Bệnh huyết áp cao
Phân làm 2 loại:
Chứng thực và chứng hư:
Chứng thực:
a- Triệu
chứng:
Tinh thần nhanh nhẹn, mắt đỏ, đầu căng, hay đau hoặc tê nặng
có lúc chóng mặt, tức ngực, đầu nóng khó chịu, muốn đắp nước
cho mát, chân đi bập bỗng, có lúc như tê cứng chân muốn ngã,
mạch huyền cứng hay to hơn mạch thường, do huyết áp thấy từ
160/190 trở lên.
b- Lý:
Can hỏa xung lên, can khí uất nghịch
c- Pháp:
Thanh hoat bình can hạ áp
d- Phương
huyệt:
1- Thiên ứng - 2- Bách hội - Xuất huyết nhẹ - 3- Thiên đột - 4- Nội quan - 5- Thần môn - 6- Hanh gian
Châm tả
e- Giải
thích cách dùng huyệt:
Thiên ứng, Bách hội, xuất huyết nhẹ để nhẹ đầu não cộng với
dưới tả Hanh gian là huyệt Huỳnh hỏa để tả can hỏa xung lên
đầu đồng thời là phép bệnh chữa dưới để dụ đạo xuống. Thiên
đột là huyệt đặc hiệu hạ huyết áp. Thần môn là Du huyệt của
kinh Tâm là kinh con của kinh ca, mẹ thực thì tả con. Nội
quan của kinh Tâm bào cũng là kinh con của can đồng thời có
quan hệ tay chân. Tổng hợp thành lực lượng hùng hậu để hạ
huyết áp nhanh.
Chứng hư
a- Triệu
chứng: Đau đầu nhẹ,
chóng mặt, trí nhớ giảm sút, mắt xít, mày khô, ngủ mơ mộng,
bàn tay nóng, mạch huyền tế sác hoặc mạch thốn thịch, xích
hư, phải bổ âm liễm dương thì áp huyết xuống, nến còn tả mãi
thì áp huyết tụt xuống quá.
b- Lý:
Âm hư hỏa động, ca dương vượt lên huyết xung lên não, người
bị suy nhược nặng
c- Pháp:
Tư âm giáng hỏa, bổ thủy cho nhuận can, huyết áp tụt xuống.
d- Phương
huyệt:
1- Bách hội - 2- Trung cực - 3- Túc tam lý - 4- Thái xung - 5- Phục lưu
Tất cả đều châm
bổ
đ- Bị dụng:
Thiên đột, Cự khuyết, châm vừa đắc khí thì mới không châm
sâu.
e- Giải
thích cách dùng huyệt:
Riêng Bách hội, bình bổ, không xuất huyết (Huyệt lý như trên).
Trung cực là huyệt 3 kinh âm hội với Nhâm mạch là huyệt bổ
âm rất tốt. Túc tam lý bổ trung khí, hạ nghịch khí rất tốt.
Thái xung là huyệt nguyên của kinh can bổ để điều hòa can
huyết c ho can dương dịu xuống, Phục lưu để bổ thận thủy cho
nhuận can âm, Liễm can dương (tức con hư thì bổ mẹ)
Xoa bóp: Xoa vuốt
2 bên sườn bình can giáng áp điểm các huyệt Thiên ứng tại
gáy, Dũng tuyền 2 và cả gan bàn chân.
Chữa bệnh tăng huyết áp bằng xoa bóp bấm huyệt thế nào cho hiệu quả
Hiện nay có rất nhiều phương pháp chữa
bệnh tăng huyết áp như xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, giảm tối đa chất
béo và đạm động vật, ăn nhiều hoa quả, rau xanh để ổn định huyết áp,
luyện tập những môn thể thao nhẹ nhàng để tăng cường lưu thông máu…Trong
đó, xoa bóp bấm huyệt chữa cao huyết áp là phương pháp an toàn được khá nhiều người bệnh tin dùng.
Chữa bệnh cao huyết áp có dứt điểm được không?
Điều khẳng định đầu tiên mà người bệnh
nên biết, đó là cao huyết áp không thể chữa khỏi hoàn toàn. Thế nhưng,
bù vào đó, chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát chỉ số đó ở mức ổn định
và an toàn, hạn chế tối đa nguy cơ tai biến nguy hiểm. Điều này phụ
thuộc vào quyết tâm, sự kiên nhẫn của người bệnh và cần sự sát cánh của
gia đình, người thân.
Gợi ý một vài cách chữa bệnh tăng huyết áp bằng xoa bóp bấm huyệt đơn giản
Day xoa những huyệt đạo này hằng ngày người có tiền sử tăng huyết áp sẽ hạn chế tối đa được những biến chứng do bệnh gây ra:
- Day huyệt phong trì: nằm ở đốt xương lõm giữa phần gân cổ, bạn dùng tay đo từ xương chẩm sang 2 đốt ngón tay là thấy. Dùng đầu ngón tay trỏ day vào huyệt theo mức độ từ nhẹ đến mạnh dần, chú ý cắt móng tay kẻo bị xước vào da.
- Day huyệt thái dương. Huyệt thái dương là nơi tập trung nhiều dây thần kinh nên cần được “lưu thông” thường xuyên, vị trí của huyệt này là ở cuối mi mắt. Dùng ngón tay cái hoặc ngón trỏ day vào huyệt thái dương 40 lần, chú ý đặt đúng phần mềm của đầu ngón tay vào huyệt.
- Xoa mặt: Trước khi xoa mặt hai tay cần xát vào nhau cho nóng lên. Dùng bàn tay xoa mặt theo chiều từ trên trán xuống dưới cằm sau đó xoa ngược lại từ dưới cằm lên.
- Bóp gáy: hai tay ôm vào gáy sao cho lòng bàn tay áp sát gáy bóp nhẹ nhàng rồi thả lỏng ra ngay, làm đi làm lại 20 lần.
HUYỆT: Huyết Áp Điểm
TÊN HUYỆT
Huyệt có tác dụng điều chỉnh huyết áp, vì vậy gọi là Huyết Áp Điểm.
XUẤT XỨ
Châm Cứu Học Thượng Hải.
VỊ TRÍ
Gai đốt sống cổ thứ 6 đo ra ngang 2 thốn.
CHỦ TRỊ
Trị huyết áp cao, huyết áp thấp.
Huyết áp cao là một bệnh lý rất thường gặp hiện nay ở người có độ
tuổi trung và cao tuổi. Đây là một bệnh phải điều trị thường xuyên, liên
tục. Y học cổ truyền phương Đông không có bệnh danh huyết áp cao mà quy
các chứng trạng thường gặp như nhức đầu, hoa mắt chóng mặt…của bệnh
huyết áp cao là chứng “huyễn vựng”. Cổ nhân cho rằng đây là chứng
“thượng thực, hạ hư” có ý nói là bệnh thận âm ở dưới hư suy, can dương ở
trên vượng thịnh, gây mất cân bằng âm dương mà thành bệnh.
Phương huyệt cơ bản như sau: Huyết áp điểm, Nội quan, Thái xung.
Huyết áp điểm: là tân huyệt (huyệt mới phát hiện), có vị trí nằm trên
gai đốt sống cổ thứ 6 ngang ra mỗi bên hai thốn (tương đương 3,6 – 3,8
cm ở người lớn). Khi xác định người bệnh cần ngồi cúi đầu, chỗ gồ cao
nhất ở gáy chính là gai đốt sống cổ thứ 7, bạn chỉ cần xác định lùi lên
trên một đốt sống nữa chính là đốt sống cổ 6. Huyệt vị này có tác dụng
điều hoà huyết áp nên thường được dùng để chữa các bệnh huyết áp cao và
huyết áp thấp.
Nội quan là huyệt thuộc kinh Thủ quyết âm Tâm bào lạc, có vị trí nằm ở
mặt trước cô tay, cách lằn chỉ cổ tay 2 thốn (tức là bằng 1/6 khoảng
cách từ lằn chỉ cổ tay đến nếp gấp khuỷu tay). Theo y học hiện đại, bấm
huyệt này có tác dụng điều hoà thần kinh thực vật, an thần, điều hoà
nhịp tim và huyết áp nên thường được áp dụng chữa các bệnh huyết áp cao
và huyết áp thấp. Theo y học cổ truyền phương Đông: huyệt nội quan có
tác dụng hành khí tán uất, khoan hung (thư thái lồng ngực). Nếu kết hợp
với Tam âm giao còn có thể tư âm dưỡng huyết, giao tế thuỷ hoả, quân
bình âm dương.
Thái xung là huyệt thuộc kinh Túc quyết âm Can, có vị trí nằm ở kẽ
ngón chân cái và ngón chân thứ 2, cách kẽ ngón chân dịch thẳng lên mu
chân khoảng 3-4 cm ở người lớn. Khi bấm huyệt này, dùng đầu ngón tay cái
miết từ kẽ ngón chân lên trên, khi ngón tay mắc lại do vướng vào kẽ của
hai xương bàn chân thì đấy chính là huyệt. Bấm huyệt Thái xung nhằm mục
đích bình can, giáng khí. Thường được dùng để chữa các bệnh nhức đầu,
huyết áp cao, mất ngủ, hoa mắt chóng mặt…
Vùng kết hợp: là vùng có giới hạn dọc theo 2 bên cột sống cổ phía sau gáy. Khu vực này có nhiều huyệt vị khác nhau và khi xoa bấm các huyệt vị này có tác dụng rất tốt trong việc điều hoà lại thần kinh thực vật và huyết áp.
Thủ pháp bấm huyệt: Bạn có thể tự bấm huyệt cho chính mình bằng cách
dùng đầu ngón tay cái bấm thẳng góc vào các huyệt vị nói trên, mỗi huyệt
day bấm 1-3 phút, nên bấm huyệt cả hai bên. Ngày bấm 1-2 lần. Nên bấm
huyệt thường xuyên hàng ngày nếu huyết áp của bạn ở mức độ cao.
Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy:
Trước khi bấm huyệt người bệnh nên ngồi tĩnh tâm thư giãn, hít thở
nhẹ nhàng trong vài ba phút, cần tập trung ý tưởng vào việc điều hoà
huyết áp. Có thể tâm niệm trong suy nghĩ rằng “khi ta bấm huyệt huyết áp
của ta sẽ hạ xuống!” Nên ngồi ở tư thế thoải mái để làm các thủ pháp
bấm huyệt nói trên.
Để đạt được hiệu quả điều trị tốt, nên coi bấm huyệt như một phương pháp phối hợp điều trị với dùng thuốc.
Những quan điểm sai lầm khi dùng thuốc chữa bệnh cao huyết áp
Sử dụng thuốc trong quá
trình chữa bệnh cao huyết áp là một trong những vấn đề đặc biệt quan
trọng. Tuy hiên, việc sử dụng thuốc trị cao huyết áp sao cho hiệu quả
không phải vấn đề dễ dàng. Hiện nay, không ít bệnh nhân mắc phải những
quan điểm sai lầm khi sử dụng thuốc chữa bệnh cao huyết áp. Điều này có
thể khiến thuốc không hiệu quả, thậm chí làm bệnh trầm trọng hơn.
Sai lầm 1: Tự ý tăng liều thuốc theo cảm giác chủ quan mà không có sự đồng ý của bác sĩ
Khi nhức đầu, khó chịu, người bệnh
thường cho là do huyết áp tăng, rồi tự ý tăng liều thuốc điều trị. Tuy
nhiên, các triệu chứng trên chưa hẳn do huyết áp tăng. Tự ý tăng liều có
thể gây tụt huyết áp quá mức, thậm chí với thể gây nguy hiểm cho con
người. Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, những người bị triệu chứng trên
thì có hơn 80% trường hợp huyết áp trở về mức mức ổn định mà không cần
dùng tăng liều thuốc.
Sai lầm 2: Tự ý dừng thuốc
Huyết áp cao là một căn bệnh mãn tính, không thể chữa khỏi trong một thời gian ngắn.
Dùng thuốc trị huyết áp cao có thể giữ huyết áp ở mức ổn định, gọi là
kiểm soát huyết áp. Nhiều trường hợp, bệnh nhân thấy huyết áp đã ổn định
sau một thời gian dùng thuốc và lầm tưởng rằng huyết áp đã hoàn toàn ổn
định và tự ý bỏ thuốc. Điều này có thể khiến huyết áp tăng đột ngột trở
lại gây ra tai biến mạch máu não, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người.
Do đó, bệnh nhân huyết áp cao không nên tự ý bỏ liều thuốc mà không có
sự đồng ý của bác sĩ.
Sai lầm 3: Dùng thuốc không đúng giờ
Dùng thuốc đúng giờ giúp mang lại hiệu quả điều trị bệnh tốt hơn
Huyết áp là một đại lượng biến thiên, có
thể thay đổi theo giờ, theo ngày hay theo mùa. Theo các bác sĩ, huyết
áp thường tăng dần vào buổi sáng. Khi thức dậy, tim hoạt động mạnh hơn,
huyết áp tăng nhanh hơn, từ 9 – 12 giờ trưa ở mức cao nhất, rồi hạ dần
vào buổi chiều, thấp nhất vào lúc 3 giờ sáng, từ 3 giờ sáng lại tăng dần
theo chu kỳ. Mỗi loại thuốc có thời gian hiệu quả khác nhau. Theo đó,
bệnh nhân huyết áp cao phải uống thuốc đều đặn vào 1 giờ nhất định trong
ngày, nên chọn vào giờ mà áp huyết có chiều hướng tăng (7 – 8 giờ
sáng).
Sai lầm 4: Tự ý xử lý tai biến
Lúc bị tai biến mạch máu não (đột quỵ)
có người cho rằng do huyết áp nâng cao cao, gây vỡ mạch, rồi tự dùng
thuốc hạ huyết áp. Tuy nhiên, nhiều trường hợp tự ý dùng thuốc dẫn đến
huyết áp hạ quá mức, máu không đến được những vùng não khác làm cho tai
biến nặng thêm. Trong trường hợp này, tốt nhất là khẩn trương đưa người
bệnh đến bệnh viện mà không nên tự ý dùng các loại thuốc trị huyết áp
cao.
Sai lầm 5: Không khám định kỳ, chỉ sử dụng một loại thuốc
Huyết áp cao tiến triển theo hướng càng
ngày càng nặng, có thể gây ra các bệnh trong hội chứng rối loạn chuyển
hóa. Cần phải điều chỉnh thuốc, liều lượng thích hợp với từng giai đoạn.
Cần tuân theo lịch hẹn khám lại theo định kỳ, không tự ý dùng mãi một
đơn thuốc.
Mặt khác, các dược phẩm Tây dược tuy
mang lại hiệu quả nhanh song dễ gây nhờn thuốc, gây tác dụng phụ nếu sử
dụng trong một thời gian dài. Do đó, bạn không nên nóng vội mà nên sử
dụng các dược phẩm chiết xuất từ các thảo dược Đông y như: Nattokinase,
Địa Long, Hòe Hoa và bài thuốc Giáng áp hợp tễ. Trong đó, Nattokinase và
Địa Long có tác dụng giúp làm tan và ngăn ngừa hình thành cục máu đông
hiệu quả, từ đó giúp phòng ngừa các biến chứng của bệnh huyết áp cao.
Rutin có trong Hòe Hoa giúp nâng cao sức bền của thành mạch, từ đó giúp
hạ và ổn định huyết áp hiệu quả. Bài thuốc Giáng áp hợp tễ giúp điều hoà
và phục hồi chức năng các tạng can, thận… giúp ngăn ngừa từ gốc bệnh
huyết áp cao, đồng thời giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn. Các sản
phẩm này giúp khắc phục nhược điểm của Tây y, vừa mang lại hiệu quả cao
mà không gây tác dụng phụ, giúp duy trì huyết áp ổn định lâu dài.
Những cách hạ huyết áp đơn giản
Đông
y có câu nói nổi tiếng rằng, hãy dùng ngón tay thay cho mũi kim tiêm. Ý
rằng có rất nhiều loại bệnh có thể sử dụng phương pháp xoa bóp bấm huyệt để thay thế tiêm thuốc.
Tăng huyết áp
là chứng bệnh tổng hợp lâm sàng biểu hiện chủ yếu ở việc tăng huyết áp
động mạch đồng thời là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh tim mạch.
Khi
xuất hiện cao huyết áp, người bệnh thường có các triệu chứng bên ngoài
như đau đầu, chóng mặt, đỏ bừng mặt, ù tai, táo bón, đắng miệng…
Đồng thời có thể xuất hiện thêm các triệu chứng tổn thương ở mức độ khác nhau ở tim, mạch máu, thận, đáy mắt…
Các biện pháp chủ yếu để đối phó với bệnh cao huyết áp chính là "tập trung vào phòng ngừa".
1. Bấm huyệt ở "Rãnh huyết áp"
Trong những năm gần đây, liệu pháp mát xa tai đã được chứng minh mang lại sự ổn định huyết áp, ngăn ngừa huyết áp cao.
Y
học Trung Quốc cho rằng "Tai chính là điểm hội tụ của rất nhiều huyệt
mạch". Có khoảng ít nhất 12 kinh mạch nằm ở nhiều điểm trên vùng tai.
Khi một bộ phận cơ thể nào đó bị tổn thương, ngay lập tức nó sẽ được phản ánh thông qua các kinh mạch trên tai.
Trong
đó, có một điểm ở trên tai mà Đông y gọi là "rãnh sau tai" nằm ở mặt
sau của tai, từ trên đỉnh của rãnh xiên xuống có một hõm sâu ở phía dưới
(xem hình).
Do vị trí này đại diện cho kinh mạch làm ổn định huyết áp, nên nó còn được gọi là "rãnh huyết áp".
Cách mát xa:
Dùng ngón cái và ngón trỏ, cầm hai vành tai và vuốt từ trên xuống dưới tại vị trí rãnh huyết áp.
Thời
gian mát xa khoảng 5-6 phút và số lần bạn xoa bóp rãnh sau tai tương
ứng khoảng 90 lần/phút cho đến khi tai đỏ và nóng lên.
Tiếp tục mát xa xoa bóp thêm ở vùng xoắn uốn cong sau vành tay thêm 5-6 phút nữa, tương ứng với 90 lần vuốt/phút.
Đối với người bệnh hơi nặng một chút thì cần vuốt cọ xát mặt sau của tai với tần suất nhanh hơn, khoảng 120 lần/phút.
Công
thức chung là nếu bệnh nặng thì sẽ xoa vuốt nhanh tay hơn, thậm chí
khẩn cấp có thể dùng tần suất nhanh khoảng 180 lần/phút.
Lưu ý đặc biệt:
Bệnh
nhân tăng huyết áp đặc biệt chú ý khi mát xa rãnh huyết áp trên vành
tai thì không được mát xa sâu xuống cuống tai (xem hình), vì nếu mát xa
vào đáy vành tai sẽ có tác dụng ngược, làm tăng huyết áp.
Bên
cạnh đó, ngoài mát xa, bệnh nhân huyết áp cũng cần chú ý tới việc
thường xuyên đo huyết áp, điều chỉnh ăn uống, kiểm soát cân nặng, không
ăn nhiều muối, tinh thần lạc quan.
Chú ý làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, lịch sinh hoạt điều độ. Tăng cường thể dục, đi bộ, tập dưỡng sinh nhẹ nhàng.
Ngoài ra, Đông y cũng có nhiều cách khác để có thể giúp bệnh nhân huyết áp tự mát xa để điều chỉnh tăng giảm.
Sau đây là một số cách bổ sung giúp từng bệnh nhân tùy thể trạng bệnh của mình mà lựa chọn ứng dụng cho phù hợp.
2. Bấm huyệt ở các vị trí khác
Cách 1: Có
một điểm nằm trên ngón chân cái, vị trí giao điểm giữa rãnh nối ngón
chân cái và bàn chân chính là huyệt hạ huyết áp (hình 1).
Đây
là vùng nhạy cảm nhất về huyết áp trên cơ thể, chỉ cần bạn bấm mạnh tay
vào điểm này trong vòng 5 phút sẽ có tác dụng hạ huyết áp đáng kể.
Cách 2:
Vị trí tiếp theo giúp hạ huyết áp là vùng bên ngoài của ngón chân cái,
còn gọi là khu phản xạ cổ (hình 2), bạn nên ấn vào vị trí này trong 5
phút cũng có tác dụng hạ huyết áp đáng kể.
Cách 3: Bấm vào vị trí khoanh tròn trước cửa lỗ tai trong 5 phút, có tác dụng giảm huyết áp hiệu quả (hình 3).
Cách 4: Bấm
vào điểm giao vùng tam giác giữa ngón út, ngón đeo nhẫn và bàn tay
trong vòng 5 phút (hình 4) cũng có tác dụng làm giảm huyết áp tốt.
12 chiêu bấm huyệt và xoa bóp dành cho người bị cao huyết áp
Theo cuốn “Châm cứu học” của Viện Đông y, cao huyết áp “thường
thấy là do mất thăng bằng âm dương của Can, Thận. Can âm hư thì
Can dương vượng; Can dương càng vượng làm cho Can âm càng hao. Can
âm hư còn có nguyên nhân Thận âm hư. Thận âm hư ảnh hưởng tới
Thận dương làm cho âm dương càng hư. Ngoài ra còn có các nguyên
nhân tình chí thất thường, đàm thấp, đàm hoả, nội phong, huyết
ứ, làm cho chứng bệnh phức tạp hơn”.
Xoa bóp, bấm huyệt là tác động lên
những huyệt có tác dụng tả hoả, bình Can, thư Can, kiện Vị,
bổ trung, trợ dương, trừ thấp, hoá đàm, giáng trọc, bồi dưỡng
nguyên khí, an thần. Tất cả chủ yếu đều để cân bằng âm – dương
của Can, Thận.
Theo những nghiên cứu mới đây, cao
huyết áp có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân cơ bản dẫn đến
bệnh là do thần kinh quá căng thẳng, dẫn đến mức độ huyết áp
tăng cao. Huyết áp là do hệ thần kinh con người khống chế (vùng
thần kinh vận động huyết quản). Tinh thần căng thẳng có thể dẫn
đến huyết áp cao. Để khống chế hiện tượng này, xoa bóp, bấm
huyệt là một phương pháp chữa trị bệnh cao huyết áp có hiệu
quả.
1. Bấm huyệt Lao cung
Huyệt Lao cung nằm ở chính giữa lòng bàn tay, trong khe giữa xương đốt bàn tay 3 và 4.
Dùng ngón tay cái của bàn tay phải
áp nhẹ lên huyệt Lao cung của bàn tay trái, đồng thời nhẹ
nhàng hít vào. Vừa hít vào vừa dần dần dồn lực ấn mạnh
ngón tay cái xuống. Nếu cảm thấy thần kinh thoải mái thì tiếp
tục ấn với cường độ đó, không nên mạnh hơn. Sau 30 giây hít
vào, ngừng thở khoảng 5 – 10 giây rồi từ từ thở ra đồng thời
giảm nhẹ dần cường độ ấn của ngón tay cái. Lại tiếp tục
tiến hành như thế từ 5 – 6 lần.
Sau đó, lại chuyển sang dùng ngón
cái của bàn tay trái bấm huyệt Lao cung của bàn tay phải. Mỗi
ngày nên bấm huyệt kết hợp với hít thở như trên 3 lần: Sáng,
trưa, chiều. Sau một thời gian, huyết áp có thể sẽ được ổn
định.
2. Bấm huyệt Hợp cốc
Hợp cốc còn có tên gọi là hổ khẩu, nằm ở chỗ lõm giữa xương ngón tay cái và ngòn trỏ.
Dùng ngón trỏ hoặc ngón cái của
bàn tay phải dồn lực bấm vào huyệt Hợp cốc của bàn tay trái,
đồng thời hít vào 30 giây, ngừng thở 5 – 10 giây rồi ngừng
bấm, đồng thời thở ra. Làm như vậy từ 2 – 3 phút. Sau đó
chuyển sang bấm huyệt Hợp cốc của bàn tay phải. Cách bấm
huyệt và hít thở như bên tay trái. Thay đổi huyệt Hợp cốc của 2
tay như vậy từ 4 – 5 lần.
Thực hiện bấm huyệt Hợp cốc như vậy thành thói quen hằng ngày sẽ rất tốt cho sức khoẻ.
Chú ý:
– Khi hít vào, thở ra phải chậm, đều, nhẹ, sâu.
– Phải phối hợp đồng thời giữa theo dõi hơi thở với bấm huyệt.
– Nếu phối hợp hài hoà , chỉ 5 – 6
lần huyết áp có thể giảm xuống từ 5 – 10 mmHg. Nếu không có sự
điều chỉnh hài hoà giữa hít vào và thở ra, huyết áp sẽ không
thể giảm xuống mức độ như vậy.
3. Bấm huyệt Túc tam lý
Huyệt Túc tam lý nằm tại bờ dưới xương bánh chè xuống 3 thốn, mào trước xương chầy ra ngoài 1 khoát ngón tay.
Dùng ngón tay cái hoặc trỏ của
bàn tay phải ấn và day huyệt Túc tam lý của chân trái, đồng
thời hít vào khoảng 5 giây, nín thở 2 giây rồi nâng ngón cái
hoặc ngón trỏ lên đồng thời thở ra. Tiếp tục như vậy từ 5 – 10
lần. Làm xong chân này, chuyển sang chân bên kia cũng như vậy.
Mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần : sáng, chiều, tối.
4. Cứu ấm huyệt Hành gian và Giảm áp
Huyệt Hành gian nằm tại giữa kẽ ngón
chân cái và ngón chân thứ hai lên 0,5 thốn và huyệt Giảm áp
nằm ở ngay dưới ngón chân cái.
Dùng điếu ngải hoặc cây hương đốt
cháy, để đầu của điếu ngải hoặc cây hương cách huyệt Hành gian
chừng 5 mm, giữ đúng cự ly như vậy để khói thuốc và nhiệt từ
đầu điếu Ngải hoặc cây hương tác động lên huyệt Hành gian
khoảng 3 phút. Sau đó chuyển xuống huyệt Giảm áp, cũng làm như
vậy.
Lại cứu luân phiên nhau mỗi huyệt 3 –
4 lần. Cứu cả 2 chân, chân trái trước. Ngày 2 lần, sáng và
chiều. Nếu không có điều kiện thời gian, có thể chỉ mỗi ngày
một lần vào buổi tối, trước lúc đi ngủ.
Chú ý: Khi cứu phải để đầu mồi ngải hoặc cây hương ở một cự ly thích hợp, tránh bị bỏng chân.
5. Xoa bóp chân
Người bệnh ngồi trên ghế, chân phải
gác lên chân trái, hướng gan bàn chân phải ra ngoài, xoay cổ
chân liên tục theo chiều kim đồng hồ 18 lần, lại xoay ngược
chiều kim đồng hồ 18 lần, sau đổi sang chân trái. Tiếp đó, gan
bàn chân trái áp lên mu bàn chân phải xoa đi xoa lại 36 lần cho
nóng lên, rồi thay đổi sang chân bên kia.
6. Xoa huyệt Nhân nghênh
Huyệt Nhân nghênh nằm từ Yết hầu ra 2 bên, mỗi bên 1,5 thốn.
Khum 2 bàn tay lại, đặt song song 2
bên cổ, xoè ngón cái sang 2 bên, cổ hơi nghiêng về phía bên
phải, khẽ miết xuống huyệt Nhân nghênh 7 – 15 lần, rồi lại
nghiêng về phía bên trái làm tiếp như trước. Mỗi ngày xoa huyệt
này 2 – 3 lần: sáng, chiều, tối.
7. Xoa huyệt Đản trung (điểm giữa đường nối hai núm vú, nếu nữ lấy bờ trên 2 khớp ức sườn thứ 5 )
Đặt 2 bàn tay bắt chéo nhau, lòng
bàn tay phải úp lên mu bàn tay trái (Hình chữ X) trước 2 bầu
vú, khẽ ấn lòng bàn tay lên huyệt này 36 lần, rồi xoa đi xoa
lại 36 lần.
8. Xoa huyệt Cự khuyết (điểm nối 6/8 dưới với 2/8 trên của đoạn Rốn với điểm gặp nhau của hai bờ sườn)
Hai bàn tay đặt chéo nhau (Như huyệt Đản trung) dưới 2 bầu vú, áp lên huyệt Cự khuyết, xoa đi xoa lại 36 lần.
9. Xoa bóp huyệt Dũng tuyền (co bàn và ngón chân lại, huyệt Dũng tuyền ở chỗ lõm của gan bàn chân)
Dùng một chày nhỏ hoặc một chai
thuỷ tinh nhỏ cỡ < 0,5lít, gõ nhẹ nhàng lên 2 huyệt Dũng
tuyền ở 2 lòng bàn chân. Mỗi bên 5 phút. Gõ bên chân trái
trước.
10. Tác động lên huyệt Thất nhãn (nằm ở giữa đỉnh gót bàn chân):
Đặt đầu thanh trúc (hoặc thanh tre)
chẻ dọc, dưới 2 lòng bàn chân, sao cho đầu thanh tre đối xứng
với huyệt Thất nhãn ở đầu giữa gót bàn chân rồi ép xuống,
nâng lên nhiều lần. Mỗi buổi sáng tập 3 lần, mỗi lần 10 phút.
11. Tác động lên huyệt Giảm áp (nằm ở ngay dưới ngón chân cái)
Để đầu thanh trúc (hoặc thanh tre)
chẻ dọc, dưới các ngón chân rồi khẽ ấn ngón chân xuống, nhấc
lên nhiều lần. Mỗi lần tập từ 1 – 2 phút. Mỗi buổi sáng tập
một lần.
12. Bấm cùng một lúc hai huyệt Hợp cốc và Hậu khê (chỗ lõm trước đốt gốc ngón tay út, phía ngoài)
Úp bàn tay trái xuống, dùng ngón
cái tay phải ấn vào huyệt Hợp cốc của tay trái, đồng thời
ngón giữa tay phải ấn vào huyệt Hậu khê của tay trái. Lúc đầu
ấn nhẹ, sau ấn mạnh dần.
Có thể dùng cả ngón đeo nhẫn (ngón áp út) và ngón út ấn vào huyệt Hậu khê để hiệu quả càng tăng lên. Hai tay thay đổi nhau bấm huyệt, mỗi bên 2 phút. Lúc bóp huyệt sẽ có cảm giác nhói đau, nhưng sau quen dần và sẽ có cảm giác thoải mái. Mỗi ngày 2 lần: sáng và tối. Khi bấm huyệt, cơ thể phải thoải mái, và có thể thực hiện ở trên giường, trước lúc nằm ngủ.
No comments:
Post a Comment