía bụng.

Hình ảnh

B.3.2. Dòng điện sinh học của toàn cơ thể: Như đã phân tích ở trên, mỗi tổ chức, cơ quan đều có những đặc điểm riêng về điện sinh học, chúng đều có 1 ĐTTHTB, 1 trục ĐTTHTB, 1 vec-tơ CĐ ĐTTHTB có phương, chiều, điểm đặt riêng của chúng.
Điện trường riêng của tất cả các tổ chức, cơ quan toàn cơ thể ắt phải tương tác với nhau, tổng hợp lại thành ĐTTHTB chung toàn cơ thể, với một trục ĐTTHTB chung, 1 vec-tơ CĐ ĐTTHTB chung.
Những phân tích về tổ chức giải phẫu trong mục trọng trường cho thấy, đại bộ phận các tổ chức, cơ quan đều sắp xếp đối xứng qua mặt phẳng sau trước giữa 2 bên phải trái.
Như vậy, ĐTTHTB, trục ĐTTHTB, vec-tơ CĐ ĐTTHTB riêng của chúng cũng sắp xếp đối xứng qua mặt phẳng giữa. Ta thấy, điện trường rất tương đồng với trọng trường, do đó ĐTTHTB toàn cơ thể trùng với trọng trường tổng hợp toàn cơ thể, trục ĐTTHTB cũng trùng với trục trọng trường tổng hợp, nó cũng nằm trên đường cắt nhau của mặt phẳng đứng sau trước giữa 2 bên phải trái và mặt phẳng ngang đi qua rốn.
Cũng có thể, với nam giới, điểm đặt của vec-tơ cường độ điện trường tổng hợp trung bình ở gần rốn, đầu vec-tơ hướng về phía lưng. Với nữ giới điểm đặt ở gần cột sống, đầu vec-tơ hướng về phía bụng.
C/ Có hay không có dòng sinh điện riêng của hệ kinh lạc
C.1. Hệ kinh lạc với 2 nền Y học:
Hệ kinh lạc không phải 1 hệ hiện hữu trong Y học hiện đại. Nhưng nó là 1 trong những hệ cốt lõi của Y học cổ truyền phương Đông. Nó được đúc kết và xây dựng trên 2 cơ sở căn bản:
C.1.1. Cơ sở thứ nhất: Dựa trên sự tổng kết những quan sát qua nhiều thời đại, về những biểu hiện sinh lý trên những vị trí khác nhau của người bình thường, hay những biểu hiện bệnh lý của người ốm; kết hợp với sự phân tích những thành công hay thất bại của việc điều trị, nhất là khi điều trị bằng các phương pháp châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, giác lể ….
C.1.2. Cơ sở thứ hai: Dựa vào các học thuyết của nền triết học cổ truyền phương Đông về Hà đồ, Lạc thư, Âm dương, Ngũ hành, Thiên can, Địa chi…để phân tích, tổng kết những biểu hiện sinh bệnh lý, đối chiếu với kết quả điều trị, của các phương pháp chữa bệnh khác nhau như dùng thuốc, hay không dùng thuốc, rồi qui nạp lại mà xây dựng nên hệ kinh lạc.
C.2. Tương quan 12 kinh mạch với tạng phủ:
Trong 12 kinh chính, 12 kinh nhánh (kinh biệt), 12 kinh cân, 12 khu da (bì bộ) chỉ có 10 kinh mang tên những tạng phủ hiện hữu trong cơ thể, thuộc sự chủ quản của tạng phủ cùng tên. Nó có đường tuần hoàn kinh khí sâu đi vào tạng phủ chủ quản nó, lại có đường tuần hoàn kinh khí nông đi ra mặt ngoài cơ thể, đem khí huyết đi nuôi dưỡng những tổ chức trên đường đi của nó.
Còn 2 kinh Tam tiêu và Tâm bào lạc không có tạng phủ hiện hữu trong cơ thể cùng tên. Chúng có đường tuần hoàn kinh khí sâu đi vào thượng tiêu (ngực) và 2 tạng Tâm, Phế, vào Trung tiêu (bụng trên) và tạng Tỳ phủ Vị, vào hạ tiêu (bụng dưới) và 2 tạng Can,Thận; đường tuần hoàn kinh khí nông cũng đi ra mặt ngoài cơ thể, đem khí huyết đi nuôi dưỡng những tổ chức trên đường nó đi qua.
Theo triết học và y học phương Đông: 12 kinh chính, 12 kinh nhánh, 12 kinh cân và 12 khu da là biểu tượng của Âm dương, Ngũ hành, Thiên can, Địa chi tồn tại trong “vũ trụ nhỏ” là cơ thể con người.
C.3. Tương quan 8 mạch kỳ kinh với cơ thể:
Ngoài 12 kinh chính, 12 kinh nhánh, 12 kinh cân, 12 khu da hệ kinh lạc còn có 8 mạch kỳ kinh. Tám mạch này không có tạng phủ nào hiện hữu trong cơ thể cùng tên chủ quản. Khác với 12 kinh, 8 mạch không trực tiếp đi vào tạng phủ. Chỉ có 3 mạch Xung, Nhâm, Đốc có quan hệ trực tiếp với phủ khác thường (Phủ kỳ hằng) mà thôi.
Trừ mạch Đới đi vòng quanh lưng, còn các mạch khác đều đi từ chi dưới lên, không có mạch nào đi ở chi trên.
Trừ 2 mạch Nhâm, Đốc có huyệt riêng, 6 mạch khác không có huyệt riêng, trên đương tuần hành khi nó đến liên hệ với kinh nào thì những huyệt trên đoạn liên hệ với kinh cũng là huyệt của nó.
Chức năng của 8 mạch là điều hòa sự thịnh suy của khí huyết trong 12 kinh chính, đảm bảo sự cân bằng âm dương, khí huyết trong cơ thể, bổ xung chỗ thiếu hụt của 12 kinh chính như: Đốc, Nhâm, Xung, Đới điều khiển chức năng sinh đẻ, mạch Kiểu điều khiển chức năng vận động, mạch Duy điều khiển chức năng thăng bằng của cơ thể.
Theo triết học và y học phương Đông: Tám mạch kỳ kinh là biểu tượng của Hà đồ, Lạc thư, Bát quái trong cái “vũ trụ nhỏ”của con người.
C.4. Bằng chứng về sự hiện diện của hệ kinh lạc:
Tầm quan trọng lớn nhất của học thuyết kinh lạc ở chỗ: Bằng cách vận dụng những lý luận của y học cổ truyền để phân tích, chẩn đoán bệnh tật. Khi chẩn đoán được bệnh, cũng bằng cách dựa vào lý luận của y học cổ truyền mà lựa chọn các phương pháp điều trị. Nếu việc điều trị được chọn lại là các phương pháp không dùng thuốc, thì ngày nay cả thế giới đều thấy: Rất nhiều bệnh chỉ cần tác động lên các huyệt được lựa chọn theo học thuyết kinh lạc mà vẫn chữa được bệnh, nhiều khi kết quả còn đạt được một cách nhanh chóng bất ngờ.
Trong quá trình hành nghề nhiều năm, không nhà châm cứu nào không gặp 1 số lần chữa bệnh, tuy chỉ mới lần châm cứu đầu tiên mà sau khi rút kim đã thấy bệnh chuyển tốt rõ rệt, nhất là với những bệnh cấp tính như: các chứng đau cấp tính không liên quan với phẫu thuật, các rối loạn vận động cấp tính không kèm hôn mê, cấm khẩu bất ngờ không kèm liệt chi, ngất, bí tiểu tiện do phản xạ sau phẫu thuật vùng bụng …. nhiều bệnh nhân chỉ lần châm cứu đầu tiên, sau khi rút kim đã hết đau, vận động tiến bộ rõ rệt, nói rõ tiếng hơn, tỉnh lại, tiểu tiện được … khiến chính nhà châm cứu cũng bị ngỡ ngàng.
Kết quả nhanh như trên là do châm cứu tác dụng trực tiếp trên đường kinh và bộ phận bị bệnh. Cũng với những chứng bệnh đó nếu chữa bằng thuốc thì không thể có kết quả nhanh như vậy, bởi vì sau khi uống hay tiêm thuốc, phải chờ 1-2 giờ thuốc mới được dẫn đến bộ phận bị bệnh với hàm lượng đủ để có tác dụng.
Kết quả của sự vận dụng học thuyết kinh lạc để chữa bệnh bằng các phương pháp châm cứu, day bấm huyệt, xoa bóp, giác lể, là bằng chứng hùng hồn của sự hiện hữu hệ kinh lạc trong cơ thể con người. Nếu không có sự hiện hữu của hệ kinh lạc, thì làm sao có thể chỉ bằng mũi kim kích thích vào những điểm gọi là “huyệt” mà có thể chữa được bệnh, nhất là ở 1 số bệnh chứng cấp tính, tốc độ chữa bệnh còn nhanh hơn thuốc.
C.5. Đã hiện hữu ắt phải có dòng điện sinh học riêng:
Hệ kinh lạc đã hiện hữu trong cơ thể, có chức năng riêng biệt, ắt phải có 1 tổ chức riêng để thực hiện các chức năng của mỗi đường kinh, tất nhiên cũng phải có dòng điện sinh học riêng của nó.
Tổ chức học hiên đại chưa phát hiện được loại tổ chức này, bởi chúng không tập hợp thành 1 khối như tim, phổi, gan, lách, thận … mà rải ra thành những con đường chu lưu khắp toàn thân, như cổ nhân đã định nghĩa:
+ Kinh lạc là đường dẫn truyền khí huyết chu lưu khắp toàn thân nuôi dưỡng cơ thể, chống ngoại tà, bảo vệ cơ thể, bên trong đi đến tạng phủ, bên ngoài đi đến cơ da, luôn giữ cho cơ thể là 1 khối thống nhất.
+ Huyệt là nơi thần khí hoạt động, vào ra, được phân phối khắp mặt ngoài cơ thể, nhưng không phải là hình thái tại chỗ của da, cơ, gân, xương.
Ngoài ra, học thuyết kinh lạc còn cho rằng: Trên đường đi ở mặt ngoài cơ thể, 12 kinh chính chia bề mặt cơ thể thành 12 khu da (Bì bộ), mỗi khu da vừa là phần ngoài của cơ thể, vừa là phần đại biểu bên ngoài của mỗi đường kinh, khu da khác kinh mạch ở chỗ nó là 1 bề mặt rộng. Vệ khí được phân bố chủ yếu ở da và là tuyến phòng ngự đầu tiên, chống tà khí xâm nhập vào cơ thể.
Với 2 định nghĩa của cổ nhân về kinh lạc và huyệt vị, gợi mở cho ta 1 giả định: Đường tuần hoàn của hệ kinh lạc đi giữa phần giáp gianh của cơ và xương, gân và xương, cơ và cơ, cơ và da, đặc biệt là khoảng gian bào (tức vùng tiếp giáp giữa các tế bào); trên đường tuần hoàn nó cung cấp khí huyết đáp ứng các nhu cầu sinh trưởng, chuyển hóa của các tế bào thuộc các cơ quan, tổ chức ở trên đường đi của nó; đồng thời thực hiện các chức năng khác của hệ kinh lạc và mỗi đường kinh. Vậy phải chăng? Chính phần thể dịch ở vùng tiếp giáp của xương, gân, cơ, da, các tổ chức, các tế bào mới là dòng tuần hoàn khí huyết của hệ kinh lạc (huyết ở đây là huyết dịch chứ không phải máu toàn phần). Phải chăng? Chính màng tế bào, màng bọc các cơ quan mới là tổ chức đặc thù của hệ kinh lạc và mỗi đường kinh .
Trên cơ thể người già hay người gầy những đường tĩnh mạch nông nổi lên rất dễ nhận biết. Tuy cổ nhân nói kinh lạc là đường khí huyết tuần hoàn để nuôi dưỡng toàn thân, nhưng lại không công nhận hệ mạch máu là đường đi của tổ chức kinh lạc, vì đường đi của mỗi mạch máu và mỗi đường kinh có chỗ chồng lên nhau, có chỗ lại tách xa nhau, nhìn những tĩnh mạch nông nổi lên dưới da ta thấy 1 nhánh tĩnh mạch có thể đi qua 2-3 đường kinh, mà mỗi đường kinh lại có chức năng khác nhau và có những chức năng mà hệ mạch máu không có.
Do đó, hệ mạch máu không thể đại diện cho hệ kinh lạc, có chăng khi mỗi đoạn mạch máu chạy dọc theo một đường kinh nào thì đoạn mạch máu ấy trở thành 1 bộ phận của đường kinh đó.
Tại sao 2 hệ cùng có chức năng dẫn truyền khí huyết đi nuôi dưỡng cơ thể lại là 2 hệ riêng biệt chứ không phải là 1 hệ thống nhất ? Trong khi Y học hiện đại đã xác minh hệ tim mạch mới có chức năng đem dưỡng khí và tinh chất của thức ăn đi nuôi dưỡng toàn cơ thể.
Mở rộng giả định trên: Khi hệ mạch máu đem các vật chất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể đến đâu, thì nó đẩy những chất đó ra ngoài mạch máu, vào khoảng gian bào, chính ở khoảng gian bào hệ kinh lạc thực hiện tiếp 1 trong những nhiệm vụ của nó là điều khiển sự cung ứng những chất đó cho nhu cầu sinh trưởng, chuyển hóa của tế bào, tổ chức. Do đó tuy 2 hệ cùng có một chức năng nhưng có sự phân công phụ trách ở 2 giai đoạn khác nhau .
Ngày nay không còn nhiều người khăng khăng cho rằng: Hệ kinh lạc không phải là một hệ hiện hữu (tức có thật) trong cơ thể. Bởi vì chỉ dựa trên sự vận dụng học thuyết kinh lạc để chọn huyệt châm cứu, mà vẫn chữa được nhiều loại bệnh, thì khó có thể nghi ngờ sự hiện hữu của nó.
Khi hệ kinh lạc là một hiện hữu trong cơ thể với những chức năng riêng của nó, tất nhiên cũng giống như mọi hệ thống cơ quan khác, nó cũng phải có dòng điện sinh học riêng của nó.
D/ Làm thế nào để khảo sát được dòng điện sinh học của hệ kinh lạc
Cơ thể là 1 vật dẫn điện. Bất kỳ dòng sinh điện của tổ chức, cơ quan nào đều tỏa ra được khắp cơ thể, đi tới toàn bộ bề mặt của da . Nếu ta đặt 2 điện cực lên bất cứ 2 vị trí nào của da và nối chúng với 1 điện kế nhạy, ta đều có thể ghi ngay được 1 dòng sinh điện .
Khi dòng sinh điện đi vào điện kế không qua bộ cộng hưởng tần số, ta ghi được dòng sinh điện tổng hợp của tất cả các tế bào, tổ chức cấu tạo nên cơ thể.
Tùy theo 2 điều kiện, mỗi loại dòng sinh điện tham gia vào dòng sinh điện tổng hợp toàn cơ thể nhiều hay ít có khác nhau:
1/ Tổ chức nào có cường độ điện trường mạnh sẽ có lượng tham gia nhiều, cường độ điện trường yếu sẽ có lượng tham gia ít.
2/ Tổ chức nào ở gần vị trí đặt điện cực cũng có lượng tham gia nhiều, ở xa vị trí đặt điện cực cũng có lượng tham gia ít.
Khi dòng sinh điện đi vào điện kế phải qua 1 bộ cộng hưởng với tần số nào đó, thì chỉ những tế bào, tổ chức có dòng sinh điện là dòng 2 pha cùng tần số với bộ cộng hưởng mới vào được điện kế; dòng 2 pha của những tế bào, tổ chức khác không cùng tần số vói bộ cộng hưởng không vào được điện kế.
D.1. Cách ghi dòng sinh điện 1 số tổ chức của Y học hiện đại
Nghiên cứu kỹ các cách ghi điện não, điện tim, điện cơ hiện đại , ta thấy muốn ghi được tương đối chính xác điện đồ hay một thông số nào đó về điện, từ của tim, não hay cơ, phải tuân theo 3 điều kiện:
D.1.1. Phải đặt điện cực đo trực tiếp lên não, tim hay cơ, song ta không thể làm như thế. Ta chỉ có thể đặt các điện cực đo lên các vùng da gần với não, tim hay cơ nhất, hoặc ở xa nhưng phải trên cùng 1 mặt hay đường đẳng thế với các vùng da trên.
Ví dụ : Các điện cực đặt quanh đầu, các điện cực đặt trước tim, các điện cực đặt ở 2 đầu 1 cơ xương, là những điện cực đặt gần não, tim, cơ nhất. Còn các điện cực đặt ở tay, chân khi đo điện tim là những điện cực xa nhưng ở trên cùng 1 đường đẳng thế với vùng da trước tim của điện trường tim.
D.1.2. Phải xác định được điểm đặt (tức điểm gốc,điểm số 0) của vec-tơ CĐ ĐTTHTB thuộc tổ chức cần khảo sát, để đặt vào đó 1 điện cực chung là cực có điện thế bằng 0. Cực thứ 2 đặt vào các vị trí cần đo. Như vậy hiệu điện thế đo được sê lớn nhất, điện đồ ghi được sẽ có biên độ cao nhất, giúp ta dễ phân biệt các đặc tính của tổ chức cần khảo sát hơn.
D.1.3. Phải tìm cách loại bỏ các dòng điện ký sinh từ ngoài nhiễm vào cơ thể, hay từ các dòng sinh điện của các tổ chức khác đi vào cực đó.
+ Để loại dòng điện từ ngoài nhiễm vào, ta dùng cách nối đất với đối tượng, nếu giường đối tượng nằm làm bằng kim loại phải nối đất với cả giường.
+ Việc loại dòng sinh điện của tổ chức khác đi vào cực đo hết sức khó, chỉ khi dòng sinh điện cần đo có 2 pha và biết được giải tần số của nó (chẳng hạn giải tần số của dòng sinh điện não là 0,5-50Hz, giải tần số của dòng sinh điện tim là 60-120 chu kỳ/phút) thì ta có thể loại bỏ các dòng sinh điện có tần số khác giải tần số của não hay tim bằng 1 bộ cộng hưởng, còn những dòng sinh điện có tần số trùng với giải tần số của não hay tim, vẫn lẫn vào điện đồ hay hiệu điện thế…. của não hoặc tim, song ảnh hưởng không đáng kể vì điện cực đo không đật trực tiếp lên tổ chức sinh ra chúng mà đặt lên não hay tim.
Khi dòng sinh điện của tổ chức cần khảo sát là dòng 1 chiều, ta không có cách nào để loại bỏ dòng sinh điện 1 chiều của tổ chức khác. Có lẽ vì thế mà việc chẩn đoán và theo dõi điều trị của y học hiện đại không đề cập đến dòng sinh điện 1 chiều, hay vì những tổ chức y học hiện đại đã khảo sát chỉ có dòng sinh điện 2 pha không có dòng 1 chiều.


----o0o----

Chương một
Dòng điện sinh học của hệ kinh lạc
(tiếp theo)

D.2. Cấu trúc của hệ kinh lạc và các đặc tính của điện sinh học:
D.2.1. Cấu trúc của hệ kinh lạc gồm: 12 kinh chính, 8 mạch kỳ kinh, 15 lạc mạch, 12 kinh nhánh, 12 kinh cân và 12 khu da.
Tất cả các đường kinh, 6 mạch kỳ kinh, cả 12 khu da, 13 lạc mạch đều có 2 đường hay 2 nhánh, 1 ở bên phải 1 ở bên trái; trên đường tuần hành, dù khi đi thẳng, lúc đi chéo, khi gấp khúc, lúc đổi chiều, hay khi phân nhánh, đều hoàn toàn đối xứng với nhau qua mặt phẳng trước sau giữa 2 bên phải trái.
Chỉ có 2 mạch Nhâm, Đốc và 2 lạc mạch Cưu vĩ, Trường cường là có 1 nhánh, song mạch Nhâm và lạc mạch Cưu vĩ đi ở chính giữa mặt trước cơ thể, mạch Đốc và lạc mạch Trường cường đi ở chính giữa mặt sau cơ thể, chúng đều nằm hoàn toàn trên mặt phẳng trước sau.
Đặc biệt 12 kinh chính tạo nên 1 vòng tuần hoàn khép kín. Kinh khí bắt đầu tuần hoàn từ kinh Phế vào giờ Dần, kết thúc ở kinh Can vào giờ Hợi, rồi lại trở về kinh Phế vào giờ Dần ngày hôm sau, để bắt đầu 1 vòng tuần hoàn mới, cứ như thế không bao giờ ngừng.
D.2.2. Chức năng của hệ kinh lạc:
D.2.2.1 Toàn hệ kinh lạc ngoài việc dẫn truyền khí huyết như đã bàn ở trên, còn có nhiệm vụ:
+ Hỗ trợ các tạng phủ trong các hoạt động sinh lý khi cơ thể bình thường hay bị bệnh .
+ Hỗ trợ các tạng phủ thể hiện hành vi, thái độ đáp ứng với những kích thich có lợi hay có hại tác động lên cơ thể từ môi trường ngoài hay từ trong cơ thể
+ Cùng tạng phủ hợp thành 1 khối thống nhất, giúp cơ thể luôn ở thế cân bằng động, chống ngoại tà , bảo vệ cơ thể.
+ Dẫn truyền và phản ảnh tất cả các hoạt động, các đáp ứng của tạng phủ qua hành vi, thái độ như: Nhanh nhẹn, hoạt bát khi cơ thể khỏe mạnh và cân bằng. Chậm chạp, ủ rũ khi ốm đau và mất cân bằng. Vui vẻ, hân hoan khi gặp kích thích có lợi. Buồn rầu, giận dữ khi gặp kích thích bất lợi ….
D.2.2.2. Mỗi kinh mạch ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ chung của toàn hệ kinh lạc, nó còn có nhiệm vụ đặc thù riêng như:
+ Chống ngoại tà xâm nhập vào bản thân nó, ngăn cản không cho ngoại tà đi vào sâu để bảo vệ cơ thể.
+ Liên lạc với đường kinh chính có quan hệ biểu lý với nó bằng tách ra nhánh lạc mạch để nối thông với kinh có quan hệ biểu lý. Lạc mạch lại phân chia thành các nhánh nhỏ dần có tên là tôn lạc, phù lạc, huyết lạc. Sự phân nhánh nhỏ dần của các lạc mạch góp phần cùng các kinh mạch tạo thành 1 mạng lưới tuần hoàn và liên lạc của toàn thân.
+ Phản ảnh tình trạng bệnh lý khi đường kinh bị bệnh. Ví dụ: Kinh đại tràng bị bệnh thì ngón tay trỏ vận động khó. Kinh tâm bào bị bệnh thì gan bàn tay nóng. Mạch đới bị bệnh thì kinh nguyệt rối loạn, ra khí hư. Mạch xung, mạch nhâm bị bệnh thì kinh nguyệt, thai sản bất thường ….
+ Đặc biệt mỗi đường kinh đều mang 1 tính ngũ hành khiến nó có mối tương quan với tất cả các kinh khác theo qui luật ngũ hành. Mỗi kinh đều được 1 kinh khác hợp tác, trợ giúp. Mỗi kinh đều được 1 kinh khác sinh phù. Mỗi kinh đều phải sinh phù cho 1 kinh khác. Mỗi kinh đều khắc chế 1 kinh khác. Mỗi kinh đều bị 1 kinh khác khắc chế. Mỗi kinh đều phải thực hiện 5 mối tương quan trên một cách hài hòa để duy trì khối thống nhất của cơ thể và duy trì mối tương quan giữa tất cả các kinh mạch luôn ở thế cân bằng động.
D.2.2.3. Với huyệt vị, chúng cũng có những chức năng chung và những chức năng đặc thù riêng của mỗi loại huyệt.
+ Theo học thuyết kinh lạc mỗi huyệt vị đều là nơi dinh khí, vệ khí vận hành qua lại, nơi thần khí hoạt động vào ra, nơi kinh mạch dựa vào đó mà thông suốt với phần ngoài cơ thể, nơi biểu hiện các dấu hiệu bất thường khi tạng phủ hay kinh mạch mắc bệnh, nơi tiếp nhận các kích thích để điều trị bệnh của kinh mạch hay tạng phủ.
+ Do cấu trúc của huyệt gồm nhiều loại khác nhau như: Nguyên, lạc, khích, bối du (ở lưng), mộ. Tỉnh, huỳnh, du (ở tay, chân), kinh, hợp. Huyệt ngoài kinh (kỳ huyệt). Huyệt ở chỗ đau (a thị huyệt). Mỗi loại tên huyệt đều đặc trưng cho nguyên khí, kinh khí, khí của tạng phủ khi vận hành tới đó thì đặc tính ra sao, ví dụ : Huyệt nguyên là nơi nguyên khí đi qua và dừng lại. Huyệt du ở lưng là nơi khí của tạng phủ thấu ra. Huyệt du ở tay, chân là nơi kinh khí dồn lại …. Đồng thời mỗi loại huyệt cũng đặc trưng cho tác dụng điều trị những bệnh, chứng khác nhau, Ví dụ : Huyệt mộ, huyệt du ở lưng dùng chữa bệnh của tạng phủ. Huyệt du ở tay chân dùng chữa bệnh của bản kinh. Huyệt a thị chữa các chứng đau ….
Đặc biệt 5 huyệt tỉnh, huỳnh, du, kinh, hợp mỗi huyệt còn mang thêm 1 đặc tính ngũ hành, nên chúng tương quan mật thiết với nhau, khi chúng sinh khắc hài hòa đường kinh sẽ ở thế cân bằng động tốt. Ngoài ra khi chọn huyệt để điều trị theo qui luật ngũ hành, sẽ tăng thêm kết quả điều trị .
D.2.2.4. Các đặc tính điện sinh học của hệ kinh lạc: Như trên đã chứng minh, hệ kinh lạc là 1 hệ hiện hữu trong cơ thể, nên có dòng điện sinh học riêng của nó.
Với những đặc tính về cấu trúc toàn bộ hệ kinh lạc, mỗi dường kinh, mạch hay mỗi loại huyệt vị như đã viện dẫn, ta có thể chứng minh thêm các đặc tính riêng của các dòng sinh điện thuộc hệ kinh lạc:
+ Với cả hệ kinh lạc:
– Do cấu trúc của cả hệ kinh lạc hoàn toàn đối xứng với mặt phẳng trước sau giữa 2 bên phài trái, nên trục ĐTTHTB của toàn hệ kinh lạc cũng nằm trên mặt phẳng đó. Tâm của trọng trường nằm trên đường gặp nhau của mặt phẳng đứng trước sau và mặt phẳng ngang đi qua rốn, nên tâm của ĐTTHTBcũng nằm trên đường gặp nhau này và trục của ĐTTHTB cũng đi qua đường gặp nhau này.

Trong cơ thể hầu như không có nguồn điện sinh học đơn cực, nguồn sinh điện của tất cả các tổ chức, cơ quan đã được khám phá đều là nguồn sinh điện lưỡng cực, nên các nguồn sinh điện của hệ kinh lạc cũng là những nguồn sinh điện lưỡng cực.
– Vec-tơ chỉ cường độ trọng trường tổng hợp trung bình của nam giới có chiều từ trước hướng ra sau, của nữ giới có chiều từ sau hướng ra trước, vec-tơ CĐ ĐTTHTB cũng có chiều như thế.
– Về điểm đặt của vec-tơ CĐ ĐTTHTB ngoài dựa vào hiện tượng nam hay nữ bị chết đuối khi nổi lên nằm sấp hay nằm ngửa, ta còn có thể dựa vào học thuyết kinh lạc để chứng minh thêm:
Học thuyết kinh lạc gọi huyệt mệnh môn là cửa của sinh mệnh, rất hay dùng để chữa các bệnh nặng, hay bệnh có phần dương mất cân bằng nặng. Huyệt mệnh môn lại là huyệt ở trên mặt phẳng nằm ngang với rốn. Nên có thể xác định vec-tơ CĐ ĐTTHTB của nam giới có điểm đặt ở gần rốn, còn chiều hướng về phía huyệt mệnh môn, vì nam giới thuộc dương, mạch đốc và huyệt mệnh môn cũng thuộc dương, nên chiều của vec-tơ cũng phải hướng về phía dương.
Hệ kinh lạc có mạch nhâm có tác dụng điều hòa phần âm của toàn thân (bể của các kinh âm), trên mạch nhâm có huyệt thần khuyết ở giữa rốn (nơi hội tụ thần khí), huyệt khí hải (bể của khí) và huyệt quan nguyên (bể của nguyên khí) đều ở bụng dưới, 3 huyệt này thường được cứu để chữa phần âm mất cân bằng nặng. Huyệt thần khuyết nằm ngay trên mặt phẳng ngang đi qua rốn, nên có thể xác định vec-tơ CĐ ĐTTHTB của nữ giới có điểm đặt ở gần huyệt mệnh môn, còn chiều hướng về huyệt thần khuyết, vì nữ giới thuộc âm, mạch nhâm và huyệt thần khuyết cũng thuộc âm, nên chiều của vec-tơ cũng phải hướng về phía âm.
+ Với mỗi đường kinh, mạch:
– Như đã viện dẫn, mỗi kinh mạch dù có 2 đường đi ở 2 bên phải trái, hay chỉ có 1 đường đi ở chính giữa, nó cũng hoàn toàn đối xứng qua mặt phẳng trước sau giữa 2 bên phải trái, nên trục ĐTTHTB của mỗi đường kinh, mạch cũng nằm trên mặt phẳng trước sau.
– Tâm của ĐTTHTB, cũng như phương, chiều, điểm đặt của vec-tơ CĐ ĐTTHTB thuộc mỗi kinh, mạch , tôi chưa viện dẫn được lý do để chứng minh đầy đủ tọa độ của chúng. Điều duy nhất đã biết, trục điện trường nằm trên mặt phẳng trước sau, cũng chỉ xác định được tâm ĐTTHTB và điểm đặt của vec-tơ CĐ ĐTTHTB cũng ở trên mặt phẳng trước sau đó, vì tâm điện trường và điểm đặt của vec-tơ đều phải nằm trên trục điện trường, còn nằm ở điểm nào của trục điện trường thì đành chờ những nghiên cứu ở tương lai !
+ Với mỗi loại huyệt vị:
– Mỗi loại huyệt cùa 12 kinh chính đều có 2 huyệt cùng tên, 1 ở bên phải, 1 ở bên trái đối xứng với nhau qua mặt phẳng trước sau ở giữa cơ thể. Nên cũng như 12 kinh chính, ĐTTHTB 2 huyệt cùng tên của mỗi loại huyệt cũng có tâm, trục, vec- tơ, điểm đặt của vec-tơ nằm trên mặt phẳng trước sau này.
– Như đã viện dẫn ở trên, mỗi loại huyệt ngoài những chức năng chung, tùy theo từng loại huyệt nó còn có khá nhiều chức năng riêng khác nhau. Do đó, ở vị trí mỗi huyệt phải có các loại tế bào khác nhau để thực hiện các chức năng chung và riêng của huyệt, hoặc chỉ là những loại tế bào mà tổ chức học hiện đại đã quan sát được, nhưng biệt hóa đi để thực hiện các chức năng của huyệt (như ở điểm C5 tôi đã giả định: chính màng tế bào và màng bọc các tổ chức mới là tổ chức đặc thù của hệ kinh lạc). Như vậy , dòng sinh điện của những tế bào thực hiện các chức năng của từng huyệt trong 2 huyệt cùng tên thuộc mỗi loại huyệt, sẽ tổng hợp thành ĐTTHTB của từng huyệt, điện trường này do các tế bào cùng 1 chức năng và ở ngay tại chỗ tổng hợp thành, nó là dòng điện sinh học của từng huyệt, tương tác của các dòng điện sinh học khác lên nó không đáng kể, vì lực tương tác bị suy giảm theo bình phương khoảng cách và còn có thể suy giảm vì chức năng của mỗi dòng điện sinh học không giống nhau.
Huyệt ở ngay dưới da lại làm nhiệm vụ liên hệ giữa nội môi và ngoại môi, nên rất có thể trục ĐTTHTB vuông góc với mặt da, vì như thế sẽ giúp huyệt làm nhiệm vụ liên hệ giữa nội môi và ngoại môi tốt nhất. Tâm ĐTTHTB của mối huyệt là tâm của huyệt đó.
– Ta có thể thấy ngay vec-tơ cường độ điện trường tổng hợp trung bình có điểm đặt ở tâm của huyệt. Còn phương và chiều ? Cũng rất có thể phương là phương của đoạn đường kinh,mạch có huyệt đó, chiêu là chiều của kinh khí vận hành.

D.3. Cách ghi và khảo sát các dòng sinh điện của hệ kinh lạc

D.3.1. Bản chất dòng điện ghi được bằng cách đặt 2 điện cực trên da:
Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi tổ chức, cơ quan và toàn cơ thể.
Đo dòng sinh điện của bất cứ tổ chức, cơ quan nào thực chất là đo dòng sinh điện tổng hợp của tất cả các loại tế bào cấu tạo nên tổ chức, cơ quan ấy. Đo dòng sinh điện của toàn cơ thể thực chất là đo dòng sinh điện của tất cả các loại tế bào cấu tạo nên cơ thể.
Y học hiện đại cho biết: Đặc trưng cho sự sống của tế bào là 1 chuỗi liên tiếp của 2 pha hoạt động (khử cực) và nghỉ ngơi (tái cực). Nếu chuỗi này dừng lại là tế bào chết.
Vì tế bào liên tục khử cực và tái cực nên dòng sinh điện của tế bào là dòng điện 2 pha. Do đó, dòng sinh điện đo được ở mỗi tổ chức hay toàn cơ thể chủ yếu cũng là dòng tổng hợp 2 pha. Nhưng vì mỗi tổ chức hay toàn cơ thể được cấu tạo từ rất nhiều loại tế bào, nếu có 2 hay nhiều loại tế bào có tần số như nhau, cùng có pha tái cực mạnh hơn pha khử cực, nhưng lệch pha nhau 180°; ta sẽ ghi thêm được dòng điện tổng hợp 1 chiều.
Hình ảnh

Muốn đo được dòng điện khử cực và tái cực của tế bào chính xác, ta phải đặt 1 điện cực ở ngoài màng, còn 1 điện cực phải xuyên qua màng vào trong tế bào.
Trên thực tế khi muốn đo dòng sinh điện tổng hợp của 1 tổ chức, ta không thể làm như vậy, vì ta không thể xuyên điện cực qua màng của hàng triệu, hàng tỉ tế bào! Ta chi có thể đặt 2 điện cực trên bề mặt của tổ chức đó thôi . Thông thường vì những điều kiện cụ thể ta chỉ có thể đặt 2 điện cực trên da chỗ gần tổ chức đó nhất .

Khi đo dòng sinh điện của bất cứ tổ chức nào bằng 2 điện cực đặt trên da thực chất là đo dòng điện sinh ra bởi các ions tích điện ở mặt ngoài màng tế bào (tức dòng điện của các ions tích điện ở khoảng gian bào của tổ chức ấy). Do đó, bản chất của tất cả các dòng sinh điện của cơ thể đều là dòng điện hóa . Ở thời điểm này khoảng gian bào có số ions dương nhiều hơn số ions âm ta ghi được 1 sóng điện dương (giai đoạn tái cực), sang thời điểm khác số ions âm lại nhiều hơn số ions dương ta ghi được 1 sóng điện âm (giai đoạn khử cực), chính sự khử cực (tế bào hoạt động) và tái cực (tế bào nghỉ ngơi) của màng tế bào là nguyên nhân gây ra sự thay đổi liên tục các ions tích điện ở khoảng gian bào. Vì thế, khi đo dòng sinh điện của 1 tổ chức bằng 2 điện cực đặt trên da chỗ gần tổ chức đó nhất, ta cũng chỉ gián tiếp đo được dòng điện khử cực và tái cực tổng hợp của các tế bào cấu tạo nên tổ chức đó, qua sự biến đổi liên tục của các ions tích điện trong khoảng gian bào của tổ chức đó thôi.

D.3.2. Đo dòng sinh điện của hệ kinh lạc :
D.3.2.1. Tại vị trí các huyệt ta đo được cả dòng sinh điện 2 pha và dòng sinh điện 1 chiều không đều. Đặc tính của chúng là luôn biến đổi, biên độ lúc này rất cao khi khác lại rất thấp, có thể khác nhau hàng chục lần. Với dòng 2 pha tần số cũng luôn biến đổi, khi nhanh khi chậm, cũng có thể nhanh chậm hơn nhau hàng chục lần.
Do đặc tính luôn biến đổi ấy, khi muốn khảo sát một loại huyệt nào đó (huyệt nguyên chẳng hạn) ta phải đo cùng 1 thời điểm cả 24 huyệt nguyên mới có thể so sánh huyệt này với huyệt khác được.
D.3.2.2. Cũng như điện vật lý dòng sinh điện có rất nhiều thông số (hiệu điện thế, cường độ dòng điện, điện dung, điện trở, dung trở, tổng trở, tần số….) nhưng hiệu điện thế và tần số quan trọng hơn cả, nên được ứng dụng phổ biến trong nghiên cứu y học.
D.3.2.3. Khi đo dòng sinh điện 2 pha cũng cần tuân theo 3 điều kiện:
+ Phải đặt cực đo ở gần tổ chức cần đo nhất: Với điều kiện này việc đo dòng sinh điện của huyệt hay kinh mạch có rất nhiều lợi thế, vì tổ chức huyệt và đường tuần hoàn kinh khí đi qua huyệt ở ngay dưới da, chỉ cách cực đo 1-2Cm, nó ngắn hơn khoảng cách từ điện cưc trước ngực đến tim, hay từ điện cực quanh đầu tới não nhiều. Nhất là, da được coi là phần bên ngoài của kinh mạch, nên khi ta đặt được cực đo đúng huyệt là ta thực hiện được yêu cầu đặt cực đo trực tiếp trên tổ chức cần khảo sát, dữ liệu đo được chủ yếu phản ảnh các đặc tính của huyệt cũng như đường kinh có huyệt đó, đặc tính điện của các tổ chức khác ảnh hưởng vào dữ liệu đo chỉ là thứ yếu.
+ Cực chung đặt gần tâm điện trường nhất : Yêu cầu này không quan trọng như đo điện tim điện não, vì các dòng sinh điện đo tại huyệt vị rất mạnh, hiệu điện thế đo được có khi lên đến 600-700 mV, mạnh gấp hàng trăm lần điện tim hàng nghìn lần điện não . Do đó, không cần tìm cách đặt thế nào cho điện thế của cực chung bằng 0, để có được hiệu điện thế cao hơn .

Tuy nhiên, nếu muốn cực chung có điện thế gần bằng 0 cũng rất dễ, vì hệ kinh lạc có 1 lợi thế rất lớn là tất cả các thành phần cấu tạo nên hệ, từ các huyệt đến các kinh mạch, đều đối xứng qua mặt phẳng trước sau giữa 2 bên phải trái (mặt đẳng thế có điện thế = 0) và ta đã chứng minh gốc của vec-tơ CĐ ĐTTHTB (điểm có điện thế = 0) ở gần rốn nam giới và ở gần huyệt mệnh môn nữ giới. Như vậy, khi đo nữ giới ta đặt cực chung lên huyệt mệnh môn, còn khi đo nam giới vì rốn không bằng phẳng khó đặt, ta đặt cực chung vào chỗ da bằng phẳng ở phía trên hay phía dưới rốn. Cả 2 điểm đều ở gần gốc vec-tơ CĐ ĐTTHTB nhất nên có điện thế gần = 0.
Hoặc muốn đỡ phiền toái, ta dùng 4 điện cực đặt lên 2 huyệt khúc trì và 2 huyệt túc tam lý (huyệt của 2 kinh đa khí đa huyết) rồi nối cả 4 huyệt với nhau thành hình sao, tôi gọi nó là “mạch Sao kinh lạc”, nó là mạch đối xứng của 4 điện trở đều gồm: cực điện, mặt tiếp xúc cực với da và cơ thể, nên 4 điện trở này coi như bằng nhau. Do hệ kinh lạc và 4 cực chung cùng đối xứng qua mặt phẳng trước sau nên cực chung có điện thế bằng điện thế ở gốc vec-tơ cường độ điện trường tổng hợp trung bình, tức = 0, cực chung này là 1 điện cực ảo đặt ở gốc vec-tơ cường độ điện trường tổng hợp trung bình và mặt đẳng thế số 0. Cực này nên nối vào cực âm của máy đo, còn cực dương của máy đo nên nối với điện cực khảo sát, nối như vậy ta sẽ ghi được 1 sóng điện dương khi huyệt có hiệu điện thế dương và 1 sóng điện âm khi huyệt có hiệu điện thế âm.
Tóm lại, biên độ các sóng điện chỉ phụ thuộc vào hiệu điện thế của huyệt.

Lưu ý: Phải đặt cực đo lên các vùng da không bj xước và không có sẹo để đảm bảo điện trở của các huyệt gần như bằng nhau.
+ Loại các dòng điện ký sinh vào huyệt: Để loại các dòng điện ở ngoài nhiễm vào cơ thể đối tượng đo và cực đo, ta dùng cách nối cơ thể đối tượng đo với đất , nếu giường đối tượng nằm đo làm bằng kim loại cũng phải nối với đất.

Do hệ kinh lạc có những mối tương quan với toàn bộ các tổ chức, cơ quan cấu tạo nên cơ thể, nhất là tương quan ngũ hành giữa các huyệt và các kinh mạch với tạng, phủ và các bộ phận khác của cơ thể, như học thuyết kinh lạc đã phân loại. ĐTTHTB của hệ kinh lạc được tổng hợp từ ĐTTHTB của toàn bộ tổ chức, cơ quan trong cơ thể, nên không có vấn đề dòng sinh điện của tổ chức không có quan hệ với hệ kinh lạc ký sinh vào cực đo. Vì thế, khi khảo sát dòng sinh điện 2 pha, không cần có bộ cộng hưởng tần số để loại bất cứ dòng sinh điện nào của cơ thể; nếu tìm cách loại bỏ bất cứ dòng sinh điện của 1 tổ chức nào, đều phá vỡ các mối tương quan của nó với hệ kinh lạc, phá vỡ tính thống nhất của toàn bộ cơ thể, phá vỡ luôn đặc tính tổng hợp của ĐTTHTB của toàn cơ thể. Đây là 1 đặc tính hoàn toàn khác biệt giữa khảo sát dòng sinh điện của hệ kinh lạc với khảo sát dòng sinh điện của não, tim, cơ….trong y học hiện đại.
Nếu khảo sát dòng sinh điện 1 chiều của hệ kinh lạc, do đặc tính đối xứng và đặc tính tương quan với toàn thân của nó, cũng giúp ta không phải băn khoăn về dòng sinh điện của 1 tổ chức không có quan hệ với hệ kinh lạc lẫn vào hiệu điện thê ở cực đo, vì trong cơ thể không có tổ chức nào không liên quan với nó.

D.3.3. Trình tự khảo sát hệ kinh lạc:
D.3.3.1. Khảo sát các huyệt cùng 1 loại (nguyên, lạc, khích …) là khảo sát các đặc tính điện thuộc các chức năng riêng của loại huyệt mang tên đó trên 24 đường kinh.
D.3.3.2. Khảo sát những huyệt quan trọng nhất của mỗi kinh, mạch (nguyên, lạc, khích, mộ, du ở lưng, tỉnh, huỳnh, du ở tay chân, kinh, hợp) là khảo sát các đặc tính điện thuộc các chức năng riêng của mỗi kinh, mạch.
D.3.3.3. Khảo sát tất cả các kinh, mạch là khảo sát các đặc tính điện thuộc các chức năng của toàn bộ hệ kinh, mạch.
D.3.3.4. Qua phân tích 3 điểm trên ta dễ nhận ra nên bắt đầu khảo sát từ các đặc tính điện của huyệt trước, và nên bắt đầu khảo sát từ huyệt nguyên vì huyêt nguyên vừa lá huyệt chính của mỗi kinh vừa có liên quan với nguyên khí của cơ thể, rồi đến huyệt lạc là huyệt có chức năng liên lạc với đường kinh có quan hệ biểu lý với kinh chủ quản nó, sau đó khảo sát đên các huyệt quan trọng khác của mỗi đường kinh.

----o0o----

Chương hai

Kĩ thuật khảo sát dòng sinh điện của Hệ kinh lạc



A/ Những yêu cầu kĩ thuật:
A.1. Máy và điện cực đo:
A.1.1. Máy đo:
Do dòng điện sinh học của tất cả các tổ chức trong cơ thể luôn biến đổi và chủ yếu là dòng 2 pha; nên muốn so sánh các trị số hiệu điện thế, cường độ dòng điện, điện trở…giữa vị trí này với vị trí khác, không thể dùng máy đo 1 kênh mà phải dùng máy đo nhiều kênh, để có thể đo được trị số ở nhiều vị trí trong cùng 1 thời điểm.
Nếu dùng máy đo 1 kênh, mỗi thời điểm chỉ có thể đo được 1 vị trí, nên ở vị trí này đo được trị số dương vị trí khác lại là trị số âm, 2 trị số của 2 vị trí đo ở 2 thời điểm khác nhau sẽ có tương quan khác nhau, nên không thể so sánh, đối chiếu để xem xét mối tương quan giữa các vị trí với nhau được.
Vì thế, muốn khảo sát hệ kinh lạc phải dùng máy đo 24 kênh, để có thể cùng 1 thời điểm cùng đo được trị số hiệu điện thế, cường độ dòng điện hay điện trở… của 24 huyệt mới có thể so sánh, đối chiếu tìm ra mối tương quan giữa 24 huyệt cùng tên (tỉnh, huỳnh, du…), tương quan giữa 10 huyệt quan trọng của mỗi đường kinh hay tương quan giữa 24 đường kinh phải trái với nhau.
Do đó, yêu cầu cơ bản của khảo sát hệ kinh lạc là phải có máy đo 24 kênh.

A.1.2. Điện cực đo và điện cực chung:
Phải chăng cứ có máy đo 24 kênh là ta có thể khảo sát được dòng sinh điện của chính cơ thể? Không đơn giản như vậy! Vì vật liệu làm cực đo, diện tích cực đo, cách đo dòng điện ngoài dẫn qua cơ thể hay dòng sinh điện của chính cơ thể cũng phải tuân theo những yêu cầu khá khắt khe ta mới khảo sát được dòng sinh điện do chính cơ thể sinh ra, nếu không tuân theo những yêu cầu này thì trị số đo được của cả cách đo dòng điện ngoài dẫn qua cơ thể, lẫn cách đo dòng điện do cơ thể sinh ra đều có thêm các dòng điện khác tham gia. Các dòng điện này được tạo nên từ vật liệu làm điện cực, hay từ dòng điện ngoài dẫn qua cơ thể.

A.1.2.1. Vật liệu làm điện cực và dòng điện tiếp xúc:
Theo qui luật vật lý : Hai vật bất kì chất liệu khác nhau, hay cùng 1 chất liệu nhưng độ thuần khiết khác nhau, nếu để 2 vật đó tiếp xúc với nhau thì tại mặt tiếp xúc của mỗi vật xuất hiện 1 điện thế gọi là điện thế tiếp xúc ( VTX ) . Điện thế này cao hay thấp phụ thuộc vào thế khử chuẩn của chất dùng làm điện cực, chất có thế khử chuẩn cao điện thế tiếp xúc cũng cao, chất có thế khử chuẩn thấp điện thế tiếp xúc cũng thấp. Ví dụ thế khử chuẩn của :
Đồng: ε0 (Cu2+ / Cu) = 0,34V
Bạc: ε0 (Ag+ / Ag) = 0,80V
Kẽm: ε0 (Zn2+ / Zn) = - 0,76V
Niken: ε0 (Ni2+ / Ni) = - 0,25V
Chlore: ε0 (Cl2 / Cl-) = 1,359V
Hydro: ε0 (H+ / H2) = - 0,413V
…………………………………………………………………….
Nếu 2 vật tiếp xúc nhau cùng là 1 chất liệu thuần khiết thì ở mặt tiếp xúc của chúng cùng có 1 điện thế tiếp xúc như nhau, khi nối chúng với 1 vôn-kế sẽ thấy không có dòng điện nào chạy qua vôn-kế.

Nếu 2 vật tiếp xúc chất liệu khác nhau thì mặt tiếp xúc của chúng có điện thế tiếp xúc khác nhau, khi nối chúng với 1 vôn-kế ta sẽ ghi được 1 hiệu điện thế tiếp xúc (UTX), Ví dụ: cho 1 một miếng kẽm thuần khiết tiếp xúc với 1 miếng đồng thuần khiết ta sẽ có 1 hiệu điện thế tiếp xúc 1,1V.
UTX = 0,34V-(-0,76V) = 1,1V
Do đó, khi đặt 2 điện cực tiếp xúc với da để đo dòng điện ngoài dẫn qua cơ thể hay đo dòng sinh điện của cơ thể, mỗi mặt tiếp xúc của da cũng như mỗi điện cực đều xuất hiện một VTX .
Điện thế tiếp xúc của điện cực là thế khử chuẩn của chất liệu dùng làm điện cực (tôi gọi là điện thế tiếp xúc kim loại VTXkl ).
Điện thế tiếp xúc của da là thế khử chuẩn của lớp ions tích điện trong dịch thể tập trung ở sát ranh giới tiếp xúc (tôi gọi là điện thế tiếp xúc của ions VTXi), tùy theo lớp ions ở sát ranh giới tiếp xúc với mỗi điện cực gồm những ions nào, và tùy theo nồng độ của mỗi loại, lớp ions ấy sẽ tạo nên một VTXi nhất định. Ion nào có thế khử chuẩn cao, hay nồng độ cao, VTXi cũng cao và ngược lại. Trong mỗi lớp ion tiếp xúc, ion nào có VTXi cao hơn thì VTXi của lớp ion mang dấu + hay – của ion đó.

Vì VTX mỗi cực đo hoặc mỗi lớp ion tiếp xúc đều có thể dương hay âm, nên 2 mặt tiếp xúc tại mỗi vị trí đo, đều có thể có 2 VTX cùng chiều hay ngược chiều, và chúng cũng có thể cùng chiều hay ngược chiều với điện thế của CĐ ĐTTHTB (VDTTHTB) tại mỗi vị trí đo.

Hình ảnh

Do những đặc điểm trên, khi đặt cực đo hiệu điện thế của 2 huyệt, tại mỗi huyệt sẽ có 3 điện thế xếp nối tiếp (VDTTHTB, VTXkl và VTXi ), nên điện thế tại mỗi huyệt để tính hiệu điện thế, đều là 1 điện thế tổng hợp (VTH) của 3 điện thế trên theo phép tính cộng đại số, lấy chiều của VDTTHTB làm chuẩn ta sẽ có công thức của VTH của mỗi huyệt như dưới đây:
VTH1 = VDTTHTB1 ± VTXkl1 ± VTXi1
VTH2 = VDTTHTB2 ± VTXkl2 ± VTXi2

Giữa 2 huyệt có 1 hiệu điện thế tổng hợp:
UTH2H = ( VDTTHTB1 ± VTXkl1 ± VTXi1) - ( VDTTHTB2 ± VTXkl2 ± VTXi2 )

Công thức trên cho thấy, có 2 trường hợp đặc biệt làm giảm được số thành phần VTX tham gia vào UTH2H :
+ Nếu 2 cực đo được làm bằng cùng 1 chất thuần khiết thì 2 VTXkl bằng nhau, khi đo hiệu điện thế chúng sẽ tự triệt tiêu, công thức trên chỉ còn:
UTH2H = ( VDTTHTB1 ± VTXi1) - ( UTH2H = ( VDTTHTB1 ± VTXi2 )
+ Nếu 2 cực đo cùng làm bằng 1 kim loại thuần khiết, lại có thêm 2 VTXi bằng nhau (trường hợp 2 lớp ions sát ranh giới tiếp xúc cùng có các ions giống nhau và nồng độ mỗi ion như nhau, hoặc gồm các ions và nồng độ khác nhau nhưng tổng đại số VTX của mỗi lớp ion tiếp xúc lại bằng nhau), khi đo hiệu điện thế chúng đều tự triệt tiêu công thức UTH2H chỉ còn:
UTH2H = VDTTHTB1 - VDTTHTB2

Những phân tích về điện thế tiếp xúc, dẫn ta tới một kết luận :
+ Khi khảo sát dòng điện sinh học của hệ kinh lạc bằng cách đo các chỉ số của dòng sinh điện tại các huyệt , ta chỉ có thể đo được các chỉ số của một dòng điện tổng hợp gồm : dòng điện của cường độ điện trường tổng hợp trung bình của hệ kinh lạc cộng thêm hay trừ bớt dòng điện tiếp xúc.
Không có cách nào loại trừ hết dòng điện tiếp xúc khỏi các chỉ số của bất cứ cách đo điện nào (kể cả đo điện tim điện não hay đo điện kĩ thuật).
Ta chỉ có thể làm giảm ảnh hưởng của nó bằng cách dùng 2 cực cùng 1 kim loại có độ thuần khiết rất cao; nếu gặp thêm 2 VTXi ở 2 cực bằng nhau, 4 điện thế tiếp xúc của 2 cực sẽ triệt tiêu nhau khi đo hiệu điện thế, chỉ khi đó ta mới có hiệu điện thế của chính hệ kinh lạc sinh ra.
Do đó, yêu cầu thứ 2 là điện cực đo và điện cực chung là phải làm bằng cùng 1 kim loại có độ thuần khiết cao, để giảm bớt ảnh hưởng của dòng tiếp xúc vào các dữ liệu khảo sát.
+ Khi khảo sát các đặc tính điện của hệ kinh lạc bằng dòng điện ngoài dẫn qua huyệt và cơ thể, các chỉ số đo được ngoài ảnh hưởng của dòng điện tiếp xúc, nó còn chịu thêm ảnh hưởng của: dòng điện phân cực, sự phân ly thành các ions tích điện tăng đột biến, dòng ions di chuyển nhanh và có thể đổi chiều, điện trở của các tổ chức sụt giảm nhanh. Tất cả những ảnh hưởng thêm vào các dữ liệu khảo sát đều do dòng điện ngoài gây ra. (Chúng sẽ được phân tích cụ thể ở phần sau)

A.1.2.2. Diện tích điện cực và cách đặt điện cực:
Diện tích điện cực có quan hệ chặt chẽ với độ lớn của trị số HĐT, vì ĐTTHTB của cơ thể được mô tả bằng các đường sức, mỗi điểm trên bề mặt cơ thể đều ứng với 1 điểm trên 1 đường sức nào đó của ĐTTHTB. Cường độ ĐTTHTB tại điểm này có 1 điện thế xác định:

Hình ảnh

Khi khảo sát điện thế sinh học của hệ kinh lạc tại huyệt vị, cực đo không phải là 1 điểm, mà là 1 diện tích nào đó lớn hơn điểm rất nhiều. Do đó, khi đặt điện cực lên huyệt, không phải chỉ có 1 đường sức đi qua, mà có rất nhiều đường sức đi qua bề mặt điện cực, cường độ ĐTTHTB của hệ kinh lạc đặt lên cực đo lớn hơn đặt lên 1 điểm rất nhiều nên điện thế tại cực đo cũng lớn hơn điện thế tại 1 điểm rất nhiều.
Đặc điểm trên cho thấy: Diện tích cực đo càng lớn, cường độ ĐTTHTB hay điện thế tổng hợp trung bình của hệ kinh lạc đặt lên diện tích cực đo cũng càng lớn và ngược lại.
Tôi đã dùng 3 cặp cực đo làm bằng cùng 1 kim loại, nhưng diện tích 3 cặp khác nhau (S1 = 5 mM2, S2 = 50 mM2 và S3 = 100 mM2) để đo HĐT của cùng 2 huyệt, kết quả như sau:
Với S1 = 5 mM2 : V đo được : 8÷10mV
Với S2 = 50 mM2 : V đo dược : 7÷18mV
Với S3 = 100 mM2 : V đo được : 60÷195mV

Dữ liệu thu được hoàn toàn phù hợp với qui luật trên .

Tôi lại dùng cặp điện cực S1 = 5 mM2 đo lại U của 2 huyệt trên, nhưng một cực để cố định, còn một cực di chuyển nhiều lần trên những vị trí khác nhau trong cùng 1 vùng huyệt, U đo được ở vị trí này so với vị trí khác lệch nhau từ 30% đến hơn 200% và vị trí ở giữa luôn có U cao nhất.
Kết quả khảo sát cho thấy: với điện cực nhỏ nhất, nhỏ hơn điện cực đo điện tim, điện não nhiều lần, ta cũng đo được hiệu điện thế lớn hơn hiệu điện thế của tim và não nhiều lần. Điều đó chứng tỏ ta đã đo được U ở ngay vị trí của huyệt (như đã viện dẫn ở điểm C5 chương một: da là một bộ phận của huyệt và kinh), nên cường độ ĐTTHTB của huyệt thể hiện trên trị số U tổng hợp mạnh nhất và rõ nét nhất, còn điện trường của tất cả các tổ chức khác trong cơ thể tham gia vào U tổng hợp chỉ là thứ yếu, vì điện cực đo đặt trực tiếp lên huyệt không đặt trực tiếp lên các tổ chức đó.
Đặc tính U giữa vùng huyệt cao nhất, chung quanh thấp dần, còn cho ta xác định một tính chất quan trọng nữa: vị trí có U cao nhất là nơi đường kéo dài của trục ĐTTHTB của hệ lưỡng cực điện tạo nên huyệt đi qua, nên mật độ đường sức ở vị trí này tập trung dầy hơn các vị trí chung quanh, vị trí này có khoảng cách tới tâm ĐTTH ngắn nhất. Như vậy, trục ĐTTHTB vuông góc với mặt da như khái niệm đã viết trong phần (D.2.) chương một.

Tới đây, lại xuất hiện 2 yêu cầu khác về cực đo và cực chung:
+ Yêu cầu thứ 3 : Diện tích điện cực đo và điện cực chung phải bằng nhau.
+ Yêu cầu thứ 4 : Phải đặt 2 cực trùm lên tâm huyệt để đo được U cao nhất.

Khi 2 điện cực làm bằng cùng 1 kim loại thuần khiết và diện tích bằng nhau ta loại trừ được điện thế tiếp xúc của cực đo, chỉ còn điện thế tiếp xúc của 2 lớp ions ảnh hưởng vào dữ liệu khảo sát.
Phải chọn diện tích cực đo thế nào để khảo sát đạt độ chính xác cao; đảm bảo nó chùm trên tâm của huyệt khảo sát, mà không lấn sang phần diện tích của huyệt bên cạnh; thực hiện khảo sát được nhanh, không làm biến đổi trạng thái bình thường của huyệt do khảo sát quá lâu.
Nếu dùng điện cực đo nhỏ quá, khó đặt trùm lên tâm huyệt, U đo được rất nhỏ.
Nếu dùng điện cực lớn, dễ đặt trùm lên tâm huyệt, U đo dược cao hơn dễ cho phân tích đánh giá các dữ liệu; nhưng nếu lớn quá lại rất dễ lấn sang phần diện tích của huyệt bên cạnh; ngoài ra, nhiều vùng huyệt mặt da không phẳng làm điện cực khó tiếp xúc với những chỗ da lõm, ảnh hưởng tới tính đồng nhất.

Muốn giải quyết khó khăn trên, ta có thể dựa vào khoảng cách của tâm những huyệt ở gần nhau nhất để lựa chọn diện tích cực đo; chẳng hạn các huyệt Linh đạo, Thông lý, Âm khích, Thần môn của kinh Tâm chỉ cách nhau 1/2 thốn tức 1cm; các huyệt Uyển cốt, Thần môn, Đại lăng, Thái uyên của kinh Tiểu trường, Tâm, Tâm bào, Phế chỉ cách nhau chừng 2cm (nghiên cứu của viện Đông y). Muốn đặt điện cực dễ trùm lên tâm huyệt mà ít trùm lấn sang huyệt bên cạnh, nên chọn loại điện cực tròn đường kính 1cm ; với loại điện cực này HĐT đo được khoảng vài trăm mV , cường độ dòng điện đo được vài µA, dễ cho phân tích đánh giá các dữ liệu; diện tích này cũng không quá lớn nên dễ áp sát toàn bộ mặt điện cực vào da.

A.2. Một số yêu cầu về đồng nhất kĩ thuật đo:
A.2.1. Làm sạch da:
Mặt da thường có bụi bám hay cáu ghét của lớp tế bào biểu bì bị chết, làm các điện cực tiếp xúc với da không tốt ảnh hưởng tới các trị số đo. Nên yêu cầu thứ nhất là phải lau sạch chỗ da đặt điện cực đo trước khi đặt điện cực.

A.2.2. Áp lực điện cực tì lên da:
Khi đo bằng điện cực cầm tay, ta thường thấy nếu ấn tay nhẹ trị số đo tăng từ từ, nếu ấn tay mạnh trị số đo tăng nhanh, hoặc khi số đo đã dừng lại không tăng nữa mà ta ấn nặng tay thêm một chút trị số đo lại tiếp tục tăng thêm từ 10-30% rồi mới dừng hẳn. Do đó, nếu áp lực điện cực tì lên da nhẹ trị số đo được sẽ thấp hơn áp lực điện cực tì lên da mạnh.
Đo bằng điện cực cầm tay rất khó duy trì được mức ấn tay đồng đều trong nhiều lần đo hoặc đo lâu, giá trị của các trị số đo được không giống nhau, việc so sánh đối chiếu giữa các trị số đo được để tìm hiểu mối tương quan giữa các huyệt, hay các đường kinh dễ dẫn tới những kết luận sai lệch. Nên yêu cầu thứ 2 là phải duy trì 1 áp lực điện cực tì lên da thống nhất trên các huyệt và tất cả các lần đo.
Ta nên dùng loại điện cực dán được lên da thì có thể duy trì 1 áp lực điện cực tì lên da tương đối đồng đều giữa các lần đo.

A.2.3. Độ ẩm của không khí và da:
Khi trời hanh, độ ẩm không khí thấp (khoảng 40-50%) làm da khô, điện cực tiếp xúc với lớp dịch thể ở da khó khăn, nên trị số đo rất thấp, có khi thấp hơn 2-3 lần so với khi đo ở độ ẩm không khí cao (khoảng 70-80%).
Nhiều nhà nghiên cứu đã chủ trương: Cần phải giữ độ ẩm không khí trong phòng đo ở mức 70-80% , phải đưa đối tượng nghiên cứu vào phòng trước khi đo ít nhất 15 phút, để da đủ ẩm rồi mới đo.
Sự thực, độ ẩm tại vị trí khảo sát mới là yếu tố quyết định các trị số đo, trị số đo không do độ ẩm da toàn thân quyết định. Vì thế chỉ cần làm ẩm các huyệt cần đo là đủ.
Các nhà nghiên cứu thường dùng cách lau da bằng dung dịch nước muối 9‰ (một dung dịch gần giống dịch thể) trước khi đặt cực đo, có nghĩa đã làm vùng da cần đặt cực đo có độ ẩm 100% , đó là cách giải quyết tính đồng nhất về độ ẩm hợp lý hơn cả. Không cần phải trang bị máy điều hòa độ ẩm tốn tiền, cũng không gặp phiền phức do phải chờ cho da đạt độ ẩm qui định.

Như vậy, chỉ cần một ít bông, một chai nước muối 9‰ , hoặc tốt hơn ta dùng một chai dung dịch Ringer; trước khi đo, ta dùng bông tẩm nước muối 9‰ hay dung dịch Ringer vừa đủ ướt, lau thật sạch chỗ da cần đặt cực đo, rồi kiểm tra lại, nếu dung dịch lau da đã bay hơi hết, không đọng thành giọt hay láng thành lớp mỏng trên da, ta mới đặt cực đo; nếu dung dịch lau chưa bay hơi hết, phải dùng bông khô lau lại cho da khô rồi mới đặt cực đo, để tránh hiện tượng vùng da đo không phải là diện tích tiếp xúc với điện cực mà là 1 diện tích rộng hơn, vì dung dịch lau da là 1 chất dẫn điện.
Làm như trên ta thực hiện được yêu cầu thứ 3: tạo độ ẩm đồng nhất cho vùng da cần đo, lại thực hiện được cả yêu cầu thứ 2 làm sạch vùng da đo.

A.2.4. Nhiệt độ phòng đo:
Nhiệt động học cho biết: Khi hòa tan các phân tử chất điện giải trong dung môi, tác động của nhiệt độ sẽ làm chúng chuyển động hỗn loạn, va chạm vào nhau mà phân ly thành các ions tích điện. Nhiệt độ càng cao chúng càng chuyển động nhanh, va chạm vào nhau càng mạnh càng nhiều, số lượng ions phân ly càng lớn, nồng độ ions tích điện trong dung dịch càng cao.
Do đó, dòng điện sinh học của cơ thể chịu ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường rất sâu sắc. Nên trong khảo sát dòng điện sinh học của hệ kinh lạc yêu cầu thứ 4 là nhiệt độ phòng phải đồng nhất trong tất cả các lần đo. Ở nước ta nên duy trì nhiệt độ phòng ở mức 25°C .

Nếu nhiệt độ ngoài không chênh lệch nhiều với nhiệt độ phòng đo, ta không cần đưa đối tượng vào phòng đo trước; vì chỉ cần thời gian chuẩn bị cho khảo sát cũng đủ làm đối tượng thích ứng với nhiệt độ trong phòng.
Nếu nhiệt độ ngoài chênh lệch với nhiệt độ phòng đo nhiều, ta cần đưa đối tượng vào phòng trước cho đối tượng thích ứng với nhiệt độ phòng đo, rồi mới tiến hành khảo sát .

A.2.5. Ảnh hưởng của sự căng thẳng hay cựa cậy khi đo:
Trong quá trình khảo sát , nếu đối tượng căng thẳng, hay cựa cậy chân tay dòng điện của hoạt động thần kinh hay dòng điện của hoạt động cơ đều ảnh hưởng vào trị số đo. Nên yêu cầu thứ 4 là cần loại bỏ sự căng thẳng và sự cựa cậy của đối tượng trong khi đo.
Trước khi đo phải giải thích cho đối tượng để đối tượng khỏi căng thẳng, bảo đối tượng nhắm mắt, thở đều và không được cựa cậy.

----o0o----

Chương hai
Kĩ thuật khảo sát dòng sinh điện của Hệ kinh lạc

(tiếp theo)


C. Hướng khảo sát dòng sinh điện của hệ kinh lạc
Từ cuối thế kỷ XX công nghệ hiện đại đã sản xuất được nhiều loại máy đo điện nhiều kênh. Ngành Y đã có nhiều máy đo cực nhạy, có thể cùng 1 thời điểm đo và ghi được điện não đồ, điện tâm đồ… ở nhiều vị trí khác nhau. Nhưng chưa có nước nào sản xuất máy đo nhiều kênh để đo dòng sinh điện tại các huyêt châm cứu, mặc dù công nghệ thiết kế, sản xuất loại máy này còn đơn giản hơn công nghệ thiết kế, sản xuất máy đo điện não, điện tim .
Dường như ngành châm cứu thế giới cũng chưa quan tâm đầy đủ đến việc đi sâu nghiên cứu dòng sinh điện của hệ kinh lạc và huyệt vị, để vận dụng vào chẩn đoán và theo dõi điều trị, nên chưa thấy có những công bố chính thức về các nghiên cứu này.

C.1. Máy đo dòng điện sinh học của huyệt vị:
Máy dùng để đo bất kể chỉ số nào của dòng sinh điện hệ kinh lạc cũng phải là máy đo có 24 kênh, để có thể đo dược cùng 1 lúc 24 huyệt của 24 đường kinh.
Khó khăn cho việc nghiên cứu, khảo sát là trên thị trường chưa có loại máy này. Nên 1 nhóm kĩ sư bác sĩ đã cùng nhau nghiên cứu, thiết kế và sản xuất được 1 máy đo hiệu điện thế sinh học (chỉ số chung nhất, quan trọng nhất) của huyệt vị. Máy đã sản xuất xong trong tháng 10-2011 gồm các đặc tính sau:
C.1.1 Máy có 24 kênh có thể cùng một thời điểm đo được 24 hiệu điện thế khác nhau trên 24 vị trí huyệt khác nhau. Hiệu điện thế của các huyệt được đo ở cùng 1 thời điểm nên có thể so sánh, đối chiếu trị số của huyệt này với trị số của huyệt khác, để tìm hiểu mối tương quan giữa các huyệt với nhau.
C.1.2. Máy đo được cả dòng điện một chiều và dòng điện hai pha với độ nhạy 1 mV, và giải đo từ –1.200 mV đến +1.200 mV.
C.1.3. Thời gian lấy các trị số hiệu điện thế có thể chọn tùy ý theo mỗi khoảng cách từ 0,03 giây đến 100 giây, máy tự động ghi trị số hiệu điên thế cả 24 vị trí của mỗi lần đo, do đó ta có thể thấy được sự thay đổi của hiệu điện thế theo thời gian của bất cứ vị trí đo nào.
C.1.4. Máy có thể kết nối với máy tính để ta quan sát được sự biến đổi liên tục của các trị số hiệu điện thế trên cả 24 vị trí, giúp ta có thể biết và hiệu chỉnh kịp thời những sai xót kỹ thuật.
C.1.5. Từ các trị số đo có thể vẽ thành điện đồ của hiệu điện thế ở mỗi vị trí đo (Điện huyệt đồ), giúp ta quan sát được trên màn hình , khi muốn biết tại một điểm nào đó là thời điểm lấy trị số thứ bao nhiêu, ta di chuột đưa mũi tên đến điểm đó, thời điểm ấy sẽ hiện ra bằng con số, nếu điểm đó cũng là thời điểm đo thì cả trị số hiệu điện thê cũng hiện ra, nếu không có, mà muốn biết trị số hiệu điện thế ta phải chuyển mũi tên sang trái hoặc sang phải, khi tới đúng vị trí đo, trị số hiệu điện thế sẽ hiện ra.
C.1.6. Máy dùng nguồn nuôi là ắc qui 12V dòng tiêu thụ 140 mA, khi thời gian sử dụng lâu hơn dung-lượng của ắc-qui có thể dùng cách vừa nạp pin vừa tiếp tục sử dụng máy.
C.1.7. Máy có khả năng xuất số liệu trực tiếp sang Excel để xử lý, in ấn và lưu trữ.
C.1.8. Khi đo hiệu điện thế sinh học của các huyệt châm cứu, máy có một loại điện cực thăm dò đặc biệt để tìm điểm có hiệu điện thế cao nhất trong vùng huyệt (tâm huyệt) nhờ thế ta có thể đặt cực đo lên đúng tâm của huyệt.
C.1.9. Điện cực đo, điện cực chung đều là điện cực dùng để đo điện tim, loại quanh điện cực có vòng nylon phủ chất dính không dẫn điện, để dán vào da ở vị trí đo hiệu điện thế, loại điện cực này có đường kính 1cm, bề mặt được chlore hóa. Do đó, vừa thực hiện được tính đồng nhất về diện tích đo, áp lực điện cực tì lên da; vừa giảm được ảnh hưởng của dòng tiếp xúc; lại có diện tích vừa phải dễ đặt chùm lên tâm huyệt mà không sợ chùm lấn sang vùng huyệt bên cạnh (các huyệt nguyên như Thái uyên, Đại lăng, Thần môn rất gần nhau cũng có khoảng cách chừng 2cm), nhất là những huyệt có vị trí giải phẫu dễ xác định càng dễ đặt cực đo đúng tâm của huyệt.

C.2. Kĩ thuật đo hiệu điện thế của huyệt:
Lần lượt tiến hành theo các bước:
C.2.1. Lau sạch da vùng huyệt bằng dung dịch Ringer, sau đó dùng bông khô thấm hết phần dung dịch đọng trên da, để tạo sự đồng nhất về độ ẩm và sạch da .
C.2.2. Xác định tâm huyệt rồi đặt điện cực chùm lên tâm huyệt.
Vùng huyệt nào có đường kinh lớn hơn 2cm nhiều, khó dặt điện cực lên đúng tâm huyệt, chúng tôi dùng một dụng cụ đặc biệt để xác định điểm có hiệu điện thế cao nhất để đặt cực đo. Dụng cụ này là 1 chùm 7 điện cực, mặt đo cùng nằm trên 1 mặt phẳng, được bó thành 1 bó tròn, dùng nó đặt lên da vùng huyệt vài lần ở vị trí khác nhau ta sẽ xác định được điểm có hiệu điện thế cao nhất (tâm huyệt ) để đặt điện cực đo.
C.2.3. Để phòng hiện tượng trọng lượng của kẹp nối cực đo với máy làm cực đo tiếp xúc không tốt với da , chúng tôi dùng 1 băng vải quấn đè nhẹ lên kẹp và cực đo để cực luôn tiếp xúc tốt với mặt da.
C.2.4. Đấu 24 cực đo vào 24 kênh của máy, 24 kênh đo là cực dương của máy; cực đo chung đấu với cực âm của máy, cực âm của máy là cực chung cho cả 24 kênh đo hiệu điện thế. Để đảm bảo cực âm có hiệu điện thế gần bằng 0 đối với tay chân, ta nối cực âm của máy với 4 cực dán ở 2 huyệt Khúc trì và 2 huyệt Túc tam lý , chúng tôi gọi 4 cực này là “Mạch Sao kinh lạc “.
C.2.5. Nối mặt sau cẳng chân của đối tượng đo và giường nằm đo với đất (nếu giường làm bằng kim loại), để chống dòng điện nhiễu ảnh hưởng vào trị số đo .
C.2.6. Tiến hành đo theo 3 giai đoạn :
Hai phút đầu đo hiệu điện thế dòng 2 pha với khoảng cách giữa 2 lần đo liên tục là 0,25 giây, tương đương với thời gian 1 chu kỳ của sóng Tê-ta trên điện não đồ, trong 2 phút ta có 480 trị số hiệu điên thế của mỗi huyệt.
Hai phút tiếp cũng đo hiệu điện thế dòng 2 pha, nhưng với khoảng cách giữa 2 lần đo liên tục là 0,5 giây, tương đương với 1chu kỳ nhịp tim nhanh, trong 2 phút ta có 240 trị số hiệu điện thế của mỗi huyệt .
Hai phút cuối cùng ta đo hiệu điện thế dòng 1 chiều không đều với khoảng cách thời gian giữa 2 lần đo liên tục là 0,5 giây, trong 2 phút ta cũng có 240 trị số hiệu điện thế 1 chiều của mỗi huyệt.
C.2.7. Chuyển số liệu đo sang Excel để xử lý và lưu trữ.

C.3. Bản chất của các hiệu điện thế đo tại huyệt:
Như đã phân tích ở phần cuối điểm A.1.2.1. của chương này, Khi 2 điện cực làm bằng cùng 1 loại vật liệu có độ thuần khiết cao thì hiệu điện thế đo được ở huyệt có 2 bản chất :
C.3.1. Nếu điện thế của 2 lớp ions sát ranh giới tiếp xúc khác nhau bản chất của hiệu điện thế đo được là 1 hiệu điện thế tổng hợp của hiệu điện thế ĐTTHTB và hiệu điện thế của 2 lớp ions sát ranh giới tiếp xúc:
UTH = UDTTHTB ± UTXi

C.3.2. Nếu điện thế của 2 lớp ions sát ranh giới tiếp xúc bằng nhau, hiệu số giữa chúng bằng 0, nên bản chất của hiệu điện thế đo được là hiệu điện thế của ĐTTHTB :
UTH = UDTTHTB

C.4. Xử lý dữ liệu khảo sát trên mỗi đối tượng:
Các HĐT đo được phải xử lý theo phương pháp thống kê xác suất trong nghiên cứu y học qua các bước:
C.4.1. Tính tổng hiệu điện thế các lần đo trên mỗi huyệt (ΣXH) và trên cả 24 huyệt (ΣX24H).
C.4.2. Tính số lần đo trên mỗi huyệt (NH) và trên cả 24 huyệt (N24H)
C.4.3. Tính trung bình cộng của các lần đo trên mỗi huyệt và trên cả 24 huyệt:
Hình ảnhHình ảnh
C.4.4. Tính tổng các bình phương hiệu điện thế của mỗi huyệt (ΣX2H) và của cả 24 huyệt (ΣX224H)
C.4.5. Tính bình phương của tổng hiệu điện thế mỗi huyệt (ΣXH)2 và của cả 24 huyệt (ΣX24H)2
C.4.6. Tính hiệu điện thế bình phương trung bình mỗi huyệt và của hiệu điện thế bình phương trung bình cả 24 huyệt:
Hình ảnh

Hình ảnh

C.4.7. Tính độ lệch chuẩn của hiệu điện thế bình phương trung bình mỗi huyệt và độ lệch chuẩn của hiệu điện thế bình phương trung bình cả 24 huyệt :
Hình ảnh

Hình ảnh

C.4.8. Tính sai số của độ lệch chuẩn mỗi huyệt và của độ lệch chuẩn cả 24 huyệt :
Hình ảnh
Hình ảnh

C.4.9. Tính trị số T khi so sánh đối chiếu hiệu điện thế trung bình mỗi huyệt với hiệu điện thế trung bình của 24 huyệt, hay giữa nhóm huyệt này với nhóm huyệt khác :

Hình ảnh

C.4.10. Cuối cùng chúng tôi tìm hiểu xem hiệu điện thế trung bình của mỗi huyệt so sánh với hiệu điện thế trung bình của 24 huyệt, có nằm trong khoảng lệch của xác suất 95% hay 68% của hiệu điện thế trung bình 24 huyệt không ?

C.4.10.1. Muốn đạt xác suất 95% phải đem X trung bình của 24 huyệt ± 2 lần độ lệch chuẩn :Hình ảnh

Nếu đem hiệu điện thế trung bình mỗi huyệt trừ hiệu điện thế trung bình 24 huyệt và 2 lần độ lệch chuẩn Hình ảnh mà hiệu số là số âm thì hiệu điện thế của huyệt nằm trong khoảng lệch của xác suất 95% (nó ở thế cân bằng động) .

Nếu hiệu số là số dương thì hiệu điện thế của huyệt nằm ngoài khoảng lệch của xác suất 95% (nó ở thế mất cân bằng động) .

Nếu đem hiệu điện thế trung bình mỗi huyệt trừ hiệu điện thế trung bình 24 huyệt giảm 2 lần độ lệch chuẩn Hình ảnh mà hiệu số là số dương thì hiệu điện thế của huyệt nằm trong khoảng lệch của xác suất 95% (nó ở thế cân bằng động) . Nếu hiệu số là số âm thì hiêu điện thế của huyệt nằm ngoài khoảng lệch của xác suất 95% (nó ở thế mất cân bằng động) .

Trên các bảng thống kê, ta có thể dựa vào dấu của 2 hiệu số trên mà biết được dễ dàng 1 HĐT ở thế cân bằng động, hay mất thế cân bằng động :
+ Nếu 1 hiệu số mang dấu – còn 1 hiệu số không có dấu là HĐT đó ở thế cân bằng động (những ô nền không mầu của bảng dưới) .
+ Nếu cả 2 hiệu số đều mang dấu – hay đều không có dấu là HĐT đó mất thế cân bằng động (những ô nền có mầu của bảng dưới) .
Hình ảnh

C.4.10.2. Muốn đạt xác suất 68% phải đem X trung bình của 24 huyệt ± 1 lần độ lệch chuẩn :Hình ảnh
Ta cũng lấy HĐT trung bình của mỗi huyệt thực hiện 2 phép trừ như trên và cũng nhận xét về huyệt ở thế cân bằng động hay mất thế cân bằng động, như đã làm với khoảng lệch 2σ. Nhưng khi HĐT của huyệt ở giữa đường giới hạn của 2 khoảng lệch 1σ và 2σ thì nó có ý nghĩa là huyệt cường thịnh, hoặc suy yếu nhiều hơn ý nghĩa bệnh lý.

C.5. Triển vọng của cách khảo sát hiệu điện thế sinh học của hệ kinh lạc
Một hệ thống lý thuyết từ Hà đồ, Lạc thư, Bát quái, đến Âm Dương, Ngũ hành; tất cả đều do cổ nhân quan sát, phân tích những hiện tượng xảy ra trong tự nhiên, xã hội, con người ; rồi tổng hợp, đúc kết, qui nạp lại và suy diễn rộng ra mà xây dựng nên các học thuyết đó. Tất cả đều là những hệ tiên đề, người vận dụng những học thuyết ấy chỉ có việc công nhận và làm theo.
Với học thuyết kinh lạc, mỗi đường kinh mang tên tạng phủ chủ quản nó; nhưng có tạng phủ hiện hữu trong cơ thể, có tạng phủ như Tâm bào, Tam tiêu không biết nó cấu tạo như thế nào, còn tất cả các đường kinh mạch với trình độ của y học hiện đại vẫn chưa xác định được cấu trúc của chúng ra sao. Nhưng khi đã công nhận và vận dụng học thuyết này vào chẩn đoán, điều trị , thì nhiều kết quả chữa bệnh cho thấy: không thể nào bác bỏ được sự chỉ đạo đúng đắn của học thuyết kinh lạc trong chẩn đoán và lựa chọn phương pháp điều trị.
Đã chỉ đạo đúng cách chẩn đoán,điều trị và tạo ra được những kết quả chửa bệnh không thể bác bỏ, Tất nhiên hệ kinh lạc phải hiện hữu trong cơ thể dưới một hình thái nào đó. Nhiệm vụ của y học hiện đại, khoa học hiện đại là phải tim ra hình thái cấu trúc của hệ kinh lạc.
Như trên đã viết: Hệ kinh lạc đã hiện hữu trong cơ thể ắt phải có dòng điện sinh học riêng của nó. Chúng ta đã bắt đầu nhận biết sự có mặt của dòng điện sinh học ấy, ở các huyệt trên các đường kinh. Công nghệ hiện đại có thể chế tạo các máy đo 24 – 48 kênh tinh vi để ta khảo sát dòng điện sinh học này.
Chúng tôi tin, tương lai 3 – 4 thập kỷ nữa cũng có thể phải sang thế kỷ sau; khi ngành y học tập trung được rất nhiều công trình nghiên cứu, cả lĩnh vực điều tra cơ bản trên người khỏe, lẫn lĩnh vực khảo sát trên người bệnh thuộc rất nhiều loại bệnh khác nhau, tim được mối tương quan giữa các chỉ số điện sinh học đo tại huyệt và điện huyệt đồ với diễn biến của bệnh, theo phương pháp nghiên cứu chính thống của ngành y. Lúc đó, các chỉ số điện sinh học đo tại huyệt và điện huyệt đồ sẽ được sử dụng phổ cập trong chẩn đoán, theo dõi và chỉ đạo điều trị giống như điện não, điện tim….

----o0o----

Chương hai
Kĩ thuật khảo sát dòng sinh điện của Hệ kinh lạc

(tiếp theo)

B/ Điểm qua việc khảo sát các đặc tính điện của hệ kinh lạc bằng dòng điện ngoài
Từ cuối thế kỷ XX đến nay, trong nước có nhiều công trình nghiên cứu về đặc tính điện học của huyệt vị, nhưng chỉ là nghiên cứu về hiệu điện thế (V), điện trở (R), hay cường độ dòng điện (I) bằng cách cho 1 dòng điện ngoài dẫn qua huyệt và cơ thể . Chưa có nghiên cứu chính thức nào về dòng điện sinh học của huyệt và hệ kinh lạc .
Các tác giả đều dùng máy và kỹ thuật đo sau đây :

B.1. Máy đo I và R của huyệt vị:

B.1.1. Máy đo dòng I:
Máy đo cường độ dòng điện dẫn qua da huyệt vị và cơ thể chủ yếu là máy “Neurometer type 65 - LM” của viện Y học dân tộc do Nhật bản sản xuất, dùng điện áp đo 6V, 12V và 21V.
Hoặc máy lắp ráp phỏng theo thiết kế của “Neurometer type 65 - LM” dùng điện áp do 9V.
Cả 2 loại đều là máy đo 1 kênh. Một cực đo hình trụ làm bằng đồng mạ kền, có diện tích khoảng 50cm² để đối tượng đo nắm vào lòng bàn tay. Một cực đo là 1 que đồng mạ kền, có diện tích khoảng 10mm², que đo được gắn với 1 tay cầm bằng vật liệu cách điện, để người khảo sát cầm đặt lên từng huyệt cần đo.

B.1.2. Máy đo điện trở R:
Máy đo điện trở của huyệt vị chủ yếu là máy “PD-1 Dermometer” của viện Y học dân tộc, do Nhật bản sản xuất, dùng điện áp đo 15V .
Hoặc máy lắp ráp phỏng theo thiết kế của máy “PD-1 Dermometer” dùng điện áp đo 9V.
Gần đây, có tác giả dùng loại máy đo điện đa năng, loại máy điện tử hiện số “Digital Multimeter DT890-C+ ” do Đài loan sản xuất, dùng điện áp đo 9V, cải tiến phần cực đo để đo điện trở hay hiệu điện thế của huyệt vị.
Cả 3 loại cũng đều là máy đo 1 kênh. Phần cực đo cũng được thiết kế như cực đo của máy đo dòng I.

B.2. Kĩ thuật đo:
Nhiều công trình nghiên cứu thực hiện được các yêu cầu đồng nhất về độ ẩm và lau sạch các huyệt vị cần đo bằng cồn, nước muối 9‰ hay dung dịch Ringer, giải thích cho đối tượng đo yên tâm, bảo đối tượng đo nhắm mắt thở đều.
Đưa cực đo lớn cho đối tượng, bảo nắm vào lòng bàn tay với lực vừa phải, không nhẹ quá cũng đừng mạnh quá. Người khảo sát cầm cực nhỏ đặt lần lượt lên từng huyệt vị để đo, cố gắng ấn đều tay trong tất cả các lần đo.
Riêng yêu cầu duy trì nhiệt độ phòng ở 1 nhiệt độ nhất định trong tất cả các lần đo, vì tình hình kinh tế khó khăn nhiều công trình không thực hiện được.

B.3. Bản chất các chỉ số đo bằng dòng điện ngoài:
Như đã viết ở cuối mục A.1.2.1, khi ta đặt 2 cực đo lên 2 huyệt cần đo 1 thông số nào đó của dòng sinh điện, tại mỗi huyệt đều có 1 điện thế tổng hợp gồm: điện thế của cường độ ĐTTHTB cộng thêm hay trừ bớt 2 điện thế tiếp xúc ở huyệt đó:

VTH1 = VDTTHTB1 ± VTXkl1 ± VTXi1
VTH2 = VDTTHTB2 ± VTXkl2 ± VTXi2

Giữa 2 huyệt bất kỳ đều có 1 hiệu điện thế tổng hợp do: điện thế tổng hợp của huyệt 1 trừ điện thế tổng hợp của huyệt 2:

UTH2H = VTH1 - VTH2

UTH2H = ( VDTTHTB1 ± VTXkl1 ± VTXi1) - ( VDTTHTB2 ± VTXkl2 ± VTXi2 )

Những công thức trên phản ảnh đặc tính điện của huyệt vị, hay hệ kinh lạc khi ta muốn khảo sát dòng sinh điện do chính huyệt vị, hay hệ kinh lạc sinh ra, hoàn toàn không có sự can thiệp của dòng điện ngoài.
Trong khảo sát các đặc tính điện của huyệt bằng dòng điện ngoài (EN), khi đối tượng cầm 1 cực, còn cực khác ta đặt lên huyệt cần đo, lập tức mỗi cực có 1 điện thế như trên. Khi đóng mạch cho dòng điện ngoài dẫn qua 2 huyệt chúng vẫn tồn tại, lúc này mạch điện có 4 loại điện thế ( EN , EDTTHTB, ETXkl và ETXkl ).

Hình ảnh

Xét cấu tạo mạch điện và vị trí đo hiệu điện thế ở 2 huyệt, đây là 1 mạch đấu song song giữa nguồn điện ngoài với nguồn của ĐTTHTB đấu nối tiếp với các nguồn điện tiếp xúc, nên hiệu điện thế ở 2 đầu (2 huyệt) của 2 loại nguồn đấu song song như nhau, có thể tính hiệu điện thế đo tại 2 huyệt theo công thức: sức điện động của nguồn điện ngoài trừ sụt áp trên điện trở trong ( RTr) của nó, Chiều của dòng điện chạy trong mạch là chiều của dòng điện lớn nhất, ở đây là dòng điện ngoài. Gọi U của mạch song song này là UTH2H1 ta có công thức:
UTH2H = UTH2H1 = EN - I1RTr
Khi dòng điện ngoài được dẫn qua huyệt vị và cơ thể, giữa 2 điện cực lại xuất hiện 1 điện áp chống lại điện áp ngoài, gọi là điện áp phân cực đi từ huyệt nọ đến huyệt kia, giữa 2 cực có 1 hiệu điện thế gọi là hiệu điện thế phân cực ( UPC), có chiều ngược với chiều của nguồn điện ngoài. Thế là nguồn điện ngoài lại có thêm 1 nguồn điện đấu song song với nó, ta có 1 hiệu điện thế tổng hợp mới, gọi là UTH2H2, dòng điện qua điện trở trong của nguồn điện ngoài lúc này là I2, ta có công thức:
UTH2H2 = UPC = EN - I2RTr
Hình ảnh

Đặc tính của dòng phân cực là làm tăng điện trở trong đoạn mạch giữa 2 điện cực, do đó làm giảm dòng điện chung so với trị số ban đầu. Quan sát kim điện kế của máy đo khung dây, hay số hiện trên màn hình của máy đo điện tử ta thấy: Trị số đo đang tăng thì dòng phân cực xuất hiện làm nó giảm 1 chút hay dừng lại 1 lát, rồi lại tiếp tục tăng dường như không còn dòng phân cực nữa, sự thực nó vẫn tồn tại.
Theo hóa lý học hiện đại: Khi hòa tan chất điện giải vào 1 dung môi, tác động của nhiệt độ môi trường làm các phân tử điện giải chuyển động hỗn loạn, chúng va đập vào nhau khiến 1 số phân tử phân ly thành các ions tich điện; cho một dòng điện chạy qua, các ions tích điện sẽ sắp xếp lại và chuyển động có hướng, ions âm chạy đến cực dương, ions dương chạy đến cực âm; khi tiếp xúc với điện cực các ions bị mất điện tích trở thành có hoạt tính hóa học, chúng kéo theo 1 số phản ứng kết hợp nào đó để trở thành các phân tử trung hòa về điện. Chính sự mất điện tích của các ions khi tiếp xúc với điện cực, làm lượng ions tích điện trong dịch thể giảm, là nguyên nhân gây giảm cường độ I và tăng điện trở R của dịch thể giữa 2 điện cực.
Nhưng vì dòng điện ngoài rất mạnh (>6V), lớn hơn các dòng điện khác rất nhiều, các ions trong dịch thể bị cưỡng bức phải di chuyển rất nhanh theo chiều dòng điện ngoài, động năng rất lớn, sự va chạm diễn ra nhiều hơn, mạnh hơn , khiến các phân tử điện giải chưa phân ly, hay vừa kết hợp phân ly thành các ions tích điện nhiều hơn, nhanh hơn. Đồng thời, dòng điện ngoài còn kích thích hoạt động khử cực tái cực của các tế bào mạnh hơn. Vì thế, số ions mới sinh thêm, không những bù được cho số ions bị mất điện tích khi tiếp xúc với điện cực, mà còn làm tăng lượng ions trong dịch thể, khiến R dịch thể tiếp tục giảm, I chung tiếp tục tăng; tới khi nào dòng điện do các ions tích điện giữa 2 điện cực tạo ra có điện áp tương ứng với điện áp do dòng điện ngoài đặt lên 2 điện cực, số ions bị mất điện tích cân bằng với số ions phân ly thêm, dòng điện chung mới ngừng tăng. Hiện tượng này chính là nguyên nhân của trị số đo sau 1 giai đoạn tăng ngắn đã dừng lại 1 lát, hay giảm 1 chút, rồi lại tiếp tục tăng cho tới khi dừng hẳn.
Những phân tích trên dẫn ta đến 1 kết luận : Bản chất của các chỉ số đo được ở huyệt vị, bằng dòng điện ngoài dẫn qua cơ thể, là các chỉ số của 1 dòng điện tổng hợp gồm 4 thành phần: dòng điện ngoài, dòng điện tổng hợp của cường độ ĐTTHTB của huyệt, dòng điện tiếp xúc và dòng điện phân cực. Bản chất của những dòng điện chạy trong cơ thể từ huyệt nọ đến huyệt kia đều là các dòng điện hóa.
Muốn loại bỏ dòng phân cực phải dùng loại điện cực trung tính như bạch kim, hay phải chlore hóa bề mặt các điện cực.

B.3.1. Đo hiệu điện thế của 2 huyệt bằng dòng điện ngoài:
Khi khảo sát hiệu điện thế của 2 huyệt bằng dòng điện ngoài dẫn qua cơ thể, là khảo sát hiệu điện thế tổng hợp (U) của mạch gồm 3 nguồn điện đấu song song (nguồn điện ngoài, nguồn điện của DTTHTB ± nguồn điện tiếp xúc kim loại với ions, nguồn điện phân cực) theo công thức : Điện áp ngoài trừ sụt áp trên điện trở trong (RTr) của bộ phận phát điện ngoài:
UTH = VN – IRTr

Như vậy, hiệu điện thế tổng hợp đo tại 2 huyệt cũng là hiệu điện thế của 3 nguồn điện đấu song song: hiệu điện thế nguồn ngoài, hiệu điện thế của cường độ ĐTTHTB ± hiệu điện thế tiếp xúc và hiệu điện thế phân cực:
UTH = UN = UDTTHT ± UTXkl ± UTXi = UPC

B.3.2. Đo cường độ I qua huyệt bằng dòng điện ngoài:
Khi khảo sát cường độ dòng điện dẫn qua huyệt bằng dòng điện ngoải là kháo sát cường độ dòng tổng hợp (ITH) của mạch gồm 3 nguồn điện đấu song song (nguồn điện ngoài, nguồn điện của DTTHTB ± nguồn điện tiếp xúc kim loại với ions, nguồn điện phân cực) theo công thức: Hiệu điện thế tổng hợp của 3 thành phần (UTH) chia cho điện trở chung của 3 nguồn điện đấu song song (RC) :

Hình ảnh

B.3.3. Đo điện trở R của huyệt bằng dòng điện ngoài:

Khi khảo sát điện trở của huyệt bằng dòng điện ngoài là khảo sát điện trở tổng hợp chung (RC) của mạch gồm 3 nguồn điện đấu song song (nguồn điện ngoài, nguồn điện của DTTHTB ± nguồn điện tiếp xúc kim loại với ions, nguồn điện phân cực) theo công thức: Hiệu điện thế tổng hợp của 3 thành phần (UTH) chia cho cường độ dòng điện tổng hợp gồm 3 nguồn điện đấu song song (ITH) :
Hình ảnh
B.4. Giá trị của các chỉ số điện đo tại huyệt bằng dòng điện ngoài:
Các dữ liệu thu được không phản ảnh riêng đặc tính dòng sinh điện của huyệt, cũng không phản ảnh chủ yếu các đặc tính của dòng sinh điện, mà phản ảnh tổng hợp các đặc tính của 3 loại dòng điện đấu song song, đặc biệt là dòng điện ngoài, nên khi phân tích rất dễ bị lầm lẫn, sai lệch.
Máy chỉ có thể đo được từng huyệt, nên các dữ liệu của 2 huyệt khác nhau, đo ở 2 thời điểm khác nhau không thể dùng để so sánh với nhau được, mà trong nghiên cứu lại rất cần sự so sánh này, nếu cứ gượng ép so sánh sẽ dẫn tới những kết quả sai lệch.
Máy dùng 2 điện cực diện tích chênh lệch nhau 100 lần , không thực hiện được sự đồng nhất về diện tích điện cực.
Cách cầm nắm điện cực đo, dù đã cố gắng nắm ấn đồng đều trong khi đo cũng khó giữ được đồng đều trong cả quá trình đo kéo dài, nhất là giữa lần đo
này với lần đo khác.
Chính do những vấn đề trên, nên tuy có nhiều công trình nghiên cứu, nhưng chưa có công trình nào được ứng dụng vào chẩn đoán và theo dõi điều trị dựa trên các chỉ số điện đo tại huyệt bằng dòng điện ngoài.

----o0o----

Chương ba
Những ứng dụng thực tiễn của việc khảo sát hiệu điện thế sinh học hệ kinh lạc



A. Điều tra cơ bản:
Muốn ứng dụng bất cứ 1 loại máy, 1 dụng cụ, 1 phương pháp chẩn đoán, điều trị bệnh nào trên người ; trước hết , đều phải khảo sát xem nó có làm tổn hại sức khoẻ của súc vật bình thường không, sau đó phải nghiên cứu xem nó có chẩn đoán, hoặc điều trị được bệnh cho súc vật không. Nếu nghiên cứu trên súc vật đạt được kết quả mong muốn, mới được khảo sát trên người khoẻ mạnh để thu thập những thông số cần thiết do máy, hay dụng cụ, hoặc phương pháp chẩn đoán, điều trị tác động lên người bình thường, không bệnh tật.
Sau các bước điều tra cơ bản trên, mới tới bước nghiên cứu chẩn đoán, điều trị trên người bệnh.
Tuy nhiên, với loại máy hay dụng cụ hoặc phương pháp chẩn đoán, điều trị chắc chắn vô hại với sức khoẻ thì có thể bỏ qua giai đoạn khảo sát trên súc vật.
Máy đo HĐT sinh học của chúng tôi hoàn toàn vô hại cho sức khoẻ, vì máy không đưa dòng điện ngoài vào cơ thể, còn dòng sinh điện của cơ thể sau khi đi qua máy đo lại quay trở về cơ thể. Mặt khác, hệ kinh lạc của súc vật có nhiều chỗ khác với hệ kinh lạc của người, nên chúng tôi bỏ qua giai đoạn điều tra trên súc vật.

A.1. Chọn đối tượng cho điều tra cơ bản:
Đối tượng chúng tôi chọn để điều tra cơ bản là những vận động viên (VĐV) của các bộ môn thể dục, thể thao; những VĐV này phải đang luyện tập bình thường. Đây là những đối tượng có sức khoẻ tốt và rất dẻo dai trong luyện tập.

A.2. Chọn huyệt khảo sát:
Chúng tôi chọn 24 huyệt Nguyên để khảo sát trước, vì huyệt Nguyên là huyệt chính của mỗi đường kinh, lại là nơi Nguyên khí của cơ thể đi qua và dừng lại, nên có mối quan hệ khăng khít với đường kinh chủ quản nó.

A.3. Thao tác kỹ thuật:
Chúng tôi thực hiện đầy đủ những yêu cầu về máy và các thao tác kỹ thuật để bảo đảm tính đồng nhất, như đã nói trong phần A và phần C (từ mục C.1 đến mục C.4) của chương hai.

A.4. Nhận xét về kết quả của điều tra cơ bản:
Chúng tôi đã đo được HĐT của 24 huyệt Nguyên trên 136 VĐV ( 65 VĐV Nam, 71 VĐV Nữ), thuộc 6 bộ môn: Thể dục dụng cụ, Aerobic, Karate, Tân thủ Wushu, Wushu Talu, Vật.

A.4.1. Các đặc điểm của HĐT 2 pha:
Vì chưa tìm được hàm số đếm số pha dương pha âm hay hàm số đếm số chu kỳ trong thời gian đo, cũng như hàm số tính diện tich mỗi pha; nên chúng tôi chưa phân tích được những đặc tính có quy luật của 2 pha dương âm, tần số và diện tích các pha. Những vấn đề này đành lưu lại, khi nào chúng tôi tìm được các hàm số này, chúng tôi sẽ làm tiếp.
Nhưng chỉ lấy việc thống kê phân tích các trị số hiệu điện thế đo cách nhau mỗi khoảng thời gian 0.25 giây, kéo dài 2 phút; dựng chúng thành điện đồ HĐT trong thời gian đo. Sau đó tính HĐT trung bình của mỗi huyệt và HĐT trung bình của cả 24 huyệt để so sánh, phân tích; chúng tôi đã thấy nhiều quy luật đáng quan tâm.

A.4.1.1. Sự khác nhau giữa điện huyệt đồ với điện não đồ và điện tâm đồ:
Điện đồ của hiệu điện thế chúng tôi ghi được khác với điện não đồ và điện tâm đồ cả về trị số hiệu điện thế, tần số và hình dáng. Qua khảo sát thử trước khi tiến hành nghiên cứu chúng tôi thấy:
Biên độ hiệu điện thế rất cao từ mươi mV đến năm, sáu trăm mV.
Tần số rất thấp, nếu khoảng cách thời gian giữa 2 lần đo liên tiếp = 0,25” thì ghi được các điện đồ có tần số trung bình =1,8-1,1 hz (tính bằng đo thủ công trên điện đồ), nếu khoảng cách giữa 2 lần đo liên tiếp = 0,5” các điện đồ ghi được có tần số = 0,32-0,032 Hz, nếu khoảng cách giữa 2 lần đo liên tiếp = 1”các điện đồ ghi được có tần số = 0,14-0,016 Hz.
Hình dạng điện đồ thường không đều, ít khi gặp các chu kì có hình dạng giống hệt nhau như điện tâm đồ. Ở cả pha âm và pha dương thường có sóng phụ.
Hình ảnh

A.4.1.2. Các hiệu điện thế trung bình (HĐTTB):
Hai, ba lần đo đầu trị số đo được chưa ổn định, nên chúng tôi bỏ 5 lần đo đầu không lấy vào thống kê.
Đo HĐT với khoảng cách 0,25 giây mỗi lần đo, trong 2 phút mỗi huyệt sẽ đo được 480 trị số HĐT, bỏ 5 lần đo đầu còn 475 trị số.
Như vậy:
HĐTTB của mỗi huyệt Nguyên trên mỗi VĐV là trung bình cộng của 475 trị số HĐT đo được trên mỗi huyệt.
HĐTTB của mỗi huyệt Nguyên trên 136 VĐV là trung bình cộng của 475*136 = 64.600 trị số HĐT đo được tại huyệt Nguyên ấy trên cả 136 VĐV.
HĐTTB của 24 huyệt Nguyên trên mỗi VĐV là trung bình cộng của 475*24 = 11.400 trị số HĐT đo dược trên cả 24 huyệt.
HĐTTB của tất cả các số đo là trung bình cộng của 11.400*136 = 1.550.400 trị số HĐT đo được trên cả 24 huyệt Nguyên của cả 136 VĐV.
Trên cả 136 VĐV, HĐTTB của mỗi huyệt Nguyên Hình ảnh và hiệu điện thế trung bình của cả 24 huyệt Nguyên trung bình Hình ảnh theo bảng dưới :
Hình ảnh

Ở bảng trên, trị số T tính theo mẫu điều tra có các biến số cùng là hiệu điện thế (biến số liên tục), trên cùng 1 đối tượng, trong cùng 1 thời điểm, chúng tôi thấy: có 22 huyệt sự chênh lệch hiệu điện thế của huyệt so với hiệu điện thế trung bình chung của 24 huyệt có ý nghĩa thống kê, với T >3; chỉ có huyệt Đại lăng phải và Khâu khư trái là không có ý nghĩa thống kê, T <2, có nghĩa: 2 huyệt này không chênh lệch rõ ràng với hiệu điện thế trung bình chung, còn 22 huyệt khác có sự chênh lệch rõ ràng, chúng đều ở thế cân bằng động.
Hình ảnh

A.4.1.3. Cân bằng động và mất cân bằng động:
Nếu lấy hiệu điện thế trung bình chung của cả 24 huyệt cộng trừ 2 lần độ lệch chuẩn Hình ảnh để có 95% trị số hiệu điện thế nằm trong khoảng lệch này (chúng tôi coi đây là giới hạn cân bằng động của hoạt động điện trong cơ thể người khỏe mạnh), thì 3.264 huyệt Nguyên của cả 136 VĐV chỉ có 52 huyệt mất cân bằng động, số huyệt ở trong thế cân bằng động (CBĐ) đạt tới 98.4% .
Nếu lấy HĐTTB chung của cả 24 huyệt Nguyên cộng trừ 1 lần độ lệch chuẩn Hình ảnh để có 68% trị số hiệu điện thế nằm trong giới hạn CBBĐ thì số huyệt mất CBĐ của 136 VĐV chỉ có 494 huyệt, còn 2.770 huyệt ở trong thế CBBĐ, đạt tới 85% .
Hai tỉ lệ của các huyệt ở trong thế CBĐ lớn hơn trị số sác xuất 95% và 68% khá cao, chứng tỏ 136 VĐV này là người khỏe mạnh (đúng thế, họ vẫn đang luyện tập bình thường).
Các dữ liệu của điểm (A.4.1.2) và (A.4.1.3) là thành công chính của lần điều tra cơ bản này, vì nó cho biết : Các VĐV khoẻ mạnh bình thường nên 24 HĐTTB của 24 huyệt Nguyên có trên 98% ở trong giới hạn CBĐ của HĐTTB cả 24 huyệt với độ lệch chuẩn 2σ Hình ảnh, và trên 85% ở trong giới hạn CBĐ vói độ lệch chuẩn 1σ.Hình ảnh
Thành công này có rất nhiều giá trị thực tiễn trong chẩn đoán và chữa bệnh. Nó là cơ sở để xây dựng những mô hình chẩn đoán sức khoẻ và điều trị bệnh, dựa trên sự CBĐ hay mất CBĐ của HĐTTB 24 huyệt Nguyên.

+ Chẩn đoán HĐTTB của 24 huyệt Nguyên không bệnh :
- Bảng thống kê HĐTTB 24 huyệt Nguyên của 1 người không bệnh phải có trên 98% huyệt ở trong giới hạn CBĐ của HĐTTB cả 24 huyệt với độ lệch chuẩn 2σHình ảnh, và trên 85% ở trong giới hạn CBĐ vói độ lệch chuẩn 1σ Hình ảnh.
- HĐTTB của huyệt nào ở dưới giới hạn cao, trên giới hạn thấp của HĐTTB cả 24 huyệt với độ lệch 1σ Hình ảnh là huyệt đó không bệnh. Có 24 HĐTTB ở dưới giới hạn cao, trên giới hạn thấp của HĐTTB của cả 24 huyệt với độ lệch 1σ Hình ảnh là HĐT của 1 cơ thể khoẻ mạnh.
- HĐTTB của huyệt nào ở giữa giới hạn cao của 2 độ lệch 1σ và 2σ Hình ảnh, không kèm dấu hiệu bệnh lý trên điện đồ hay triệu chứng bệnh lý trên lâm sàng , là huyệt đó không bệnh nhưng thiên về dương mạnh .
- HĐTTB của huyệt nào ở giữa giới hạn thấp của 2 độ lệch 1σ và 2σ Hình ảnh, không kèm dấu hiệu bệnh lý trên điện đồ hay triệu chứng bệnh lý trên lâm sàng, là huyệt đó không bệnh nhưng thiên về Âm mạnh.

+ Chẩn đoán HĐTTB của 24 huyệt Nguyên có không bệnh:
- Nếu bảng thống kê HĐTTB 24 huyệt chỉ có HĐTTB của 1 huyệt mất CBĐ với độ lệch 2σ Hình ảnhnhưng lại kèm dấu hiệu bệnh lý trên điện đồ, hay triệu chứng bệnh lý trên lâm sàng, là huyệt đó có bệnh, hoặc kinh mạch hay tạng phủ chủ quản huyệt đó có bệnh. Chưa đến mức là bệnh của toàn thân.
Nếu có nhiều HĐTTB mất CBĐ chỉ vói độ lệch 2σ, hay với cả 2 độ lệch thì không cần kèm dấu hiệu bệnh lý khác cũng vẫn là toàn cơ thể có bệnh.
- Nếu HĐTTB chỉ mất CBĐ với độ lệch 1σ, không kèm dấu hiệu bệnh lý trên điện đồ, hay triệu chứng bệnh lý trên lâm sàng, cũng vẫn có thể đã nhiễm bệnh nhưng còn đang trong thời kỳ ủ bệnh.
- Nếu HĐTTB mất CBĐ kèm dấu hiệu bệnh lý trên điện đồ hay triệu chứng bệnh lý, nhưng không có triệu chứng toàn thân, là chỉ mắc bệnh ở một vài kinh lạc, tạng phủ nào đó.
- Nếu HĐTTB mất CBĐ kèm dấu hiệu bệnh lý trên điện đồ, hay triệu chứng bệnh lý toàn thân, hoặc có rất nhiều huyệt mất CBĐ đều là toàn cơ thể mắc bệnh.
Hình ảnh

A.4.1.4. So sánh trị số HĐT giữa nam và nữ:
Trị số HĐT trung bình chung 24 huyệt của nam lớn hơn nữ 3.59mV, với trị số T có ý nghĩa thống kê. Ngoài ra, nhiều dữ liệu khác trị số HĐT trung bình của nam cũng lớn hơn nữ, với ý nghĩa thống kê rất cao:
Hình ảnh

Trong bảng trên chỉ có số HĐT+ của nữ cao hơn nam, số HĐT- của nam cao hơn nữ, nhưng đều không có ý nghĩa thống kê.
Phải chăng sự chênh lệch này phản ảnh đặc điểm nam thuộc phái mạnh, năng hoạt động, gánh vác nhiều trọng trách, nên cần có 1 hiệu điện thế luôn thay đổi (2 pha) lớn hơn nữ ?

A.4.1.5. So sánh HĐT giữa các cặp cùng tính:
Bản thống kê dưới đây cho thấy nhiều cặp HĐT đại diện cho 2 dữ liệu cùng 1 tính, lại có HĐT chênh lệch nhau rõ rệt, có trị số T rất cao.
Hình ảnh

+ Chênh lệch giữa tính âm và tính dương :
Ta thấy cặp số lần đo được HĐT+, hay HĐT- và cặp HĐT trung bình của 12 huyệt Nguyên thuộc kinh âm , hay 12 huyệt Nguyên thuộc kinh dương; tuy chúng đại diện cho 2 dữ liệu khác nhau, nhưng lại có sự tương đồng kỳ lạ. Số lần đo được HĐT- nhiều hơn HĐT+ 3 lần, tương ứng với HĐT trung bình của 12 huyệt Nguyên âm cũng cao hơn huyệt Nguyên dương 1.19mV. Ở bảng chênh lệch giữa nam với nữ, 2 loại chênh lệch này ở nam cũng cao hơn nữ.
Phải chăng vì trong sinh học, để duy trì sự sống và phát triển, sinh vật cần được dinh dưỡng và chuyển hoá thức ăn đã hấp thu được. Nên dòng sinh điện 2 pha phải có sóng âm lớn hơn sóng dương, vì sóng âm kich thích chuyển hoá dinh dưỡng mạnh hơn, còn sóng dương kích thích hoạt động chức năng mạnh hơn.
Điều làm ta ngạc nhiên hơn nữa: hiện tượng vừa phân tích, không chỉ phù hợp với các quy luật sinh lý học hiện đại; mà còn phù hợp với cả học thuyết Âm Dương của Y học cổ truyền, vì Âm chủ sinh, Dương chủ trưởng (lớn lên); Âm là chất, Dương là khí; Âm chủ tĩnh, Dương chủ động; nên sóng điện âm và HĐT của các huyệt âm phải lớn hơn sóng điện dương và HĐT của các huyệt dương.
+ Chênh lệch giữa HĐT ở huyệt chân và HĐT ở huyệt tay:
Cặp HĐTTB của các huyệt Nguyên ở chân lớn các huyệt ở tay 1.49mV. Chênh lệch này không phản ảnh các quy luật của sinh lý học hay Y học cổ truyền; nó phản ảnh quy luật về truyền dẫn điện, vì tiết diện của chân lớn hơn của tay nhiều lần, nên điện trở của chân thấp hơn của tay, do đó HĐT đo được lớn hơn. Mặt khác, do tiết diện chân lớn hơn tay nên các đường sức của ĐTTHTB toàn cơ thể truyền qua nhiều hơn, do đó HĐT đo được lớn hơn.
Kết hợp với bảng chênh lệch HĐT giữa nam nữ, tuy HĐT tay chân nam đều lớn hơn tay chân nữ, nhưng HĐT trung bình của chân nam chỉ lớn hơn của tay nam 1.35mV, còn HĐT trung bình của chân nữ lớn hơn của tay nữ 1.62mV. Chênh lệch của nữ lớn hơn nam là vì chân nữ thường lớn hơn chân nam. So sánh này càng cho thấy: HĐT trung bình của chân lớn hơn tay là tuân theo quy luật truyền dẫn điện.
+ Chênh lệch giữa HĐT của huyệt ở bên phải với huyệt ở bên trái:
Căp HĐT trung bình của các huyệt Nguyên ở bên trái lớn hơn các huyệt nguyên bên phải 0.43mV. Tuy trị số T khẳng định tính quy luật của sự chênh lệch này, nhưng trị số của nó bé hơn T của các cặp khác nhiều, T của nó chỉ là 3,92 trong khi T của tât cả các cặp khác đều lớn hơn 10.
Chúng tôi chưa giải thích được lý do vì sao HĐT bên trái lớn hơn HĐT bên phải.

----o0o----

Chương ba
Những ứng dụng thực tiễn của việc khảo sát hiệu điện thế sinh học hệ kinh lạc
(tiếp theo)


A.4.2. Hai đặc tính quan trọng của HĐT huyệt Nguyên:
Tuy chưa biết hàm số nào đếm được mỗi điện đồ có bao nhiêu loại tần số, và trong cả thời gian đo mỗi loại tần số có bao nhiêu chu kỳ lặp lại. Song bằng cách nhìn khái quát và đếm thử thời gian của một số chu kỳ, chúng tôi cũng phát hiện được 2 đặc tính rất quan trọng của điện đồ hiệu điện thế 2 pha đo trên 24 huyệt Nguyên
A.4.2.1. HĐT huyệt Nguyên có 2 phức bộ sóng:
Trên cả 24 điện đồ ta thấy có 2 phức bộ sóng chủ yếu:
+ Phức bộ sóng nhanh tạo nên bởi rất nhiều sóng có tần số khoảng 2Hz, thỉnh thoảng chen vào 1 chu kỳ sóng dài hơn (F khoảng 1,33Hz).
+ Phức bộ sóng châm tạo nên bởi rất nhiều sóng có tần số chậm hơn (F khoảng 0.66Hz), thỉnh thoảng chen vào 1 chu kỳ sóng dài hơn (F khoảng 0.33Hz).
+ Hai phức bộ sóng này gồm phần lớn các sóng có tần số từ 0.5Hz đến 2Hz, giống như sóng delta của điện não đồ và sóng điện tim từ tần số chậm nhất đến tần số nhanh nhất, còn phần nhỏ các sóng khác đều chậm hơn sóng điện não và chậm hơn sóng điện tim rất nhiều.
+ Phức bộ sóng chậm có chu kỳ dài hơn chu kỳ sóng nhanh từ 3 đến hơn 4 lần, phức bộ sóng chậm có chu kỳ 1.5”- 7”, phức bộ sóng nhanh có chu kỳ 0.5”- 1,5”.
+ Các sóng của cả 2 phức bộ này đều tập hợp thành từng nhóm từ 5 sóng đến hơn chục sóng với biên độ tăng dần rồi lại giảm dần, khiến chúng có tính chất như 1 sóng mang trong radio, được bao bởi 2 loại sóng có chu kỳ dài hơn: Ở phức bộ nhanh T = 8”- 10”. Ở phức bộ chậm T = 10”- 20”. Chúng hoàn toàn khác sóng điện não và điện tim.
Hình ảnh

A.4.2.2. Đặc điểm của sự xuất hiên nhóm sóng HĐT 2 pha mới:
+ Giữa 2 điện đồ liền kề , mỗi nhóm sóng giống nhau ở điện đồ dưới và điện đồ trên , bắt đầu và kết thúc cách nhau 1 khoảng thời gian gần như bằng nhau.
Nếu lấy biên độ cao nhất (đỉnh) của mỗi nhóm sóng, để dễ đối chiếu nhóm sóng thuộc huyệt này với nhóm sóng thuộc huyệt khác ở ngay trên hoặc dưới nó, ta thấy:
Đỉnh của nhóm sóng thuộc điện đồ trên ở trước hay ở sau đỉnh của nhóm sóng thuộc điện đồ dưới từ 1” đến 2”. ( Điện huyệt đồ 2)
Đỉnh của tất cả các nhóm sóng cùng 1 phức bộ thuộc mỗi huyệt, đều cùng ở trước hay đều cùng ở sau đỉnh của các sóng tương ứng ở điện đồ thuộc huyệt trên hoặc dưới nó.
Khi điện đồ chuyển từ phức bộ sóng này sang phức bộ sóng khác thì trật tự trước sau đảo ngược lại, ở phức bộ trước đỉnh sóng của điện đồ trên đứng trước đỉnh sóng điện đồ dưới, sang phức bộ sau đỉnh sóng điện đồ trên đảo vị trí thành đứng sau đỉnh sóng điện đồ dưới. Trên 1 số điện đồ điển hình, sự đảo ngược trước sau này sảy ra sau 1 nhóm sóng cùng tần số nhưng có số chu kỳ nhiều gấp 2-3 lần số chu kỳ của các nhóm sóng cùng tần số ở trước nó.
Đặc biệt, giữa 2 điện đồ liền kề nếu vị trí đỉnh của các nhóm sóng thuộc điện đồ trên đứng trước đỉnh của các nhóm sóng tương ứng thuộc điện đồ dưới thì cả 24 điện đồ đều cùng theo trật tự đỉnh nhóm sóng ở điện đồ trên đứng trước đỉnh nhóm sóng tương ứng ở điện đồ dưới. Nếu 1 điện đồ đổi vị trí đỉnh sóng thành đứng sau đỉnh sóng của điện đồ dưới nó thì cả 24 điện đồ cũng đổi vị trí theo.
Hình ảnh

+ Thử làm thống kê trên 30 vận động viên Wushu-Talu chúng tôi thấy :
- Hai huyệt Xung dương, 2 huyệt Thái bạch và huyệt Thần môn trái chỉ có phức bộ sóng chậm không có phức bộ sóng nhanh.
- Huyệt Hợp cốc phải và Thần môn phải có 8 VĐV điện đồ chỉ có phức bộ sóng chậm, còn 22 VĐV khởi đầu là phức bộ chậm rồi chuyển ngay sang phức bộ nhanh, hay ngược lại khởi đầu là phức bộ sóng nhanh sau chuyển ngay sang phức bộ sóng chậm.
- Hai huyệt Thái uyên, huyệt Hợp cốc trái và 2 huyệt Uyển cốt bắt đầu là phức bộ sóng chậm sau chuyển ngay sang phức bộ sóng nhanh hay ngược lại như trên.
- Huyệt Kinh cốt trái có 22 VĐV điện đồ khởi đầu cũng là phức bộ sóng chậm rồi sau chuyển sang phức bộ nhanh, còn 8 VĐV chỉ có phức bộ sóng nhanh.
- Huyệt Kinh cốt phải có 2 VĐV điện đồ khởi đầu cũng là phức bộ sóng chậm sau chuyển sang phức bộ sóng nhanh, còn 28 VĐV chỉ có phức bộ sóng nhanh.
- Từ huyệt Thái khê đến huyệt Thái xung gồm 10 huyệt chỉ có phức bộ sóng nhanh, không có phức bộ sóng chậm.
- Tổng hợp lại: Điện đồ 24 huyệt gồm 9 huyệt kết hợp phức bộ chậm với phức bộ nhanh, 5 huyệt chỉ có phức bộ chậm, 10 huyệt chỉ có phức bộ nhanh.
+ Những quan sát, thống kê trên cho thấy: Sự vận hành của các phức bộ sóng nhanh hay chậm là sự vận hành có qui luật, theo trình tự từ điện đồ thứ nhất đến điện đồ thứ 24, hay từ điện đồ thứ 24 lên điện đồ thứ nhất. Vậy sự vận hành này tuân theo qui luật nào của các dòng sinh điện ?
- Phải chăng do các huyệt gần, kề nhau kích thích lẩn nhau ? Lấy 1 số lần đo đầu tiên của 1 VĐV chọn làm ví dụ , đối chiêú các huyệt Kinh cốt với Khâu khư ở cả 2 chân, các huyệt Xung dương Thái bạch với Thái xung Khâu khư cả 2 chân, các huyệt Thần môn Thái uyên với Đại lăng cả 2 tay, tất cả đều là những huyệt rất gần nhau, chúng chỉ cách nhau từ 1.5Cm đến 6Cm, nhưng những huyệt trước là phức bộ sóng chậm, những huyệt sau lại là phức bộ sóng nhanh. Hay lấy 1 số lần đo cuối cùng để đối chiếu một số huyệt với nhau, ta cũng thấy sự khác nhau như thế. Hiện tượng này cho thấy: không phải do các huyệt gần nhau kích thích lẫn nhau, như vậy mỗi huyệt phải được cách điện rất tốt với huyệt khác, nếu không các phức bộ sóng gần nhau sẽ tác động lên nhau làm cho điện đồ rối loạn.
- Hiện tượng trên còn cho thấy: mỗi huyệt phải ở trên 1 điểm khác nhau của điện trường tổng hợp trung bình của toàn cơ thể, nên mới có phức bộ sóng khác nhau. (Nếu 2 huyệt có cùng 1 phức bộ sóng và trị số hiệu điện thế như nhau là chúng cùng ở trên một mặt đẳng thế của điện trường tổng hợp trung bình toàn cơ thể).
+ Trở lại sự lệch thời gian xuất hiện nhóm sóng mới , hay kết thúc nhóm sóng cũ , của 2 điện đồ liền kề:
Trong 2 đến 10 lần đo liên tiếp, lấy sự xuất hiện đỉnh sóng cho dễ quan sát. (Điện huyệt đồ 2)
Như trên đã nhận xét, sự xuất hiện nhóm sóng mới ở điện đồ trên chậm hoặc nhanh hơn sự xuất hiện nhóm sóng mới ở điện dồ dưới liền kề từ 1” đến 2”, diễn ra nhất quán từ huyệt Thái uyên trái đến huyệt Thái xung phải. Vậy sự tuần hoàn nhất quán này tuân theo qui luật nào của các dòng sinh điện ?
- Chắc chắn không phải do tương quan giữa các hiệu điện thế của các huyệt gần kề bên nhau, không phải do điện trường của huyệt này kích thích điện trường của huyệt khác, ở kề bên nó, chuyển sang nhóm sóng mới theo nó. Vì như thế thì huyệt Đại lăng phải kích thích huyệt Thần môn cùng tay chuyển nhóm sóng theo nó sau một vài giây, hay huyệt Thần môn phải kich thích huyệt Đại lăng cùng tay chuyển nhóm sóng trước nó một vài giây. Nhưng trong thực tế, 24 điện đồ liên tiếp cho thấy huyệt Đại lăng chuyển nhóm sóng trước hay sau huyệt Thần môn trung bình 12”.
- Phải chăng, sự lệch thời gian xuất hiện nhóm sóng mới giữa 2 điện đồ liền kề, là do cường độ điện trường trung bình tại vị trí các huyệt cùng nằm trên các mặt đẳng thế giống nhau, hay nằm trên 2 mặt đẳng thế gần nhau quyết định ?
Xét về mặt cấu trúc hình học của các huyệt trái phải cùng tên thì 2 huyệt cùng tên đều nằm trên 2 mặt đẳng thế giống nhau, chúng sẽ có HĐT như nhau, nhưng chúng lại cách nhau rất xa (đẳng thế giống nhau vì chúng đối xứng qua mặt phẳng trước sau ở chính giữa cơ thể). Trên điện đồ ta cũng thấy ở tất cả các huyêt cùng tên sự xuất hiện nhóm sóng mới của huyệt trái đều cùng sớm hơn, hay cùng muộn hơn huyệt phải từ 1”đến 2”; nhưng trên thống kê ta chỉ thấy hiệu điện thế của 5 đôi huyệt (Hợp cốc, Xung dương, Thái bạch, Kinh cốt, Thái khê) có số nguyên mV như nhau, hai huyệt Thái uyên và hai huyệt Thái xung nằm trên 2 mặt đẳng thế có số nguyên mV khác nhau 1 đơn vị song chênh lệch chưa quá 1mV nên chúng cũng tác động lên nhau như 5 đôi huyệt trên, 5 đôi huyệt còn lại đều nằm trên 2 mặt đẳng thế cách nhau hơn 1mV nên khó tác động lên nhau hơn.
Còn các huyệt khác tên, sự chênh lệch HĐT giữa chúng rất lớn , nếu 2 huyệt khác tên không có quan hệ biểu lý, chênh lệch HĐT của chúng có thể lên tới 4-5mV, như huyệt Thần môn trái lớn hơn huyệt Thái bạch phải 4,27mV, 2 huyệt này nằm trên 2 mặt đẳng thế khác nhau và cách xa nhau nhiều, nhưng lại là 2 điện đồ liền kề nhau và sự xuất hiện các nhóm sóng HĐT 2 pha mới tuân theo quy luật bậc thang. Nếu 2 huyệt khác tên có quan hệ biểu lý với nhau, chênh lệch HĐT giữa chúng ít hơn, 2 huyệt Xung dương phải và Thái bạch trái có chênh lệch lớn nhất trong nhóm huyệt này cũng chỉ ở mức 3mV, nên chúng ở trên 2 mặt đẳng thế gần nhau hơn. ( Xem Bảng HĐT trung bình 24 huyệt Nguyên)
Cho nên mối tương quan giữa các huyệt khác tên tạo nên bậc thang lệch thời gian, của sự xuất hiện nhóm sóng mới, không thể giải thích bằng cường độ điện trường tổng hợp trung bình hay mặt đẳng thế.
Tuy nhiên, mặt đẳng thế hay cường độ điện trường tổng hợp trung bình vẫn có nhiều liên quan với sự lệch thời gian xuất hiện nhóm sóng mới. Tương lai cần có những công trình nghiên cứu riêng biệt đi sâu vào vấn đề này.
Trong khi hiệu điện thế của 2 huyệt kề bên nhau không có liên quan với bậc thang xuất hiện nhóm sóng mới, cường độ điện trường tổng hợp trung bình hay mặt đẳng thế không phải là nguyên nhân chính tạo ra bậc thang này ! Chúng tôi vô cùng ngạc nhiên, khi nhận ra bậc thang xuất hiện nhóm sóng mới chậm dần, hay nhanh dần theo thời gian, khi đi từ huyệt Thái uyên trái xuống huyệt Thái xung phải, cũng chính là vòng “ Đại chu thiên” của dòng tuần hoàn kinh khí trong cơ thể ( thiếu 2 mạch Nhâm Đốc vì 2 mạch không có huyệt Nguyên nên chưa khảo sát ).
Sự xuất hiện nhóm sóng hiệu điện thế 2 pha mới trên 12 kinh mạch, theo trật tự đúng như trật tự của dòng tuần hoàn kinh khí chứng minh: Trật tự của dòng tuần hoàn kinh khí theo vòng “ Đại chu thiên” chính là nguyên nhân xuất hiện nhóm sóng hiệu điện thế mới theo trật tự bậc thang; cả 2 đều là những dòng tuần hoàn năng lượng, nhưng có một điểm khác nhau là kinh khí chỉ vận hành theo 1 chiều, còn sóng hiệu điện thế sinh học vận hành theo cả 2 chiều thuận, nghịch. Tương lai, điểm khác này cần được nghiên cứu tiếp và phân tích sâu thêm.
Tổng hợp lại, ta có thể nói : Vòng “ Đại chu thiên “ chính là nhân tố chủ yếu của bậc thang xuất hiện nhóm sóng hiệu điện thế mới, thuộc các phức bộ tần số khác nhau. Điện đồ ghi được tại mỗi huyệt chính là “Huyệt điện đồ” của huyệt đó.
Do tính liên thông của bậc thang này, nên mỗi đường kinh của vòng “ Đại chu thiên” là 1 đường dẫn truyền các dòng sinh điện của toàn cơ thể. 12 đường kinh của mỗi bên trái phải nối liền với nhau theo trật tự từ kinh Phế đến kinh Can, và trên đường đi chúng đều liên lạc với mọi cơ quan tổ chức trong cơ thể.
Do dẫn truyền được các dòng 2 pha có phức bộ tần số khác nhau và biên độ điện thế khác nhau, nên chúng phải được cách điện tốt với đường kinh bên cạnh (như đã phân tich về 2 huyệt gần , kề bên nhau), ta có thể hình dung 6 đường kinh ở mỗi chi giống như 1 bó dây dẫn điện mà mỗi dây có 1 vỏ cách điện rất tốt bọc ngoài.

A.4.3. Các đặc tính của Dòng điện một chiều không đều:
Với hiệu điện thế 1 chiều không đều chúng tôi phải loại 2 VĐV còn 134 VĐV, kết quả của thống kê cho biết : hiệu điện thế trung bình là 32.64mV , gần bằng hiệu điện thế trung bình của dòng điện 2 pha 34.50mV .
Khác với hiệu điện thế 2 pha, ở hiệu điện thế 2 pha rất nhiều cặp so sánh chênh lệch hiệu điện thế có ý nghĩa thống kê và trị số T rất cao. Hiệu điện thế 1 chiều chỉ duy nhất có chênh lệch hiệu điện thế trung bình giữa VĐV nam và VĐV nữ là có ý nghĩa thống kê, với độ chênh lệch = 6.3mv và T = 2.70. Còn tất cả các cặp so sánh khác đều không có ý nghia thống kê vì trị số T rất thấp.
Hình ảnh

Phải chăng ? Do dòng điện 2 pha mang tính kích thích các tổ chức cơ quan hoạt động và làm các ions tích điện giao động , pha dương kích thích sự hoạt động vận động mạnh hơn, pha âm kích thích sự dinh dưỡng chuyển hoá mạnh hơn. Còn dòng điện 1 chiều vừa kích thích các tổ chức cơ quan hoạt động, vừa làm các ions tích điện chuyển động theo 1 chiều nhất định, ảnh hưởng đến dinh dưỡng chuyển hóa mạnh hơn dòng 2 pha; nữ giới có thiên chức sinh con và nuôi con nên cần nhiều chất dinh dưỡng cho mình và cho con, do đó hiệu điện thế 1 chiều của nữ lớn hơn của nam. Còn nam giới như trên đã phân tích năng động và gánh vác nhiều trọng trách nên hiệu điện 2 pha của nam lớn hơn của nữ.

A.4.4. Kết luận của phần A4:
A.4.4.1. Thành công chính của điều tra cơ bản này là xác định được việc chẩn đoán bệnh hay không bệnh dựa vào HĐTTB của 24 huyệt Nguyên, đối chiếu với HĐTTB của cả 24 huyệt.
Nếu sự đối chiếu cho kết quả : HĐTTB của huyệt Nguyên nào ở thế CBĐ là huyệt đó bình thường, đại diện cho sự khoẻ mạnh.
Nếu sự đối chiếu cho kết quả : HĐTTB của huyệt Nguyên nào ở thế mất CBĐ là huyệt đó có bệnh, đại diện cho sự ốm đau.
Thành công này có 1 giá trị thực tiễn rất lớn, vì nó cho phép ta xây dựng các mô hình chẩn đoán để ứng dụng trên lâm sàng.

A.4.4.2. Những so sánh phân tích về HĐTTB của 24 huyệt Nguyên tuân theo quy luật của điện vật lý và điện sinh học, phù hợp với quy luật hoạt động sinh lý của cơ thể, tương đồng với quy luật âm dương tạng phủ kinh lạc, chỉ mang tính chất lý luận, gợi mở những hướng đi sâu nghiên cứu kỹ hơn, chưa có giá trị thực tiễn.

----o0o----








No comments:

Post a Comment