BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ GIẢI PHẪU HỌC
Giải phẫu học (Anatomy) (xuất xứ từ tiếng Hy Lạp là ἀνατομία
anatomia có nghĩa là tách ra, cắt ra) là một nhánh của ngành sinh vật
học nghiên cứu về cấu trúc của cơ thể sống. Thuật ngữ này bao gồm giải
phẫu học cơ thể người (human anatomy), giải phẫu học động vật (animal
anatomy – zootomy), giải phẫu học thực vật (plant anatomy – phytotomy). Ở
đây chúng ta chỉ học về giải phẫu học cơ thể người nên sẽ không nói sâu
về zootomy và phytotomy.
Giải phẫu học cơ thể người là ngành khoa học cơ bản nghiên cứu về hình thái học của cơ thể người trưởng thành. Nó được chia thành giải phẫu học đại thể và giải phẫu học vi thể. Giải phẫu học đại thể (hay còn được gọi là giải phẫu học định khu) nghiên cứu về những cấu trúc cơ thể người có thể nhìn được bằng mắt thường. Giải phẫu học vi thể nghiên cứu về những cấu trúc cơ thể người nhỏ và chỉ nhìn thấy được qua kính hiển vi. Giải phẫu học vi thể bao gồm mô học và tế bào học.
Tương tự như cơ thể động vật, cơ thể người cũng bao gồm các hệ cơ quan gồm nhiều cơ quan được cấu tạo từ nhiều mô được hợp thành từ nhiều tế bào và mô liên kết.
Lịch sử giải phẫu học được thành hình theo thời gian do sự phát triển không ngừng những hiểu biết về chức năng của các cơ quan và cấu trúc của cơ thể người. Phương pháp nghiên cứu cũng phát triển đột ngột, từ nghiên cứu trên cơ thể động vật chuyển sang mổ xác người chết đến những kỹ thuật hiện đại của thế kỷ 20.
ĐỊNH KHU
* Đầu mặt cổ: bao gồm tất cả cơ quan nằm phía trên lỗ trên lồng ngực * Chi trên: bao gồm bàn tay, cổ tay, cẳng tay, khuỷu tay, cánh tay, và vai. * Lồng ngực: là khu vực giới hạn bởi phía trên là lỗ trên lồng ngực, phía dưới là cơ hoành * Bụng: tất cả cơ quan nằm dưới cơ hoành và nằm trên bờ trên của khung chậu. * Lưng – xương sống và những thành phần cấu tạo của nó: đốt sống, xương cùng, xương cụt và đĩa đệm. * Khung chậu và đáy chậu: khung chậu bao gồm những cơ quan nằm từ bờ trên xương chậu đến hoành niệu dục. Đáy chậu là khu vực nằm giữa cơ quan sinh dục và hậu môn. * Chi dưới: tất cả cơ quan nằm phía dưới dây chằng bẹn, bao gồm mông, đùi, đầu gối, cẳng chân, mắt cá chân và bàn chân.
NHỮNG HỆ CƠ QUAN QUAN TRỌNG:
* Hệ tuần hoàn: bơm và vận chuyển máu đến khắp cơ thể và lên phổi. Bao gồm tim, máu và mạch máu. * Hệ tiêu hóa: tiêu hóa và xử lý thức ăn. Gồm tuyến nước bọt, thực quản, dạ dày, gan, túi mật, tụy, ruột non, ruột già và hậu môn. * Hệ nội tiết: truyền đạt thông tin trong cơ thể bằng hormon được chế tiết từ các tuyến nội tiết như trung tâm điều nhiệt, tuyến yên, tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến thượng thận. * Hệ da: bao gồm da, tóc và móng * Hệ bạch huyết: gồm những cấu trúc tham gia trong quá trình trao đổi bạch huyết giữa mô và dòng máu gồm bạch huyết, hạch bạch huyết và mạch máu. * Hệ miễn dịch: chống lại những tác nhân gây bệnh bao gồm bạch cầu, VA, Amydal, tuyến ức và lách. * Hệ cơ: bao gồm các cơ của cơ thể. * Hệ thần kinh: thu thập, trao đổi và truyền tải thông tin. Bao gồm não, tủy sống, hệ thần kinh ngoại biên và dây thần kinh. * Hệ sinh dục: bao gồm buồng trứng, vòi trứng, tử cung, âm đạo, tuyến vú, tinh hoàn, ống dẫn tinh, túi tinh, tiền liệt tuyến và dương vật. * Hệ hô hấp: các cơ quan dùng để thở, bao gồm họng, thanh quản, khí quản, phế quản, phổi và cơ hoành. * Hệ xương: cấu trúc nâng đỡ và bảo vệ gồm xương, sụn và dây chằng. * Hệ tiết niệu: thận, niệu quản, bàng quan, niệu đạo có chức năng cân bằng nước, điện giải và bài tiết nước tiểu.
GIẢI PHẪU HỌC BỀ MẶT
Rất quan trọng trong giải phẫu học cơ thể người nghiên cứu về những ranh giới trên cơ thể người có thể dễ dàng nhận biết được bằng những đường viền hoặc điểm mốc trên cơ thể. Với hiểu biết về giải phẫu học bề mặt, bác sĩ có thể dễ dàng xác định được vị trí giải phẫu học của những cấu trúc liên quan nằm bên trong.
CÁC CƠ QUAN NỘI TẠNG: Tên một số cơ quan nội tạng bằng tiếng Anh:
Adrenals : tuyến thượng thận
Appendix: ruột thừa
Bladder : bàng quang
Brain : não
Eyes : mắt
Gall bladder: túi mật
Heart : tim
Intestines: ruột
Kidney: thận
Liver: gan
Lungs: phổi
Esophagus: thực quản
Ovaries: buồng trứng
Pancreas: tuyến tụy
Parathyroids: tuyến cận giáp
Pituitary: tuyến yên
Prostate: tuyến tiền liệt
Spleen: lá lách
Stomach: dạ dày
Testicles: tinh hoàn
Thymus: tuyến ức
Thyroid: tuyến giáp
Veins: tĩnh mạch
Womb: tử cung
Head - Eye - Ear - Cheek - Nose - Mouth - Neck - Chest - Breast - Arm - Elbow - Abdomen - Umbilicus - Groin - Wrist - Hand - Fingers - Vulva - Penis - Thigh - Knee - Calf - Leg - Ankle - Foot - Toes
Đầu - Mắt - Tai - Má - Mũi - Miệng - Cổ - Ngực - Vú - Tay - Khuỷu - Bụng - Rốn - Bụng dưới (đôi khi được dùng để chỉ nếp bẹn) - Cổ tay - Bàn tay - Ngón tay - Âm hộ - Dương vật - Đùi - Gối - Bắp chân - Cẳng chân - Mắt cá chân - Bàn chân - Ngón chân
BÀI 2: HỆ THỐNG THUẬT NGỮ GIẢI PHẪU HỌC
Đối với hầu hết các sinh viên Y khoa, đây là lần đầu tiên các bạn được tiếp xúc với các thuật ngữ của môn giải phẫu học. Mục đích chính của việc học giải phẫu là ghi nhớ các cấu trúc của cơ thể người, hình dạng, vị trí của nó trên cơ thể và tương quan của nó đối với các cơ quan khác, và đôi khi cả những động tác của nó nữa. Do đó, để giúp mọi người cảm thấy dễ dàng hơn trong việc ghi nhớ tất cả lượng kiến thức trên và cũng như trong việc “hiểu” được người khác đang nói gì, các nhà giải phẫu học đã đặt ra một loại “ngôn ngữ” thống nhất mà tất cả chúng ta đều phải tuân theo khi nghiên cứu về môn khoa học này, đó chính là HỆ THỐNG THUẬT NGỮ GIẢI PHẪU HỌC.
I. TƯ THẾ GIẢI PHẪU HỌC:
Giải phẫu học là một môn khoa học mô tả, do đó, để thuận lợi cho quá trình mô tả, các nhà giải phẫu học thống nhất với nhau sẽ "mô tả" cơ thể người trong cùng một tư thế duy nhất, đó là tư thế giải phẫu học. Đó là tư thế người đang đứng, hai bàn chân chụm lại nằm song song với nhau, hai cánh tay duỗi thẳng ra 2 bên, đầu, mắt và gan bàn tay hướng ra phía trước. Để bảo đảm sự thống nhất trong mô tả, chúng ta nhất thiết phải ghi nhớ nằm lòng tư thế này trong đầu. Ngoài ra, còn một chi tiết quan trọng cần phải nhớ nữa, đó là khi cơ thể ở vị trí thư giãn, ngón tay cái sẽ nằm ở phía trước. Tuy nhiên, theo cách nói của giải phẫu học thì ngón cái là cấu trúc bên chứ không phải là cấu trúc ở phía trước. Dưới đây là hình ảnh mô tả tư thế giải phẫu học:
II. MẶT PHẲNG GIẢI PHẪU HỌC:
Là những mặt phẳng tưởng tượng được vẽ vuông góc với cơ thể người, chia cơ thể ra làm nhiều phần khác nhau. Biết được các mặt phẳng này sẽ giúp chúng ta học các thuật ngữ liên quan đến sự tương quan vị trí giữa các cấu trúc cơ thể cũng như chuyển động của nó một cách dễ dàng hơn.
Chúng ta có 3 mặt phẳng giải phẫu học bao gồm:
- Mặt phẳng đứng ngang (hay mặt phẳng trán): đứng thẳng theo chiều ngang, từ bên này sang bên kia cơ thể, chia cơ thể ra làm 2 phần TRƯỚC và SAU.
- Mặt phẳng ngang: cắt ngang qua cơ thể, chia cơ thể ra làm 2 phần: TRÊN và DƯỚI.
- Mặt phẳng dọc giữa: nằm chính giữa cơ thể, theo chiều trước sau, chia cơ thể ra làm 2 phần PHẢI và TRÁI. Ngoài ra, tất cả các mặt phẳng song song với mặt phẳng dọc giữa được gọi là mặt phẳng đứng dọc.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
sagittal : mặt phẳng đứng dọc, song song với median
median : cái này là mặt phẳng dọc giữa
coronal : mặt phẳng đứng ngang
axial : mặt phẳng ngang. ( còn gọi là horizontal plane )
meidal : chỉ vị trí gần mp median hơn , lateral thì ngược lại
anterior ( ventral ) : ở phía trước
external : ở phía ngoài .
- Proximal: chỉ vị trí nằm gần với điểm gốc của một cơ quan nào đó hơn, distal thì ngược lại. (dịch sang thuật ngữ giải phẫu học VN thì người ta gọi đó là đầu gần với đầu xa đó mà)
- Inferior - Superior: em giải thích đúng rồi, nhưng khi dịch ra tiếng việt thì người ta dịch là nằm dưới và nằm trên thì nghe nó xuôi tai hơn.
- Cephalad or Cranial: hướng về phía đầu (khác với superior ở chỗ cranial là adv, còn superior là adj, chừng nào gặp đúng ngữ cảnh em sẽ hiểu) - Caudal or Caudad thì ngược lại
- Dorsal: (thuộc về) lưng - Ventral: (thuộc về) bụng
Giải phẫu học cơ thể người là ngành khoa học cơ bản nghiên cứu về hình thái học của cơ thể người trưởng thành. Nó được chia thành giải phẫu học đại thể và giải phẫu học vi thể. Giải phẫu học đại thể (hay còn được gọi là giải phẫu học định khu) nghiên cứu về những cấu trúc cơ thể người có thể nhìn được bằng mắt thường. Giải phẫu học vi thể nghiên cứu về những cấu trúc cơ thể người nhỏ và chỉ nhìn thấy được qua kính hiển vi. Giải phẫu học vi thể bao gồm mô học và tế bào học.
Tương tự như cơ thể động vật, cơ thể người cũng bao gồm các hệ cơ quan gồm nhiều cơ quan được cấu tạo từ nhiều mô được hợp thành từ nhiều tế bào và mô liên kết.
Lịch sử giải phẫu học được thành hình theo thời gian do sự phát triển không ngừng những hiểu biết về chức năng của các cơ quan và cấu trúc của cơ thể người. Phương pháp nghiên cứu cũng phát triển đột ngột, từ nghiên cứu trên cơ thể động vật chuyển sang mổ xác người chết đến những kỹ thuật hiện đại của thế kỷ 20.
ĐỊNH KHU
* Đầu mặt cổ: bao gồm tất cả cơ quan nằm phía trên lỗ trên lồng ngực * Chi trên: bao gồm bàn tay, cổ tay, cẳng tay, khuỷu tay, cánh tay, và vai. * Lồng ngực: là khu vực giới hạn bởi phía trên là lỗ trên lồng ngực, phía dưới là cơ hoành * Bụng: tất cả cơ quan nằm dưới cơ hoành và nằm trên bờ trên của khung chậu. * Lưng – xương sống và những thành phần cấu tạo của nó: đốt sống, xương cùng, xương cụt và đĩa đệm. * Khung chậu và đáy chậu: khung chậu bao gồm những cơ quan nằm từ bờ trên xương chậu đến hoành niệu dục. Đáy chậu là khu vực nằm giữa cơ quan sinh dục và hậu môn. * Chi dưới: tất cả cơ quan nằm phía dưới dây chằng bẹn, bao gồm mông, đùi, đầu gối, cẳng chân, mắt cá chân và bàn chân.
NHỮNG HỆ CƠ QUAN QUAN TRỌNG:
* Hệ tuần hoàn: bơm và vận chuyển máu đến khắp cơ thể và lên phổi. Bao gồm tim, máu và mạch máu. * Hệ tiêu hóa: tiêu hóa và xử lý thức ăn. Gồm tuyến nước bọt, thực quản, dạ dày, gan, túi mật, tụy, ruột non, ruột già và hậu môn. * Hệ nội tiết: truyền đạt thông tin trong cơ thể bằng hormon được chế tiết từ các tuyến nội tiết như trung tâm điều nhiệt, tuyến yên, tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến thượng thận. * Hệ da: bao gồm da, tóc và móng * Hệ bạch huyết: gồm những cấu trúc tham gia trong quá trình trao đổi bạch huyết giữa mô và dòng máu gồm bạch huyết, hạch bạch huyết và mạch máu. * Hệ miễn dịch: chống lại những tác nhân gây bệnh bao gồm bạch cầu, VA, Amydal, tuyến ức và lách. * Hệ cơ: bao gồm các cơ của cơ thể. * Hệ thần kinh: thu thập, trao đổi và truyền tải thông tin. Bao gồm não, tủy sống, hệ thần kinh ngoại biên và dây thần kinh. * Hệ sinh dục: bao gồm buồng trứng, vòi trứng, tử cung, âm đạo, tuyến vú, tinh hoàn, ống dẫn tinh, túi tinh, tiền liệt tuyến và dương vật. * Hệ hô hấp: các cơ quan dùng để thở, bao gồm họng, thanh quản, khí quản, phế quản, phổi và cơ hoành. * Hệ xương: cấu trúc nâng đỡ và bảo vệ gồm xương, sụn và dây chằng. * Hệ tiết niệu: thận, niệu quản, bàng quan, niệu đạo có chức năng cân bằng nước, điện giải và bài tiết nước tiểu.
GIẢI PHẪU HỌC BỀ MẶT
Rất quan trọng trong giải phẫu học cơ thể người nghiên cứu về những ranh giới trên cơ thể người có thể dễ dàng nhận biết được bằng những đường viền hoặc điểm mốc trên cơ thể. Với hiểu biết về giải phẫu học bề mặt, bác sĩ có thể dễ dàng xác định được vị trí giải phẫu học của những cấu trúc liên quan nằm bên trong.
CÁC CƠ QUAN NỘI TẠNG: Tên một số cơ quan nội tạng bằng tiếng Anh:
Adrenals : tuyến thượng thận
Appendix: ruột thừa
Bladder : bàng quang
Brain : não
Eyes : mắt
Gall bladder: túi mật
Heart : tim
Intestines: ruột
Kidney: thận
Liver: gan
Lungs: phổi
Esophagus: thực quản
Ovaries: buồng trứng
Pancreas: tuyến tụy
Parathyroids: tuyến cận giáp
Pituitary: tuyến yên
Prostate: tuyến tiền liệt
Spleen: lá lách
Stomach: dạ dày
Testicles: tinh hoàn
Thymus: tuyến ức
Thyroid: tuyến giáp
Veins: tĩnh mạch
Womb: tử cung
Head - Eye - Ear - Cheek - Nose - Mouth - Neck - Chest - Breast - Arm - Elbow - Abdomen - Umbilicus - Groin - Wrist - Hand - Fingers - Vulva - Penis - Thigh - Knee - Calf - Leg - Ankle - Foot - Toes
Đầu - Mắt - Tai - Má - Mũi - Miệng - Cổ - Ngực - Vú - Tay - Khuỷu - Bụng - Rốn - Bụng dưới (đôi khi được dùng để chỉ nếp bẹn) - Cổ tay - Bàn tay - Ngón tay - Âm hộ - Dương vật - Đùi - Gối - Bắp chân - Cẳng chân - Mắt cá chân - Bàn chân - Ngón chân
BÀI 2: HỆ THỐNG THUẬT NGỮ GIẢI PHẪU HỌC
Đối với hầu hết các sinh viên Y khoa, đây là lần đầu tiên các bạn được tiếp xúc với các thuật ngữ của môn giải phẫu học. Mục đích chính của việc học giải phẫu là ghi nhớ các cấu trúc của cơ thể người, hình dạng, vị trí của nó trên cơ thể và tương quan của nó đối với các cơ quan khác, và đôi khi cả những động tác của nó nữa. Do đó, để giúp mọi người cảm thấy dễ dàng hơn trong việc ghi nhớ tất cả lượng kiến thức trên và cũng như trong việc “hiểu” được người khác đang nói gì, các nhà giải phẫu học đã đặt ra một loại “ngôn ngữ” thống nhất mà tất cả chúng ta đều phải tuân theo khi nghiên cứu về môn khoa học này, đó chính là HỆ THỐNG THUẬT NGỮ GIẢI PHẪU HỌC.
I. TƯ THẾ GIẢI PHẪU HỌC:
Giải phẫu học là một môn khoa học mô tả, do đó, để thuận lợi cho quá trình mô tả, các nhà giải phẫu học thống nhất với nhau sẽ "mô tả" cơ thể người trong cùng một tư thế duy nhất, đó là tư thế giải phẫu học. Đó là tư thế người đang đứng, hai bàn chân chụm lại nằm song song với nhau, hai cánh tay duỗi thẳng ra 2 bên, đầu, mắt và gan bàn tay hướng ra phía trước. Để bảo đảm sự thống nhất trong mô tả, chúng ta nhất thiết phải ghi nhớ nằm lòng tư thế này trong đầu. Ngoài ra, còn một chi tiết quan trọng cần phải nhớ nữa, đó là khi cơ thể ở vị trí thư giãn, ngón tay cái sẽ nằm ở phía trước. Tuy nhiên, theo cách nói của giải phẫu học thì ngón cái là cấu trúc bên chứ không phải là cấu trúc ở phía trước. Dưới đây là hình ảnh mô tả tư thế giải phẫu học:
II. MẶT PHẲNG GIẢI PHẪU HỌC:
Là những mặt phẳng tưởng tượng được vẽ vuông góc với cơ thể người, chia cơ thể ra làm nhiều phần khác nhau. Biết được các mặt phẳng này sẽ giúp chúng ta học các thuật ngữ liên quan đến sự tương quan vị trí giữa các cấu trúc cơ thể cũng như chuyển động của nó một cách dễ dàng hơn.
Chúng ta có 3 mặt phẳng giải phẫu học bao gồm:
- Mặt phẳng đứng ngang (hay mặt phẳng trán): đứng thẳng theo chiều ngang, từ bên này sang bên kia cơ thể, chia cơ thể ra làm 2 phần TRƯỚC và SAU.
- Mặt phẳng ngang: cắt ngang qua cơ thể, chia cơ thể ra làm 2 phần: TRÊN và DƯỚI.
- Mặt phẳng dọc giữa: nằm chính giữa cơ thể, theo chiều trước sau, chia cơ thể ra làm 2 phần PHẢI và TRÁI. Ngoài ra, tất cả các mặt phẳng song song với mặt phẳng dọc giữa được gọi là mặt phẳng đứng dọc.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
sagittal : mặt phẳng đứng dọc, song song với median
median : cái này là mặt phẳng dọc giữa
coronal : mặt phẳng đứng ngang
axial : mặt phẳng ngang. ( còn gọi là horizontal plane )
meidal : chỉ vị trí gần mp median hơn , lateral thì ngược lại
anterior ( ventral ) : ở phía trước
external : ở phía ngoài .
- Proximal: chỉ vị trí nằm gần với điểm gốc của một cơ quan nào đó hơn, distal thì ngược lại. (dịch sang thuật ngữ giải phẫu học VN thì người ta gọi đó là đầu gần với đầu xa đó mà)
- Inferior - Superior: em giải thích đúng rồi, nhưng khi dịch ra tiếng việt thì người ta dịch là nằm dưới và nằm trên thì nghe nó xuôi tai hơn.
- Cephalad or Cranial: hướng về phía đầu (khác với superior ở chỗ cranial là adv, còn superior là adj, chừng nào gặp đúng ngữ cảnh em sẽ hiểu) - Caudal or Caudad thì ngược lại
- Dorsal: (thuộc về) lưng - Ventral: (thuộc về) bụng
<-- Tự Động Kết Hợp Bài -->
BÀI 3: XƯƠNG VÙNG ĐẦU MẶT I. Những xương quan trọng vùng đầu mặt:
frontal: xương trán
nasal: xương mũi
maxilla: xương hàm trên
mandible: xương hàm dưới
parietal: xương đỉnh
temporal: xương thái dương
sphenoid: xương bướm
zygomatic: xương gò má
mastoid: xương chũm
occipital: xương chẫm
ethmoid: xương sàng
lacrimal: xương lệ
palatine: xương khẩu cái. Mảnh ngang của xương khẩu cái hợp với mỏm khẩu cái của xương hàm trên tạo thành khấu cái cứng.
II. Các xoang vùng đầu mặt:
Một vài xương vùng đầu mặt có những khoang nhỏ bên trong được phủ bởi 1 lớp màng nhầy được gọi là xoang, bệnh viêm xoang xảy ra khi lớp màng này bị viêm nhiễm. Khi bị kích thích, lớp màng này sẽ tiết ra dịch chiềm đầy các xoang tạo cho bạn cảm giác nghẹt mũi. Các xoang có nhiệm vụ làm nhẹ đi trọng lượng của khối xương đầu mặt và cộng hưởng âm thanh.
Một số hình ảnh về các xoang vùng đầu mặt:
---------------------------------------------------------------
PHỤ LỤC I: CÁC THUẬT NGỮ CHỈ SỰ CHUYỂN ĐỘNG
Các thuật ngữ này dùng để chỉ chức năng của các cơ trên cơ thể người
Flexion - Extension: Gấp - Duỗi.
Lưu ý theo giải phẫu, Gấp là hai mặt phía bụng tiến lại gần nhau, duỗi là hai mặt phía lưng tiến lại gần nhau. Ví dụ Gấp và duỗi cẳng tay.
Rắc rối ở chỗ cổ chân, mu bàn chân theo giải phẫu là mặt lưng, lòng bàn chân là mặt bụng... Nếu bảo "Duỗi bàn chân ra" thì bạn làm sao? Nếu bạn cho bàn chân và cẳng chân thành đường thẳng thì... sai rồi, đọc lại định nghĩa đi!
Vấn đề này không chỉ xảy ra trong tiếng Việt. Nhằm để giao tiếp dễ dàng và rõ ràng, người ta quyết định dùng 'plantar flex' và 'dorsal flex' cho động tác ở cổ chân.
Abduction - Adduction: Dạng - Khép.
Không biết các bạn thế nào, còn mình suốt một thời gian dài cứ đọc đến một trong hai từ này là phải tra tự điển cho chắc cái nào là dạng, cái nào là khép! Cuối cùng mình chế ra chữ Mad Labđể nhớ: M[edial] Ad[duction] (khép là đưa về trục giữa) và L[ateral] Ab[duction] (dạng là đưa ra bên ngoài.) Thay vì tra tự điển chỉ cần nhẩm hai chữ này thôi.
Pronation - Supination : Sấp - Ngữa.
Cái này mình cũng hay nhầm, một hôm mình đọc thấy cách nhớ này cũng khá hay, "supination là tư thế bạn cầm chén súp."
Protraction (duỗi) - Retraction (co) : di chuyển tới và lui trên mặt phẳng
Elevation : nâng lên - Depression: hạ xuống
Medial rotation (xoay trong) - Lateral rotation (xoay ngoài): động tác xoay quanh trục của xương
Circumduction: (xoay) động tác phối hợp giữa flexion, extension, abduction, adduction, medial rotation và lateral rotation
Opposition: (đối ngón) chụm đầu ngón cái và một trong các ngón tay còn lại với nhau như đang cầm một vật gì đó.
BÀI 4: CƠ - MẠCH MÁU - THẦN KINH - DA VÙNG ĐẦU MẶT
CƠ VÙNG ĐẦU MẶT
Hình 1 mô tả các cơ vùng mặt:
Câu 9: Bạn hãy sắp xếp lại các từ sau đây để chú thích cho đúng các chi tiết được đánh số trên hình vẽ và dịch chúng ra tiếng Việt.
zygomaticus major
platysma
levator anguli oris
frontalis
levator labii superioris alequae nasii
orbicularis oris
depressor anguli oris
mentalis
depressor labii inferioris
orbicularis oculi
- orbital portion
- palpebral portion
CÁC DÂY THẦN KINH VẬN ĐỘNG
Chức năng vận động của các cơ mặt được chi phối bởi dây thần kinh sọ số VII (dây mặt). Dây VII chui qua lỗ trâm chũm nằm ở đáy sọ để đi ra ngoài và ngay lập tức đổi hướng ra trước để vào tuyến mang tai. Khi ở trong tuyến mang tai, nó chia ra làm 5 nhánh chính:
- T -- temporal
- Z -- zygomatic
- B -- buccal
- M -- mandibular
- C -- cervical
Câu 10: dịch các từ phía trên ra tiếng Việt
CÁC MẠCH MÁU VÙNG ĐẦU MẶT
Câu 11: dịch các chi tiết trên hình vẽ ra tiếng Việt
Reduced: 99% of original size [ 403 x 463 ] - Click to view full image
Tĩnh mạch mặt rất quan trọng trong lâm sàng vì nó nối trực tiếp với tĩnh mạch mắt và sau đó là đến xoang tĩnh mạch sâu trong hốc sọ (xoang hang). Vi khuẩn có thể đi theo tĩnh mạch mặt để xâm nhập vào các cấu trúc bên trong hộp sọ gây nhiễm trùng. (Đây chính là lý do tại sao các bà mẹ của chúng ta thường hay ngăn cản con cái nặn mụn )
CÁC DÂY THẦN KINH CẢM GIÁC
Các dây thần kinh cảm giác ở vùng mặt là những nhánh tận của 3 nhánh của dây thần sinh sinh ba (dây thần kinh sọ V)
Câu 12: dưới đây là tên của các nhánh thần kinh cảm giác thuộc thần kinh sinh ba, bạn hãy dịch chúng ra tiếng Việt:
Opthalmic division (V1)
- lacrimal
- supraorbital
- supratrochlear
- infratrochlear
- external nasal
- infraorbital
- zygomaticofacial
- buccal
- mental
Da đầu tiếp nối với da vùng trán và 2 bên mặt cho đến vùng chẩm ở phía sau hộp sọ. Và cấu tạo của da đầu rất quan trọng trên lâm sàng vì khi chấn thương đầu xảy ra thì các bác sĩ cần phải sờ và quan sát vùng da đầu để xác định mức độ chấn thương.
Câu 13: Từ da đầu trong tiếng anh là SCALP và da đầu cũng bao gồm 5 lớp có các chữ cái đầu tiên hợp lại thành từ SCALP, bạn hãy dịch các từ này ra tiếng Việt
- S -- skin
- C -- dense Connective tissue
- A -- aponeurosis
- L -- loose connective tissue
- P -- periosteum
Các mạch máu nằm trong mô liên kết chặt. Mô liên kết có mối quan hệ đặc biệt với động mạch ở khu vực này. Khi động mạch bị cắt đứt, các sợi mô liên kết xung quanh mạch máu sẽ co lại và kéo cho mạch máu mở ra và kết quả là máu sẽ chảy ra nhiều hơn so với khu vực khác. Khi bị chảy máu vùng này, cần thiết phải sử dụng băng ép để cầm máu. Mạch máu và thần kinh đi vào da đầu từ 3 khu vực: 1) phía trước (trên ổ mắt), 2) phía bên (bề mặt vùng thái dương), 3) phía sau (vùng chẩm).
Vi khuẩn và dịch tự do có thể đi từ mô liên kết lỏng lẻo của da đầu ở phía sau đi ra mí mắt ở phía trước. Chấn thương ở phía sau đầu có thể gây ra khối máu tụ ở mí mắt
No comments:
Post a Comment