LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Thursday, June 29, 2017

CON ĐƯỜNG VẬN ĐỘNG - CẢM GIÁC



  • Chức năng vận động được duy trì nhờ hệ tháp, hệ ngoại tháp, tiểu não và các tế bào vận động ngoại biên, cơ quan thực hiện và bắp cơ.
  • Tổn thương các thành phần nêu trên điều gây ra các bất thường về vận động.
  • Hệ tháp là tập hợp các tế bào vận động trung ương, thân tế bào nằm chủ yếu tại các vùng vỏ não vận động thuỳ trán, sợi trục tập hợp lại thành bó tháp đi xuống qua bao trong đi xuống thân não, phần lớn bắt chéo tại hành não sang đối bên rồi đi xuống tuỷ sống theo bó tháp bên, tận cùng tiếp hợp với các tế bào vận động ngoại biên tại sừng trước tuỷ sống hay tại nhân các dây thần kinh sọ vận động ở thân não.
Vùng vận động ở vỏ não
Dẫn truyền từ vỏ não đến thân não
 
  • Tế bào vận động ngoại biên bắt đầu từ thân tế bào tại sừng trước tuỷ sống, ra rễ tuỷ, đám rối thần kinh, các dây thần kinh, và đến tiếp hợp thần kinh-cơ hoặc từ các nhân dây sọ vận động ở thân não theo các dây sọ đến các cơ.
Con đường vận động từ trung ương đến ngoại biên
 
 
 
  • Hệ ngoại tháp là một mạng lưới phức tạp các neuron tại các nhân xám đáy não, hệ này cùng với tiểu não tác động lên hệ tháp và các tế bào vận động ngoại biên để điều chỉnh vận động, chủ yếu là phối hợp vận động và các vận động có tập luyện, tạo kỹ năng vận động.
 
 
 
 
Con đường vận động ngoại tháp
 
Con đường vận động ngoại tháp
 
 
 
 
 
  • Đường cảm giác đi từ da hoặc các cấu trúc sâu lên vỏ não qua ba neuron với hai synapse
  • Tế bào thứ nhất có thân nằm ở hạch gai rễ sau, nhận tín hiệu từ các đầu tận cùng thần kinh trống hoặc các thể cảm thụ cảm giác có bao, sau đó cho nhánh hướng tâm đi vào tuỷ sống, vào sừng sau tiếp hợp tại đây (cảm giác đau-nhiệt) hoặc đi thẳng lên theo cột sau cùng bên đến tiếp hợp tại nhân thon và nhân chêm ở phần dưới thân não (cảm giác xúc giác và cảm giác sâu).
  • Nơi tiếp hợp thứ hai nằm tại nhân bụng bên của đồi thị, từ đó sợi hướng tâm của tế bào số bao xuất phát đến võ não.
  • Tế bào thứ hai của đường cảm giác đau-nhiệt xuất phát từ sừng sau, bắt chéo sang bên đối diện và đi lên trên trong cột bên tạo thành bó gai đồi thị bên lên nhân bụng bên đồi thị đối bên.
  • Tế bào số hai của đường cảm giác sâu, tinh vi xuất phát từ nhân thon và nhân chêm đi bắt chéo qua bên đối diện (bắt chéo liềm trong) rồi tạo thành liềm trong đi lên nhân bụng sau bên đồi thị đối bên.
  • Một số sợi xúc giác thô sơ cũng có thân tế bào số hai tiếp hợp tại sừng sau tuỷ sống rồi cho sợi trục bắt chéo sang bên đối diện tạo thành bó gai đồi thị trước đi lên đồi thị đối bên.
 
 
 
 
 
 





Wednesday, June 28, 2017

NHỮNG HUYỆT THƯỜNG DÙNG



117 HUYỆT THƯỜNG DÙNG

SỐ TT TÊN HUYỆT ĐƯỜNG KÍNH  VỊ TRÍ  TÁC DỤNG
(1) (2) (3) (4) (5)
1 Trường cường Mạch đốc Chỗ chót của xương cùng cụt cách hậu môn 1/2 thốn Thoát giang, sa tử cung, trĩ, rối loạn cơ vòng.
2 Yêu du Mạch đốc Ở chỗ trũng giữa xương cùng cụt và xương đì 5, 2 bên có 2 lời xương nhỏ Đau lưng, trĩ, liệt 2 chân, táo bón, kinh nguyệt không đồng đều.
3 Yêu dương quan  Mạch đốc Ở giữa, 2 đốt thắt lưng 4 và 5 (L4-L5) Đau lưng hông, liệt 2 kinh nguyệt không đồng đều di tinh, liệt dương, viêm đường ruột, đi ỉa chảy.
4 Mệnh môn Mạch đốc Ở giữa 2 đốt thắt lưng 2 và 3 (L2-L3) Đau lưng, đi mộng tinh, kinh nguyệt không đều, đau cột sống.
5 Trung xung Mạch đốc Ở giữa 2 đốt lưng 10 và 11 (D10-D11) Đau cột sống, đau dạ dày, ăn kém, hoàng đờm, giảm thị lực.
6 Thân trụ Mạch đốc Ở giữa 2 đốt lưng 3 và 4 (D3-D4) Hen xuyễn, trẻ con co giật, đau vai lưng.
7 Đào đạo Mạch đốc Ở giữa 2 đốt lưng 1 và 2 (D1-D2) Hạ sốt, hen xuyễn, co giật, đau gáy.
8 Đại chuỳ Mạch đốc Ở giữa đốt cổ 7 và đốt lưng 1 và 2 (D1-D2)  Sốt, đau cổ gáy, TKSN, đau cột sống.
9 Á môn Mạch đốc Giữa đốt cổ 1 và 2 (C1-C2) Câm, đau gáy.
10 Phong phủ Mạch đốc Giữa đốt ciổ 1 và dưới lồi cầu chẩm. Đau đầu, đau vùng chẩm, mất ngủ.
11 Bách hội Mạch đốc Kẻ một đường thẳng nối 2 đỉnh tai và 1 đường thẳng nối huyệt thượng tinh phong phú. đường gặp của 2 đường chính là huyệt. Đau đầu thần kinh suy nhược thần kinh mất ngủ , chóng mắt, thoát giang, sa tử cung.
12 Thượng tinh Mạch đốc Trên đường chạy giữa đầu từ chán đến gáy, huyệt ở cách chân tóc trước chán 1 thốn. Đau đầu vùng chán, đau mắt, viêm mũi, tắc mũi chảy máu cam.
13 Nhân chung (Thuỷ câu) Mạch đốc Huyệt ở chính 1/3 trên của rãnh môi. Ngất choáng, động kinh, méo mồm.
14 Hội âm Mạch nhâm Nam: điểm giữa của đường nối hậu môn với phía cuối bìu dái
Nữ: điểm giữa của đường hậu môn vưới phía sau của môi lớn âm hộ.
Trĩ, viêm âm đạo, viêm niệu đạo, kinh nguyệt không đều sa tử cung liệt dương.
15 Khúc cốt  Mạch nhâm Dưới rốn 5 thốn Đái dầm, bí đái, kinh nguyệt không đều,
16 Trung cực  Mạch nhâm Dưới rốn 5 thốn Đái dầm, di mộng tinh, liệt dương
17 Quan nguyên  Mạch nhâm  Dưới rốn 3 thốn Kinh nguyệt không đều, khí hư, di mộng tinh, đái dầm
18 Thạch môn Mạch nhâm Dưới rốn 2 thốn Bung đầy, phù, tiểu tiện khó khăn, kinh nguyệt không đều, huyết áp giao động
19 Khí hải Mạch nhâm Dưới rốn 1,5 thốn Đau bụng kinh nguyệt không đều di mộng tinh
20 Âm giao Mạch nhâm Dưới rốn 1 thốn Viêm niệu đạo, viêm tử cung, kinh nguyệt không đều, đau bụng sau khi đẻ, khí hư, đầy bụng khó tiêu.
21 Thuỷ phân Mạch nhâm Trên rốn 1 thốn Tiểu tiện khó khăn, không tiêu đầy bụng, ỉa lỏng, táo
22 Hạ quản Mạch nhâm Trên rốn 2 thốn Đau dạ dày, tiêu hoá kém, sa dạ dày, viêm ruột
23 Trung quản Mạch nhâm Trên rốn 5 thốn Đau dạ dày, đau bụng, sa dạ dày
24 Thượng quản Mạch nhâm Ở trên xương ngực, ở ngay đầu điểm nối 2 đầu trong của gian sườn thứ 3 Đau dạ dày, nôn, ợ
25 Cưu vĩ Mạch nhâm Ngay dưới xương mở từ rốn lên 7 thốn Đau vùng tim, đau dạ dày, nôn, ợ
26 Ngọc dương Mạch nhâm Ở trên xương ngực, ở ngay điểm giữa đường nối 2 đầu trong của gian sườn thứ                                         Viêm cuống phổi, hen xuyễn viêm ngực, nôn, đau vùng ngực, đau thần kinh gian sườn
27 Thiên đột Mạch nhâm Ở ngay bờ trên của xương ngực, huyệt ở chỗ lõm xuống Hen xuyễn, viên phế quản, viêm họng, nôn, to tuyến giáp trạng
28 Thừa tương Mạch nhâm Dưới môi dưới, giữa chỗ lõm ở cằm Ngất, liệt mặt, méo mồ, đau răng.
29 Trung phủ Thủ thái âm phế Dưới bờ xương sườn thứ 3, ở chỗ lõm phía ngoài Ho, xuyễn, đau ngực, đau cánh tay
30 Vân môn Thủ thái âm phế Từ đầu ngoài xương sườn thư 2 ra 1 thốn, dưới đòn 1/2 thốn Ho xuyễn đau ngực, cánh tay,cẳng tay, châm tê mô tay, ngực
31 Xích trạch Thủ thái âm phế Ở chỗ lõm, trên lằn chỉ cùi tay về phía ngoài Ho, xuyễn, nhức tay, tê liệt tay, châm tê mô tay, ngực
32 Liệt khuyêt  Thủ thái âm phế Ở cạnh bờ ngoài của cổ tay kề sau chỗ bắt mạch. Chỗ lõm cách gò xương quay 1 khoát Ho, xuyễn, đau răng, đau một bên đầu, cẳng tay tê đau liệt
33 Thái uyên Thủ thái âm phế Trên lằn chỉ cổ tay phía ngoài gần xương quay ở ngay khớp cổ tay Ho, xuyễn, mất ngủ, đau kẽ sườn, đau tay
34 Thiếu thương Thủ thái âm phế Ở sau góc ngoài móng tay ngón tay cái, cách móng tay 1-2 phân Sưng họng, rát cổ, quai bị, ợ hơi, khó nói, đau bàn ngón tay
35 Hợp cốc Thủ dương minh đại trường Ở góc kẽ 2 xương bàn tay thứ 1 và thứ 2 Cảm sốt, đau răng, chảy máu cam, khó thở, nhịp tim không đều, ù tai, viêm amidan, châm tê, mổ cánh tay, cổ họng, mặt, lồng ngực
36 Thủ tam lý Thủ dương minh đại trường Dưới huyệt Khúc tri 2 thốn Đau cánh tay, vai, tê cánh tay, đau bụng, ngực, đi ỉa lỏng, châm tê, mổ cánh tay, cổ, lồng ngực
37 Thủ ngũ lý Thủ dương minh đại trường Trên huyệt Khúc trì 3 thốn, hơi dịch vào phía trong một tý Viêm phổi, viêm màng bụng, tê đau liệt cánh tay, viêm hạch cổ
39 Tý nhu Thủ dương minh đại trường Dưới kiên ngung 3 thốn, hơi dịch vào trong 1 tý Đau rức cánh tay, thị lực giảm. Châm tê mổ lồng ngực
40 Kiên ngung Thủ dương minh đại trường Giơ ngang cánh tay, huyệt ở chỗ trũng mỏm vai Đau vai, cánh tay tê liệt
41 Phù đột Thủ dương minh đại trường Từ huyết hầu ngang sang 2 bên 3 thốn Ho, hen xuyễn, bướu cổ, châm tay để mổ bướu cổ, cắt amidan, nhổ răng
42 Nghinh hương Thủ dương minh đại trường Ở rãnh má mũi cách chân chánh mũi 1/2 thốn Ngạt mũi, chảy máu cam các bệnh ở mũi, liệt mặt, châm tê mổ sọ não, mũi
43 Thừa khấp Túc dương minh vị  Mắt nhìn thẳng từ con ngươi kéo thẳng xuống bờ dưới của khoang mắt, điểm gặp là huyệt Đau mắt, chẳy nước mắt, cận thị, viễn thị, tán quang, viêm teo thị thần kinh, liệt mặt
44 Tứ bạch Túc dương minh vị  Dưới con ngưoi một thốn Bệnh về mắt, liệt mặt, viêm xoang
45 Địa thương Túc dương minh vị  Từ 2 bên mép ra 4-5 phân Liệt thần kinh 7, liệt mắt, đau thần kinh 3 nhánh
46 Giáp xa Túc dương minh vị  Ở góc xương hàm, khi nhai chỗ động nhất là huyệt. Khi cắn răng lại, cơn nổi lên là huyệt Đau răng, liệt mắt, liệt thần kinh 7, đau thần kinh 3 nhánh, châm tê nhổ răng, mổ xoang
47  Hạ quan Túc dương minh vị  Ở chỗ lõm phía trước tai. Khi há miệng huyệt ở dưới vành cung của xương gò má Ù tai, đau răng, liệt mặt, liệt thần kinh 7. Châm tê nhổ răng
48 Đầu duy Túc dương minh vị   Ở phía sau trên góc trán, trong bờ da tóc, chỗ nối khớp trán, khi nhai, chỗ động nhiều nhất là huyệt Đau 1/2 đầu, mắt hoa, đau mắt, nước mắt chảy nhiều
49 Nhân nghinh  Túc dương minh vị  Từ yết hầy ra 2 bên 1,5 thốn là huyệt Hen xuyễn, cao huyết áp, viêm đau họng, khó nói, chân tê mổ bướu cổ, mổ vùng bụng, ngực, chống nôn nấc khi mổ dạ dày
50 Khí xá   Túc dương minh vị  Từ huyệt nhân nghinh kéo thẳng đòn, chỗ gặp là huyệt Hen xuyễn, cao huyết áp, viêm họng, đau cứng gáy
51 Thuỷ đột Túc dương minh vị  Điểm giữa của đường nối nhân nghinh và khí xá là huyệt Hen suyễn, họng đau viêm, châm tê mổ vùng cổ, ngực, bụng, chống nôn nấc khi mổ dạ dày
52 Khuyết bồn Túc dương minh vị  Ở chính giữa của trên đòn Hen suyễn, đau viêm họng, xạm da, viêm màng ngực, đau viêm thần kinh gian sườn, huyết áp giao động
53 Lương môn Túc dương minh vị  Từ trung quản ra 2 bên 2 thốn Đau dạ dày, đau gan mật, bụng đầy trướng
54 Thiên xu Túc dương minh vị  Từ rốn ra 2 bên thốn Đau bụng, háng, liệt chân, đau đầu gối
55 Phục thỏ Túc dương minh vị  Từ phía ngoài bờ trên của xương bánh chè, thẳng lên 6 thốn Đau hông, háng, liệt chân, đau đầu gối
56 Bễ quan Túc dương minh vị  Từ phục nhỏ thẳng lên 6 thốn Tê, đau, liệt đùi, chân lưng đau, gối mỏi, bại liệt
57 Âm thị Túc dương minh vị  Từ phía ngoài bờ trên của xương bánh chè có chỗ lõm là huyệt Đau, viêm, nhức đầu gối
58 Độc tị Túc dương minh vị  Co chân, phía dưới ngoài của xương bánh chè có chỗ lõm là huyệt Đau, viêm, nhức đầu gối
59 Túc tam lý Túc dương minh vị  Ở mặt ngoài và phía trên ống chân, cách dưới ngoài của xương bánh chè 3 thốn, ở chỗ trũng giữa 2 đường gân Đau dạ dày, tăng khẩu vị, tăng sức đau bụng, kém ăn. Châm tê mổ vùng bụng
60 Thượng cư hư Túc dương minh vị  Dưới túc tam lý 3 thốn Như túc tam lý
61 Hạ cư hư Túc dương minh vị  Dưới thượng cư hư 3 thốn Như thượng cự hư
62 Giải khê Túc dương minh vị  Ở giữa nếp ngang trước cổ bàn chân, giữa 2 gân, ngang với đỉnh mắt cá ngoài Chân tê, bại liệt, táo bón, đầu gối đau, chóng mặt
63 Nội đình Túc dương minh vị  Từ cỗ tiếp giáp của ngón chân thứ 2 và thứ 3, lùi lên phía trên 1/2 thốn Đau đầu, đau răng, đau dạ dày đau viêm amindan, lỵ. Châm tê mổ dạ dày, cắt amidan
64 Công tôn Túc thái âm tỳ Ở đầu trên của xương bàn thứ 1, ở phía trước và trong xương chêm thứ 1, huyệt ở nơi trũng Đau dạ dày, tiêu hoá kém, nôn, đia ỉa lỏng, đau bụng kinh: Châm tê mổ vùng bụng
65 Tam âm giao Túc thái âm tỳ Đỉnh mắt cá trong thẳng lên 3 thốn Tỳ vị yếu, di tinh, đau bụng, kinh nguyệt không đều, tê liệt chân. Châm tê mổ bụng
66 Lậu cốc Túc thái âm tỳ Trên huyệt tam âm giao 3 thốn Như tam âm giao
67 Âm lăng tuyền Túc thái âm tỳ Ở chỗ trũng phía trong và dưới đầu gối, từ lồi cù sau trong của xương chầy do xuống 3 thốn, đối chiếu với Dương lăng tuyền Khí huyết kém, kinh nguyệt không đều, tiêu hoá kém, đau bụng, tê liệt đau chân. Châm tê mổ vùng bụng
68 Đại cơ Túc thái âm tỳ Dưới âm lăng tuyền 3 thốn Đau lưng, đau bụng, bụng đầy, kinh nguyệt không đều di tinh, châm mổ vùng bụng
69 Huyết hải Túc thái âm tỳ Ở mặt trong đùi cách trên gò trong của xương 1 thốn, ở giữa 2 gân của 2 bắp thịt Kinh nguyệt không đều, băng huyết, dị ứng, đau đầu gối, liệt chân
70 Cực tuyền Thủ thiếu âm tâm ở đỉnh hố nách, phía trong động mạch nách Vùng tim đau, sườn đau, tràng nhạc, đau tê liệt, cánh tay, châm tê mổ cánh tay
71 Thanh linh Thủ thiếu âm tâm Thiếu hải lên 3 thốn Cánh tay tê đau, mắt vàng, hông đau. Châm tê mổ cánh tay
72 Thiếu hài Thủ thiếu âm tâm Co tay lên và giơ tay ra phía trước, huyệt ở đầu trong lằn ngang khuỷu tay Loạn nhịp tim, nhức đầu, chóng mặt, hồi hộp, cánh tay đau
73 Thần môn Thủ thiếu âm tâm Bàn tay để ngửa huyệt ở 1/3 lần nganh cổ tay, thẳng lên ở giữa ngón út và ngón vô danh Mất ngủ, hay quên, nhịp tim không đều
74 Thông lý Thủ thiếu âm tâm Trên thần môn 1 thốn Nóng sốt, chứng bệnh ở tim, mất tiếng, cánh tay cổ tay đau
75 Thính cung Thủ thái dương tiểu trường Ở chỗ trũng, chính giữa phái ngoài vành nhĩ bình. Lúc ấn và ray, trong tai có tiếng động Ù tai, điếc tai, viêm tai giữa, viêm tai ngoài, châm tê mổ tai mắt
76 Quyền liêu Thủ thái dương tiểu trường Từ đuôi mắt kéo thẳng xuống, từ huyệ nghinh hương kéo thẳng ra, chỗ 2 đường gặp nhau là huyệt Liệt TK VII, đau, TK V, bệnh mắt, châm tê để mổ mặt và sọ não
77 Kiên ngoại du Thủ thái dương tiểu trường Giữa 2 đốt lưng D1 và D2 ra bên 3 thốn Đau vai, cổ gáy, cánh tay đau. Châm tê mổ vùng bả vai
78 Kiên trinh Thủ thái dương tiểu trường Kẹp cánh tay sát vào sườn, từ điểm chót lằn ngang của nách lên 1 thốn là huyệt Tai ù, điếc, vai đau, tê liệt tay. Châm tê mổ cánh tay, tai
79 Tiểu hải Thủ thái dương tiểu trường Gấp khuỷu tay, ở phía trong, ở rãnh trụ đi qua Đau nách và tay, sưng lợi răng, thần kinh suy nhược
80 Uyển cốt Thủ thái dương tiểu trường Ở bờ trong của lưng bàn tay, giữa kẽ xương bàn tay thứ 5 và xương móc của cổ tay, chỗ lõm là huyệt Đau bàn tay, cổ tay, khớp cổ tay, đau đầu, tai ù, nôn
81 Tình minh Túc thái dương bàng quang Cách khoé trong của mắt 1 phân Đau nhức mắt, mắt đỏ, giảm thị lực, hắt hơi
82 Khúc sai Túc thái dương bàng quang Từ huyệt thần đình đi sang 2 bên 1,5 thốn. cách chân tóc 1/2 thốn Đau vùng trán, mắt hoa, mũi tắc, chảy máu cam
83 Thiên trụ Túc thái dương bàng quang Ngang á môn sang 1,5 thốn là huyệt Đau đầu, gáy, cảm mạo
84 Phế du Túc thái dương bàng quang Giữa D3 và D4 ngang sang 1,5 thốn Viêm cuống phổi, lao phổi, đau lưng vai, hen, ho
85 Tâm du Túc thái dương bàng quang Giữa D5 và D6 ngang sang 1,5 thốn Nhịp tim không đều, thần kinh tim, tâm thần, hen tim
86 Cách du Túc thái dương bàng quang Giữa D7 và D8 ngang sang 1,5 thốn Thiếu máu, nôn oẹ, ban chần
87 Can du Túc thái dương bàng quang Giữa D11 và D12 sang ngang 1,5 thốn Bệnh về gan, bênh dạ dày, bệnh về mắt, thần kinh suy nhược
88 tỳ du Túc thái dương bàng quang Giữa D11 và D12 ngang sang 1,5 thốn Đau dạ dày tá tràng, viêm gan, viêm ruột ban chẩn, phù thũng
89 Thận du Túc thái dương bàng quang Giữa L2 và L3 ngang sang 1,5 thốn Đau lưng, di tinh, đái đàm, liệt dương, kinh nguyệt không đều, thận viêm, thần kinh suy nhược
90 Đại trường du Túc thái dương bàng quang Giữa L4 và L5 ngang sang 1,5 thốn Viêm mật, lỵ, táo, đau lưng
91 Tiểu trường du Túc thái dương bàng quang Ngang đốt xương cùng thứ nhất, từ giữa cột sống, ngang sang 1,5 thốn Đau thần kinh toạ,đau lưng, di tinh,đái dầm, viêm ruột, táo, viêm hố chậu
92 Bàng quang du Túc thái dương bàng quang Ngang đốt xương cùng thứ hai, từ giữa cột sống ngang sang 1,5 thốn Viêm bàng quang, đau lưng hông, đau thần kinh hông, táo bón, ỉa lỏng
93 Bạch hoàn du Túc thái dương bàng quang Ngang đốt xương cùng thứ tư, từ giữa cột sống ngang sang 1,5 thốn Trĩ, viêm tử cung, viêm phần phụ, đau thần kinh toạ. Châm tê mổ trĩ
94 Trật biên Túc thái dương bàng quang Dưới đốt xương cùng thứ tư sang ngang 3 thốn, thẳng hàng với hạ liêu Đang ngang lưng, đau thần kinh toạ, liệt 2 chân, bí ỉa. Châm tê mổ trĩ
95 Bát liêu Túc thái dương bàng quang Thượng liêu, trung liêu và hạ liêu, gôm 2 bên 8 huyệt nằm ở 8 chỗ của xương cùng Viêm tinh hoàn, viêm phần phụ, kinh nguyệt không đều, bệnh ở hê tiết niệu, đau thần kinh toạ, đau lưng hông, trĩ
96 Hội dương Túc thái dương bàng quang Ở 2 bên đầu dưới của xương cùng cụt Đau lưng, khi hành kinh, liệt dương, bạch đới, trĩ ỉa lỏng
97 Thừa phù Túc thái dương bàng quang Ở giữa lằn ngang cơ mông Đau thần kinh toạ, liệt tê chân, đau lưng, sốt
98 Uỷ trung Túc thái dương bàng quang Ở chỗ trũng giữa lần ngang khoeo chân, phía bờ ngoài động mạch Đau thần kinh toạ, liệt tê chân, đau lưng, khoeo sốt
99 Âm môn Túc thái dương bàng quang Nối thừa phù và uỷ trung, từ ngang điểm giữa của đường nối dịch lên thôn là huyệt (hoặc từ thừ phù dịch xuống 6 thốn Tê liệt chân, đau lưng, đau thần kinh toạ
100 Thần dương Túc thái dương bàng quang Từ giữa D5 và D6, ngang sang 3 thốn Bệnh về tim, hen suyễn, viêm phế quản, đau vai lưng
101 Chí thất (tinh cung) Túc thái dương bàng quang Từ điểm giữa L2 và L3 ngang sang 3 thốn  Di tinh, liệt dương, đau cột sống, tiểu tiện khó khăn
102 Thừa sơn Túc thái dương bàng quang Ở mặt sau ống chân, nơi rẽ đôicủa cơ sinh đôi (dưới uỷ trung 7 thốn) Liệt chân, bàn chân thuổng, tê đau ông chân , đau lưng
103 Hợp dương Túc thái dương bàng quang Nối uỷ trung với thừa sơn, huyệt ở trên đường nối đó, dưới uỷ trung 2 thốn Đau lưng, đau chân, liệt 2 chân
104 Thừa cân Túc thái dương bàng quang Trên thừa sơn 3 thốn Liệt chân, tê đau cẳng chân
105 Côn lôn Túc thái dương bàng quang Ở phía sau mắt cá ngoài 5 phân, trên bờ xương gót chân (đối chiếu với huyệt Thái khê) Đau liệt chân, đau gáy, đau lưng
106 Thân mạch Túc thái dương bàng quang Ở thẳng dưới mắt cá ngoài 5 phân, nơi chỗ trũng dưới gò nối của xương gót chân Tê liệt đau bàn chân, bàn chân thuổng, suỗi
107 Phi dương Túc thái dương bàng quang Trên huyệt côn lôn 7 thốn Chân mềm yếu, tê đau liệt chân
108 Dũng tuyền Túc thái thiếu âm thận Lòng bàn chân, (không kể ngón) chỗ giao tiếp của 1/3 trước và giữa. Ruỗi chân thẳng chỗ lõm là huyệt Đau đỉnh đầu co giật, sa dạ con, hôn mê, trúng thử, động kinh, bệnh tâm thần
109 Thái khê Túc thái thiếu âm thận lõm Điểm giữa của đường nối đỉnh cao nhất của mắt cá trong với gân gót chân (đối chiếu với côn lôn) Viêm thận, viêm bàng quang, kinh nguyệt không đều, đái dầm, liệt chân. Chân tê mổ
110 Chiếu hải Túc thái âm thận Từ điểm cao nhất của mắt cá trong thẳng xuống 1 thốn Kinh nguyệt không đều, sa tử cung, viêm amindan, động kinh, thần kinh suy nhược
111 Giao tin Túc thái thiếu âm thận Ở phía trên đỉnh mắt cá trong 2 thốn sau bờ trong của xương chày kinh nguyệt không đều, kinh kéo dài, ỉa lỏng, táo, viêm tinh hoàn
112 Khí huyệt Túc thái thiếu âm thận Từ huyệt quan nguyên sang 1/2 thốn Kinh nguyệt không đều, ỉa lỏng
113 Âm cốc Túc thái thiếu âm thận Ngồi thẳng co chân, huyệt ở dưới giữa 2 gân, ở đầu trong nếp gấp khoeo chân Đau đầu gối, bụng đầy đau, bệnh sinh dục của nam, nữ
114 Hoàng cốt Túc thái thiếu âm thận Dưới rốn 5 thốn, từ khúc cốt sang ngang 2 bên 1/2 thốn Tiểu tiện khó khăn di tinh, liệt dương
115 Thần phong Túc thái thiếu âm thận Từ huyệt đản trung (điểm giữa đường nối 2 vú) dịch sang 2 bên mỗi bên 2 thốn, ở gian sườn 4 Đau thần kinh gian sườn, viêm phế quản, viêm tuyến vú
116 Thiên trì Thủ quyết âm tâm bào Ở núm vú ra 1 thốn, giữa xương sườn 4-5 Đau ngực sườn, nách đau, nóng ngực
117 Thiên tuyền Thủ quyết âm tâm bào Ở đầu chót lằn nách xuống 2 thốn, trên đường thẳng tới khúc trạch Đau cùng tim, ngực, vai, cánh tay. Châm tê mổ cẳng tay mặt trong





Saturday, June 24, 2017

CHẨN ĐOÁN CÁC ĐƯỜNG KINH




·         Chẩn đoán kinh Can
·         Chẩn đoán kinh Đởm
·         Chẩn đoán kinh Tam tiêu
·         Chẩn đoán kinh Tâm bào
·         Chẩn đoán kinh Bàng quang
·         Chẩn đoán kinh Tiểu trường
·         Chẩn đoán kinh Tâm
·         Chẩn đoán kinh Tỳ
·         Chẩn đoánh kinh Vị
·         Chẩn đoán kinh Đại trường
·         Chẩn đoán kinh Phế


CHẨN ĐOÁN KINH PHẾ



kinh-phế
Khởi đi từ huyệt Trung Phủ chạy vào vùng huyệt Uyên Dịch (Đ), lặn vào Phế, * xuống Đại Trường * rồi ngược lên hố xương đòn vùng h. Khuyết Bồn (Vị) * nổi lên ở cổ và giao hội với kinh Biệt và kinh Chính Đại Trường ở h. Phù Đột (Đtr).
Khởi đi từ Trung Tiêu ở huyệt Trung Quản  (Nh) xuống Đại Trường, * ngược lên Vị, qua cách mô vào Phế, * theo khí quản , thanh quản  lên họng hầu rồi rẽ ngang vào nách, và ở đây Phế khí xuất ra ở huyệt Trung Phủ* chạy vòng xuống mặt trước ngoài cánh tay đến tận ngón tay cái tại huyệt Thiếu Thương. 
KINH CHÍNH
Ấn đau huyệt Trung Phủ (P.1) và huyệt Phế Du (Bq.13).
RỐI LOẠN DO TÀ KHÍ
Ngực trướng, Ho, khó thở, suyễn, Đau vùng hõm trên xương đòn, Bệnh nặng : hen suyễn và đau co thắt vùng ngực, thở ngắn, mắt lờ mờ. 
TRIỆU CHỨNG KINH PHẾ 
Tạng Bệnh : Ngực phổi đầy tức, ho, suyễn, khó thở, khát, tiểu gắt, tiểu vàng, ngực bồn chồn, gan bàn tay nóng, nếu cảm phong hàn thì có sốt, gai rét, có hoặc không có mồ hôi
  • Kinh Bệnh : Hố trên đòn đau, đau kịch liệt thì 2 tay bắt chéo ôm ngực, mắt tối sầm, tim loạn lên, mặt trong chi trên đau.
  • Phế Thực : Vai và lưng đau, mồ hôi ra,dễ trúng phong, tiểu nhiều, hay ngáp. Mạch Thốn Khẩu lớn hơn mạch Nhân Nghênh 3 lần.
  • Phế Hư : Vai và lưng đau, lạnh, thiếu khí, không đủ hơi để thở. Mạch Thốn khẩu nhỏ hơn mạch Nhân Nghênh.



CHẨN ĐOÁN KINH TỲ


KINHTỲ-1
KINH CHÍNH
Khởi lên từ góc móng chân ngón cái, theo bờ trong ngón cái và lằn da gan chân – mu chân, qua chỗ lõm trước mắt cá trong  lên mặt trong cạnh xương chày, giao chéo qua trước kinh Túc Quyết Âm Can.  đến mặt trong đầu gối và đùi trong,  nhập vào bụng, để đến tạng Tỳ, liên lạc với Vị, rồi lên trên xuyên qua cơ hoành,  đi dọc theo hai bên thanh quản, nối với cuống lưỡi, tán ra dưới lưỡi.  Một nhánh tách biệt từ Vị, qua cơ hoành vào Tâm.
Cuống lưỡi cứng đờ, Vị quản đau, ăn vào thì nôn. Bụng trướng, ợ hơi thường xuyên. Toàn thân đau nhức, nặng nề, nếu đại tiện, trung tiện được thì nhẹ nhàng hơn.
TRIỆU CHỨNG KINH TỲ
Cuống lưỡi cứng đờ, Vị quản đau, ăn vào thì nôn. Bụng trướng, ợ hơi thường xuyên. Toàn thân đau nhức, nặng nề, nếu đại tiện, trung tiện được thì nhẹ nhàng hơn.
  • Kinh Bệnh : Cơ thể ê ẩm, nặng nề, da vàng, lưỡi cứng đau, mặt trong chi dưới phù, cơ ở chân tay teo.
  • Tạng Bệnh : Bụng trên đau, bụng đầy, ăn không tiêu, nôn, nuốt khó, vùng tâm vị đau cấp, tiêu chảy, tiểu không thông.
  • Tỳ Thực : Mạch Thốn Khẩu lớn hơn mạch Nhân Nghênh.
  • Tỳ Hư : Mạch Thốn Khẩu nhỏ hơn mạch Nhân Nghênh.
KINH BIỆT
Khởi lên từ háng (ở huyệt Xung Môn), nối với kinh Vị ở huyệt Khí Xung,  rồi cùng kinh Biệt Vị lặn vào trong thành bụng, lên trên qua Tâm. Đến đây, đường kinh đi tiếp nổi lên ở họng, xuyên qua lưỡi, đến góc mắt trong, hội với kinh Biệt Vị ở huyệt Tình Minh (Bq.1).
KINHTỲ-2
LẠC DỌC
Từ huyệt Lạc – Công Tôn (Ty.4) theo kinh Chính lên bụng vào Vị và Đại Trường.
LẠC NGANG
Từ huyệt Lạc – Công Tôn (Ty.4) chạy ngang đầu xương chày đến huyệt Nguyên của kinh Vị là Xung Dương (Vi.42).
KINH CÂN
Khởi lên ở góc trong móng ngón chân cái, qua mắt cá trong, theo mặt trong xương chày, lên vùng háng,  tụ ở bộ phận sinh dục, rồi lên trên bụng, đến rốn,  đi ra cạnh sườn và tán vào giữa ngực.  Một chi nhánh từ bộ phận sinh dục đi lên bên trong bụng và bám vào cột sống ở D5.
LẠC NGANG
RỐI LOẠN DO NỘI NHÂN :
Đau nhức cuống lưỡi. Cơ thể cứng đờ, khó xoay trở. Ăn không được. Tiêu chảy hoặc lỵ. Tâm phiền, dưới tim đau ran. Toàn thân phù nề, hoàng đản. Không thể nằm yên. Bờ trong đầu gối đau sưng, quyết lãnh.
LẠC DỌC
THỰC:  Đau như dao cắt ở ruột.
HƯ : Bụng đầy trướng, sình hơi.
KINH BIỆT
Đau Từng Cơn : Đau ở vùng thắt lưng lan xuống bụng dưới và 2 bên hông sườn không thể nằm ngửa được. Đầu đau, hay quên.
KINH CÂN
  • Đau và co rút cơ dọc theo đường kinh đ. Co cứng và co rút ngón chân cái lan đến mắt cá trong
  • Khớp gối, khớp háng viêm. Vùng rốn và hông sườn đau. Đau lan toả mặt trong ngực và cột sống lưng. Bộ phận sinh dục đau không chịu nổi.



CHẨN ĐOÁN KINH VỊ


KINHVỊ

KINH CHÍNH
Khơi đầu từ cạnh cánh mũi (huyệt Nghinh Hương – Đtr) đi lên, giao ơ hõm góc trong mắt – gốc mũi ( huyệt  Tinh Minh – Bq), vòng trở xuống dưới theo đường ngoài mũi vào hàm trên, rồi quanh ra môi miệng,  giao chéo nhau tại môi trên với Đốc Mạch ( huyệt Nhân Trung),  vòng môi dưới giao với Nhâm Mạch (huyệt  Thừa Tương),  đoạn dọc theo hàm dưới ra sau huyệt Đại Nghinh đến góc hàm dưới, vòng lên trước tai qua huyệt Thượng Quan (Đởm), theo bờ trước tóc mai giao với kinh Đởm (huyệt  Huyền Lư, Hàm Yến) lên trên bờ góc trán rồi theo chân tóc ra gặp Đốc Mạch ( huyệt Thần Đình) xuống tận ngón chân giữa.  Một nhánh từ mu bàn chân (huyệt  Xung Dương) vào đầu ngón chân cái để tiếp nối với kinh Túc Thái Âm Tỳ.
Một nhánh khác từ huyệt Đại Nghênh đi xuống dọc theo thanh quan vào hố trên đòn, tại đây phân 2 nhánh: một nhánh từ hố trên đòn qua cơ hoành đến liên lạc với Tỳ và Vị ; một nhánh từ hố trên đòn, thẳng qua đầu ngực, đi song song với Nhâm Mạch, đến vùng bẹn.
Từ môn vị dạ dày có nhánh đi xuống bụng dưới hợp với kinh Chính ơ bẹn, rồi cùng đi theo cơ thẳng trước ơ đùi xuống gối, dọc theo phía ngoài xương chầy, đến cổ chân, mu bàn chân, đến kết ở bờ ngoài góc móng ngón chân thứ hai.  Một nhánh phụ từ Túc Tam Lý đi ngoài đường kinh Chính xuống tận ngón chân giữa. Một nhánh từ mu bàn chân (huyệt  Xung Dương) vào đầu ngón chân cái để tiếp nối với kinh Túc Thái Âm Tỳ.
RỐI LOẠN DO TÀ KHÍ
  • Cảm giác như bị dội nước lạnh
  • Thích ưỡn ngực và duỗi chân
  • Ngáp nhiều lần
  • Chán đời, hay rên rỉ, Lo âu, ưu tư
  • Thích nơi yên Tỉnh, dễ phát cuồng, ghét ánh sáng

KINHVỊ-2
 TRIỆU CHỨNG KINH VỊ
  • Kinh Bệnh : Mũi chảy máu, miệng môi mọc mụn, họng đau, cổ sưng, miệng méo, ngực đau, chân sưng đau hoặc teo lạnh. Nếu tà khí thịnh thì sốt cao, ra mồ hôi, có thể phát cuồng.
  • Phủ Bệnh : Vị nhiệt, ăn nhiểu, tiểu vàng, bồn chồn, có thể phát cuồng. Nếu Vị hàn : bụng đầy, ăn ít (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  • Vị Thực : Phía trước cơ thể bị nhiệt, mau đói, nước  tiểu vàng. Mạch Thốn Khẩu lớn hơn Nhân Nghênh 3 lần (Nội Kinh Linh Khu).
  • Vị Hư : Phía trước cơ thể bị hàn, run, bụng đầy trướng. Mạch Thốn Khẩu nhỏ hơn Nhân Nghênh (Nội Kinh Linh Khu).
  • Vị Hàn : dạ dày đau, thích ấm, không thích ấn vào, nôn mửa, nấc, lưỡi trắng trơn, mạch Trì  (Châm Cứu Lâm Sàng Biện Chứng Luận Trị).
  • Vị Nhiệt : dạ dày đau nóng, nuốt chua, ợ hôi, mau đói, khát, thích uống nước  lạnh, miệng hôi, nướu răng sưng đau, lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng, mạch Hoạt Sác  (Châm Cứu Lâm Sàng Biện Chứng Luận Trị).          
 KINH BIỆT
Khơi từ huyệt Khí Xung, ơ vùng bẹn, cùng với kinh Tỳ đi theo vào vùng bụng để liên lạc với Vị, Tỳ, thông lên Tâm, dọc theo cổ họng, ra miệng lên đến chỗ lõm gốc mũi, vào góc trong cua mắt ơ huyệt Tinh Minh (Bq).
ĐAU TỪNG CƠN :
  • Cảm giác lạnh ở môi và răng
  • Chảy máu mũi
  • Đầu đau, ngực đầy, không thở nổi.
KINH CÂN
Khơi từ góc ngoài ngón chân thứ 2, 3, 4 đi đến cổ chân phân thành 2 nhánh: * Một nhánh ngoài đi dọc theo phía ngoài cẳng chân, theo đùi đến mấu chuyển lớn xương đùi (huyệt Hoàn Khiêu – Đ.30), rồi lên dọc theo cạnh trước ngoài ngực, trên sườn cụt, vào phần dưới ngực vòng qua lưng, kết ở cột sống từ đốt sống lưng 1 đến 9.  Một nhánh trong từ mu chân, chạy dọc theo bờ xương chày, đến trước hõm gối, trong đường chi khớp,  tại đây rẽ một nhánh phụ, trở xuống phía ngoài bờ xương chầy, để gặp kinh chính Đởm.
Nhánh chính đi thẳng lên đùi, qua vùng Phục Thố, tới vùng bẹn, đến phía trước bụng hội với 3 kinh Cân Âm ơ chân tại huyệt Khúc Cốt (Nh.2) và Trung Cực (Nh.3).  Nhánh trong này của kinh đi ngoài đường giữa, trên mặt bụng vách ngực trước, đến hõm trên xương đòn (huyệt Khuyết Bồn) thì kết lại và lên cổ, tới hàm dưới. Từ đó, nó chia 2 nhánh : một nhánh vào miệng và một nhánh đến xương gò má, mũi để gặp kinh Cân Bàng Quang; rồi nhánh này chia thành nhiều mao quản tỏa quanh vùng mi dưới. (Kinh Cân Bàng Quang thì chia thành nhiều mao quan phủ vùng mi trên, nên 2 kinh Cân này rất quan trọng để trị các bệnh ơ vùng mắt và bệnh mất ngủ). Một nhánh khác đi từ hàm dưới và kết ơ trước tai.
  • Đau và co rút cơ theo đường kinh đi qua
  • Co cứng ngón chân thứ 2, gót chân co rút và cứng đờ
  • Khớp háng viêm, dịch hoàn viêm
  • Cơ bụng co rút, đau ran đến hõm trên xương đòn và má, vùng đầu đau.
  • Đột nhiên miệng méo lệch.
  • Liệt thần kinh VII, thần kinh tọa đau. 
LẠC DỌC
Khơi từ huyệt Lạc – Phong Long, đi dọc theo phía trước ngoài cẳng chân, hướng lên phía trên thân thể theo kinh Chính lên đầu, đến huyệt Bá Hội (Đc), để hội với khí cua các kinh khác, rồi vòng xuống mặt, đi sâu vào họng.
THỰC :
  • Điên cuồng
  • Động kinh
HƯ:
  • Cơ cẳng chân teo
  • Các khớp xương buông thõng, khó cử động.
LẠC NGANG
Khơi từ huyệt Lạc – Phong Long, vòng ngang đầu xương chầy để đến kinh Tỳ ơ huyệt Nguyên là Thái Bạch.
RỐI LOẠN DO NỘI NHÂN: Gây rối loạn quân bình về huyết dịch :
  • Sốt và rét (ôn bệnh)
  • Hôn mê, điên cuồng với cơn sốt dữ dội
  • Tự đổ mồ hôi
  • Mũi chảy nước trong, chảy máu cam
  • Cổ sưng, họng tê, miệng méo lệch
  • Mụn nhọt ở môi, miệng
  • Bụng trướng
  • Đầu gối viêm
  • Đau nhức theo đường kinh đi từ ngực đến mu chân, ngón chân thứ 2 bất động.
THỰC:
Nóng vùng ngực, bụng, mau đói, nước tiểu vàng
HƯ :
  • Phía trước ngực bụng đều lạnh
  • Vị hàn gây đầy trướng


CHẨN ĐOÁN KINH CAN


KINH-CAN-1
Kinh Can
Khởi từ huyệt Lãi Câu, lên đến bờ xương mu hợp với kinh Thiếu Dương. rồi cùng đường kinh Biệt của Túc Thiếu Dương nhập vào khoảng bờ sườn cụt
KINH CHÍNH
Khởi lên ở góc ngoài móng chân ngón cái, đi dọc theo mu bàn chân đến trước mắt cá trong và lên trên mắt cá trong 8 thốn thì bắt chéo sau kinh Tỳ, đến đầu trong lằn nhượng chân,  nhập vào xương mu, vòng quanh bộ phận sinh dục  rồi lên đầu sườn cụt, liên lạc với Can – Đởm , qua cơ hoành,  phân nhánh vào ngực, đi lên họng và hiện ra ở mặt để liên hệ với Mục hệ,  đến đầu hội với Đốc Mạch.  Một nhánh đi từ Can qua cơ hoành vào Phế  Từ Mục hệ phân một nhánh xuống má vòng vào trong môi.
THỰC: Đau nhức vùng thắt lưng, Không thể uốn cong ra phía trước hoặc phía sau, Đau ở bộ phận sinh dục, Sắc mặt nhợt nhạt, họng khô.
KINH-CAN-2
TRIỆU CHỨNG KINH CAN
  • Kinh Bệnh : Đầu đau, đầu váng, mắt hoa, nhìn không rõ, tai ù, sốt cao, sốt co giật, tiểu dầm, tiểu không thông.
  • Tạng Bệnh : Ngực tức, nôn, nấc, bụng trên đau, da vàng, tiêu chảy, họng như bị tắc, thoát vị, bụng dưới đau.
  • Can Hư : Hay chóng mặt, quáng gà, móng tay và móng chân khô, chuột rút, gân co lại. Mạch Thốn Khẩu nhỏ hơn Nhân Nghênh.
  • Can Thực : Hông sườn đau kéo xuống bụng dưới, nôn chua, hay tức giận. Mạch Thốn Khẩu lớn hơn mạch Nhân Nghênh 2 lần.



CHẨN ĐOÁN KINH ĐỞM


KINH-ĐỞM-1
Kinh Đởm 
Từ xương đòn, phân hai nhánh: Một nhánh chạy về hướng giữa ngực, qua cơ hoành, liên lạc với tạng Tâm, Can, Đởm, rồi dọc theo hông sườn, đến bẹn, vòng quanh xương mu
KINH CHÍNH
Khởi từ góc ngoài mắt, lên góc trán xuống sau tai, đến gáy rồi vòng lên đầu sang trán,  lại trở xuống gáy đi trước kinh Tam Tiêu, tới vai –  hội với Đốc Mạch ở huyệt Đại Chùy,  với kinh Bàng Quang (h. Đại Trữ) –  và kinh Tiểu Trường (h. Bỉnh Phong) rồi nhập vào hõm xương đòn (h. Khuyết Bồn Vị).  Một nhánh đi từ sau tai, vào trong tai và ra trước tai, đến sau góc ngoài mắt.  Một nhánh từ đuôi mắt xuống hàm dưới (h. Đại Nghênh – Vị) giao hội với kinh Tam Tiêu, lên hố dưới mắt ; –  có nhánh vòng qua góc hàm, xuống cổ,  nhập vào rãnh trên xương đòn.
Từ xương đòn, phân hai nhánh:  Một nhánh chạy về hướng giữa ngực, qua cơ hoành, liên lạc với tạng Tâm, Can, Đởm, rồi dọc theo hông sườn, đến bẹn, vòng quanh xương mu, tiến ngang vào mấu chuyển lớn xương đùi ;  Một nhánh từ hõm xương đòn chạy xuống nách, theo cạnh sườn qua sườn cụt tự do, tới khớp háng, đến mấu chuyển lớn, + ở đây có 1 nhánh rẽ liên lạc với kinh Bàng Quang ở vùng xương khu.
KINH-ĐỞM-2
Từ mấu chuyển lớn, kinh Đởm chạy xuống chân, theo mặt ngoài đùi, kết dưới đầu gối, chạy dọc theo mặt ngoài cẳng chân, đến trước mắt cá ngoài, lên trên mu chân, đi giữa xương bàn chân thứ – 5, ra tận góc ngoài móng chân áp út. + Một nhánh tách trên mu chân, nhập vào trong ngón cái, liên lạc với kinh Can, hiện ra ở chùm lông tam mao.
TRIỆU CHỨNG :
Sốt rét, điếc,đầu đau, hàm đau, mắt đau, hố trên đòn sưng đau, nách sưng, lao hạch, khớp háng và mặt ngoài chi dưới đau, phía ngoài bàn chân nóng, ngón chân thứ tư vận động khó.
  • Phủ Bệnh : Cạnh sườn đau, ngực đau, miệng đắng.
  • Đởm Hư : Ngủ không yên, khi ngủ hay giật mình tỉnh giấc, chóng mặt, hay thở dài, tai ù, nghe không rõ, rêu lưỡi nhạt, Mạch Nhân Nghênh nhỏ hơn mạch Thốn Khẩu, mạch Huyền Tế.
  • Đởm Thực : Hay giận, ngực và sườn đầy tức, ngủ nhiều, mắt đỏ, chảy nước mắt, nôn ra nước chua, lúc nóng lúc lạnh, mạch Nhân Nghênh lớn hơn mạch Thốn Khẩu 1 lần, lưỡi hồng, mạch Huyền Sác.



CHẨN ĐOÁN KINH TIỂU TRƯỜNG


KINH-TIỂU-TRƯỜNG2
Khởi từ sau vai ở huyệt Nhu Du, nhập vào nách tại huyệt Uyên Dịch (Đ), vào ngực và phân nhánh vào Tâm, xuyên cơ hoành xuống liên hệ với Tiểu Trường, Một nhánh chạy đến khóe mắt trong ở huyệt Tình Minh (Bq).
KINH CHÍNH
Khởi lên từ góc trong chân móng ngón tay út, chạy dọc theo bờ trong bàn tay, phía xương trụ, lên cổ tay, đi dọc theo phía sau trong cánh tay qua giữa mỏm khuỷ tay  vào sau khớp vai, đi ngoằn ngoèo ở gai xương bả  vai,  đến hội với kinh Bàng Quang và Đốc Mạch hội tại h. Đại Chùy, rồi trở ra hố xương đòn.
Từ hố xương đòn vùng huyệt Khuyết Bồn phân thành hai nhánh:  Một nhánh lặn vào Tâm, qua cơ hoành đến Vị, Tiểu Trường và xuống liên hệ với huyệt Hạ Cự Hư của kinh Túc Dương Minh Vị (huyệt Hợp dưới của Tiểu Trường).  Một nhánh lên cổ, gò má, tới góc ngoài mắt và vào tai; tại vùng má có nhánh đến bờ dưới hố mắt, hốc mũi và kết ở huyệt Tình Minh (Bq).
KINH-TIỂU-TRƯỜNG
Họng đau, họng viêm, Khớp hàm dưới viêm, Cổ gáy cứng khó xoay trở, Cánh tay đau như bị gãy,  Vai đau với cảm giác như bị lôi kéo
TRIỆU CHỨNG KINH TIỂU TRƯỜNG
  • Kinh Bệnh : Điếc, mắt vàng, hàm sưng, họng đau,vai đau, mặt sau cánh tay đau,cổ gáy cứng.
  • Phủ Bệnh : Bụng dưới đau trướng, đau lan ra thắt lưng, đau dẫn xuống tinh hoàn, tiêu chảy hoặc bụng đau, táo bón, phân khô.
  • Tiểu Trường Thực: Ruột đau quặn. Mạch Nhân Nghênh lớn hơn Thốn Khẩu 2 lần.
  • Tiểu Trường Hư : Hay tiểu vặt, tiểu són. Mạch Nhân Nghênh nhỏ hơn Thốn Khẩu
  • Tiểu Trường Hư Hàn : bụng dưới đau, thích ấm, ấn vào đau, bụng sôi, tiêu chảy, lưỡi nhạt, rêu luỡi trắng, Mạch Tế Hoãn.
  • Tiểu Trường Thực Nhiệt : Tâm phiền, khát, miệng lưỡi lở loét, nước  tiểu đỏ, nước  tiểu ít, tiểu ra máu, lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng , mách Sác .
  • Tiểu Trường Khí Thống : bụng đau cấp, bụng đầy, bụng sôi, đau lan ra sau lưng, đau lan xuống dịch hoàn, lưỡi trắng, mạch Huyền .



CHẨN ĐOÁN KINH BÀNG QUANG



KINH-BANG-QUANG
Một nhánh từ gáy đi kèm hai bên cột sống (cách 3 thốn) thẳng qua mông đến mấu chuyển lớn, theo mặt sau đùi xuống hợp với đường kinh trước ở giữa nhượng chân.
 KINH CHÍNH
Khở i đầu ở  góc trong mắt từ huyệt Tình Minh lên trán, thẳng lên đỉnh đầu giao hội với Đốc Mạch ở huyệt Bá Hội, phân nhánh vào não, rồi đi tiếp ra sau gáy. Từ gáy phân ra hai nhánh : Một nhánh đi dọc theo cột sống (cách 1,5 thốn) đến vùng thắt lưng vào Thận và Bàng Quang, tại đây chạy xuống vùng mông đến giữa nhượng chân.
Một nhánh từ gáy đi kèm hai bên cột sống (cách 3 thốn) thẳng qua mông đến mấu chuyển lớn, theo mặt sau đùi xuống hợp với đường kinh trước ở  giữa nhượng chân.
Từ nhượng chân đi tiếp xuống mặt sau cẳng chân, qua gót chân, đến sau mắt cá ngoài, dọc theo bờ ngoài bàn chân đến đầu ngón chân út để kết hợp với kinh Túc Thiếu Âm Thận.
KINH-BANG-QUANG-2
Cảm giác khí nghịch lên, Đầu đau, tròng mắt như lồi ra. Cổ gáy đau như bị lôi kéo, Cột sống đau nhức, vùng thắt lưng như muốn gãy,  Khớp háng không co duỗi được,  Cảm giác như thắt nút ở  nhượng chân, Cảm giác như vỡ tung cơ phía mặt ngoài bắp chân.

TRIỆU CHỨNG KINH BÀNG QUANG

Kinh Bệnh : Mắt đau, chảy nước mắt, chảy nước mũi, chảy máu cam, đầu đau, gáy đau, lưng đau, cột sống đau, mặt sau chi dưới đau, sốt.
Phủ Bệnh : Tiểu không thông, tiểu dầm, bụng dưới đau tức.
Bàng Quang Thực : Tiểu bí, bụng dưới đầy, bụng dưới đau xoắn. Mạch Nhân Nghênh lớn hơn Thốn Khẩu 2 lần. Mạch Sác.
Bàng Quang Hư : Tiểu không tự chủ, tiểu són. Mạch Nhân Nghênh nhỏ hơn Thốn Khẩu. Mạch Huyền Tế.





CHẨN ĐOÁN KINH TAM TIÊU


KINH-TAM-TIÊU-2
Kinh Tam tiêu
Khởi từ huyệt Giác Tôn của kinh Chính Tam Tiêu đi lên đỉnh đầu ở h.Bá Hội rồi trở xuống vòng sau tai, đến h.Thiên Dũ, qua h.Khuyết Bồn (Vị) để vào sâu trong ngực liên lạc với Tâm Bào Lạc và Tam Tiêu.
KINH CHÍNH
Khởi từ góc trong ngón tay áp úp, dọc theo khe giữa của 2 ngón tay 4-5, ở mu bàn tay, đến mặt ngoài cổ tay, lên trên, đi dọc theo mặt sau cẳng tay giữa xương trụ và xương quay, đến mỏm khuỷ tay, đi theo mặt sau cánh tay lên vai, trong chỗ lõm của đầu xương vai và đầu xương cánh tay.  Qua đỉnh cao xương bả vai thì đường kinh bắt chéo ra sau kinh Đởm, chạy xuống rãnh trên xương đòn (h.Khuyết Bồn) rồi đi sâu vào trong ngực đến Tâm Bào Lạc,  qua cơ hoành và liên hệ với Tam Tiêu.  1 nhánh đi từ ngực (h.Chiêu Trung) trở lên rãnh trên xương đòn để ra sau cổ,  liên lạc với Đốc Mạch (h.Đại Chùy), chạy lên sau gáy, vào sau tai, vòng quanh tai, đến góc trên tai,  đi vòng xuống mặt và trở lên kết ở bờ dưới ổ mắt.  1 nhánh từ sau tai (h.Khế Mạch) vào trong tai và ra trước tai, qua trước h.Thượng Quan (Đ), vòng xuống góc hàm dưới và liên kết ở góc ngoài đuôi lông mày để liên lạc với kinh Túc Thiếu Dương Đởm ở phía ngoài đuôi mắt (h.Đồng Tử Liêu).
Tai ù, tai điếc. Cổ họng sưng đau, họng viêm.Đau từng cơn: Họng đau, lưỡi co rút và méo lệch, miệng khô, khó chịu ở tim. Đau ở mặt sau ngoài cánh tay, không thể nâng bàn tay đưa lên đầu được 
KINH-TAM-TIÊU-1
TRIỆU CHỨNG KINH CHÍNH
Tai ù, tai điếc. Cổ họng sưng đau, họng viêm. Đau từng cơn. Họng đau, lưỡi co rút và méo lệch, miệng khô, khó chịu ở tim. Đau ở mặt sau ngoài cánh tay, không thể nâng bàn tay đưa lên đầu được
TRIỆU CHỨNG KINH TAM TIÊU 
Kinh Bệnh : Tai điếc, tai ù, thanh quản sưng, họng đau, sau tai đau, vai đau, tay đau, mặt ngoài khủy tay đau, ngón tay thứ tư cử động khó khăn.
Phủ Bệnh : Bụng đầy trướng, bụng dưới cứng, tiểu không thông, tiểu són, tiểu gắt, phù thũng.
Tam Tiêu Hư :
  • Mạch Nhân Nghênh nhỏ hơn mạch thốn Khẩu (Nội Kinh).
  • Gân sưng, phù thũng, bụng trướng, khí nghịch, tay chân lạnh, tiểu nhiều, mạch Trầm, Tế (Tân Biên Trung Y Học Khái Luận).
Tam Tiêu Thực :
  • Mạch Nhân Nghênh lớn hơn mạch Thốn Khẩu 1 lần (Nội Kinh).
  • Thân nhiệt, khí nghịch, gân cơ phù thũng, tiểu không thông, lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng , mạch Hoạt Sác.




CHẨN ĐOÁN KINH TÂM BÀO


KINH-TÂM-BÀO-1
Khởi đầu từ huyệt Thiên Trì, nhập vào huyệt Uyên Dịch (Đ), rồi đi rẽ vào giữa ngực, phân nhánh vào Tam Tiêu (Vị) và Tâm Bào Sau đó lên theo cổ họng (h. Liêm Tuyền)
KINH CHÍNH
Khởi đầu từ trong ngực, ở huyệt Chiên Trung thuộc Tâm Bào Lạc, đi xuống cơ hoành và phân nhánh đến Tam Tiêu.  Một nhánh từ ngực chạy ra sườn ngang dưới nách 3 thốn, lên hố nách, dọc theo phía trong cánh tay, đi giữa 2 kinh Thủ Thái Âm và Thiếu Âm, vào trong khuỷ tay, chạy giữa 2 khe gân cẳng tay vào giữa lòng bàn tay, đi dọc theo ngón tay giữa thẳng đến đầu ngón tay. Một nhánh từ trong bàn tay ở huyệt Lao Cung đi theo ngón tay áp út để giao với kinh Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu.
Lòng bàn tay nóng, Cẳng tay, khuỷ tay co cứng, nách sưng, Bệnh nặng: ngực sườn đau tức, nhói, trướng đầy, đánh trống ngực,  Mặt đỏ, hay cười luôn.
KINH-TÂM-BÀO-2
TRIỆU CHỨNG KINH TÂM BÀO 
  • Kinh Bệnh : Mặt đỏ, nách sưng, cánh tay đau, khủy tay co quắp, gan bàn tay nóng.
  • Tạng Bệnh : vùng tim đau, bồn chồn, ngực tức, sườn đau, tim đập hồi hộp, nói lảm nhảm, hôn mê.
  • Tâm Bào Hư : Hồi hộp, sợ hãi, mất ngủ, hay quên. Mạch Thốn Khẩu nhỏ hơn Nhân Nghênh.
  • Tâm Bào Thực : Tinh thần rối loạn, hay cười, nói nhảm, bực dọc. Mạch Thốn Khẩu lớn hơn Nhân Nghênh 1 lần.



CHẨN ĐOÁN KINH TÂM



KINH-TÂM
Khởi từ hố nách ở huyệt Cực Tuyền đến huyệt Uyên Dịch (Đ), rồi lặn vào trong Tim, phân một nhánh thẳng lên trên đến cổ và nổi lên ở mặt, kết tại huyệt Tỉnh.
KINH CHÍNH
Bắt đầu từ tim đi vào Tâm hệ, qua cơ hoành liên lạc với Tiểu Trường. Từ Tâm hệ phân  một nhánh đi vào thanh quaûn, thẳng lên Mục hệ,  một nhánh ra Phổi, ngang ra đáy hố nách, đi dọc bờ trong trước chi trên, dọc bờ trước ngoài ngón tay út, ra ở  đầu ngón tay út để nối với kinh Thủ Thái Dương Tiểu Trường.
Rối Loạn Do Tà Khí: Họng khô, Khát nước, Đau vùng tim.
TRIỆU CHỨNG KINH TÂM 
Đau nhức và co rút cơ dọc theo đường kinh đi. Đau và co cứng khớp khuỷ tay như bị thắt chặt. Đau và co rút vùng ngực.
TRIỆU CHỨNG
  • Kinh Bệnh : Vai đau, mặt trong chi trên đau,gan bàn tay nóng hoặc lạnh, miệng khô, khát, muốn uống nước, mắt đau.
  • Tạng Bệnh : Vùng tim đau, nấc khan, ngực sườn đau tức. Thực chứng thì phát cuồng. Hư chứng thì bi ai, khiếp sợ.
  • Tâm Hư : Hồi hộp, sợ hãi, mất ngủ, hay quên. Mạch Thốn Khẩu lớn hơn Nhân Nghênh 2 lần.
  • Tâm Thực : Tinh thần rối loạn, hay cười, nói sảng. Mạch Thốn Khẩu nhỏ hơn Nhân Nghi


CHẨN ĐOÁN KINH ĐẠI TRƯỜNG



kinh-dai-truong-1
KINH CHÍNH
Khởi đầu từ bờ ngoài chân móng ngón tay trỏ, đi dọc theo mép trên của  ngón tay, qua hố lào giải phẫu, đến nếp gấp bờ ngoài khuỷ  tay, chạy dọc theo mé trước- ngoài cánh tay, đến đầu trên cánh tay, chỗ hõm khớp vai, * ra bờ sau vai, giao với kinh Tiểu Trường ở huyệt Bỉnh Phong, * hội với Đốc Mạch ở  Đại Chùy và * đi sâu vào trong hõm xương đòn, từ đây phân ra 2 nhánh : + Một nhánh lặn vào Phế, qua cơ hoành để vào Đại Trường ; + Một nhánh từ hố xương đòn, lên cổ, hàm, đi vào giữa hàm răng dưới, vòng quanh mép miệng giao nhau ở  Nhân Trung đến cánh mũi phía bên đối diện. 
KINH CHÍNH
RỐI LOẠN DO TÀ KHÍ
Răng đau, Họng viêm, cổ sưng và đau. 
TRIỆU CHỨNG KINH ĐẠI TRƯỜNG
Kinh đại trường chủ về tân dịch vì vậy, có biểu hiện : Mắt vàng, Môi miệng khô, Chảy nước mũi hoặc chảy máu cam, Họng đau, cuống họng sưng, Ngón tay trỏ không cử dộng đươc.
kinh-dai-truong-2
TRIỆU CHỨNG
  • Kinh Bệnh : Cổ sưng, răng hàm dưới đau, vai đau, cẳng tay đau, ngón tay trỏ khó cử động. Nếu tà khí ở kinh thịnh thì có thể sưng đau. Nếu kinh khí suy thì sợ lạnh ở nơi đường kinh đi qua.
  • Phủ Bệnh : Mắt vàng, miệng khô, họng đau, chảy máu mũi, bụng đau, bụng sôi. Nếu hàn thì tiêu chảy. Nếu nhiệt thì phân nhão, dính hoặc táo bón. Tà khí thịnh thì sốt cao, có thể phát cuồng 
TRIỆU CHỨNG KINH ĐẠI TRƯỜNG
  • Đại Trường khí Thực : dễ bị nhiệt và sưng thủng.  Mạch Nhân Nghênh lớn hơn Thốn Khẩu 3 lần.
  • Đại Trường khí Hư : Dễ bị hàn và run rẩy. Mạch Nhân Nghênh nhỏ hơn mạch Thốn Khẩu.
  • Đại Trường Hàn :Bụng đau, ruột sôi, đại tiện lỏng, lưỡi trắng, mạch Kết.
  • Đại Trường Nhiệt : Bụng đầy, bụng đau, táo bón, xích bạch lỵ, trường ung, rêu lưỡi vàng khô, mạch Sác, Thực.
  • Đại Trường Hư  : Tiêu chảy lâu ngày không cầm, thoát giang, bụng lạnh, cơ thể tê, sắc mặt không tươi, lưỡi trắng, rêu lưỡi mỏng, mạch Tế Nhược.
  • Đại Trường Thực : Bụng đau, không thích ấn,táo bón, lỵ, lưỡi hơi bệu, mạch Thực, có lực.
KINH BIỆT
Đau từng cơn, Khó thở, Hen suyễn, Tai ù từng cơn,  Nóng ở ngực và sưng bên ngực, . Đột ngột câm, lưỡi cứng.
KINH CÂN
  • Đau nhức hoặc co rút cơ theo đường kinh đi qua, Cánh tay không giơ lên cao được.
  • Khớp tay viêm, Xoang mũi viêm, Cổ gáy không xoay trở được.
LẠC DỌC
  • THỰC: Răng sâu, Tai đau.
  • HƯ: Răng lạnh, Ngực và hoành cách mô đau tức, bồn chồn (chứng tý cách)
LẠC NGANG 
RỐI LOẠN DO NỘI NHÂN:
Kinh Đại Trường  chủ về tân dịch, vì vậy, có biểu hiện : Mắt vàng, Môi miệng khô, Chảy nước mũi hoặc chảy máu cam, Họng đau, cuống họng sưng, Ngón tay trỏ không cử dộng đươc.
  • THỰC : Cảm giác nóng và sưng.
  • HƯ : Rét run.