LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Friday, June 23, 2017

BỆNH TỰ MIỄN




Bệnh tự miễn là một bệnh mạn tính liên quan đến hệ miễn dịch của cơ thể. Tự miễn tức là tự tạo ra miễn dịch với chính mình, do đó bệnh tự miễn là bệnh mà cơ thể tự sinh ra kháng thể chống lại chính các tế bào của mình, từ đó dẫn đến hậu quả là tự mình hủy hoại mình. Bệnh tự miễn là bệnh nguy hiểm vì không thể điều trị khỏi hoàn toàn và có thể gây ra những biến chứng nặng.
Các bệnh tự miễn khác với dị ứng. Các triệu chứng của bệnh tự miễn đôi khi bị nhầm lẫn do các phản ứng dị ứng. Và cũng có một số bằng chứng cho thấy khuynh hướng di truyền cho cả hai bệnh dị ứng và bệnh tự miễn dịch, thậm chí còn gợi ý rằng dị ứng có thể gây ra các bệnh tự miễn dịch.
Bệnh tự miễn dịch về cơ bản là làm cơ thể chống lại chính nó. Trong cơ thể mỗi người đều có một hệ thống miễn dịch với chức năng bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và bệnh tật. Tuy nhiên, ở một số người, vì nhiều lý do khác nhau, hệ thống miễn dịch bị rối loạn chức năng và mất khả năng phân biệt lạ - quen, quay ra tấn công lại chính các tế bào của cơ thể, từ đó sinh ra các bệnh lý tự miễn dịch.
Có hơn 80 loại bệnh tự miễn. Nhóm bệnh lý này có thể ảnh hưởng đến hầu hết các hệ thống cơ quan trong cơ thể, gặp nhiều nhất là hệ thống mô liên kết (như lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì), hệ thần kinh (như bệnh xơ cứng rải rác, viêm đa dây thần kinh, bệnh nhược cơ), hệ nội tiết (viêm tuyến giáp tự miễn, bệnh basedow, tiểu đường tuýp 1), hệ thống cơ khớp (viêm da cơ, viêm đa khớp dạng thấp), hệ tiêu hóa (viêm gan tự miễn, bệnh Crohn), các tế bào máu (tan máu tự miễn, xuất huyết giảm tiểu cầu), ngoài da (bệnh Pemphigus, vảy nến) và hệ thống mạch máu (viêm động mạch thái dương, viêm mao mạch dị ứng…).... Bên cạnh đó, yếu tố giới tính và nội tiết cũng dường như có một vai trò quan trọng vì hầu hết các bệnh tự miễn dịch đều xảy ra ở phụ nữ trẻ tuổi và việc bổ xung nội tiết tố nữ cũng làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh TMD như bệnh lupus do thuốc.
Hiểu về bệnh tự miễn
Hệ miễn dịch là hàng rào quan trọng bảo vệ cơ thể khỏi sự nhiễm bệnh. Khi hệ miễn dịch suy yếu, virus có cơ hội tấn công vào các tế bào, gây ra những căn bệnh cho cơ thể.
Trong thời kỳ phôi, hệ miễn dịch có chức năng nhận diện những kháng nguyên của mình, để khi ra đời không chống lại chúng nhờ cơ chế loại trừ Th tự phản ứng. Thông thường, hệ thống miễn dịch chỉ sinh kháng thể chống lại những kháng nguyên không được nhận diện (từ thời kỳ phôi thai), tức là những kháng nguyên không phải của mình hoặc không còn giống mình. Vì lý do nào đó, một số kháng nguyên của cơ thể không được hệ miễn dịch nhận diện trong thời kỳ phôi, hoặc do các yếu tố bên trong hay bên ngoài làm biến đổi cấu trúc kháng nguyên của cơ thể…thì chúng trở thành tự kháng nguyên kích thích hệ thống miễn dịch sản sinh ra tự kháng thể, và trong nhiều trường hợp gây nên bệnh tự miễn (khi những tự kháng thể này thật sự có hại cho cơ thể).
Bệnh tự miễn xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể quay trở lại tấn công vào các mô của cơ thể. Tự miễn khác xa dị ứng. Trong dị ứng, hệ miễn dịch của cơ thể tấn công vào những phần tử lạ xâm nhập cơ thể (ví dụ phấn hoa, bụi bặm…), còn tự miễn thì hậu quả sẽ là sự hủy diệt các mô, tế bào của chính cơ thể mà hệ miễn dịch đã tấn công vào dẫn đến gây ra trên 80 tình trạng bệnh khác nhau. Tự miễn có thể tác động vào nhiều mô cùng một lúc hoặc chỉ tác động vào từng cơ quan riêng lẻ.
Tiêu chuẩn xác định bệnh tự miễn:
– Những tiêu chuẩn chính (phải có):
+ Có kháng thể tự miễn, hoặc có tế bào T tự phản ứng, chống lại các tế bào và các kháng nguyên của cơ thể mình.
+ Tự kháng thể, hoặc tế bào T tự phản ứng nói trên, phải có vai trò gây được tổn thương cho mô đích, tế bào đích đặc trưng cho từng bệnh. VD: bệnh lupus ban đỏ hệ thống, có các kháng thể tự miễn chống nhân ở thận, da, khớp…)
Ngoài ra còn một số tiêu chuẩn khác kèm theo, không nhất thiết phải có.
Những biểu hiện lâm sàng
Rất phong phú từ đau mỏi khớp, đau xương đến viêm khớp, tràn dịch khớp, hoại tử xương... Viêm khớp có đặc điểm gần giống như bệnh viêm khớp dạng thấp như viêm các khớp nhỏ và nhỡ ở bàn tay,bàn chân,viêm khớp mang tính chất đối xứng hai bên... Nhưng bệnh có đặc điểm khác là hầu như không có tổn thương bào mòn đầu xương, dính khớp trên phim Xquang như trong bệnh viêm khớp dạng thấp.
Ngoài các biểu hiện ở khớp, bệnh nhân còn có nhiều triệu chứng của các cơ quan bộ phận khác như tổn thương ở da, niêm mạc (ban cánh bướm ở mặt, ban dạng đĩa ở thân mình, loét niêm mạc miệng mũi, tăng nhạy cảm của da với ánh sáng); tổn thương tim và phổi (tràn dịch màng tim, rối loạn nhịp, tràn dịch màng phổi, xơ phổi); tổn thương thận (protein niệu, hội chứng thận hư, suy thận); tổn thương tâm thần, thần kinh; tổn thương cơ quan tạo máu (giảm một hay 3 dòng tế bào máu)...
Trong bệnh xơ cứng bì toàn thể, ngoài viêm khớp nhỏ và nhỡ còn có các tổn thương xơ cứng da và tổ chức dưới da, co thắt mạch đầu chi (hội chứng Raynaud), nuốt nghẹn, xơ phổi... Các bệnh khác trong nhóm như viêm đa cơ và da và cơ, viêm nút quanh động mạch ít gặp hơn hai bệnh kể trên. Ngoài các xét nghiệm thường quy, người ta phải tiến hành các xét nghiệm về miễn dịch để tìm các kháng thể kháng nhân, kháng histon...
Rất ít trường hợp bệnh khỏi hẳn. Đa số là bệnh có thể thuyên giảm và ổn định khi tuân thủ tốt chế độ điều trị và phối hợp tốt giữa thầy thuốc và bệnh nhân. Nếu không điều trị tốt, bệnh nặng dần khi tổn thương các cơ quan quan trọng như thận, não, tim, thần kinh...
Những nguyên nhân gây bệnh tự miễn:
Các nhà y học đã mạnh mẽ lên tiếng rằng chính môi trường sống hiện đại là thủ phạm gây ra các bệnh tự miễn. Ngoài ra cũng cần phải kể đến yếu tố di truyền. Bạn sẽ có khả năng cao bị bệnh tự miễn nếu người thân của bạn từng mắc, dù không nhất thiết sẽ có cùng chung một tình trạng bệnh. Y học hiện đại đã xác định được một số nguyên nhân gây ra các bệnh tự miễn như sau:
– Ô nhiễm môi trường: Bệnh tự miễn, nhất là bệnh lupus, sẽ nghiêm trọng hơn khi môi trường sống bị ô nhiễm. “Tội phạm” môi trường nổi danh nhất là thủy ngân, thuốc trừ sâu, thuốc nhuộm tóc, bao ni lông… Những hóa chất này gây tổn hại một cách trực tiếp lên hệ miễn dịch. Bệnh tự miễn xảy ra trong trường hợp này là do các mô của cơ thể bị tổn hại và bị biến đổi đến nỗi hệ miễn dịch “nhìn không ra”.
– Nhiễm trùng: Nhiễm trùng sẽ làm ngòi nổ cho một số bệnh tự miễn (chẳng hạn như sốt thấp khớp, viêm cột sống…). Trong sự viêm nhiễm, các tế bào của chính cơ thể lại na ná như vi trùng, vì vậy hệ miễn dịch vô tình rơi vào tình trạng “khôn nhà dại chợ” vì thay vì đánh vi trùng thì lại đi tiêu diệt “người nhà”.
– Xáo trộn vi khuẩn đường ruột: Có hàng tỉ tỉ vi khuẩn sống ở trong ruột có vai trò điều hòa hệ miễn dịch. Trong vài thập kỷ gần đây, màng nhầy ruột của chúng ta la làng vì việc sử dụng kháng sinh bừa bãi và sử dụng thuốc ngừa thai vô tội vạ. Sự mất cân bằng của hệ vi sinh đường ruột sẽ dẫn đến các chứng tự miễn và các rối loạn miễn dịch. Phong trào làm ốm cũng là kẻ tòng phạm.
– Thiếu hụt vitamin D: Vitamin D là một “biên tập viên” của hệ miễn dịch, hỗ trợ hệ miễn dịch chống lại ung thư, ngăn ngừa sự nhóm họp của những thành phần chống lại hệ miễn dịch. Vitamin D được cơ thể tổng hợp nhờ vào ánh sáng mặt trời. Đó cũng là lý do vì sao những quốc gia ở vĩ độ cao nhưCanada và New Zealand lại có tần suất người mắc bệnh tự miễn cao nhất thế giới. Để chắc ăn rằng không bị thiếu vitamin D, khi đi kiểm tra sức khỏe, bạn cần lưu ý lượng vitamin D có trong máu phải đạt ở con số 100-150 pg/ml.
– Hội chứng rò ruột: Một khi hệ vi khuẩn đường ruột bị xáo trộn, sự tiêu hóa sẽ trở nên kém hiệu quả, màng nhầy ruột sẽ bị tổn hại. Hàng rào phân cách ruột và máu bị hóa giải. Các phần tử thức ăn sẽ thừa cơ hội từ ruột ngao du vào máu và tạo gánh nặng cho hệ miễn dịch làm cho hệ miễn dịch “nổi quạu”, dẫn đến sự tự miễn.
Nơi đáng thương nhất chính là tuyến giáp vì chúng phải hứng chịu độc chất môi trường nhiều nhất, từ đó gây nên những rối loạn về tuyến giáp. Hiện có khoảng 30.000 hóa chất độc hại đang được sử dụng và chưa bao giờ được thử nghiệm xem tác hại như thế nào, nếu sử dụng lâu dài.
Một số bệnh tự miễn thường gặp:
I. Các bệnh thấp:
1. Viêm khớp dạng thấp
2. Viêm khớp mãn tính thiếu niên
3. Viêm đốt sống huyết thanh âm tính
4. Lupus ban đỏ hệ thống
5. Xơ hóa hệ thống
6. Hội chứng Sj ogren
7. Viêm đa cơ/viêm da cơ
8. Viêm mạch
9. Viêm đa động mạch mới
10. Bệnh u hạt Wegener
II. Bệnh tiêu hóa gan mật
1. Viêm đại tràng loét
2. Viêm gan mãn tính tiến triển
3. Xơ gan mật tiên phát
III. Bệnh máu
1. Thiếu máu tự miễn
2. Ban giảm tiểu cầu vô căn
3. Thiếu máu ác tính
IV. Bệnh nội tiết
1. Bệnh Basedow
2. Viêm tuyến giáp Hashimoto
3. Đái đường tự miễn.
4. Bệnh Addison
V. Bệnh Da:
1. Pemphigus
2. Bạch biến
VI. Bệnh các cơ quan khác
1. Nhược cơ nặng
2. Hội chứng Goodpasture
3. Bệnh vô sinh tự miễn đàn ông
Kết luận:
Xã hội càng phát triển, số người mắc các bệnh tự miễn ngày càng gia tăng và có xu hướng nặng hơn. Vì vậy, để phòng tránh các bệnh tự miễn nguy hiểm, bảo vệ hệ miễn dịch, thì một chế độ ăn uống phù hợp, nghỉ ngơi điều độ và hạn chế những thói quen không tốt là điều rất quan trọng.
Hiện nay, mặc dù đã có nhiều loại thuốc và kỹ thuật mới ra đời để điều trị các bệnh tự miễn song trên thực tế, các bác sỹ cũng mới chỉ điều trị được triệu chứng của bệnh chứ chưa thể khỏi hoàn toàn. Chính vì vậy, mọi người cần tìm hiểu và nâng cao ý thức bảo vệ hệ miễn dịch của cơ thể bằng những phương pháp đơn giản hàng ngày và thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm những bất thường, tránh tự ý sử dụng các lọai thuốc đông y không rõ nguồn gốc xuất xứ sẽ càng khiến các tổn thương này nặng hơn.
VII. Điều trị các bệnh tự miễn dịch
Những năm gần đây, việc điều trị bệnh tự miễn dịch đã đạt được nhiều tiến bộ đáng kể bằng cách sử dụng nhiều loại thuốc ức chế miễn dịch và sinh phẩm mới. Nhiều nghiên cứu cho thấy, sử dụng cyclophosphamide tĩnh mạch hàng tháng kết hợp với glucocorticoid liều cao (pulse therapy) có hiệu quả cao trong điều trị tổn thương nội tạng nặng của nhiều bệnh tự miễn như viêm cầu thận lupus, tổn thương bệnh lý thần kinh lupus, tổn thương phổi kẽ trong xơ cứng bì hệ thống…
Ưu điểm của phương pháp này là đạt tỷ lệ kiểm soát bệnh cao nhưng không làm tăng tác dụng phụ so với các thuốc dòng đơn lẻ. Một số thuốc ức chế miễn dịch thế hệ mới như cyclosporin A, mycophenolate mofetil, tacrolimus (FK506), sirolimus đã khẳng định hiệu quả và tính an toàn trong điều trị tấn công cũng như điều trị duy trì nhiều bệnh tự miễn dịch nặng như lupus ban đỏ hệ thống, viêm gan tự miễn, xơ cứng bì hệ thống…, kể cả những trường hợp không đáp ứng với glucocorticoid đơn thuần.
Việc lựa chọn thuốc sử dụng trong điều trị các bệnh này phải căn cứ vào loại bệnh và các biểu hiện lâm sàng của bệnh, 2 nhóm thuốc chính được dùng là thuốc chống viêm và thuốc ức chế miễn dịch. Các thuốc có tác dụng chống viêm như diclofenac, indomethacine, aspirin, ibuprofen và nhóm glucocorticoid có tác dụng giảm triệu chứng của hầu hết các bệnh TMD. Các thuốc có tác dụng ức chế miễn dịch như cyclophosphamide, cyclosporin A, mycophenolate mofetil.
Khi các liệu pháp điều trị thông thường ít hoặc không có tác dụng kiểm soát bệnh, có thể còn nhắc sử dụng các kháng thể đơn dòng như kháng CD-20 (Rituximab).
1. Lupus ban đỏ hệ thống
Là bệnh lý tự miễn dịch mạn tính, không rõ căn nguyên, gây tổn thương nhiều hệ thống cơ quan do các tự kháng thể và phức hợp miễn dịch bệnh lý. 90% xảy ra ở những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.
Một số cơ chế được liệt vào dạng gây ra bệnh này là do tính nhạy cảm về di truyền (do thiếu hụt một hoặc một tổ hợp gen); yếu tố môi trường như tia cực tím, nhiễm virus; yếu tố nội tiết như tăng estrogen, giảm androgen.
Triệu chứng: Sốt kéo dài, mệt mỏi, chán ăn, đau nhức mình mẩy, đau cơ, đau khớp, viêm khớp không biến dạng, rụng tóc, ban cánh bướm, nhạy cảm ánh sáng, thiếu máu, giảm bạch cầu, viêm màng phổi, tràn dịch màng phổi, viêm cầu thận.
Bệnh này không thể điều trị khỏi nên việc điều trị chỉ nhằm kiếm soát triệu chứng của các đợt cấp và duy trì trạng thái lui bệnh với số lượng thuốc gây ít tác dụng phụ nhất.
Lưu ý:
– Tránh nắng tuyệt đối
– Tránh ngừng thuốc đột ngột
– Lối sống lành mạnh, ít sang chấn tâm lý
– Tránh dùng thuốc không theo chỉ định, nhất là các loại Đông dược.
2. Xơ cứng bì hệ thống tiến triển
Cũng là bệnh không rõ căn nguyên, đặc trưng về lâm sàng là tình trạng dày và cứng da do sự tích lũy chất tạo keo, cùng với tổn thương tiến triển ở nhiều hệ cơ quan như ống tiêu hóa, tim, phổi, thận và mạch máu.
Triệu chứng lâm sàng: Dày da, cứng da đối xứng ở ngón tay, gốc các khớp liên đốt hoặc khớp đốt bàn tay; Canxi hóa tổ chức dưới da, giãn mao mạch dưới da, viêm/đau khớp, suy tim, thận.
3. Viêm da cơ
Không rõ căn nguyên, đặc trưng bởi tổn thương viêm cơ và ban đỏ ngoài da.
Nhận dạng bệnh: Ban đỏ, bong vảy (giống vảy nến) ở mặt duỗi cẳng tay và các ngón tay, ban màu tím đỏ ở trên mi mắt đi kèm với sưng nề mi. Hiện nay cũng không có điều trị đặc hiệu mà chỉ điều trị trên nguyên tắc chống viêm và điều trị triệu chứng.
Các thuốc phải dùng kéo dài, có thể suốt đời nên phải có sự hợp tác thật tốt giữa thầy thuốc và bệnh nhân để điều chỉnh thuốc cho thích hợp.
Ngoài dùng thuốc điều trị, người bệnh cần được nghỉ ngơi hợp lý, làm việc nhẹ nhàng, dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý, bổ sung chất khoáng và sinh tố. Tăng cường vệ sinh răng miệng và phòng các nhiễm khuẩn răng miệng.
Với các bệnh nhân có nhạy cảm da với ánh sáng thì phải đội mũ, đi găng, đeo kính, mặc các quần áo bằng chất liệu chống nắng, dùng các loại kem chống nắng khi buộc phải ra ngoài.
Về sức khỏe sinh sản, các bác sĩ thường khuyên người bệnh chỉ có thể mang thai khi trong 6 tháng trước không có các đợt tiến triển bệnh. Vì bệnh có xu hướng nặng lên khi mang thai do đó khi có thai cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các thầy thuốc chuyên khoa.









No comments:

Post a Comment