LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Saturday, February 24, 2018

Thần y chữa bệnh



Lương Y Võ Hoàng Yên

Có thể xem trực tiếp tiểu sử ông ở Wikipedia ở đây http://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%B5_Ho%C3%A0ng_Y%C3%AAn

Ông hiện là Giám đốc Trung Tâm Phục Hồi Chức Năng và Dưỡng Sinh Võ Hoàng Yên ở Hà Tĩnh.
Tấm lòng lương y Võ Hoàng Yên
Có một chuỗi ngày tuổi thơ đầy vất vả, nghèo khó, lương y Võ Hoàng Yên (SN 1975, quê thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau) cũng từng bán máu của mình để trang trải cho cuộc sống mưu sinh. Sau khi phát tâm cái nghiệp thầy thuốc của mình, ông cũng vượt qua không ít ngang trái cuộc đời để hướng tấm lòng mình đến với bệnh nhân, nhất là bệnh nhân nghèo mắc phải những chứng bệnh không may mắn: Câm điếc, bại liệt, thoái hóa cuộc sống… 
 LY Võ Hoàng Yên (thứ hai từ phải qua) và Nhà báo Hồ Văn (bìa trái), kế tiếp là Nhà báo Phong, Nhà báo Bùi Liêm (bìa phải).  
Tuổi thơ nghèo khó và cái nghiệp tình cờ
Ngồi bên tách trà tại căn nhà do chính lương y Yên thuê đã nhiều năm nay tại Q.8, TP.HCM, ông đã từ từ kể về cuộc đời mình. “Hồi đó, nhà tôi nghèo lắm, nhà dột cột xiêu, nhiều bữa phải nhìn mẹ mình chèo ghe mượn từng lon gạo mà lòng tôi rưng rưng nước mắt. Thời đó, gia đình đông anh em nên cảnh thiếu ăn thường xuyên diễn ra. Có lúc anh em tôi phải ăn độn chuối chác, trái bình bát, cọng bông súng, củ co cho đỡ đói”.
Không chỉ thiếu cái ăn, ông còn kể về những ngày tháng thiếu cả cái mặc. “Anh em đông nhưng chỉ có vài cái quần đùi, đứa mặc buổi sáng, đứa mặc buổi chiều. Sau đó, đến tối, lại giặt sáng lại thay vòng”-ông nhớ lại. Cũng do thiếu cái ăn, cái mặc nên cha mẹ đã gửi ông vào chùa Hưng Nghĩa Tự (thị trấn Cái Nước, huyện Cái nước, tỉnh Cà Mau) để nhờ các nhà sư cưu mang. Đến năm 16 tuổi, lúc đó ông đang học lớp 9 thì ở luôn trong chùa và tập ăn chay trường.
Trong thời gian này, ông Yên thường xuyên bị đau ở vai và cột sống rất khó chịu, một người quen quê ở An Giang đến thăm chùa đã chữa trị bằng cách bấm huyệt và căn bệnh của ông khỏi hoàn toàn. Thấy hiệu quả của đông y, ông trăn trở tại sao không học cách bấm huyệt để chữa bệnh cho người nghèo? Từ suy nghĩ đó, ông quyết tâm xin các sư trong chùa chỉ dạy cách day ấn huyệt, bốc thuốc Nam… Trong thời gian này, ông đã học về cách bắt mạch. Được sự dạy dỗ của các thầy, cộng với sự dày công tự học, ông đã tự xây dựng cho mình phương pháp chữa bệnh kỳ diệu.


LY Võ Hoàng Yên bấm huyệt đạo, phục hồi chức năng cho bệnh nhân ở Bình Dương.

Hiệu quả nhìn thấy rõ nhất là năm 2006, ông đã chữa trị khỏi bệnh cho bạn bè, người thân. Sau đó, ông cảm thấy vui sướng hơn bao giờ hết. Để nâng cao cách trị bệnh hiệu quả của mình, ông đã tự trau dồi thêm kinh nghiệm, kiến thức y học cổ truyền và đã chữa thành công nhiều căn bệnh được liệt vào hạng “nan y” như liệt nữa người, liệt toàn thân nhưng còn khả năng cứu chữa, thoái hóa cột sống và câm điếc (dạng có khả năng điều trị được) và các bệnh khác về hệ xương khớp.

Vượt qua nhiều ngang trái
LY Võ Hoàng Yên trị bệnh thực nghiệm tại hội thảo do Liên hiệp các Hội KH-KT Bình Phước tổ chức. 
Cái nghiệp cứu người của mình là thế nhưng ông vẫn gặp không ít ngang trái cuộc đời. Ngay cái thời còn là sinh viên Trường Đại học Luật TP.HCM, ông cũng từng bán máu mình để trang trải cho cuộc sống mưu sinh. Ông kể: “Cái thời đó, tôi nghèo lắm, có lúc tìm 500 đồng để gửi xe cũng khó. Có lúc tôi đã từng đứng tại một ngã tư ở Q.1, TP.HCM ăn xin 21 người nhưng chẳng ai cho đồng nào. Sau đó, tôi biết số phận mình không phải kiếp ăn mày".

LY Võ Hoàng Yên tìm hiểu các loại nhạc cụ trên đường phố ở Phú Yên.
Sau khi biết hoàn cảnh của ông, các nhà sư ở TP.HCM lại tiếp tục cưu mang ông. Trong thời gian này, ngoài việc đèn sách, ông học thêm và tự hoàn thiện phương pháp trị bệnh của mình. Ông kể: “Nhiều khi tôi muốn bỏ hẳn cái nghiệp này cho khỏe cái thân nhưng thấy người nghèo khổ đến van xin, nhờ giúp đỡ nên lòng cầm không đặng. Tôi nghĩ cứu người như cứu hỏa, biết mà không làm, không giúp là có tội, là bất nhân, bất nghĩa, còn làm thì bất hợp pháp vì không có giấy phép hành nghề, do vậy tôi bị phát nhiều lần. Có lần biết tôi về thăm nhà, một số bà con đã nhờ bấm huyệt. Một vài trường hợp bại liệt được tôi giúp đỡ hồi phục đã đồn đoán thế nào đó mà cả trăm người kéo đến nhà tôi. Sau đó, tôi bị phạt vì tội chữa bệnh không xin phép. Mẹ phải chạy đôn chạy đáo bán đôi bông tai để đóng phạt cho tôi”.
 LY Võ Hoàng Yên từng bị phạt nhiều lần tại Cái Nước, Cà Mau. Ảnh Internet.
Sau nhiều “cú sốc” tại quê nhà Cái Nước, Cà Mau, ông đành tìm kiếm vùng đất mới Gia An, Tánh Linh, Bình Thuận. Những ngày sống trong rừng rú hoang vu, ông cũng đã mài mò học thêm những bài thuốc đông y và hoàn thiện phương pháp day ấn huyệt của mình. Sau đó, ông đã được một số chùa mời về khám chữa bệnh từ thiện, giúp đỡ hàng ngàn bệnh nhân câm điếc, bại liệt, thoái hóa cột sống phục hồi chức năng trở lại nên tiếng vang của ông ngày càng lan tỏa.
 LY Võ Hoàng Yên về Gia An, Tánh Linh, Bình Thuận thăm lại cây thuốc do chính mình trồng.

 LY Võ Hoàng Yên (thứ hai từ trái sang) dẫn Đoàn Trung ương Tịnh độ Cư sĩ Việt Nam về thăm vườn thuốc Nam tại Bình Thuận.
Đỉnh điểm nhất là đến đầu năm 2011, sau khi giúp hàng trăm người điều trị bệnh thành công tại Bình Dương, Bình Phước, một số báo địa phương như Báo Bình Dương, BTV, BPV... đã tuyên dương phương pháp điều trị “độc nhất vô nhị” của ông nên đã tạo ra luồng tư tưởng trái ngược nhau. Đứng trước tình thế đó, một lần nữa ông lại muốn bỏ nghề vì nghĩ mình chỉ chữa bệnh cứu người nghèo sao gặp nhiều ngang trái. Tuy nhiên, bạn bè, đồng nghiệp biết được khả năng của ông nên động viên ông hãy vượt qua ngang trái cuộc đời.
Hiểu được những ngang trái ông gặp phải, ngày 29-7-2011, UBND tỉnh Bình Phước đã giao cho Liên hiệp các hội KH & KT, Hội Đông y Bình Phước đã chức hội thảo nghiêm túc về cách trị bệnh của ông với sự tham gia đông đảo của các nhà chuyên môn đông y, tây y đến từ Trung ương, TP.HCM và các tỉnh, thành phía Nam. Trong đó có GS Hoàng Bảo Châu, Nguyên Viện trưởng Viện Y học Cổ truyền Việt Nam.
LY Võ Hoàng Yên trị thực nghiệm tại Bình Phước trước sự chứng kiến đông đảo của các nhà chuyên môn và nhân dân.
Tại hội thảo này, các trường hợp được ông day ấn huyệt đã vơi giảm bệnh tức thời, được các nhà chuyên môn và nhân dân đánh giá cao về khả năng giúp những người không may mắn mắc phải các chứng bệnh câm điếc, bại liệt, thoái hóa cột sống… phục hồi chức năng. GS Hoàng Bảo Châu nhận định: “Qua các bệnh nhân bị di chứng tai biến mạch máu não và câm điếc mà ông Yên chữa cho thấy có hiệu quả tức thời. Là người đi trước, tôi rất kính trọng ông Yên, một tài năng hiếm có. Bằng tấm lòng thương người được tu dưỡng trong nhà chùa, hy vọng với khả năng bẩm sinh, ông Yên sẽ giúp cho nhiều người bệnh có cơ hội được sống vui, sống khỏe”.
GS Hoàng Bảo Châu phát biểu tại hội thảo ở Bình Phước.
Tài năng đặc biệt
Sau thành công tại hội thảo do tỉnh Bình Phước, ngày 2-11-2011, lương y Võ Hoàng Yên tiếp tục chữa thực nghiệm và báo cáo lý thuyết theo đề nghị của Viện Phát triển sức khỏe cộng đồng Ánh Sáng (LIGHT) thuộc Liên hiệp Hội KH & KT Việt Nam. Các nhà khoa học đầu ngành như GS.VS.TSKH Đặng Vũ Minh, Chủ tịch Liên hiệp các hội KH & KT Việt Nam, GS Hoàng Bảo Châu, Thầy thuốc nhân dân Trần Trọng Hải, Phó Chủ tịch Hội phục hồi chức năng Việt Nam, bác sỹ Nguyễn Xuân Hướng, Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam đã đánh giá cao và cho rằng, những gì lương y Võ Hoàng Yên biểu diễn là “khoa học, hợp lý và tuyệt diệu” theo phương pháp y học dân tộc cổ truyền Việt Nam. Và ông cũng đã truyền dạy lại cho nhiều người. Điều đó chứng tỏ, phương pháp của ông hoàn toàn có thể nhân rộng để giúp đời. 

Sau khi điều trị bệnh bại liệt, một bệnh nhân đã đi lại được tập tễnh và GS.VS.TSKH Đặng Vũ Minh đã bắt tay chúc mừng bệnh nhân này tại Viện Phát triển sức khỏe cộng đồng Ánh Sáng (LIGHT).
Trước những bằng chứng có cơ sở khoa học rõ ràng, chiều 20-12-2011, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh, Sở Y tế Hà Tĩnh đã trao quyết định cho phép lương y Võ Hoàng Yên được hành nghề khám chữa bệnh trên địa bàn Hà Tĩnh. Hội Đông y tỉnh Hà Tĩnh cũng đã làm lễ kết nạp và trao giấy kết nạp cho lương y Võ Hoàng Yên tham gia Hội viên Hội Đông y Việt Nam.
 Hội Đông y Hà Tĩnh tổ chức lễ kết nạp hội viên Hội đông y Việt Nam cho LY Võ Hoàng Yên
Ngày 12-7-2012, Trung tâm phục hồi chức năng và dưỡng sinh Võ Hoàng Yên đã chính thức làm lễ ra mắt tại Hà Tĩnh. Ông Võ Hoàng Yên được bổ nhiệm làm giám đốc trung tâm. Rõ ràng, quyết định ra mắt trung tâm là một quyết định dám nghĩ, dám làm của lãnh đạo Hà Tĩnh. Ở đó, người dân cả nước thấy được một Đảng bộ đồng tâm hiệp lực hành động vì nhân dân. Một quyết định đúng đắn vì nhân dân của tầm nhìn lãnh đạo. Đặc biệt là ông Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Nguyễn Thanh Bình đã mạnh dạn “Chiêu hiền đãi sĩ”, đánh giá cao tài năng của lương y Võ Hoàng Yên và tinh thần phục vụ tận tụy, hết lòng vì bệnh nhân.
Lãnh đạo Hà Tĩnh và LY Võ Hoàng Yên khảo sát việc xây dựng trung tâm ở Hà Tĩnh.
Lương y Võ Hoàng Yên: Lãnh đạo Hà Tĩnh rất cấp tiến và đột phá. Việc ra mắt Trung tâm phục hồi chức năng và dưỡng sinh Võ Hoàng Yên đã đáp ứng sự kỳ vọng của nhân dân, phụng sự nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Đây là niềm vinh dự lớn nhất đối với đời một lương y như tôi mà lãnh đạo và nhân dân Hà Tĩnh đã dành cho. Tôi cảm ơn tất cả mọi người đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi được đến với Hà Tĩnh và cả nước. Với tư cách là một công dân Việt Nam, tôi hứa sẽ tiếp tục phát huy hơn nữa tiềm năng và sức lực để tiếp tục phục vụ người dân. Ông Võ Hoàng Yên cho biết thêm, từ tháng 9-2012 trở đi, trung tâm thực hiện việc khám, phục hồi chức năng cho các bệnh nhân, mỗi tháng một đợt, bắt đầu từ ngày 20 hàng tháng. Trung tâm chúng tôi thông báo để các bệnh nhân được biết và đến làm thủ tục đăng ký vào các ngày thứ 2, thứ 4, thứ 6 trong tuần tại số 155 đường Nguyễn Công Trứ, TP Hà Tĩnh. Ngoài ra, sắp tới, tôi cũng sẽ khánh thành phòng thuốc Nam tại Gia An, Tánh Linh, Bình Thuận để phục vụ bệnh nhân nghèo. Đây là 1/10 phòng thuốc Nam tôi phát tâm xây dựng để hiến tặng cho đời.


Đăng ký khám chữa bệnh
         Đăng ký khám chữa bệnh trực tiếp tại Trung Tâm Võ Hoàng Yên, ở đây: http://www.vohoangyen.com/p/trung-tam-vo-hoang-yen.html

Kể từ ngày 20/5/2013, Trung Tâm Võ Hoàng Yên thay đổi địa điểm mới:
- Địa điểm cũ: 155, Nguyễn Công Trứ, TP Hà Tĩnh
- Địa điểm mới: Thôn Yên Khánh, Xã Cẩm Vịnh, Huyện Cẩm Xuyên, Tỉnh Hà Tĩnh (nằm cạnh đường tránh Quốc Lộ 1A, đoạn đi qua TP Hà Tĩnh, cách giao điểm ngã ba đường tránh phía Nam TP Hà Tĩnh 2 km)



Link google maps: http://goo.gl/maps/nWx6w
Xem trên bản đồ Google. Nhìn dấu mũi tên màu Xanh




LIỆU PHÁP PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CỦA THẦY VÕ HOÀNG YÊN

Ngoài việc vật lộn với cuộc sống đa đoan, bệnh tật là mối quan tâm lớn của nhiều người. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân qua sự đau đớn và mất sinh thú trong cuộc sống mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến những người thân thiết và gia đình.
Chữa trị bệnh tật xuất hiện trong suốt chiều dài của lịch sử thế giới. Khởi thủy, vì không có kiến thức và sự hiểu biết về cơ thể con người, người ta thờ cúng “thần linh” với hy vọng được những vị này bảo vệ, che chở. Khi trình độ con người tiến bộ cao hơn, nhiều ngành y học khác nhau ra đời và được truyền bá khắp nơi. Tuy nhiên, ngay từ đầu, người ta cũng đã thấy sự khác biệt khá lớn trong phương thức giải quyết bệnh tật ở Đông và Tây phương.
Trong khi ở Đông phương đã từng ghi nhận về những vị Thầy chữa bệnh kiệt xuất nhưng vì không có những tài liệu ghi chép đầy đủ hay bị thất tán, các phương pháp, kỹ thuật và kinh nghiệm của họ bị mai một dần qua nhiều thế hệ. Ngược lại, y học phương Tây tiếp tục phát triển và ngày hôm nay, được sự tin tưởng trên toàn thế giới. Tuy nhiên, với chi phí chữa trị của Tây y ngày càng cao cùng với không ít các vấn nạn khác, nhiều người đang chuyển sang các ngành y học thay thế và bổ sung (alternative & complemenraty medicines), đặc biệt là những ngành thoát thai từ Đông y.
  1. SỰ TRỖI DẬY CỦA ĐÔNG Y: Phải thừa nhận rằng sự tiến bộ của Tây y đã giúp hướng dẫn con người có lối sống lành mạnh và tuổi thọ trung bình gia tăng đáng kể – rất nhiều người sống đến trăm tuổi, chuyện khó thấy trong nhiều thế kỷ trước.
Tuy nhiên, người ta ngày càng quan ngại về số lượng lớn hóa chất và các loại thuốc tổng hợp được cho phép bán và tiêu thụ. Điều này khiến nhiều người phải cân nhắc lại hiệu quả của các ngành y học bổ sung qua đó việc trị bệnh dựa vào thuốc không hóa chất và phương pháp điều trị dựa trên sự vận hành tự nhiên của cơ thể (ví dụ như thuốc và cách trị bệnh theo Đông y). Ngoài ra, với sự phát triển trong các nghiên cứu nhằm xác định các nguyên nhân gốc rễ của bệnh, người ta có thể dễ dàng tìm ra phương pháp điều trị nhằm giải quyết các bất thường cơ bản gây ra bệnh (nguồn gốc của bệnh), chứ không phải chỉ điều trị các triệu chứng của bệnh.
Một trong những trở ngại lớn nhất của Tây y là khả năng tiếp cận của người bệnh – tức chi phí điều trị. Trong nhiều trường hợp, chẩn đoán đòi hỏi phải có các thử nghiệm quan trọng mà thường phải sử dụng các máy móc đắt tiền và cần phải theo dõi lâu dài. Ở nhiều nơi trên thế giới, các loại thuốc và phương pháp chữa trị của Tây y là một thứ xa xỉ khó có thể rớ tới.

Trong khi thuốc và cách chữa trị của các ngành y học bổ sung không lệ thuộc vào các chẩn đoán bằng máy móc đắt tiền và giá cả quá cao của các loại hóa chất tổng hợp, có nhiều quan điểm ​​cho rằng các ngành y học bổ sung dễ dàng tiếp cận hơn đối với nhiều trường hợp bệnh tật hoặc bị các loại bệnh mãn tính.


II. LIỆU PHÁP PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CỦA THẦY VÕ HOÀNG YÊN:

Thầy Võ Hoàng Yên tương đối trẻ so với những người hành y khác có cùng trình độ kỹ năng và kinh nghiệm. Ông sinh năm 1975, quê quán huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, hiện cư ngụ tại xã Gia An, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận. Từ nhỏ, Thầy Yên sống trong các chùa thuộc Tịnh độ tông rồi Thiền tông nên các giá trị cá nhân và cung cách sống của Thầy Yên ảnh hưởng tinh thần từ bi bác ái phục vụ nhân sinh, tình người cao cả từ những lời Phật dạy. Trong khi không phải là một tu sĩ xuất gia (chỉ là một cư sĩ Phật giáo), Thầy Yên giữ lối sống và phẩm hạnh không khác gì một tu sĩ Phật giáo.
Từ 15 tuổi, khi sống trong một ngôi chùa Tịnh Độ tông (Tiểu thừa – Thevarada), Thầy Yên học nguyên tắc chẩn và chữa bệnh của Đông y (thuốc Nam, hệ phái Tịnh độ Cư sĩ Việt Nam). Sau đó, Thầy chuyển đến một ngôi chùa của Thiền tông (Đại thừa – Dhyana hay Mahayana), nơi Thầy học võ thuật và châm cứu. Trong võ thuật, Thầy học nghề của hai phái Thiếu Lâm và Vovinam nhưng Thầy chú trọng nhiều hơn về các phương pháp điều trị của võ thuật. Sau khi rời trường đại học, Thầy Yên bắt đầu hành nghề y (y học cổ truyền), chuyên về thuốc Nam và châm cứu miễn phí. Tuy nhiên, sau một thời gian thực hành, Thầy nhận thấy rằng bấm huyệt có hiệu quả nhiều hơn và nhanh hơn là dùng kim châm cứu trong trường hợp phục hồi chức năng.
Liên tục trau dồi kiến ​​thức và kinh nghiệm trong nhiều phương pháp chữa bệnh khác nhau cùng với tinh thần từ bi của Phật giáo, Thầy Yên dồn hết tâm huyết vào việc giúp đỡ những người khuyết tật (theo điều tra dân số năm 2009, Việt Nam có khoảng 6,1 triệu người – tương đương 7,8 % dân số – từ 5 tuổi trở lên, gặp khó khăn trong việc thực hiện ít nhất một trong bốn chức năng: nhìn, nghe, di chuyển và tập trung hoặc ghi nhớ – số lượng lớn nhất của các nước trong khu vực). Qua kinh nghiệm và nghiên cứu, Thầy Yên thấy rõ rằng mỗi ngành y học đều có những phương pháp điều trị hiệu quả đặc biệt cho một số loại bệnh tật nào đó. Trên thực tế, có người bị cùng lúc nhiều bệnh tật khác nhau, Thầy Yên cân nhắc khả năng phối hợp các phương pháp điều trị khác nhau mà Thầy đã thực hành nhằm đạt đến hiệu quả tốt và nhanh hơn cho các bệnh nhân của mình.
Kết quả là Thầy Yên cho ra đời một liệu pháp phục hồi chức năng trong đó kết hợp hai phương pháp của y đạo và võ đạo cùng với việc chữa bệnh (healing) mô tả trong giáo lý Phật giáo.

Thầy Yên đạt được nhiều thành quả trong việc điều trị bệnh nhân bị bại liệt, thoái hóa cột sống, câm, điếc và mù … do hậu quả của một tai nạn hoặc do bẩm sinh. Thầy cũng đã điều trị thành công người có khối u, đau đầu mãn tính và đau nửa đầu. Thầy Yên cũng đã điều trị khá thành công các bệnh và tật liên quan đến cột sống, đau thần kinh tọa và bệnh gút (gout) qua liệu pháp phục hồi chức năng của mình và một số bệnh nhân mắc chứng tự kỷ, chậm phát triển cũng đã có những tiến triển rõ rệt.
Dưới đây là vài nét chính về các phương pháp điều trị được Thầy Yên phối hợp trong liệu pháp phục hồi chức năng của mình.
1. Kích hoạt điểm trị liệu (trigger points therapy): Theo nghiên cứu của hai Bác sĩ Janet Travell và David Simons, tác giả của “Cẩm Nang Kích Hoạt Điểm”, “điểm kích hoạt” (trigger point) là nguyên nhân chính của sự đau nhức (ít nhất 75 % trường hợp) và là một yếu tố trong hầu hết các trường hợp gây ra các cơn đau. Kích hoạt điểm, được xem như là vùng kích hoạt (trigger site), một loại cơ bị cứng, là kết quả của một “nút thắt (knot) nhỏ hình thành trong cơ và mô khi một vùng nào đó của cơ thể bị thương hoặc làm việc quá sức. Những điểm kích hoạt thường gửi các tín hiệu đau đến một số nơi khác trong cơ thể và do đó các phương pháp điều trị thông thường để giảm đau thường không thành công vì người ta tập trung vào khu vực đau chứ không phải là điểm thực sự gây ra cơn đau.
Điểm kích hoạt có thể xảy ra hay hình thành từ hậu quả của chấn thương cơ bắp (do tai nạn xe, té ngã, chấn thương thể thao và loại công việc làm… ), cơ bị căng do các động tác lập đi lập lại vì công việc hay thể thao, tư thế căng thẳng do đứng hoặc ngồi không đúng cách trong thời gian dài, căng thẳng tinh thần, lo lắng, dị ứng, suy dinh dưỡng, viêm và các chất độc trong môi trường.
Theo bản năng, cơ thể chúng ta sẽ phản ứng để tự bảo vệ mình khỏi sự đau đớn bằng cách thay đổi động tác cử động, thế ngồi hoặc đứng trong đó tạo sự căng thẳng bất thường trên các cơ, gân, dây chằng và khớp. Điều này có thể dẫn đến sự mất cân bằng trong sức mạnh và tính linh hoạt của các cơ cũng như làm rối loạn tư thế của toàn bộ cơ thể. Phản ứng tự vệ này có thể hạn chế lưu lượng máu và do đó cả hai hệ thống thần kinh ngoại biên và thần kinh trung ương sẽ bắt đầu gửi tín hiệu đau đến một số nơi khác làm cho việc chẩn đoán phức tạp hơn, gây thêm khó khăn trong việc điều trị. Một số chuyên viên y khoa xem điểm kích hoạt là nguyên nhân của bệnh đau do xơ cơ.
Lấy một ví dụ phổ biến để hiểu rõ về cách một điểm kích hoạt cơ có thể gây ra đau lưng, đau thần kinh tọa hay thoát vị đĩa đệm. Nơi phổ biến nhất cho một điểm kích hoạt là cơ bắp của vùng thắt lưng gọi là Quadratus Lumborum (hình vuông trong vùng thắt lưng) nằm ngay phía trên hông (hips – xương chậu). Bất kể nguyên nhân nào khiến điểm kích hoạt được hình thành, chức năng của vùng vuông thắt lưng (quaratus lumborum) sẽ ngày càng trở nên rối loạn khiến cho vị trí của xương chậu bị thay đổi. Khi xương chậu không hoạt động bình thường, cột sống sẽ thành một đường cong bất thường gây áp lực không đều lên đĩa cột sống. Theo thời gian, đĩa có thể bắt đầu phồng lên, mòn ở một bên và có thể ép các dây thần kinh gây đau đớn dữ dội.
Trong quyển “Tại sao chúng ta bị tổn thương: Hướng dẫn đầy đủ về thể chất và tâm linh để chữa bệnh đau mãn tính của bạn” (Why we hurt: A complete Physical & Spiritual Guide to healing your chronic pain), tiến sĩ Greg Fors giải thích là tại sao có rất nhiều bệnh tật khác nhau được bắt nguồn từ điểm kích hoạt. Theo tiến sĩ Fors, việc cọ xát bên ngoài mặt của điểm kích hoạt với dầu xoa bóp, dùng máy đấm bóp hoặc làm nóng (hơ nóng, xoa dầu nóng…) sẽ không thay đổi các mô của một điểm kích hoạt mà cần phải có một áp lực đủ lâu, mạnh và sâu vào vùng của “tụ điểm” (knotted area).
Liệu pháp phục hồi chức năng của Thầy Yên đòi hỏi phải tìm ra vị trí và điều trị các điểm kích hoạt (tức là gốc của sự đau đớn) để khôi phục lại chức năng bình thường của cơ thể. Trong một số trường hợp, Thầy Yên sử dụng thêm phương pháp điều trị chỉnh hình của võ đạo để đưa các phần xương bị lệch trở về vị trí nguyên thủy.
Trong đa số trường hợp, bệnh nhân của Thầy Yên phục hồi từ 50% đến 70% sau lần điều trị đầu tiên. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp cần phải điều trị nhiều lần và đôi khi phải cần đến vật lý trị liệu để phục hồi đầy đủ chức năng của cơ thể.
2. Bấm huyệt (Acupressure):
Châm cứu đã được sử dụng trong các nước châu Á từ nhiều ngàn năm. Nguyên lý của châm cứu là dùng kim châm vào các huyệt đạo để khai thông sự luân lưu của Khí (“chi” hay “Qi”) để chữa bệnh. Bấm huyệt áp dụng nguyên tắc tương tự nhưng bằng cách sử dụng áp lực (day, ấn, xoa, nắn), thay vì chích, đâm, trên các huyệt đạo liên hệ.
Theo Thầy Yên, liệu pháp bấm huyệt đòi hỏi không chỉ kiến thức về các huyệt châm cứu mà còn phải biết xác định độ sâu cần thiết của các điểm châm cứu (thường cũng là điểm kích hoạt) và áp dụng áp lực thích hợp. Qua kinh nghiệm, Thầy Yên thấy rằng liệu pháp bấm huyệt trị các loại đau mãn tính hiệu quả hơn các liệu pháp bổ sung khác.
Điều đáng ghi nhận là Thầy Yên đã thấy được kết quả tuyệt vời khi sử dụng liệu pháp bấm huyệt với những bệnh nhân không có khả năng nói chuyện và những người bị đau cột sống – cả hai loại bệnh tật này là những thách thức lớn cho bất kỳ y bác sĩ nào vì chính bản chất phức tạp của bệnh.
Liệu pháp phục hồi chức năng có thể phải dùng lực khá mạnh và trong nhiều trường hợp để lại dấu bầm, đỏ trên cơ thể của bệnh nhân. Tuy nhiên, khi máu huyết lưu thông dễ dàng qua các huyệt đạo, bệnh nhân cho biết các cơn đau giảm nhiều cũng như sức khỏe tổng quát được phục hồi đáng kể.
3. Chiropractic Therapy (chỉnh hình):
Chỉnh hình là phương thức chẩn đoán và chữa bệnh thông qua việc thao tác trên hệ thống cơ xương của bệnh nhân, đặc biệt là cột sống. Liệu pháp này dựa trên quan điểm cho rằng cột sống ảnh hưởng đến chức năng tổng thể của cơ thể, nguyên nhân chính của sự đau đớn. Trong liệu pháp này, chuyên viên chỉnh hình tìm cách điều chỉnh lại cột sống, tức là xoa, nắn để đưa cột sống trở lại trạng thái ban đầu của nó. Hiện nay, liệu pháp này kết hợp các kỹ thuật y tế thông dụng, chẳng hạn như tập thể dục, xoa bóp (massage) trị liệu và khá phổ biến ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới.
Liệu pháp phục hồi chức năng của Thầy Yên cũng kết hợp các nguyên tắc của liệu pháp chỉnh hình khi điều trị cho bệnh nhân.
4. Võ thuật trị liệu (Martial Art Therapy):
Nhiều môn phái võ đạo dạy cho môn sinh các kỹ thuật để điều trị bong gân, trật khớp và nội thương. Trong trường hợp bị sai khớp lâu ngày, Thầy Yên sử dụng bí mật kỹ thuật của võ thuật trị liệu để đưa các khớp trở lại vị trí ban đầu của nó và sau đó kết hợp các liệu pháp khác như bấm huyệt, thao tác điểm kích hoạt, điều trị chỉnh hình để giúp bệnh nhân chóng hồi phục.
5. Vật lý trị liệu (physiotherapy):
Vật lý trị liệu sử dụng các liệu pháp thao tác bằng tay, các chương trình tập thể dục và kỹ thuật chạy điện để điều trị bệnh về cơ, xương, khớp (như viêm khớp, chấn thương thể thao hoặc đau lưng), các bệnh liên quan đến thần kinh (như đột quỵ, bệnh đa xơ cứng và tổn thương tủy sống) và các bệnh về tim mạch (chẳng hạn như khí phế thũng, hen suyễn, viêm phế quản mãn tính).
Như là một phần của điều trị của mình, Thầy Yên thường đề nghị bệnh nhân nặng tập thể dục đều đặn, đặc biệt là tập những bài tập nhằm hỗ trợ cho tư thế đúng và điều chỉnh xương cho thẳng nhằm củng cố sự điều chỉnh và chữa trị mà Thầy Yên vừa giúp. Liệu pháp phục hồi chức năng của Thầy Yên nhấn mạnh tầm quan trọng của vật lý trị liệu như là một phần của việc phục hồi chức năng luôn được khuyến cáo cho hầu hết các bệnh nhân của Thầy.
6. Từ bi tâm của Phật giáo (Buddhist’s commpassion):
Trong quyển “Vô niệm Viên thông Yếu quyết”, Hòa thượng Thích Minh Thiền ghi chú rằng sau vài tháng thiền định thường xuyên, thiền sinh sẽ có được một khả năng truyền tải năng lượng của mình cho bệnh nhân để chữa lành bệnh tật. Tuy nhiên, theo Hòa thượng Thích Minh Thiền, khả năng này không được khuyến khích sử dụng hoặc phát triển vì mục đích chính của đạo Phật là giác ngộ chứ không phải để chữa bệnh thể chất.
Trong khi điều trị cho bệnh nhân, Thầy Yên thường xuyên nhắc nhở môn sinh của mình là khi giúp đỡ người khác (chữa bệnh) đòi hỏi sự bình tĩnh và trạng thái “tâm không” – tức là tâm phải thoát ra khỏi những suy nghĩ về lợi ích, tiền bạc, cảm xúc cũng như các tạp niệm khác. Điều cần thiết trong lúc chữa bệnh là một trái tim thuần khiết, tâm thanh tịnh, tập trung vào lòng từ bi và một ao ước mạnh mẽ là muốn giúp người bệnh hết bệnh.
7. Thảo dược (herbal medicines):
Mặc dù các loại thảo dược Trung Hoa rất phổ biến tại Việt Nam trong một thời gian dài, thường được gọi là “thuốc Bắc”, nhưng theo thời gian, thảo dược với tên là “thuốc Nam” đã ngày càng phổ biến trong Đông y học ở Việt Nam. Trong khi các phương pháp chẩn đoán giữa Trung Hoa và Việt Nam chỉ khác biệt chút ít, các dược thảo hoàn toàn khác nhau. Sự khác biệt chính giữa hai loại thuốc này là giá cả – giá thuốc Nam rẽ hơn thuốc Bắc rất nhiều vì thuốc Bắc phải nhập cảng của Trung Quốc, Đài Loan hay Hàn Quốc.
Trong lúc sống trong chùa thuộc Tịnh Độ tông, Thầy Yên học và thực hành phương pháp điều trị bằng cách sử dụng các loại thuốc Nam cho người bệnh miễn phí kể từ khi ông còn rất trẻ. Ông tin rằng, khi kết hợp với liệu pháp phục hồi chức năng của mình, các loại thuốc Nam góp phần điều trị nhanh và hiệu quả các bệnh mãn tính.
Điều quan trọng là Thầy Yên luôn tìm cách để cho các bệnh nhân nghèo được chữa trị bệnh tật của mình một cách hiệu quả. Để thực hiện điều này, Thầy Yên đã phát nguyện thiết lập và tài trợ cho 10 trung tâm chữa bệnh và cung cấp thuốc Nam miễn phí. Cho đến nay, một trung tâm đã được thành lập trên địa bàn xã Gia An, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận, và đang nỗ lực để thiết lập các trung tâm khác trong tương lai không xa.
Liệu pháp phục hồi chức năng không phải là một khám phá mới. Thật ra, nó là sự kết hợp hài hòa của nhiều phương pháp y học bổ sung mà hiệu quả đã được chứng minh. Những phương pháp điều trị khác nhau hỗ trợ lẫn nhau và đã giúp cho bệnh nhân phục hồi nhanh chóng, vượt xa điều mong đợi.
Trước khi được phép chữa bệnh miễn phí, Thầy Yên đã phải trải qua 5 lần khảo nghiệm lâm sàng trước một Hội đồng Giám định gồm các chuyên gia danh tiếng trong ngành y. Năm 2011, liệu pháp Phục hồi Chức năng của Thầy Yên được Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Phước tổ chức hội thảo và công nhận. Sau đó, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh hỗ trợ thành lập xây dựng một trung tâm phục hồi chức năng tại Hà Tĩnh và Thầy Yên làm giám đốc của trung tâm.
Trong thời gian này, một cuộc hội thảo thử nghiệm ở Hà Nội gồm những nhà khoa học tên tuổi đầu ngành như GS.VS.TSKH Đặng Vũ Minh, Chủ tịch Liên hiệp các hội KH & KT Việt Nam, GS Hoàng Bảo Châu, Thầy thuốc nhân dân Trần Trọng Hải, Phó Chủ tịch Hội phục hồi chức năng Việt Nam, bác sỹ Nguyễn Xuân Hướng, Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam đã đánh giá cao và cho rằng, những gì ông Võ Hoàng Yên biểu diễn trong hội thảo là “khoa học, hợp lý và tuyệt diệu” theo phương pháp y học dân tộc cổ truyền Việt Nam. Thầy Yên cũng đã truyền dạy lại cho nhiều môn sinh của mình, nhờ đó, phương pháp của Thầy Yên có thể phổ biến rộng rãi để giúp đời.
Tại Việt Nam, nhiều chục ngàn bệnh nhân đã được Thầy Yên chữa trị miễn phí. Trong những năm 2011, 2012, 2013, 2014 Thầy Yên đã chữa trị cho nhiều ngàn bệnh nhân ở Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Campuchia, bốn tiểu bang của Úc (nơi tập trung nhiều người gốc Việt) và vài trăm người Úc bản địa. Thầy Yên cũng đi đến Tân Tây Lan (New Zealand), Thụy Điển (Sweden) và Đan Mạch (Denmark) trong thời gian này.
Là một cư sĩ Phật giáo, Thầy Yên mong muốn thực hiện đức hạnh từ bi bác ái của giáo lý Đức Phật. Vì vậy, Thầy chưa bao giờ và sẽ không bao giờ nhận thù lao cho việc chữa bệnh của mình. Tuy vậy, trong thời gian qua, nhiều nhà tài trợ, nhiều người hão tâm từng được Thầy Yên chữa lành bệnh đã giúp đỡ, hỗ trợ Thầy Yên xây dựng một phòng thuốc Nam phước thiện cũng như chi phí điều hành.
Liệu pháp y học nào cũng như nhau – có nhiều trường hợp hiệu quả vượt quá mong đợi của bệnh nhân, trong khi một số khác không đạt được kết quả tương tự như vậy. Liệu pháp phục hồi chức năng này không chữa trị được tất cả các bệnh tật. Mỗi bệnh nhân, mỗi bệnh, mỗi tật đều khác biệt về tính chất và nguyên nhân cũng như thời gian mang bệnh tật. Thầy Yên thường nhắc nhở bệnh nhân trước khi chữa trị là bệnh nhân không nên đặt kỳ vọng của mình quá xa thực tế.
Tuy nhiên, bao lâu mà Thầy có thể giúp được cho bất kỳ ai cần giúp đỡ, Thầy nguyện sẽ hết lòng chữa trị. Hầu hết những ai đã từng được Thầy Yên điều trị đều thừa nhận là Liệu pháp Phục hồi Chức năng của Thầy Yên là sự kết hợp hài hòa giữa nhiều liệu pháp y học, võ thuật cùng với tình thương vô điều kiện và lòng từ bi – sự hài hòa giữa y đạo, võ đạo và tâm đạo.





Tài liệu kỹ thuật về PHỤC HỒI CHỨC NĂNG


Đây là chưa đủ bộ tài liệu dùng cho phục hồi chức năng, nằm trong danh sách 20 Tài liệu kỹ thuật về PHỤC HỒI CHỨC NĂNG cho tuyến cộng đồng sử dụng, bao gồm:
1.  Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não 2.  Phục hồi chức năng tổn thương tuỷ sống 3.  Chăm sóc mỏm cụt 4.  Phục hồi chức năng trong bệnh viêm khớp dạng thấp 5.  Phòng ngừa thương tật thứ phát 6.  Dụng cụ phục hồi chức năng tự làm tại cộng đồng 7.  Phục hồi chức năng trẻ trật khớp háng bẩm sinh 8.  Phục hồi chức năng cho trẻ cong vẹo cột sống 9.  Phục hồi chức năng bàn chân khoèo bẩm sinh 10.  Phục hồi chức năng cho trẻ bại não 11.  Phục hồi chức năng khó khăn về nhìn 12.  Phục hồi chức năng nói ngọng, nói lắp và thất ngôn 13.  Phục hồi chức năng trẻ giảm thính lực (khiếm thính) 14.  Phục hồi chức năng trẻ chậm phát triển trí tuệ 15.  Phục hồi chức năng trẻ tự kỷ 16.  Phục hồi chức năng người có bệnh tâm thần 17.  Động kinh ở trẻ em 18.  Phục hồi chức năng sau bỏng 19.  Phục hồi chức năng bệnh phổi mạn tính 20.  Thể thao, văn hoá và giải trí cho người khuyết tật
mà Nghĩa sưu tầm được. Mời download về xem để giúp đỡ cho người nhà hoặc cộng đồng. Click vô link để download, sau đó giải nén ra. http://vietnamgiapha.googlecode.com/files/TaiLieuPhucHoiChucNang.zip



Những ngộ nhận và sự thật về phương pháp chữa bệnh của thầy Võ Hoàng Yên
Khi tôi bắt đầu viết bài này, thì vợ tôi có nói: Anh đừng viết dài, người ta không đọc đâu. Mà thực sự tôi cũng nghĩ vậy, người ta ai cũng mê mê, chỉ muốn gặp thần thánh chứ chẳng ai muốn đối diện sự thật. Tôi vẫn phải viết.
Bài viết này được viết dưới góc độ một người quan sát, không có kiến thức y học, do đó bạn đọc phải hiểu ý chính, và khỏi cần bắt bẻ theo phương diện khoa học.

Khi tư vấn bằng phone cho người bệnh, tôi có nhận xét sau:

Luôn luôn nghĩ thầy Võ Hoàng Yên là thần y, thánh y. Bệnh gì cũng chữa được.

Thực tế là:

- Bệnh bướu cổ: Nhất là bướu ác basedow. Hiệu quả nhất. Có thể nói trên 95%. Cách chữa trị là thầy dùng tay bấm vào bướu cho nát, sau đó dùng một loại thuốc màu đen và người bệnh bôi xứt hàng ngày. Ít nhất có hơn 20 người bệnh mà tôi biết đã khỏi, trong đó có em gái tôi.
- Bệnh chữa trị là liên quan xương khớp tay chân, cột sống: là hiệu quả nhất, nhưng mức độ hiệu quả khoảng chừng 70%.
- Bệnh liên quan câm điếc:
Nếu câm điếc do bại não, ảnh hưởng não, thần kinh, tự kỷ, tăng động: Hiệu quả cực kỳ thấp. Có thể nói trường hợp này không chữa được.
Nếu câm điếc do những dị tật từ nhỏ trong vòm họng, bộ phận phát âm, xương búa trong tai... thì hiệu quả cao hơn. Nhưng không phải làm một lần là được. Thường làm lần đầu, thì trẻ có thể nghe. Nhưng nói thì chỉ nhìn theo khẩu hình của người hướng dẫn để nói. Đó là bình thường. Về nhà phải tập luyện nói, vì lúc này trẻ như là đứa trẻ 2 tuổi, mới biết nghe nói. Sau đó, hàng tháng phải duy trì việc chữa trị. Tưởng tượng như là một cái kèn vấn bằng lá chuối, có thể bị hở chỗ nào đó bẩm sinh, nên thổi không kêu. Thì có thể thầy Yên chỉnh lại cho kêu được. Nhưng sau một thời gian, tiếng kêu nó cũng có vấn đề, phải chỉnh nhiều lần. Và luôn luôn kết quả không bao giờ như người bình thường. Dù gì, đây cũng là kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, tôi chưa có kiểm chứng rõ ràng là bệnh nhân nào-về nhà-và bình thường. Thông thường, chữa bệnh xong người ta về nhà và thấy sau vài ngày, lại bị như cũ. Nên bỏ qua không tập luyện và không chữa trị tiếp. (Và thực sự cũng khó có cơ hội làm nhiều lần)
- Bệnh liên quan tai biến liệt người lớn: Do tai biến, do tại nạn chấn thương não.
Tại nơi chữa, ai cũng thấy rõ là sau khi chữa, bệnh nhân vịn đứng dây đi được. Cái này tôi không nói thêm, hay nói quá sự thật. Tuy nhiên sau chữa trị, người bệnh phải siêng năng tập luyện để đạt được những mốc điểm tốt nhất như lúc Ông Yên chữa xong.
Ví dụ: trước khi chữa, tay người bệnh đưa tới cằm là hết sức. Sau khi chữa, người bệnh có thể đưa tay quá đầu ( mọi người đều chứng kiến). Nhưng khi về nhà, thì có thể người bệnh chỉ đưa tay tới mắt-mũi. Tôi phân tích như sau:- Tại thời điểm chữa xong, kinh mạch vừa thông. Máu huyết đủ (hoặc lượng Adrenaline trong máu nhiều) đã kích thích người bệnh làm được những điều mà tối đa lúc đó cơ thể làm được. Vả lại lúc đó, được những tiếng vỗ tay kích thích, làm cho người bệnh hưng phấn mà làm hết sức mình. Và họ đạt được khả năng tối đa của cơ thể.- Khi về nhà, dù cố gằng người bệnh cũng không đạt được như tại nơi chữa. Nhưng hãy coi như bình thường. Vì ít ra sau khi chữa, bạn đã hơn lúc trước chữa là điều chắc chắn.Kinh nghiệm và lời khuyên là:- Sau khi chữa, người nhà hãy dìu người bệnh đi càng nhiều càng tốt, vận động càng nhiều càng tốt. Trước hết là để vỏ não quen với việc điều khiển cử động ( trường hợp nguyên nhân ảnh hưởng não)-thứ 2 là cho cơ khớp được vận động sẽ tiết nhiều dịch nhờn (giống dầu mỡ trong máy móc vậy) sẽ tốt cho việc vận động và cuối cùng là cơ xương cũng quen việc vận động.- Về nhà: đừng ngồi ỳ ra đó. Hãy cố gắng vận động càng nhiều càng tốt. Đừng sợ té. Vì nếu bạn chết vì té thì đã chết rồi. Đi không nổi thì kêu con cháu vịn cho đi. Đừng đầu hàng số phận.- Nếu có cơ hội, nên hỏi Ông Yên cách xoa bóp huyệt nào, để khi về nhà tự lấy dầu mà bắt con cháu làm giúp.
Hiệu quả: Phụ thuộc vào khả năng phục hồi của não bệnh nhân. Thầy Yên chỉ giúp cho người bệnh dễ dàng vận động để tập luyện. Nói chung là hiệu quả thấp.
Nhưng không vì vậy mà đánh giá phương pháp của thầy là kém hiệu quả. Theo tôi, vẫn là hiệu quả nhất trong các phương pháp phục hồi chức năng. Và bạn phải chọn lựa.
- Bệnh liên quan bại liệt do bại não của trẻ con: Bại não không có nghĩa là trẻ không biết gì. Đó chỉ là bị ảnh hưởng những chức năng đi lại, vận động tay chân, ...Trường hợp này, thầy Yên có chữa, nhưng phải nói rõ phương pháp chữa là:
Thầy điều chỉnh lại những xương khớp trẻ, cho đúng vị trí. Sau đó, quan trọng nhất là trẻ về nhà phải tập luyện, tập luyện thật nhiều-đều đặn. Sau một thời gian, thì những vị trí đã chỉnh sẽ bị sai trở lại. Lý do là não điều khiển vận động bị lỗi, nên kéo những cơ gân sai lệch. Và cần điều chỉnh lại cho trẻ dễ vận động. Quy trình này lặp đi, lặp lại....kéo dài hàng năm, 10 năm. Giống như bạn uốn cây vậy. KHÔNG ĐƠN GIẢN, VÀ KHÔNG BAO GIỜ LÀM 1 LẦN LÀ ĐƯỢC. Dưới đây là một ví dụ để bạn hình dung
Lấy ví dụ một cái máy xúc; nó có 1. Người lái (là não điều khiển vận động)2. Dây điện, dây nhợ nối từ phòng lái tới cánh tay múc của máy xúc. (Là tế bào thần kinh vận động, chạy dọc theo tay chân, cột sống...)3. Các bộ phận cho gàu múc, cánh tay múc hoạt động (mô tơ, bét dầu...)
Thầy chỉ chỉnh được phần thứ (3). Vì sao:
Phần (1) và (2) là những tế bào não, tế bào thần kinh; và con nít học sinh học cũng biết một nguyên tắc là: những tế bào não, thần kinh chỉ sinh ra một lần trong đời và chết đi. Không thể chỉnh sửa hay tái tạo.
Phần (3) chỉ là những vận động, cơ xương, khớp. Điều chỉnh đúng để dễ vận động và tập luyện.
- Bệnh khác như tự kỷ trẻ con (Autism): Thầy chữa không được, xin đọc thêm để hiểu ở đây
- Bệnh liên quan trẻ tăng động giảm chú ý (ADHD): Thầy có chữa, nhưng nói chung cũng theo cơ sở khoa học những bài viết sau. Ai có con bệnh nên đọc kỹ và bạn có thể tự làm được.
- Bệnh khác như Pakinson người lớn: Nói thằng là chữa không được, đừng tìm thầy mất công. Theo những youtube chữa, thì bạn thấy được. Nhưng hãy tự suy nghĩ, bệnh này y học hiện đại không làm được, nếu thầy làm được, chắc chắn sẽ có giải NOBEL y học rồi. Do đó, đừng tin nhảm nhí.
- Các bệnh liên quan mắt: Mù, cận, viễn, loạn. Đừng tìm kiếm mất công, chữa không được hoặc hiệu quả rất hạn chế
- Các bệnh khác: Tôi không biết, khỏi hỏi khỏi tìm.

Kết luận cuối:

Rốt cuộc, con người ta vẫn ưa chấp có chấp không. Hoặc là chấp có: nghĩ có một ông thần y, chữa cái gì cũng được; hoặc là chấp không: nghĩ có một ông lang băm lừa đảo, xôi thịt. Sự thật là: (1) bạn có một vấn đề là cái bệnh, (2) ông Võ Hoàng Yên có khả năng chữa bệnh, (3) nhưng chưa chắc chữa được cái bệnh mà bạn đang bị. Sự thật là, bạn cần biết rõ bạn bị cái bệnh gì, do cái nguyên nhân chính nào mà bị, và ông Võ Hoàng Yên giúp gì được cho bạn. Chứ nếu không rõ, thì chưa chắc ông Yên chữa bệnh được cho bạn; chữa xong rồi thì cũng chưa chắc là nó không tái phát lại; và vấn đề nó cứ lẩn quẩn mãi.
Cái bạn cần là phải biết rõ về mình, bệnh mình và khả năng thực tế chữa bệnh của thầy thuốc nói chung. Có những bệnh không cần chữa. Ví dụ: Có những người già, lãng tai, nghe không rõ..con cháu mang tới cho thầy Yên chữa bệnh. Chưa chắc rằng, chữa bệnh lãng tai xong, thì người bệnh đó hạnh phúc. Già rồi, nghe làm gì nhiều cho nó nặng đầu óc, khó thanh tịnh tâm. Lỡ con cháu nó nói nặng nhẹ, nghe thêm bực, thà điếc mà khỏe tâm. Dĩ nhiên đó cũng là một sự thật.


Thầy lang tài năng là đệ tử “thần y” Võ Hoàng Yên: Người bệnh ùn ùn kéo đến

 
 Giây phút nghỉ ngơi hiếm hoi của thầy Tịnh

Phải truyền “nước biển” mỗi ngày mới có sức chữa bệnh   
Ngày 27/3, thầy Tịnh cho biết, kể từ ngày Báo TT&ĐS thông tin đến nay hơn nửa tháng, thì phía chính quyền cũng như cơ quan quản lý Nhà nước về y tế chưa cử người đến để khảo sát tay nghề chữa bệnh của thầy. Họ cũng không đến làm khó vì thầy chưa có bằng lương y, giấy phép hoạt động theo quy định. 
Mới mấy ngày nay, UBND xã Tấn Mỹ mời ông Tịnh đến tài trợ cho đội bóng đá trong xã, thì ông nghe lãnh đạo xã “than phiền”. “Họ nói hổm rày ở xã cứ lo việc của thầy Tư (biệt danh ông Tịnh – PV). Ở đâu điện về xã cũng hỏi thăm tình hình khám chữa bệnh và địa chỉ nhà thầy Tư, nghe riết mắc mệt.
Họ nói mặc dù phép tắc chưa đủ, nhưng tui có tay nghề nên không nỡ dẹp, làm sao đừng để mất an ninh trật tự là được. Nghe mấy ổng nói vậy tui mừng, vì chỗ của tui tình hình an ninh trật tự rất tốt. Suốt mấy năm nay chưa hề xảy ra lộn xộn hay mất xe cộ gì”, ông Tịnh nói.
Thầy lang tài năng là đệ tử “thần y” Võ Hoàng Yên: Người bệnh ùn ùn kéo đến
 Đến hơn 13 giờ chiều vẫn còn cả trăm người bệnh chờ chữa   
Thầy Tịnh cho hay, kể từ khi báo đăng tải về điểm chữa bệnh của ông, thì có ngày số lượng bệnh nhân tăng gấp 3 lần so với trước đó. Dân ở khắp các tỉnh, thành như Hà Nội, Hải Phòng, Phú Yên, Đắk Lắk, Bình Thuận… cũng tìm đến.
Hầu hết họ biết đến thầy nhờ đọc Báo TT&ĐS. Ngày nào thấp nhất cũng có khoảng 200 lượt bệnh, còn cao nhất lên đến khoảng 500 người. Những ngày người bệnh đến nhiều, ông và các đệ tử phải dốc hết sức phục vụ, hạn chế tối đa chuyện để bà con ở xa phải ngủ lại. Tuy vậy, vẫn có ngày còn khoảng 150 người phải ngủ qua đêm ở các nhà trọ lân cận, rồi sáng hôm sau thầy Tịnh mới chữa được. 
“Gần đây điểm chữa bệnh của tui có thêm 2 y sĩ Tây y đến trợ giúp việc khám bệnh. 5 đệ tử khác đều có bằng sơ cấp Đông y, phụ chữa các bệnh về gai cột sống, thoái hóa đốt sống cổ, đau nhức khớp… Còn tui thì lo trị các bệnh nặng hơn như câm điếc, tai biến mạch máu não, khối u não hay hở van tim. Vậy mà cả thầy và trò làm từ 4 giờ sáng đến 17 giờ chiều mệt muốn hụt hơi, tính nghỉ ngơi mà vẫn chưa hết người bệnh để nghỉ. 
Hôm nay là Chủ nhật, mình đã thông báo nghỉ để dưỡng sức, vậy mà vẫn có hàng trăm bà con tìm tới. Thấy cảnh như vậy mình đâu thể không làm. Vì vậy mà gần như ngày nào 2 anh y sĩ cũng phải truyền dịch cho cả nhóm thầy ở đây để bồi dưỡng sức khỏe, lấy sức ngày hôm sau chữa tiếp cho bà con”, thầy Tịnh than. 
Thầy lang tài năng là đệ tử “thần y” Võ Hoàng Yên: Người bệnh ùn ùn kéo đến
Đầu giờ buổi chiều thầy Tịnh vẫn loay hoay với cả chục ca câm điếc chưa chữa xong
Theo thầy Tịnh, lượng bệnh nhân đến chữa đông nhất vẫn là các bệnh về đau nhức khớp, thoái hóa đốt sống cổ, gai cột sống và thoát vị đĩa đệm. Sau khi được thầy chữa thì tỷ lệ người giảm và hết bệnh chiếm khoảng 50%. 
Bệnh nhân câm điếc tìm đến cũng tăng đáng kể, có lúc gấp 3 lần so với trước khi Báo TT&ĐS đăng tải. Thay vì trước đây trung bình mỗi ngày có chừng 20 ca câm điếc, thì nay đã tăng lên 60 ca. 
Mấy ngày trước ở TP.HCM có đoàn chở theo 60 người câm điếc, được thầy Tịnh chữa khỏi 50 ca. 10 ca còn lại thì có 6 ca nghe nói bập bẹ, chưa rõ, cần điều trị thêm nhiều lần. Còn lại 4 ca thầy Tịnh “chạy”, không chữa được. 
Từ chối xuất ngoại chữa bệnh vì thấy dân mình còn nghèo 
Vừa rồi dư luận có tin đồn, rằng chỗ chữa bệnh của thầy Tịnh bán sữa mỗi chai nửa lít có giá 100.000 đồng. Rồi có người lại đồn xe ô tô chở bệnh nhân đến nhà thầy Tịnh đậu bít cả đường giao thông. Tuy nhiên, đoàn công tác của xã Tấn Mỹ có đến kiểm tra thì kết quả cho thấy đây chỉ là những tin đồn không có thật.
“Tui có xin với lãnh đạo xã cho tui mở bếp ăn từ thiện phục vụ miễn phí cho bà con nghèo. Nhưng lãnh đạo xã sợ phức tạp nên kêu thôi. Mới mấy ngày trước, anh em tui còn hùn nhau mua chiếc ô tô 7 chỗ giá 800 triệu đồng, để sử dụng cho việc đi lại trong nhà.
Nhưng tui tính lúc nào chiếc xe rảnh thì sẵn sàng cho bà con trong xã mượn, rồi họ tự đổ xăng, mướn tài xế để chở bệnh nhân nghèo mắc bệnh về đêm đến các bệnh viện trong tỉnh kịp thời. Tui chỉ mong làm sao tạo điều kiện giúp bà con làm phước, để đức cho con cháu mà thôi”, thầy Tịnh tâm sự. 
Thầy Tịnh còn cho biết, do tiếng tăm của thầy ngày một lan rộng, nên mấy ngày trước có phóng viên Đài PTTH tỉnh Kiên Giang hẹn vài ngày tới sẽ đến làm phóng sự. 
Người ở Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Tiềm năng con người Việt Nam cũng hứa sẽ đến nghiên cứu về tay nghề chữa bệnh của ông. 
Thầy lang tài năng là đệ tử “thần y” Võ Hoàng Yên: Người bệnh ùn ùn kéo đến
Thầy Tịnh chữa cho ông Mười, người bị câm điếc 65 năm nay nghe và nói được, khiến nhiều người vỗ tay rầm rộ 
Sau khi Báo TT&ĐS đăng thì có ít nhất 2 người nói là Việt kiều Mỹ và Việt kiều Úc đến liên hệ với thầy. Họ nói họ đã biết tiếng tăm của lương y Võ Hoàng Yên, nhưng do thầy Yên kín lịch hẹn đi các nước điều trị nên họ muốn mời thầy Tịnh sang Mỹ và Úc điều trị bệnh. Nếu thầy Tịnh đồng ý thì họ bao trọn gói các chi phí. Nhưng thầy Tịnh lại từ chối. 
“Tui nghĩ bà con ở Việt Nam mình còn nghèo khó, mà tui là dân Việt Nam, sinh ra và lớn lên ở xứ sở này nên tui chỉ ở đây chữa trị cho bà con mình, không thể ra nước ngoài mà không chữa trị cho bà con ở Việt Nam mình được. Chứ tui biết ra nước ngoài tui có thể được chi trả năm ba trăm triệu đồng là chuyện bình thường. Nhưng tui thấy gia đình mình không nghèo khó gì nên cũng chẳng cần chữa bệnh kiếm tiền”, ông nói. 
Do đó, mong muốn lớn nhất của ông vẫn là nhờ các cơ quan chức năng thẩm định kỹ tay nghề để tạo điều kiện cấp giấy tờ cho ông yên tâm hoạt động.
Để kiểm tra lại những gì thầy Tịnh nói, ngày 27/3, PV Báo TT&ĐS đã gặp và hỏi rất nhiều người đến nhà thầy Tịnh chữa bệnh, thì hầu hết họ cho biết thầy chữa bệnh hiệu quả rất cao. 
Họ từng chứng kiến nhiều người câm điếc nghe nói được sau lần đầu được thầy Tịnh chữa. Người bị tai biến mạch máu não bị đớ lưỡi không nói được cũng được thầy Tịnh chữa nói được. 
Thầy lang tài năng là đệ tử “thần y” Võ Hoàng Yên: Người bệnh ùn ùn kéo đến
Đệ tử thầy Tịnh cũng tất bật chữa trị vì quá đông bệnh nhân
Còn tình hình an ninh trật tự nơi chữa bệnh thì bình thường, chỉ có điều là vẫn còn một số bệnh nhân chờ đợi quá lâu. “Tui chờ từ sáng tới giờ gần 15 giờ chiều mà vẫn chưa tới lượt chữa. Tui đề nghị cho bắt số để công bằng, chứ có người đến sau được chữa ra về trước”, ông Phạm Văn Ựng (69 tuổi, người mắc bệnh tai biến mạch máu não ngụ ở ấp Phú Thuận B, xã Phú Lâm, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) phản ánh. 
Thầy Tịnh giải thích: “Mấy anh cũng đã thấy, hễ tui đi đến đâu là bà con kéo theo đến đó. Tui cũng muốn cho bắt số lắm, nhưng như vậy thì những người bệnh nặng không được ưu tiên. Ở đây, tui ưu tiên trị cho người bệnh nặng, cao tuổi trước. Mà bệnh nặng như tai biến, câm điếc, khối u não, hở van tim… thì chỉ có một mình tui trị, đệ tử không thể làm được.
Tui không bỏ bệnh nhân nào hết, ráng chờ để tui sắp xếp, vì thời gian nghỉ ngơi của tui còn không có, mỗi đêm ngủ có vài tiếng đồng hồ. Một mình tui phải quán xuyến rất nhiều ca bệnh nên mong bà con thông cảm chỗ này”. 

Trong ngày 27/3, PV và nhiều bệnh nhân đến nhà thầy Tịnh đã chứng kiến thầy chữa được ca bệnh câm điếc 65 năm thành công ngoạn mục. Đó là ông Lê Văn Mười (65 tuổi, ngụ ở ấp Phú Quới, xã Phú Thành, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang). Anh Lê Thanh Tú (34 tuổi, con trai ông Mười) mừng rỡ kể: “Cha tui mắc bệnh câm điếc từ khi lọt lòng mẹ, tính đến nay là 65 năm. Gia đình cha tui có 13 người anh em, thì 4 người bị câm điếc bẩm sinh. Ở nhà, hễ cần gì là cha tui ra dấu bằng tay chứ không nói được lời nào. Nghe người quen chỉ nên hôm nay gia đình đưa cha tui đến đây trị thử, vì xưa nay nghĩ rằng bệnh này đâu có ai trị hết. Không ngờ là mới trị lần đầu, thầy Tịnh đã làm cho cha tui nghe nói được, mặc dù còn chậm. Cha tui đã đếm được từ 1 – 10, tui mừng lắm”.


Điểm chữa bệnh của thầy Tịnh lúc nào cũng đông nghẹt bệnh nhân. Canh thử đồng hồ, chúng tôi thấy trung bình mỗi ca được thầy chữa chỉ mất trên dưới 30 giây. Nhiều giọt nước mắt của thân nhân người bệnh đã rơi. Có người còn chắp tay lạy thầy trong sự khâm phục và kính nể…
Thầy Bùi Văn Tịnh (Thầy Tư)
Số nhà 01, tổ 01, Ấp Tấn Phước, xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
Số điện thoại: 0167.966.1485



Chân dung thầy lang tài năng là đệ tử của "thần y" Võ Hoàng Yên - Bùi Văn Tịnh
Ở tỉnh An Giang có vị thầy lang chuyên chữa bệnh câm điếc bẩm sinh. Ông chỉ cần làm vài động tác đơn giản như bấm, kéo, vỗ lỗ tai, sửa mắc cổ, kéo lưỡi… là người câm nói được, kẻ điếc nghe thấy. Ngoài ra ông còn chữa các bệnh về xương khớp, gai cột sống, phục hồi di chứng tai biến mạch máu não, viêm đa khớp... Ông là đệ tử của “thần y” Võ Hoàng Yên mà TT&ĐS đã từng phản ánh.
Kỳ 1: Chữa 30 giây người câm nói, người điếc nghe mà không tốn một xu 
Nghe nói được sau hơn 20 năm câm điếc 
Vị thầy lang ấy là ông Bùi Văn Tịnh (59 tuổi, ngụ ấp Tấn Phước, xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang). Ông còn có biệt danh là thầy Sáu Chuối, hoặc thầy Tư An Giang. Điểm chữa bệnh của thầy Tịnh nằm trên cù lao Giêng, xã Tấn Mỹ. Xe ô tô chở bệnh nhân đến đây có lúc cả chục chiếc, đậu kín cả khoảng sân.
Nhiều lúc thầy Tịnh bị “bao vây” trong rừng người chen lấn, bởi ai cũng mong được chữa trước. Trên trần nhà vài chục chiếc quạt hoạt động, nhưng mồ hôi trên người thầy Tịnh lúc nào cũng nhễ nhại… 
Tờ mờ sáng, thầy ưu tiên chữa bệnh câm điếc. Đầu tiên, thầy Tịnh đưa 2 tay bấm vào 2 tai bệnh nhân, kéo lên. 2 ngón cái ấn vào lỗ tai bệnh nhân. Kế đến, 1 tay thầy Tịnh giữ đầu bệnh nhân, tay còn lại bấm ngón cái và trỏ vào yết hầu bệnh nhân rồi lắc lắc.
Thầy Tịnh còn lấy khăn chụp vào lưỡi bệnh nhân kéo ra. Vừa kéo, ông vừa vặn. Sau đó, 2 bàn tay thầy Tịnh vỗ mạnh vào 2 tai người bệnh vài cái. Thế là xong một ca bệnh. 
Kiểm tra kết quả, thầy Tịnh kêu bệnh nhân đếm từ 1 - 20, rồi nói các từ dễ như: Tóc, áo, quần... Mỗi khi bệnh nhân cất giọng lên nói là cả đám đông đứng chứng kiến reo hò. Còn người thân bệnh nhân thì khóc ngất vì mừng.
Thầy Tịnh vừa chữa vừa pha trò, hễ ca nào nói được, thầy yêu cầu bà con cho một tràng pháo tay. Cùng lúc có bệnh nhân nam và nữ, thầy còn tập cho người bệnh nói: “Anh yêu em”. Khi nghe người bệnh nói bập bẹ mấy câu đại loại như vậy, càng làm cho không khí chữa bệnh thêm vui nhộn.
Chốc lát đã thấy thầy chữa xong cả chục người câm điếc và 9/10 đều nghe nói khá rõ. Canh thử đồng hồ, chúng tôi thấy trung bình mỗi ca được thầy chữa chỉ mất trên dưới 30 giây. Quả là một kiểu chữa bệnh thần tốc, mà hiệu quả ngoài sức tưởng tượng. 
Bà Phạm Thị Ba (60 tuổi, ngụ ấp Trầu Hôi A, xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang) rớt nước mắt kể, con bà là Trần Thị Ngọc Bích (29 tuổi) sinh ra khỏe mạnh nhưng đến năm 5 tuổi vẫn chưa nói được một từ. Gia đình chở Bích đến Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ khám. Kết quả Bích bị tật câm điếc bẩm sinh và bác sĩ nói… không thể chữa.
Bà Ba vô cùng buồn. Có người khuyên bà nên đưa Bích qua Mỹ điều trị. Nhưng ở xóm đã có người như Bích từng sang Mỹ điều trị, mà kết quả vẫn… nín thinh. 
Bẵng đi một thời gian, bà được người cháu chỉ đến thầy Tịnh. Chữa lần đầu, thầy Tịnh đã làm cho Bích nghe và nói được, nhưng phía tai phải còn chưa thông. Ngày 9/1, bà Ba chở Bích đến chữa lần 2, thì Bích nghe và nói khá hơn.
Thầy Tịnh dặn: phải điều trị thêm 4 lần nữa, với mỗi lần cách nhau nửa tháng. Bệnh của con tui đã giảm 5/10 phần. Lúc trước ai nói gì nó cũng không nghe thấy. Bây giờ về đêm, nó đã nghe được tiếng chó sủa. Tui thấy thầy Tịnh trị cho con tui rất hiệu quả. Tui mang ơn thầy nhiều lắm, vì ổng trị bệnh mà không lấy tiền”, bà Ba bày tỏ. 
Thầy Tịnh cho biết, ông sinh ra trong gia đình khá giả, đông anh em và mình là con thứ tư. Tốt nghiệp lớp 12 thì ông nghỉ, theo cha làm ruộng. Rồi ông phải lòng một người đàn bà góa có 3 con. Vợ chồng ông dắt nhau đến vùng U Minh Thượng (Kiên Giang) lập nghiệp. Nhờ bạn bè giúp vốn, ông sắm được xe tải nhỏ, đi mua chuối ở U Minh Thượng chở lên cửa khẩu Xà Xía (Cửa khẩu quốc tế Hà Tiên) bán.
Lên đây, cũng nhờ bạn bè thương tình cho gỗ, vợ chồng ông dựng được chòi, lợp lá làm vựa chuối. Tối đến, vợ chồng xuống ghe ngủ. Cách nay chục năm, ông học lỏm được nghề chữa bệnh thông thường. Cứ chở chuối về cho vợ xong, ông lại chữa bệnh giúp bà con. Vợ ông là con thứ sáu, bán chuối, nên bệnh nhân đặt cho ông biệt danh… thầy Sáu Chuối. 
Chữa câm như… sửa đường ray xe lửa
Bà Trần Thị Bé Sáu (53 tuổi, bà nội của cháu Nguyễn Thị Thủy Tiên - 8 tuổi, ngụ khu phố 3, phường Vĩnh Bảo, TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang) cho hay, năm lên 2 tuổi thì Tiên bị té rồi câm luôn. Cha Tiên chạy xe ôm, còn mẹ đi bán vé số, nên không có điều kiện chở con đi chữa bệnh.
Gần đây, nghe người ở xóm chỉ ở An Giang có thầy Tịnh trị bệnh hay mà không ăn tiền, nên bà cùng Tiên đến nhà thầy Tịnh. Chỉ mất chưa đầy 1 phút chữa trị, cháu Tiên đã nói được. 2 tai Tiên cũng đã nghe mọi người xung quanh nói chuyện.
Cha mẹ nó nghèo, nó lại mang thân con gái, bị câm điếc là thiệt thòi rất lớn. Cứ ngỡ suốt đời cháu tui phải mang kiếp tật nguyền, không ngờ thầy Tịnh lại chữa khỏi. Tui mang ơn thầy vô cùng”, bà Sáu nghẹn ngào nói. 
Còn bà Nguyễn Thị Bột (45 tuổi, ngụ xã Tân Khánh Hòa, huyện Giang Thành, Kiên Giang) kể, con gái đầu của bà là Nguyễn Thị Oanh Thủy (25 tuổi) bị bệnh câm điếc bẩm sinh. Do gia đình nghèo nên không thể đưa Thủy đi chữa trị.
Bà Bột cũng nghe người ta nói bệnh câm điếc bẩm sinh Tây y bó tay. Thế nên khi biết tin về thầy Tịnh, bà Bột mừng lắm. Bà vội đưa con tới nhờ thầy chữa trị. Lần đầu tiên bà chở con đến, sau vài chục giây, thầy Tịnh đã làm Thủy nói được.
"Nó đã biết đếm từ 1 đến 20. Tui làm nghề mua bán cá, còn chồng đi làm mướn. Thầy Tịnh kêu con tui trị thêm 2 lần nữa thì mới nói chuyện và nghe được rõ ràng. Hàng ngày, Thủy đi bán vé số phụ gia đình. Khi bán vé số nó chỉ ra dấu ú ớ. Bây giờ nó đã nói chuyện được. Tui mừng không biết sao mà kể”, bà Bột thổ lộ.    
Thầy Tịnh cho biết, người câm bẩm sinh ông trị hiệu quả hơn người câm “ngang”. Câm ngang là người biết nói, rồi lớn lên bị tai nạn hoặc tai biến nào đó mà câm. Hễ có người câm đến, ông đưa tay sờ cổ thì biết thuộc trường hợp nào và khẳng định ca này chữa được hay không. Do đó, khi chữa bệnh ông hay nói giỡn: “Bà con muốn người này nói không?”. Khi bà con hô lên muốn, thì ông làm người đó nói liền. 
Thầy Tịnh chia sẻ: “Đối với người câm bẩm sinh thì các mắc cổ (các phần sụn của thanh quản) đều nhau, nhưng nằm lệch vị trí. Nó giống như đường ray xe lửa có đoạn bị xê dịch vậy.
Tui chỉ cần đưa tay cầm vào mắc cổ lắc nhẹ, chỉnh đưa nó nằm vào vị trí đúng. Rồi mình kéo lưỡi người bệnh ra xoay 3 vòng, lắc nhẹ 1 cái. Mục đích nhằm điều chỉnh lưỡi ăn thông với mắc cổ. Giống như cây đàn, giữa phím khẩy và phím giữ phải đồng điệu, thì mới phát ra tiếng đàn đúng.
Còn người điếc, khó trị nhất là lặn nước bị nổ lỗ tai, hoặc pháo nổ điếc. Còn người đàn ông mà nói tiếng mái, hoặc người đàn bà nói tiếng trống, thì 10 người không trị được 1 người nào cả. Còn 10 người bị câm điếc bẩm sinh tui có thể chữa khỏi 7 người. Bởi người câm bẩm sinh thường kèm theo điếc bẩm sinh. Mình chỉ cần sửa mắc cổ, lưỡi và đả thông lỗ tai thì họ nghe và nói được”. 
Đệ tử “thần y” Võ Hoàng Yên
Thầy Tịnh nói: “Nghề chữa bệnh câm điếc của tui bắt đầu 4 năm nay, sau khi học nghề từ lương y Võ Hoàng Yên (ở tỉnh Bình Thuận). Nhưng thuở ban đầu, tôi vừa học vừa thực hành, nên hiệu quả điều trị thấp. Bệnh câm điếc được tui điều trị hiệu quả cao 2 năm nay. Tui là người trị được nhiều bệnh mà không chứng minh được. Bởi phương pháp điều trị bắt nguồn từ kiểu chữa bệnh kỳ lạ của lương y Võ Hoàng Yên, mà khoa học ít đề cập đến”.
Thầy lang đệ tử của “thần y” Võ Hoàng Yên - Bùi Văn Tịnh: Chữa câm, điếc



Đệ tử thần y Võ Hoàng Yên giúp những trẻ sinh non chống lại căn bệnh mù lòa





Đôi mắt con anh Hải đang tiến triển rất tốt
Chữa bệnh tốn kém mà vẫn nguy cơ mù cao
Anh Phạm Ngọc Huy (32 tuổi, ngụ số 334 đường Nguyễn An Ninh, phường 7, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) kể, 7 tháng trước, vợ anh là chị Trần Thị Đức Hạnh (33 tuổi) sinh con đầu lòng khi mới ở tuần thứ 27. Bé trai tên Phạm Trần Bảo An, lúc sinh chỉ nặng 1,1kg.
Vợ anh Huy sinh con ở Bệnh viện Từ Dũ (TP. HCM). Vừa chào đời, bé An đã phải ở trong lồng kính và không tự thở được. Sau hơn 1 tháng, bác sĩ ở Bệnh viện Từ Dũ cho chuyển bé sang Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP. HCM) để điều trị tiếp.


Vợ chồng anh Huy và đứa con mắc bệnh Rop
Tại đây, bé An được cho mổ 2 mắt vì mắc bệnh Rop. Sau 1 tháng 20 ngày, bác sĩ cho biết 2 mắt bé An có nguy cơ bị mù cao, bởi võng mạc mắt bé bị bong nặng (giai đoạn 4A). Chị Hạnh nhớ lại, lúc ấy bác sĩ đề nghị gia đình chuyển bé An ra Hà Nội điều trị bệnh Rop.
Cùng lúc đó, có một bác sĩ chuyên gia về võng mạc (người Hà Lan, làm việc tại Bệnh viện Pháp – Việt, TP. HCM) đến Bệnh viện Nhi đồng 1 khám mắt miễn phí cho trẻ sơ sinh. Sau khi khám cho bé An, bác sĩ này khuyên gia đình nên cho mổ tiếp. Vào 25 Tết Đinh Dậu, gia đình chở bé An đến Bệnh viện Pháp – Việt mổ mắt lần hai.
Chị Hạnh cho hay, sau khi mổ, võng mạc mắt trái của bé An vẫn không tiến triển tốt, ngày càng bị bong nặng. Bác sĩ ở Bệnh viện Pháp – Việt lại khuyên gia đình cho mổ tiếp, nếu không sẽ mù. Do chi phí điều trị mắt cho bé An đã tốn hơn 200 triệu đồng, nên vợ chồng chị không còn tiền mổ tiếp, đành ẵm con về nhà trong tuyệt vọng…


Chị Linh và con bị bệnh Rop, cũng đến nhờ thầy Tư điều trị
Chị Phạm Thị Vân Khánh (37 tuổi, ngụ số 118 đường Lý Thánh Tông, phường Hiệp Tân, quận Tân Phú, TP. HCM) mang song thai, nhưng sinh ra chỉ giữ được 1 bé. Ngày 11/5/2016, bé Phạm Đăng Khoa chào đời khi mới 29 tuần tuổi và mắc bệnh Rop ở 2 mắt.
Bé Khoa cũng phải ở lồng kính, rồi chuyển sang Bệnh viện Nhi đồng 1 mổ mắt lần đầu và mổ lần 2 ở Bệnh viện Pháp – Việt. Vợ chồng chị Khánh đã chạy chữa mắt cho con nhiều nơi, có thể xem toàn là những nơi hàng đầu về võng mạc. Nhưng họ đều đã… bó tay. Bởi sau nhiều lần phẫu thuật mắt cho bé Khoa, bác sĩ nói điều trị thành công nhất cũng chỉ giúp bé thấy mờ mờ, bé vẫn khiếm thị và không thể đi học như bao đứa trẻ bình thường khác…
Anh Phạm Minh Hải (38 tuổi, cha bé Khoa) cho biết: “Vợ chồng tôi làm công chức bình thường nên chi phí điều trị mắt cho con tốn khoảng 400 triệu đồng là quá sức. Trong khi hiệu quả điều trị thì không có chút hy vọng gì. Phải chi tốn kém mà có chút hy vọng thì vợ chồng tôi cũng cố lo cho con.


Thầy Tư (An Giang) chữa bệnh chống mù
Lần khám gần đây, bác sĩ nói mắt trái bé Khoa bị hạ nhãn áp, phải mổ. Trong khi mắt bé đã trải qua 2 lần phẫu thuật, nếu mổ nữa thì rất tốn kém (khoảng 146 triệu đồng), mà chỉ điều trị nhãn áp thôi thì quá lãng phí. Trong khi gia đình đã không còn tiền”.
Nhiều gia đình có con bị mắc bệnh Rop, đã tốn nhiều tiền để điều trị cho con nhưng kết quả không được như mong đợi. Có người tốn hết 500 triệu đồng mà mắt con vẫn “đi dần” vào bóng tối. Lúc này, nhiều gia đình đã nghĩ đến chữa trị cho con bằng Đông y, hy vọng điều kỳ diệu xảy đến.
Họ đã tìm đến ông Bùi Văn Tịnh (ấp Tấn Phước, xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang), đệ tử thần y Võ Hoàng Yên (Báo TT&ĐS từng có loạt bài giới thiệu về biệt tài chữa bệnh câm bẩm sinh).
Hiệu quả bất ngờ từ cách chữa… 30 giây
Anh Hải cho biết, cách đây 6 tháng, anh được người quen chỉ đến thầy Tư (biệt danh của ông Bùi Văn Tịnh). Thoạt đầu thầy Tư từ chối chữa vì cho rằng bé còn quá nhỏ. Vợ chồng anh Hải đã năn nỉ hết lời vì bé càng lớn, mắt càng không còn khả năng chữa được. Cuối cùng, thầy Tư nhận chữa bệnh bong võng mạc cho bé Khoa dù không học ngày nào về chuyên khoa mắt.


Chỉ những cái xoa bóp thế này, thầy Tư đã giúp nhiều đôi mắt le lói thấy ánh sáng
Vợ chồng anh Hải tâm sự, ban đầu thầy Tư không dám làm gì mạnh ở mắt bé Khoa. Ông chỉ đưa tay xoa ở vùng chân mày bé vài cái, mất chưa đầy 30 giây là ngưng. Do chưa biết việc điều trị của thầy Tư hiệu quả hay không, nên mỗi tuần vợ chồng anh Hải chỉ mang con đến chữa 2 lần rồi về.
Sau 2 tháng chữa trị, mắt bé Khoa có tiến triển tích cực. Anh Hải tăng cường đưa bé đến nhà thầy, 6 lần/tuần. Cứ mỗi tuần, sau khi đến thầy Tịnh chữa, bé Khoa được đưa đến Công ty TNHH American Eye Center Việt Nam tái khám mắt.
“Trước đó bác sĩ nói không thể điều trị nữa vì 2 mắt bé đã bong võng mạc (nghĩa là mù). Nhưng sau thời gian thầy Tư điều trị, bác sĩ nói giờ có thể điều trị vì võng mạc mắt phải của bé đã dính trở lại. Hiện mắt bé đã có phản ứng với ánh sáng. Tôi rất mừng và sẽ tiếp tục đưa con đến thầy Tư điều trị”, anh Hải nói.
Còn anh Huy cho biết, anh cũng được người ta chỉ đến thầy Tư. Ban đầu anh không dám tin. Bởi anh và nhiều người có chung suy nghĩ điều trị bằng máy móc hiện đại, có chuyên gia về võng mạc mà còn chưa “ăn thua”, thì đến thầy Tư xoa xoa mấy cái… ăn thua gì?
Tuy nhiên “có bệnh thì vái tứ phương”, vợ chồng anh Huy vẫn mang bé An đến nhờ thầy Tư chữa cầu may. Khi đó võng mạc mắt phải bé An đã bị bong nặng, bác sĩ không thể can thiệp gì thêm. Còn mắt trái bé An, bác sĩ khuyên mổ sớm vì cũng đang đi dần vào bóng tối.
“Vợ chồng tôi đưa con đến thầy Tư điều trị 2 tháng nay. Khi đi khám lại, bác sĩ nói mắt phải của bé tiến triển tốt hơn, võng mạc đang dính lại. Còn mắt trái không cần mổ nữa. Bé đã có cảm giác với ánh sáng mờ mờ. Thầy Tư điều trị miễn phí hoàn toàn mà hiệu quả. Còn trước đó vợ chồng tôi đã tốn hơn 200 triệu đồng mà mắt bé ngày càng tệ hơn”, anh Huy cho hay.



Một điểm chữa bệnh của ông Bùi Văn Tịnh (thầy Tư)
Không chỉ con anh Hải, anh Huy, hiện nay còn vài bé sinh non mắc bệnh Rop đang được thầy Tư chữa trị, như con chị Nguyễn Ngọc Linh (28 tuổi, ngụ số 128/31 đường Lê Đình Cẩn, phường Tân Tạo, quận Bình Tân, TP. HCM). Sau thời gian điều trị khắp các bệnh viện tốn khoảng 500 triệu đồng, mắt con gái chị Linh vẫn bị bong võng mạc giai đoạn cuối.
Bác sĩ cũng đã nói 2 mắt bé sẽ mù vĩnh viễn, không thể can thiệp gì thêm. Tuy nhiên, sau 2 tháng được thầy Tư xoa bóp, 2 mắt con chị Linh đã dừng teo híp lại. Tức là thầy Tư đã chặn đứng được tình trạng đi dần vào cảnh mù lòa của bé…

Mắc nợ do Rop
Anh Hải chia sẻ: “Tôi thấy những người đưa con đến các bệnh viện điều trị Rop, thì sau đó ai cũng mắc nợ vì quá tốn kém. Hiện nay có rất nhiều bé bị sinh non và mắc bệnh Rop, nhưng chưa biết đến thầy Tư. Tôi thấy ai có con mắc bệnh này nên đến nhờ thầy Tư trị giúp, vì chẳng phải mất tiền mà mắt của nhiều bé tốt hơn”.
Để tiện cho những ai có con mắc bệnh Rop tìm hiểu thông tin về việc điều trị của ông Bùi Văn Tịnh, chúng tôi xin giới thiệu các số điện thoại sau: Thầy Tư: 0167.966.1485, anh Hải: 0908.429.432, anh Huy: 0915.890.191.


Thầy Minh Đăng chữa bệnh như Võ Hoàng Yên tại đền Sơn Hải, Hà Nội - đt: 0903-323-789








'Thần y' chữa được 20 loại ung thư?: Những bệnh nhân nghèo đáng thương

Trong khi nền y học hiện đại còn chưa tìm ra phương pháp đặc trị các loại ung thư thì một “thần y” tuyên bố chữa được đến 20 loại ung thư mà chẳng cần phải đến bệnh viện.









'Thần y' chữa được 20 loại ung thư?: Những bệnh nhân nghèo đáng thương

Chân dung “thần y” Nguyễn Hoàng Dũng
Vị “thần y” này tên Nguyễn Hoàng Dũng, SN 1970 (căn hộ số 005, chung cư An Hòa 3, đường Trần Trọng Cung, Q.7, TP.HCM).
Tìm hiểu mới biết, ông Dũng không hề có chuyên môn y khoa. Còn thuốc chữa ung thư của ông Dũng không có 1 chữ ghi thành phần, nhãn mác, xuất xứ.
Người bệnh nghèo được cho không. Trước hành động “cao cả” này, rất nhiều người đã đóng góp vào cái gọi là “Quỹ hỗ trợ ung thư” do ông Dũng lập ra.
Theo lời khuyên và chỉ dẫn của vị “thần y” này, người bị ung thư không nên đến bệnh viện mổ xẻ, hóa trị hay xạ trị, chỉ cần dùng thuốc của ông Dũng là hết.
Tuy nhiên, trong số gần chục trường hợp ung thư chúng tôi tìm hiểu, sau khi dùng thuốc của ông Dũng, nhiều người vẫn chết như thường, số còn lại, bệnh tình chẳng hề thuyên giảm.

Bướu vỡ ra là tốt

Tiếp chúng tôi lần thứ hai tại nhà riêng của mình ở huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, anh Lê Văn H. cha cháu Lê T.V., 16 tuổi, cho biết, cháu V. vừa mất hơn 1 tháng nay.
Thực ra, chúng tôi chỉ buồn cho gia đình anh H. chứ không ngạc nhiên khi nghe tin này. Bởi lần xuống trước đó hơn 2 tháng, bệnh tình cháu V. đã khá nặng, và không tin vào những hũ “thuốc” của ông Dũng.


Bất cứ ai nhìn tấm danh thiếp này cũng choáng
Bất cứ ai nhìn tấm danh thiếp này cũng choáng
Theo lời kể của anh H. thì năm 2013, cháu V. tự nhiên nổi một khối u ở mông khiến cháu đau nhức không thể ngồi được, người cháu ngày càng xanh xao. Đưa con lên bệnh viện Ung bướu TP.HCM khám, bác sỹ chẩn đoán khối u ở mông cháu là u ác.
Sau khi chuyển qua bệnh viện Chấn thương chỉnh hình phẫu thuật rồi vô 6 liều hóa chất để khối u không phát triển, sau đó tái khám thì kết quả tốt.
Nhưng được vài tháng thì bệnh cháu tái phát. Mà lần này bệnh viện nói không thể phẫu thuật nữa. Vô hóa chất tiếp, cháu bỏ ăn, uống. Về nhiều người khuyên không nên vô hóa chất nữa, chạy thuốc nam mấy tháng, nhưng không bớt, sưng hơn.
Do hoàn cảnh khó khăn, trong nhà không còn gì bán để chạy chữa cho con nên anh H. đành cắn răng đưa con về. Rồi tình cờ một lần, có người quen ở TP.HCM giới thiệu cơ sở chữa bệnh ung thư của ông Lâm (tên khác của Nguyễn Hoàng Dũng).
Gặp anh H., ông Lâm tư vấn không đưa cháu V. đi bệnh viện điều trị nữa, mà để ông điều trị bằng cách cho sử dụng 3 hũ thuốc gồm: Thuốc bôi, thuốc uống và thuốc thoa.
Ổng nói thuốc này nhập ở Singapore, mắc tiền lắm, nhưng anh là hộ nghèo nên không lấy tiền. Uống một năm hơn 30 triệu đồng.
Theo anh H., trước khi đưa thuốc, ông Lâm hướng dẫn sử dụng 3 loại thuốc trên một thời gian thì khối u sẽ bong gốc ra rồi teo lại, sau đó mọc thịt và lành hẳn, vì lúc đó rễ của khối u mọc trong xương đã được bứng hết ra ngoài...

Anh H., cha cháu Lê T.V đang cầm lọ thuốc của “thần y” Nguyễn Hoàng Dũng còn lại sau khi cháu mất
Anh H., cha cháu Lê T.V đang cầm lọ thuốc của “thần y” Nguyễn Hoàng Dũng còn lại sau khi cháu mất
“Dùng được một thời gian thì tôi phát hiện khối u của con gái bục ra gần 1 thau nhựa, thấy vậy tôi sợ quá, điện thoại hỏi ông Lâm. Nghe xong ổng nói khối u bể rồi là tốt, sau đó thầy cho người chạy ô tô xuống chụp hình, quay phim lại.
Sau này tôi nghe người ta nói đọc thấy thông tin về bệnh tình của cháu V. trên mạng gì đó của ổng, viết là cháu V. sau thời gian dùng thuốc điều trị của mình thì bệnh tình tiến triển tốt hơn”, anh H. chia sẻ.
Tuy nhiên, bệnh của V. không giảm mà ngày càng tồi tệ hơn. Sau khi con gái mất, anh H. liên lạc hỏi ông Lâm về việc khối u sau khi vỡ lần 2 mà con gái không khỏi bệnh lại tử vong?
Lúc này, ông Lâm lấp liếm, có thể trước khi dùng thuốc của ông thì khối u đã bị vỡ lúc cháu V. đang điều trị ở bệnh viện. Nếu từ đầu các bác sỹ không can thiệp mà để ông điều trị thì chắc chắn cháu V. sẽ hết bệnh.

Dùng thuốc xong là 'đi'

Một trường hợp khác là chị Lê Thị T., 34 tuổi, ở xã Tân Thành, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, bị ung thư xương. Nói chuyện qua điện thoại, chồng chị tên là B., cho biết: “Vợ tôi bị ung thư xương từ 2 năm nay.
Cách đây 6 - 7 tháng, có cô gái trẻ tìm đến nhà nói có biết một người điều chế thuốc ở Sài Gòn, có muốn thầy giúp không? Cổ kêu tôi diễn tả lại bệnh của vợ, rồi chụp hình gửi cho cổ để cổ gửi cho thầy chẩn đoán.
Sau đó cổ thông báo là thầy đã xem qua và nói chữa được. Sau đó tôi đón xe lên tận nhà ổng ở Sài Gòn.
Sau khi nói chuyện, ổng biếu tôi 2 hộp thuốc rồi kêu tôi chụp hình với ổng lúc đưa thuốc để ổng gửi về cho người bào chế thuốc cho họ vui.
Về tôi làm cho vợ tôi dùng đúng chỉ dẫn, sau ít ngày vợ tôi nói bớt nhức hơn. Nhưng đến giờ thì vẫn vậy, chẳng thấy bệnh bớt chút nào”.
Liên lạc qua số điện thoại của bà Hoàng Thị Loan, sinh năm 1959, ở Nghệ An, bị ung thư vú giai đoạn cuối, tôi khá bất ngờ khi người nghe máy là con gái bà Loan.
Chị cho biết, mẹ chị đã mất cách đây hơn 6 tháng. Trước đó, căn bệnh ung thư của mẹ chị đã ở giai đoạn cuối, bệnh viện cho về. Sau khi thầy Dũng biếu hộp thuốc, mẹ chị uống thì thấy bớt đau nhức, không phải dùng thuốc giảm đau nữa.
Nhưng khi vừa hết hộp thuốc thì mẹ chị cũng qua đời.
Một trường hợp khác cũng bị ung thư vú, dùng hũ thuốc bột của “thần y” Dũng và kết cuộc vẫn ra đi mãi mãi. Đó là bà Hà Thị Kim Yến, ở huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận.
Người tiếp điện thoại của tôi là chị ruột bà Yến, tên Dung. Bà Dung cho biết, em gái bà bị ung thư vú, sau khi chạy chữa, cắt khối u mà không hết, gia đình chuyển sang dùng thuốc bột của “thầy” Dũng, và đã mất cách đây hơn nửa năm.

Một bệnh nhân của “thần y” Dũng nay đã mất
Một bệnh nhân của “thần y” Dũng nay đã mất
Một bệnh nhân ung thư khác là bà Lê Thị Th., ở P. Tân Phú Đông, Q.12 (TP.HCM), bị ung thư vú, một hôm được một người giới thiệu là tình nguyện viên “Quỹ hỗ trợ ung thư” của “thầy” Dũng đến tìm, kêu bà đến gặp thầy Dũng để thầy khám và cho thuốc điều trị, đảm bảo dứt bệnh!
“Đến gặp, ông thầy giới thiệu tên Dũng đó hỏi tôi đã hóa trị, xạ trị gì chưa. Tôi nói chưa. Ổng nói vậy thì tốt, uống thuốc này là OK.
Còn nếu hóa trị, xạ trị rồi thì khó. Hóa, xạ trị rồi uống kết quả không bằng người chưa làm gì hết. Ổng nói giờ ung thư vú bệnh viện thấy là sợ ngay, nhưng tôi đã trị khỏi cho hàng trăm ca rồi, sống nhiều lắm.
Ổng nói “về ung thư, đây là số 1”, rồi đưa thuốc cho tôi, kêu tôi uống trong vòng một năm. Nếu mới bị uống một hộp trong vòng một tháng. Nếu đang bị như thế này thì uống trong vòng 15 ngày phải hết một hộp.
Uống thuốc này không cần uống thêm thuốc gì khác. Không cần hóa trị, xạ trị. Ở đây thuốc ung thư vú của tôi nổi tiếng khắp thế giới.
Nếu người nào đã cắt là không thể sống. Sau khi đưa thuốc, ổng đề nghị chụp một tấm hình làm tư liệu nên tui nghĩ họ đâu có làm gì lợi dụng mình nên tui nhận ngay”, bà Th. nói.
Điều đáng nói là sau khi bà uống được khoảng một tuần và thử ngưng các loại thuốc khác thì khối u sưng to hơn, hôi thối. Lúc làm vệ sinh, bà hoảng hốt khi phát hiện vết thương có dòi. Sợ quá, bà bỏ luôn hộp “thần dược” của ông Dũng.



6 cách chống ung thư rẻ nhất do Thầy Võ Hoàng Yên chia sẻ: Đừng bỏ lỡ vì ai cũng có thể làm được

Một nhóm các bác sĩ của TQ đã chia sẻ một phương pháp ngăn ngừa ung thư bằng cách tuân thủ 6 nguyên tắc đơn giản. Đây được xem là cách phòng chống ung thư “rẻ” nhất, ai cũng làm được, hãy bắt đầu thực hiện càng sớm càng tốt.
1. Cách làm giảm nguy cơ ung thư: Ăn thêm thịt gà, cá
Các món thịt màu đỏ thực sự là những món ăn ngon, nhưng ăn nhiều có thể làm tăng nguy cơ ung thư.
Loading...
Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ đã chỉ ra rằng những người ăn nhiều thịt đỏ làm tăng nguy cơ ung thư phổi tới 16%; ăn quá nhiều thịt đỏ có thể dẫn đến tăng nguy cơ ung thư vú tới 22%.
Chuyên gia Mã Quân Sinh, PGĐ Trung tâm kiểm soát dinh dưỡng và An toàn Thực phẩm (Trung Quốc) cho rằng, mọi người nên hạn chế ăn thịt đỏ, và cố gắng để thay thế bằng thịt gia cầm, cá và các loại “thịt trắng” khác. Đặc biệt là nên ăn cá ít nhất 2, 3 lần/tuần.
Ngoài ra, phải cực kỳ hạn chế ăn các món muối, thịt giăm bông, xúc xích và các sản phẩm thịt chế biến sẵn vì chúng thường chứa nitrit cao, có khả năng gây ung thư các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa.

2. Cách làm giảm tác nhân gây ung thư: Không hút thuốc lá, ít uống rượu, giảm ăn muối
Hút thuốc đã được chứng minh là nguyên nhân gây ra nhiều loại ung thư, bao gồm ung thư phổi, ung thư bàng quang, ung thư tử cung và ung thư thận…
Chất cồn trong rượu có thể làm tăng nguy cơ ung thư các cơ quan nội tạng như thực quản, gan, đại trực tràng… hạn chế bia rượu sẽ tránh được mối nguy lớn cho mầm bệnh ung thư.
Chế độ ăn uống thanh nhạt là tốt nhất, mỗi người không nên ăn vượt quá 5-6 gram muối/ngày. Ngoài ra còn phải chú ý đến mì chính, nước tương, nước mắm và những món ăn chứa “muối ẩn” khác.
3. Cách làm giảm rủi ro gây ung thư: Hạn chế ăn nhiều chất béo
Thịt lợn kho, món ăn nấu với nhiều dầu mỡ, bánh kem, bánh ngọt và các loại thực phẩm đồ béo, ngọt chính là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh nếu ăn nhiều.
Nghiên cứu của Mỹ chỉ ra rằng chất béo có liên quan chặt chẽ với bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư vú, đại trực tràng và tuyến tiền liệt. Trẻ nhỏ thích ăn đồ béo ngọt, khi lớn lên sẽ dễ mắc bệnh ung thư hơn.
4. Cách làm ức chế sự tăng trưởng tế bào ung thư: Uống trà xanh
Trà có tác dụng giúp ngăn ngừa bệnh ung thư. Những người có thói quen uống trà ở Nhật đã dành thời gian 9 năm để khảo sát cho thấy, uống trà hàng ngày có thể giảm nguy cơ ung thư tới 40%.
Trà xanh rất giàu polyphenol, có thể ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư, mỗi người nên tạo thói quen uống trà 2-3 cốc/ngày. Không nên uống trà quá đặc hoặc quá nóng.
Nghiên cứu khác cũng tìm thấy bằng chứng rằng, uống trà có hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh ung thư phổi, gan, thực quản, vòm họng và các bệnh ung thư khác.
Ngoài ra, các nghiên cứu đã chỉ ra, các loại trà khác nhau có tác dụng chống ung khác nhau vì thành phần chống ung thư trong từng loại trà không phải là đồng nhất.
5. Cách làm tăng cường miễn dịch, hạn chế viêm/sản sinh tế bào ung thư: Vận động nhiều
Tập thể dục là phương pháp kinh tế nhất của phòng chống ung thư. Các nghiên cứu của Mỹ đã chỉ ra rằng, tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ của những người mắc bệnh ung thư phổi tới 68%. Giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng tới 38%.
Bạn nên tối thiểu vận động 30 phút/ngày. Không chỉ đốt cháy chất béo dư thừa, mà còn đào thải chất gây ung thư thoát khỏi cơ thể. Tập thể dục cũng làm tăng nhu động đường ruột, có lợi cho tiêu hóa, rút ngắn thời gian tích lũy phân, làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.
Quan trọng nhất, tập thể dục có thể tăng cường khả năng miễn dịch, giúp chống lại sự tấn công của bệnh tật.
Giáo sư Thẩm Nhạn Anh, Bệnh viện Triều Dương Bắc Kinh (TQ) cho rằng, mỗi ngày đi bộ nhanh, chạy bộ, khiêu vũ, đi xe đạp, bơi lội và thể dục nhịp điệu… là cách tốt nhất để cơ thể đổ mồ hôi một chút, không cần phải tập luyện quá sức.
6. Béo phì làm tăng nguy cơ ung thư: Hãy giữ cân nặng vừa đủ
Nghiên cứu của Mỹ cho thấy, chất béo trong cơ thể chính là nguyên nhân gây ra khoảng 49% bệnh ung thư nội mạc tử cung, 35% ung thư thực quản, 28% ung thư tụy, đây chính là một thảm họa.
Nghiên cứu của các chuyên gia Đài Loan cũng cho rằng, tế bào mỡ có thể gián tiếp thúc đẩy sự tăng trưởng của tế bào ung thư.
Những người béo phì nên ăn ít và vận động nhiều lên, giảm chất béo bằng cách hạn chế cả ăn và uống. Nhất định phải tập thể dục hàng ngày, kiểm soát cân nặng vừa đủ.
Ung thư là căn bệnh quái ác và đáng sợ đối với tất cả mọi người. Phòng tránh ung thư là cách hiệu quả nhất, rẻ nhất và chắc chắn nhất mà bất kỳ ai cũng có thể thực hiện để tự giữ sức khỏe cho chính mình.





Phát hiện mới nâng cao cơ hội chữa khỏi cho bệnh nhân đột quỵ não


Đột quỵ não thường để lại di chứng nặng nề
Đột quỵ não bao gồm ba thể chính, đó là chảy máu não, chảy máu dưới mạng nhện và thiếu máu não cục bộ hay còn gọi là nhồi máu não. Trong đó, nhồi máu não chiếm tỷ lệ cao khoảng 85%. Trong số những bệnh nhân sống sót sau giai đoạn cấp của đột quỵ tỷ lệ chịu các di chứng về rối loạn vận động, cảm giác, ngôn ngữ và các rối loạn chức năng nhận thức như: suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, suy giảm các chức năng thực hiện các động tác trong sinh hoạt hàng ngày cũng như giao tiếp với cộng đồng cũng chiếm một tỷ lệ khá cao.

Phát hiện mới nâng cao cơ hội chữa khỏi cho bệnh nhân đột quỵ não
Suốt chiều dài lịch sử của các bệnh nhân bị chứng bệnh đột quỵ não nói chung và nhồi máu não nói riêng cho đến những năm cuối thế kỷ XX, quan niệm chăm sóc và điều trị đột quỵ não vẫn còn nhiều hạn chế.

phat hien moi nang cao co hoi chua khoi cho benh nhan dot quy nao hinh 1
Đột quỵ não thường để lại di chứng nặng nề (ảnh: KT)
Các thầy thuốc, thậm chí những người chuyên làm công tác khám và chữa cho bệnh nhân đột quỵ vẫn cho rằng, các tế bào thần kinh (neuron) một khi bị tổn thương sẽ không hồi phục và không có bất cứ tế bào nào khác có thể thay thế được. Đây chính là hạn chế của mọi phương pháp điều trị thiếu máu não cục bộ tức nhồi máu não.

Ngày nay, dưới ánh sáng mới của khoa học kỹ thuật tiến bộ áp dụng trong chẩn đoán và điều trị, người ta đã hiểu sâu sắc hơn về cơ chế sinh bệnh học của các tổn thương não do đột quỵ, đặc biệt là khả năng tái cấu trúc lại hệ thần kinh bằng cách tái sinh lại cả đơn vị thần kinh- mạch máu (Neuro-Vascular Unit) trong não; bao gồm sự tái sinh các tế bào thần kinh, tân sinh mạch máu nuôi dưỡng tế bào thần kinh và tăng sinh tế bào thần kinh đệm để sửa chữa các sợi thần kinh đã bị tổn thương. Chính phát hiện này đưa đến khả năng điều trị đột quỵ nhồi máu não có tính hiện thực; nâng cao cơ hội chữa khỏi cho bệnh nhân.

Điều trị lâu dài cho bệnh nhân đột quỵ

Những năm gần đây, trong điều trị đột quỵ giai đoạn cấp, người ta áp dụng những tiến bộ về khoa học kỹ thuật để làm tái thông các mạch máu não bị tắc bằng cách sử dụng thuốc làm tan huyết khối (như rTPA) hoặc lấy huyết khối bằng các biện pháp cơ học.

Tuy nhiên, “cánh cửa điều trị” của biện pháp tái thông mạch này khá hạn hẹp, chỉ hiệu quả trong 4,5 giờ đầu sau khi bệnh nhân bị nhồi máu não. Vì vậy, việc điều trị đối với các bệnh nhân mắc Đột quỵ nhồi máu não trong giai đoạn cấp vẫn còn nhiều hạn chế, chỉ khoảng 5% các trường hợp được gọi là thành công trong những giờ đầu sau khi khởi phát các triệu chứng của đột quỵ. 95% các trường hợp còn lại nếu sống sót sau giai đoạn cấp có nguy cơ gánh chịu những di chứng nặng nề.

Do vậy, hàng loạt các loại thuốc bảo vệ và dinh dưỡng thần kinh đã đuợc nghiên cứu để có thể dùng sau những giờ đầu bị đột quỵ và điều trị lâu dài cho tất cả các bệnh nhân. Tuy nhiên, để điều trị hiệu quả, các loại thuốc này cần có tác động đa cơ chế vào “dòng thác sinh lý bệnh” của nhồi máu não bao gồm 4 khâu chính.

Đó là máu đến não giảm sẽ gây nhiễm toan và chết tế bào, khử màng cực tế bào làm mở các kênh canxi và hoạt hóa các men ly giải protein làm tăng chết tế bào và tổn thương nhu mô não, khử cực màng tế bào làm tăng giải phóng glutamate, hoạt hóa các thụ thể trung gian NMDA, AMPA làm canxi đổ vào nội bào nhiều hơn và gây chết tế bào não nhiều hơn, sinh ra các tế bào gốc tự do và góp phần làm tổn thương tế bào chết nhu mô não.

Thế nhưng, phần lớn các thuốc bảo vệ thần kinh thường chỉ đánh vào một hoặc hai khâu nhất định của “dòng thác bệnh lý”, cứu sống được tế bào não theo một cơ chế nhưng tế bào não vẫn chết do các cơ chế còn lại.

Nhiều thuốc bảo vệ thần kinh cho đến nay vẫn chưa chứng minh được tính hiệu quả trong các nghiên cứu lâm sàng trên bệnh nhân Đột quỵ nhồi máu não (kết quả thử nghiệm là âm tính hoặc là ở trạng thái trung tính). Chỉ có một số ít thuốc bảo vệ thần kinh tác động đa cơ chế vào “dòng thác bệnh lý” và đã có những bằng chứng y học hứa hẹn hơn, khả quan hơn về tính hiệu quả giúp kích thích quá trình tái sinh tế bào thần kinh và đẩy mạnh tiến trình sữa chữa thần kinh.

Vì vậy, hiện nay y học thế giới chú ý nhiều hơn vào giai đọan phục hồi sau giai đoạn cấp, kết hợp cả hai phương pháp: dược liệu pháp (dùng các thuốc dinh dưỡng thần kinh giúp đẩy mạnh tái cấu trúc não, kích thích tính mềm dẻo của thần kinh, hỗ trợ biệt hóa tế bào non thành tế bào chức năng – neuroplasticity) và phương pháp phục hồi chức năng (bao gồm vật lý trị liệu, liệu pháp phục hồi ngôn ngữ, vận động trị liệu…). Các liệu pháp này sẽ kích thích sửa chữa thần kinh (repairing) và giúp não học lại các chức năng đã mất (relearning).

Trong nhiều năm qua, khi điều trị cho nhiều loại bệnh gây tổn thương não như chấn thương sọ não hay đột quỵ nhồi máu não, các thầy thuốc trên thế giới và Việt Nam đã có kinh nghiệm  sử dụng một loại thuốc không chỉ tác động đa cơ chế vào “dòng thác bệnh lý” giúp bảo vệ não trong giai đoạn cấp mà còn có tác dụng dinh dưỡng thần kinh trong giai đoạn phục hồi là Cerebrolysin.

Hợp chất đa mô thức này đã được chứng minh trên lâm sàng về hiệu quả kích thích quá trình phục hồi chức năng vận động và trí nhớ ở bệnh nhân đột quỵ não. Bên cạnh đó, tùy theo những di chứng mà bệnh nhân gánh chịu mà các thầy thuốc sẽ chỉ định thêm những loại thuốc bảo vệ thần kinh khác như Fluoxetin giúp điều trị trầm cảm sau đột quỵ hay Piracetam giúp cải thiện tình trạng thất ngôn…

Sự kết hợp chặt chẽ giữa việc sử dụng thuốc bảo vệ và dinh dưỡng thần kinh và kích thích tính mềm dẻo thần kinh (neuroplasticity) với các phương pháp phục hồi chức năng thần kinh khác một cách hợp lý, cụ thể cho từng bệnh nhân đột quỵ sẽ mang lại kết quả tốt nhất, giúp bệnh nhân sớm trở lại cuộc sống thường ngày./.














No comments:

Post a Comment