LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Monday, February 19, 2018

TÚC THÁI ÂM TỲ KINH

TÚC THÁI ÂM TỲ KINH


TỔNG QUAN





Điều chỉnh rối loạn ở Tỳ và Vị theo nguyên tắc phối huyệt Trong - Ngoài (Biểu Lý), Âm - Dương.
 KINH TÚC THÁI ÂM TỲ (Ty.)
(THE LEG GREATER YIN, SPLEEN MERIDIAN - TSOU TAE INN, MERIDIEN DE LA RATE)

+ Vượng giờ T (9 - 11 g). Hư giờ Ngọ (11 - 13g). Suy giờ Hợi (21 - 23g).  
+ Nhiều Khí, ít huyết.
+ Ấn đau huyệt Chương Môn (C.13) và Tỳ Du (Bq.20 - Bối Du Huyệt).



Tạng Phủ Liên Hệ
Mối Quan Hệ
Tác Dụng

Vị
+ Biểu - Lý


+ Mẫu tử theo giờ thịnh.
. Điều chỉnh rối loạn ở Tỳ và Vị theo nguyên tắc phối huyệt Trong - Ngoài (Biểu Lý), Âm - Dương.
. Dùng khi kinh khí của Tỳ suy.
T
Phế



Tâm
. Tương Sinh (Tỳ Thổ sinh Phế Kim).


. Tương Sinh (Tâm Hỏa sinh Tỳ Thổ)
. Dùng khi Phế quá Hư theo nguyên tắc ‘Hư Bổ Mẫu’.
. Dùng khi Tỳ Thực, theo nguyên tắc ‘Thực tả Tử’.
. Dùng khi Tỳ quá Hư theo nguyên tắc ‘Hư Bổ Mẫu’.
Thận
Tương Khắc (Tỳ Thổ khắc Thận Thủy)
Dùng khi Thận Thực, lấy Thổ khắc Thủy.

Phế
Đồng Danh (Túc + Thủ Thái Âm )
Dùng khi Tỳ và Phế có rối loạn theo nguyên tắc phối hợp huyệt Đồng Danh hoặc  Trên - Dưới

Can
Phu Thê
. Điều hòa Âm Dương giữa Tỳ và Can.

Tam Tiêu
Tý Ngọ đối xứng
Dùng khi thời khí của Tỳ suy.

Tiểu Trường
Nghịch Khí (Thái Âm # Thái Dương) giữa Tạng và Phủ.
Dùng khi Tỳ quá Thực (theo nguyên tắc lấy khí cùng loại nhưng đối nghịch về Âm Dương  giữa 1 Tạng và 1 Phủ hoặc  ngược lại. Thường dùng Nguyên huyệt của kinh ở trên phối hợp với kinh ở dưới.

ĐƯỜNG LƯU CHUYỂN KHÍ TRONG CÁC MẠCH LẠC KINH TÚC THÁI ÂM TỲ





Khởi lên từ háng (ở huyệt Xung Môn), nối với kinh Vị ở huyệt Khí Xung, rồi cùng kinh Biệt Vị lặn vào trong thành bụng, lên trên qua Tâm.
1/ KINH CHÍNH

         Khởi lên từ góc móng chân ngón cái, theo bờ trong ngón cái và lằn da gan chân - mu chân, qua chỗ lõm trước mắt cá trong  lên mặt trong cạnh xương chày, giao chéo qua trước kinh Túc Quyết Âm Can.  đến mặt trong đầu gối và đùi trong,  nhập vào bụng, để đến tạng Tỳ, liên lạc với Vị, rồi lên trên xuyên qua cơ hoành,  đi dọc theo hai bên thanh quản, nối với cuống lưỡi, tán ra dưới lưỡi.  Một nhánh tách biệt từ Vị, qua cơ hoành vào Tâm.

2/ KINH BIỆT

            Khởi lên từ háng (ở huyệt Xung Môn), nối với kinh Vị ở huyệt Khí Xung,  rồi cùng kinh Biệt Vị lặn vào trong thành bụng, lên trên qua Tâm. Đến đây, đường kinh đi tiếp nổi lên ở họng, xuyên qua lưỡi, đến góc mắt trong, hội với kinh Biệt Vị ở huyệt Tình Minh (Bq.1).

3/ LẠC DỌC

            Từ huyệt Lạc - Công Tôn (Ty.4) theo kinh Chính lên bụng vào Vị và Đại Trường.
4/ LẠC NGANG

            Từ huyệt Lạc - Công Tôn (Ty.4) chạy ngang đầu xương chày đến huyệt Nguyên cu?a kinh Vị là Xung Dương (Vi.42).

5/ KINH CÂN

            Khởi lên ở góc trong móng ngón chân cái, qua mắt cá trong, theo mặt trong xương chày, lên vùng háng,  tụ ở bộ phận sinh dục, rồi lên trên bụng, đến rốn,  đi ra cạnh sườn và tán vào giữa ngực.  Một chi nhánh từ bộ phận sinh dục đi lên bên trong bụng và bám vào cột sống ở D5.

TRIỆU CHỨNG KINH TỲ





Cuống lưỡi cứng đờ, Vị quản đau, ăn vào thì nôn. Bụng trướng, ợ hơi thường xuyên. Toàn thân đau nhức, nặng nề, nếu đại tiện, trung tiện được thì nhẹ nhàng hơn.

             Kinh Bệnh : Cơ thể ê ẩm, nặng nề, da vàng, lưỡi cứng đau, mặt trong chi dưới phù, cơ ở chân tay teo.
             Tạng Bệnh : Bụng trên đau, bụng đầy, ăn không tiêu, nôn, nuốt khó, vùng tâm vị đau cấp, tiêu chảy, tiểu không thông.
             Tỳ Thực : Mạch Thốn Khẩu lớn hơn mạch Nhân Nghênh.
             Tỳ Hư : Mạch Thốn Khẩu nhỏ hơn mạch Nhân Nghênh.

KINH CHÍNH

RỐI LOẠN DO TÀ KHÍ

+ Cuống lưỡi cứng đờ, Vị quản đau, ăn vào thì nôn. Bụng trướng, ợ hơi thường xuyên. Toàn thân đau nhức, nặng nề, nếu đại tiện, trung tiện được thì nhẹ nhàng hơn.

LẠC NGANG

RỐI LOẠN DO NỘI NHÂN :
+ Đau nhức cuống lưỡi. Cơ thể cứng đờ, khó xoay trở. Ăn không được. Tiêu chảy hoặc lỵ. Tâm phiền, dưới tim đau ran. Toàn thân phù nề, hoàng đản. Không thể nằm yên. Bờ trong đầu gối đau sưng, quyết lãnh.

LẠC DỌC

THỰC:  Đau như dao cắt ở ruột.
HƯ : Bụng đầy trướng, sình hơi.

KINH BIỆT

 Đau Từng Cơn : Đau ở vùng thắt lưng lan xuống bụng dưới và 2 bên hông sườn không thể nằm ngửa được. Đầu đau, hay quên.

KINH CÂN

+ Đau và co rút cơ dọc theo đường kinh đ. Co cứng và co rút ngón chân cái lan đến mắt cá trong
+ Khớp gối, khớp háng viêm. Vùng rốn và hông sườn đau. Đau lan toả mặt trong ngực và cột sống lưng. Bộ phận sinh dục đau không chịu nổi.

ĐIỀU TRỊ KINH TỲ





Ích Khí, kiện Tỳ : chọn Bối Du + Mộ huyệt của kinh túc Thái Âm Tỳ làm chính. Châm bổ, có thể dùng phép cứu (Châm Cứu Lâm Sàng Biện Chứng Luận Trị).
             Tỳ Hư :
            + Châm bổ huyệt Đại Đô (Ty.2) vào giờ Ngọ [11-13g], đây là huyệt Vinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ - Hư bổ mẫu)  (Châm Cứu Đại Thành).
            +  Ích Khí, kiện Tỳ : chọn Bối Du + Mộ huyệt của kinh túc Thái Âm Tỳ làm chính. Châm bổ, có thể dùng phép cứu (Châm Cứu Lâm Sàng Biện Chứng Luận Trị).
             Tỳ Thực : Châm tả huyệt Thương Khâu (Ty.5) vào giờ Tỵ [9-11g] (đây là huyệt Kinh Kim, Thổ sinh Kim - Thực tả tử) (Châm Cứu Đại Thành).

KINH CHÍNH

 THỰC
Tả Thương Khâu (Ty.5), Thái Bạch ( Ty.3), Công Tôn (Ty.4), Lệ Đoài (Vi.45),
 HƯ: Bổ huyệt Đại Đô ( Ty.2), Thái Bạch (Ty.3), Công Tôn ( Ty.4), Tỳ Du (Bq.20), Chương Môn (C.13), Giải Khê ( Vi.41).
Phối :
Thiếu Phủ (Tm.8), Tâm Du (Bq.15), Cự Khuyết (Nh.14), Hậu Khê (Ttr.3)

LẠC NGANG

 THỰC: Tả : Công Tôn ( Ty.4), Bổ : Xung Dương ( Vi.42)
 HƯ: Bổ : Thái Bạch ( Ty.3), Tả : Phong Long ( Vi.40).

LẠC DỌC
 THỰC: Tả : Công Tôn ( Ty.4)
 HƯ: Bổ : Phong Long ( Vi.40), Tả : Thái Bạch ( Ty.3)

KINH BIỆT

RỐI LOẠN DO TÀ KHÍ

Châm : + Phiá đối bên bệnh:  Ẩn Bạch ( Ty.1), Lệ Đoài ( Vi.45).
+ Phiá bên bệnh: Hãm Cốc (Vi.43), Thái Bạch (Ty.3)

RỐI LOẠN DO NỘI NHÂN

Âm Khích ( Tm.6), Thương Khâu (Ty.5), Túc Tam Lý (Vi.36), Đại Đô ( Ty.2), Xung Môn ( Ty.12), Nhân Nghênh ( Vi.9)

KINH CÂN

 THỰC
Tả : A Thị Huyệt Kinh Cân, Bổ : Đại Đô ( Ty.2), Ẩn Bạch (Ty.1)
Phối : Thái Bạch (Ty.3), Thương Khâu ( Ty.6), Khúc Cốt ( Nh.2)
 HƯ
Bổ : Cứu A Thị Huyệt kinh Cân, Ẩn Bạch (Ty.1). Tả : Thương Khâu ( Ty.5)
Phối : Thái Bạch (Ty.3), Khúc Cốt (Nh.2).


HÌNH TỔNG QUÁT CỦA TÚC THÁI ÂM TỲ KINH




HÌNH TỲ BIỆT CỦA TÚC THÁI ÂM TỲ KINH





HÌNH TỲ CAN CỦA TÚC THÁI ÂM TỲ KINH


HÌNH HUYỆT VỊ CỦA TÚC THÁI ÂM TỲ KINH




ĐƯỜNG LẠC DOC -LẠC NGANG CỦA KINH TÚC THÁI ÂM TỲ


HÌNH ĐƯỜNG LẠC NGANG CỦA KINH TÚC THÁI ÂM TỲ

HUYỆT CỦA ĐƯỜNG KINH TÚC THÁI ÂM TỲ

 1 - ẨN BẠCH

 Tên Huyệt : Ẩn = che dấu. Bạch = trắng.
Huyệt nằm ráp gianh, như nép vào (ẩn) vùng thịt trắng - đỏ của ngón chân, vì vậy gọi là Ẩn Bạch (Trung Y Cương Mục).
 Tên Khác : Quỷ Luật, Quỷ Lũy, Quỷ Nhãn.
 Xuất Xứ : Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2).
 Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 1 của kinh Tỳ.
+ Huyệt Tỉnh, thuộc hành Mộc.
+ Một trong Thập Tam Quỷ Huyệt (Quỷ Lũy).
+ Nhận 1 mạch phụ từ kinh chính Vị.
+ Huyệt đặc biệt để trị những rối loạn ở kinh Biệt Tỳ theo phép ‘Mậu Thích.’
+ Theo thiên ‘Căn Kết ‘(LKhu.5) : Huyệt Ẩn Bạch là ‘Căn’ của Thái Âm’ (huyệt kết là Trung Quản).
+ Đây là huyệt pha?i châm đặc biệt trong trường hợp Tỳ khí rối loạn gây bụng trướng, mất ngủ và trong những rối loạn do khí suy.
 Vị Trí:  Ở góc trong móng ngón chân cái, cách chân móng 1mm.
 Giải Phẫu :Dưới da là xương đốt 2 ngón chân cái.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5.
 Tác Dụng : Điều huyết, thống huyết, ích Tỳ, thanh Tâm, định thần khí, ôn dương hồi nghịch.
 Chủ Trị : Trị bụng trướng, mất ngủ, mộng mị, động kinh, điên cuồng, kinh nguyệt rối loạn, ngất [dùng cứu].
 Phối Huyệt :
1.       Phối Đại Đôn (C.1) trị chứng thi quyết [chết giả] (Giáp Ất Kinh).
2.       Phối Uỷ Trung (Bq.40) trị chảy máu cam (Tư Sinh Kinh).
3.       Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Thiên Phủ (P.3) trị mất ngủ (Tư Sinh Kinh).
4.       Phối Nhiên Cốc (Th.2) + Nội Đình (Vi.44) + Tỳ Du (Bq.20) trị không muốn ăn (Tư Sinh Kinh) .
5.       Phối Can Du (Bq.18) + Thượng Quản (Nh.13) + Tỳ Du (Bq.20) trị nôn ra máu, chảy máu cam (Tư Sinh Kinh).
6.       Phối Túc Tam Lý (Vi.36) trị tiêu tiểu ra máu (Châm Cứu Tụ Anh).
7.       Phối Lệ Đoài (Vi.45) trị ngủ hay mơ (Bách Chứng Phú).
8.       Phối Bá Hội (Đc.20) trị chứng thi quyết (Y Học Nhập Môn).
9.       Phối Huyết Hải (Ty.10) + Khí Ha?i (Nh.6) + Tam Âm Giao (Ty.6) trị kinh nguyệt quá nhiều (Châm Cứu Học Thượng Hải).
10.     Phối Huyết Ha?i (Ty.10) + Thần Môn (Tm.7) trị phụ nữ bị băng huyết (Châm Cứu Học Thượng Hải).
11.     Phối Thương Khâu (Ty.5) trị co giật mạn tính (Châm Cứu Học Thượng Hải).
12.     Phối Tỳ Du (Bq.20) + Vị Du (Bq.21) trị da vàng (Châm Cứu Học Thượng Hải).
13.     Phối Thân Mạch (Bq.62) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị tiêu ra máu (Châm Cứu Học Thượng Hải).
14.     Phối Đại Lăng (Tb.7) + Thái Khê (Th.3) + Thần Môn (Tm.7) có tác dụng cầm máu (Châm Cứu Học Thượng Hải).
 Châm Cứu : Châm xiên, sâu 0,1 - 0,2 thốn hoặc châm nặn ra máu. Cứu 3 - 7 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút.
 Tham Khảo :
. Theo thiên ‘Nhiệt Bệnh’ (LKhu.23): Châm Ẩn Bạch trong trường hợp sốt kèm khó thở, ngực đầy, vì Ẩn Bạch là một trong nhóm huyệt châm để gây ra mồ hôi khi sốt do nhiệt tà (các huyệt khác là Đại Đô (Ty.2) + Thái Uyên (P.9) + Ngư Tế (P.10).
. Theo thiên ‘Nhiệt Bệnh’ (LKhu.23) : Ẩn Bạch là 1 trong những huyệt trị ngất như chết (Thi quyết) do suy kiệt khí ở các kinh Biệt Phế, Tỳ, Thận, Tâm, Vị (Nhóm huyệt đó là Ẩn Bạch (Ty.1) + Dũng Tuyền (Th.1) + Lệ Đoài (Vi.45) + Thiếu Thương (P.11) + Thần Môn (Tm.7).

 2 - ĐẠI ĐÔ

 Tên Huyệt: Đại = lớn; Đô = nơi đông đúc, phong phú, ý chỉ cái ao.
Huyệt ở cuối ngón chân cái (ngón chân to nhất (đại) trong các ngón chân), nơi cơ và xương dày, tạo thành 1 chỗ lồi lên, có ý chỉ rằng huyệt là nơi Thổ khí phong phú như nước  chảy vào ao, vì vậy gọi là Đại Đô (Trung Y Cương Mục).
 Xuất Xứ: Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2)
 Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 2 của kinh Tỳ.
+ Huyệt Vinh, thuộc hành Hoả.
+ Huyệt Bổ của kinh Tỳ.
+ Là 1 trong nhóm huyệt trị cho ra mồ hôi khi sốt cao (thiên ‘Ngũ Tà’ - LKhu.20)
 Vị Trí: Ởchỗ lõm nơi khớp đầu xương ngón chân cái, gân xương gan bàn chân, trên đường tiếp giáp lằn da gan bàn chân, mu chân cu?a bờ trong bàn chân.
 Giải Phẫu : Dưới da là chỗ bám của gân cơ dạng ngón chân cái, bờ trong đầu sau đốt 1 ngón chân cái.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh chầy sau.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5.
 Chủ Trị: Trị bàn chân sưng đau, bụng trướng, dạ dầøy đau, sốt cao.
 Phối Huyệt:
1.       Phối Ẩn Bạch (Ty.1) trị chứng thi quyết (Giáp Ất Kinh).
2.       Phối cứu Thương Khâu (Ty.5) + Âm Lăng Tuyền (Ty.9) trị hạ l (Mạch Kinh).
3.       Phối Phong Long (Vi.40) + Phục Lưu (Th.7) trị phong nghịch, tay chân sưng phù (Bị Cấp Thiên Kim Phương).
4.       Phối Kinh Cừ (P.8) trị sốt mà không ra mồ hôi (Bách Chứng Phú).
5.       Phối Hoành Cốt (Th.11) trị lưng đau do khí trệ (Tịch Hoằng Phú).
6.       Phối Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Côn Lôn (Bq.60) + Kỳ Môn (C.14) + Trung Quản (Nh.12) trị tiêu chảy (Châm Cứu Tập Thành).
7.       Phối cứu Cự Khuyết [Nh.14] + Thái Bạch (Ty.3) + Thừa Sơn (Bq.57) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị giun gây ra đau vùng tim [hồi trùng tâm thống](Loại Kinh Đồ Dực).
8.       Phối Âm Cốc (Th.10) + Khí Hải (Nh.6) + Nhiên Cốc (Th.2) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thái Xung (C.3) + Trung Cực (Nh.3) trị băng huyết không cầm (Thần Cứu Kinh Luân).
 Châm Cứu: Châm thẳng 0,3 - 0,5 thốn. Cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút
 Ghi Chú: Phụ nữ có thai không cứu (Loại Kinh Đồ Dực).
Tham Khảo :
.  “Nhiệt bệnh mồ hôi vẫn ra mà lại mạch thuận, có thể châm cho ra mồ hôi, nên thủ huyệt Ngư Tế, Thái Uyên, Đại Đô, Thái Bạch. Châm tả các huyệt này sẽ làm cho nhiệt giảm bớt, châm bổ thì mồ hôi ra” (LKhu.23, 30).
. “ Chứng quyết tâm thống làm bụng trướng, ngực đầy, làm cho Tâm càng đau nhiều hơn, gọi là chứng ‘Vị Tâm Thống’, châm huyệt Đại Đô + Thái Bạch. (LKhu.24, 12).
. “ Tỳ hư : bổ huyệt Đại Đô” (Châm Cứu Đại Thành).       

 3. THÁI BẠCH

 Tên Huyệt: 
            + Huyệt ở vùng da trắng (bạch) nhất (thái) ở mé trong bàn chân, vì vậy gọi là Thái Bạch.
+ Tỳ thuộc Thổ, Thổ sinh Kim, Kim là tinh khí. Phía trên là Thái bạch tinh tức Kim tinh, đây là dựa theo thiên văn mà đặt tên cho huyệt (Trung Y Cương Mục).
 Xuất Xứ: Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2)
 Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 3 của kinh Tỳ.
+ Huyệt Du, huyệt Nguyên, thuộc hành Thổ.
 Vị Trí: Ở chỗ lõm phía sau dưới đầu xương bàn chân thứ 1, nằm trên đường tiếp giáp lằn da gan chân - mu chân ở bờ trong bàn chân.
 Giải Phẫu: Dưới da là cơ dạng ngón chân cái và cơ gấp ngắn ngón cái, gân cơ gấp dài ngón chân cái, mặt dưới vùng trước xương bàn chân 1.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây chầy sau.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5.
 Tác Dụng: Ích Tỳ thổ, hòa trung tiêu, điều khí cơ.
 Chủ trị: Trị khớp chân ngón cái sưng đau, dạ dày đau, bụng trướng, táo bón, nôn mửa , tiêu chảy, phù thũng.
 Phối Huyệt:
1.       Phối Công Tôn (Ty.4) trị bụng trướng, ăn không tiêu, cổ trướng (Thiên Kim Phương).
2.       Phối Đàn Trung (Nh.17) + Hạ Quản (Nh.10) + Thạch Quan (Tanh.18) + Tỳ Du (Bq.20)  trị ế cách (Châm Cứu Đại Thành).
3.       Phối Công Tôn (Ty.4) + Đại Trường Du (Bq.25) + Tam Tiêu Du (Bq.22) trị ruột sôi (Tư Sinh Kinh).
4.       Phối Đại Trường Du (Bq.25) + Hãm Cốc (Vi.43) trị ruột sưng đau (Châm Cứu Đại Thành).
5.       Phối Phục Lưu (Th.7) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị bụng trướng (Loại Kinh Đồ Dực).
6.       Phối Cự Khuyết (Nh.14) [cứu 14 tráng] + Đại Đô (Ty.2) + Thừa Sơn (Bq.57) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị vùng tim đau do giun để hồi trùng Tâm thống] (Loại Kinh Đồ Dực).
7.       Phối Ẩn Bạch (Ty.1) + Hạ Liêu (Bq.34) + Hội Dương (Bq.35) + Lao Cung (Tb.8) + Phục Lưu (Th.7) + Thái Xung (C.3) + Thừa Sơn (Bq.57) + Trường Cường (Đc.1) trị tiêu ra máu (Thần Cứu Kinh Luân).
 Châm Cứu: Châm thẳng sâu 0,3 - 0,5 thốn. Cứu 3 - 5 tráng - Ôn cứu 5 - 10 phút.
Tham Khảo :
           . “Thiên ‘Nhiệt Bệnh’ ghi : “Nhiệt bệnh mồ hôi vẫn ra mà mạch lại thuận, có thể châm cho ra mồ hôi, nên thủ huyệt Ngư Tế (P.10), Thái Uyên (P.9), Đại Đô ho nhiệt giảm bớt, châm bổ thì ra mồ hôi (LKhu.23, 30)
            . “ Thiên ‘Khẩu Vấn’ ghi: “Chứng Nuy quyết, tâm bứt rứt, châm huyệt nằm trên đầu ngón chân cái 2 thốn (h.Thái Bạch - Ty.4) và 1 huyệt nữa ở dưới mắt cá chân ngoài ( Côn Lôn - Bq.60) [đều lưu kim] (LKhu.28, 49).
.  “Thiên ‘Khẩu Vấn’ ghi : “Hàn khí khách tại Vị, khí quyết nghịch từ dưới lên trên, tán vào Vị rồi lại xuất ra từ Vị, vì thế gây ra chứng ợ. Châm bổ kinh túc Thái Âm (Thái Bạch - Ty.4) và Dương Minh [Hãm Cốc  Vi.43] (LKhu.28, 15). - “Chứng ợ : châm bổ túc Thái Âm (Thái Bạch) và Dương minh [Hãm Cốc (Vi.43)] (LKhu. 28, 40).
            . “Thái Bạch, Âm Lăng Tuyền và Tam Âm Giao có công dụng khác nhau:
 Thái Bạch  : có tác dụng kiện Tỳ, bổ hư, trị Tỳ Hư.
 Âm Lăng Tuyền : có tác dụng kiện Tỳ, khứ thấp, trị Tỳ hư.
 Tam Âm Giao  : có tác dụng kiện Tỳ, nhiếp huyết, trị Tỳ mất khả năng nhiếp huyết” (Thường Dụng Du Huyệt Lâm Sàng Phát Huy).

 4 - CÔNG TÔN

 Tên Huyệt:
·         Người xưa cho rằng chư hầu là công tôn. Tỳ là nơi nối kết và phân chia các mạch, vì vậy gọi là Công Tôn (Trung Y Cương Mục).
·         Tỳ ở trung ương, rót ra 4 bên. có vua ở trung ương, ban phát lệnh ra 4 phương cho quần thần (công tôn), vì vậy gọi là Công Tôn (Trung Y Tạp Chí số 11, 1962).
 Xuất Xứ: Thiên ‘Kinh Mạch’ (L Khu.10).
 Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 4 của kinh Tỳ.
+ Huyệt Lạc, huyệt giao hội của Mạch Xung (bát mạch giao hội)
+ Huyệt đặc biệt để châm trong những bệnh của Vị : nôn mửa  liên tục và bụng đau.
 Vị Trí: Ở  chỗ lõm, nơi tiếp nối của thân và đầu sau xương bàn chân 1. Trên đường tiếp giáp da gan chân - mu chân, ở bờ trong bàn chân. Từ đỉnh cao nhất của xương mu bàn chân kéo xuống ngay dưới lõm xương.
 Giải Phẫu : Dưới da là cơ dạng ngón chân cái, cơ gấp ngắn ngón chân cái, gân cơ gấp dài ngón chân cái, mặt dưới đầu xương bàn chân 1.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây chầy sau.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5.
 Tác Dụng: Ích Tỳ Vị, lý khí cơ, hòa Mạch Xung, điều huyết hải .
 Chủ trị: Trị gan bàn chân nóng hoặc đau, dạ dày đau do rối loạn thần kinh, ruột viêm.
 Phối Huyệt:
1.       Phối Chiên Trung (Nh.17) + Phong Long (Vi.40) + Trung Khôi trị nôn mửa  đờm dãi (Châm Cứu Đại Toàn).
2.       Phối Hạ Quản (Nh.10) + Thiên Xu (Vi.25) trị lỵ cấp hậu trọng (Châm Cứu Đại Toàn).
3.       Phối Giải  Khê (Vi.41) + Trung Quản (Nh.12) + Tam Lý [Túc] (Vi.36) trị dạ dầy đau (Châm Cứu Đại Toàn).
4.       Phối Chi Câu (Ttu.6) + Chương Môn (C.13) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) trị hạ sườn đau (Châm Cứu Đại Toàn).
5.       Phối Lệ Đoài (Vi.45) + Nội Đình (Vi.44)  trị sốt rét lâu ngày không ăn được (Châm Cứu Đại Thành).
6.       Phối Túc Tam Lý (Vi.36) [cứu] + Xung Dương (Vi.42) trị cước khí (Châm Cứu Đại Thành).
7.       Phối Bách Lao + Chí Dương (Đc.10) + Trung Quản (Nh.120 + Túc Tam Lý (Vi.36) + Uyển Cốt (Ttr.4) trị hoàng đản mà tay chân đều sưng, mồ hôi ra vàng cả áo (Châm Cứu Đại Thành).
8.       Phối Thân Mạch (Bq.62) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tuyệt Cốt (Đ.39) trị chân yếu không có sức (Châm Cứu Đại Thành).
9.       Phối Nội Quan (Tb.6) trị bụng đau (Tịch Hoằng Phú).
10.     Phối Chí Dương (Đc.10) + Tỳ Du (Bq.20) + Vị Du (Bq.19) trị hoàng đản (Thần Cứu Kinh Luân).
11.     Phối Nội Đình (Vi.44) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị Tỳ hư, bụng trướng (Thần Cứu Kinh Luân).
12.     Phối Chí Dương (Đc.10) + Đởm Du (Bq.19) + Thần Môn (Tm.7) + Tiểu Trường Du (Bq.27) + Ủy Trung (Bq.40) + Uyển Cốt (Ttr.4) trị tửu đản, cả người đều vàng (Châm Cứu Tập Thành).
13.     Phối Nội Quan (Tb.6) trị bụng đau ( Tạp Bệnh Huyệt Pháp Ca).
14.     Phối Bát Phong + Thúc Cốt (Bq.65) trị chân tê, đau (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
15.     Phối Nội Đình (Vi.44) + Nội Quan (Tb.6) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị xuất huyết đường tiêu hóa (Châm Cứu Học Thượng Hải).
16.     Phối Nội Quan (Tb.6) + Tề Biên Tứ Huyệt trị trường vị viêm cấp, mạn tính (Châm Cứu Học Thượng Hải).
17.     Phối Dũng Tuyền (Nh1) + Lương Khâu (Vi.34)  + Nhiên Cốc (Th.2) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị phong cùi (Châm Cứu Học Thượng Hải).
18.     Phối châm xuyên đến Dũng Tuyền (Th.1) trị bụng đau cấp, nôn mửa (Thường Dụng Du Huyệt Lâm Sàng Phát Huy).
19.     Phối Túc Tam Lý (Vi.36) + Tứ Phùng có tác dụng tiêu thực, hóa trệ, hòa Vị, giáng nghịch (Thường Dụng Du Huyệt Lâm Sàng Phát Huy).
20.     Phối Nội Quan (Tb.6) + Thái Xung (C.3) có tác dụng sơ Can, lý khí, hòa Vị, giáng nghịch  (Thường Dụng Du Huyệt Lâm Sàng Phát Huy).
 Châm Cứu: Châm thẳng, hướng tới huyệt Dũng Tuyền, sâu 0,5 - 1 thốn. Cứu 3 - 5 tráng - Ôn cứu - 5 - 10 phút.
 Ghi Chú : Ngất xỉu: dùng ngón tay cái đấm mạnh vào huyệt Công Tôn [Ty.4] (Bí Thuật Hồi Sinh của Nhật).
Tham Khảo :
. “Biệt của túc Thái Âm là Công Tôn... bệnh thực thì trong ruột bị đau nhức” (LKhu.10, 169).
.  “Công Tôn trị bụng trướng, Tâm thống “ (Thần Nông Kinh).
.  “Hoắc loạn : Công Tôn chủ trị” (Giáp Ất Kinh).
.  “Bụng đau trị bằng huyệt Công Tôn là tuyệt diệu” (Tịch Hoằng Phú).
           . “Bụng đầy, Tâm phiền muộn, ý không vui, sợ người, sợ lửa, sợ ánh sáng, tai nghe có tiếng động ở chỗ khác là trong lòng sợ sệt, chảu máu mũi, môi lệch, giống như bị sốt rét, như muốn bỏ quần áo chạy rông vì trong người nóng, đờm nhiều, khí làm cho ngực và chân đau nhức liên tục : châm huyệt Xung Dương và Công Tôn thì khỏi ngay” (Thập Nhị Kinh Trị Chứng Chủ Khách Nguyên Lạc Quyết).

5 - THƯƠNG KHÂU

 Tên Huyệt: Thương = tiếng của Phế. Phế là con của Tỳ.
Huyệt ở vị trí đối diện với huyệt Khâu Khư (Đ.40), vì vậy gọi là Thương Khâu (Trung Y Cương Mục).
 Xuất Xứ: Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2).
 Tên Khác: Thương Kheo, Thương Khưu.
 Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 5 của kinh Tỳ.
+ Huyệt Kinh của kinh Tỳ, thuộc hành Kim, huyệt Tả.
+ Châm trong mọi bệnh về xương (tê thấp) hoặc cơ (co thắt và đau) của vùng kinh Tỳ.
 Vị Trí: Ở  chỗ lõm phía dưới - trước mắt cá chân trong, bờ trên gân cơ cẳng chân sau, sát khe khớp gót - sên - thuyền.
 Giải Phẫu: Dưới da là bờ trên gân cơ cẳng chân sau, sát khe khớp sên-thuyền .
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây chầy sau.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L4 hoặc L5.
 Tác Dụng: Kiện Tỳ Vị, tiêu thấp trệ.
 Chủ trị: Trị cước khí, chân đau, dạ dày viêm, ruột viêm, tiêu hóa kém.
 Phối Huyệt:
1.       Phối cứu Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Đại Đô (Ty.2) trị tiêu chảy (Mạch Kinh ).
2.       Phối Âm Cốc (Th.10) + Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Khúc Tuyền (C.8) trị bụng đầy trướng (Thiên Kim Phương).
3.       Phối Thông Cốc (Bq.66) + U Môn (Th.21) trị hay bị nôn mửa  (Thiên Kim Phương).
4.       Phối Kinh Cốt (Bq.64) + Thừa Cân (Bq.56) + Thừa Sơn (Bq.57) trị chân co quắp (Thiên Kim Phương).
5.       Phối Nhật Nguyệt (Đ.24) trị buồn vui quá mức (Tư Sinh Kinh).
6.       Phối Phục Lưu (Th.7) trị trĩ nội (Tư Sinh Kinh).
7.       Phối Khúc Mấn (Đ.7) trị cấm khẩu (Tư Sinh Kinh).
8.       Phối Giải  Khê (Vi.41) + Khâu Khư (Đ.40) trị bắp chân đau (Châm Cứu Tụ Anh).
9.       Phối Tam Âm Giao (Ty.6) trị táo bón do Tỳ hư (Châm Cứu Đại Thành).
10.     Phối cứu Cách Du (Bq.18) + Dương Phụ (Đ.38) + Nội Quan (Tb.6) + Tỳ Du (Bq.20) + Vị Du (Bq.21) trị dạ dày đau (Thần Cứu Kinh Luân).
11.     Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị chân phù (Châm Cứu Học Giản Biên).
12.     Phối Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Thiên Xu (Vi.25) trị ruột viêm mạn tính (Châm Cứu Học Thượng Hải).
13.     Phối Địa Ngũ Hội (Đ.42) + Điều Khẩu (Vi.38) + Túc Khiếu Âm (Đ.44) trị ngón chân út (5) bị viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
14.     Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) trị ho gà (Châm Cứu Học Thượng Hải).
 Châm Cứu: Châm thẳng sâu 0,3 - 0,5 thốn hoặc châm xiên tới huyệt Giải  Khê, sâu 1 - 1,5 thốn. Cứu 1 - 3 tráng - Ôn cứu 5 - 10 phút.
Tham Khảo :
( “Thiên ‘Thích Ngược’ ghi : “Bệnh ngược, phát từ Tỳ, làm cho người ta lạnh, trong bụng đầy. Nếu nhiệt thì ruột sôi, ra mồ hôi. Nên châm túc Thái âm [Thương Khâu] (TVấn 36, 10).
(  “Mu bàn chân sưng đỏ, đau... châm Khâu Khư cho ra máu rồi châm tiếp Nội Đình + Thương Khâu” (Biển Thước Tâm Thư).
(  “Nếu là bệnh trĩ cốt thư lở : Thừa Sơn + Thương Khâu hiệu như thần” (Tạp Bệnh Huyệt Pháp Ca).

6 - TAM ÂM GIAO

 Tên Huyệt: Vì huyệt là nơi hội tụ của 3 kinh âm ở chân (Can, Tỳ, Thận) vì vậy gọi là Tam Âm Giao.
 Tên Khác: Đại Âm, Hạ Tam Lý, Thừa Mạng Thừa Mệnh.
 Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh.
 Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 6 của kinh Tỳ.
+ Huyệt giao hội của 3 kinh chính Can - Thận - Tỳ.
+ Một trong ‘Lục Tổng Huyệt’ Chủ trị vùng bụng dưới.
+ Một trong nhóm ‘Hồi Dương Cư?u Châm’, có tác dụng nâng cao và phục hồi Dương khí.
+ Nơi Âm khí hội tụ, do đó, không bao giờ châm khi phụ nữ có thai.
 Vị Trí: Ở  sát bờ sau - trong xương chày, bờ trước cơ gấp dài các ngón chân và cơ cẳng chân sau, từ đỉnh cao của mắt cá chân trong đo lên 3 thốn.
 Giải Phẫu: Dưới da là bờ sau-trong xương chầy, bờ trước cơ gấp dài các ngón chân và cơ cẳng chân sau.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây chầy sau.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L4.
 Tác Dụng: Bổ Âm, kiện Tỳ, thông khí trệ, hóa thấp, khu phong, điều huyết, sơ Can, ích Thận.
 Chủ trị: Trị cẳng chân và gót chân sưng đau, thần kinh suy nhược, liệt nửa người, tiểu bí, tiểu vặt, tinh hoàn viêm, di mộng tinh, liệt dương, kinh nguyệt rối loạn, bụng trướng, da viêm do thần kinh, mề đay phong ngứa.
 Phối Huyệt:
1.       Phối Âm Lăng Tuyền (Ty.9) trị tiêu sống phân (Giáp Ất Kinh).
2.       Phối Âm Cốc (Th.10) + Giao Tín (Th.8) + Thái Xung (C.3) trị lậu huyết không cầm (Tư Sinh Kinh).
3.       Phối Khí Hải  (Nh.6) trị bạch trọc, di tinh (Châm Cứu Tụ Anh).
4.       Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Thái Xung (C.3) trị đe? khó (Châm Cứu Đại Thành).
5.       Phối Quan Nguyên (Nh.4)+ Tâm Du (Bq.15) + Thận Du (Bq.23) trị bạch trọc, di tinh (Châm Cứu Đại Thành).
6.       Phối Bạch Hoàn Du (Bq.30) + Chiếu Hải (Th.6) + Quan Nguyên (Nh.4) + Thái Khê (Th.3) trị di tinh, bạch trọc, tiểu gắt (Châm Cứu Đại Thành).
7.       Phối Côn Lôn (Bq.60) Tuyệt Cốt (Đ.39) + trị bệnh ở phần trên gót chân (Châm Cứu Đại Thành).
8.       Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Khúc Trì (Đtr.11) + Ngoại Quan (Ttu.5) + Phong Thị (Đ.31) + Thủ Tam Lý (Đtr.10) trị tay chân đau do phong thấp (Châm Cứu Đại Thành).
9.       Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Thận Du (Bq.23) + Trung Cực (Nh.3) trị kinh nguyệt đoạn tuyệt (Châm Cứu Đại Thành).
10.    Phối Khí Hải (Nh.6) + Thận Du (Bq.23) + Trung Cực (Nh.3) trị kinh nguyệt không đều (Châm Cứu Đại Thành).
11.    Phối Túc Tam Lý (Vi.36) + Tuyệt Cốt (Đ.39) trị chân đau nhức mạn (Ngọc Long Kinh).
12.   Tam Âm Giao (Ty.6) [tả] phối Hợp Cốc (Đtr.4) [bổ] trị ho do lạnh (Tịch Hoằng Phú).
13.    Phối Chiếu Hải (Th.6) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) + Nhân Trung (Đ.26) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Túc Lâm Khấp (Đ.41) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị tay chân và mặt sưng phù (Châm Cứu Đại Toàn).
14.    Phối cứu Đại Đôn (C.1) trị sán khí do hàn, do thấp nhiệt (Châm Cứu Tụ Anh).
15.    Phối Chi Câu (Ttu.6) + Khúc Trì (Đtr.11) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị phụ nữ kinh nguyệt không đến, mặt vàng, nôn mửa, không thụ thai (Châm Cứu Tụ Anh).
16.    Phối Hợp Cốc (Đtr.4) trị sinh khó, sinh ngược (Thần Cứu Kinh Luân).
17.    Phối Đại Lăng (Tb.7) + Trung Quản (Nh.12) trị bỉ khối đau tức (Thần Cứu Kinh Luân).
18.    Phối Âm Cốc (Th.10) + Đại Đôn + Khí Hải (Nh.6) + Nhiên Cốc + Thái Xung (C.3) + Trung Cực (Nh.3) trị băng huyết (Thần Cứu Kinh Luân).
19.    Phối Bá Lao + Cao Hoang (Bq.43) + Đan Điền + Khúc Trì (Đtr.11) + Thận Du (Bq.23) + Trung Cực (Nh.3) + Tuyệt Cốt (Đ.39) + Tử Cung trị băng huyết không cầm (Loại Kinh Đồ Dực).
20.    Phối Thừa Sơn (Bq.57) trị trong ngực đầy tức (Thọ Tinh Bí Quyết).
21.    Phối Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Ẩn Bạch (Ty.1) + Chương Môn (C.13)+ Công Tôn (Ty.4)+ Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Đại Chùy (Đc.14) + Điều Khẩu (Vi.38) + Khí Xung (Vi.30) + Phế Du (Bq.13) + Phù Khích (Bq.38) + Thái Uyên (P.9) + Thiên Phủ (P.3) + Thượng Quản (Nh.13) + Toàn Trúc (Bq.2) trị mất ngủ (Thần Ứng Kinh).
22.    Phối Chi Câu (Ttu.6) + Khúc Trì (Đtr.11) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị kinh nguyệt không đều (Thần Ứng Kinh).
23.    Phối Hành Gian (C.2) + Phục Lưu (Th.7) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị chân không đi được (Châm Cứu Phùng Nguyên).
24.    Phối Chi Câu (Ttu.6) + Khúc Trì (Đtr.11) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị kinh nguyệt không thông (Y Học Cương Mục).
25.    Phối Nội Quan (Tb.6) + Thái Xung (C.3) trị lưỡi nứt, lưỡi chảy máu (Tạp Bệnh Huyệt Pháp Ca).
26.    Phối Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Bàng Quang Du (Bq.28) + Trung Cực (Nh.3) trị bí tiểu do thấp nhiệt (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học).
27.    Bổ Tam Âm Giao (Ty.6) + tả Hợp Cốc (Đtr.4) có tác dụng bảo dưỡng thai (Phối Huyệt Kinh Lạc Giảng Nghĩa).
28.    Phối Chí Âm (cứu) trị đe? khó (Phối Huyệt Kinh Lạc Giảng Nghĩa).
29.    Phối Nội Quan (Tb.6) + Trung Quản (Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị mạch máu bị tắc (Châm Cứu Học Thượng Hải).
30.    Phối Quy Lai (Vi.29) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị dịch hoàn sa (Châm Cứu Học Thượng Hải).
31.    Phối Quan Nguyên (Nh.4) trị tiểu dầm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
29.    Phối Huyết Hải  (Ty.10) + Khí Hải  (Nh.6) + Quan Nguyên (Nh.4) trị kinh nguyệt không đều (Châm Cứu Học Thượng Hải).
30.    Phối  Hoành Cốt (Th.11) + Kỳ Môn (C.14) + Thuỷ Đạo (Vi.28) trị kinh nguyệt khó (Châm Cứu Học Thượng Hải).]
31.    Phối cứu Thuỷ Phân (Nh.9) trị bụng trướng (Châm Cứu Học Thượng Hải).
32.    Phối Uỷ Trung (Bq.40) [xuất huyết] trị tiểu khó (Châm Cứu Học Thượng    Hải).33.Phối Bàng Quang Du (Bq.28) [cứu] trị tiểu khó, tiểu gắt (Châm Cứu Học Thượng Hải).
34.    Phối Khí Hải  (Nh.6) + Trung Cực (Nh.3) trị kinh bế (Châm Cứu Học Thượng Hải).
35.    Phối Khí Hải  (Nh.6) + Trung Quản (Nh.12) trị kinh nguyệt quá kỳ, bụng dưới đau kèm có huyết tím bầm, có cục (Châm Cứu Học Thượng Hải).
36.    Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Thận Du (Bq.23)  trị đẻ khó (ngang) (Châm Cứu Học Thượng Hải).
37.    Phối Quan Nguyên (Nh.4) + Trung Cực (Nh.3) trị sinh xong bị huyết vận (Châm Cứu Học Thượng Hải).
 Châm Cứu: Châm thẳng 1- 1,5 thốn. Cứu 5-7 tráng, Ôn cứu 10-20 phút.
. Có thể châm xuyên sang huyệt Tuyệt Cốt (Đ.39).
. Trị bệnh ở chân: hướng mũi kim ra phía sau.
. Trị bệnh toàn thân: hướng mũi kim lên phía trên.
 Ghi Chú: Có thai không Châm Cứu (Đồng Nhân Châm Cứu Du Huyệt Đồ).
Tham Khảo :  “Kinh sợ không ngủ được : Tam Âm Giao chủ trị” (Giáp Ất Kinh).

 7 - LẬU CỐC

 Tên Huyệt : Vì huyệt có tác dụng thấm lợi tiểu tiện (lậu), trị thấp tý, lại nằm ở giữa chỗ lõm của xương, giống hình cái hang vì vậy gọi là Lậu Cốc (Trung Y Cương Mục).
 Tên Khác : Thái Âm Lạc, Túc Thái Âm Lạc.
 Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
 Đặc Tính : Huyệt thứ 7 của kinh Tỳ.
 Vị Trí : Ở  chỗ lõm sát bờ sau trong xương chày, từ đỉnh cao của mắt cá trong đo thẳng lên 6 thốn.
 Giải Phẫu : Dưới da là bờ sau - trong xương chầy, bờ trong cơ dép, cơ gấp dài các ngón chân, cơ cẳng sau chân.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây chầy sau.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L4. 
 Chủ trị : Trị cẳng chân đau,ï chi dưới liệt, bụng trướng, ruột sôi.
 Phối Huyệt :
1.       Phối Hội Dương (Bq.35) trị đau do lạnh (Tư Sinh Kinh).
2.       Phối Khúc Tuyền (C.8) trị huyết tích, trưng hà [bụng có hòn cục] (Tư Sinh Kinh).
 Châm Cứu : Châm thẳng 1-1,5 thốn. Cứu 3-5 tráng, Ôn cứu 5-10 phút.

8 - ĐỊA CƠ

 Tên Huyệt: Địa = vùng địa (chân). Cơ = cơ năng.
Huyệt ở vùng chân (địa), có cơ năng kiện Tỳ, lợi thấp, làm cho khớp gối chuyển động dễ (cơ), vì vậy gọi là Địa Cơ (Trung Y Cương Mục).
 Tên Khác: Tỳ Xá.
 Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh.
 Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 8 của kinh Tỳ.
+ Huyệt Khích.
+ Châm trong rối loạn khí gây ra do tuần hoàn ngưng trệ.
 Vị Trí: Ở  sát bờ sau trong xương chày, dưới đường khớp ngang đầu gối 5 thốn, dưới huyệt Âm Lăng Tuyền 3 thốn.
 Giải Phẫu : Dưới da là bờ sau - trong xương chầy, chỗ bám của cơ sinh đôi trong, cơ dép là cơ gấp dài các ngón chân, cơ cẳng chân sau.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây chầy sau.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L4.
 Tác Dụng: Hòa Tỳ, lý huyết, điều bào cung.
 Chủ trị: Trị kinh nguyệt rối loạn, thống kinh, lưng đau, tiểu khó, đại trường viêm cấp, phù thũng.
 Phối Huyệt:
1.     Phối Xung Môn (Ty.12) trị sán khí thể âm (Thiên Kim Phương).
2.   Phối Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Thu?y Phân (Nh.9) + U Môn (Th.21) + Tiểu Trường Du (Bq.27) trị không nuốt xuống được (Tư Sinh Kinh).
3.     Phối Huyết Hải  (Ty.10) trị kinh nguyệt không đều (Bách Chứng Phú).
4.    Phối Tam Âm Giao (Ty.6) + Thận Du (Bq.23) + Trung Cực (Nh.3) trị hành kinh bụng đau (Châm Cứu Học Giản Biên).
 Châm Cứu: Châm thẳng 1-1,5 thốn. Cứu 3-5 tráng, Ôn cứu 5-10 phút.
Tham Khảo : “Yêu thống mà phía trên hàn, đầu xoay trở khó, thích ở huyệt túc Dương minh [Địa Cơ] (TVấn.41, 18).

9 - ÂM LĂNG TUYỀN

 Tên Huyệt : Huyệt nằm ở chỗ lõm (giống như con suối nhỏ = tuyền) ở dưới đầu xương chầy (giống hình cái gò mả = lăng), ở mặt trong chân (Âm) vì vậy gọi là Âm Lăng Tuyền.
 Tên Khác : Âm Chi Lăng Tuyền, Âm Lăng.
 Xuất Xứ : Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2).
 Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 9 của kinh Tỳ.
+ Huyệt Hợp, thuộc hành Thuỷ .
 Vị Trí : Ở  chỗ lõm làm thành bởi bờ sau trong đầu trên xương
chày với đường ngang qua nơi lồi cao nhất của  cơ cẳng chân trước xương chày, ở mặt trong đầu gối. Dùng ngón tay lần theo bờ trong xương ống chân, đến ngay dưới chỗ lồi xương cao nhất, đó là huyệt.
 Giải Phẫu : Dưới da là bờ sau-trong và mặt sau đầu xương chầy, chỗ bám của cơ kheo, dưới chỗ bám của cơ bán mạc, mặt trước cơ sinh đôi trong.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chầy sau và nhánh của dây thần kinh hông kheo.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L3.
 Tác Dụng : Điều vận trung tiêu, hóa thấp trệ, điều hòa bàng quang.
 Chủ trị : Trị khớp gối viêm, kinh nguyệt không đều, ruột viêm, di tinh, cổ trướng, tiểu không thông, tiểu dầm.
 Phối Huyệt :
1.       Phối Tam Âm Giao (Ty.6) trị bụng bị lạnh (Tư Sinh Kinh).
2.       Phối Liệt Khuyết (P.7) + Thiếu Phủ (T.8) trị tâm thống (Tư Sinh Kinh).
3.       Phối Ẩn Bạch (Ty.1) trị trong ngực nóng, thình lình tiêu chảy (Tư Sinh Kinh).
4.       Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) trị tiểu bí (Tư Sinh Kinh).
5.       Phối Địa Cơ (Ty.8) + Hạ Quản (Nh.11) trị bụng cứng (Tư Sinh Kinh).
6.       Phối Giải  Khê (Vi.41) + Thái Bạch (Ty.4) + Thừa Sơn (Bq.57) trị thổ tả (Châm Cứu Đại Thành).
7.       Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) trị đầu gối sưng (Ngọc Long Ca).
8.       Phối Tam Âm Giao (Ty.6) + Thuỷ  Phân (Nh.9) + Trung Cực (Nh.3) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị tiểu bí, bụng trướng nước (Châm Cứu Học Giản Biên).
9.       Phối Chí Âm (Bq.67) + Nhật Nguyệt 24) + Dương Cương (Bq.48) + Đởm Du (Bq.19) + Tam Âm Giao (Ty.6) trị hoàng đản (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
10.     Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Đại Đôn (C.1) trị tiểu khó (Châm Cứu Học Thượng Hải ).
11.    Phối Quan Nguyên (Nh.4) + Thuỷ  Phân (Nh.9) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tam Âm Giao (Ty.6) trị cổ trướng (Châm Cứu Học Thượng Hải ).
 Châm Cứu : Châm thẳng (theo mé bờ sau xương ống chân), sâu 1-2 thốn. Cứu 3-5 tráng, Ôn cứu 5-10 phút.
Tham Khảo :
( ” Bệnh ở phía trên và trong cơ thể (thuộc về tạng) phải  thủ huyệt Âm Lăng Tuyền” (LKhu 1, 127).
( “Nhiệt bệnh, rốn đau kịch liệt, lan lên ngực và hông sườn đau nhói, châm Dũng Tuyền + Âm Lăng Tuyền “ (LKhu.23, 29).

10 - HUYẾT HẢI

 Tên Huyệt: Huyệt được coi là nơi chứa (bể) huyết, vì vậy gọi là Huyết Hải .
 Tên Khác: Bách Trùng Oa, Bách Trùng Sào, Huyết Khích.
 Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh.
 Đặc Tính : Huyệt thứ 10 của kinh Tỳ.
 Vị Trí: Mặt trước trong đùi, từ xương bánh chè đầu gối đo lên 2 thốn, huyệt nằm trong khe lõm giữa cơ may và cơ rộng trong, ấn vào có cảm giác ê tức. Hoặc ngồi đối diện với bệnh nhân, bàn tay phải  của thầy thuốc, đặt trên xương bánh chè bên trái của bệnh nhân, 4 ngón tay áp tại đầu gối, ngón cái ở phía trên đùi, chỗ đầu ngón cái là huyệt.
 Giải Phẫu :Dưới da là khe giữa cơ may và cơ rộng trong, cơ rộng giữa xương đùi.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh đùi.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L3.
 Tác Dụng: Điều huyết, thanh huyết, tuyên thông hạ tiêu.
 Chủ trị: Trị kinh nguyệt không đều, tử cung xuất huyết, phong ngứa, da viêm.
 Phối Huyệt:
1.       Phối Đái Mạch (Đ.26) trị kinh nguyệt không đều (Tư Sinh Kinh).
2.       Phối Khí Hải  (Nh.6) trị ngũ lâm (Linh Giang Phú).
3.       Phối Địa Cơ (Ty.8) trị kinh nguyệt không đều (Bách Chứng Phú).
4.       Phối Xung Môn (Ty.12) trị tích tụ, trưng hà (Bách Chứng Phú).
5.       Phối Lương Khâu (Vi.34) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Âm Lăng Tuyền (Ty.9) trị khớp gối viêm (Châm Cứu Học Giản Biên).
6.       Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) + Tam Âm Giao (Ty.6) trị ban sởi (Trung Quốc Châm Cứu Học).
7.       Phối Cơ Môn (Ty.11) + Lệ Đoài (Vi.45) trị tuyến háng (bẹn) viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
8.       Phối Khúc Trì (Đtr.11) + Liệt Khuyết (P.7) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị mề đay, phong ngứa (Châm Cứu Học Thượng Hải).
 Châm Cứu: Châm thẳng, sâu 1-2 thốn. Cứu 3-5 tráng, Ôn cứu 5-10 phút.
Ghi Chú : Nếu ngộ châm hoặc châm quá sâu, làm cho người bệnh chóng mặt, ngất xỉu : rút kim ra ngay, rồi châm huyệt Túc Tam Lý (Vi.36) để Giải  cứu. Châm sâu 0,5 - 0,8 thốn, vê kim qua bên trái, bên phải  (qua bên trái 10 giây, qua phải  30 giây), nghỉ 5 giây, rồi dùng thu? pháp ‘Chấn Thiên’, rút kim ra thì tỉnh. Nếu châm huyệt Túc Tam Lý mà nghỉ quá lâu hoặc vì 1 lý do nào đó mà người bệnh run ca? người lên thì nên châm huyệt Khúc Trì bên ngược lại để Giải  cứu, hoặc dùng ngón tay bấm mạnh và xoa huyệt Tiểu Hải  ( Ttr.8) thì sẽ tỉnh và hết run (Danh Từ Huyệt Vị Châm Cứu).
Tham Khảo : “Huyết Hải, Tam Âm Giao (Ty.6), Cách Du (Bq.17) là 3 huyệt chủ yếu trị về huyết, tuy nhiên có sự khác biệt : Huyết Hải : trị bệnh huyết ở chi dưới.  Cách Du : trị bệnh huyết ở Tâm, Can, Phế, thiên về chữa huyệt ở nửa phần trên cơ thể, các bệnh xuất huyết mạn tính;  Tam Âm Giao : trị bệnh huyết ở toàn thân , thường dùng trị phụ nữ huyết có thấp” (Du Huyệt Công Năng Biệt Giám).


11 - CƠ MÔN

 Tên Huyệt: Ngồi thõng 2 chân, giống hình cái cơ để hốt rác. Huyệt ở vùng đùi, giống hình cái ky (cơ) vì vậy gọi là Cơ Môn (Trung Y Cương Mục).
 Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh.
 Đặc Tính : Huyệt thứ 11 của kinh Tỳ.
 Vị Trí: Ở  chỗ lõm tạo nên bởii bờ ngoài cơ may, bờ trong cơ thẳng trước đùi và cơ rộng trong. Ngồi ngay, từ đầu gối đo lên 8 thốn, cách Huyết Hải  6 thốn, nơi có động mạch nhảy.
 Giải Phẫu : Dưới da là khe cơ may và cơ rộng trong, gần bờ trong cơ thẳng, trước đùi, cơ rộng giữa xương đùi.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh đùi.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L3.
 Tác Dụng: Tuyên thông hạ tiêu.
 Chủ trị: Tuyến hạch bẹn viêm, bụng dưới đau, tiểu không tự chủ, niệu đạo viêm.
 Phối Huyệt:
1.       Phối Bàng Quang Du (Bq.28) + Đại Đôn (C.1) + Thái Xung (C.3) + Thần Môn (Tm.7) + Thông Lý (Tm.5) + Ủy Trung (Bq.40) trị tiểu nhiều (Tư Sinh Kinh ).
2.       Phối Hành Gian (C.2) + Nhiên Cốc (Th.2) trị ngứa niệu đạo (Châm Cứu Học Thượng Hải ).
3.       Phối Hợp Dương (Bq.55) + Tam Âm Giao (Ty.6) trị tử cung viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải ).
 Châm Cứu: Châm thẳng 1-1,5 thốn. Cứu 3-5 tráng, Ôn cứu 5- 10 phút.
 Ghi Chú:  Không châm sâu vì bên dưới có động mạch.
·    Nếu ngộ châm làm cho chân vận động khó khăn, không được tự ý hoặc đại tiện bí, nên châm huyệt Phúc Ai (Ty.16) để Giải  cứu. Châm sâu 1,5 thốn, lưu kim khoảng nửa giờ, sau đó vê kim qua bên trái 9 lần, bên phải  6 lần rồi rút kim ra (Danh Từ Huyệt Vị Châm Cứu).

12 - XUNG MÔN

 Tên Huyệt: Huyệt là nơi hội của kinh túc Thái Âm Tỳ và túc Quyết Âm Can. Kinh khí của 2 đường kinh này đều khởi từ chân lên đến vùng bụng thì chạm nhau (xung) ở môn hộ, vì vậy gọi là Xung Môn (Trung Y Cương Mục).
 Tên Khác: Thượng Tử Cung, Tiền Chương, Từ Cung.
 Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh.
 Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 12 của kinh Tỳ.
+ Huyệt Hội của Túc Thái Âm Tỳ + Quyết Âm Can và Mạch Âm Duy.
+ Huyệt khởi đầu của kinh Biệt Tỳ.
 Vị Trí: Ở ngoài động mạch đùi, trên khớp xương mu (huyệt Khúc Cốt - Nh.2), cách đường giữa bụng ngang ra 3,5 thốn.
 Giải Phẫu: Dưới huyệt là bờ ngoài bó mạch thần kinh đùi, khe giữa cơ chậu và cơ lược, cơ bịt ngoài, cơ sinh đôi dưới.
Thần kinh vận động cơ là các ngành ngang của đám rối thắt lưng, nhánh của dây thần kinh cơ-da. Các nhánh của dây thần kinh bịt.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L1.
 Tác Dụng: Thanh tiết nhiệt ở hạ tiêu.
 Chủ trị: Trị dịch hoàn viêm, đau do thoát vị, màng tử cung viêm, tiểu bí.
 Phối Huyệt:
1.       Phối Khí Xá (Vi.11) trị bụng đầy (Tư Sinh Kinh).
2.       Phối Âm Khích (Tm.6) trị sán khí (thoát vị) (Tư Sinh Kinh).
3.       Phối Đại Đôn (C.1) trị rối loạn đường tiểu (Tư Sinh Kinh).
4.       Phối Huyết Hải  (Ty.10) trị đau từng cơn do bụng có hòn cục [Huyền tích] (Châm Cứu Tụ Anh).
5.       Phối Khí Xung (Vi.30) trị đới hạ, sản hậu bị băng huyết (Bách Chứng Phú).
 Châm Cứu: Châm thẳng 1-1,5 thốn. Cứu 3-5 tráng, Ôn cứu 10 - 20 phút.
 Ghi Chú: Tránh mạch máu.

13 - PHỦ XÁ

 Tên Huyệt:  Phủ = lục phủ. Bụng là nơi chứa (xá) của các tạng phủ, vì vậy gọi là Phủ Xá (Trung Y Cương Mục).
 Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh.
 Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 13 của kinh Tỳ.
+ Huyệt Hội của Túc Quyết Âm Can + Thái Âm Tỳ + Âm Duy Mạch.
+ Huyệt Khích của Thái Âm.
+ Biệt của Tam Âm, Dương Minh.
 Vị Trí: Xác định huyệt Xung Môn (Ty.12) đo lên 0,7 thốn, cách ngang đường giữa bụng 4 thốn, trên nếp bẹn, phía ngoài động mạch đùi, ở khe giữa 2 bó cơ đái chậu.
 Giải Phẫu : Dưới da là khe giữa 2 bó của cơ đái-chậu-xương đùi.
Thần kinh vận động cơ là các ngành ngang của đám rối thắt lưng.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L1.
 Chủ trị: Trị ruột dư viêm, phần phụ viêm, đau do thoát vị.
 Châm Cứu: Châm thẳng 1-1,5 thốn. Cứu 3-5 tráng, Ôn cứu 5-10 phút.
 Ghi Chú :
· Tránh châm vào động mạch.
· Có thai : không châm.

14 - PHÚC KẾT

 Tên Huyệt:  Huyệt là nơi khí của lục phủ kết tụ lại bên trong bụng, vì vậy gọi là Phúc Kết (Trung Y Cương Mục).
 Tên Khác: Dương Quật, Khúc Quật, Trường Kết, Trường Quật.
 Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh.
 Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 14 của kinh Tỳ.
+ Huyệt Hội với Âm Duy Mạch.
 Vị Trí: Nơi gặp nhau của đường dọc qua núm vú và đường ngang qua rốn, dưới rốn 01 thốn.
 Giải Phẫu : Dưới da là cơ chéo to của bụng, mạc ngang, phúc mạc, đại trường lên hoặc xuống.
Thần kinh vận động cơ do 6 dây thần kinh gian sườn dưới và dây thần kinh bụng-sinh dục.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D12.
 Chủ trị: Trị quanh rốn đau, đau do thoát vị, tiêu cha?y.
 Phối Huyệt: Phối Hành Gian (C.2) trị bụng đau nhói lên tim (Tư Sinh Kinh).
 Châm Cứu: Châm thẳng 1-1,5 thốn. Cứu 3-5 tráng, Ôn cứu 5-10 phút.
 Ghi Chú : Có thai : không châm sâu.


15 - ĐẠI HOÀNH

 Tên Huyệt: Huyệt ở vị trí ngang (Hoành) với rốn, lại có tác dụng trị bệnh ở đại trường vì vậy gọi là Đại Hoành  ( Trung Y Cương Mục).
 Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh.
 Tên Khác: Nhân Hoành,Thận Khí.
 Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 15 của kinh Tỳ.
+ Huyệt Hội của kinh Tỳ với Âm Duy Mạch.
 Vị Trí: Tại điểm gặp nhau của đường ngang qua rốn và đường dọc qua đầu vú.
 Giải Phẫu : Dưới huyệt là cơ chéo to, cơ chéo bé của bụng, cơ ngang bụng, mạc ngang, phúc mạc, đại trường lên hoặc xuống.
Thần kinh vận động cơ do 6 dây thần kinh gian sườn dưới và dây thần kinh bụng - sinh dục.
 Chủ trị: Trị quanh rốn đau, ruột liệt, phần phụ viêm, táo bón, tiêu cha?y, ký sinh trùng đường ruột.
 Phối Huyệt:
1.       Phối Thiên Xu (Vi.25) trị bụng đau nhiều (Bách Chứng Phú).
2.     Phối Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thiên Xu (Vi.25) + Trung Quản (Nh.12) +Túc Tam Lý (Vi.36) trị bụng đau, tiêu chảy (Châm Cứu Học Giản Biên).
3.       Phối Túc Tam Lý (Vi.36) + Tứ Phùng trị giun chui ống mật (Châm Cứu Học Thượng Hải).
4.        Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) bị táo bón mạn tính (Châm Cứu Học Thượng Hải).
5.       Phối Đại Chùy (Đc.14) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng [cam tích] (Châm Cứu Học Thượng Hải).
 Châm Cứu: Châm thẳng 1-1,5 thốn. Cứu 5-7 tráng, Ôn cứu 5-10 phút.
- Trị giun sán, có thể châm xiên hướng kim về phía rốn.

16 - PHÚC AI

 Tên Huyệt:  Huyệt được dùng (chỉ định) khi bụng (phúc) bị đau đớn (ai), vì vậy gọi là Phúc Ai (Trung Y Cương Mục).
 Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh.
 Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 16 của kinh Tỳ.
+ Huyệt chung với Âm Duy Mạch, từ đó Âm Duy rời kinh Tỳ để sang kinh Can ở huyệt Kỳ Môn.
 Vị Trí: Tại giao điểm của đường thẳng ở đầu ngực và đường ngang rốn (huyệt Đại Hoành -Ty.15), từ đó đo lên 3 thốn.
 Giải Phẫu : Dưới da là cơ chéo to của bụng, cơ chéo bé của bụng, cơ ngang bụng, mạc ngang, phúc mạc, đại trường ngang, bờ gan hoặc bờ dưới lách.
Thần kinh vận động cơ là do 6 dây thần kinh gian sườn dưới và dây thần kinh bụng-sinh dục.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D8.
 Chủ trị: Trị bụng đau, táo bón, l, tiêu hóa kém.
 Phối Huyệt: Phối Thái Bạch (Ty.3) trị ăn không tiêu (Tư Sinh Kinh ).
 Châm Cứu: Châm thẳng 1-1,5 thốn. Cứu 5-7 tráng, Ôn cứu 10-15 phút.
 Ghi Chú: Không châm sâu quá, không chếch mũi kim ngược lên vì dễ gây tổn thương gan hoặc lách.


17 - THỰC ĐẬU

 Tên Huyệt: Đậu = lỗ huyệt của thủy đạo.
Huyệt có tác dụng trị các bệnh bụng đầy, ruột sôi... do có nhiều nước ứ đọng nhiều quá. Như vậy huyệt có tác dụng làm cho thức ăn (thực) vận hóa, vì vậy gọi là Thực Đậu (Trung Y Cương Mục).
 Tên Khác: Mạch Quan, Mệnh Quan, Thực Độc.
 Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh.
 Đặc Tính : Huyệt thứ 17 của kinh Tỳ.
 Vị Trí: Ở  giữa gian sườn 5, cách đường giữa bụng 6 thốn.
 Giải Phẫu: Dưới huyệt là phần gân cơ chéo to của bụng, cơ răng cưa to, các cơ gian sườn 6. Vào trong là phổi.
Thần kinh vận động cơ là dây thần kinh gian sườn 6.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D5.
 Chủ trị: Trị thần kinh gian sườn đau, dạ dày đau, tiểu bí.
 Châm Cứu: Châm xiên 0,3-05 thốn. Cứu 3-5 tráng - Ôn cứu 5-10 phút.
 Ghi Chú: Không châm sâu vì có thể đụng phổi.

18 - THIÊN KHÊ

 Tên Huyệt:  Huyệt ở ngang với huyệt Thiên Trì (Tb.1), khê ở đây chỉ nhũ trấp.
Huyệt có tác dụng làm cho nhũ trấp ưu thông giống như con suối chảy, vì vậy gọi là Thiên Khê (Trung Y Cương Mục).
 Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh.
 Đặc Tính : Huyệt thứ 18 của kinh Tỳ.
 Vị Trí: Ở  khoảng gian sườn 4, cách đường giữa bụng 6 thốn, (ngang huyệt Đàn Trung (Nh.17), từ đầu ngực đo ra 2 thốn.
 Giải Phẫu: Dưới da là bờ dưới cơ ngực to, phần gân cơ chéo to của bụng và cơ răng cưa to, các cơ gian sườn 5. Vào trong là phổi.
Thần kinh vận động cơ là dây thần kinh ngực to và dây thần kinh gian sườn 5.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D4.
 Chủ trị: Trị ho, ngực đau, thần kinh gian sườn đau, sữa thiếu.
 Phối Huyệt:
1.       Phối Hiệp Khê (Đ.43) trị vú bị áp xe [nhọt vú] (Tư Sinh Kinh).
2.       Phối Hạ Cự Hư (Vi.39) + Hiệp Khê (Đ.43) + Nhũ Căn (Vi.18) + Thần Phong (Th.23) + Túc Tam Lý (Vi.36) + (Túc) Lâm Khấp (Đ.41) + Ưng Song (Vi.16) trị vú sưng (Tư Sinh Kinh).
3.       Phối Trung Phủ (P.1) trị nôn nghịch (Tư Sinh Kinh)
4.       Phối Cách Du (Bq.17) + Chiên Trung (Nh.17) + Nội Quan (Tb.6) + Phế Du (Bq.13) trị ngực đầy đau, suyễn (Châm Cứu Học Giản Biên).
 Châm Cứu: Châm thẳng 0,3-0,5 thốn. Cứu 3-5 tráng, Ôn cứu 5-10 phút.
 Ghi Chú: Không châm sâu vì có thể đụng phổi.

19 - HUNG HƯƠNG

 Tên Huyệt: Huyệt ở vùng (hương) ngang với vị trí ngực (hung), vì vậy gọi là Hung Hương (Trung Y Cương Mục).
 Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh.
 Đặc Tính : Huyệt thứ 19 của kinh Tỳ.
 Vị Trí: Ở  khoảng gian sườn 3, cách đường giữa 6 thốn (ngang huyệt Ngọc Đường - Nh.18).
 Giải Phẫu : Dưới da là cơ ngực to, cơ ngực bé, cơ răng cưa to, các cơ gian sườn 4 rồi vào phổi.
Thần kinh vận động cơ là dây ngực to, dây thần kinh ngực bé và dây thần kinh gian sườn 4.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D3.
 Chủ trị: Trị vùng ngực đau, thần kinh gian sườn đau.
 Châm Cứu: Châm xiên 0,3-0,5 thốn. Cứu 3-5 tráng, Ôn cứu 5-10 phút.


20. CHU VINH

 Tên Huyệt: Vinh = vinh thông, ý chỉ huyệt ở phía trên tiếp với huyệt Trung Phủ, có khả năng thông kinh, tiếp khí, điều khiển khí Tỳ khí, tán tinh, quét sạch phía trên Phế, điều vinh toàn thân, vì vậy gọi là Chu Vinh (Trung Y Cương Mục).
 Tên Khác : Châu Vinh.
 Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh.
 Đặc Tính : Huyệt thứ 20 của kinh Tỳ.
 Vị Trí: Ở  khoảng gian sườn 2, cách đường giữa bụng 6 thốn, từ huyệt Thiên Khê đo lên 2 gian sườn, dưới huyệt Trung Phủ 1 gian sườn, nơi cơ ngực to, cơ ngực bé.
Giải Phẫu : Dưới da là cơ ngực to, cơ ngực bé, cơ răng cưa to, các cơ gian sườn 3, vào trong là phổi.
Thần kinh vận động cơ là dây thần kinh ngực to, dây thần kinh ngực bé và dây thần kinh gian sườn 3.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D2.
 Chủ trị: Trị thần kinh liên sườn đau, ho, màng ngực viêm.
 Phối Huyệt:
1.       Phối Đại Trường Du (Bq.25) trị ăn không xuống, chỉ thích uống nước thôi (Tư Sinh Kinh).
2.       Phối Cao Hoang (Bq.43) + Chiên Trung (Nh.17) + Phế Du (Bq.13) + Xích Trạch (P.5) trị ho suyễn (Châm Cứu Học Giản Biên).
 Châm Cứu: Châm xiên 0,3-0,5 thốn. Cứu 3-5 tráng, Ôn cứu 5-10 phút.
 Ghi Chú: Không châm sâu vì có thể đụng phổi.

21. ĐẠI BAO

 Tên Huyệt: Huyệt là Đại Lạc của Tỳ, thống lãnh các kinh Âm Dương. Vì Tỳ rót khí vào ngũ tạng, tưc chi, do đó, gọi là Đại Bao (Trung Y Cương Mục).
 Tên Khác: Đại Bào.
 Xuất Xứ: Thiên ‘Kinh Mạch’ (LKhu.10).
 Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 21 của kinh Tỳ.
+ Huyệt Đại Lạc, huyệt quan trọng, nơi xuất phát rất nhiều nhánh về phía trước và cạnh ngực, những nhánh này liên lạc với tất cả các Lạc Dọc của các kinh Chính.
- Theo thiên ‘Kinh Mạch’ (LKhu.10) : Những nhánh của Đại Lạc này dùng để cung cấp tân dịch từ Vị tới tất cả các phần của cơ thể. Nếu Đại Lạc thực thì tất cả các khớp đều lỏng lẻo, phải  châm bổ.
 Vị Trí: Tại điểm gặp nhau của đường nách giữa và bờ trên xương sườn 6, hoặc dưới ổ nách 6 thốn, dưới huyệt Uyên Dịch (Đ.22) 3 thốn, nơi bờ ngoài cơ lưng to.
 Giải Phẫu : Dưới da là bờ ngoài cơ lưng to, cơ răng cưa to, các cơ gian sườn 6, bên trong là phổi.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của đám rối cánh tay, dây thần kinh gian sườn 6.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D6.
 Tác Dụng: Thống nhiếp các lạc, thư gân cốt.
 Chủ trị: Trị thần kinh liên sườn đau, ngực tức, suyễn, toàn thân mỏi đau, nặng nề, tay chân bải hoải, biếng hoạt động.
 Phối Huyệt: Phối Dương Phụ (Đ.38) + Tam Dương Lạc (Ttu.8) xuyên Khích Môn (Tb.4) + Túc Lâm Khấp (Đ.41) trị ngực và sườn đau (Châm Cứu Học Giản Biên).
 Châm Cứu: Châm thẳng 0,3-0,5 thốn. Cứu 3-5 tráng, Ôn cứu 5-10 phút.
 Ghi Chú: Không châm sâu vì có thể đụng phổi.

No comments:

Post a Comment