LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Saturday, June 24, 2017

CHẨN ĐOÁN CÁC ĐƯỜNG KINH




·         Chẩn đoán kinh Can
·         Chẩn đoán kinh Đởm
·         Chẩn đoán kinh Tam tiêu
·         Chẩn đoán kinh Tâm bào
·         Chẩn đoán kinh Bàng quang
·         Chẩn đoán kinh Tiểu trường
·         Chẩn đoán kinh Tâm
·         Chẩn đoán kinh Tỳ
·         Chẩn đoánh kinh Vị
·         Chẩn đoán kinh Đại trường
·         Chẩn đoán kinh Phế


CHẨN ĐOÁN KINH PHẾ



kinh-phế
Khởi đi từ huyệt Trung Phủ chạy vào vùng huyệt Uyên Dịch (Đ), lặn vào Phế, * xuống Đại Trường * rồi ngược lên hố xương đòn vùng h. Khuyết Bồn (Vị) * nổi lên ở cổ và giao hội với kinh Biệt và kinh Chính Đại Trường ở h. Phù Đột (Đtr).
Khởi đi từ Trung Tiêu ở huyệt Trung Quản  (Nh) xuống Đại Trường, * ngược lên Vị, qua cách mô vào Phế, * theo khí quản , thanh quản  lên họng hầu rồi rẽ ngang vào nách, và ở đây Phế khí xuất ra ở huyệt Trung Phủ* chạy vòng xuống mặt trước ngoài cánh tay đến tận ngón tay cái tại huyệt Thiếu Thương. 
KINH CHÍNH
Ấn đau huyệt Trung Phủ (P.1) và huyệt Phế Du (Bq.13).
RỐI LOẠN DO TÀ KHÍ
Ngực trướng, Ho, khó thở, suyễn, Đau vùng hõm trên xương đòn, Bệnh nặng : hen suyễn và đau co thắt vùng ngực, thở ngắn, mắt lờ mờ. 
TRIỆU CHỨNG KINH PHẾ 
Tạng Bệnh : Ngực phổi đầy tức, ho, suyễn, khó thở, khát, tiểu gắt, tiểu vàng, ngực bồn chồn, gan bàn tay nóng, nếu cảm phong hàn thì có sốt, gai rét, có hoặc không có mồ hôi
  • Kinh Bệnh : Hố trên đòn đau, đau kịch liệt thì 2 tay bắt chéo ôm ngực, mắt tối sầm, tim loạn lên, mặt trong chi trên đau.
  • Phế Thực : Vai và lưng đau, mồ hôi ra,dễ trúng phong, tiểu nhiều, hay ngáp. Mạch Thốn Khẩu lớn hơn mạch Nhân Nghênh 3 lần.
  • Phế Hư : Vai và lưng đau, lạnh, thiếu khí, không đủ hơi để thở. Mạch Thốn khẩu nhỏ hơn mạch Nhân Nghênh.



CHẨN ĐOÁN KINH TỲ


KINHTỲ-1
KINH CHÍNH
Khởi lên từ góc móng chân ngón cái, theo bờ trong ngón cái và lằn da gan chân – mu chân, qua chỗ lõm trước mắt cá trong  lên mặt trong cạnh xương chày, giao chéo qua trước kinh Túc Quyết Âm Can.  đến mặt trong đầu gối và đùi trong,  nhập vào bụng, để đến tạng Tỳ, liên lạc với Vị, rồi lên trên xuyên qua cơ hoành,  đi dọc theo hai bên thanh quản, nối với cuống lưỡi, tán ra dưới lưỡi.  Một nhánh tách biệt từ Vị, qua cơ hoành vào Tâm.
Cuống lưỡi cứng đờ, Vị quản đau, ăn vào thì nôn. Bụng trướng, ợ hơi thường xuyên. Toàn thân đau nhức, nặng nề, nếu đại tiện, trung tiện được thì nhẹ nhàng hơn.
TRIỆU CHỨNG KINH TỲ
Cuống lưỡi cứng đờ, Vị quản đau, ăn vào thì nôn. Bụng trướng, ợ hơi thường xuyên. Toàn thân đau nhức, nặng nề, nếu đại tiện, trung tiện được thì nhẹ nhàng hơn.
  • Kinh Bệnh : Cơ thể ê ẩm, nặng nề, da vàng, lưỡi cứng đau, mặt trong chi dưới phù, cơ ở chân tay teo.
  • Tạng Bệnh : Bụng trên đau, bụng đầy, ăn không tiêu, nôn, nuốt khó, vùng tâm vị đau cấp, tiêu chảy, tiểu không thông.
  • Tỳ Thực : Mạch Thốn Khẩu lớn hơn mạch Nhân Nghênh.
  • Tỳ Hư : Mạch Thốn Khẩu nhỏ hơn mạch Nhân Nghênh.
KINH BIỆT
Khởi lên từ háng (ở huyệt Xung Môn), nối với kinh Vị ở huyệt Khí Xung,  rồi cùng kinh Biệt Vị lặn vào trong thành bụng, lên trên qua Tâm. Đến đây, đường kinh đi tiếp nổi lên ở họng, xuyên qua lưỡi, đến góc mắt trong, hội với kinh Biệt Vị ở huyệt Tình Minh (Bq.1).
KINHTỲ-2
LẠC DỌC
Từ huyệt Lạc – Công Tôn (Ty.4) theo kinh Chính lên bụng vào Vị và Đại Trường.
LẠC NGANG
Từ huyệt Lạc – Công Tôn (Ty.4) chạy ngang đầu xương chày đến huyệt Nguyên của kinh Vị là Xung Dương (Vi.42).
KINH CÂN
Khởi lên ở góc trong móng ngón chân cái, qua mắt cá trong, theo mặt trong xương chày, lên vùng háng,  tụ ở bộ phận sinh dục, rồi lên trên bụng, đến rốn,  đi ra cạnh sườn và tán vào giữa ngực.  Một chi nhánh từ bộ phận sinh dục đi lên bên trong bụng và bám vào cột sống ở D5.
LẠC NGANG
RỐI LOẠN DO NỘI NHÂN :
Đau nhức cuống lưỡi. Cơ thể cứng đờ, khó xoay trở. Ăn không được. Tiêu chảy hoặc lỵ. Tâm phiền, dưới tim đau ran. Toàn thân phù nề, hoàng đản. Không thể nằm yên. Bờ trong đầu gối đau sưng, quyết lãnh.
LẠC DỌC
THỰC:  Đau như dao cắt ở ruột.
HƯ : Bụng đầy trướng, sình hơi.
KINH BIỆT
Đau Từng Cơn : Đau ở vùng thắt lưng lan xuống bụng dưới và 2 bên hông sườn không thể nằm ngửa được. Đầu đau, hay quên.
KINH CÂN
  • Đau và co rút cơ dọc theo đường kinh đ. Co cứng và co rút ngón chân cái lan đến mắt cá trong
  • Khớp gối, khớp háng viêm. Vùng rốn và hông sườn đau. Đau lan toả mặt trong ngực và cột sống lưng. Bộ phận sinh dục đau không chịu nổi.



CHẨN ĐOÁN KINH VỊ


KINHVỊ

KINH CHÍNH
Khơi đầu từ cạnh cánh mũi (huyệt Nghinh Hương – Đtr) đi lên, giao ơ hõm góc trong mắt – gốc mũi ( huyệt  Tinh Minh – Bq), vòng trở xuống dưới theo đường ngoài mũi vào hàm trên, rồi quanh ra môi miệng,  giao chéo nhau tại môi trên với Đốc Mạch ( huyệt Nhân Trung),  vòng môi dưới giao với Nhâm Mạch (huyệt  Thừa Tương),  đoạn dọc theo hàm dưới ra sau huyệt Đại Nghinh đến góc hàm dưới, vòng lên trước tai qua huyệt Thượng Quan (Đởm), theo bờ trước tóc mai giao với kinh Đởm (huyệt  Huyền Lư, Hàm Yến) lên trên bờ góc trán rồi theo chân tóc ra gặp Đốc Mạch ( huyệt Thần Đình) xuống tận ngón chân giữa.  Một nhánh từ mu bàn chân (huyệt  Xung Dương) vào đầu ngón chân cái để tiếp nối với kinh Túc Thái Âm Tỳ.
Một nhánh khác từ huyệt Đại Nghênh đi xuống dọc theo thanh quan vào hố trên đòn, tại đây phân 2 nhánh: một nhánh từ hố trên đòn qua cơ hoành đến liên lạc với Tỳ và Vị ; một nhánh từ hố trên đòn, thẳng qua đầu ngực, đi song song với Nhâm Mạch, đến vùng bẹn.
Từ môn vị dạ dày có nhánh đi xuống bụng dưới hợp với kinh Chính ơ bẹn, rồi cùng đi theo cơ thẳng trước ơ đùi xuống gối, dọc theo phía ngoài xương chầy, đến cổ chân, mu bàn chân, đến kết ở bờ ngoài góc móng ngón chân thứ hai.  Một nhánh phụ từ Túc Tam Lý đi ngoài đường kinh Chính xuống tận ngón chân giữa. Một nhánh từ mu bàn chân (huyệt  Xung Dương) vào đầu ngón chân cái để tiếp nối với kinh Túc Thái Âm Tỳ.
RỐI LOẠN DO TÀ KHÍ
  • Cảm giác như bị dội nước lạnh
  • Thích ưỡn ngực và duỗi chân
  • Ngáp nhiều lần
  • Chán đời, hay rên rỉ, Lo âu, ưu tư
  • Thích nơi yên Tỉnh, dễ phát cuồng, ghét ánh sáng

KINHVỊ-2
 TRIỆU CHỨNG KINH VỊ
  • Kinh Bệnh : Mũi chảy máu, miệng môi mọc mụn, họng đau, cổ sưng, miệng méo, ngực đau, chân sưng đau hoặc teo lạnh. Nếu tà khí thịnh thì sốt cao, ra mồ hôi, có thể phát cuồng.
  • Phủ Bệnh : Vị nhiệt, ăn nhiểu, tiểu vàng, bồn chồn, có thể phát cuồng. Nếu Vị hàn : bụng đầy, ăn ít (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  • Vị Thực : Phía trước cơ thể bị nhiệt, mau đói, nước  tiểu vàng. Mạch Thốn Khẩu lớn hơn Nhân Nghênh 3 lần (Nội Kinh Linh Khu).
  • Vị Hư : Phía trước cơ thể bị hàn, run, bụng đầy trướng. Mạch Thốn Khẩu nhỏ hơn Nhân Nghênh (Nội Kinh Linh Khu).
  • Vị Hàn : dạ dày đau, thích ấm, không thích ấn vào, nôn mửa, nấc, lưỡi trắng trơn, mạch Trì  (Châm Cứu Lâm Sàng Biện Chứng Luận Trị).
  • Vị Nhiệt : dạ dày đau nóng, nuốt chua, ợ hôi, mau đói, khát, thích uống nước  lạnh, miệng hôi, nướu răng sưng đau, lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng, mạch Hoạt Sác  (Châm Cứu Lâm Sàng Biện Chứng Luận Trị).          
 KINH BIỆT
Khơi từ huyệt Khí Xung, ơ vùng bẹn, cùng với kinh Tỳ đi theo vào vùng bụng để liên lạc với Vị, Tỳ, thông lên Tâm, dọc theo cổ họng, ra miệng lên đến chỗ lõm gốc mũi, vào góc trong cua mắt ơ huyệt Tinh Minh (Bq).
ĐAU TỪNG CƠN :
  • Cảm giác lạnh ở môi và răng
  • Chảy máu mũi
  • Đầu đau, ngực đầy, không thở nổi.
KINH CÂN
Khơi từ góc ngoài ngón chân thứ 2, 3, 4 đi đến cổ chân phân thành 2 nhánh: * Một nhánh ngoài đi dọc theo phía ngoài cẳng chân, theo đùi đến mấu chuyển lớn xương đùi (huyệt Hoàn Khiêu – Đ.30), rồi lên dọc theo cạnh trước ngoài ngực, trên sườn cụt, vào phần dưới ngực vòng qua lưng, kết ở cột sống từ đốt sống lưng 1 đến 9.  Một nhánh trong từ mu chân, chạy dọc theo bờ xương chày, đến trước hõm gối, trong đường chi khớp,  tại đây rẽ một nhánh phụ, trở xuống phía ngoài bờ xương chầy, để gặp kinh chính Đởm.
Nhánh chính đi thẳng lên đùi, qua vùng Phục Thố, tới vùng bẹn, đến phía trước bụng hội với 3 kinh Cân Âm ơ chân tại huyệt Khúc Cốt (Nh.2) và Trung Cực (Nh.3).  Nhánh trong này của kinh đi ngoài đường giữa, trên mặt bụng vách ngực trước, đến hõm trên xương đòn (huyệt Khuyết Bồn) thì kết lại và lên cổ, tới hàm dưới. Từ đó, nó chia 2 nhánh : một nhánh vào miệng và một nhánh đến xương gò má, mũi để gặp kinh Cân Bàng Quang; rồi nhánh này chia thành nhiều mao quản tỏa quanh vùng mi dưới. (Kinh Cân Bàng Quang thì chia thành nhiều mao quan phủ vùng mi trên, nên 2 kinh Cân này rất quan trọng để trị các bệnh ơ vùng mắt và bệnh mất ngủ). Một nhánh khác đi từ hàm dưới và kết ơ trước tai.
  • Đau và co rút cơ theo đường kinh đi qua
  • Co cứng ngón chân thứ 2, gót chân co rút và cứng đờ
  • Khớp háng viêm, dịch hoàn viêm
  • Cơ bụng co rút, đau ran đến hõm trên xương đòn và má, vùng đầu đau.
  • Đột nhiên miệng méo lệch.
  • Liệt thần kinh VII, thần kinh tọa đau. 
LẠC DỌC
Khơi từ huyệt Lạc – Phong Long, đi dọc theo phía trước ngoài cẳng chân, hướng lên phía trên thân thể theo kinh Chính lên đầu, đến huyệt Bá Hội (Đc), để hội với khí cua các kinh khác, rồi vòng xuống mặt, đi sâu vào họng.
THỰC :
  • Điên cuồng
  • Động kinh
HƯ:
  • Cơ cẳng chân teo
  • Các khớp xương buông thõng, khó cử động.
LẠC NGANG
Khơi từ huyệt Lạc – Phong Long, vòng ngang đầu xương chầy để đến kinh Tỳ ơ huyệt Nguyên là Thái Bạch.
RỐI LOẠN DO NỘI NHÂN: Gây rối loạn quân bình về huyết dịch :
  • Sốt và rét (ôn bệnh)
  • Hôn mê, điên cuồng với cơn sốt dữ dội
  • Tự đổ mồ hôi
  • Mũi chảy nước trong, chảy máu cam
  • Cổ sưng, họng tê, miệng méo lệch
  • Mụn nhọt ở môi, miệng
  • Bụng trướng
  • Đầu gối viêm
  • Đau nhức theo đường kinh đi từ ngực đến mu chân, ngón chân thứ 2 bất động.
THỰC:
Nóng vùng ngực, bụng, mau đói, nước tiểu vàng
HƯ :
  • Phía trước ngực bụng đều lạnh
  • Vị hàn gây đầy trướng


CHẨN ĐOÁN KINH CAN


KINH-CAN-1
Kinh Can
Khởi từ huyệt Lãi Câu, lên đến bờ xương mu hợp với kinh Thiếu Dương. rồi cùng đường kinh Biệt của Túc Thiếu Dương nhập vào khoảng bờ sườn cụt
KINH CHÍNH
Khởi lên ở góc ngoài móng chân ngón cái, đi dọc theo mu bàn chân đến trước mắt cá trong và lên trên mắt cá trong 8 thốn thì bắt chéo sau kinh Tỳ, đến đầu trong lằn nhượng chân,  nhập vào xương mu, vòng quanh bộ phận sinh dục  rồi lên đầu sườn cụt, liên lạc với Can – Đởm , qua cơ hoành,  phân nhánh vào ngực, đi lên họng và hiện ra ở mặt để liên hệ với Mục hệ,  đến đầu hội với Đốc Mạch.  Một nhánh đi từ Can qua cơ hoành vào Phế  Từ Mục hệ phân một nhánh xuống má vòng vào trong môi.
THỰC: Đau nhức vùng thắt lưng, Không thể uốn cong ra phía trước hoặc phía sau, Đau ở bộ phận sinh dục, Sắc mặt nhợt nhạt, họng khô.
KINH-CAN-2
TRIỆU CHỨNG KINH CAN
  • Kinh Bệnh : Đầu đau, đầu váng, mắt hoa, nhìn không rõ, tai ù, sốt cao, sốt co giật, tiểu dầm, tiểu không thông.
  • Tạng Bệnh : Ngực tức, nôn, nấc, bụng trên đau, da vàng, tiêu chảy, họng như bị tắc, thoát vị, bụng dưới đau.
  • Can Hư : Hay chóng mặt, quáng gà, móng tay và móng chân khô, chuột rút, gân co lại. Mạch Thốn Khẩu nhỏ hơn Nhân Nghênh.
  • Can Thực : Hông sườn đau kéo xuống bụng dưới, nôn chua, hay tức giận. Mạch Thốn Khẩu lớn hơn mạch Nhân Nghênh 2 lần.



CHẨN ĐOÁN KINH ĐỞM


KINH-ĐỞM-1
Kinh Đởm 
Từ xương đòn, phân hai nhánh: Một nhánh chạy về hướng giữa ngực, qua cơ hoành, liên lạc với tạng Tâm, Can, Đởm, rồi dọc theo hông sườn, đến bẹn, vòng quanh xương mu
KINH CHÍNH
Khởi từ góc ngoài mắt, lên góc trán xuống sau tai, đến gáy rồi vòng lên đầu sang trán,  lại trở xuống gáy đi trước kinh Tam Tiêu, tới vai –  hội với Đốc Mạch ở huyệt Đại Chùy,  với kinh Bàng Quang (h. Đại Trữ) –  và kinh Tiểu Trường (h. Bỉnh Phong) rồi nhập vào hõm xương đòn (h. Khuyết Bồn Vị).  Một nhánh đi từ sau tai, vào trong tai và ra trước tai, đến sau góc ngoài mắt.  Một nhánh từ đuôi mắt xuống hàm dưới (h. Đại Nghênh – Vị) giao hội với kinh Tam Tiêu, lên hố dưới mắt ; –  có nhánh vòng qua góc hàm, xuống cổ,  nhập vào rãnh trên xương đòn.
Từ xương đòn, phân hai nhánh:  Một nhánh chạy về hướng giữa ngực, qua cơ hoành, liên lạc với tạng Tâm, Can, Đởm, rồi dọc theo hông sườn, đến bẹn, vòng quanh xương mu, tiến ngang vào mấu chuyển lớn xương đùi ;  Một nhánh từ hõm xương đòn chạy xuống nách, theo cạnh sườn qua sườn cụt tự do, tới khớp háng, đến mấu chuyển lớn, + ở đây có 1 nhánh rẽ liên lạc với kinh Bàng Quang ở vùng xương khu.
KINH-ĐỞM-2
Từ mấu chuyển lớn, kinh Đởm chạy xuống chân, theo mặt ngoài đùi, kết dưới đầu gối, chạy dọc theo mặt ngoài cẳng chân, đến trước mắt cá ngoài, lên trên mu chân, đi giữa xương bàn chân thứ – 5, ra tận góc ngoài móng chân áp út. + Một nhánh tách trên mu chân, nhập vào trong ngón cái, liên lạc với kinh Can, hiện ra ở chùm lông tam mao.
TRIỆU CHỨNG :
Sốt rét, điếc,đầu đau, hàm đau, mắt đau, hố trên đòn sưng đau, nách sưng, lao hạch, khớp háng và mặt ngoài chi dưới đau, phía ngoài bàn chân nóng, ngón chân thứ tư vận động khó.
  • Phủ Bệnh : Cạnh sườn đau, ngực đau, miệng đắng.
  • Đởm Hư : Ngủ không yên, khi ngủ hay giật mình tỉnh giấc, chóng mặt, hay thở dài, tai ù, nghe không rõ, rêu lưỡi nhạt, Mạch Nhân Nghênh nhỏ hơn mạch Thốn Khẩu, mạch Huyền Tế.
  • Đởm Thực : Hay giận, ngực và sườn đầy tức, ngủ nhiều, mắt đỏ, chảy nước mắt, nôn ra nước chua, lúc nóng lúc lạnh, mạch Nhân Nghênh lớn hơn mạch Thốn Khẩu 1 lần, lưỡi hồng, mạch Huyền Sác.



CHẨN ĐOÁN KINH TIỂU TRƯỜNG


KINH-TIỂU-TRƯỜNG2
Khởi từ sau vai ở huyệt Nhu Du, nhập vào nách tại huyệt Uyên Dịch (Đ), vào ngực và phân nhánh vào Tâm, xuyên cơ hoành xuống liên hệ với Tiểu Trường, Một nhánh chạy đến khóe mắt trong ở huyệt Tình Minh (Bq).
KINH CHÍNH
Khởi lên từ góc trong chân móng ngón tay út, chạy dọc theo bờ trong bàn tay, phía xương trụ, lên cổ tay, đi dọc theo phía sau trong cánh tay qua giữa mỏm khuỷ tay  vào sau khớp vai, đi ngoằn ngoèo ở gai xương bả  vai,  đến hội với kinh Bàng Quang và Đốc Mạch hội tại h. Đại Chùy, rồi trở ra hố xương đòn.
Từ hố xương đòn vùng huyệt Khuyết Bồn phân thành hai nhánh:  Một nhánh lặn vào Tâm, qua cơ hoành đến Vị, Tiểu Trường và xuống liên hệ với huyệt Hạ Cự Hư của kinh Túc Dương Minh Vị (huyệt Hợp dưới của Tiểu Trường).  Một nhánh lên cổ, gò má, tới góc ngoài mắt và vào tai; tại vùng má có nhánh đến bờ dưới hố mắt, hốc mũi và kết ở huyệt Tình Minh (Bq).
KINH-TIỂU-TRƯỜNG
Họng đau, họng viêm, Khớp hàm dưới viêm, Cổ gáy cứng khó xoay trở, Cánh tay đau như bị gãy,  Vai đau với cảm giác như bị lôi kéo
TRIỆU CHỨNG KINH TIỂU TRƯỜNG
  • Kinh Bệnh : Điếc, mắt vàng, hàm sưng, họng đau,vai đau, mặt sau cánh tay đau,cổ gáy cứng.
  • Phủ Bệnh : Bụng dưới đau trướng, đau lan ra thắt lưng, đau dẫn xuống tinh hoàn, tiêu chảy hoặc bụng đau, táo bón, phân khô.
  • Tiểu Trường Thực: Ruột đau quặn. Mạch Nhân Nghênh lớn hơn Thốn Khẩu 2 lần.
  • Tiểu Trường Hư : Hay tiểu vặt, tiểu són. Mạch Nhân Nghênh nhỏ hơn Thốn Khẩu
  • Tiểu Trường Hư Hàn : bụng dưới đau, thích ấm, ấn vào đau, bụng sôi, tiêu chảy, lưỡi nhạt, rêu luỡi trắng, Mạch Tế Hoãn.
  • Tiểu Trường Thực Nhiệt : Tâm phiền, khát, miệng lưỡi lở loét, nước  tiểu đỏ, nước  tiểu ít, tiểu ra máu, lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng , mách Sác .
  • Tiểu Trường Khí Thống : bụng đau cấp, bụng đầy, bụng sôi, đau lan ra sau lưng, đau lan xuống dịch hoàn, lưỡi trắng, mạch Huyền .



CHẨN ĐOÁN KINH BÀNG QUANG



KINH-BANG-QUANG
Một nhánh từ gáy đi kèm hai bên cột sống (cách 3 thốn) thẳng qua mông đến mấu chuyển lớn, theo mặt sau đùi xuống hợp với đường kinh trước ở giữa nhượng chân.
 KINH CHÍNH
Khở i đầu ở  góc trong mắt từ huyệt Tình Minh lên trán, thẳng lên đỉnh đầu giao hội với Đốc Mạch ở huyệt Bá Hội, phân nhánh vào não, rồi đi tiếp ra sau gáy. Từ gáy phân ra hai nhánh : Một nhánh đi dọc theo cột sống (cách 1,5 thốn) đến vùng thắt lưng vào Thận và Bàng Quang, tại đây chạy xuống vùng mông đến giữa nhượng chân.
Một nhánh từ gáy đi kèm hai bên cột sống (cách 3 thốn) thẳng qua mông đến mấu chuyển lớn, theo mặt sau đùi xuống hợp với đường kinh trước ở  giữa nhượng chân.
Từ nhượng chân đi tiếp xuống mặt sau cẳng chân, qua gót chân, đến sau mắt cá ngoài, dọc theo bờ ngoài bàn chân đến đầu ngón chân út để kết hợp với kinh Túc Thiếu Âm Thận.
KINH-BANG-QUANG-2
Cảm giác khí nghịch lên, Đầu đau, tròng mắt như lồi ra. Cổ gáy đau như bị lôi kéo, Cột sống đau nhức, vùng thắt lưng như muốn gãy,  Khớp háng không co duỗi được,  Cảm giác như thắt nút ở  nhượng chân, Cảm giác như vỡ tung cơ phía mặt ngoài bắp chân.

TRIỆU CHỨNG KINH BÀNG QUANG

Kinh Bệnh : Mắt đau, chảy nước mắt, chảy nước mũi, chảy máu cam, đầu đau, gáy đau, lưng đau, cột sống đau, mặt sau chi dưới đau, sốt.
Phủ Bệnh : Tiểu không thông, tiểu dầm, bụng dưới đau tức.
Bàng Quang Thực : Tiểu bí, bụng dưới đầy, bụng dưới đau xoắn. Mạch Nhân Nghênh lớn hơn Thốn Khẩu 2 lần. Mạch Sác.
Bàng Quang Hư : Tiểu không tự chủ, tiểu són. Mạch Nhân Nghênh nhỏ hơn Thốn Khẩu. Mạch Huyền Tế.





CHẨN ĐOÁN KINH TAM TIÊU


KINH-TAM-TIÊU-2
Kinh Tam tiêu
Khởi từ huyệt Giác Tôn của kinh Chính Tam Tiêu đi lên đỉnh đầu ở h.Bá Hội rồi trở xuống vòng sau tai, đến h.Thiên Dũ, qua h.Khuyết Bồn (Vị) để vào sâu trong ngực liên lạc với Tâm Bào Lạc và Tam Tiêu.
KINH CHÍNH
Khởi từ góc trong ngón tay áp úp, dọc theo khe giữa của 2 ngón tay 4-5, ở mu bàn tay, đến mặt ngoài cổ tay, lên trên, đi dọc theo mặt sau cẳng tay giữa xương trụ và xương quay, đến mỏm khuỷ tay, đi theo mặt sau cánh tay lên vai, trong chỗ lõm của đầu xương vai và đầu xương cánh tay.  Qua đỉnh cao xương bả vai thì đường kinh bắt chéo ra sau kinh Đởm, chạy xuống rãnh trên xương đòn (h.Khuyết Bồn) rồi đi sâu vào trong ngực đến Tâm Bào Lạc,  qua cơ hoành và liên hệ với Tam Tiêu.  1 nhánh đi từ ngực (h.Chiêu Trung) trở lên rãnh trên xương đòn để ra sau cổ,  liên lạc với Đốc Mạch (h.Đại Chùy), chạy lên sau gáy, vào sau tai, vòng quanh tai, đến góc trên tai,  đi vòng xuống mặt và trở lên kết ở bờ dưới ổ mắt.  1 nhánh từ sau tai (h.Khế Mạch) vào trong tai và ra trước tai, qua trước h.Thượng Quan (Đ), vòng xuống góc hàm dưới và liên kết ở góc ngoài đuôi lông mày để liên lạc với kinh Túc Thiếu Dương Đởm ở phía ngoài đuôi mắt (h.Đồng Tử Liêu).
Tai ù, tai điếc. Cổ họng sưng đau, họng viêm.Đau từng cơn: Họng đau, lưỡi co rút và méo lệch, miệng khô, khó chịu ở tim. Đau ở mặt sau ngoài cánh tay, không thể nâng bàn tay đưa lên đầu được 
KINH-TAM-TIÊU-1
TRIỆU CHỨNG KINH CHÍNH
Tai ù, tai điếc. Cổ họng sưng đau, họng viêm. Đau từng cơn. Họng đau, lưỡi co rút và méo lệch, miệng khô, khó chịu ở tim. Đau ở mặt sau ngoài cánh tay, không thể nâng bàn tay đưa lên đầu được
TRIỆU CHỨNG KINH TAM TIÊU 
Kinh Bệnh : Tai điếc, tai ù, thanh quản sưng, họng đau, sau tai đau, vai đau, tay đau, mặt ngoài khủy tay đau, ngón tay thứ tư cử động khó khăn.
Phủ Bệnh : Bụng đầy trướng, bụng dưới cứng, tiểu không thông, tiểu són, tiểu gắt, phù thũng.
Tam Tiêu Hư :
  • Mạch Nhân Nghênh nhỏ hơn mạch thốn Khẩu (Nội Kinh).
  • Gân sưng, phù thũng, bụng trướng, khí nghịch, tay chân lạnh, tiểu nhiều, mạch Trầm, Tế (Tân Biên Trung Y Học Khái Luận).
Tam Tiêu Thực :
  • Mạch Nhân Nghênh lớn hơn mạch Thốn Khẩu 1 lần (Nội Kinh).
  • Thân nhiệt, khí nghịch, gân cơ phù thũng, tiểu không thông, lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng , mạch Hoạt Sác.




CHẨN ĐOÁN KINH TÂM BÀO


KINH-TÂM-BÀO-1
Khởi đầu từ huyệt Thiên Trì, nhập vào huyệt Uyên Dịch (Đ), rồi đi rẽ vào giữa ngực, phân nhánh vào Tam Tiêu (Vị) và Tâm Bào Sau đó lên theo cổ họng (h. Liêm Tuyền)
KINH CHÍNH
Khởi đầu từ trong ngực, ở huyệt Chiên Trung thuộc Tâm Bào Lạc, đi xuống cơ hoành và phân nhánh đến Tam Tiêu.  Một nhánh từ ngực chạy ra sườn ngang dưới nách 3 thốn, lên hố nách, dọc theo phía trong cánh tay, đi giữa 2 kinh Thủ Thái Âm và Thiếu Âm, vào trong khuỷ tay, chạy giữa 2 khe gân cẳng tay vào giữa lòng bàn tay, đi dọc theo ngón tay giữa thẳng đến đầu ngón tay. Một nhánh từ trong bàn tay ở huyệt Lao Cung đi theo ngón tay áp út để giao với kinh Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu.
Lòng bàn tay nóng, Cẳng tay, khuỷ tay co cứng, nách sưng, Bệnh nặng: ngực sườn đau tức, nhói, trướng đầy, đánh trống ngực,  Mặt đỏ, hay cười luôn.
KINH-TÂM-BÀO-2
TRIỆU CHỨNG KINH TÂM BÀO 
  • Kinh Bệnh : Mặt đỏ, nách sưng, cánh tay đau, khủy tay co quắp, gan bàn tay nóng.
  • Tạng Bệnh : vùng tim đau, bồn chồn, ngực tức, sườn đau, tim đập hồi hộp, nói lảm nhảm, hôn mê.
  • Tâm Bào Hư : Hồi hộp, sợ hãi, mất ngủ, hay quên. Mạch Thốn Khẩu nhỏ hơn Nhân Nghênh.
  • Tâm Bào Thực : Tinh thần rối loạn, hay cười, nói nhảm, bực dọc. Mạch Thốn Khẩu lớn hơn Nhân Nghênh 1 lần.



CHẨN ĐOÁN KINH TÂM



KINH-TÂM
Khởi từ hố nách ở huyệt Cực Tuyền đến huyệt Uyên Dịch (Đ), rồi lặn vào trong Tim, phân một nhánh thẳng lên trên đến cổ và nổi lên ở mặt, kết tại huyệt Tỉnh.
KINH CHÍNH
Bắt đầu từ tim đi vào Tâm hệ, qua cơ hoành liên lạc với Tiểu Trường. Từ Tâm hệ phân  một nhánh đi vào thanh quaûn, thẳng lên Mục hệ,  một nhánh ra Phổi, ngang ra đáy hố nách, đi dọc bờ trong trước chi trên, dọc bờ trước ngoài ngón tay út, ra ở  đầu ngón tay út để nối với kinh Thủ Thái Dương Tiểu Trường.
Rối Loạn Do Tà Khí: Họng khô, Khát nước, Đau vùng tim.
TRIỆU CHỨNG KINH TÂM 
Đau nhức và co rút cơ dọc theo đường kinh đi. Đau và co cứng khớp khuỷ tay như bị thắt chặt. Đau và co rút vùng ngực.
TRIỆU CHỨNG
  • Kinh Bệnh : Vai đau, mặt trong chi trên đau,gan bàn tay nóng hoặc lạnh, miệng khô, khát, muốn uống nước, mắt đau.
  • Tạng Bệnh : Vùng tim đau, nấc khan, ngực sườn đau tức. Thực chứng thì phát cuồng. Hư chứng thì bi ai, khiếp sợ.
  • Tâm Hư : Hồi hộp, sợ hãi, mất ngủ, hay quên. Mạch Thốn Khẩu lớn hơn Nhân Nghênh 2 lần.
  • Tâm Thực : Tinh thần rối loạn, hay cười, nói sảng. Mạch Thốn Khẩu nhỏ hơn Nhân Nghi


CHẨN ĐOÁN KINH ĐẠI TRƯỜNG



kinh-dai-truong-1
KINH CHÍNH
Khởi đầu từ bờ ngoài chân móng ngón tay trỏ, đi dọc theo mép trên của  ngón tay, qua hố lào giải phẫu, đến nếp gấp bờ ngoài khuỷ  tay, chạy dọc theo mé trước- ngoài cánh tay, đến đầu trên cánh tay, chỗ hõm khớp vai, * ra bờ sau vai, giao với kinh Tiểu Trường ở huyệt Bỉnh Phong, * hội với Đốc Mạch ở  Đại Chùy và * đi sâu vào trong hõm xương đòn, từ đây phân ra 2 nhánh : + Một nhánh lặn vào Phế, qua cơ hoành để vào Đại Trường ; + Một nhánh từ hố xương đòn, lên cổ, hàm, đi vào giữa hàm răng dưới, vòng quanh mép miệng giao nhau ở  Nhân Trung đến cánh mũi phía bên đối diện. 
KINH CHÍNH
RỐI LOẠN DO TÀ KHÍ
Răng đau, Họng viêm, cổ sưng và đau. 
TRIỆU CHỨNG KINH ĐẠI TRƯỜNG
Kinh đại trường chủ về tân dịch vì vậy, có biểu hiện : Mắt vàng, Môi miệng khô, Chảy nước mũi hoặc chảy máu cam, Họng đau, cuống họng sưng, Ngón tay trỏ không cử dộng đươc.
kinh-dai-truong-2
TRIỆU CHỨNG
  • Kinh Bệnh : Cổ sưng, răng hàm dưới đau, vai đau, cẳng tay đau, ngón tay trỏ khó cử động. Nếu tà khí ở kinh thịnh thì có thể sưng đau. Nếu kinh khí suy thì sợ lạnh ở nơi đường kinh đi qua.
  • Phủ Bệnh : Mắt vàng, miệng khô, họng đau, chảy máu mũi, bụng đau, bụng sôi. Nếu hàn thì tiêu chảy. Nếu nhiệt thì phân nhão, dính hoặc táo bón. Tà khí thịnh thì sốt cao, có thể phát cuồng 
TRIỆU CHỨNG KINH ĐẠI TRƯỜNG
  • Đại Trường khí Thực : dễ bị nhiệt và sưng thủng.  Mạch Nhân Nghênh lớn hơn Thốn Khẩu 3 lần.
  • Đại Trường khí Hư : Dễ bị hàn và run rẩy. Mạch Nhân Nghênh nhỏ hơn mạch Thốn Khẩu.
  • Đại Trường Hàn :Bụng đau, ruột sôi, đại tiện lỏng, lưỡi trắng, mạch Kết.
  • Đại Trường Nhiệt : Bụng đầy, bụng đau, táo bón, xích bạch lỵ, trường ung, rêu lưỡi vàng khô, mạch Sác, Thực.
  • Đại Trường Hư  : Tiêu chảy lâu ngày không cầm, thoát giang, bụng lạnh, cơ thể tê, sắc mặt không tươi, lưỡi trắng, rêu lưỡi mỏng, mạch Tế Nhược.
  • Đại Trường Thực : Bụng đau, không thích ấn,táo bón, lỵ, lưỡi hơi bệu, mạch Thực, có lực.
KINH BIỆT
Đau từng cơn, Khó thở, Hen suyễn, Tai ù từng cơn,  Nóng ở ngực và sưng bên ngực, . Đột ngột câm, lưỡi cứng.
KINH CÂN
  • Đau nhức hoặc co rút cơ theo đường kinh đi qua, Cánh tay không giơ lên cao được.
  • Khớp tay viêm, Xoang mũi viêm, Cổ gáy không xoay trở được.
LẠC DỌC
  • THỰC: Răng sâu, Tai đau.
  • HƯ: Răng lạnh, Ngực và hoành cách mô đau tức, bồn chồn (chứng tý cách)
LẠC NGANG 
RỐI LOẠN DO NỘI NHÂN:
Kinh Đại Trường  chủ về tân dịch, vì vậy, có biểu hiện : Mắt vàng, Môi miệng khô, Chảy nước mũi hoặc chảy máu cam, Họng đau, cuống họng sưng, Ngón tay trỏ không cử dộng đươc.
  • THỰC : Cảm giác nóng và sưng.
  • HƯ : Rét run.











































No comments:

Post a Comment