Công dụng của Đỗ Trọng :
Tên thuốc: Cortex Eucommiae.
Tên khoa học: Eucommia ulmoides Oliv.
Tên khoa học: Eucommia ulmoides Oliv.
Tính vị: Vị ngọt, hơi cay, tính ấm.
Quy kinh: Vào kinh Can,Thận, Phế.
Chữa
chức năng gan thận hư.Bổ trung, ích tinh khí, kiện cân cốt, cường chí,
mạnh cân cốt, an thai, âm nang ngứa chảy nước, tiểu gắt, lưng đau,chân
đau nhức không muốn bước, lưng cột sống co rút đau, đầu gối đau nhức,
đau đầu chóng mặt, vùng bìu dái lở ngứa, âm hộ ngứa, tiểu són, có thai
bị rong huyết, trụy thai.
Liều lượng: 8-12g, có thể dùng đến 40g.
Kiêng kỵ : Âm hư hỏa vượng không dùng được.
Công dụng của Ba Kích :
Tính vị: Vị cay, ngọt, tính hơi ấm Quy kinh: Vào kinh Tâm,Tỳ, Can, Vị và Thận Tác dụng:
Chủ trị
phong tà khí, cường cân cốt, an ngũ tạng, bổ trung, tăng chí, ích khí,
hạ khí, bổ ngũ lao, ích tinh, khứ phong, bổ huyết hải, an ngũ tạng, định
tâm khí, trừ các loại phong, bổ thận, ích tinh, hóa đờm, cường âm, trị
liệt dương (âm nuy bất khởi), bụng dưới đau xuống âm hộ, trị các chứng
phong, thủy thũng, nam giới bị mộng tinh, di tinh, đầu mặt bị trúng
phong, trị cước khí, ho suyễn, chóng mặt, tiêu chảy, ăn ít, tiểu không
tự chủ, tử cung lạnh, phong hàn thấp, lưng gối đau, không thụ thai do tử
cung lạnh, kinh nguyệt không đều, bụng dưới lạnh đau, phong thấp đau
nhức, gân xương mềm yếu, lãnh cảm, mất ngủ, tăng sức dẻo dai, tăng sức
đề kháng chống viêm, teo gân cơ.
Liều dùng: 6-12g dạng thuốc thang. Có thể ngâm rượu hoặc nấu thành cao, làm thành hoàn, tán…
Công dụng của Ngưu Tất
Tên dược: Radix Achyranthis bidentatae; Radix cyathulae.
Tên thường gọi: Achyranthes root, Cyathula root: ngưu tất.
Tên thường gọi: Achyranthes root, Cyathula root: ngưu tất.
Tính vị: vị đắng, chua và tính ôn.
Qui kinh: can và thận.
Tác dụng :
Hoạt
huyết, trừ ứ bế và điều kinh. Bổ can, thận, khoẻ cơ gân, lợi tiểu,
chống loạn tiểu tiện. Tăng tưới máu cho phần dưới cơ thể. Ứ máu biểu
hiện như vô kinh, ít kinh, loạn kinh và đau do chấn thương ngoài. Giãn
mạch máu quá mức. Can và thận kém biểu hiện như đau và yếu vùng thắt
lưng và chân.
Liều dùng: 6-15g.
Thận trọng và chống chỉ định: không dùng ngưu tất cho thai phụ hoặc ra nhiều kinh nguyệt.
Các bài thuốc hay từ Đỗ trọng
Từ Điển Vị Thuốc – Ba Kích
Từ lâu, Ba kích đã nổi tiếng là vị thuốc có tác
dụng bổ thận, tráng dương, cường gân cốt, trừ phong thấp rất tốt cho
sức khỏe sinh lý (cả nam và nữ) đặc biệt là ở nam giới.
BA KÍCH
Radix Morindae
1. Tên gọi khác:
_ Ba kích thiên, cây ruột gà, chẩu phóng xì, ba kích nhục, liên châu ba kích.
2. Tên khoa học:
_ Morinda Offcinalis How.
_ Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
3. Mô tả:
_ Cây thảo, sống lâu năm, leo bằng thân
quấn. Thân non mầu tím, có lông, phía sau nhẵn. Lá mọc đối, hình mác
hoặc bầu dục, thuôn nhọn, cứng, dài 6-14cm, rộng 2,5-6cm, lúc non màu
xanh lục, khi già màu trắng mốc. Lá kèm mỏng ôm sát thân. Hoa nhỏ, lúc
đầu màu trắng, sau hơi vàng, tập trung thành tán ở đầu cành, dài
0,3-1,5cm, 2- 10 cánh hoa, 4 nhị. Quả hình cầu, khi chín màu đỏ. Mùa
hoa: tháng 5-6, mùa quả: tháng 7-10.
_ Cây Ba kích mọc hoang ở ven rừng, trên
đồi rậm giữa các bụi bờ, bãi hoang, nhiều nhất ở Quảng Ninh, Hà Tây, Phú
Thọ, Bắc Ninh, Bắc Giang.
4. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản:
4.1. Bộ phận dùng:
_ Rễ.
4.2. Thu hái:
_ Rễ đào quanh năm, tốt nhất vào thu đông.
4.3. Chế biến:
_ Đào về rửa sạch đất cát, phơi hay sấy khô. Khi gần khô đập dẹt rồi lại phơi cho thật khô.
4.4. Bảo quản:
_ Nơi khô ráo, thoáng mát.
5. Thành phần hóa học:
_ Trong rễ ba kích chủ yếu có các chất anthraglucozit, ít tinh dầu, chất đường, nhựa và acid hữu cơ.
_ Rễ tươi có vitamin C (Theo Đỗ Tất Lợi, Võ Hữu Đức, 1961).
6. Tính vị qui kinh:
_ Vị ngọt, cay, tính ôn quy kinh can thận.
7. Tác dụng dược lý:
7.1. Theo Y học cổ truyền:
_ Thuốc có tác dụng bổ thận dương, trừ
phong thấp. Chủ trị các chứng liệt dương, vô sinh (do bào cung lạnh),
chứng tý do phong hàn thấp.
7.2. Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:
_ Theo Đỗ Tất Lợi: nước sắc Ba kích có tác dụng làm tăng sự co bóp của ruột và giảm huyết áp, không có độc.
_ Theo sách Trung dược học: cho chuột lớn
và chuột nhắt uống thuốc đều không thấy biểu hiện tác dụng của kích tố
đực. Thuốc có tác dụng như ACTH làm cho tuyến ức chuột con teo.
8. Một số ứng dụng:
8.1. Chữa liệt dương, tảo tiết ở nam, chứng vô sinh ở nữ do thận dương hư:
_ Ba kích thiên hoàn: Ba kích
thiên 12g, Ngũ vị tử 6g, Nhân sâm 8g (nếu không có, thay Đảng sâm lượng
gấp đôi), Thục địa 16g, Nhục thung dung, Long cốt, Cốt toái bổ, mỗi thứ
12g, tán bột mịn, luyện mật làm hoàn, mỗi lần 12g, mỗi ngày 2 - 3 lần.
Trị đau lưng, hoạt tinh ở người thận hư, kết quả tốt.
_ Ba kích thiên, Đảng sâm, Phúc bồn tử,
Thỏ ty tử, mỗi thứ 12g, Sơn dược 24g, Thần khúc 12g, tán bột mịn luyện
mật làm hoàn, mỗi lần uống 12g, ngày 2 - 3 lần.
8.2. Trị người lớn tuổi đau lưng, chân yếu, tê mỏi:
_ Kim cang hoàn: Ba kích thiên, Xuyên tỳ
giải, Nhục thung dung, Đỗ trọng, Thỏ ty tử, lượng bằng nhau, Lộc thai 1
bộ, tán bột mịn, luyện mật làm hoàn, mỗi lần uống 8g, ngày 2 - 3 lần với
nước sôi ấm.
_ Ba kích nhục 10g, Thục địa 10g, Nhân
sâm 4g, Thỏ ty tử 6g, Bổ cốt toái 5g, Tiểu hồi hương 2g, nước 600ml,
sắccòn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.
8.3. Chữa chứng phong thấp, cước khí phù:
_ Ba kích khu tý thang: Ba kích 12g, Đỗ
trọng 12g, Ngưu tất 12g, Xuyên tục đoạn 12g, Tang ký sinh 10g, Sơn thù
nhục 8g, Hoài sơn 16g, sắc uống.
8.4. Trị huyết áp cao thời kỳ mãn kinh:
_ Ba kích thiên, Tiên mao, Hoàng bá, Tiên linh tỳ, Tri mẫu, Đương qui, mỗi thứ 20 - 28g, sắc nước uống.
Chú ý:
- Liều dùng: 10 - 15g lúc cần có thể dùng liều cao.
- Thận trọng lúc dùng đối với chứng âm hư hỏa vượng, đại tiện táo bón.
5 BÀI THUỐC CHỮA THOÁI HÓA CỘT SỐNG ĐƠN GIẢN NHẤT
Bài 1: Chữa thoái hóa cột sống
Chuẩn bị các vị thuốc gồm: Lá
lốt, cây xấu hổ hoa tím (trinh nữ), lá đinh lăng. Bài thuốc chữa thoái
hóa cột sống bằng lá lốt áp dụng cho các trường hợp bị thoái hóa đốt
sống cổ.
- Lá lốt dùng cả thân và rễ, cây xấu hổ lấy phần thân.
-
Lá lốt rửa sạch, phơi khô, cắt 3 phân: Phơi trong bóng mát cho héo rồi
phơi 3 nắng. Mỗi lần dùng khoảng 30g, cây tươi là 50 – 70g.
- Xấu hổ rửa sạch, phơi khô, cắt ngắn; mỗi lần dùng 30g, cây tươi là 50 – 70g.
- Lá đinh lăng rửa sạch, phơi khô, mỗi lần dùng 30g, lá tươi là 50- 70g.
- Cho cả 3 vị thuốc trên vào nồi, rồi thêm 1,5 lít nước, đun sôi, uống cả ngày. Dùng trong 1 tuần sẽ thấy hiệu quả.
Bài 2: Chữa thoái hóa cột sống
Bài thuốc này gồm các vị thuốc: Cây lá lốt, cây ngải cứu, cây xấu hổ (hoa tím), cây cỏ xước.
- Cây lá lốt và ngải cứu lấy cả thân, lá, rễ. Cây xấu hổ lấy phần thân, cây cỏ xước lấy cả rễ.
- Lá lốt, ngải cứu rửa sạch, phơi khô, cắt khúc; xấu hổ và cỏ xước rửa sạch, phơi tái, rũ bỏ sạch lá, cắt khúc.
-
Tất cả đem sao vàng, mỗi vị lấy 150g cho vào ấm sắc thuốc và cho thêm
vài lát gừng tươi cho ấm và dẫn thuốc. Cho nước vào, đun sôi một lúc là
được, lấy nước uống hàng ngày.
- Bạn có thể cho thêm một nhúm cam thảo nam, 100g rễ, thân, lá đinh lăng khô khi sắc sẽ dễ uống hơn.
Bài 3: Chữa thoái hóa cột sống
Chuẩn bị các vị thuốc gồm: Thạch cao, quế chi, cam thao (đã nướng), tri mẫu, ngạch mễ.
- Lấy 24g thạch cao, 12g quế chi, 8g cam thảo (đã nướng), 20g tri mẫu, 40g ngạch mễ.
- Cho vào ấm thuốc, cho nước vào sau đó sắc lấy nước uống, mỗi ngày 1 thang.
- Bạn sẽ thấy những cơn đau do thoái hóa cột sống giảm đi nhiều.
Bài 4: Chữa thoái hóa cột sống
Chuẩn bị các vị thuốc: Ma hoàng, ý dĩ, quế chi, cát căn, thược dược, đại táo.
- Lấy 8g ma hoàng, 16g ý dĩ, 12g quế chi, 16g cát căn, 12g thược dược, 16g đại táo.
- Sắc các vị thuốc trên để uống, mỗi ngày một thang.
Bài 5: Chữa thoái hóa cột sống
Chuẩn bị các vị thuốc gồm: Bạch truật, hoàng kỳ, cam thảo, phòng kỷ, sinh khương, đại táo.
- Lấy bạch truật 12g, hoàng kỳ 16g, cam thảo 6g, phòng kỷ 12g, sinh khương 6g, đại táo 16g.
- Đem sắc nước uống, mỗi ngày một thang cho đến khi thoái hóa cột sống khỏi hẳn.
No comments:
Post a Comment