LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Monday, February 19, 2018

THỦ THIẾU DƯƠNG TAM TIÊU KINH

THỦ THIẾU DƯƠNG TAM TIÊU KINH


TỔNG QUAN






Điều chỉnh rối loạn khí của Tam Tiêu và Tâm Bào (theo nguyên tắc trong - ngoài). . Dùng khi kinh khí của Tam Tiêu suy.

KINH THỦ THIẾU DƯƠNG TAM TIÊU (Ttu)
(THE ARM LESSER YANG TRIPPLE WARMER MERIDIAN - CHEOU CHAO YANG, MERIDIEN DU TRIPPLE RECHAUFFEUR)
 Vượng giờ Hợi (21 - 23g), Hư giờ Tý (1 - 3g), Suy giờ T (9 - 11g)
 Nhiều Khí, ít Huyết.
 Ấn đau huyệt Âm Giao (Nh.7) và Thạch Môn (Nh.5).
T
Tạng Phủ Liên Hệ
Mối Quan Hệ
Tác Dụng
A
Tâm Bào
+ Biểu - Lý
+ Mẫu tử theo giờ thịnh.
. Điều chỉnh rối loạn khí của Tam Tiêu và Tâm Bào (theo nguyên tắc trong - ngoài).
. Dùng khi kinh khí của Tam Tiêu suy.
M
.Tỳ
. Đởm
.Tương Sinh (Tam Tiêu Hỏa sinh Tỳ Thổ).
. Tương sinh (Đởm Mộc sinh Tam Tiêu Hỏa.
. Dùng khi Tỳ quá Hư (theo nguyên tắc hư bổ Mẫu).
. Dùng khi Tam Tiêu quá hư (theo nguyên tắc (hư bổ Mẫu).
TI
. Phế
. Bàng Quang
.Tương Khắc (Tam Tiêu Hỏa khắc  Phế Kim).
. Tương khắc (Bàng Quang Thủy khắc Tam Tiêu Hỏa).
. Dùng khi Phế quá Thịnh.
. Dùng khi Tam Tiêu quá thịnh
Bàng Quang
Phu Thê
Điều chỉnh Âm Dương giữa 2 kinh Bàng Quang và Tam Tiêu.
ÊU
Đởm
Đồng Danh
(Thủ + Túc Thiếu Dương)
Điều chỉnh rối loạn khí của Tam Tiêu và Đởm (theo nguyên tắc đồng danh hoặc  nguyên tắc trên - dưới).
Tỳ
Tý Ngọ đối xứng
Dùng khi thời khí của Tam Tiêu suy.
Thận
Nghịch Khí
(Thiếu Dương # Thiếu Âm) giữa Phủ và Tạng.
Dùng khi Tam Tiêu quá Thực theo nguyên tắc lấy khí cùng loại nhưng đối nghịch về Âm Dương  giữa 1 Tạng và 1 Phủ hoặc  ngược lại. Thường dùng Nguyên huyệt của kinh ở trên phối hợp với kinh ở dưới : Dương Trì (Ttu.4) + Thái Khê (Th.3).

ĐƯỜNG LƯU CHUYỂN KHÍ TRONG CÁC MẠCH LẠC KINH THỦ THIẾU DƯƠNG TAM TIÊU






Khởi từ huyệt Giác Tôn của kinh Chính Tam Tiêu đi lên đỉnh đầu ở h.Bá Hội rồi trở xuống vòng sau tai, đến h.Thiên Dũ, qua h.Khuyết Bồn (Vị) để vào sâu trong ngực liên lạc với Tâm Bào Lạc và Tam Tiêu.
1/ KINH CHÍNH
            Khởi từ góc trong ngón tay áp úp, dọc theo khe giữa của 2 ngón tay 4-5, ở mu bàn tay, đến mặt ngoài cổ tay, lên trên, đi dọc theo mặt sau cẳng tay giữa xương trụ và xương quay, đến mỏm khuỷ tay, đi theo mặt sau cánh tay lên vai, trong chỗ lõm của đầu xương vai và đầu xương cánh tay.  Qua đỉnh cao xương bả vai thì đường kinh bắt chéo ra sau kinh Đởm, chạy xuống rãnh trên xương đòn (h.Khuyết Bồn) rồi đi sâu vào trong ngực đến Tâm Bào Lạc,  qua cơ hoành và liên hệ với Tam Tiêu.  Một nhánh đi từ ngực (h.Chiêu Trung) trở lên rãnh trên xương đòn để ra sau cổ,  liên lạc với Đốc Mạch (h.Đại Chùy), chạy lên sau gáy, vào sau tai, vòng quanh tai, đến góc trên tai,  đi vòng xuống mặt và trở lên kết ở bờ dưới ổ mắt.  Một nhánh từ sau tai (h.Khế Mạch) vào trong tai và ra trước tai, qua trước h.Thượng Quan (Đ), vòng xuống góc hàm dưới và liên kết ở góc ngoài đuôi lông mày để liên lạc với kinh Túc Thiếu Dương Đởm ở phía ngoài đuôi mắt (h.Đồng Tử Liêu).
2/ KINH BIỆT
            Khởi từ huyệt Giác Tôn của kinh Chính Tam Tiêu đi lên đỉnh đầu ở h.Bá Hội rồi trở xuống vòng sau tai, đến h.Thiên Dũ, qua h.Khuyết Bồn (Vị) để vào sâu trong ngực liên lạc với Tâm Bào Lạc và Tam Tiêu.
3/ LẠC DỌC
            Khởi từ huyệt Lạc - Ngoại Quan, theo kinh Chính lên phía sau cánh tay qua hõm trên xương đòn, rồi xuyên vào trong ngực đến Tâm Bào Lạc.
4/ LẠC NGANG
            Khởi từ huyệt Lạc - Ngoại Quan, đi dọc theo bờ ngoài cẳng tay để đổ vào Kinh Chính Tâm Bào ở huyệt Nguyên - Đại Lăng.
5/ KINH CÂN
            Khởi từ góc trong của móng ngón tay áp út, đến cổ tay, lên phía sau cẳng tay và sau khuỷ tay, theo bờ ngoài cánh tay lên mỏm vai, qua cổ hội với kinh Cân Thủ Thái Dương Tiểu Trường, đến góc hàm dưới, tại đây phân hai nhánh:  Một nhánh đi vòng dưới góc hàm dưới để tiến sâu vào họng và kết ở cuống lưỡi.  Một nhánh đi lên cao, dọc trước tai, đến góc ngoài mắt và kết ở miền trán thái dương tại huyệt Bản Thần (Đ). 

TRIỆU CHỨNG KINH TAM TIÊU






Đau từng cơn: Họng đau, lưỡi co rút và méo lệch, miệng khô, khó chịu ở tim. Đau ở mặt sau ngoài cánh tay, không thể nâng bàn tay đưa lên đầu được.
             Kinh Bệnh : Tai điếc, tai ù, thanh quản sưng, họng đau, sau tai đau, vai đau, tay đau, mặt ngoài khủy tay đau, ngón tay thứ tư cử động khó khăn.
             Phủ Bệnh : Bụng đầy trướng, bụng dưới cứng, tiểu không thông, tiểu són, tiểu gắt, phù thũng.
             Tam Tiêu Hư :
. Mạch Nhân Nghênh nhỏ hơn mạch thốn Khẩu (Nội Kinh).
. Gân sưng, phù thũng, bụng trướng, khí nghịch, tay chân lạnh, tiểu nhiều, mạch Trầm, Tế (Tân Biên Trung Y Học Khái Luận).
             Tam Tiêu Thực :
. Mạch Nhân Nghênh lớn hơn mạch Thốn Khẩu 1 lần (Nội Kinh).
. Thân nhiệt, khí nghịch, gân cơ phù thũng, tiểu không thông, lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng , mạch Hoạt Sác.
KINH CHÍNH
 Rối Loạn Do Tà Khí : Tai ù, tai điếc. Cổ họng sưng đau, họng viêm.
LẠC NGANG
 Rối Loạn Do Nội Nhân: Gây bệnh về khí và phát hãn, Góc trong mắt đau, Sau tai đau, vai đau, cánh tay đau, phần ngoài cẳng tay đau, khớp khuỷ đau. Ngón tay áp út tê cứng. Mồ hôi ra nhiều.
LẠC DỌC
 THỰC : Khớp khuỷ tay co cứng
 HƯ: Khớp khuỷ tay mềm yếu, không cử động được.
KINH BIỆT
 Đau từng cơn: Họng đau, lưỡi co rút và méo lệch, miệng khô, khó chịu ở tim. Đau ở mặt sau ngoài cánh tay, không thể nâng bàn tay đưa lên đầu được.
KINH CÂN
+ Đau và co cứng gân cơ dọc theo đường kinh đi qua. Lưỡi co cứng. Khớp sau vai viêm. Cổ gáy co cứng.

ĐIỀU TRỊ KINH TAM TIÊU






Chấn phấn Tam Tiêu : dùng huyệt Du (Tam Tiêu Du - Bq.22) + Mộ (Âm Giao - Nh.7) + huyệp Hợp ở dưới của Tam Tiêu (Hạ Cự Hư - Vi.39, Thượng Cự Hư - Vi.37).
             Tam Tiêu Hư :
            . Châm bổ huyệt Trung Chử (Ttu.3) vào giờ Tý [23-1g] (đây là huyệt Du Mộc, Mộc sinh Hỏa - Hư bổ mẫu) (Châm Cứu Đại Thành).
            . Chấn phấn Tam Tiêu : dùng huyệt Du (Tam Tiêu Du - Bq.22) + Mộ  (Âm Giao - Nh.7) + huyệp Hợp ở dưới của Tam Tiêu (Hạ Cự Hư - Vi.39, Thượng Cự Hư - Vi.37). châm bổ, có thể dùng phép cứu  (Châm Cứu Lâm Sàng Biện Chứng Luận Trị).
             Tam Tiêu Thực :
            . Châm tả huyệt Thiên Tỉnh (Ttu.10) vào giờ Hợi [21-23g] (đây là huyệt Hợp Thổ, Hỏa sinh Thổ - Thực tả tử) (Châm Cứu Đại Thành).
            . Thanh lợi thấp nhiệt : dùng huyệt Mộ của kinh Tam Tiêu (Âm Giao (Nh.7) + Thạch Môn - Nh.5) + huyệt Hợp ở dưới của Tam Tiêu (Hạ Cự Hư - Thượng Cự Hư - Vi.37) làm chính. Châm tả, không cứu (Châm Cứu Lâm Sàng Biện Chứng Luận Trị).
 THỰC
Tả : Thiên Tĩnh (Hợp + h.Tả - Ttu.10), Dương Trì (Nguyên - Ttu.4), Ngoại Quan (Lạc - Ttu.5), Tam Tiêu Du (Bq.22), Đại Lăng (Tb.5)
Phối :
Túc Tam Lý (Vị.36), Đại Cự (Vị.27), Thương Khâu (Ty.5)
 HƯ :
Bổ : Trung Chử (Du + huyệt Bổ - Ttu.3), Dương Trì (Nguyên - Ttu.3), Ngoại Quan (Lạc - Ttu.5), Chiên Trung (Nh.17), Trung Quản (Nh.12), Thạch Môn (Nh.5).
Phối : Trung Xung (Tb.9), Túc Lâm Khấp (Đ.41), Đại Đôn (C.1), Đại Đô (Ty.2), Đởm Du (Bq.19), Nhật Nguyệt (Đ.24), Phục Lưu (Th.7).
LẠC NGANG
 THỰC : Tả: Ngoại Quan (Lạc - Ttu.5), Bổ: Đại Lăng (Nguyên - Tb.7).
 HƯ : Bổ : Dương Trì (Nguyên - Ttu.5), Tả: Nội Quan (Lạc - Tb.6).
LẠC DỌC
 THỰC : Tả : Ngoại Quan (Lạc - Ttu.5)
 HƯ : Bổ : Nội Quan (Lạc - Tb.6), Tả : Dương Trì (Nguyên - Ttu.5)
KINH BIỆT
 RỐI LOẠN DO TÀ KHÍ :
Châm :Phía đối bên bệnh: Quan Xung (Tỉnh - Ttu.1), Trung Xung (Tỉnh - Tb.9)
+ Phía bên bệnh : Trung Chử (Du - Ttu.3, Đại Lăng (Du - Tb.7)
 RỐI LOẠN DO NỘI NHÂN : Âm Khích (Khích - Tm.6), Hội Tông (Khích - Ttu.7), Túc Tam Lý (Vị.36), Trung Chử (Du + huyệt Bổ - Ttu.3), Giác Tôn (Ttu.20), Thiên Dũ (Ttu.16)
KINH CÂN
 THỰC : Tả : A Thị huyệt kinh Cân, Bổ: Trung Chử (Du + huyệt Bổ - Ttu.3)
Phối: Quan Xung (Tỉnh - Ttu.1), Thiên Tĩnh (Ttu.10), Bản Thần (Đ.13)
 HƯ: Bổ: Cứu A Thị huyệt kinh Cân, Quan Xung (Tỉnh - Ttu.1) Tả : Thiên Tỉnh (Hợp + huyệt Tả - Ttu.10).
Phối : Trung Chử (Du - Ttu.3), Bản Thần (Đ.13).

HÌNH KINH TAM TIÊU TỔNG QUÁT


HÌNH KINH TAM TIÊU TỔNG QUÁT

HÌNH BIỆT THỦ THIẾU DƯƠNG TAM TIÊU KINH


HÌNH BIỆT THỦ THIẾU DƯƠNG TAM TIÊU KINH

HÌNH KINH CÂN THỦ THIẾU DƯƠNG TAM TIÊU


HÌNH KINH CÂN THỦ THIẾU DƯƠNG TAM TIÊU

HÌNH HUYỆT VỊ KINH THỦ THIẾU DƯƠNG TAM TIÊU






HÌNH HUYỆT VỊ KINH THỦ THIẾU DƯƠNG TAM TIÊU

ĐƯỜNG LẠC DỌC - LẠC NGANG CỦA TÚC THIẾU DƯƠNG TAM TIÊU KINH

LẠC DỌC CỦA KINH THỦ THIẾU DƯƠNG TAM TIÊU
LẠC NGANG CỦA KINH THỦ THIẾU DƯƠNG TAM TIÊU

CÁC HUYỆT CỦA THỦ THIẾU DƯƠNG TAM TIÊU KINH


1 - QUAN XUNG
 Tên Huyệt : Quan = cửa ải; Xung = xung yếu. Ý chỉ rằng kinh mạch làm cho khí huyết mạnh lên . Huyệt là cửa ải của 2 huyệt Thiếu Xung (Tm.1) và Trung Xung (Tb.9), vì vậy gọi là Quan Xung (Trung Y Cương Mục).
 Xuất Xứ : Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2).
 Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 1 của kinh Tam Tiêu.
+ Huyệt Tỉnh, thuộc hành Kim.
 Vị Trí : Ở bờ trong ngón tay áp út, cách chân móng 0,1 thốn.
 Giải Phẫu  : Dưới da là xương, ở giữa chỗ bám gân ngón đeo nhẫn của cơ gấp chung ngón tay sâu vàcơ duỗi chung ngón tay, bờ trong của đốt 3 xương ngón tay thứ tư.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh trụ và dây thần kinh quay.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C8 hoặc D1.
 Tác Dụng: Sơ khí hóa ở kinh lạc, giải uất nhiệt ở Tam Tiêu.
Chủ Trị: Trị đầu đau, họng viêm, sốt cao.
 Phối Huyệt:
1.       Phối Dịch Môn (Ttu.2) + Phong Trì (Đ.20) + Thiên Trụ (Bq.10) + Thương Dương (Đtr.1) trị nhiệt bệnh không ra mồ hôi, cảm phong nhiệt (Giáp Ất Kinh).
2.       Phối [Túc] Khiếu Âm (Đ.44) + Thiếu Trạch (Ttr.1) trị họng tê, lưỡi rụt, miệng khô (Thiên Kim Phương).
3.       Phối Nhiên Cốc (Th.2) + Thừa Tương (Nh.24) + Ý Xá (Bq.49) trị tiêu khát, uống nước nhiều (Bị Cấp Thiên Kim Phương).
4.       Phối Đại Hoành (Ty.15) trị trẻ nhỏ bị uốn ván (Bách Chứng Phú).
Phối Thiếu Thương (P.11) + Thiếu Trạch (Tr.1) + Thiếu Xung (Tm.9) + Thương Dương (Đtr.1) + Trung Xung (Tb.9) trị trúng phong bất tỉnh (Châm Cứu Đại Thành).
6.  Phối Chiếu Hải (Th.6) + Liệt Khuyết (P.7) + Trung Quản (Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tỳ Du (Bq.20) trị tiêu khát (ChâmCứu Đại Toàn).
7.  Phối Ẩn Bạch (Ty.1) + Dũng Tuyền (Th.1) + Phong Long (Vi.40) + Thiếu Thương (P.11) + Thiếu Xung (Tm.9) trị họng sưng đau (Y Học Cương Mục).
 8.  Phối Á Môn (Đc.15) trị nói khó, nói ngọng (Châm Cứu Học Thượng Hải).
 Châm Cứu: Châm thẳng 0,1 - 0,2 thốn hoặc châm nặn máu. Cứu 1 - 3 tráng - ôn cứu 5 - 10 phút.
Tham Khảo :
.Thiên ‘Nhiệt Bệnh’ ghi: “Họng đau, lưỡi co rút, miệng khô, Tâm phiền, Tâm thống, mặt trong cánh tay đau, tay không giơ lên đầu được, nên châm ở ngón tay áp út, phía ngón út, cách gốc móng 1 lá hẹ [h. Quan Xung] (LKhu 23, 56).
.Thiên ‘Quyết Bệnh’ ghi: Tai điếc, thủ huyệt ở ngón tay áp út, chỗ giao nhục với móng tay [h. Quan Xung], (LKhu 24, 26).
2 - DỊCH MÔN
 Tên Huyệt : Châm huyệt này có tác dụng tăng tân dịch, vì vậy gọi là Dịch Môn (Trung Y Cương Mục).
 Xuất Xứ : Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2).
 Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 2 của kinh Tam Tiêu.
+ Huyệt Vinh, thuộc hành Thủy.
  Vị Trí : Giữa xương bàn ngón tay thứ 4 và 5, nơi chỗ lõm ở kẽ ngón tay, ngang phần tiếp nối của thân với đầu trên xương đốt ngón tay.
 Giải Phẫu  : Dưới da là chỗ bám của cơ gian cốt mu tay, bờ trong đầu trên đốt 1 xương ngón tay thứ 2.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh trụ.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C8 hoặc D1.
 Tác Dụng: Thanh nhiệt, thông nhĩ khiếu.
Chủ Trị: Trị bàn tay và ngón tay sưng đau, họng viêm, đầu đau, tai ù, điếc, sốt rét.
 Phối Huyệt:
1.       Phối Phong Trì (Đ.20) + Quan Xung (Ttu.1) + Thiên Trụ (Bq.10) + Thương Dương (Đtr.1) trị nhiệt bệnh không ra mồ hôi (Giáp Ất Kinh).
2.       Phối Khiếu Âm (Đ.11) + Thiếu Trạch (Ttr.1) trị họng đau (Thiên KimPhương).
3.       Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Hãm Cốc (Vi.43) + Thiên Trì (Tb.1) trị sốt rét (Tư Sinh Kinh).
4.       Phối Tiền Cốc (Ttr.2) trị cánh tay không giơ lên được (Tư Sinh Kinh).
5.       Phối Ngư Tế (P.10) trị họng đau (Châm Cứu Tụ Anh).
6.       Phối Trung Chử (Ttu.3) trị ngón tay áp út sưng (Thần Cứu Kinh Luân).
7.       Phối Túc Tam Lý (Vi.36) trị tai điếc đột ngột (Thần Cứu Kinh Luân).
8.       Phối Cao Hoang (Bq.43) + Giải Khê (Vi.31) + Nội Quan (Tb.6) + Thần Môn (Tm.7) trị tim hồi hộp, hay quên, mất ngủ (Thần Cứu Kinh Luân).
 Châm Cứu: Châm thẳng 0,3 - 0,5 thốn. Cứu 1 - 3 tráng - Ôn cứu 3 - 5 phút.
Tham Khảo :  “Trị phụ nữ không có sữa : trước tiên châm bên ngoài móng ngón tay út (Thiếu Trạch), sâu 0,1 thốn, Dịch Môn cả 2 tay, sâu 0,3 thốn, Thiên Tỉnh, 2 tay, sâu 0,6 thốn” (Thiên Kim Dực Phương).
3 - TRUNG CHỬ
  Tên Huyệt :  Huyệt ở giữa (trung) chỗ lõm khe xương bàn - ngón tay 4 - 5, giống hình bãi sông (Chử), vì vậy gọi là Trung Chử.
  Tên Khác : Hạ Đô.
  Xuất Xứ : Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2).
  Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 3 của kinh Tam Tiêu.
+ Huyệt Du, thuộc hành Mộc, huyệt Bổ.
   Vị Trí : Trên mu tay, giữa ngón tay xương bàn tay thứ 4 và thứ 5, trong chỗ lõm trên kẽ ngón tay 1 thốn.
  Giải Phẫu : Dưới da là khe giữa gân duỗi ngón thứ 2 của cơ duỗi chung ngón tay và cơ duỗi riêng ngón tay thứ 5, cơ gian cốt mu tay, cơ gian cốt gan tay, cơ giun, bờ trong đầu dưới xương bàn tay 4.
 Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh quay và dây thần kinh trụ.
 Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C8 hoặc D1.
  Tác Dụng: Lợi nhĩ khiếu, sơ khí cơ của Thiếu Dương.
 Chủ Trị: Trị tai ù, điếc, đầu đau, họng đau, chi trên liệt.
  Phối Huyệt:
1.       Phối Chi Câu (Ttu.6) + Nội Đình (Vi.44) trị miệng đau, nuốt đau (Thiên Kim Phương).
2.       Phối Thái Khê (Th.3) trị cuống họng sưng (Châm Cứu Đại Thành).
3.       Phối Đại Đôn (C.1) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị thương hàn bất tỉnh (Châm Cứu Cứu Đại Thành).
4.       Phối Khâu Khư (Đ.40) + Thương Dương (Đtr.1) trị sốt rét (Châm Cứu Đại Thành).
5.       Phối Dịch Môn (Ttu.2) trị tay và cánh tay sưng đỏ, đau (Ngọc Long Ca).
6.       Phối Ế Phong (Ttu.17) + Nhĩ Môn (Ttu.21) trị tai ù, điếc (Châm Cứu Học Thượng Hải).
 Châm Cứu: Châm thẳng 0,3 - 0,5 thốn. Cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút.
4 - DƯƠNG TRÌ
 Tên Huyệt : Huyệt ở chỗ lõm, giống hình cái ao (tù) ở mu cổ tay (mặt ngoài = Dương) vì vậy gọi là Dương Trì.
 Tên Khác : Biệt Dương.
 Xuất Xứ : Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2).
 Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 4 của kinh Tam Tiêu.
+ Huyệt Nguyên.
+ Châm đặc biệt trong trường hợp khát nước, cổ tay đau âm ỉ.
+ 1 trong 14 Yếu Huyệt để điều chỉnh hạ tiêu (Châm Cứu Chân Tủy).
  Vị Trí : Ở chỗ lõm trên lằn ngang khớp xương cổ tay, khe giữa gân cơ duỗi chung ngón tay và cơ duỗi riêng ngón tay trỏ, khe giữa đầu dưới xương quay và xương trụ.
 Giải Phẫu  : Dưới da là khe giữa gân cơ duỗi chung ngón tay và duỗi riêng ngón tay trỏ ở ngoài với gân cơ duỗi riêng ngón tay út ở trong, khe giữa đầu dưới xương quay và xương trụ, ở trên xương nguyệt.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh trụ.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C8 hoặc D1.
 Tác Dụng: Thư cân, thông lạc, giải nhiệt ở bán biểu, bán lý.
Chủ Trị: Trị khớp cổ tay và tổ chức mềm chung quanh viêm.
 Phối Huyệt:
1.       Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) + Trung Chử (Ttu.3) + Xích Trạch (P.5) trị khớp ngón tay bị co rút (Châm Cứu Đại Thành).
2.       Phối Giải Khê (Vi.41) + Hậu Khê (Ttr.3) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Lệ Đoài (Vi.45) + Phong Trì (Đ.20) trị thương hàn mà mồ hôi không ra (Châm Cứu Tụ Anh).
3.       Phối Dương Cốc (Ttr.5) + Dương Khê (Đtr.5) + Ngoại Quan (Ttu.6) trị cổ tay và tay đau (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
4.       Phối Bát Tà + Đại Lăng (Tb.7) + Tứ Phùng  trị khớp ngón tay viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
5.       Phối Đại Chùy (Đc.14) + Phong Môn (Bq.12) + Thiên Trụ Bq.10)  trị đầu đau, nóng lạnh, không ra mồ hôi (Châm Cứu Học Thượng Hải).
6.       Cứu Dương Trì (trái) chung với Trung Quản (Nh.12) trị tửcung lệch về bên trái (Châm Cứu Chân Tủy).
 Châm Cứu: Châm thẳng 0,3 - 0,5 thốn. Châm trị bịnh ở khớp cổ tay, hướng mũi kim qua 2 bên. Cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút.
5 - NGOẠI QUAN
 Tên Huyệt : Huyệt ở phía ngoài so với huyệt Nội Quan, vì vậy gọi là Ngoại Quan (Trung Y Cương Mục).
 Xuất Xứ : Thiên ‘Kinh Mạch’ (LKhu.10).
 Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 5 của kinh Tam Tiêu.
+ Huyệt Lạc.
+ 1 trong Bát Hội Huyệt (huyệt giao hội với Dương Duy Mạch),
+ Biệt Tẩu của kinh Quyết Âm.
 Vị Trí : Trên lằn chỉ cổ tay 2 thốn, giữa xương quay và xương trụ, ở mặt giữa sau cánh tay.
 Giải Phẫu  : Dưới da là khe giữa các cơ duỗi chung ngón tay và cơ duỗi dài riêng ngón tay cái ở ngoài, với các cơ duỗi riêng ngón tay út và cơ duỗi riêng ngón tay trỏ ở trong, giữa màng gian cốt.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh quay.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C7.
 Tác Dụng: Giải biểu nhiệt, khu đờm, thông khí trệ ở kinh lạc.
Chủ Trị: Trị chi trên liệt, thần kinh gian sườn đau, đầu đau, tai ù, điếc, cổ gáy cứng, sốt, cảm mạo.
 Phối Huyệt:
1.       Phối Hội Tông (Ttu.7) trị tai ù (Thiên Kim Phương).
2.       Phối Khúc Trì (Đtr.11) + Thiên Tỉnh (Ttu.10) trị cánh tay teo, liệt, tê (Thiên Kim Phương).
3.       Phối Đại (Thái) Uyên (P.9) + Nội Đình (Vi.44) + Thương Khâu (Ty.5) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị miệng không mở được (Thiên Kim Phương).
4.       Phối Chi Câu (Ttu.6) + Đại Lăng (Tb.7) trị bụng bị bí kết (Ngọc Long Ca).
5.       Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Khúc Trì (Đtr.11) + Phong Thị (Đ.31) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thủ Tam Lý (Đtr.10) trị tay chân đau do phong thấp (Châm Cứu Đại Thành).
6.       Tả Ngoại Quan (Ttu.5) thấu Nội Quan (Tb.6) trị hông sườn đau (Y Học Cương Mục).
7.       Phối Hậu Khê (Ttr.3) trị đầu và mắt đau (Thần Cứu Kinh Luân).
8.       Phối Đại Chùy (Đc.14) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) trị cảm mà không sốt (Châm Cứu Học Giản Biên).
9.       Phối Ế Phong (Ttu.17) + Giáp Xa (Vi.6) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) trị quai bị (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
10.   Phối Bá Hội (Đc.20) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Liệt Khuyết (P.7) trị ngoại cảm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
11.   Phối Khúc Trì (Đtr.11) trị tay cứng đờ (Châm Cứu Học Thượng Hải).
12.   Phối Dương Phụ (Đ.38) + Nội Quan (Tb.6) trị hông ngực đau nhói (Châm Cứu Học Thượng Hải).
13.   Phối Dưỡng Lão (Ttr.6) + Nội Quan (Tb.6) trị khớp cổ tay đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).
 Châm Cứu: Châm thẳng 0,5 - 1 thốn, hoặc xiên qua Nội Quan. Cứu 3 - 5 tráng - Ôn cứu 5 - 10 phút.
Tham Khảo :
( ”Biệt của thủ Thiếu dương gọi là Ngoại Quan... Bệnh thực thì quyết, hư thì liệt, què, ngồi xuống không đứng lên được. Nên thủ huyệt lấc để châm” (LKhu 10, 158).
( “Khớp tay chân sưng đau, gối lạnh, tay chân tê, đầu đau do phong, lưng đau, gân xương trong và ngoài đùi đau, đỉnh đầu đau, xương chân mày đau, tay chân nóng, tay chân tê, mồ hôi trộn, mắt sưng, mắt lở loét, thương hàn mà biểu nóng, ra mồ hôi, duy chỉ có huyệt Ngoại Quan là cần thiết” (Bát Mạch Bát Huyệt Trị Chứng Ca).
6 - CHI CÂU
 Tên Huyệt  : Huyệt ở vị trí  có hình dạng giống như lạch nước (câu) tách ra (chi), vì vậy gọi là Chi Câu.
 Tên Khác  : Phi Hổ.
 Xuất Xứ  : Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2).
 Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 6 của kinh Tam Tiêu.
+ Huyệt Kinh, thuộc hành Hoả.
 Vị Trí  : Trên lằn cổ tay 3 thốn, giữa khe xương trụ và xương quay, trên huyệt Ngoại Quan 1 thốn.
 Giải Phẫu  : Dưới da là khe giữa các cơ duỗi chung ngón tay và cơ duỗi dài riêng ngón tay cái ở ngoài với các cơ duỗi riêng ngón tay út và cơ duỗi riêng ngón tay trỏ ở trong, giữa màng gian cốt.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh quay.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C7.
 Tác Dụng : Thanh Tâm hoả, giáng nghịch, tuyên khí cơ, tán ứ kết.
Chủ Trị : Trị chi trên liệt, vai lưng đau, thần kinh gian sườn đau, họng đau, sốt cao, táo bón.
 Phối Huyệt :
1.       Phối Chương Môn (C.13) + Uyên Dịch (Đ.22) trị mã đao (Giáp Ất Kinh).
2.       Phối Quan Xung (Ttu.1) trị vai, tay đau (Thiên Kim Phương).
3.       Phối Chương Môn (C.13) trị mũi đau, hạch lao ở cổ (Thiên Kim Phương).
4.       Phối Khúc Tân (Đ.7) + Linh Đạo (Tm.4)  + Phù Đột (Đtr.18) + Thiên Song (Ttr.16) trị mất tiếng đột ngột (Thiên Kim Phương).
5.       Phối Nhiên Cốc (Tanh.2) + Thái Khê (Th.3) trị vùng tim đau như kim đâm (Thiên Kim Phương).
6.       Phối cứu Chương Môn (C.13) + Dương Phụ (Đ.38) + Túc Lâm Khấp (Đ.41), mỗi huyệt 100 tráng, trị loa lịch, lao hạch ( Tư Sinh Kinh).
7.       Phối Ngoại Quan (Ttu.5) + Chương Môn (C.13) trị hông sườn đau (Châm Cứu Đại Thành).
8.       Phối Chương Môn (C.13) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Ủy Trung (Bq.40) trị hông đau do thương hàn (Châm Cứu Đại Thành).
9.       Phối Côn Lôn (Bq.60) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Nhân Trung (Đc.26) + Ủy Trung (Bq.40) + Xích Trạch (P.5) trị lưng đau do chấn thương (Châm Cứu Đại Thành).
10.   Phối Chiếu Hải (Th.6) + Chương Môn (C.13) + Thái Bạch (Ty.4) trị đại tiện không thông (Châm Cứu Đại Thành).
11.   Phối Đản Trung (Nh.17) + Khí Hải (Nh.6) + Nhũ Căn (Vi.18) + Trung Quản (Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị các chứng thổ huyết ( Châm Cứu Đại Thành).
12.   Phối Đại Lăng (Tb.7) + Đản Trung (Nh.17) + Phế Du (Bq.13) trị phế ung, ho (Châm Cứu Đại Thành).
13.   Phối Chiếu Hải (Th.6) trị táo bón (Ngọc Long Ca).
14.   Phối Đại Lăng (Tb.7) + Ngoại Quan (Ttu.5) trị bụng đau do bí kết ( Ngọc Long Ca).
15.   Chi Câu (Ttu.6) [đau bên trái châm bên pHải và ngược lại] + Ủy Trung (Bq.40) [xuất huyết] trị ngực và hông đau (Ngọc Long Ca),
16.   Phối Chiếu Hải (Th.6) + Nội Quan (Tb.6) trị đại tiện bón, thoát giang (Châm Cứu Tập Thành).
17.   Tả Chi Câu (Ttu.5) xuyên đến Gian Sử (Tb.5) trị hông sườn đau (Y Học Cương Mục).
18.   Bổ Chi Câu (Ttu.5) + tả Túc Tam Lý (Vi.36) trị đại tiện bí   ( Y Học Nhập Môn).
19.   Phối Cách Du (Bq.17) + Dương Cốc (Ttr.4) + Thân Mạch (Bq.62) + Uyển Cốt (Ttr.5) trị hông sườn đau (Thần Cứu Kinh Luân).
20.   Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Túc Lâm Khấp (Đ.41) trị thương hàn gây đau lưng (Châm Cứu Toàn Thư).
21.   Phối Dũng Tuyền (Th.1) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khí Hải (Nh.6) + Thập Tuyên + Túc Tam Lý (Vi.36) trị chứng thử quyết (Trung Hoa Châm Cứu Học).
22.   Phối Đại Hoành (Ty.15) xuyên Thiên Xu (Vi.20) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị táo bón (Châm Cứu Học Thượng Hải).
23.   Phối Đàn Trung (Nh.17) + Nhũ Căn (Vi.18) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị sữa ít (Châm Cứu Học Thượng Hải).
24.   Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) trị hông sườn đau, cơn đau so?i mật (Châm Cứu Học Việt Nam).
 Châm Cứu : Châm thẳng 0,8 - 1,2 thốn. Cứu 3 - 5 tráng - Ôn cứu 5 - 10 phút.
Tham Khảo :
.“Huyệt Chi Câu có tác dụng tiết nhiệt ở Tam Tiêu cho nên dùng trị Tam Tiêu tướng hỏa qua thịnh gây ra táo bón. Thường dùng phối hợp với huyệt Chiếu Hải để tả hỏa, bổ hư, tăng dịch” ( Trung Y Cương Mục).
.“ Ngày xưa, đào đất gọi là cấu. Vì nhánh mạch của nó thẳng với huyệt Gian Sử (Tb.5) của kinh thủ Quyết Âm Tâm Bào, đường vận hành mạch khí của nó giống như nước  rót vào trong rãnh (câu), vì vậy, gọi là Chi Cấu” (Kinh Huyệt Thích Nghĩa Hội Giải).
7 - HỘI TÔNG
 Tên Huyệt : Hội = họp lại. Tông =  dòng dõi, cái kế tiếp. Khí của Tam Tiêu từ huyệt Chi Câu đổ về hội tụ ở huyệt này trước khi chuyển đến huyệt kế tiếp (tông) là huyệt Tam Dương lạc, vì vậy, gọi là Hội Tông (Trung Y Cương Mục).
 Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
 Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 7 của kinh Tam Tiêu.
+ Huyệt Khích.
+ Châm trong trường hợp khí của Tam Tiêu bị rối loạn.
 Vị Trí : Mặt sau cẳng tay, trên lằn cổ tay 3 thốn, ngang huyệt Chi Câu, cách 1 thốn, về phía sát bờ ngoài xương trụ.
 Giải Phẫu  : Dưới da là khe giữa cơ trụ sau và cơ duỗi riêng ngón tay trỏ, bờ ngoài xương trụ.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh tay quay.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C7.
Chủ Trị: Trị cánh tay đau, điếc, động kinh, van tim hẹp.
 Phối Huyệt:
1.       Phối Ế Phong (Ttr.17) trị tai điếc (Giáp Ất Kinh).
2.       Phối Ngoại Quan (Ttu.5) trị tai ù (Tư Sinh Kinh).
 Châm Cứu: Châm thẳng 0,5 - 1 thốn. Cứu 3 - 5 tráng - Ôn cứu 5 - 10 phút.
8 - TAM DƯƠNG LẠC
 Tên Huyệt : Huyệt là nơi lạc mạch của 3 đường kinh Dương ở tay giao hội, vì vậy gọi là Tam Dương Lạc (Trung Y Cương Mục).
 Tên Khác : Quá Môn, Thông Gian, Thông Môn, Thông Quan.
 Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
 Đặc Tính : Huyệt thứ 8 của kinh Tam Tiêu.
 Vị Trí : Trên lằn cổ tay 4 thốn, khe giữa xương quay và trụ, ở mặt sau cẳng tay.
 Giải Phẫu  : Dưới da là khe giữa cơ duỗi chung ngón tay và cơ duỗi riêng ngón tay út, giữa chỗ bám của cơ duỗi dài riêng và cơ duỗi ngắn riêng ngón tay cái ở trên màng gian cốt.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh quay.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C7.
 Tác Dụng: Khai khiếu, thông lạc.
Chủ Trị: Trị cánh tay đau, điếc, mất tiếng nói.
 Phối Huyệt:
1.       Phối Chi Câu (Ttu.6) + Thông Cốc (Bq.66) trị mất tiếng đột ngột (Tư Sinh Kinh).
2.       Phối Dịch Môn (Ttu.2) trị tai điếc đột ngột (Tư Sinh Kinh).
3.       Phối Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Khúc Trì (Đtr.11) + Kiên Tỉnh (Đ.21) + Thiên Tỉnh (Ttu.10) trị loa lịch, lao hạch (Châm Cứu Đại Thành).
4.       Phối Phong Trì (Đ.20) trị đầu đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).
 Châm Cứu: Châm thẳng 0,8 - 1,2 thốn. Cứu 3 - 5 tráng - Ôn cứu 5 - 10 phút.
 Ghi Chú  : Nếu ngộ châm gây ra ói mửa, tiêu chảy, mạch nhảy loạn nhịp, dùng huyệt Túc Tam Lý(Vi.36) hoặc Tam Âm Giao (Ty.6) để giải cứu. Châm 2 huyệt giải này cần vê kim nhiều lần để gây đắc khí, đồng thời lay động, kích thích cán kim khoảng 20 phút là được (DanhTừ Huyệt Vị Châm Cứu).
9 - TỨ ĐỘC
 Tên Huyệt : Độc = rãnh nước lớn. Huyệt ở phía sau huyệt Tam Dương Lạc (là nơi kinh khí của tam dương chảy qua, tạo thành rãnh nước lớn = độc). Sau tam là tứ, vì vậy gọi là Tứ Độc (Trung Y Cương Mục).
 Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
 Đặc Tính : Huyệt thứ 9 của kinh Tam Tiêu.
 Vị Trí : Ở mặt sau cẳng tay, dưới khớp khuỷ 5 thốn, giữa khe xương trụ và xương quay.
 Giải Phẫu : Dưới da là khe giữa cơ duỗi chung ngón tay và cơ duỗi riêng ngón tay út, cơ dạng dài ngón cái, màng gian cốt.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh quay.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C7.
Chủ Trị: Trị điếc, răng đau, cánh tay đau.
 Phối Huyệt:
1.       Phối Thiên Dũ (Ttu.16) trị điếc đột ngột (Tư Sinh Kinh).
2.       Phối Dịch Môn (Ttu.2) trị thở ngắn, trong họng có cảm giác vướng (Tư Sinh Kinh).
3.       Phối Phong Trì (Đ.20) thấu Phong Trì (bên kia) + Thái Dương thấu Suất Cốc trị đầu đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).
 Châm Cứu: Châm thẳng 0,5 - 1 thốn. Cứu 3 - 5 tráng - Ôn cứu 5 - 10 phút.
10 - THIÊN TỈNH
 Tên Huyệt : Thiên = trời, ý chỉ ở trên cao. Tỉnh = cái giếng, ý chỉ chỗ lõm. Huyệt ở chỗ lõm phía trên khớp khủy, giống hình cái giếng (tỉnh), vì vậy, gọi là Thiên Tỉnh (Trung Y Cương Mục).
 Xuất Xứ : Thiên ‘Bản Du’ (Lkhu.2).
 Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 10 của kinh Tam Tiêu.
+ Huyệt Hợp của kinh Tam Tiêu, thuộc hành Thổ.
+ Huyệt Tả của kinh Tam Tiêu.
 Vị Trí : Chỗ lõm trên đầu mỏm khuỷ xương trụ, trên khớp khuỷ 1 thốn, nơi gân cơ tam đầu cánh tay.
 Giải Phẫu  : Dưới da là gân cơ 3 đầu cánh tay, đầu dưới xương cánh tay.
 Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh quay.
 Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C6.
 Tác Dụng: Hóa đờm thấp ở kinh lạc.
Chủ Trị: Trị khớp khủy tay và tổ chức phầm mềm quanh khớp bị viêm, tim đau.
  Phối Huyệt:
1.       Phối Khúc Trì (Đtr.11) + Ngoại Quan (Ttu.5) trị tay tê dại (Thiên Kim Phương).
2.       Phối Tiểu Hải (Ttr.8) trị điên, động kinh (Thiên Kim Phương).
3.       Phối Tâm Du (Bq.15) + Thần Đạo (Đc.11) trị buồn sầu (Thiên Kim Phương ).
4.       Phối Túc Lâm Khấp (Đ.41) trị ngực tê, tim đau (Tư Sinh Kinh).
5.       Phối Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Khúc Trì (Đtr.11) + Kiên Tỉnh (Đ.21) + Tam Dương Lạc (Ttu.8) trị loa lịch, lao hạch (Châm Cứu Cứu Đại Thành).
6.       Phối cứu Tam Gian (Đtr.3) [21 tráng] + Thiên Trì (Tb.1) [14 tráng] trị loa lịch, lao hạch (Loại Kinh Đồ Dực).
7.       Phối Khúc Trì (Đtr.11) thấu Tý Nhu (Đtr.14) trị gáy tê, kết hạch [lao hạch] (Châm Cứu Học Giản Biên).
8.       Phối Khúc Trì (Đtr.11) thấu Thiếu Hải (Tm.3) trị bịnh ở khớp khuỷ (Châm Cứu Học Thượng Hải).
 Châm Cứu: Châm thẳng 0,5 - 1 thốn. Cứu 3 - 7 tráng - Ôn cứu 5 - 10 phút.
11 - THANH LÃNH UYÊN
 Tên Huyệt : Thanh Lãnh = hàn (lạnh) lương (mát); Uyên = chỗ lõm. Huyệt có tác dụng trị đầu đau rét run, tay không đưa lên được, các chứng hàn, vì vậy gọi là Thanh Lãnh Uyên (Trung Y Cương Mục).
 Tên Khác : Thanh Hạo, Thanh Lãnh Tuyền.
 Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
 Đặc Tính : Huyệt thứ 11 của kinh Tam Tiêu.
 Vị Trí : Trên khớp khuỷ tay 2 thốn, trên huyệt Thiên Tỉnh 1 thốn, co khuỷ tay lại để định vị trí  này.
 Giải Phẫu : Dưới da là gân cơ 3 đầu cánh tay, đầu dưới xương cánh tay.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh quay.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D6.
Chủ Trị: Trị vai và cánh tay đau, bệnh về mắt.
 Phối Huyệt: Phối Dương Cốc (Ttr.5) trị vai đau, không đưa tay lên được (Thiên Kim Phương).
 Châm Cứu: Châm thẳng 0,8 - 1,2 thốn. Cứu 3- 7 tráng - Ôn cứu 5 - 15 phút.
12 - TIÊU LẠC
 Tên Huyệt : Tiêu = nước rút đi; Lạc = bờ đê giữ nước. Huyệt ở chỗ lõm giống như chỗ nước rút xuống và đọng lại, vì vậy gọi là Tiêu Lạc (Trung Y Cương Mục).
 Tên Khác : Tiêu Thước.
 Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
 Đặc Tính : Huyệt thứ 12 của kinh Tam Tiêu.
  Vị Trí : Ở giữa đoạn nối huyệt Thanh Lãnh Uyên và Nhu Hội, trên khớp khuỷ tay 5 thốn, khe giữa phần ngoài và phần rộng ngoài của cơ tam đầu cánh tay.
 Giải Phẫu : Dưới da là khe giữa phần dài và phần rộng ngoài (Xoay cánh tay ra trước sẽ làm hiện rõ khe của phần dài và rộng ngoài của cơ 3 đầu cánh tay).
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh quay.
Chủ Trị: Trị cánh tay đau, cổ gáy cứng, đầu đau.
 Phối Huyệt: Phối Đầu Khiếu Âm (Đ.11) trị cổ gáy cứng (Tư Sinh Kinh).
 Châm Cứu: Châm thẳng 0,8 - 1 thốn. Cứu 3 - 7 tráng - Ôn cứu 5 - 10 phút.
13 - NHU HỘI
 Tên Huyệt : Phần trên cánh tay gọi là Nhu. Huyệt là nơi hội của kinh Tam Tiêu và mạch Dương kiều, vì vậy gọi là Nhu Hội (Trung Y Cương Mục).
 Tên Khác  : Nhu Khiếu.
 Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
 Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 13 của kinh Tam Tiêu.
+ Hội của Tam Tiêu (kinh) và mạch Dương Kiều.
 Vị Trí : Ngay dưới mỏm vai 3 thốn, nằm ở bờ sau cơ delta.
 Giải Phẫu  : Dưới da là bờ sau-dưới của cơ Delta, khe giữa phần dài và phần rộng ngoài của cơ 3 đầu cánh tay, xương cánh tay.
Thần kinh vận động cơ là dây thần kinh mũ và các nhánh của dây thần kinh quay.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C5.
Chủ Trị: Trị vai và cánh tay đau, khớp xương vai sưng đau, các bệnh về mắt.
 Phối Huyệt:
1.       Phối Thiên Song (Ttr.16) trị anh khí [bướu cổ] (Giáp Ất Kinh).
2.       Phối Thân Mạch (Bq.62) trị điên, hụt hơi (Thiên Kim Phương).
3.       Phối Chi Câu (Ttu.6) + Khúc Trì (Đtr.11) + Trữu Liêu (Đtr.12) + Uyển Cốt (Ttr.4) trị khớp khuỷ tay đau, cánh tay sưng đau, nách đau (Thiên Kim Phương).
4.       Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Thiên Dung (Ttr.17) + Thiên Đỉnh (Đtr.17) + Thiên Đột (Nh.22) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị bướu cổ (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học).
 Châm Cứu: Châm thẳng 0,8 - 1,2 thốn. Cứu 3 - 7 tráng - Ôn cứu 5 - 15 phút.
14 - KIÊN LIÊU
 Tên Huyệt  : Huyệt ở bên cạnh (liêu) vai (kiên), vì vậy gọi là Kiên Liêu.
 Xuất Xứ  : Giáp Ất Kinh.
 Đặc Tính : Huyệt thứ 14 của kinh Tam Tiêu.
 Vị Trí  : Đưa cánh tay ngang vai, hiện ra 2 chỗ hõm ở mỏm vai, huyệt ở chỗ hõm phía dưới và sau mỏm cùng vai, sau huyệt Kiên Ngung (Đtr.15) 1 thốn, dưới huyệt là khe giữa bó cùng và bó gai sống của cơ delta.
 Giải Phẫu  : Dưới da là khe giữa bó cùng và bó gai sống của cơ Delta, cơ trên sống, cơ dưới sống, khe của mỏm cùng vai và đầu trên xương cánh tay.
Thần kinh vận động cơ là dây thần kinh mũ, dây thần kinh trên vai.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết doạn thần kinh C4. 
Chủ Trị : Trị quanh khớp vai đau, chi trên liệt và đau.
 Phối Huyệt :
1.       Phối Dương Cốc (Ttr.5) + Thiên Tông (Ttr.11) trị cánh tay đau (Thiên Kim Phương).
2.       Kiên Liêu xuyên thấu Cực Tuyền (Tm.1) + Điều Khẩu (Vi.38) thấu Thừa Sơn (Bq.57) trị quanh khớp vai viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
 Châm Cứu :
· Châm thẳng 1 - 1,5 thốn khi trị bệnh ở khớp vai.
· Châm xiên, hướng xuống trong điều trị bệnh ở quanh khớp vai.
· Châm mũi kim giữa 2 khớp xương mỏm cao của xương đòn gánh và khớp xương lớn của cánh tay, mũi kim hướng xuống hoặc xuyên thấu huyệt Cực Tuyền khi trị cánh tay bị lệch ra ngoài.
15 - THIÊN LIÊU
 Tên Huyệt : Thiên = vùng trên cao. Huyệt ở hố trên vai ( phần trên = thiên), lại ở bên cạnh (liêu) mỏm cùng vai, vì vậy gọi là Thiên Liêu (Trung Y Cương Mục).
 Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
 Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 15 của kinh Tam Tiêu.
+ Huyệt giao hội với Dương Duy Mạch.
 Vị Trí : Tại trung điểm của đoạn nối huyệt Đại Chùy và bờ ngoài phía sau mỏm cùng vai, hoặc trung điểm của đoạn nối từ huyệt Kiên Tỉnh và Khúc Viên, nằm ở hố trên gai xương bả vai.
 Giải Phẫu : Dưới da là cơ thang, cơ trên sống và cơ góc.
Thần kinh vận động cơ là nhánh dây thần kinh sọ não số XI, nhánh đám rối cổ sâu, nhánh của dây thần kinh trên vai.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C4. 
Chủ Trị: Trị vai và khớp vai đau, cổ gáy nhức mỏi.
 Phối Huyệt: Phối Khúc Trì (Đtr.11) trị vai và cánh tay đau không giơ cao được (Tư Sinh Kinh).
 Châm Cứu: Châm thẳng, hơi hướng mũi kim tới vùng bả vai, sâu 0,5 - 0,8 thốn. Cứu 3 - 7 tráng - Ôn cứu 5 - 15 phút.
 Tham Khảo : “ Hàn nhiệt không ra mồ hôi, trong ngực đầy tức, nóng nảy, chọn huyệt Thiên Liêu làm chủ” (Giáp Ất Kinh).
16 - THIÊN DŨ
 Tên Huyệt : Celestial window - Fenêtre céleste.
Thượng bộ thuộc thiên; Dũ = cửa sổ, chỉ cổ gáy. Huyệt ở vùng trên = thiên, có tác dụng trị bệnh ở vùng cổ gáy, vì vậy gọi là Thiên Dũ (Trung Y Cương Mục).
 Tên Khác : Thiên Thính.
 Xuất Xứ : Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2).
 Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 16 của kinh Tam Tiêu.
+ Thuộc nhóm huyệt ‘Thiên Dũ’ (Thiên Dũ Ngũ Bộ) : Nhân Nghênh (Vi.9) + Phù Đột (Đtr.18) + Thiên Dũ (Ttu.16) + Thiên Phủ(P.3) + Thiên Trụ (Bq.12) (LKhu 21,20).
 Vị Trí : Ở phía ngoài cổ, bờ sau và trong gai xương chũm, bờ sau cơ ức-đòn-chũm, nơi góc hàm dưới. Hoặc lấy nếp sau gáy làm chuẩn, huyệt ở 1/3 ngoài của đường nối huyệt Thiên Trụ (Bq.12) và Thiên Dung (Ttr.17) .
 Giải Phẫu : Dưới da là bờ sau cơ ức-đòn-chũm, cơ gối đầu, cơ đầu dài.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của nhánh của đám rối cổ sâu, nhánh thần kinh chẩm lớn, nhánh thần kinh dưới chẩm.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C3.
 Tác Dụng: Thăng khí Dương lên đầu, thông lạc.
Chủ Trị: Trị cổ gáy cứng, tai điếc.
 Phối Huyệt:
1.       Phối Phong Trì (Đ.20) + Thượng Tinh (Đc.23) + Y Hy (Bq.45) trị mặt và mắt sưng (Giáp Ất Kinh).
2.       Phối Côn Lôn (Bq. 60) + Phong Môn (Bq.12) + Quan Nguyên (Nh.4) + Quan Xung (Ttu.1) trị chóng mặt, đầu đau do phong (Thiên Kim Phương).
3.       Phối Tứ Độc (Ttu.9) trị điếc đột ngột (Thiên Kim Phương).
4.       Phối Cự Cốt (Đtr.16) + Đại Trữ (Bq.11) + Khuyết Bồn (Vi.12) + Thần Đạo (Đc.11) + Thiên Đột (Nh.22) + Thủy Đạo (Vi.28) trị vai lưng đau (Thiên Kim Phương).
5.       Phối Hậu Khê (Ttr.3) trị cổ cứng (Tư Sinh Kinh).
6.       Phối Dịch Môn (Ttu.2) + Thính Cung (Ttr.19) trị lãng tai (Châm Cứu Học Thượng Hải).
7.       Phối Ế Phong (Ttu.17) + Hợp Cốc (Đtr.4) trị họng đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).
8.       Phối Côn Lôn (Bq. 60) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Phong Trì (Đ.20) trị eo lưng và lưng đau không xoay trở được (Châm Cứu Học Giản Biên).
 Châm Cứu: Châm thẳng 0,5 - 1 thốn. Cứu 1 - 3 tráng - Ôn cứu 3 - 5 phút.
  Tham Khảo : Thiên ‘Hàn Nhiệt Bệnh’ ghi: Bị điếc một cách nhanh chóng, mạnh bạo, khí bị che lấp xuống dưới làm tai điếc và mắt sáng, Thủ huyệt Thiên Dũ (LKhu.21, 17).
17 - Ế PHONG
 Tên Huyệt  : 2 tai giống như 2 cái quạt (ế), 2 dái tai có thể gập ra vào như để quạt gió (phong), vì vậy gọi là Ế Phong (Trung Y Cương Mục).
 Xuất Xứ  : Giáp Ất Kinh.
 Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 17 của kinh Tam Tiêu.
+ Huyệt giao hội với kinh Túc Thiếu Dương Đởm.
 Vị Trí  : Phía sau trái tai, nơi chỗ lõm giữa góc hàm dưới và gai xương chũm, sau mỏm nhọn cao nhất của trái tai, sát bờ trước cơ ức đòn chũm.
 Giải Phẫu  : Dưới da là phía trước bờ trước cơ ức-đòn-chũm, cơ trâm hầu, trâm móng, trâm lưỡi và cơ 2 thân, trên các cơ bậc thang.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não số XI và XII, nhánh của dây cổ số 3,4,5.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C2.
 Tác Dụng : Thông nhĩ khiếu, minh mục, khu phong tiết nhiệt.
Chủ Trị : Trị điếc, tai ù, tai lãng, tuyến mang tai viêm, thần kinh mặt liệt.
 Phối Huyệt :
1.       Phối Hạ Quan (Vi.7) + Hội Tông (Ttu.7)  trị tai điếc, khớp hàm dưới đau (Giáp Ất Kinh).
2.       Phối Thông Lý (Tm.5) trị mất tiếng đột ngột (Tư Sinh Kinh).
3.       Phối Thính Cung (Ttr.16) + Thính Hội (Đ.2) trị tai điếc do khí bế (Châm Cứu Đại Thành).
4.       Phối Thính Hội ((Đ.2) trị tai ù (Bách Chứng Phú).
5.       Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Nhĩ Môn (Ttu.21) + Thính Cung (Ttr.16) + Thính Hội (Đ.2) + Trung Chử (Ttu.3) trị tai ù điếc, tai cha?y máu (Châm Cứu Học Giản Biên).
6.       Phối Địa Thương (Vi.4) + Giáp Xa (Vi.6) + Hạ Quan (Vi.7) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Nghinh Hương (Đtr.20) + Tứ Bạch (Vi.2) trị liệt mặt (Châm Cứu Học Giản Biên).
7.       Phối Giáp Xa (Vi.6) + Hợp Cốc (Đtr.4) trị tuyến mang tai viêm cấp (Châm Cứu Học Thượng Hải).
8.       Phối Hạ Quan (Đtr.7) trị khớp hàm dưới đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).
9.       Phối Địa Thương (Vi.4) + Khiên Chính + Nghênh Hương (Đtr.20) trị liệt mặt (Châm Cứu Học Thượng Hải).
10.   Phối Thính Cung (Ttr.16) + Thính Huyệt + Thính Thông trị tai ù (Châm Cứu Học Thượng Hải).
11.   Phối Thiên Tỉnh (Ttu.10) + Túc Lâm Khấp (Đ.41) trị lao hạch (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học).
 Châm Cứu : Châm thẳng 0,5 - 1 thốn, hoặc hướng mũi kim về phía mắt đối diện. Cứu 1 - 3 tráng - Ôn cứu 5 - 10 phút.
18 - KHẾ MẠCH
  Tên Huyệt : Khế chỉ sự co rút, Mạch = huyết lạc. Huyệt ở nơi cân lạc mạch của tai, có tác dụng trị trẻ nhỏ kinh giật (co rút = khế), vì vậy gọi là Khế Mạch (Trung Y Cương Mục).
 Tên Khác : Thể Mạch, Tư Mạch
 Xuất Xứ  : Giáp Ất Kinh.
 Đặc Tính : Huyệt thứ 18 của kinh Tam Tiêu.
 Vị Trí : Phía sau tai, giữa gai xương chũm, hoặc khi ép vành tai vào đầu, huyệt ở chỗ nối 1/3 dưới và 2/3 trên của đường cong theo bờ vành tai từ huyệt Ế Phong đến Giác Tôn, nơi cơ ức đòn chũm.
 Giải Phẫu  : Dưới da là chỗ cơ ức-đòn- chũm, cơ gối đầu, cơ đầu dài và cơ 2 thân bám vào mỏm xương chũm.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não số XI, nhánh của đám rối cổ sâu, nhánh dây thần kinh chẩm lớn, dây thần kinh chẩm dưới và dây thần kinh sọ não số XII.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C2.
Chủ Trị: Trị tai ù, điếc, liệt mặt.
 Phối Huyệt:
1.       Phối Trường Cường (Đc.1) trị tre? nho? bị động kinh (Giáp Ất Kinh).
2.       Phối Hoàn Cốt (Đ.12) trị đầu phong, sau tai đau (Tư Sinh Kinh).
 Châm Cứu: Châm luồn dưới da 0,3 - 0,5 thốn. Cứu 1 - 3 tráng - Ôn cứu 3 - 5 phút.
19 - LƯ TỨC
Tên Huyệt  : Lư = đỉnh đầu. Tức ở đây có nghĩa là hưu tức, làm cho yên. Huyệt có Tác Dụng thanh tả tướng hỏa của Tam Tiêu, khiến cho phong tà được ổn định, là hưu tức. Vì vậy gọi là Lư Tức (Trung Y Cương Mục).
Xuất Xứ  : Giáp Ất Kinh..
Đặc Tính : Huyệt thứ 19 của kinh Tam Tiêu.
Vị Trí  : Sau loa tai, trên huyệt Khế Mạch 1 thốn hoặc ép sát vành tai vào đầu, huyệt ở chỗ nối 2/3 dưới và 1/3 trên của đường cong theo bờ vành tai từ huyệt Ế Phong đến Giác Tôn.
Giải Phẫu  : Dưới da là cơ tai sau, cơ chẩm, xương chẩm.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh mặt và nhánh của dây thần kinh chẩm lớn.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C2.
Chủ Trị : Trị tai giữa viêm, tai ù, nôn mửa, co giật
Châm Cứu : Châm xiên 0,3-0,5 thốn - Cứu 1-3 tráng - Ôn cứu 3-5 phút.
 Ghi Chú :Nếu ngộ châm gây ra tai ù, đau, dùng huyệt Dương Trì để giải, châm 0,3 thốn, vê kimhướng về phía trong chừng 10 giây, xong rút kim ra thì có thể kho?i (Danh Từ Huyệt VịChâm Cứu).
Tham Khảo : “Co giật mà không dùng đến huyệt Lư Tức thì không khỏi (Bách Chứng Phú).
20 - GIÁC TÔN
 Tên Huyệt  : Giác = góc trên tai; Tôn = tôn lạc. Ý chỉ phần trên tai liên hệ với lạc, vì vậy gọi là Giác Tôn (Trung Y Cương Mục).
 Xuất Xứ  : Thiên ‘Hàn Nhiệt Bệnh’ (LKhu.21).
 Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 20 của kinh Tam Tiêu.
+ Huyệt giao hội với kinh Túc Thiếu Dương và Thủ Thái Dương.
 Vị Trí  : Gấp vành tai về phía trước, huyệt ở bờ trên loa tai, trong chân tóc nơi có cơ cư? động khi há miệng nhai, dưới huyệt là cơ tai trên, cơ thái dương.
 Giải Phẫu  : Dưới da là cơ tai trên, cơ thái dương, xương thái dương.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh mặt và nhánh của dây thần kinh sọ não V.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C2. 
Chủ Trị : Trị tai nóng đo?, vành tai viêm, mộng thịt mắt, răng đau, quai bị (đốt bằng bấc đèn).
 Phối Huyệt :
1.       Phối Giáp Xa (Vi.6) trị răng đau không nhai được (Thiên Kim Phương).
2.       Phối Tiểu Hải (Ttr.8) trị lợi răng đau (Châm Cứu Đại Thành).
3.       Phối Túc Tam Lý (Vi.36) trị mắt có màng (Thần Cứu Kinh Luân).
4.       Phối Ế Phong (Ttr.17) + Nhĩ Môn (Ttu.21) + Phong Trì (Đ.20) trị tai đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).
5.       Phối Phong Trì (Đ.20) + Thái Dương + Can Du (Bq.18) + Cách Du (Bq.17) trị thần kinh thị giác viêm (Châm Cứu Học Giản Biên).
 Châm Cứu : Châm xiên 0,3 - 0,5 thốn - Cứu 1 - 3 tráng - Ôn cứu 5 - 10 phút.
 Ghi Chú : Lỡ bị ngộ châm, dễ sinh ra não xung huyết làm người bịnh hôn mê (ngất), nên châm huyệt Tam Dương Lạc để giải cứu. Châm cạn, tối đa sâu 0,5 thốn, hướng mũi kim về phía dưới, dùng thủ pháp nhẹ.
 Tham Khảo : “Kinh túc Thái dương có đi vào vùng xương má và mũi, lan tỏa ra vùng răng, (Mạch mà nó hợp để đi vào ) đó là huyệt Giác Tôn. Khi răng trên đau, nên thủ các huyệt ở vùng trước (Giác Tôn) thuộc xương mũi má” (LKhu.20,23).
21 - NHĨ MÔN
 Tên Huyệt : Huyệt ở vị trí  ngay trước (được coi như cửa = môn) của tai (nhĩ) vì vậy gọi là Nhĩ Môn.
 Tên Khác : Nhĩ Tiền, Tiểu Nhĩ.
 Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
 Đặc Tính : Huyệt thứ 21 của kinh Tam Tiêu.
 Vị Trí : Ở ngay phía trước rãnh trên bình tai, đầu trên chân bình tai, nơi cơ tai trước.
 Giải Phẫu  : Dưới da là cơ tai trước, xương thái dương.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh mặt
Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V.
 Tác Dụng: Khai nhĩ khiếu, sơ tà nhiệt, thông khí cơ.
Chủ Trị: Trị tai ù, điếc, tai giữa viêm.
 Phối Huyệt:
1.       Phối Ty Trúc Không (Ttu.23) trị răng đau (Thiên Kim Phương).
2.       Phối Ế Phong (Ttu.17) + Não Không (Đ.19) trị tai ù, điếc (Tư Sinh Kinh).
3.       Phối Ế Phong (Ttu.17) + Hợp Cốc (Đtr.4) trị tai giữa viêm (Châm Cứu Đại Thành).
4.       Phối (Địa) Ngũ Hội (Đ.42) [châm trước] + Túc Tam Lý (Vi.36) trị lưng đau, tai ù (Thiên Tinh Bí Quyết).
5.       Phối Ế Phong (Ttu.17) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Thính Cung (Ttr.16) + Thính Hội (Đ.2) + Trung Chử (Ttu.3) trị tai ù, điếc, tai có mủ (Châm Cứu Học Giản Biên).
6.       Phối Túc Ích Thông + Y Lung trị câm điếc (Châm Cứu Học Thượng Hải).
7.       Phối Ế Phong (Ttu.17) + Hợp Cốc (Đtr.4) trị tai giữa viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
8.       Phối Chiên Trung (Nh.17) + Khí Hải (Nh.6) + Thính Hội (Đ.2) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị tai ù do khí hư (Trung Hoa Châm Cứu Học).
 Châm Cứu: Châm thẳng 0,5 - 1 thốn, khi châm, há miệng ra hướng mũi kim xuống. Cứu 1 - 3 tráng - Ôn cứu 3 - 5 phút.
 Tham Khảo : Thiên ‘Quyết Bệnh’ ghi: “Tai kêu, Thủ huyệt ở động mạch trước tai [huyệt Nhĩ Môn]” (LKhu.24, 24).
22 - HÒA LIÊU
 Tên Huyệt : Hòa ở đây là điều hòa. Huyệt có tác dụng điều hòa âm thanh cho nghe rõ, lại nằm ở gần (liêu) phía trước tai, vì vậy gọi là Hòa Liêu (Trung Y Cương Mục).
 Tên Khác : Thiên Liêu.
 Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
 Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 22 của kinh Tam Tiêu.
+ Huyệt giao hội của Thủ Thiếu Dương, Túc Thiếu Dương và Thủ Thái Dương.
 Vị Trí : Phía trước lỗ tai, trong chân tóc, trước và trên huyệt Nhĩ Môn. Huyệt ở bờ trên của mỏm tiếp xương thái dương phía trên và sau bờ sau chân tóc mai, sờ thấy động mạch thái dương nông, trước bình tai 1 đốt ngón tay.
 Giải Phẫu  : Dưới da là cơ tai trên, cơ thái dương, xương thái dương.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh mặt, nhánh của dây thần kinh sọ não số 5.
Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V.
Chủ Trị: Trị đầu đau, tai ù, thần kinh mặt liệt, cấm khẩu.
 Châm Cứu: Châm xiên dưới da 0,3 - 0,5 thốn. Cứu 1 - 3 tráng.
 Ghi Chú : Cẩn thận khi cứu vì dễ gây bỏng.
 23 - TY TRÚC KHÔNG
 Tên Huyệt : Ty Trúc = lông mày; Không = lỗ hổng. Huyệt ở chỗ lõm (không), ngoài đuôi lông mày ( giống như sợi tơ = lông mày), vì vậy gọi là Ty Trúc Không (Trung Y Cương Mục).
 Tên Khác : Cư Liêu, Mục Giao, Mục Liêu, My Sảo.
 Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
 Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 23 của kinh Tam Tiêu.
+ Huyệt có những mạch phụ chạy tới huyệt Đồng Tử Liêu (Đ.1).
 Vị Trí : Tại chỗ lõm bên ngoài đuôi lông mày, ấn vào có cảm giác ê tức, bờ ngoài cơ vòng mi.
 Giải Phẫu : Dưới da là bờ ngoài cơ vòng mi và phần bám vào da cung mày của cơ trán, xương trán.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh mặt.
Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V.
 Tác Dụng: Tán phong, chỉ thống, thanh hoả, tiết nhiệt, thông điều khí cơ của Tam Tiêu.
Chủ Trị: Trị đầu đau, các bệnh về mắt.
 Phối Huyệt:
1.       Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Phong Trì (Đ.20) trị thiên chính đầu phong, đầu đau (Châm Cứu Đại Thành).
2.       Phối Toàn Trúc (Bq.2) trị mắt sưng đỏ (Thắng Ngọc Ca).
3.       Châm Ty Trúc Không thấu Suất Cốc (Đ.8) trị nửa đầu đau (Ngọc Long Ca).
4.       Phối Thái Dương + Toàn Trúc (Bq.2) trị mắt sưng đỏ, mắt đau (Thẩm Thị Dao Hàm).
5.       Phối Phong Trì (Đ.20) + Trung Chử (Ttu.3) trị nửa đầu đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).
6.       Phối Địa Thương (Vi.4) + Toàn Trúc (Bq.2) + Tứ Bạch (Vi.2) trị liệt mặt (Châm Cứu Học Thượng Hải).
7.       Phối Bá Hội (Đc.20) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Nhân Trung (Đc.26) trị động kinh (Châm Cứu Học Giản Biên).
8.       Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Phong Trì (Đ.20) + Thái Dương + Tinh Minh (Bq.1) + Toàn Trúc (Bq.2)  trị mắt sưng đỏ, đau (Châm Cứu Học Giản Biên).
 Châm Cứu: Châm ngang, mũi kim có thể thấu Ngư Yêu, sâu 0,5 - 1 thốn. Không cứu.

No comments:

Post a Comment