Những điều chưa biết về bộ não
Nhà giải phẫu học nổi tiếng Galen từng cho rằng, bộ não là tổng chỉ
huy của mọi cử động và lời nói. Dù vậy, ông vẫn bỏ qua vấn đề chất xám và chỉ
cho rằng, các não thất chứa đầy dịch mới là phần đảm nhiệm hầu hết công việc.
Não người rất lớn
Một bộ não của người trưởng thành trung bình nặng khoảng từ 1,3 -
1,4kg. Một số nhà giải phẫu thần kinh mô tả cấu trúc của khối chất trong não giống
như kem đánh răng, nhưng theo nhà giải phẫu thần kinh Katrina Firlik, có thể
tìm thấy hình ảnh so sánh khác tốt hơn ở cửa hàng thực phẩm.
Bạn có thể hình dung thế này: Chiếm khoảng 80% thành phần trong hộp
sọ là não, phần còn lại là máu và dịch não tủy. Dịch não tủy là chất dịch làm đệm
cho mô thần kinh. Nếu bạn hòa trộn 3 thành phần: não, máu và dịch não tủy, sẽ
được khoảng 1,7l hoặc nhiều hơn, nhưng cũng không thể đổ đầy chai nước ngọt loại
2l.
Tuy nhiên, bạn cũng đừng nên quá tự mãn về bộ não có kích thước khoảng
một chai nước ngọt của mình. Con người khoảng 5.000 năm trước thậm chí còn có bộ
não lớn hơn thế.
Nhà nhân chủng học John Hawks của Trường Đại học Winsconsin ở
Madison chia sẻ thông tin với LiveScience: “Chúng tôi biết từ nguồn dữ liệu khảo
cổ học trên nhiều khu vực - châu Âu, Trung Quốc, Nam Phi, Úc rằng bộ não đã thu
nhỏ đi khoảng 150cm3 so với kích cỡ trung bình khoảng 1.350cm3, như vậy là nhỏ
đi khoảng 10%”.
Các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết vì sao kích thước não người bị thu
hẹp như vậy. Có một số giả thuyết rằng, đó và vì não tiến hóa để hoạt động hiệu
quả hơn. Một số khác lại bảo, hộp sọ của chúng ta cũng đang nhỏ dần vì chế độ
ăn càng ngày càng nhiều thực phẩm không phải nhai quá nhiều. Vì vậy, không cần
phải có những hàm răng lớn và khỏe như thời trước.
Tiêu thụ rất nhiều năng lượng
Theo Đại học Neuropsychopharmacology của Mỹ, bộ não hiện đại là cỗ
máy ngốn rất nhiều năng lượng. Dù chỉ chiếm 2% trọng lượng cơ thể, nhưng nó sử
dụng khoảng 20% lượng oxy trong máu và 25% lượng gluco (đường) tuần hoàn trong
máu mỗi người.
Nhu cầu năng lượng đặc biệt này đã làm dấy lên cuộc tranh luận giữa
các nhà nhân chủng học về vấn đề: cái gì đã thúc đẩy sự tiến hóa của những bộ
não lớn trong giai đoạn đầu tiên. Nhiều nhà nghiên cứu quy “công lao” này cho
thịt. Họ trích dẫn các chứng cứ về việc săn bắt của người tiền sử. Nhưng thịt rất
có thể chưa phải là nguồn thực phẩm đáng tin cậy, đó là phản biện của một số
nhà khoa học khác. Một nghiên cứu năm 2007 được công bố trong Kỷ yếu của Viện
Hàn lâm khoa học quốc gia của Mỹ cho biết, loài tinh tinh hiện đại đã biết đào
những loại củ giàu calorie trên thảo nguyên để ăn. Và có thể tổ tiên loài người
cũng đã làm như thế để phát triển trí lực bằng rau củ.
Những gì đã thúc đẩy bộ não phình ra về kích thước? Có 3 giả thuyết
chính: sự biến đổi khí hậu, các nhu cầu của hệ sinh thái và sự cạnh tranh xã hội.
Nếp nhăn của vỏ não
Bí mật về trí thông minh của các loài nằm ở đâu? Câu trả lời có lẽ
là các nếp nhăn của vỏ não. Bề mặt của não người bị xoắn lại bởi các rãnh sâu,
các khe nhỏ hơn gọi là sulci (rãnh nhỏ) và các lằn gợn sóng. Bề mặt này gọi là
vỏ não và là nơi chứa khoảng 100 tỷ nơ-ron (tế bào thần kinh).
Bề mặt gấp khúc giúp não có thể lưu trữ được nhiều hơn là một diện
tích phẳng nên có năng lực xử lý mạnh hơn trong khuôn khổ hạn chế của vỏ hộp sọ.
Những loài linh trưởng gần với chúng ta cũng có các mức độ nếp cuộn khác nhau của
não, hay các loài động vật thông minh khác như voi. Thực tế, nghiên cứu do nhà
thần kinh học Lori Marino của Đại học Emory đã phát hiện não của cá heo thậm
chí còn có nhiều nếp nhăn hơn não người.
Các nơ-ron chiếm 10%
Quan niệm từ rất lâu cho rằng chúng ta chỉ sử dụng 10% năng lực trí
tuệ của mình giờ không còn đúng nữa. Nhưng hiện tại, chúng ta biết các nơ-ron
chỉ chiếm 10% trong các tế bào não.
90% còn lại, phần chiếm tới một nửa trọng lượng não, là các glia - tế
bào thần kinh đệm (nghĩa là glue - “keo” trong tiếng Hy Lạp). Các nhà thần kinh
học từng cho rằng, tế bào thần kinh đệm đơn thuần chỉ là chất keo gắn kết các
nơ-ron với nhau. Nhưng nghiên cứu gần đây cho thấy, nó còn có nhiều chức năng
khác nữa. Một bài báo năm 2005 trong tạp chí Các ý kiến mới trong lĩnh vực Sinh
học thần kinh đã chỉ ra vai trò của các tế bào thần kinh đệm. Theo đó, chúng
bao gồm các chức năng, từ “dọn dẹp” bớt các chất dẫn truyền thần kinh dư thừa,
tới cung cấp bảo vệ miễn dịch để thực sự thúc đẩy và điều chỉnh sự phát triển
cũng như hoạt động của khớp thần kinh. Khớp thần kinh là những kết nối giữa các
tế bào thần kinh.
Bộ não là chốn độc quyền
Một nhóm tế bào trong hệ thống máu ở não được gọi là vách ngăn máu
não, chỉ cho phép một vài phân tử được vào chốn thiêng liêng bên trong của hệ
thần kinh là bộ não. Các mao mạch nuôi não được lót bằng những tế bào gắn kết
chặt chẽ với nhau, ngăn không cho các phân tử lớn xâm nhập. Các protein đặc biệt
trong vách ngăn máu não sẽ vận chuyển dinh dưỡng và các chất cần thiết vào não.
Vách ngăn máu não bảo vệ não, nhưng nó cũng ngăn cản các loại thuốc
cứu chữa con người. Khi các bác sĩ điều trị khối u não, họ có thể dùng thuốc để
mở những mối nối giữa các tế bào, nhưng cách này lại khiến não tạm thời rất dễ
bị nhiễm trùng.
Có một cách mới giúp thuốc điều trị vượt qua vách ngăn là công nghệ
nano. Một nghiên cứu công bố trên tạp chí Nghiên cứu ung thư cho thấy, các hạt
nano cực nhỏ có thể vượt qua vách ngăn máu não và gắn vào mô của khối u. Trong
tương lai, việc kết hợp các hạt nano cực nhỏ với các loại thuốc hóa trị có thể
là một phương pháp điều trị khối u.
Hình thành từ ống thần kinh
Nền tảng hình thành bộ não được thiết lập từ rất sớm. Ba tuần sau
khi thụ thai, một dải tế bào phôi được gọi là tấm thần kinh (phôi) được gấp lại
và hợp nhất thành ống thần kinh. Mô này sẽ trở thành hệ thần kinh trung ương.
Ống thần kinh phát triển và biệt phân trong suốt 3 tháng đầu tiên của
thai kỳ. Khi các tế bào biệt phân, chúng chuyên về các mô khác nhau cần thiết để
hình thành các bộ phận của cơ thể. Phải tới 3 tháng tiếp theo của thai kỳ, các
tế bào thần kinh đệm và các nơ-ron mới bắt đầu hình thành. Cho tới mãi sau đó
thì não vẫn chưa hình thành nếp nhăn. Khi thai được 24 tuần tuổi, theo nghiên cứu
năm 2000 in trên tạp chí X-quang, hình ảnh chụp cộng hưởng từ cho thấy, mới chỉ
có một vài rãnh nông ở bề mặt không trơn tru lắm của bộ não thai nhi. Giai đoạn
3 tháng còn lại của thai, từ tuần thứ 26, các rãnh đó sẽ sâu hơn và não bắt đầu
có diện mạo giống với não của một trẻ sơ sinh.
Bộ não của trẻ vị thành niên
chưa thực sự hoàn thiện
Các ông bố, bà mẹ có con cái ở lứa tuổi vị thành niên quá ương bướng
có thể vui mừng, hoặc chí ít thấy nhẹ nhõm hơn khi biết rằng: những căn nguyên
của sự khủng hoảng ở lứa tuổi vị thành niên có một phần nguyên nhân từ những
thay đổi bất thường trong sự phát triển não bộ.
Lượng chất xám trong não đạt mức cao nhất ngay trước giai đoạn dậy
thì và bị giảm dần trong suốt thời niên thiếu. Tuy nhiên, sẽ có vài sự phát triển
mạnh mẽ nhất xảy ra ở thùy trán, vị trí giúp con người đưa ra những đánh giá và
quyết định hành động.
Một nghiên cứu trên tạp chí Phát triển trẻ em cho biết, những phần của
bộ não có chức năng điều khiển đa nhiệm vụ sẽ không trưởng thành hoàn toàn cho
tới khi trẻ 16 hoặc 17 tuổi. Một nghiên cứu khác tại Festival Khoa học năm 2006
cũng công bố, trẻ vị thành niên có những lý do thuộc về thần kinh khi tự cho
mình là trung tâm. Khi xem xét một hành động có thể ảnh hưởng tới người khác,
trẻ ở lứa tuổi này không có khả năng giống người lớn là sử dụng vỏ não trước
thùy trán ở giữa, vùng não gắn với sự đồng cảm và ý thức về tội lỗi.
Chưa bao giờ ngừng thay đổi
Tri thức khoa học từng cho rằng, nếu bạn đã ở độ tuổi trưởng thành,
bộ não của bạn sẽ mất đi mọi khả năng hình thành những kết nối thần kinh mới.
Khả năng được gọi là tính mềm dẻo này được cho rằng chỉ giới hạn ở giai đoạn trứng
nước và thơ ấu của con người.
Tuy nhiên, quan niệm đó đã sai. Nghiên cứu năm 2007 thực hiện trên một
nữ bệnh nhân đột quỵ cho thấy, bộ não của chị đã thích ứng với các tổn thương xảy
ra với những tế bào mang thông tin hình ảnh bằng cách lấy thông tin từ các
nơ-ron khác. Nhiều nghiên cứu khác cũng khẳng định, các con chuột trưởng thành
vẫn có khả năng hình thành nơ-ron mới. Những nghiên cứu về sau còn tìm ra nhiều
chứng cớ hơn về việc các nơ-ron ở người có khả năng tạo ra kết nối mới trong
giai đoạn trưởng thành. Không những thế, nghiên cứu về thiền còn cho thấy, việc
rèn luyện tinh thần mạnh mẽ có thể làm thay đổi cả cấu trúc và chức năng của bộ
não.
Những con số thú vị từ bộ não người
Như nhà sinh lý học Robert Edwards (Đoạt giải Nobel Y học 2010) từng
nói “Đối với tôi thì trên thế giới này chỉ có ba thứ mà tôi cảm thấy mơ hồ nhất,
nó khiến cho tôi và dường như tất cả mọi người vô cùng tò mò, đó là: Tâm linh,
vũ trụ và bộ não con người”. Đúng thật như vậy, dù con người đã nghiên cứu rất nhiều
về bộ não nhưng chúng ta chưa biết nhiều về nó. Có thể nói rằng bộ não con người
là một ẩn số vô cùng lớn thử thách trí tò mò của nhân loại.
Bởi vậy, sẽ không có gì là khó hiểu hay lạ lẫm và cũng đừng vội
tranh cãi khi bạn nghe được nhiều chiều thông tin trái ngược nhau về bộ não con
người. Vì có thể đây là thông tin đến từ một nghiên cứu khoa học bất kì mà chưa
ai đủ khả năng đánh giá và xác minh nó.
Sau đây Elite Symbol sẽ cung cấp cho bạn một số điều thú vị để hiểu
hơn về bộ não. Tất cả các thông tin được tổng hợp dựa trên một số báo cáo
nghiên cứu khoa học đã được công bố.
Bạn thân mến! Não người là bộ phận hết sức quan trọng, nó điều khiển
và chi phối toàn bộ cơ thể. Có những điều kì diệu về não, kì diệu đến khó tin:
1.Mọi sự vật, hiện tượng,
thông tin đều được bộ não thu nhận và xử lý với tốc độ cực đại. Theo ước
tính, thông tin được truyền vào bộ não với tốc độ 260 mph, tương đương 432km/h.
Tốc độ này bằng với tốc độ của máy bay phản lực Miles Master của quân đội Anh sử
dụng trong Chiến tranh thế giới thứ II
Đã bao giờ bạn thắc mắc rằng làm thế nào cơ thể phản ứng ngay lập tức
với những tác động xung quanh hoặc tại sao khi chân vấp vào một vật thì cảm
giác đau xuất hiện ngay lập tức? Đó là nhờ sự chuyển động siêu tốc của các xung
thần kinh từ não tới mọi bộ phận trên cơ thể và ngược lại.
Và thực tế các tế bào thần kinh khác nhau truyền thông tin với tốc độ
khác nhau. Nhiều loại nơron tồn tại trong não. Một vài loại chỉ có tốc độ lan
truyền 0,5 m/s trong khi số khác truyền thông tin với mức siêu tốc là 120 m/s.
2. Các chuyên gia ước tính rằng,
trong cả một đời, bộ não của một người bình thường sẽ chứa đựng
1,000,000,000,000,000 mẫu thông tin. Mỗi giây đều có hơn 100.000 phản ứng hóa học
xảy ra trong não.
3. Não người chỉ chiếm 2% khối
lượng cơ thể, nhưng lại sử dụng 25% oxy khi ta hô hấp và 25% năng lượng mà
cơ thể thu nạp.
4. Tổng chiều dài các sợi trục
thần kinh trong bộ não con người là 100.000 dặm, tương đương 160.934 km.
Chiều dài này có thể quấn quanh Trái Đất 4 lần.
5. Não người có thể tạo ra
25W điện năng tại bất kì thời điểm nào, năng lượng này có thể đốt cháy một
bóng đèn.
6. Não người được xem là bộ
phận “béo phì” nhất cơ thể. Nó chứa đến 60% chất béo.
7. Khi mới vừa sinh ra, bộ
não của chúng ta sẽ có kích thước giống như bây giờ, tức là kích thước sẽ
không thay đổi cả khi ta lớn lên. Đó là lý do, các trẻ nhỏ mới sinh ra lại có
phần đầu lớn hơn so với cơ thể (Không tính đến những tác động vật lý).
8. Bộ não nam và nữ không có
sự khác biệt: người ta thường cho rằng hoạt động não bộ của phụ nữ và nam
giới thường khác nhau. Thực tế không phải vậy mà chỉ có các hormone tác động
lên sự phát triển não của nam và nữ theo những cách không giống nhau mà thôi. Bộ
não con người trưởng thành có trọng lượng trung bình khoảng 1,3-1,4 kg (2,9-3,1
lb), hoặc khoảng 2% tổng trọng lượng cơ thể, với khối lượng khoảng 1.130 phân
khối (cm3) ở phụ nữ và 1.260 cm3 ở nam giới, mặc dù có sự khác biệt về khối lượng
với từng cá nhân tuy nhiên sự khác biệt thần kinh giữa hai giới đã được chứng
minh không làm ảnh hưởng tới chỉ số IQ hoặc các chỉ số khác của sự nhận thức.
9. Ta “thông minh” nhờ những
nếp gấp não
Đâu là yếu tố bí mật tạo nên loài người khôn ngoan ngày nay? Câu trả
lời là những nếp gấp não. Nếp nhăn trên não chỉ xuất hiện ở một số loài động vật,
chẳng hạn như các loài động vật linh trưởng, cá heo, cá voi và lợn. Các nhà
khoa học mới chỉ ghi nhận mối liên kết giữa các nếp nhăn của vỏ não với chức
năng nhận thức tương đối cao của động vật, chứ chưa hoàn toàn hiểu hết về nó.
Bề mặt vỏ não là một nơi phức tạp gồm rất nhiều nếp gấp, nếp gấp hằn
mờ gọi là sulci, hằn sâu gọi là gyri. Những nếp gấp, uốn khúc cho phép bộ não
tiết kiệm diện tích và do đó tăng cường khả năng xử lý cao hơn nhờ vào sự nhỏ gọn
của hộp sọ. Khi ở những tuần đầu của thai kỳ, não của chúng ta hầu như không có
nếp nhăn. Vào khoảng tuần thứ 20, trên mặt vỏ não sẽ bắt đầu xuất hiện vài nếp
gấp. Cùng với sự phát triển của thai, não dần hoàn thiện. Đến những tuần cuối
thai kỳ não gần như đã định hình. Và tiếp tục hoàn thiên đến hết tháng tuổi thứ
18 của trẻ. Sau khi hoàn thiện những nếp nhăn sẽ này không thay đổi theo thời
gian (không tính đén tác động của yếu tố vật lý).
10. Chúng ta hoàn toàn có thể
tồn tại cả khi chỉ có một bên của bộ não.
Các bạn thấy bộ não bé nhỏ của chúng ta có đặc biệt không? Bạn sẽ có
thể trở thành thiên tài nầu như để bộ não làm việc cho bạn. Không gì là không
thể với bộ não của chúng ta.
Cách rèn luyện 2 bán cầu não cực kỳ đơn giản
Bí mật của học sinh Hàn Quốc là điều khiển 2 bán cầu não khi học tập.
Nên họ học giỏi không ai bằng.
Bán cầu não trái với chức năng như là cái KHO chứa kiến thức, còn
bán cầu não phải có chức năng chứa văn chương, tưởng tượng. Phần lớn các môn ở
trường đòi hỏi trí nhớ với hàng loạt công thức, tính toán, … nên chủ yếu giúp
bán cầu não trái phát triển. Bán cầu não phải được kích hoạt qua môn xã hội,
nhưng ở nhiều nước, lại thiên về bắt nhớ các ý, các dữ kiện và số liệu. Cuối
cùng cũng quy về phát triển não trái.
Ra đời, người thành công là người được phát triển 2 bán cầu não. Tư
duy logic, hợp lý, sắp xếp tính toán. Và ăn nói sắc sảo, lưu loát, nói hay viết
hay, có tình nghĩa và đàng hoàng tử tế trong nhân cách. Người ta gọi là “thấu
tình đạt lý” hay thằng này có “não đều quá mậy”.
Hàn Quốc vào thập niên 60 nghèo quá, cái họ lén qua Nhật, coi sách
giáo khoa, phương pháp dạy thế nào bắt chước y chang mang về, trong đó có
phương pháp 2 bán cầu não. Chỉ 20 năm, một thế hệ học sinh Hàn Quốc trưởng
thành, giỏi giang, giúp đất nước họ hóa rồng. Nhưng họ cũng bí mật, không bao
giờ tiết lộ ra bên ngoài (trừ khi nói chuyện với Tony vì trước gương mặt thanh
tú ấy, mọi bí mật đều phải lòi ra).
Vậy nhé. Muốn kích hoạt bán cầu não
trái, ví dụ khi học ngoại ngữ hay bất cứ môn nào, phải nắm chặt tay phải. Nó sẽ
ghi nhớ tất tần tật cái gì mình đã dung nạp vào tai và mắt. Còn lúc thi viết chẳng
hạn, mình cũng nên 5 phút nắm chặt tay phải 1 lần. Kiến thức và dữ liệu từ lúc
2 tuổi sẽ hiện ra mồn một trong đầu.
Khi đụng 1 sự kiện cần phản ứng, NẮM CHẶT TAY TRÁI . Ví dụ gặp 1 thằng
Tây, nó nói How are you? Thì câu này sẽ truyền lên não phải. Não trái, thấy đã
biết từ này, lập tức xác nhận nó hỏi vậy là “có khỏe không”. Não phải sẽ chỉ đạo
cái miệng trả lời : I am fine. Vì vậy, lúc giao tiếp,
gọi điện thoại cho công việc hay thi vấn đáp hay nghe nhạc, đọc sách văn
chương, xem phim, mình bóp chặt tay trái 5 phút 1 lần. Não phải sẽ kích hoạt và
giúp mình thăng hoa, nghe nhạc cũng sướng, đọc sách cũng sướng, nói chuyện thì
hay thôi là hay.
Người bình thường chỉ sử dụng 5% dung lượng não trái. Nhà thông thái
thì được 10%. Tức nó bộ nhớ 64GB thì mình mới lưu có vài ba GB. Một số người
làm biếng đọc sách thì còn ít hơn nữa, 1-2 MB chứa toàn chuyện nhảm nhí quần quần
áo áo.
Người tài giỏi họ đọc sách nhiều, nên não trái chứa Chuông nguyện hồn
ai, Sông Đông Êm Đềm, Cánh Đồng Bất Tận, Cuốn Theo Chiều gió, … khi nhìn thấy cảnh
đẹp, con người đẹp lập tức rung động, thương yêu, đồng cảm. Sách chuyên môn,
kinh tế xã hội gì cũng đọc nên dữ liệu lĩnh vực gì cũng có trong não của họ.
Làm việc gì cũng dễ dàng thuận lợi. Kết quả: Giàu có, quý phái, đẳng cấp, sống
một cuộc đời đầy ý nghĩa và phong lưu.
Còn cũng có thể loại chỉ suốt ngày chat chit và đọc tin lá cải thì
bán cầu não trái chứa toàn clip nóng lạnh, ca sĩ A lộ hàng, diễn viên B cởi áo,
ông chăn vịt hiếp bà bán rau. Thể loại này thấy chữ nhiều là bỏ qua. Nên trước
một hoàn cảnh thương tâm, không khóc được vì không biết vì sao phải khóc. Trước
một vấn đề hóc búa cần xử lý, không biết làm sao, vì không có dữ liệu.
Cả ngày ngồi ngây ngô. Không biết gì. Không làm gì. Không học hành
gì. Chỉ ngồi đồng uống cà phê coi clip hài và đi ra đi vô nặn mụn thử đầm.
Nhưng thấy một cô gái ăn mặc hở hang thì não trái vội vàng xử lý, vì có dữ liệu.
Mấy chục năm tồn tại trên cõi đời này, không tạo GDP cho xã hội,
không trồng cho trái đất dù một cây xanh. Nhưng phải ăn ngày 3 bữa.
2 bán cầu não và cái cơ thể to đùng ấy suốt ngày chỉ xoay quanh việc
xử lý 4 cái tứ khoái: ĂN – NGỦ – X – Y.
Rồi hết đời người…
Tham Quan Bộ Não
Tổng quan
Danh sách người đã thực hiện hình ảnh: Steve Allen/Brand X Pictures/Getty Images
|
||
Danh sách người đã thực hiện hình ảnh: 3D4Medical.com/Getty Images
|
||
Danh sách người đã thực hiện hình ảnh: Gandee Vasan/Stone/Getty Images
|
||
Danh sách người đã thực hiện hình ảnh: Lippincott Williams & Wilkins. Đã sao chép dưới sự cho phép từ Neurosurgery 1998; 43(4): 877-8.
|
||
Danh sách người đã thực hiện hình ảnh: 3D4Medical.com/Getty Images
|
||
Danh sách người
đã thực hiện hình ảnh: Jannis Productions. Rebekah Fredenburg, hoạt hình
vi tính; Stacy Jannis, illustration/art direction.
|
||
Danh sách người đã thực hiện hình ảnh: Corbis.com/PunchStock
|
||
Danh sách người
đã thực hiện hình ảnh: Jannis Productions. Rebekah Fredenburg, hoạt hình
vi tính; Stacy Jannis, illustration/art direction.
|
||
Danh sách người
đã thực hiện hình ảnh: Jannis Productions. Rebekah Fredenburg, hoạt hình
vi tính; Stacy Jannis, illustration/art direction.
|
||
Danh sách người đã thực hiện hình ảnh: Trung tâm giáo dục và chuyển viện bệnh nhân Alzheimer, một dịch vụ thuộc National Institute on Aging (Viện Quốc gia về Lão hóa).
|
||
Danh sách người đã thực hiện hình ảnh: Marcus E. Raichle, Khoa x-quang, Đại học Washington, St. Louis, Missouri.
|
||
Danh sách người đã
thực hiện hình ảnh: Jannis Productions. Rebekah Fredenburg, hoạt hình
vi tính; Stacy Jannis, illustration/art direction.
|
||
Danh sách người đã
thực hiện hình ảnh: Jannis Productions. Rebekah Fredenburg, hoạt hình
vi tính; Stacy Jannis, illustration/art direction.
|
||
Danh sách người đã thực hiện hình ảnh: Jannis Productions. Stacy Jannis.
|
||
Danh sách người đã
thực hiện hình ảnh: Jannis Productions. Rebekah Fredenburg, hoạt hình
vi tính; Stacy Jannis, illustration/art direction.
|
||
Danh sách người đã
thực hiện hình ảnh: Jannis Productions. Rebekah Fredenburg, hoạt hình
vi tính; Stacy Jannis, illustration/art direction.
|
||
Danh sách người đã
thực hiện hình ảnh: Jannis Productions. Rebekah Fredenburg, hoạt hình
vi tính; Stacy Jannis, illustration/art direction.
|
||
Danh sách người đã
thực hiện hình ảnh: BS. William I. Rosenblum, Giáo sư danh dự, Đại học
Virginia Commonwealth. Hình ảnh gốc là một phần trong "khóa giảng dạy
bệnh học thần kinh ngắn hạn " trực tuyến hiện có tại: http://www.pathology.vcu.edu/education/WirSelfInst/dementias.html.
|
||
Danh sách người đã
thực hiện hình ảnh: Jannis Productions. Rebekah Fredenburg, hoạt hình
vi tính; Stacy Jannis, illustration/art direction.
|
||
Danh sách người đã thực hiện hình ảnh: 3D4Medical.com/Getty Images
|
||
Danh sách người đã thực hiện hình ảnh: Trung tâm giáo dục và chuyển viện bệnh nhân Alzheimer, một dịch vụ thuộc National Institute on Aging (Viện Quốc gia về Lão hóa).
|
||
Danh sách người đã thực hiện hình ảnh: Trung tâm giáo dục và chuyển viện bệnh nhân Alzheimer, một dịch vụ thuộc National Institute on Aging (Viện Quốc gia về Lão hóa).
|
||
Danh sách người đã thực hiện hình ảnh: Trung tâm giáo dục và chuyển viện bệnh nhân Alzheimer, một dịch vụ thuộc National Institute on Aging (Viện Quốc gia về Lão hóa).
|
||
Danh sách người đã thực hiện hình ảnh: 3D4Medical.com/Getty Images
|
||
Danh sách người đã thực hiện hình ảnh: Trung tâm giáo dục và chuyển viện bệnh nhân Alzheimer, một dịch vụ thuộc National Institute on Aging (Viện Quốc gia về Lão hóa).
|
||
Danh sách người đã thực hiện hình ảnh: 3D4Medical.com/Getty Images
|
||
Danh sách người đã thực hiện hình ảnh: Trung tâm giáo dục và chuyển viện bệnh nhân Alzheimer, một dịch vụ thuộc National Institute on Aging (Viện Quốc gia về Lão hóa).
|
||
Danh sách người đã thực hiện hình ảnh: 3D4Medical.com/Getty Images
|
||
Danh sách người đã thực hiện hình ảnh: Trung tâm giáo dục và chuyển viện bệnh nhân Alzheimer, một dịch vụ thuộc National Institute on Aging (Viện Quốc gia về Lão hóa).
|
Interactive Atlases
Digital
Anatomist Project
Structural Informatics GroupDepartment of Biological Structure
University of Washington
Seattle, Washington, USA
Atlases
Content: 2-D and 3-D views of the brain from cadaver sections, MRI scans, and computer reconstructions.
Author: John W. Sundsten
Institution: Digital Anatomist Project, Dept. Biological Structure, University of Washington, Seattle.
Content: Neuroanatomy Interactive Syllabus. This syllabus uses the images in the Neuroanatomy Atlas above, and many others. It is organized into functional chapters suitable as a laboratory guide, with an instructive caption accompanying each image. It contains 3-D computer graphic reconstructions of brain material; MRI scans; tissue sections, some enhanced with pathways; gross brain specimens and dissections; and summary drawings. Chapters include Topography and Development, Vessels and Ventricles, Spinal Cord, Brainstem and Cranial Nerves, Sensory and Motor Systems, Cerebellum and Basal Ganglia, Eye Movements, Hypothalamus and Limbic System, Cortical Connections, and Forebrain and MRI Scan Serial Sections.
Authors: John W. Sundsten and Kathleen A. Mulligan
Institution: Digital Anatomist Project, Dept. Biological Structure, University of Washington, Seattle. Atlas was formerly available on CD-ROM (JAVA program running on Mac and PC platform).
Content: 3-D views of thoracic organs reconstructed from 1 mm cryosections of a cadaver specimen provided by Wolfgang Rauschning.
Authors: David M. Conley and Cornelius Rosse
Institution: Digital Anatomist Project, Dept. Biological Structure, University of Washington, Seattle. Atlas was formerly available on CD-ROM.
Content: 2-D and 3-D views of the knee from cadaver sections, MRI scans, and computer recontructions.
Author: Peter Ratiu and Cornelius Rosse
Institution: Digital Anatomist Project, Dept. Biological Structure, University of Washington, Seattle.
Keith A. Johnson, M.D. |
J. Alex Becker, Ph.D. |
- Neuroimaging Primer - Harvard Medical School lecture notes: Introduction to Neuroimaging
- NEW: Normal Anatomy in 3-D with MRI/PET (Javascript)
- (Old) Atlas Navigator (Java)
- Normal Brain:
- Cerebrovascular Disease (stroke or "brain attack"):
- NEW: Multiple embolic infarction, diffusion and FLAIR imaging
- Acute stroke: speech arrest
- Acute stroke: speaks nonsense words, "fluent aphasia" (time-lapse movies)
- Acute stroke: writes, but can't read, "alexia without agraphia"
- Subacute stroke: hesitating speech, "transcortical aphasia"
- Subacute stroke: loss of sensation
- Chronic subdural hematoma
- Cavernous angioma
- Arteriovenous malformation, with MRA
- Vascular dementia
- Acute stroke (MR diffusion imaging) with MRA: Carotid or Circle of Willis
- Hypertensive encephalopathy
- Multiple embolic infarctions
- Hypertensive encephalopathy
- Fatal stroke
- Cerebral hemorrhage
- Neoplastic Disease (brain tumor):
- Degenerative Disease:
- Inflammatory or Infectious Disease:
- Multiple sclerosis with a Tour (time-lapse movies)
- Multiple sclerosis
- AIDS dementia
- Lyme encephalopathy
- Herpes encephalitis with a Tour
- Creutzfeld-Jakob disease
- Cerebral Toxoplasmosis
No comments:
Post a Comment