Thảo dược bổ thận mát gan
Cây thảo dược, cây thuốc nam luôn là
những bài thuốc được nhiều người sử dụng bởi tính hiệu quả lâu dài và an
toàn, không có những tác dụng phụ như bắt người bệnh phải phụ thuộc vào
thuốc. Trong đó có rất nhiều loại thảo dược quen thuộc, dễ kiếm có tác
dụng thanh lọc cơ thể, bổ thận mát gan, cách sử dụng lại vô cùng đơn
giản.
1.Atiso
Atiso là một loại “thần dược” có công
dụng rất tốt trong việc giải độc gan, mát gan, thanh lọc cơ thể, giải
nhiệt hiệu quả. Trong loại thảo dược này có chứa hiều khoáng chất và
vitamin cần thiết, cung cấp nhiều calori cho con người.
Sử dụng bông atiso để giúp bổ thận mát
gan rất tốt, đồng thời còn giúp kích thích tiêu hóa, tăng lực, lợi
tiểu, lợi mật, hạ mỡ máu… Trong y học thường dùng atiso trong điều trị
viêm gan, hỗ trợ chức năng gan, mật…
2.Cây bông mã đề
Bạn có biết, trong loại cây rau bông
mã đề có chứa rất nhiều dinh dưỡng như canxi, vitamin A, C, K và nhiều
khoáng chất khác nữa. Vậy nên trong Đông y hay sử dụng loại cay này để
chữa các chứng về tiêu hóa, gan, mật, thận…
Để sử dụng loại cây này, bạn có thể
lấy cây bông mã đề về rửa sạch, phơi khô rồi nấu nước uống sẽ giúp
thanh lọc cơ thể, ngăn chặn các độc tố, đồng thời hỗ trợ tốt trong điều
trị các chứng suy gan, thận, xơ gan…
3.Diệp hạ châu
Khi bị suy giảm chức năng gan, thận
hay mắc các bệnh khác về gan, có thể sử dụng cây diệp hạ châu để hỗ trợ
điều trị hiệu quả. Bởi loại thảo dược này có tác dụng giải độc, làm mát
gan, hỗ trợ tiêu hóa và tiêu viêm rất hữu hiệu.
Món
ăn đơn giản chữa bệnh thận yếu
Biểu hiện dương khí bất túc là bị bệnh
thận yếu, cần được bồi bổ bằng những món ăn - thuốc thích hợp để dưỡng thận, bảo
kiện sức khỏe.Thận yếu gây ra những bệnh lý như tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu
tiện không tự chủ
Có nhiều phương pháp chữa bệnh thận yếu,
từ dùng thuốc cho đến thực phẩm.
-
Dùng vỏ đậu xanh hoặc hạt đậu xanh sắc lấy nước uống, hằng ngày.
-
Dùng mộc nhĩ đen và mộc nhĩ trắng mỗi loại 15 g, ngâm nở mềm, nấu chung,
cho ít đường vừa ngọt, ăn hết.
-
Món lục nguyệt tuyết hầm gà xương đen: Lục nguyệt tuyết 60 g, gà xương đen
1 con, gia vị vừa đủ. Lục nguyệt tuyết rửa sạch, dùng vải màn bọc lại, luộc kỹ,
sau đó cho gói này vào bụng gà, đổ nước luộc lục nguyệt tuyết vào luộc gà. Khi
gà nhừ, vớt bỏ gói lục nguyệt tuyết ra, ăn thịt gà, uống nước hầm đó. Ăn một thời
gian, tuần 1 - 2 lần.
-
Cá diếc hồng trà: Hồng trà 15 g, cá diếc 1 con. Rửa sạch cá diếc, còn hồng
trà cho vào bụng cá. Cho nước cùng gia vị hầm nhừ ăn cả cái lẫn nước. Cần ăn một
thời gian.
-
Cơm nếp câu kỷ tử: Câu kỷ tử 25 g, gạo nếp 500 g, can bối 2 cái, tôm to 10
con, thịt giăm bông 50 g. Cho câu kỷ tử ngâm nước đến mềm, ngâm gạo nếp 3 giờ.
Sau đó đổ câu kỷ tử và gạo nếp ra, để ráo nước và cho vào nồi cùng sợi can bối,
tôm, giăm bông, đổ nước và bỏ muối vừa đủ. Nổi lửa to đến sôi, cho bột gừng, rượu,
xì dầu, mỗi loại 1 thìa canh và hạ lửa riu riu đun đến chín. Mỗi ngày ăn từ 1 -
2 lần thay cơm. Cần ăn liên tục một thời gian.
-
Canh phụ tử, dạ dày heo: Dạ dày heo 1 cái, phụ tử chín 10 g. Rửa sạch dạ
dày heo, nhét phụ tử vào trong, dùng chỉ khâu lại, cho vào nồi đất hầm 2 giờ.
Nêm muối, gia vị, uống nước canh, ăn dạ dày heo. Cần ăn một tuần vài lần, ăn
trong một thời gian.
-
Món thịt chó, đỗ trọng: Thịt chó 500 g, đỗ trọng 10 g, gia vị vừa đủ. Thịt
chó dùng rượu rửa sạch, thái miếng, ướp muối 15 phút. Đỗ trọng ngâm nước, cho
thịt chó, gừng, hành vào hầm 1,5 - 2 giờ, nhặt bỏ đỗ trọng, ăn thịt uống nước
canh.
-
Gan heo nấu đỗ trọng: Đỗ trọng 50 g, gan heo 200 g. Lấy muối rửa sạch gan
heo, thái miếng, cho nước vào nấu canh với đỗ trọng, đến khi gan nhừ nêm gia vị,
ăn gan, uống nước canh.
Dinh dưỡng và công dụng chữa bệnh của cật lợn
Cật lợn hay còn gọi là quả bồ dục, có chức năng giống như quả thận.
Cật lợn chứa nhiều giá trị dinh dưỡng và vitamin, có công dụng bồi bổ sức khỏe
và hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau: đau lưng, mỏi gối, sỏi thận, yếu
sinh lý, vô sinh...
Giá trị dinh dưỡng của cật lợn:
Sau đây, là thành phần dinh dưỡng có trong 100g cật lợn
- Năng lượng ...81 kcal - Đạm
...13g
- Chất béo ....3.1g - Nước
... 82.6mg
- Canxi ......8mg - Kali
.... 390mg
- Sắt .....5mg
- Photpho ...223mg
- Vitamin A...150mg -
Vitamin C.....5mg
- VItamin B1 ... 0.4mg
Ăn cật heo có tác dụng gì?
Trong đông y, cật heo có vị mặn, tính lạnh
không độc, đều có công hiệu bổ thận, ích tinh, tráng dương chữa thận hư, suy yếu
tình dục, di mộng tinh, và các bệnh thuộc thận như về xương khớp đau mỏi, tai
ù, nặng tai… mồ hôi trộm, lão suy. xem thêm: đầm dự tiệc cho người mập và Đầm
Big Size tphcm
Theo Tây y, thận có các chất đạm, béo,
các chất khoáng (như Ca, P, Fe), các
vitamin (A, B1, C, PP). Thận heo hay
được dùng hơn cả vì thận heo trắng hồng thơm ngon cả trong thức ăn và làm thuốc,
được xem là món ăn sang trọng.
Ăn
cật heo có tác dụng gì?
–
Khống chế bệnh sỏi thận: Bệnh sỏi thận là một bệnh rất dễ gặp phải, nếu như
bệnh nhân có chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý thì bệnh nhân rất dễ mắc
bệnh sỏi thận. Bệnh nhân khi mắc bệnh sỏi thận có thể dùng canh cật heo, bí đao
để khống chế bệnh sỏi thận….
–
Phòng và chữa bệnh đau lưng: Theo y học cổ truyền, đau lưng phần nhiều do
thận suy. Chứng đau lưng làm hạn chế vận động, ảnh hưởng đến năng suất và hiệu
quả công việc. Ngoài các phương pháp chữa bằng Tây y, có thể dùng các món ăn
bài thuốc phòng và chữa trị bệnh đau lưng được chế biến từ quả cật lợn.
–
Tăng sinh lực, cải thiện chuyện chăn gối: Nhiều cặp vợ chồng đã cải thiện
được tình trạng yếu sinh lý, vô sinh nhờ vào việc ăn các món ăn được chế biến từ
cật lợn. Quả cật lợn bổ thận nạp khí, giúp tâm thận giao nhau. Món này rất tốt
cho những người bị yếu sinh lý, hay đau lưng mỏi gối, hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi
đuối sức, tim hồi hộp, giấc ngủ chập chờn, mỗi khi “vào cuộc” thường bị toát mồ
hôi, thiếu sức bền, xuất tinh sớm.
Các món ngon từ cật heo
1.
Cật heo xào dứa hành
Nguyên
liệu:
2 quả cật heo (còn gọi là cật lợn)
½ quả dứa; 1-2 củ hành tây
100g gừng; 2-3 tép tỏi; 2-3 cọng cần tây
1 bó hẹ (hoặc hành lá)
Muối, hạt tiêu, gia vị
Cách
làm cật heo xào dứa hành:
Bước 1: Cật heo bổ đôi theo chiều dọc, lọc bỏ toàn bộ phần màng trắng
bên trong. Rửa vài lần với nước lạnh rồi để ráo nước. Sau đó thái cật heo theo
đường dọc cách nhau khoảng 2-3mm, dày khoảng bằng 1 đốt ngón tay.
Bước 2: Cho cật heo vào âu to cùng gừng thái sợi (chỉ cần rửa gừng sạch,
không cần bỏ vỏ), trộn đều.
Bước 3: Chờ khoảng 15 phút thì rửa sạch lại bằng nước lạnh, đổ lên rây
lưới cho ráo nước. Gạt bỏ bớt gừng. Cho vào tô, ướp cật heo với chút muối, bột
gia vị.
Bước 4: Dứa gọt vỏ, bỏ mắt, bổ dọc thành 2-3 miếng, thái ngang thành từng
miếng dày cỡ 1 cm. Tỏi đập dập, băm nhỏ. Hành tây bóc vỏ, bổ miếng cau. Cần tây
rửa sạch, thái khúc 4-5cm rồi thái sợi. Hẹ rửa sạch, thái nhỏ.
Bước 5: Dùng chảo sâu lòng. Cho dầu và tỏi vào phi thơm, cho cật xào
trên lửa to. Đảo nhanh tay, cho cật tái là được. Cho ra đĩa.
Bước 6: Cho dứa, hành, cần tây vào chảo, xào trên lửa to. Không cần cho
thêm dầu, mà chắt phần nước sốt từ cật đã xào cho vào chảo, xào 5-7 phút. Cho cật
vào xào tiếp khoảng 5 phút. Cho hẹ vào, đảo qua. Nêm vừa ăn. Tắt bếp, đậy vung
chảo. (Đậy vung sẽ giữ được nhiệt làm cật được chín thêm).
2.
Cật heo xào ớt chuông
Nguyên
liệu:
2 chiếc cật heo tươi
1/2 quả ớt chuông xanh, 1/2 quả ớt chuông đỏ
Hành lá, tép tỏi, gừng
Gia vị: muối, nước tương, rượu trắng, đường, dầu mè, giấm, bột ngô
Cách
làm món cật heo xào ớt chuông:
Bước 1: Sau khi mua cật heo về, bạn cắt ra làm đôi, rồi cạo sạch phần trắng
và phần có màu đậm đi. Dùng dao nhọn cứa nhẹ các đường ngang dọc trên bề mặt cật.
Bước 2: Xắt cật thành những miếng nhỏ vừa ăn, cho chút muối, giấm trắng
và nước vào ướp cật khoảng 10 phút để loại bỏ bụi bẩn. Sau khi ướp bạn vớt cật
ra rồi rửa sạch với nước sạch đến khi thấy nước trong là được.
Bước 3: Đun một nồi nước sôi sau đó cho cật vào chần qua. Lưu ý làm bước
này thật nhanh nếu không món cật heo xào ớt chuông sẽ bị khô cứng ở bước cuối
cùng.
Bước 4: Ớt chuông xanh, đỏ cắt nhỏ thành từng miếng vừa ăn. Tỏi bóc vỏ
thái nhỏ, hành lá rửa sạch cũng thái nhỏ. Gừng bạn nạo vỏ rồi thái sợi.
Bước 5: Bạn pha 30ml nước tương với chút muối, giấm, rượu trắng, đường,
dầu mè và bột ngô rồi khuấy đều. Hỗn hợp này sẽ dùng để làm nước sốt ăn kèm với
món cật heo xào.
Bước 6: Cho chút sầu ăn vào chảo, đun cho dầu nóng rồi thả ớt, gừng, tỏi
vào đảo đều ở lửa to. Sau đó,đợi khi ớt chuông gần chín thì bạn cho cật heo vào
xào, đảo thật đều tay để cật chín đều. Đến khi cật chín tới, bạn đổ phần nước sốt
vào rồi tiếp tục đảo đều một lần nữa rồi tắt bếp là đã hoàn thiện xong món cật
heo xào ớt chuông ngon kiểu này rồi đó.
Cây Tơm trơng
Định lượng alcaloid, phytosterol cho thấy, thành phần phytosterol
trong cây Tơm trơng có một số tác dụng quan trọng như làm giảm acid uric
và cholesteron máu, chống oxy hoá, chống loét, chống nấm, chống xơ vữa
động mạch, làm bất hoạt những chất độc tế bào, điều hoà miễn dịch, kháng
ung thư, cải thiện lưu thông tuần hoàn và mạch vành tim, gan…
Phân tích hàm lượng các nguyên tố đa lượng và vi lượng, các nhà
nghiên cứu xác định 15 thành phần vô cơ và nguyên tố vi lượng hữu ích
như canxi, nhôm, kali, sắt… Trong đó, magie cực kỳ cần thiết cho quá
trình đường phân; kẽm, giúp tăng sinh lực... qua
kết quả nghiên cứu và qua thực tiễn lâm sàng, người ta thấy rằng Tơm
trơng quả thật có tác dụng bổ thận đáng ngạc nhiên do có chứa
phytosterol. Chất này sẽ giúp khả năng đào thải acid uric của thận được
phục hồi, duy trì sự ổn định và giúp cơ thể người bệnh thận trở lại cân
bằng.
Hai thành phần chính khác trong bài thuốc Ama Kông là Tom NgLeng và
Nam Dong cũng đã được xác định các thành phần dược lý qua nghiên cứu
khoa học.. Theo kết
quả thì Tom Ngleng có chứa tinh dầu (1,1%), thành phần tinh dầu gồm
anethol (lên đến 83,13%)… Tinh dầu có tác dụng rõ nét là tạo mùi thơm
đặc trưng, kích thích tiêu hóa, tăng chuyển hóa, hưng phấn thần kinh…
Nam Dong thì có chứa 2 loại chất flavonoid gồm taxifolin và
taxifolun-3-O-a-L-rahamno-pyranosid có tác dụng bảo vệ cơ thể, điều hoà
miễn dịch.
Bổ thận tráng dương
4 thực phẩm có lợi nhất cho việc bổ thận, thúc đẩy quá trình sản xuất tinh trùng, tăng cường thể lực cho nam giới.
1. Hải sâm Hải sâm được xem là món quà quý giá từ biển cả bởi thành phần dinh dưỡng đã được công nhận là tuyệt vời cho sức khỏe.
Hải sâm chứa axit amin có thể nâng cao thể chất, thúc đẩy sự hình thành của tinh trùng, cải thiện hệ thống miễn dịch.
Trong các triều đại vua quan trước đây, các thần y coi hải sâm là món thần dược, không chỉ bổ cho thể chất, mà còn có tác dụng làm đẹp, xua tan mệt mỏi.
Trong nhiều bữa ăn cao sang, hải sâm được xem là nguyên liệu chính để thiết đãi nhân vật quan trọng, có tác dụng chữa liệt dương, yếu thận và các triệu chứng khác.
Hàu có giá trị rất cao về dinh dưỡng, giàu protein và kẽm, được Đông y gọi là "thực phẩm của tình yêu". Đây cũng được xem là thực phẩm cần thiết để bồi bổ sức khỏe nam giới.
Do chứa tỉ lệ kẽm cao nên chất này sẽ tham gia vào chức năng điều tiết hệ miễn dịch của cơ thể, từ đó duy trì chức năng sinh lý bình thường và thiết yếu của nam giới. Ăn hàu sẽ nhanh chóng cải thiện chức năng tình dục nam giới, tăng khả năng đàn ông.
Tôm là một hải sản phổ biến mà bất kỳ ai, bất kỳ lúc nào cũng có thể mua về ăn mà không gặp khó khăn. Theo đánh giá của chuyên gia thực phẩm, tôm mang lại nhiều tác dụng vượt trội so với các thực phẩm thông thường khác.
Chúng ta đều biết tôm có giá trị dinh dưỡng tôm rất cao, trong đó chứa một loạt các axit amin thiết yếu, thịt mềm, ngọt, dễ tiêu hóa, có thể nhanh chóng bổ sung thêm dinh dưỡng ngay tức thì.
Ngoài ra, tôm tự rất giàu magiê, có tác dụng bảo vệ hệ thống tim mạch, ngăn ngừa bệnh tim mạch vành, có tác dụng rõ rệt đối với người bị tăng huyết áp.
Loại rau này được Đông y xem là một loại thực phẩm kích thích tình dục truyền thống. Bản chất hẹ có tính mạnh dương, bổ thận khí dành cho nam giới.
Hẹ rất giàu cellulose, đặc biệt cao hơn các loại rau khác. Cellulose có thể giúp thúc đẩy nhu động ruột, giảm nguy cơ ung thư đường ruột.
Nggoài ra cũng làm giảm hấp thu cholesterol vào cơ thể, từ đó làm giảm xơ vữa động mạch, ngăn ngừa hiệu quả các bệnh tim mạch phát sinh. Tuy nhiên, lưu ý rằng, dù bổ đến đâu thì bạn cũng không nên ăn quá nhiều hẹ trong cùng một thời điểm, vì có thể dễ dẫn đến tiêu chảy.
Tác dụng của cây hẹ
Nguồn bài viết: http://agarwood.org.vn/tac-dung-cua-cay-he-4112.html
Nguồn bài viết: http://agarwood.org.vn/tac-dung-cua-cay-he-4112.html
Cây hẹ của vùng Đông Á ôn đới, được trồng
rộng rãi làm rau ăn ở miền núi, trung du và đồng bằng. Thường trồng bằng củ
tách ở cây đã tàn lụi. Có thể trồng vào mùa xuân, hoặc thu đông là tốt nhất. Ta
thường thu hái rau hẹ quanh năm, thường dùng tươi. Còn quả chín, phải chờ mùa
thu đông, lấy về phơi khô, đập lấy hạt. Tác dụng của cây hẹ giúp chữa được nhiều
bệnh, bênh cạnh đó hẹ cũng thường được dùng để nấu canh và là món ăn ngon dân
dã của người Việt.
Theo Đông y, hẹ vị cay hơi chua, hăng,
tính ấm, có tác dụng trợ thận, bổ dương, ôn trung, hành khí, tán huyết, giải độc,
cầm máu, tiêu đờm. Sách Bản thảo thập di viết: “Rau hẹ là ấm nhất, có ích cho
người, nên ăn thường xuyên”. Theo sách Lễ ký, củ hẹ trị chứng di mộng tinh, đau
lưng rất thần hiệu. Tác dụng dược lý của hẹ cao nhất là vào mùa xuân. Hẹ kỵ mật
ong và thịt trâu. Những người bị các chứng âm hư hỏa vượng, vị hư có nhiệt
không nên dùng hẹ lâu dài.
Theo Tây y, hẹ có tác dụng tăng tính nhạy
cảm với insulin, làm giảm đường huyết, giảm mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch
và bảo vệ tuyến tụy. Chất odorin trong loại rau này là một kháng sinh mạnh giúp
chống tụ cầu và các vi khuẩn khác.
Mô tả:
Cây thảo nhỏ sống nhiều năm, cao
20-50cm, có thân mọc đứng, hình trụ hoặc có góc ở đầu. Lá ở gốc thân, hình dải
phẳng hẹp, có rãnh, dài 15-30cm, rộng 1,5-7mm. Hoa trắng mọc thành tán ở đầu một
cán hoa dài 20-30cm hay hơn. Tán gồm 20-40 hoa có mo bao bọc, 3-4 lẩn ngắn hơn
tán hoa; bao hoa màu trắng, gồm nhiều phiến thuôn mũi mác. Quả nang, hình trái
xoan ngược chia ra 3 mảnh; 6 hạt nhỏ, màu đen.
Tác dụng của cây hẹ:
Hạt có vị cay, ngọt, tính ấm, có tác dụng
ôn trung, trợ vị khí, điều hoà tạng phủ, hạ nghịch khí, cố thận tinh, tán ứ huyết.
Rau Hẹ có vị cay đắng chua mà sít, lại mạnh cho khí và thêm cho dương sự, lại cầm
máu, vít tinh.
Thành phần của hẹ chứa các hoạt chất
kháng sinh mạnh như allcin, odorin, sulfit. Nhờ vậy chúng có tác dụng chữa được
ngứa ghẻ, chín mé, nhiễm trùng da bằng cách đắp lá giã nhỏ lên vết thương; tiện
lợi trong việc trị giun kim cho trẻ mà không sợ tác dụng phụ của thuốc tân dược.
Trường hợp viêm lợi đau nhức cũng có thể dùng hẹ để kháng viêm, diệt khuẩn bằng
cách giã nát và ngậm trong miệng. Trẻ em bị viêm tai có thể lấy nước lá hẹ nhỏ vào
để diệt vi khuẩn.
Một số tác dụng của cây hẹ dùng để chữa
bệnh:
Chữa cảm mạo, ho do lạnh: Lá hẹ 250g, gừng
tươi 25g, cho thêm ít đường hấp chín, ăn cái, uống nước. Dùng liền 5 ngày.
Chữa nhức răng: Lấy một nắm hẹ (cả rễ),
rửa sạch, giã nhuyễn đặt vào chỗ đau, đặt liên tục cho đến khi khỏi.
Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Hàng
ngày sử dụng từ 100-200g rau hẹ, nấu cháo, nấu canh hoặc xào ăn. Không dùng muối
hoặc chỉ dùng một chút muối khi chế biến món ăn. 10 ngày một liệu trình. Hoặc
dùng củ rễ hẹ 150g, thịt sò 100g, nấu canh ăn thường xuyên. Có tác dụng tốt đối
với bệnh đái tháo đường đã mắc lâu ngày, cơ thể đã suy nhược.
Nhuận tràng, trị táo bón: Hạt hẹ rang
vàng, giã nhỏ, mỗi lần uống 5g. Hòa nước sôi uống ngày 3 lần, dùng liền 10
ngày.
Chữa ho trẻ em do cảm lạnh: Lấy lá hẹ xắt
nhỏ trộn với đường phèn hoặc mật ong vào cùng một chén, sau đưa chén vào nồi
cơm hấp chín. Cho trẻ uống dần trong ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê.
Dùng liền 5 ngày.
Giúp bổ mắt: Rau hẹ 150g, gan dê 150g,
gan dê thái mỏng, ướp gia vị vừa xào với rau hẹ. Khi xào dùng ngọn lửa mạnh,
lúc chín cho gia vị vừa đủ, ăn với cơm, cách ngày ăn một lần, 10 ngày một liệu
trình.
Trĩ sưng đau: Lấy 1 nắm to lá hẹ cho vào
nồi đất cùng với nước, dùng lá chuối bịt kín, đun đến khi sôi thì nhấc xuống,
chọc một lỗ thủng trên lá chuối cho hơi bay lên để xông trĩ. Khi thấy hết hơi
thì đổ ra chậu, ngâm rửa hậu môn. Cũng có thể giã nhuyễn lá hẹ cho vào chậu rồi
ngồi lên (để trĩ tiếp xúc trực tiếp với lá hẹ).
Lòi dom: Lá hẹ 1 nắm giã nhỏ, trộn giấm,
đảo nóng, gói trong 2 miếng vải xô sạch, thay nhau chườm và chấm hậu môn.
Chứng tâm hãn (mồ hôi ra không ngớt, chỉ
khu trú ở vùng ngực): Dùng 49 cây hẹ (cả gốc) rửa sạch, cho vào 2 bát nước, sắc
còn 1 bát, uống liên tục nhiều ngày cho đến khi khỏi.
Viêm loét dạ dày thể hàn; đau vùng thượng
vị, buồn nôn hoặc nôn do lạnh: Rau hẹ 250 g, gừng tươi 25 g, tất cả thái vụn,
giã nát, lọc lấy nước, đổ vào nồi cùng với 250 g sữa bò. Đun nhỏ lửa cho đến
khi sôi, uống nóng.
Tiểu đường: Củ hẹ 150 g, thịt sò 100 g.
Nấu chín, nêm gia vị, ăn thường xuyên. Người bị ra mồ hôi trộm (âm hư tự hãn)
dùng món này cũng tốt.
Lưu ý:
Hẹ vừa là một món ăn, vừa là một vị thuốc-
kháng sinh từ thiên nhiên tác dụng của cây hẹ giúp chữa được nhiều bệnh nhưng cần
lưu ý người âm suy, bốc hoả không nên dùng hẹ. Không nên dùng hẹ vào
mùa nóng. Hẹ rất kỵ với thịt trâu, mật ong.
9 món ăn bổ thận
Hạt vừng (Chi ma)
Vừng có tính cam bình, có tác dụng bổ gan thận, nhuận ngũ tạng. Như
trong “Bản thảo kinh sơ” đã từng ghi chép: “Chi ma khí vị bình hòa,
không lạnh không nóng, là loại cốc tốt bổ gan thận”, đặc biệt những
người thận hư, đau lưng mỏi gối, chóng mặt ù tai, tóc khô tóc rụng và
tóc bạc sớm, táo bón thì rất nên ăn vừng.
Hạt kê
Hạt kê có thể bổ ích thận khí. Trong “Danh y biệt lục” và “Điền nam
bản thảo” có nhắc đến “Hạt kê dưỡng thận khí”. Thời Minh – Lý Thời Trân
đã từng nói: “Hạt kê là một loại ngũ cốc của thận, người bệnh thận nên
ăn, nấu cháo ăn ích đan điền, bổ hư tổn”.
Đậu đũa
Đậu đũa tính bình, vị cam, có thể bổ thận kiện tỳ, người tỳ hư nên ăn
và người thận hư cũng nên ăn, là món ăn thích hợp với nam giới thận hư,
di tinh, tinh dịch đục hoặc tiểu tiện nhiều lần, phụ nữ bị bạch đới
cũng rất nên dùng. Trong “Bản thảo cương mục” đã từng ghi lại như sau:
“Đậu đũa lí trung ích khí, bổ thận kiện vị, sinh tinh túy”. Trong “Tứ
Xuyên trung dược chí” cũng nói đậu đũa có thể “từ âm bổ thận, kiện tỳ
vị, trị bạch đới, tinh dịch đục và thận hư di tinh”.
Tủy xương bò
Tủy xương bò có tác dụng nhuận phổi, bổ thận, ích tủy. “Trong bản
thảo cương mục” có nói rằng tủy xương bò có thể “nhuận phổi bổ thận,
trơn cơ”. Đặc biệt thích hợp với những người thận hư, gầy yếu, tinh
huyết hư tổn.
Con sò
Sò có tính bình, vị cam mặn, có thể bổ thận từ âm, những người bị
thận âm hư nên dùng. Trong “Bản thảo cầu chân” cũng nói con sò có thể
“từ chân âm”, nghĩa là từ bổ thận âm.
Cá vược
Cá vược tính bình, vị cam, có thể bổ tỳ vị, lại có thể bổ gan thận,
vị cam nhạt khí bình và thích hợp cho tỳ vị. Thận chủ cốt, gan chủ cơ,
từ vị thuộc âm, tất cả đều quy về tạng, ích tâm khí của nhị tạng, có thể
ích gân cốt. “Gia khô bản thảo” cho rằng: “Cá vược nên ăn nhiều”, tất
cả những người gan thận âm hư hoặc tỳ hư vị nhược đều nên ăn.
Xương dê
Xương dê tính ôn, vị cam, có thể bổ thận cường gân cốt. “Ẩm thiện
chính yếu” có viết rằng: “Xương đuôi dê ích thận sáng mắt, bổ hạ tiêu hư
lạnh”. Trong “Bản thảo cương mục” có ghi chép rằng: “Tủy sống của dê bổ
cốt hư, thông đốc mạch, trị đau lưng, kiết lỵ; Xương ống chân dê chủ tỳ
nhược, thận hư không thể phóng tinh, tinh dịch đục”. Trong “Thực y tâm
kính” thời Đường có giới thiệu: “Trị thận tạng hư lạnh, cột sống lưng
chuyển động không nổi: Tủy sống dê đập nát nấu nhừ, ăn lúc đói”. Đối với
những người thận hư lao tổn, lưng gối nhức mỏi, sợ lạnh, gân cốt co rút
đau đều rất nên ăn món này.
Cật lợn
Cật lợn tính bình, vị đạm. Mạnh Sằn – thời Đường cho rằng cật lợn
“chủ người thận suy”. “Nhật hoa tử bản thảo” có nói: Cật lợn “bổ thủy
tạng, trị tai điếc”. Người bị thủy tạng chính là chỉ người có vấn đề về
thận tạng. Những người bị thận hư dẫn đến các triệu chứng lưng tê mỏi,
lưng đau, di tinh, mồ hôi trộm và người già thận hư dẫn đến tai điếc,
nặng tai... đều rất nên ăn món này.
Con trai
Con trai có tác dụng bổ gan thận, ích tinh huyết. Trong “Tùy nghi cơ
ẩm thực phổ” có nói rằng con trai có thể “bổ thận, ích huyết điền tinh”.
“Bản thảo hối ngôn” đã từng viết: “Con trai là thuốc bổ hư dưỡng thận,
nó thuộc loại động vật có vỏ, khí vị cam mỹ mà thanh đạm, tính vốn thanh
mát, thiện trị thận hư hữu nhiệt”, vì thế tất cả những người bị thận hư
suy yếu, lao nhiệt, chóng mặt, mồ hôi trộm, lưng đau, liệt dương... đều
rất thích hợp dùng.
No comments:
Post a Comment