LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Friday, January 6, 2017

Triệu chứng sau khi bỏ thuốc lá


Khi bỏ thuốc, cơ thể ngừng chịu tác động của những chất độc đó vào máu; đồng thời máu bạn cũng tự nhiên sản sinh ra một quá trình “tẩy rửa” chất độc. Điều này gây ra những bất thường trong cơ thể, gọi là những triệu chứng xuất hiện khi bạn bỏ thuốc.
TRIỆU CHỨNG SAU KHI BỎ THUỐC
Điều này khá tự nhiên vì cơ thể sau một thời gian dài chịu ảnh hưởng và quen với tác hại của thuốc lá cũng như tiếp nhận chất độc nicôtin vào người thường xuyên.
Khi bỏ thuốc, cơ thể ngừng chịu tác động của những chất độc đó vào máu; đồng thời máu bạn cũng tự nhiên sản sinh ra một quá trình “tẩy rửa” chất độc. Điều này gây ra những bất thường trong cơ thể, gọi là những triệu chứng xuất hiện khi bạn bỏ thuốc.
Những triệu chứng bạn phải đối mặt có thể khá khác nhau giữa người này so với người khác, nhưng điều quan trọng là bạn phải chuẩn bị đối mặt với một “trận chiến” diễn ra bên trong cơ thể mình. Đa số những triệu chứng này gây tác động mạnh mẽ và phản biện lại ý chí của chính bạn, nó bắt bạn phải bắt đầu hút thuốc trở lại. Vì vậy, bạn phải đấu tranh lại quá trình tiêu cực này và có một quyết tâm từ bỏ thuốc lá kì được.
Có một điều quan trọng bạn nên nhớ nếu muốn đọc tiếp là, bài đọc này sẽ liệt kê ra những triệu chứng thừơng gặp khi bạn bỏ thuốc; và bạn có thể dễ dàng nhận ra một hoặc vài dấu hiệu nào đó trong số chúng mà bạn đang mắc phải; nhưng đừng lo lắng vì nó khá bình thường và tự nhiên.
1. Triệu chứng thường gặp nhất là cơ thể bạn nung nấu một ý nghĩ không thể cưỡng lại được việc hút thuốc lá trở lại, cả cơ thể như muốn “gào thét” đòi chất nicôtin ; và những suy nghĩ của bạn sẽ bị chia đôi ra làm hai, nửa muốn thoả mãn và thoát khỏi cơn nghiện bằng cách hút lại; nửa lại muốn từ bỏ những triệu chứng khó chịu đó.
Triệu chứng này thực sự không quá khó để vượt qua; với một chút lòng kiên định và nỗ lực, bạn sẽ vượt qua cơn cám dỗ tồi tệ nhất ở lần đầu tiên, và việc đó sẽ dễ dàng hơn đối với những lần sau từ 3 tới 4 ngày
2. Bạn sẽ cảm thấy cơ thể mình nhạy cảm hơn và dễ bị ảnh hưởng xấu bởi thời tiết, những cơn ho thường xuyên và cảm lạnh ; phổi và ngực bạn chính là nơi chịu tác hại nhiều nhất từ thuốc lá, vì vậy sau khi bỏ thuốc, nó sẽ diễn ra một vài biểu hiện tiêu cực , điều này dễ hiểu bởi vì cơ thể bạn đang diễn ra một quá trình “thanh tẩy” tự nhiên trong máu và phóng thích chất độc ra ngoài để lấy lại chức năng của nó. Ngoài ra hệ thống miễn dịch của bạn cũng đang hoạt động cật lực để tống chất độc ra khỏi cơ thể. .
3. Vùng bụng, bao tử của bạn sẽ phát ra vài âm thanh khó nghe, cũng là một triệu chứng của việc bỏ thuốc, bạn có thể cảm thấy như bị táo bón. Nhưng bạn nên nhớ rằng việc hút thuốc của bạn đã gây ra nhiều tác hại đến nhiều bộ phận trên cơ thể, việc thải và tống chất độc ra khỏi cơ thể, đồng nghĩa với việc loại bỏ nhiều năng lượng thay vì dùng nó để nuôi cơ thể , vì vậy có thể nói rằng, không chỉ phổi và vùng ngực là nơi duy nhất chịu tác động từ việc hút thuốc, cả bao tử của bạn cũng đã bị tác động.
4. Triệu chứng tiếp theo phải kể đến là bạn sẽ gia tăng sự thèm ăn và dường như muốn ăn ngấu nghiến. Nếu mắc phải trường hợp này, bánh mì, thịt nạc, các loại đậu, rau củ và trái cây sẽ là nguồn dinh dưỡng tốt cho bạn. Và nên nhớ rằng khi đang trong quá trình cai thuốc lá, bạn hãy uống thật nhiều nước, điều này sẽ giúp bạn thanh tẩy hiệu quả hơn những chất độc tồn đọng trong người và khắc phục nhiều triệu chứng của việc cai thuốc.
5. Chứng nhức đầu cũng là một triệu chứng nữa khi bạn cai thuốc, nó có thể gây ra sự mất thăng bằng và thiếu tập trung trong công việc của bạn, khiến bạn có cảm giác như dễ dàng bị nổi cáu.
Các chuyên gia cho rằng chứng nhức đầu gây ra bởi sự thay đổi tỷ lệ oxy có trong máu cùng lúc với lượng đường huyết trong máu bị thay đổi, bị gây ra bởi việc thiếu chất nicôtin vào máu khi bỏ thuốc. Điều này làm thay đổi môi trường trong vỏ não. Nhưng đến một lúc nào đó, tất cả sẽ trở lại bình thường , vì vậy với một chút nỗ lực và kiên nhẫn, hãy uống nhiều nước và dùng một ít thuốc giảm đau, mọi việc sẽ qua dễ dàng thôi.
6. Chất nicôtin là một chất kích thích, nó có thể ảnh hưởng đến sự vận hành của não bộ. Khi bạn ngừng hút, nó có thể gây ra nhiều sự thay đổi trong hành vị cũng như tâm trạng , thái độ cũng như cách cư xử của bạn.
Chứng mất ngủ cũng là một hệ quả khác của việc ngừng hút, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi và ủ rũ cả ngày.
7. Sự buồn chán, uể oải, mất tập trung, dễ giận dữ, mất ngủ, dễ nỗi cáu và sự khó chịu trong người là tất cả những triệu chứng tiềm tàng mà bạn có thể phải trải qua. Nhưng tin tốt là bạn chỉ chịu đựng nó trong một khoảng thời gian ngắn mà thôi, khoảng một đến hai tháng.
Nhìn chung, nếu bạn bỏ thuốc, những triệu chứng sau đó sẽ xuất hiện và chi phối bạn thường xuyên, khiến bạn dễ dàng hút thuốc trở lại. Bạn nên nhớ rằng, việc bỏ thuốc chính là bước tiến lớn nhất để đi đến việc có được một sức khoẻ tốt hơn, hãy làm vì sức khoẻ của chính mình. Bạn không phải là mất đi một người bạn khi quyết định bỏ thuốc, nói đúng hơn là tiêu diệt đi một kẻ thù. Cho dù bạn cảm thấy sự hụt hẫng lớn lao và đánh mất gì đó trong thời gian đầu bỏ thuốc, nhưng nhớ là bạn đang tự gỉai thoát mình khỏi một kẻ thù nguy hiểm và độc hại.
Kẻ thù này tuy chậm chạp nhưng chắc chắn sẽ đưa bạn vào huyệt mộ một ngày không xa…Hãy nhớ điều đó và giữ lòng kiên định, sự quyết tâm của mình trong việc bỏ thuốc, bất chấp những triệu chứng tiêu cực có thể xảy đến.
ĐẨY LÙI CẢM GIÁC KHÓ CHỊU KHI CAI THUỐC LÁ
Những người cai thuốc lá đều thấy đói thuốc, thèm hút do cơ thể đã quen với lượng nicotine cao. Tuy nhiên, cảm giác cực kỳ thèm thuốc này thường chỉ kéo dài 1-5 phút. Vì vậy, hãy làm một cái gì đó (như uống nước, tập thở sâu) cho đến khi nó qua đi.
Thạc sĩ Nguyễn Tuấn Lâm, cán bộ Chương trình phòng chống tác hại của thuốc lá cho biết, bỏ thuốc lá là việc không dễ dàng; nhưng chắc nhiều người sẽ quyết tâm cai nếu biết rõ cái lợi của nó; và lợi ích này xuất hiện rất nhanh sau khi ngừng hút. Chẳng hạn, chỉ sau 20 phút sau khi bỏ thuốc, huyết áp và mạch đập sẽ trở về bình thường, nhiệt độ tay chân tăng lên đến mức bình thường. Sau 8 giờ, mức CO và O2 trong máu cũng trở về trạng thái lý tưởng.
Sau 1 ngày ngừng hút, nguy cơ đau tim bắt đầu giảm. Sau 2 ngày, các đầu dây thần kinh bắt đầu hồi phục, khả năng ngửi và nếm được cải thiện. Sau 2 tuần đến 3 tháng, lưu thông máu sẽ tốt hơn, người bỏ thuốc đi bộ dễ dàng hơn; chức năng phổi được cải thiện, có thể tới 30%. Từ 1 đến 9 tháng, các cơn ho, ngạt mũi và khó thở sẽ giảm, các lông mao mọc lại ở phổi, giúp giữ màng và nhầy giảm bội nhiễm.
Bác sĩ Lâm cũng cho biết, sau 1 năm cai thuốc, nguy cơ tắc động mạch vành sẽ giảm một nửa so với người hút thuốc. Nguy cơ tử vong do ung thư phổi sẽ giảm một nửa sau 5 năm. Lúc này, nguy cơ đột quỵ ở người đã cai thuốc chỉ còn tương đương với người không hút.
Để đổi lấy những lợi ích đó, người cai thuốc phải chịu đựng nhiều triệu chứng khó chịu khi cai thuốc và tìm cách khắc phục. Một trong những biểu hiện hay gặp là cảm giác đầu bồng bềnh, mất tập trung, nguyên nhân có thể do thiếu nicotine trong máu. Do hút thuốc lâu ngày, bộ não của bạn đã quen làm việc với sự có mặt của nicotine, và bây giờ bạn phải tập làm việc không có chất gây nghiện đó một cách từ từ, đừng quá ép mình phải nỗ lực trong vài ngày. Bạn nên tập thể dục nhiều hơn, sắp xếp nhiều khoảng thời gian giải lao xen kẽ với công việc.
Sau khi ngừng hút thuốc, bạn sẽ bắt đầu ho. Đừng lo lắng, vì đây chỉ là phản xạ tự làm sạch của phổi. Hệ thống lông mao bắt đầu làm việc trở lại để đẩy đờm từ những phế quản nhỏ lên các phế quản lớn rồi được ho khạc ra ngoài. Bạn hãy nhấp từng ngụm nước ấm để làm giảm ho. Sau 1-2 tuần, triệu chứng này sẽ tự hết.
Bạn cũng sẽ phải đối phó với sự căng thẳng và cáu kỉnh khi lượng nicotine trong máu giảm. Điều này chứng tỏ thần kinh của bạn đang cố gắng đối phó với những thay đổi đó. Hãy đi bách bộ, ngâm mình trong nước ấm và làm vài động tác thư giãn hoặc nói chuyện với ai đó về cảm giác của mình, bạn sẽ lấy lại được sự cân bằng.
Khi hút thuốc, nicotine kích thích tế bào não khiến bạn có cảm giác hưng phấn. Lúc giã từ khói thuốc, cơ thể bạn đã quen "ăn sẵn" nên chưa thể tự sản xuất đủ các chất gây hưng phấn thay thế nicotine, vì vậy bạn sẽ cảm thấy trì trệ, buồn rầu. Tình trạng này sẽ được điều chỉnh dần. Trong thời gian quá độ, bạn hãy thực hiện các bài tập đơn giản như đi bộ nhanh 5-10 phút.
Khó ngủ cũng là triệu chứng thường gặp, do bộ não của bạn đang học cách làm việc không có nicotine. Nên ngâm mình trong nước ấm, uống một cốc sữa nóng trước khi đi ngủ; có thể đọc cái gì đó hoặc nghe nhạc.
Triệu chứng làm nhiều người lo ngại nhất khi cai thuốc chính là tăng cân. Bạn sẽ nhanh đói bụng hơn vì chuyển hoá trong cơ thể đang trở lại bình thường; nhiều khi còn coi việc ăn uống là giải pháp "lấp chỗ trống" khi có cơn thèm thuốc. Để tránh tăng cân, bạn hãy ăn nhiều bữa nhỏ với thực phẩm ít năng lượng như cà rốt, quả mận…, uống thật nhiều nước và tập luyện nhiều hơn.
Thông thường việc bỏ thuốc có thể làm tăng khoảng 2 kg, nhưng không phải ai cũng béo lên. Ngay cả khi điều này xảy ra, bạn cũng đừng ngần ngại vì cái lợi mà bạn có khi từ bỏ được thuốc lá sẽ lớn hơn rất nhiều chút phiền toái về cân nặng mà bạn có thể dễ dàng khắc phục.
VÌ SAO MỆT MỎI SAU KHI BỎ THUỐC LÁ
Những biểu hiện mệt mỏi. Đây là hội chứng cai nicotin. Các triệu chứng cai này có thể xuất hiện sau ngừng hút thuốc 2 giờ, cao điểm làm sau 24-48 giờ. Cũng có thể kéo dài vài tuần và vài tháng bao gồm các triệu chứng: thèm hút thuốc mãnh liệt, căng thẳng dễ cáu gắt, buồn ngủ, uể oải, rối loạn giấc ngủ, giảm nhịp tim, giảm huyết áp, tăng cân, giảm vận động, rơi vào trạng thái trầm cảm lo âu. Do một thời gian dài cháu sử dụng thuốc lá, cơ thể cháu nhất là hệ thần kinh trung ương chịu nhiều tác động của nicotin, khi hút thuốc lá, khoảng 25% lượng nicotin hít vào sẽ hòa vào dòng máu và nó sẽ được tác động đến não trong vòng 15 giây. Thời gian bán hủy của nicotin xấp xỉ 2 giờ, nó tác động lên vỏ não và hệ limbic làm hoạt hóa đường dẫn truyền dopaminnergic và hệ limbic. Thêm vào đó, nicotin cũng làm tăng tập trung norepinephrine và epinephrine làm tăng những chất làm cho cơ thể tăng phấn chấn, cảm xúc, giảm căng thẳng. Tuy nhiên, tác hại của nicotin là không thể lường hết được vì nó là nguyên nhân chính gây ra và làm trầm trọng thêm nhiều bệnh nguy hiểm như tim mạch, đái tháo đường, bệnh đường hô hấp, vô sinh, đột tử…
Để vượt qua những khó chịu do hội chứng cai nicotin gây ra nên ăn uống đủ chất dinh dưỡng, không nên thức khuya, chăm chỉ tập thể dục thể thao, nhất là những môn thể thao phù hợp với người trẻ tuổi như bơi, tập tạ, chạy, đá bóng… Những biện pháp này sẽ giúp cảm thấy phấn chấn hơn, giảm tình trạng stress do cai thuốc gây nên. Để cai thuốc thành công, quyết tâm của mỗi người là quan trọng.
NHỮNG THAY ĐỔI CỦA CƠ THỂ SAU KHI BỎ THUỐC
Những thay đổi của cơ thể sau bỏ thuốc
– 20 phút: Huyết áp và mạch giảm dần tới mức bình thường
– 8 giờ: Lượng oxy trong máu trở về trạng thái bình thường. Nguy cơ bị nhồi máu cơ tim bắt đầu giảm. Nhiệt độ ngoài da bắt tăng.
– 24 giờ: Lượng CO trong máu bắt đầu được đào thải. Phổi bắt đầu quá trình tự làm sạch và phản xạ ho tăng để thải đờm. 70 % bắt đầu tăng cảm giác ăn ngon miệng.
– 48 giờ: Cảm giác ngon miệng và mùi vị bắt đầu cải thiện.
– 1 tuần: Giấc ngủ trở lại bình thường.
– 2 tuần tới 3 tháng: Sự lưu thông máu trong cơ thể và chức năng thông khí được cải thiện
– 1-9 tháng: Các triệu chứng như ho, tiết dịch nhầy, mệt mỏi, khó thở giảm. Nhung mao của tế bào niêm mạc phế quản trở lại hoạt động bình thường. Giảm tốc độ suy chức năng thông khí đối với người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
– 1-2 năm: Nguy cơ bị nhồi máu cơ tim giảm 20-50%. Giảm tỷ lệ bệnh tái phát và tăng tỷ lệ thành công trong điều trị, phẫu thuật mạch vành.
– 5 năm: Nguy cơ bị đột quỵ giảm tới mức như người không hút thuốc sau 5-15 năm cai thuốc.
– 10 năm: Nguy cơ bị chết do ung thư phổi giảm một nửa so với người tiếp tục hút; các nguy cơ bị ung thư miệng, họng, thực quản, bàng quang, thận, tuỵ cũng giảm như vậy. Tốc độ phát triển, di căn của ung thư chậm hơn so với người hút thuốc. Nguy cơ nhồi máu cơ tim trở về như người không hút.
Cai thuốc không bao giờ là muộn, hãy suy ngẫm để cai thuốc ngay bây giờ và mãi mãi.
Một số thay đổi về sinh lý và tinh thần sau khi bỏ thuốc.
Đói thuốc
Cơ thể của bạn đã quen với 1 lượng nicotine, khi lượng đó giảm đi sẽ khiến bạn có cảm giác đói để bạn hút thuốc. Cảm giác cực kỳ thèm thuốc thường chỉ kéo dài 1-5 phút. Hãy làm 1 cái gì đó đến khi cảm giác đó giảm đi – uống nước, tập thở sâu…
Đầu bồng bênh, mất tập trung
Điều này có thể do thiếu nicotine trong máu. Hãy nhớ là bộ não của bạn đã quen làm việc với sự có mặt của nicotine và bây giờ phải tập làm việc không có nicotine. Hãy làm việc từ từ thôi, đừng quá cố gắng trong vài ngày. Tập thể dục nhiều hơn, làm việc thời gian ngắn hơn xen kẽ với thời gian giải lao nhiều hơn. Chú ý xem mình ăn uống có bình thường không?
Ho Đây là phản xạ tự làm sạch của phổi. Sau khi ngừng hút thuốc những lông mao giúp làm sạch phổi bắt đầu hoạt động trở lại sẽ đẩy đờm từ những phế quản nhỏ lên các phế quản lớn rồi được ho khạc ra ngoài. Nhấp từng ngụm nước ấm sẽ có thể làm giảm ho và sẽ tự hết ho sau đó 1 thời gian sau 1 đến 2 tuần.
Căng thẳng và cáu kỉnh Bởi vì lượng nicotine trong máu giảm, thành phần hoá học trong người bạn thay đổi. Cơ thể bạn đang cố gắng đối phó với những sự thay đổi đó. Vì vậy nó làm cho bạn cảm giác căng thẳng và cáu kỉnh. Đi bách bộ, ngâm trong nước ấm, và làm vài động tác thư giãn. Nói chuyện với ai đó về cảm giác của mình.
Buồn rầu, trì trệ
Nicotine là chất hoá học kích thích tế bào não tạo nên cảm giác hưng phấn. Phải mất một thời gian để cơ thể của bạn sản xuất cân bằng chất hoá học gây hưng phấn tự nhiên thay cho chất nicotine. Trong thời gian điều chỉnh lại này bạn có thể có cảm giác buồn rầu. Một bài tập đơn giản như là đi bộ nhanh 5-10 phút chẳng hạn có thể làm bạn thay đổi. Tình trạng này sẽ hết dần dần, không nên lo lắng.
Cảm giác chóng đói
Chuyển hoá trong cơ thể bạn đang trở lại bình thường. Hãy ăn những bữa nhỏ ít năng lượng như là bỏng ngô, cà rốt, quả mận hay cái gì đó. Cố gắng ăn khoảng 6 bữa nhỏ và uống nhiều nước.
Khó ngủ
Bộ não của bạn đang học cách làm việc không có nicotine. Chât gây ngủ trong não của bạn có thể đang bị ảnh hưởng trong quá trình tự điều chỉnh lại này. Ngâm mình trong nước ấm, uống một cốc sữa nóng trước khi đi ngủ. Có thể đọc cái gì đó hoặc nghe nhạc.
Một số triệu chứng khác cũng có thể gặp như khô miệng, rát họng, đau đầu, rối loạn tiêu hoá, mệt mỏi, chảy nước mắt, loét miệng và tăng cân.
Điểm đáng chú ý nhất ở đây là tăng cân. Không phải tất cả mọi người đều tăng cân sau khi bỏ thuốc. Trung bình bỏ thuốc có thể làm tăng khoảng 2 kg. Nguyên nhân có thể là người bỏ thuốc hoạt động ít hơn, và hay gặp hơn là người bỏ thuốc thường lấy thức ăn thay cho hút thuốc. Rất may là sự tăng cân này có thể tránh được.
– Ăn 3 đến 6 bữa nhỏ hàng ngày chứ không ăn 1 bữa thật nhiều
– Tránh những chất béo
– Ăn nhiều hoa quả và rau tươi
– Vẫn giữ phong độ làm việc, tập luyện nhiều hơn (ví dụ đi bộ nhanh …)
Nếu vẫn tiếp tục tăng cân cũng đừng lo sợ. Cơ thể của bạn có thể cần có thời gian quen dần với tình trạng không có nicotine. Nếu bạn ăn uống điều độ, tránh ăn quá nhiều, tập luyện đều đặn, bạn sẽ giảm cân. Và hãy nhớ rằng lợi ích của việc bỏ thuốc còn giá trị hơn rất nhiều so với cái hại do tăng vài kg.
TƯ VẤN SÂU CHO NGƯỜI HÚT THUỐC ĐANG CÓ NGUYỆN VỌNG CAI NGHIỆN
Tư vấn này dành cho các đối tượng là những người hiện đang hút thuốc và muốn được cai. Họ đến để được tư vấn hỗ trợ. Họ có mong muốn bỏ thuốc, đó là yếu tố thuận lợi, tuy nhiên trong số này có thể có những người đã thử bỏ thuốc hơn một lần nhưng chưa thành công. Cần lưu ý khai thác, phân tích những kinh nghiệm thất bại trước đây để đưa ra lời khuyên có hiệu quả. Thời gian tư vấn không nên dưới 10 phút.
1- Người tư vấn : Chủ yếu là cán bộ tư vấn chuyên sâu tại phòng khám cai nghiện thuốc lá.
Các cán bộ y tế nói chung cũng cần nắm được để áp dụng khi cần thiết trong tư vấn ngắn.
2- Đối tượng : Những người nghiện thuốc muốn được cai nghiện
3- Mục tiêu: Giúp cho đối tượng có mong muốn bỏ thuốc, bỏ thuốc thành công
4- Nội dung :

Bước 1: Giới thiệu và làm quen


– Bằng cách chào hỏi đối tượng với thái độ ân cần, cởi mở, tạo không khí thân thiện, và sự tin cậy của đối tượng trước khi bắt đầu thực hiện tư vấn
– Tự giới thiệu về mình và mục đích công việc của mình.
– Tìm hiểu hoàn cảnh của bệnh nhân: nghề nghiệp, trình độ văn hoá để có cách tiếp cận phù hợp
– Tìm hiểu lý do bệnh nhân đến cơ sở y tế để tư vấn thích hợp

Bước 2: Tìm hiểu và đánh giá tình trạng hút thuốc của đối tượng:


Hỏi và ghi lại tình trạng hút thuốc của bệnh nhân bao gồm:
– Tuổi bắt đầu hút, số năm hút thuốc
– Lý do hút thuốc, tại sao lại thích hút thuốc
– Quan điểm thái độ của bệnh nhân đối với thói quen hút thuốc của mình
– Quan điểm thái độ của người xung quanh đối với thói quen hút thuốc của bệnh nhân
– Đã cố gắng bỏ thuốc lần nào chưa và những nguyên nhân dẫn đến thất bại.
Đánh giá sự phụ thuộc nicotine bằng test fagerstrom
1. Khi nào anh (chị) hút điếu thuốc đầu tiên sau khi thức dậy?
Số điểm
– Trong 5 phút đầu tiên 3
– Từ 6-30 phút 2
– Từ 31-60 phút 1
– Sau 60 phút 0
2. Anh (chị) có cảm thấy khó kiềm chế không hút thuốc ở những nơi cấm hút thuốc (rạp hát, thư viện, nhà thờ…) không?
– Có 1
– Không 0
3. Điếu thuốc nào trong ngày làm anh (chị) cảm thấy thích thú nhất?
– Điếu đầu tiên vào buổi sáng 1
– Các điếu khác 0
4. Anh (chị) hút bao nhiêu điếu trong 1 ngày?
– Dưới 10 0
– Từ 11-20 1
– 21-30 2
– Trên 30 3
5. Trong những giờ đầu sau khi thức dậy anh (chị) có hút nhiều hơn các giờ khác trong ngày không?
– Có 1
– Không 0
6. Nếu anh (chị) bị ốm, hầu như phải nằm trên giường thì anh (chị) có hút thuốc không?
– Có 1
– Không 0
Đánh giá:
0 – 2 : phụ thuộc rất ít; 3 – 4: phụ thuộc ít; 5: phụ thuộc trung bình
6 – 7 : phụ thuộc nhiều; 8 – 10: phụ thuộc rất nhiều
Việc đánh giá mức độ phụ thuốc vào Nicotine của bệnh nhân còn có thể được đo bằng dụng cụ phân tích khí thở (breath analyzer) mà các phòng khám cai nghiện thuốc lá nên có. Bằng chứng khách quan này sẽ có giá trị thuyết phục hơn với bệnh nhân.

Bước 3: Củng cố ý nguyện cai thuốc của bệnh nhân:

Hỏi bệnh nhân về tác hại của thuốc lá xem đối tượng có biết không. Nếu biết, khen ngợi và bổ sung kiến thức còn thiếu. Nếu không biết, nói về tác hại của thuốc lá. Đặc biệt lưu ý về hoàn cảnh và tình trạng và sức khoẻ cụ thể của bệnh nhân để có những liên hệ hợp lý, gây ấn tượng mạnh.
* Nói về lợi ích của việc bỏ thuốc:
– Sức khoẻ sẽ được cải thiện
– ăn uống ngon miệng hơn
– Tiết kiệm tiền bạc dành cho việc khác
– Nhận thức về bản thân mình thoải mái hơn
– Nhà cửa, quần áo, vật dụng, hơi thở không hôi mùi thuốc
– Không còn phải lo nghĩ đến chuyện cai thuốc
– Tạo ra một tấm gương tốt cho con cháu trong gia đình
– Tránh được nguy cơ bị bệnh hô hấp cho con cái
– Không phải suy nghĩ về việc gây tác hại cho người khác bằng khói thuốc của mình
– Làm việc tốt hơn, nhất là những những hoạt động thể lực
– Giảm nếp nhăn và lão hoá của da …
* Dựa vào đặc điểm của đối tượng để nhấn mạnh những lợi ích đặc thù của đối tượng nếu bỏ thuốc. Ví dụ nếu đối tượng có con nhỏ, hãy nhấn mạnh đến lợi ích của đứa trẻ. Nếu là người bệnh, cần nhấn mạnh lợi ích về mặt sức khỏe, hiệu quả điều trị sẽ được cải thiện nếu bỏ thuốc.
* Khẳng định mạnh mẽ lý do xác đáng để bệnh nhân có quyết tâm bỏ thuốc: Hãy nhấn mạnh rằng điều quan trọng nhất đối với sức khoẻ của họ là phải cai thuốc và cai vĩnh viễn.

Bước 4: Đánh giá lại ý nguyện cai thuốc

* Hỏi về ý nguyện cai nghiện: Kiểm tra lại xem đối tượng đã nhận thức rõ động cơ cai thuốc chưa.
– Nếu đối tượng sẵn sàng và quyết tâm cai, khẳng định sự hỗ trợ.
– Nếu đối tượng chưa chắc chắn hay còn do dự, phát tài liệu và hẹn trở lại lần khác.
* Khuyến khích cai và khẳng định sự giúp đỡ
– Khẳng định về khả năng cai nghiện thành công: một nửa số người hút thuốc đã cai thành công
– Bày tỏ tin tưởng vào quyết tâm và nghị lực của đối tượng
– Có một số biện pháp y tế giúp cai nghiện

Bước 5 : Giúp đỡ bệnh nhân cai nghiện:

Lúc này cần phải nói với bệnh nhân có 4 giai đoạn của cai nghiện cần phải vượt qua :
1. Nghĩ về việc bỏ thuốc
2. Chuẩn bị các yếu tố cần thiết để bỏ thuốc
3. Bỏ hẳn thuốc
4. Duy trì thời gian hoàn toàn không lệ thuộc vào thuốc lá

Giai đoạn 1 : Nghĩ về bỏ thuốc

– Đa số mọi người đều nghĩ rằng nếu thực sự quyết tâm bỏ thuốc thì chắc chắn sẽ bỏ đựơc.
– Có người có thể bỏ dễ, có người khó.
– Nghĩ và liệt kê trong đầu tất cả những lý do đi đến quyết định cai nghiện.
– Nghĩ về những người trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp ai sẽ giúp mình cai nghiện
– Những lý do gì khiến mình lưu luyến với thuốc lá?
– Nếu đối tượng đã từng cai nhưng thất bại, hỏi lại về: Điều gì đã giúp đối tượng “quên thuốc” trong lần cai trước, điều gì khiến đối tượng hút trở lại

Giai đoạn 2 : Chuẩn bị bỏ thuốc

– Chọn ngày bỏ thuốc. Tốt nhất là trong vòng hai tuần từ khi được tư vấn. Vào ngày mà không có quá nhiều vấn đề phải giải quyết để có thể chỉ tập trung vào việc bỏ thuốc.
– Tìm sự giúp đỡ : Tuyên bố với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp về quyết tâm bỏ thuốc của mình và đề nghị sự giúp đỡ.
– Với những người nghiện thuốc khác trong gia đình, bạn bè hoặc tại nơi làm việc thì nên động viên họ cùng bỏ thuốc với mình. Nếu không thì đề nghị họ không mời thuốc hoặc hút thuốc trước mặt mình. Nếu có thể cố gắng tìm một người đã cai thuốc thành công để chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình cai.
– Loại bỏ hoàn toàn những vật gì gợi nhớ đến thuốc lá như : gói thuốc, bật lửa, gạt tàn… làm cho việc hút thuóc trở lên khó khăn và tránh hút ở những nơi hay hút trước đây như ở nhà, nơi làm việc…
– Chuẩn bị tư tưởng là có thể có những thách thức:
· Sự lôi kéo của các bạn nghiện, môi trường
· Sức ép của công việc (Stress)
· Các triệu chứng của người “đói” thuốc (xảy ra trong vòng 1-3 tuần đầu):
. Chóng mặt và nhức đầu
. Tâm trạng ức chế, dễ nổi cáu, tức giận, bồn chồn
. Thèm thuốc
. Rối loạn tiêu hoá
. Khó tập trung tư tưởng
. Tăng cân sau cai nghiện
– Chuẩn bị đối phó với các cơn thèm thuốc và các triệu chứng đói thuốc bằng cách mua sẵn một số thứ thay cho hút thuốc: Tăm để xỉa răng, kẹo cao su, hạt dưa… hoặc vài thứ gì đó để ăn ở nhà và nơi làm việc, nhưng nhớ là phải không quá ngọt và ít năng lượng. Tư vấn cho bệnh nhân chọn lựa những thứ thích hợp tránh tăng cân. Có thể làm cho tay bận bịu đỡ trống trải bằng cách chuẩn bị 2 quả cầu để xoay khi ngồi trên xe ô tô, hay cái bút chì để viết lúc rảnh tay.
– Đối phó với các thách thức khác bằng cách sắp xếp thời điểm bỏ thuốc hợp lý, định sẵn là sẽ làm những việc thích làm hoặc đam mê, ăn nhiều rau hoa quả, uống nhiều nước để tránh táo bón…
– Đặc biệt khuyên bệnh nhân nên chuẩn bị cho mình một phần thưởng (tự thưởng) cho sự kiện quan trọng này. Món quà không nên là loại đắt tiền mà là thứ mang nhiều ý nghĩa với họ, như 1 vật kỷ niệm một sự kiện. Giá thành khoảng bằng số tiền tiết kiệm được từ việc không mua thuốc lá là tốt nhất.
– Chọn cách bỏ:
Bỏ ngay: Đây là cách tốt nhất, và dễ thành công nhất, khuyên bệnh nhân chọn.
Bỏ từ từ: Giảm số điếu thuốc hút trong ngày từ từ và chọn một ngày để dừng hẳn

Giai đoạn 3 : Bỏ hẳn thuốc

Tối hôm trước ngày bỏ thuốc: Dọn sạch toàn bộ thuốc lá kể cả mẩu thuốc, gạt tàn, máy lửa, diêm thay vào đó là các thứ đã chuẩn bị: Tăm, kẹo cao su, 2 quả cầu nhỏ dành cho miệng và tay của bạn . Lên dây cót một lần nữa: “cai thuốc là chiến lược đúng, mình có thể làm được! ”. Hút một điếu cuối cùng như nói lời chia tay với “kẻ thù” của mình.
Ngày quan trọng: Đây là ngày đặc biệt – Ngày cai nghiện thuốc lá. Hãy để ngày đó tương đối thoải mái, có thể ngủ muộn hơn bình thường một chút, uống một cốc nước hoa quả. Hãy chuẩn bị cho kết thúc một ngày không hút thuốc như một thành công đầu tiên.
Các ngày tiếp theo: Hãy đừng nghĩ là sẽ không bao giờ hút thuốc nữa mà hãy tự nhủ là : “ Tôi không hút thuốc hôm nay và đừng hút! ”. Cảm thấy tự hào và tự chúc mừng thành công vào cuối mỗi ngày. Mục tiêu của bạn là từng ngày trôi qua không hút thuốc.
Tránh mọi sự cám dỗ: Tạo một môi trường không hút thuốc quanh bạn, hãy dành nhiều thì giờ chuyện trò làm việc với người không hút thuốc. Tránh tiếp xúc với người hút thuốc. Trong 2 tuần đầu tránh uống rượu, bia, cà phê hoặc những thứ bạn hay dùng khi hút thuốc.
Đối phó với cơn thèm thuốc: Luôn tự nhắc đến những lý do để bạn quyết định bỏ thuốc. Tự nhủ là: “Việc này có thể rất khó khăn nhưng mình làm được, đừng hút nữa, stop! ”
Dùng trí tưởng tượng để “lên dây cót”: Khi bạn bắt đầu nghĩ đến những cảm giác thích thú khi có một điếu thuốc thì bạn hãy tưởng tượng hai lá phổi của bạn bị hun khói đen như thế nào. Bạn cũng có thể tưởng tượng mọi người xung quanh sẽ thất vọng như thế nào khi bạn bỏ cuộc.
Có thể làm 5 điều sau đây để thoát khỏi cơn thèm thuốc:
a. Uống 8 đến 10 cốc nước 1 ngày
b. Thở sâu : Hít thật chậm, sâu bằng mũi và nhịn thở cuối thì hít vào, đếm đến 4 rồi từ từ thở ra bằng miệng. Làm như vậy đến khi bạn cảm thấy thoải mái hơn.
c. Làm một việc gì khác như đừng ngồi ở bàn lâu sau khi ăn mà thay vào đó là đi bách bộ hoặc đánh răng hoặc một việc gì khác.
d. Chuyện trò với bạn bè, nhất là với người đã bỏ thuốc về cảm giác của mình có thể sẽ làm cho bạn cảm thấy thoải mái hơn. Cũng có thể gọi đến dường dây nóng, nếu phòng khám cai nghiện có tổ chức dịch vụ này.
Hãy trì hoãn cơn thèm thuốc. Cảm giác đói thuốc sẽ qua đi sau một vài phút. Khi bạn quá thèm thuốc hãy đếm đến 100 hoặc đọc nhẩm một bài thơ, bài hát… Cảm giác đó sẽ qua đi.





No comments:

Post a Comment