LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Tuesday, December 12, 2017

Khớp Gối



Cấu Tạo Khớp Gối

Trong tất cả những khớp tham gia các hoạt động của cơ thể, khớp gối là một trong những khớp quan trọng. Đây là khớp chịu trọng lượng của toàn bộ cơ thể dồn xuống, chính vì thế khớp gối rất dễ bị tổn thương. Khi khớp gối bị thương tổn, người bệnh sẽ bị giảm chức năng sinh hoạt hằng ngày, gây khó khăn trong vận động, đi lại, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vì thế cần phát hiện sớm bệnh để ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng, hạn chế các biến chứng.
Về chức năng, khớp gối giúp nâng đỡ cơ thể một cách vững chắc, giúp chân gập cong và duỗi thẳng. Khớp gối đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động đứng, đi bộ, chạy, nhảy, xoay chân…
  1. Khớp gối là một khớp nằm ngay dưới da, bao gồm đầu dưới xương đùi, đầu trên xương chày và xương bánh chè. Các thành phần này được kết nối với nhau bởi hệ thống các dây chằng, bao khớp, trong đó quan trọng nhất là dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau. Hai dây chằng này giữ cho đầu trên xương chày và đầu dưới xương đùi không bị trượt theo chiều trước sau khi khớp gối vận động.
  1. Ngoài ra hệ thống dây chằng bên chày, dây chằng bên mác giữ cho gối không bị trượt sang bên. Lót giữa lồi cầu đùi (hình cầu) và mâm chày (phẳng) là sụn khớp, làm gia tăng diện tiếp xúc, phân bố đều lực tác động lên gối.
Các bộ phận khác của cơ thể giúp đầu gối thực hiện chức năng của chúng. Đó là:
  • Xương - Sụn - Cơ - Dây chằng - Gân
Nếu bất kỳ bộ phận nào trong số này bị tổn thương, đầu gối có thể bị đau và giảm khả năng vận động.

Nguyên Nhân Đau Khớp Gối

Đau khớp gối là 1 chứng bệnh rất phổ biến. Hiện nay, chứng bệnh này đang có xu hướng gia tăng.
Chứng đau đầu gối có thể xuất hiện do nguyên nhân chấn thương, do bệnh lý quanh khớp, nguyên nhân tại khớp gối, do bệnh lý viêm.

Nguyên nhân do chấn thương, do bệnh lý quanh khớp

Bong gân đầu gối:
  • Nếu bị bong gân nhẹ, bệnh nhân vẫn có thể đi vững . Tổn thương thường xảy ra nhất là tổn thương dây chằng bên trong gối.
  • Nếu bị bong gân nặng, có thể đi kèm theo sự tràn dịch khớp, bệnh nhân đi không vững, đi khấp khểnh và chuyển động bất thường lệch về một bên.
  • Chụp cộng hưởng từ sẽ cho phép đánh giá các tổn thương tổng thể một cách chính xác, có thể kèm theo chụp Xquang khớp hoặc không.
Rách sụn chêm:
Ở những vận động viên trẻ tuổi, rách sụn chêm thường liên quan đến sừng sau của sụn chêm trong. Trong trường hợp này, bệnh nhân thấy xuất hiện những dấu hiệu điển hình khi làm những thao tác liên quan đến vận động sụn chêm, và có thể kèm theo tràn dịch khớp gối.
Bệnh lý quanh khớp:
Xảy ra sau một hoạt động thể thao quá sức hoặc làm việc quá sức:
  • Hội chứng dải chậu chày (ITBS: Iliotibial band syndrome): gây ra triệu chứng đau ở mặt ngoài đầu gối, xảy ra ở những vận động viên thường tập luyện chạy bộ hoặc chạy marathon.
Viêm gân đầu xương bánh chè, viêm gân cơ tứ đầu đùi, viêm gân khoeo chân (trong chạy marathon), viêm gân cơ chân ngỗng, thoái hóa khớp gối (khớp nối đùi-xương chày).
Nguyên nhân tại khớp gối
Trong trường hợp không có tổn thương rõ ràng trên phim chụp X quang, các trường hợp sau có thể xảy ra:
  • Hội chứng xương bánh chè: đau khi leo lên và nhất là leo xuống cầu thang. Hội chứng này thường gặp ở đối tượng thanh thiếu niên.
  • Bệnh lý sụn chêm: đặc trưng hiện tượng kẹt khớp. Chụp cộng hưởng từ cho phép chẩn đoán chính xác bệnh.
Sự xuất hiện tổn thương trên phim chụp X quang có thể cho thấy:
  • Vết gãy xương không được chú ý.
  • Thoái hóa khớp nối đùi – xương chày hoặc khớp nối đùi – xương bánh chè.
  • Viêm xương sụn bóc tách ở trẻ vị thành niên: tổn thương khu trú từ vùng xương dưới sụn, đầu dưới xương đùi đến đầu trên xương chày.
  • Hoại tử xương: tức là sự phá hủy phân bố thần kinh tới lồi cầu đùi (phần dưới xương đùi). Thường gặp ở những người lớn tuổi.
  • U xương sụn: tức là bệnh u sụn mà có các phần sụn đã bị vôi hóa. Những phần bị vôi hóa này sẽ gây cản quang trên phim chụp X quang.
  • Vôi hóa sụn khớp, sự đóng cặn calci tại các sụn và sụn chêm, đôi khi liên quan đến các giai đoạn viêm khớp cấp tính.
Hội chứng đau loạn dưỡng do phản xạ (algodystrophy, hay hội chứng đau loạn dưỡng Sudeck): thường là kết quả sau một chấn thương tại chỗ hay sau phẫu thuật.

Nguyên nhân do viêm

Đau đầu gối do viêm thì đau tăng về đêm và thường đi kèm triệu chứng cứng khớp vào buổi sáng. Sự liệt chức năng vận động là quan trọng nhất. Đầu gối sưng phồng, nóng, đôi khi nóng đỏ, có thể sốt. Xét nghiệm máu cho thấy có sự tồn tại của hội chứng viêm hoặc nhiễm trùng.
Biện pháp chọc dò dịch đầu gối tiến hành trong trường hợp tràn dịch khớp và trường hợp chưa có chẩn đoán bệnh. Trong trường hợp đau đầu gối do viêm, dịch khớp chứa rất nhiều các tế bào. Phương pháp này cần thực hiện trong điều kiện vô trùng nghiêm ngặt.
Viêm khớp do nhiễm khuẩn:
Viêm khớp do nhiễm khuẩn rất dễ nhận ra, đấy là viêm khớp có đi kèm các dấu hiệu sau :
  • Hội chứng nhiễm trùng : sốt, rét run và suy giảm tình trạng sức khỏe chung.
  • Có phát hiện nơi vi khuẩn xâm nhập, đánh dấu vị trí nhiễm trùng là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm khớp.
  • Sự hiện diện của vi trùng trong dịch khớp.
Viêm khớp vô khuẩn:
  • Viêm khớp do vi tinh thể : là bệnh viêm khớp có liên quan đến sự lắng đọng các vi tinh thể tại khớp, ví dụ trong bệnh gout, hoặc bệnh vôi hóa sụn (trong bệnh này, trên phim chụp X quang sẽ quan sát thấy một lớp mỏng calci gây cản quang).
Viêm khớp khớp dạng thấp: chẩn đoán bệnh khá dễ dàng. Có thể dựa vào yếu tố dạng thấp trong xét nghiệm cận lâm sàng hoặc các triệu chứng lâm sàng điển hình.

Triệu Chứng Bệnh Lý Đau Khớp Gối


Triệu chứng đau cần phải được phân tích một cách chính xác thông qua những câu hỏi sau (bởi vì đặc điểm đau có liên quan trực tiếp đến nguyên nhân gây ra bệnh):
  • Cách thức xuất hiện của cơn đau:đau dữ dội hoặc đau tăng dần, xuất hiện sauva chạm hoặc chấn thương.
  • Khu vực đau (đau ở phía trước, bên trong, bên ngoài hoặc phía sau).
  • Tính chất đau và thời gian đau: đau do tác động cơ học (đau vào ban ngày, xuất hiện khi đi bộ, khi cơ thể ở tư thế đứng và thuyên giảm khi cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi) hoặc đau do viêm (đau vào ban đêm, cơn đau có thể làm bệnh nhân tỉnh giấc)
  • Các yếu tố làm xuất hiện cơn đau: đi bộ, địa hình không bằng phẳng, lên hoặc xuống cầu thang.
  • Cường độ đau và mức độ nhạy cảm với điều trị.
  • Ẩnh hưởng đến chức năng vận động: giảm khoảng cách đi bộ, đi lại khó khăn, đòi hỏi phải có sự trợ giúp của người khác.
  • Những dấu hiệu đi kèm tại khu vực đau: tràn dịch, sưng phồng đầu gối, vết máu bầm, tiếng rắc tại khớp gối.
  • Tiền sử bệnh lý tại khu vực đau (khớp gối) và bệnh lý toàn thân.
  • Lịch sử điều trị và hiệu quả điều trị.

Cách Phòng Tránh Bệnh Lý Đau Khớp Gối Như Thế Nào?

  • Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức độ thích hợp, tránh dư cân béo phì.
  • Tập vận động thường xuyên và vừa sức: luyện tập thể dục, thể thao vừa sức sẽ giúp cơ bắp khỏe mạnh, máu huyết lưu thông dễ dàng. Đó là yếu tố giúp tăng cường dinh dưỡng cho lớp sụn khớp.
  • Tránh các tư thế gây hư khớp gối như ngồi xổm, khiêng nặng, chạy nhảy quá sức trong các môn thể thao như tennis, cầu lông, bóng chuyền, đá bóng…
  • Giữ nhịp sống thoải mái và thường xuyên thay đổi tư thế: bạn nên sắp xếp công việc hợp lý, hài hòa giữa nghỉ ngơi và lao động. Nên nhớ rằng các cơ quan trong cơ thể đều cần có sự nghỉ ngơi để tái tạo lại năng lượng. Không nên lặp đi lặp lại một công việc hay tư thế làm việc kéo dài quá sức chịu đựng của cơ thể. Lực tác động không lớn nhưng nếu lặp đi lặp lại trong thời gian quá dài sẽ làm tổn thương khớp.
  • Điều trị tích cực các bệnh lý xương khớp mắc phải.
  • Chế độ ăn uống: nên ăn nhiều các thực phẩm giàu canxi, vitamin D như: đậu tương, hoa quả, dầu cá…


Tại Sao Trời Lạnh Dễ Gây Đau Xương Khớp?

Trời lạnh có thể gây ra những rối loạn lớn đối với cơ thể của chúng ta. Thời tiết thay đổi, đặc biệt vào thời điểm giao mùa, chính là cơ hội thuận lợi làm khởi phát nhiều loại bệnh như sung huyết, nhiễm trùng, đau khớp, dị ứng. Hiện tượng này xảy ra do chúng ta không có khả năng tự bảo vệ cơ thể tránh khỏi sự tấn công của các tác nhân bình thường bên ngoài môi trường, do nhiều lý do khác nhau. Nhìn chung, nguyên nhân chính gây ra các bệnh theo mùa là do sự thay đổi đột ngột của môi trường xung quanh, dẫn đến tình trạng rối loạn của cơ thể.
Các bạn nên biết rằng, con người là động vật máu nóng, tức là ở trạng thái sức khỏe bình thường, nhiệt độ cơ thể của chúng ta luôn ổn định ở mức 37°C. Nếu nhiệt độ cơ thể cao hơn mức này sẽ gây ra hiện tượng sốt. Đây là một hiện tượng tự nhiên của cơ thể, xảy ra khi cơ thể bị vi khuẩn tấn công, và sẽ dẫn đến tình trạng tăng tốc độ tuần hoàn máu và tăng sinh các tế bào bạch cầu để chống lại các tác nhân xâm lược. Ngoài ra, khi một bộ phận cơ thể bị va chạm, đè ép, khi cử động sai hoặc bị tắc nghẽn khớp cũng có thể dẫn đến hiện tượng viêm nhiễm tại chỗ, đi kèm theo là triệu chứng sưng, nóng và đau.

Trời Lạnh, Tác Nhân Thời Tiết Chính Gây Ra Bệnh

Trời lạnh, thêm vào đó là sự gia tăng độ ẩm và gió, sẽ làm giảm nhiệt độ cơ thể một cách đột ngột, nhất là tại các vị trí hở như đầu, cổ, họng,  đường hô hấp trên (xoang), phổi, bụng,… , vì thế mà gây ra một loạt các rối loạn. Các rối loạn này xảy ra là do khi trời lạnh, các mao mạch bị co lại, làm giảm lượng máu cung cấp đến các cơ. Các tổ chức cơ thiếu oxy sẽ co lại, bị viêm, trở nên co cứng và gây đau. Đây chính là nguyên nhân gây nên chứng vẹo cổ và chứng đau lưng khi trời lạnh. Bệnh tiến triển trầm trọng hơn có thể gây hạn chế vận động, thậm chí đi lại khó khăn. Vì vậy khi cơ thể bị đau nhức cơ do trời lạnh, cần phải sớm thực hiện các biện pháp chăm sóc tự nhiên, để tránh làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh. Để làm ấm cơ thể, chúng ta có thể sử dụng nhiều nguồn nhiệt khác nhau : máy sấy tóc, chai nước nóng hoặc thậm chí sử dụng gạch nung nóng.

Phải có một chế độ ăn uống nhiều trái cây và rau củ tươi, giàu khoáng chất, các nguyên tố vi lượng, giàu vitamin và các chất chống oxy hóa flavonoid. Không nên ăn các thực phẩm gây khó tiêu hoặc các thực phẩm dễ gây nhiễm lạnh, nhất là đối với gan. Phải uống đủ nước. Kể cả trong mùa đông, cơ thể chúng ta vẫn cần bổ sung thêm 1,5 l nước, ngoài lượng nước đã được cung cấp từ chế độ ăn uống (tức 2,5 l nước mỗi ngày). Thiếu hụt nước là nguyên nhân chính dẫn đến các chứng viêm đau xương khớp và tăng huyết áp. Ngoài ra, cần phải chú ý đến khả năng dung nạp của cơ thể đối với gluten và các sản phẩm từ sữa, đây chính là những nguồn thực phẩm dễ gây tình trạng viêm mãn tính.
Việc quan trọng hàng đầu là phải bảo vệ, giữ gìn hệ thống cột sống và xương khớp của cơ thể. Thực vậy, các khớp bị co cứng hoặc các cơ bị co và suy yếu sẽ ít được tưới máu hơn, do đó dễ bị tắc nghẽn khi bạn làm việc không đúng tư thế, ngồi một chỗ quá lâu hoặc bị trúng gió, kể cả khi trời chỉ hơi lạnh. Vì vậy, chúng ta phải bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm lạnh, nhất là tại các vị trí quan trọng như đầu, cổ và bụng. Cần phải đặc biệt chú ý khi nhiệt độ môi trường thay đổi một cách đột ngột.


Chế độ ăn uống
Lời khuyên từ các chuyên gia cho biết, người bị đau khớp gối nên ăn thường xuyên các thực phẩm như: đậu tương, hoa quả, cá và dầu cá.

Nghiên cứu của Đại học bang Oklahoma, Mỹ cho biết, đậu tương giàu hormone thực vật và có tính kháng viêm cao. Vì vậy, sau khi ăn đậu tương trong vòng 3 tháng, nhiều bệnh nhân đã cảm thấy đỡ khó chịu và giảm đau khớp gối.

Cuộc khảo sát từ gần 300 người ở Úc thì cho kết quả những người ăn nhiều hoa quả sẽ giảm nguy cơ phát triển tổn thương vùng tủy xương (đây là một dấu hiệu cho thấy bệnh viêm khớp gối tiến triển ngày càng tệ hơn).

Những loại hoa quả nên ăn là các loại quả chứa nhiều vitamin C như xoài, nho, đu đủ, quýt, kiwi, súp lơ xanh… Tác dụng này là do vitamin C trong hoa quả sẽ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, chống ôxy hóa và góp phần bảo vệ khớp gối, hỗ trợ cấu trúc ở bộ phận này.

Bên cạnh đó, Trung tâm Khớp Johns Hopkins (Mỹ) khuyến cáo bệnh nhân của mình nên ăn các loại cá có nhiều mỡ như cá thu, trích, cá hồi, cá ngừ và các thực phẩm chứa omega-3 như dầu cá, hạnh nhân, quả óc chó nếu muốn giảm đau khớp vì loại acid béo này có chứa thành phần resolvins có thể làm giảm quá trình viêm khớp.

Một số loại thực phẩm không tốt cho bệnh nhân đau khớp gối như cà chua, tinh bột đã qua chế biến như bánh mỳ trắng, bột mỳ, kẹo, mỡ có acid béo no…

Tập luyện

Người bệnh có thể luyện tập bằng các môn thể dục thể thao hàng ngày như bơi, đạp xe, đi bộ nhẹ nhàng… Điều cần chú ý là bệnh nhân nên tập với mức độ vừa phải, khoảng 30 phút/ngày. Tránh các môn thể thao gây áp lực nhiều lên khớp gối như bóng chuyền, tennis, bóng đá… ngoài ra, người bệnh cũng nên tránh các tư thế gây ảnh hưởng xấu đến khớp gối như leo cầu thang, ngồi xổm, mang vác đồ nặng,…

Xoa bóp bấm huyệt

Nếu chưa bị viêm khớp gối mãn tính, bạn có thể thực hiện bài xoa bóp sau để hạn chế những cơn đau:

Bước 1: Gập đầu gối.

Bước 2: Dùng đầu ngón tay giữa ấn vào chỗ lõm phía dưới xương bánh chè.

Bước 3: Vừa thở hơi ra từ từ vừa bấm mạnh vào đó trong 6 giây.

Với bài tập đơn giản này bạn nên làm 3 lần mỗi ngày ở cả hai bên đầu gối, mỗi bên ấn 10 cái.

Trường hợp đã bị thoái hóa khớp, bạn cũng có thể thực hiện bài xoa bóp hỗ trợ điều trị bệnh như sau:

Bước 1: Day khớp gối: bạn ngồi trên giường, chân duỗi thẳng, hai bàn tay úp lên hai xương bánh chè rồi day tròn theo chiều kim đồng hồ khoảng 20 lần, sau đó day theo chiều ngược lại tiếp 20 lần.

Bước 2: Vận động khớp gối: ngồi trên giường, cẳng chân vuông góc với đùi, hai tay ôm lấy một bên khớp gối co duỗi nhẹ nhàng khoảng 20 lần. Sau đó, làm tiếp với chân còn lại.

Một số bài thuốc nam

- Dùng rễ cây gai leo rửa sạch, thái mỏng, phơi khô, mỗi ngày lấy 10-20g sắc uống.

- Dùng cả rễ và thân cây cỏ xước, mỗi ngày 10-16g sắc uống. Cỏ xước có nhiều saponin có tác dụng chống viêm rất tốt.

- Dùng lá lốt: có thể dùng làm rau ăn, hoặc sắc uống mỗi ngày 8-12g. Lá lốt có thể sắc uống riêng hoặc sắc cùng với rễ cỏ xước, dây đau xương, cốt khí củ cũng có tác dụng tương tự.


Phong Tê Thấp Bà Giằng® Điều Trị Hiệu Quả:

  • > Sưng Các Khớp
  • > Đau Nhức Xương
  • > Đau Thần Kinh Toạ,
  • > Thần Kinh Liên Sườn
  • > Mỏi, Tê Buồn Chân Tay
  • > Viêm Đa Khớp Dạng Thấp
Thành Phần ∴
  •    - Mã Tiền Chế 14mg
  •    - Thương Truật 14mg
  •    - Đương Quy 14mg
  •    - Đỗ Trọng 14mg
  •    - Ngưu Tất 12mg
  •    - Độc Hoạt 16mg
  •    - Thổ Phục Linh 20mg
Thời Gian Sử Dụng: Cần xác định liệu trình điều trị 1 tháng trở lên mới có tác dụng.



MÃ TIỀN TỬ

(Semen Strychni)

Mã tiền tử nguyên tên là Phan mộc miết dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản thảo cương mục-quyển 18, là hạt chín phơi hay sấy khô của cây Mã tiền, có nhiều loại như: Strychnos pierriana A.W.Hill hoặc loại Mã tiền S.nux vomina L. thuộc họ Mã tiền (Longaniaceae).
Cây Mã tiền có nhiều ở nước ta và các nước Đông nam á như Lào (gọi là Koktoung ka), Campuchia (gọi là Sleng thom, sleng touch), Thái lan (gọi là Co bên kho), Aán độ, Miến điện, Vân nam Trung quốc.
Tính vị qui kinh:

Vị đắng hàn, có độc mạnh, qui kinh Can Tỳ.
Thành phần chủ yếu:

Strychnine, brucine, cloubrine, psedostrychnine, vomicine, loganin.
Tác dụng dược lý:
A.Theo Y học cổ truyền:

Thuốc có tác dụng tiêu thũng tán kết, thông lạc chỉ thống. Chủ trị các chứng ung thư sang độc, thương tổn sưng đau, chứng phong thấp tý đau nhức không khỏi hoặc co rút, tê dại, liệt.
Trích đoạn Y văn cổ:

  • Sách Bản thảo cương mục: " trị thương hàn nhiệt bệnh, hầu họng sưng đau, tiêu hòn cục.".
  • Sách Đắc phối bản thảo: " tán nhũ ung, trị hầu tý, đơn độc".
  • Sách Y học trung trung tham tây lục: " thuốc có độc mạnh. khai thông kinh lạc, có tác dụng thấm sâu vào khớp mạnh hơn các thuốc khác".
B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
Ứng dụng lâm sàng:

  1. Mã tiền có chất strychnine có tác dụng hưng phấn toàn bộ trung khu thần kinh, trước hết là hưng phấn chức năng phản xạ tủy sống, tiếp theo là hưng phấn trung khu hô hấp và vận mạch ở hành tủy, nâng cao chức năng trung khu cảm giác của vỏ não.
  1. Thuốc rất đắng kích thích lên thụ cảm vị giác làm tăng tiết dịch vị, tăng chức năng tiêu hóa, kích thích thèm ăn, nhưng đối với người không có tác dụng hưng phấn cơ trơn của ruột và dạ dày.
  2. Trên súc vật thực nghiệm, thuốc có tác dụng cầm ho hóa đàm. Dùng thuốc kéo dài và tăng lượng làm tăng tác dụng kháng histamin của thỏ nhà.
  3. Nước sắc thuốc với tỷ lệ 1:2 trên ống nghiệm có tác dụng ức chế nhiều loại nấm, 1% dịch kiềm Mã tiền trên thực nghiệm hoàn toàn ức chế sự sinh trưởng của các loại trực khuẩn ái huyết cúm, song cầu khuẩn phế viêm, liên cầu khuẩn A.
  4. Dịch kiềm Mã tiền có tác dụng làm tê thần kinh cảm giác (phần rễ).
  5. Độc tính: người lớn dùng uống 1 lần 5 - 20mg strychnine bị trúng độc, 30mg gây tử vong. Y văn cổ có báo cáo dùng uống 7 hạt Mã tiền gây tử vong.
1.Trị viêm khớp và viêm đ khớp dạng thấp: thuốc có tác dụng hoạt lạc chỉ thống.
  • Mã tiền tử 300g, Ngưu tất, Cam thảo, Thương truật, Ma hoàng, Toàn yết, Cương tàm, Nhũ hương, Một dược đều 36g.
Cách chế:

Bỏ Mã tiền vào nồi đất cho vào 300g đỗ xanh và nước vừa đủ nấu cho đến lúc đỗ xanh nứt ra là được. Lấy Mã tiền ra bóc vỏ đen, cắt thành lát mỏng phơi khô, lại cho vào nồi có cát sao thành màu vàng đen. Nhũ hương, Một dược bỏ lên miếng ngói sao bỏ dầu (đến lúc thấy hết sủi bọt là được), Ngưu tất, Cam thảo, Thương truật, Ma hoàng, Toàn yết, Cương tàm đều bỏ vào nồi đất sao vàng. Tất cả tán xay thành bột mịn trộn đều.
Cách dùng:

Người cơ thể khỏe mỗi lần uống 0,5 - 1g, cơ thể yếu và người già giảm liều.
Uống với rượu trước lúc ngủ (sau khi uống tránh gió).
Bài này trị các chứng đau khớp do phong thấp, đau lưng, đau cánh tay, chứng tê dại toàn thân hoặc khu trú.
  • Kiên hổ hoàn: Chế Mã tiền tử, Chế Xuyên ô, Chế thảo ô, Khương hoạt, Độc hoạt mỗi thứ 200g, chế Phụ tử 40g, Chế Nhũ hương, Chế Một dược đều 80g, Toàn Đương qui, Ngưu tất, Ma hoàng, Mộc qua đều 170g. Tán bột mịn, dùng Quế chi 60g sắc nước làm hoàn bằng hạt đỗ xanh. Uống ấm trước khi ngủ với nước sôi ấm, mỗi lần 3 - 4g nuốt.
  • Thuốc phong Bà Giằng (Thanh hóa), trị đau nhức tê thấp sưng khớp: Bột Mã tiền chế 50g, bột Hương phụ tử chế 13g, bột Mộc hương 8g, bột Địa liền 6g, bột Thương truật 20g, bột Quế chi 3g, tá dược vừa đủ hoàn 1000 viên. Mỗi ngày uống 4 viên, tối đa 6 - 8 viên. Theo hướng dẫn uống khi nào thấy giật giật mới có kết quả. Một đợt uống 50 viên lại nghỉ.
  • Bài Mã kiệt tán (kinh nghiệm của Tôn Quan Lam): chế Mã tiền 30g (hương dâu sao cháy vàng), Huyết kiện 60g, tán bột mịn trộn đều chia thành 60 gói. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 gói (1,5g). tác giả dùng trị 16 ca đã dùng nhiều thuốc không khỏi, khi dùng thuốc này 1 - 2 liều khỏi (Tạp chí Sơn đông Trung y 1986,1:49).
2.Trị di chứng bại liệt trẻ em:

  • Viên Bại liệt trẻ em: Mã tiền tử (sao cát), Xuyên tỳ giải, Ngưu tất, Mộc qua, Ô xà nhục, Tục đọan, Ngô công, Dâm dương hoắc (chích), Đương qui, Nhục thung dung, Kim mao cẩu tích, Ô tặc cốt đều 30g, Thỏ ty tử , Cương tàm 60g, các loại thuốc tán bột mịn. Dâm dương hoắc sắc nước hòa bột trộn làm hoàn. Mỗi lần uống 0,3 - 1,0 (cơ thể yếu giảm liều), ngày 3 lần với nước sôi ấm.
  • Đảng sâm, Bạch truật đều 60g, Mã tiền chế, Đương qui, Nhũ hương, Một dược, Xuyên sơn giáp đều 30g, Ngô công 5 con, tán bột mịn hòa mật làm viên bằng hạt đỗ xanh, mỗi lần uống 2 - 4g, ngày 2 lần với rượu ấm. Trị chân tay yếu, cơ thể suy nhược.
3.Trị chứng nhược cơ (Myasthenia):

  • Chế Mã tiền tán bột mịn làm viên bọc ( mỗi viên 0,2g), mỗi lần 1 viên, ngày uống 3 lần sau khi ăn với nước ấm, cách 2 - 4 ngày tăng 1 viên cho đến 7 viên mỗi ngày, nếu chưa đủ và có hiện tượng giật cơ thì ngưng. Nếu trước đã uống Neostigmin mà lực cơ không tiến bộ nên giảm liều dần và ngưng thuốc. Có biện chứng luận trị dùng thuốc. Đã trị 8 ca, khỏi trước mắt 4 ca, có tiến bộ 1 ca, không kết quả 3 ca (Tạp chí Trung y Triết giang 1986,1:27).
4.Trị liệt cơ hô hấp:

Trần văn Quang dùng Mã tiền tử tán (gồm Mã tiền tử, Địa long), mỗi ngày 1,8 - 2,4g, chia 2 lần uống, trẻ em giảm liều. Chứng hư thêm Sinh mạch tán gia vị. Chứng thực dùng thêm Thừa khí thang, thông thường dùng Hoàng long thang gia vị, uống hoặc thụt hậu môn. Căn cứ tình hình bệnh thêm châm cứu, ngửi oxy, truyền dịch, chống suy hô hấp. Đã trị 14 ca, khỏi 11 ca, tử vong 2 (Tạp chí Trung y Sơn đông 1985,3:25).
5.Trị chứng loạn dưỡng cơ tiến triển:

La luyện Hoa dùng bài: Đảng sâm, Sơn dược đều 15g, Hoàng kỳ 20g, Thục địa, Đương qui, Thỏ ty tử, Câu kỷ tử, Bạch truật, Bạch linh, Xích thược, Ngưu tất, Địa long đều 9g, Cam thảo 30g, chế Mã tiền tử (ngâm trong nước 7 ngày, lấy ra thái mỏng phơi khô, ép dầu cho hết) 0,3g (hòa thuốc uống), mỗi ngày 1 thang, dung liên tục 20 thang. Trị 4 ca có kết quả: lực cơ tăng rõ (Tạp chí Trung tây y kết hợp 1987,4:202).
6.Trị liệt mặt:

  • Lấy lượng Mã tiền vừa đủ ngâm vào nước trong 24 giờ, lấy ra cắt theo chiều dọc dày 1mm, dán vào 1 miếng keo dán hoặc keo giảm đau, các miếng Mã tiền cách nhau 0,5cm to nhỏ tùy diện tích má liệt, dán vào má liệt 7 ngày thay một lần. Trị 52 ca mắc bệnh, bình quân từ 6 đến 21 ngày. Kết quả dán 1 lần là khỏi 42 ca, 2 lần khỏi 10 ca, kết quả 100% (Báo cáo của Chu Tân Vũ, Tạp chí Y trung cấp 1989,1:45).
  • Mã tiền 500g cho nước đun sôi 28 phút, cạo vỏ lấy nhân cắt lát bỏ trên giấy đặt trên miếng ngói tẩm giấm nung khô tán bột mịn trộn giấm thành hồ đun lửa nhỏ 25 phút, hồ hơi ấm dán lên vùng má không lệch, 24 giờ thay một lần, thời gian trời ấm nóng 7 - 9 ngày, trời mát lạnh 12 - 14 ngày. Đã trị 224 ca, khỏi 189 ca, tiến bộ 8 ca, không khỏi 27 ca. Lấy thuốc sau 2 ngày làm sạch má, vùng đen mỗi ngày bôi sữa sữa tươi 3 lần, dùng sữa người sau 3 - 7 ngày bớt đen dần và khỏi (Báo cáo của Bồ thế Lâm Trung y Thiểm tây 1985,5:222).
  • Dùng bột Mã tiền 1g, Long não bột 0,3g, Vaselin 4g cho lửa nhỏ trộn đều bôi vào miếng cao 7 x 7cm, dán vào vùng má đau trước dái tai, 4 ngày thay 1 lần, sau 4 - 32 ngày điều trị 100 ca có 98 ca khỏi, 2 ca tiến bộ, theo dõi 57 ca trong 1 - 4 năm không tái phát ( Báo cáo của Trần An Huy, Tạp chí Trung Y Giang tô 1988,6:31).
Liều thường dùng và chú ý:

  • Liều uống trong: 0,3 - 0,6g, bào chế cho vào thuốc hoàn tán. Dùng ngoài đắp thuốc bột trộn giấm, hoặc thổi bột vào họng, lượng theo yêu cầu. Thuốc thổi họng không quá liều uống.
  • Chú ý: Uống trong không dùng sống mà phải bào chế giảm độc, không dùng quá liều, không uống lâu. Người yếu, phụ nữ có thai không dùng. Thuốc có thể hấp thu qua da cho nên dùng ngoài diện tích không quá lớn.
  • Triệu chứng nhiễm độc: nhẹ thì mồm khô, váng đầu, người cảm giác co đầu. Nặng thì đầu đau, co giật từng cơn đến co cứng, liệt cơ hô hấp, tử vong, tránh ánh sáng, tiếng động và chuyển cấp cứu kịp thời. Xử trí cấp cứu như cấp cứu nhiễm độc Strychnine.





ĐIỀU TRỊ KHÔ KHỚP ĐƠN GIẢN KHÔNG CẦN TIÊM NỘI KHỚP





Khô khớp là tình trạng các khớp phát ra tiếng động lạo xạo hoặc lục cục khi vận động. Khô khớp thường xuất hiện phổ biến trong các bệnh lý về khớp đặc biệt là thoái hóa khớp. Khô khớp nhiều khi có thể xuất hiện kèm theo một số triệu chứng khác của bệnh khớp như sưng, nóng, đỏ, đau khớp, hạn chế vận động. 
KHÔ KHỚP DO ĐÂU ?
Theo TÂY Y, khô khớp có thể do 3 nguyên nhân chính sau gây ra: Tổn thương sụn khớp, tổn thương xương dưới sụn và giảm tiết dịch ổ khớp. Tổn thương sụn khớp làm cho bề mặt khớp mất đi độ trơn nhẵn, trở nên xù xì, thô ráp và lồi lõm. Theo thời gian, sụn khớp ngày càng mỏng, để trơ ra lớp xương nằm bên dưới kéo theo tổn thương xương dưới sụn. Các đầu xương cọ xát lên nhau gây ra tiếng lạo xạo, kèm theo đau. Lâu dần sẽ hình thành các ụ xương, gai xương trên bề mặt xương làm cho cơn đau càng ngày càng nặng, người bệnh không thể cử động được các khớp. Quá trình lão hóa và tác động của lực cơ học trong quá trình vận động làm tổn thương xương dưới sụn dẫn đến tạo thành các vùng xương rỗng, vùng xương dày - xơ xen kẽ, lâu ngày tạo thành gai xương, gây đau. Bên cạnh đó, xương dưới sụn tổn thương khiến lớp sụn mất đi điểm tựa chịu lực và một nguồn cung cấp dinh dưỡng, kéo theo lớp sụn khớp bị tổn thương. Sụn khớp và xương dưới sụn tác động qua lại lẫn nhau làm quá trình thoái hóa diễn tiến nhanh và trầm trọng hơn.
Khô khớp
ĐÔNG Y giải thích nguyên nhân gây ra khô khớp dựa trên sự tổng hòa các cơ quan trong cơ thể hơn nên cách điều trị của Đông y sẽ vào tận căn nguyên của bệnh và hiệu quả toàn diện hơn Tây y.
- Can thận yếu: Xương khớp thuộc can thận, can chủ gân thận chủ cốt (xương). Can thận kém làm cho xương yếu, răng lung lay, đi lại khó khăn, ảnh hưởng đến khả năng vận động, nâng đỡ cơ thể.
- Khí huyết ứ trệ: Xương khớp được nuôi dưỡng từ khí, huyết (máu), nếu bị các bệnh về xương khớp thì khí huyết ứ trệ, không lưu thông được gây cảm giác đau và tình trạng tiến triển nặng hơn nếu không được điều trị.
- Ngoại tà xâm nhập: Khi thời tiết thay đổi cơ thể không tự bảo vệ được, ngoại tà (gió, lạnh, ẩm) xâm nhập vào kinh lạc, cơ xương khớp khiến cho khí huyết thêm ngưng trệ, gân cơ co lại cản trở lưu thông gây các bệnh về xương khớp. Đó là lí do vào mùa lạnh hoặc trời mưa vào mùa nóng rất dễ bị bệnh xương khớp.
KHÔ KHỚP ĐIỀU TRỊ RA SAO ?
TÂY Y thường sử dụng các thuốc chứa các thành phần như collagen týp 2, glucosamin, chondroitin, axit hyaluronic nhằm giúp nuôi dưỡng lớp sụn khớp, xương dưới sụn và bổ sung dịch ổ khớp để chống thoái hóa khớp, phục hồi tổn thương khớp. Hiện nay còn có phương pháp tiêm acid hyaluronic nội khớp là một thành phần của dịch khớp giúp giảm ma sát, khớp vận động trơn tru hơn. Các phương pháp điều trị này có đặc điểm chung là người bệnh thấy tác dụng ngay, khớp cử động dễ dàng nhưng sau 1 thời gian, bệnh lại tái phát và thậm chí với mức độ còn nặng hơn. Lúc này nếu có dùng các phương pháp điều trị trước cũng không còn tác dụng hoặc xuất hiện nhiều tác dụng phụ nguy hiểm hơn. Lí do là Tây y thường chỉ chú trọng điều trị triệu chứng mà không điều trị vào gốc của bệnh.
Bài thuốc Độc hoạt ký sinh thang
ĐÔNG Y sử dụng nguyên lý điều trị hoàn toàn khác, tác động vào chính căn nguyên gây ra bệnh dựa trên lí luận tổng hòa các tạng phủ trong cơ thể. Đặc biệt Đông y sử dụng hoàn toàn các vị dược liệu quý trong tự nhiên để trị bệnh nên rất an toàn, hiệu quả cao mà không có tác dụng phụ. Nguyên lý điều trị của Đông y như sau:
- Khu phong, trừ thấp, tán hàn: Sử dụng các vị dược liệu chính như Độc hoạt, Tang ký sinh , Phòng phong, Tần giao phối hợp với Đảng sâm, Phục linh, Cam thảo nhằm loại trừ sự xâm nhập của ngoại tà giúp giảm đau, nhức mỏi do khô khớp gây ra.
- Hoạt huyết, hành khí: Dùng các vị dược liệu như Xuyên khung, Đương quy, Thược dược,...để loại bỏ tình trạng khí huyết ứ trệ, tăng cường lưu thông khí huyết đến nuôi dưỡng sụn khớp, xương khớp từ đó trị khô khớp từ bên trong.
- Bổ khí, huyết, can, thận: Sử dụng các vị dược liệu như Ngưu tất, Đỗ trọng, Thục địa,...nhằm giúp cơ thể phục hồi sức khỏe, mạnh gân, cơ, xương, khớp từ đó tránh triệu chứng khô khớp tái phát. Bên cạnh đó, kết hợp thêm các vị dược liệu quý như cao xương động vật đặc biệt là cao quy bản (yếm rùa) để cung cấp canxi và acid acid amin nhằm nuôi dưỡng và tạo sụn khớp.
Hiện nay, VIÊN XƯƠNG KHỚP CÂY ĐA là sản phẩm có chứa đầy đủ tất cả các vị dược liệu quý trên, hỗ trợ điều trị rất hiệu quả tình trạng khô khớp, ngăn ngừa khô khớp tái phát. Đây là sản phẩm chuyên biệt cho xương khớp do công ty CP Sao Thái Dương đầu tư nghiên cứu và sản xuất. Viên xương khớp Cây đa đã được nghiên cứu tác dụng trên nhiều bệnh nhân tại BVĐK Hải Hậu - Nam Định và hiện vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu tại BV y học cổ truyền Trung Ương. 
Nghiên cứu được tiến hành tại BVĐK Hải Hậu – Nam Định đã cho thấy:
- 100% bệnh nhân khỏi tê mỏi, rối loạn cảm giác tay chân sau 4 tuần.
- 100% bệnh nhân hết đau nhức xương khớp, cứng khớp buổi sáng sau 6 -7 tuần.
- 100% bệnh nhân khỏi đau lưng, đau vai gáy sau 6 – 7 tuần.
- 100% bệnh nhân khỏi đau dây thần kinh tọa sau 7 -12 tuần.
 
Thành phần: 

Hoàng Bá 3.01 g Cao quy bản 1.35 g
Sinh địa 0.94 g Tri mẫu 0.94 g
Bạch thược 0.90 g Cao xương hỗn hợp 0.88 g
Phúc linh 0.62 g Đỗ trọng 0.62 g
Đương quy 0.38 g Chiết xuất bạch liễu 0.50 g
Đảng sâm 0.37 g Phòng phong 0.31 g
Tang ký sinh 0.31 g Tần giao 0.31 g
Hoa đào 0.23 g Xuyên khung 0.19 g
Cam thảo 0.15 g Độc hoạt 0.13 g
Quế chi 0.10 g Tế tân 0.07 g






No comments:

Post a Comment