LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Tuesday, March 20, 2018

Những cách làm giảm ngứa, sưng tấy do muỗi đốt cho bé


Những cách làm giảm ngứa, sưng tấy do muỗi đốt cho bé

Muỗi đốt thường để lại vết sưng tấy gây ngứa ngáy, khó chịu cho bé. Không những thế, đây còn là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị sốt xuất huyết, các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác và bệnh ngoài da. Dưới đây là 11 bí quyết làm giảm ngứa và sưng tấy do muỗi đốt cho bé cực hiệu quả.
1. Khoai tây
Khi phát hiện bé bị muỗi đốt mẹ nhanh chóng lấy khoai tây cắt lát mỏng chà xát vào vùng da bị muỗi đốt của bé trong vòng 5 phút, rồi tiếp tục dùng miếng khác chà xát liên tục. Với cách làm này bé sẽ không còn ngứa ngáy, vết muỗi đốt không bị sưng và không để lại vết thâm.
2. Dùng nước xà phòng khô
Trong nước xà phòng khô (miếng xà bông) có chứa một hàm lượng muối natri đáng kể, chất này khi gặp nước sẽ tạo ra phản ứng kiềm, có tác dụng bão hòa chất độc gây ngứa ngáy do muỗi đốt. Vì vậy, khi trẻ bị muỗi đốt mẹ dùng nước xà bông khô bôi trực tiếp lên vùng da bị đốt, để trong vòng 2-3 phút rồi rửa lại bằng nước sạch, bé sẽ hết ngứa ngay.
3. Giấm
Khi trẻ bị muỗi đốt mẹ dùng nước giấm pha loãng với nước sôi để nguội rồi bôi trực tiếp lên vết muỗi đốt, sau đó dùng gạc bông đắp lên sẽ có tác dụng giảm ngứa và sưng rất hiệu quả.
4. Sữa mẹ
Em bé sơ sinh da còn non nớt và nhạy cảm nên khi bị muỗi đốt mẹ có thể vắt một ít sữa rồi bôi trực tiếp vào vết muỗi đốt. Sữa mẹ giúp da không bị sưng và không để lại vết thâm trên làn da non nớt của bé.
5. Dùng đá lạnh
Khi bé bị muỗi đốt mẹ có thể dùng đá lạnh thoa đều lên vùng da bị muỗi đốt. Thoa đều trong một thời gian ngắn trẻ sẽ hết ngứa ngáy, khó chịu và không còn sưng tấy.
6. Kem đánh răng bạc hà
Kem đánh răng cũng là một trong những cách trị muỗi đốt hiệu quả cho bé. Khi trẻ bị muỗi đốt, mẹ dùng kem đánh răng bạc hà bôi lên vùng da bị thương của bé, chờ cho kem đánh răng khô rồi rửa lại bằng nước sạch.
7. Chanh
Chanh có tính sát khuẩn cao nên khi bé bị muỗi đốt mẹ dùng nước cốt chanh thoa đều lên vùng da bị muỗi đốt. Cách làm này vừa ngăn vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, giảm ngứa ngáy khó chịu hiệu quả cho bé.
8. Các loại lá rau thơm
Các loại lá rau thơm như: bạc hà, lá cà chua, tía tô không chỉ giúp trị muỗi đốt hiệu quả cho bé mà chúng còn có tác dụng phòng tránh muỗi đốt cho bé hiệu quả. Cách làm như sau: Mẹ dùng một trong những loại lá nêu trên, rửa sạch vò nát, lọc lấy nước rồi dùng nước này bôi lên vùng da bị muỗi đốt hoặc lên da bé đảm bảo muỗi sẽ không còn dám đến gần bé nữa.
9. Mật ong :
Mật ong có tính sát khuẩn cao nên mẹ có thể dùng mật ong để trị vết muỗi đốt cho bé. Thoa một chút mật ong vào phần da bị muỗi đốt sẽ giúp bé hết ngứa ngáy, chống nhiễm trùng da rất hiệu quả.
10. Bột nở - baking soda
Khi trẻ bị muỗi đốt mẹ dùng một lượng bột nở vừa đủ, pha với nước để tạo thành hỗn hợp lỏng. Sau đó mẹ dùng hỗn hợp nay thoa đều lên vùng da bị muỗi đốt của bé, chờ nước khô, rửa lại bằng nước sạch. Cách làm này không chỉ giúp bé giảm ngứa ngáy mà còn có tác dụng sát trùng rất hiệu quả. Tuy nhiên mẹ nhớ canh cẩn thận, không cho bé động tay chân vào chỗ đang thoa nước bột rồi sau đó cho tay vào miệng nhé!
11. Hành tây hoặc tỏi :
Cả tỏi và hành tây đều có tính sát khuẩn và kháng viêm cao nên khi bé bị muỗi đốt mẹ có thể cắt một lát mỏng hành tây hoặc tỏi chà xát nhẹ lên vùng da bị muỗi đốt, da sẽ hết phồng đỏ, ngứa ngáy và chống nhiễm trùng da cho bé.

Triệu chứng ngứa và sưng mà bạn thường phải chịu trận khi bị muỗi đốt thực sự là một phản ứng của hệ thống miễn dịch với kháng nguyên được hiện diện trong nước bọt của những con muỗi. Khi muỗi đốt cũng đồng nghĩa với việc muỗi đang tiêm một chút nước bọt để “gây tê tại chỗ”. Vì thế, đây là lý do khiến nhiều người không nhận ra bản thân đang bị muỗi đốt trong một vài giây.
Chút nước bọt này của muỗi cũng hoạt động như một chất chống đông máu, ngăn ngừa máu đông vì thế muỗi có thể tự do hút máu trong cơ thể bạn cho đến khi chúng đã no nê.
Khi ấy, cơ thể gửi kháng thể IgG và IgE để đối phó với cuộc xâm lược đột ngột này của các chú muỗi. Vì thế, quá trình này có thể dẫn tới một phản ứng miễn dịch bình thường và biểu hiện trên làn da bạn là những vết sưng và ngứa. Đặc biệt ở trẻ em, khi bị muỗi đốt chúng thường sưng và ngứa khủng khiếp hơn ở người lớn vì người lớn sau nhiều lần bị muỗi cắn đã “thích ứng” hơn nên hệ miễn dịch phản ứng ít nghiêm trọng hơn.
Tại sao muỗi cắn ban đêm lại ngứa hơn muỗi cắn vào ban ngày?
Khi bị muỗi cắn vào ban đêm, bạn sẽ thường thấy ngứa ngáy hơn vào ban ngày vì ban đêm, các hooc-môn steroid, cortisol trong cơ thể khá thấp và điều này làm giảm khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Vì thế khi bị muỗi đốt vào ban đêm, bạn cũng bị  ngứa và sưng nhiều hơn. Tuy nhiên, điều này cũng có thể khác nhau ở mỗi người vì mức cortisol sản xuất trong cơ thể như thế nào phụ thuộc vào nhịp sinh học ngày đêm của mỗi cá nhân.
Tại sao muỗi lại đốt một số người và một số người khác lại không bị muỗi đốt?
Muỗi thường ưa thích chọn một người nào đó làm nạn nhân nếu cơ thể bạn có một tỷ lệ lớn khí carbon dioxide trong mồ hôi và có sự hiện diện của một chất hóa học như Nonanal.
Theo đó, có 3 loại người mà thường phổ biến bị muỗi đốt là: đàn ông, những người béo phì và những người có nhóm máu O.

***** 

BÀI THUỐC GIA TRUYỀN TRỊ VIÊM DA, CHÀM DA, MŨI ĐỐT, CÔN TRÙNG ĐỐT, NHIỆT MIỆNG, CHÀM SỮA
Bài dầu thuốc gia truyền trị viêm da, dị ứng, chàm da, muỗi đốt, côn trùng đốt, với các nguyên liệu rất rẻ, dễ tìm kiếm, dễ làm tại nhà. Có thể để dành dùng dần từ 6 tháng đến 1 năm. Có thể dùng thường xuyên mỗi ngày cho trẻ. Dùng để bôi lên da người lớn, trẻ em, trẻ sơ sinh, cho các trường hợp:
– Bị các bệnh viêm da cơ địa như: chàm khô, mề đay, vẩy nến, tổ đĩa, …
– Lát sữa (chàm sữa) ở trẻ nhỏ
– Tay chân nứt nẻ
– Ghẻ ngứa
– Trị trĩ ngoại, chưa viêm sưng, đang viêm sưng, hoặc đang chảy máu (ngoại (Lấy tép tỏi cà búi trĩ rồi bôi dầu vào chung quanh)
– Nhiệt miệng, sưng nướu răng (Bôi bên trong miệng)
– Muỗi đốt, kiến, ong, … đốt gây viêm và sưng nhức.
– Các vết bỏng lửa, nước sôi, đứt tay – chân (Mau khỏi, không để lại sẹo)
Nguyên liệu:
– 2 củ tỏi ta, tỏi loại tép nhỏ (coi chừng mua nhầm tỏi trung quốc)
– 3 đến 4 củ hành hành tím, băm nhuyễn ra thì lượng hành bằng tỏi.
– Dầu dừa: 50ml (dầu dừa tự nấu hoặc mua sẵn, chọn dừa già dày cơm khi thắng dầu sẽ có tác dụng cao hơn)
Cách làm:
– 2 loại hành và tỏi băm chung thật nhuyễn hoặc xay nhỏ, càng nhuyễn càng tốt.
– Cho dầu dừa vào chảo nhỏ, cho hành tỏi băm nhuyễn vào, vặn thật nhỏ lửa canh chừng 20p, phi hành tỏi trong dầu dừa đến khi hành tỏi khô lại có màu nâu sậm (không cháy đen), thời gian nấu dầu dừa với hành tỏi tối thiếu phải 15-20p mới đủ thời gian để tinh dầu tỏi và hành tiết ra đủ và phát huy tác dụng của bài thuốc.
Tác dụng dược liệu của các vị thuốc trên
Tỏi: Có chứa hợp chất allicin – như là “thuốc kháng sinh tự nhiên” giúp kháng viêm diệt khuẩn rất tốt, là có tác dụng trị cảm cúm.
Củ hành tím: Là một trong những dược liệu hàng đầu về tính kháng viêm, được xem là kháng sinh tự nhiên từ thảo dược. Chọn hành tỏi củ nhỏ, của VN như hình minh họa, sẽ có tác dụng trị chàm da, viêm da, côn trùng đốt rất hiệu quả
Dầu dừa: Chọn dừa già để thắng dầu sên với hành tỏi sẽ có tác dụng trị viêm da, muỗi đốt cao hơn. Có tác dụng giúp mềm da, có khả năng xoa dịu và làm mềm vùng các vùng da bị khô sần, nứt nẻ, bong tróc ở các bệnh chàm da, viêm da.
Ghi chú:
– Các trường hợp trẻ bị muỗi đốt, kiến cắn, dị ứng gây sưng tấy trên da, dùng “dầu thuốc” này thoa xức cho trẻ rất hiệu quả
– Trẻ bị chàm sữa, nhiệt miệng, sưng nướu răng, thoa hiệu quả.
– Có thể thoa thường xuyên hàng ngày rất an toàn, dùng được cho cả trẻ sơ sinh, không lo bị độc hại như dùng các loại thuốc có chứa Corticoide, là hoạt chất kháng viêm mạnh, nếu thoa thường xuyên cho trẻ sẽ có nguy cơ bị teo da, ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của trẻ.
– Chị em bị gót chân nứt nẻ nặng, cứ bôi thuốc này vào mỗi ngày 3-4 lần sau 1 tuần là thấy khác hẳn (tối đi ngủ bôi thuốc xong rồi mang vớ chân vào ngủ sẽ có hiệu quả nhanh hơn)
– Cách chế biến loại thuốc dầu dừa bên trên có thể dùng và xem như là thuốc “đặc trị” dùng để bôi thay thế cho các loại thuốc hay kem mỡ khác, dùng để bôi xức khi da bị viêm sưng, chảy máu mà không cần dùng đến loại thuốc nào khác (nếu không bị nhiễm trùng, ung mủ trên da)

********
1. Dùng sữa mẹ thoa lên da trẻ khi bị muỗi đốt, côn trùng đốt
Vắt bỏ khoảng 20ml lớp sữa đầu tiên, sau đó vắt tiếp vài giọt sữa mẹ thoa lên vùng da bị đốt ở trẻ (lớp sữa này sẽ đậm đặc hơn, có tính kháng khuẩn cao hơn). Sữa mẹ sẽ giúp da bé không viêm sưng, nhanh hết đau ngứa và không để lại vết sẹo thâm. Cách này áp dụng rất tốt, an toàn với trẻ sơ sinh.
2. Nước bọt có thể trị muỗi đốt, côn trùng đốt cho trẻ
Trong nước bọt có chứa các thành phần có tác dụng sát khuẩn: Trong một nghiên cứu được tiến hành đối với 65 trẻ sơ sinh, các nhà khoa học Thụy Điển đã so sánh những em bé có cha mẹ rửa sạch núm vú giả với những trẻ có cha mẹ liếm sạch núm vú giả. Kết quả đáng ngạc nhiên, trẻ ở nhóm 2 ít có khả năng mắc eczema (viêm da cơ địa) hay hen suyễn.
Nước bọt chứa thuốc giảm đau tự nhiên: Nước bọt có rất nhiều chất opiorphin, có tác dụng giúp giảm đau mạnh gấp 6 lần morphin. Opiorphin hoạt động bằng các bảo vệ hóa chất enkephalins gửi tín hiệu đau lên não bộ ngăn chặn cơ chế đau đớn phát ra.
Hãy dùng nước bọt của mẹ bôi lên nốt muỗi đốt cho con. Nước bọt có tính kiềm giúp trung hòa chất gây ngứa hiệu quả, giúp cho các vết thương do muỗi hoặc côn trùng đốt sẽ giảm đau, giảm sưng tấy, bớt độ ngứa ngáy, khó chịu cho trẻ. Cách này áp dụng rất tốt, an toàn với trẻ sơ sinh và cả các bé lớn hơn.
3. Dầu khuynh diệp giúp xua muỗi tránh xa trẻ
Cây khuynh diệp, hay còn gọi là cây bạch đàn – là loại cây có thể ngăn chặn các loại côn trùng gây bệnh, đặc biệt là muỗi và gián. Loại thảo mộc này còn có một hàm lượng lớn chất nhựa kino, chất này được sử dụng nhiều trong chăm sóc y tế do chúng có những tác dụng chữa lành tổn thương an toàn với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Đây là cách đơn giản và rất hiệu quả. Dầu khuynh diệp vừa có thể giúp giảm đau, giảm ngứa, giảm viêm sưng các vết đốt trên da. Vừa có thể thoa lên quần áo, tay chân của trẻ để phòng ngừa muỗi đốt vào các buổi chiều tối, khu vực có nhiều muỗi.
Dầu khuynh diệp nhà thuốc nào cũng có bán. Ngày thoa 2-3 lần tùy theo khu vực ít hay nhiều muỗi. Trường hợp đã bị muỗi đốt, dùng dầu khuynh diệp thoa lên da ngay vết bị đốt, sau 2-3 tiếng thoa lại lượt mới sẽ ngăn ngừa viêm sưng, nhiễm trùng cho trẻ.
4. Dùng nước muối sinh lý và khoai tây
Khi trẻ bị muỗi đốt, dùng nước lọ muối sinh lý 0,9% bôi lên nốt muỗi đốt. Sau đó cắt lát/miếng khoai tây sống, xoa vào chỗ muỗi đốt cho bé càng sớm càng tốt. Khoảng 5 – 7 phút, mẹ lại cắt tiếp 1 lát nữa xoa cho bé. Nốt muỗi đốt không sưng, không ngứa và không để lại sẹo.
Với nốt đốt nào sưng to, mẹ đợi con ngủ dùng gạc đã thấm nước muối đắp vào đó là có thể làm cho vết sưng tấy giảm sưng đồng thời nó còn có tác dụng trị ngứa hữu hiệu.
5. Dấm táo trị muỗi đốt, côn trùng đốt
Dùng dấm gạo nhà nuôi hoặc dấm táo (bán trong siêu thị) pha loãng theo tỉ lệ 1-3 (1 dấm 3 nước), xoa lên nốt muỗi đốt, sau đó bôi dầu khuynh diệp lên. Các nốt bị đốt sẽ không bị ngứa, không viêm sưng.
6. Dùng xà phòng khô để trị muỗi đốt, côn trùng đốt
Trong xà phòng có chứa muối natri, khi kết hợp với nước sẽ tạo ra chất có tính kiềm, làm trung hòa chất độc gây ngứa do muỗi. Dùng bánh xà phòng khô (xà bông dạng thỏi), thấm 1 tí nước vào thỏi xà phòng rồi xoa lên vết đốt đang bị sưng tấy, để vài phút rồi lau lại bằng nước sạch, sẽ giúp giảm ngứa rất nhiều. Sau đó, có thể kết hợp cách dùng nước bọt hoặc cách khác trong bài để bôi lên vết muỗi đốt cho con, ngày làm vài lần sẽ nhanh hết hơn.






Sunday, March 4, 2018

9 động tác yoga cho ngón tay


Tự bấm huyệt bàn tay làm giảm đau đầu, đau họng, đau dạ dày hiệu quả

Bấm huyệt mát xa từ lâu đã được coi là một trong những phương pháp cực kỳ hiệu quả trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.
Tự bấm huyệt bàn tay làm giảm đau đầu, đau họng, đau dạ dày hiệu quả ít người biết - Ảnh 1
Vùng bàn tay là nơi tập trung nhiều huyệt đạo liên kết trực tiếp tới các bộ phận khác nhau trong cơ thể
Đây thực chất là một kích thích vật lý, tác động trực tiếp vào thần kinh, mạch máu và các cơ quan cảm thụ để gây nên những thay đổi ở vị trí đó. Từ đó, giúp cải thiện hoạt động của hệ thần kinh, tăng cường trao đổi chất và nâng cao quá trình dinh dưỡng của cơ thể.
Vùng bàn tay là nơi tập trung nhiều huyệt đạo liên kết trực tiếp tới các bộ phận khác nhau trong cơ thể. Nếu được thực hiện đúng kỹ thuật, đúng chỉ định, xoa bóp bấm huyệt lòng bàn tay sẽ giúp tăng cường lượng máu lưu thông để giảm các cơn đau bụng, đau đầu, đau dạ dày…
Tự bấm huyệt bàn tay làm giảm đau đầu, đau họng, đau dạ dày hiệu quả ít người biết - Ảnh 2
Bấm huyệt lòng bàn tay sẽ giúp giảm các cơn đau bụng, đau đầu, đau dạ dày…
Dưới đây là 6 vị trí trên lòng bàn tay chúng ta có thể xoa bóp bấm huyệt để giảm đau nhanh chóng. Trước khi thực hiện các kỹ thuật mát xa bấm huyệt này, bạn cũng cần lưu ý:
-Xoa hai bàn tay với nhau trong khoảng 1 phút để làm ấm lòng bàn tay trước khi bắt đầu. Điều này giúp tăng thêm lực và độ mẫn cảm của bàn tay.
-Sau đó, sử dụng các ngón tay và ngón cái của bàn tay kia mát xa nhẹ nhàng lên da và khu vực cần bấm huyệt.
-Phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành xoa bóp các huyệt đạo trên bàn tay.
1. Đau đầu và đau nửa đầu
Để cắt cơn đau đầu, hãy dùng 4 đầu ngòn tay, nhất là phần dưới ngón tay để ấn vào phần nằm giữa ngón cái và ngón trỏ. Khi ấn, cố gắng tập trung lực để cơn đau giảm nhanh chóng.
Tự bấm huyệt bàn tay làm giảm đau đầu, đau họng, đau dạ dày hiệu quả ít người biết - Ảnh 3
2. Đau xoang
Các triệu chứng đi kèm với viêm xoang khó chịu như chóng mặt, đau đầu, ngạt mũi…sẽ biến mất nhanh chóng khi thực hiện kỹ thuật bấm huyệt như sau.
Bóp và giữ đầu mỗi ngón tay 1-3 phút với lực vừa phải. Xoa nhẹ khu vực này khi thực hiện xong. Lặp lại trên tất cả các ngón tay.
Tự bấm huyệt bàn tay làm giảm đau đầu, đau họng, đau dạ dày hiệu quả ít người biết - Ảnh 4
3. Đau cổ hoặc đau dây chằng
Để thực hiện đúng kỹ thuật này, bạn cần nhìn vào bàn tay và tưởng tượng rằng: đầu ngón tay là đầu, tiếp đến là cổ và phần vai.
Sau đó, bạn tìm ra vị trí chính xác nhất cho "cổ” trên ngón tay. Mát xa phần giữa của mỗi ngón tay. Thực hiện lần lượt trên mỗi ngón tay trong một bàn tay.

Tự bấm huyệt bàn tay làm giảm đau đầu, đau họng, đau dạ dày hiệu quả ít người biết - Ảnh 5
4. Dạ dày
Các huyệt trên ngón cái đều có liên kết với dạ dày và lá lách. Vì vậy, mát xa toàn bộ ngón cái cho đến khi ấm lên là một phương pháp giúp giảm nhanh các cơn đau dạ dày. Ngoài ra, bạn có thể dùng ngón cái ấn nhẹ lên phần lòng bàn tay cũng rất hiệu quả.
Tự bấm huyệt bàn tay làm giảm đau đầu, đau họng, đau dạ dày hiệu quả ít người biết - Ảnh 6
5. Cảm lạnh hoặc đau họng
Có 2 cách mát xa bấm huyệt trong trường hợp này:
-Bóp nhẹ các phần mô thịt ở đầu ngón tay
-Mát xa làm ấm ngón tay cái và các phần màng nối giữa các ngón tay.
Tự bấm huyệt bàn tay làm giảm đau đầu, đau họng, đau dạ dày hiệu quả ít người biết - Ảnh 7
6. Mệt mỏi
Xoa nhẹ toàn bộ bàn tay, tiếp theo là ấn trực tiếp lên điểm ngay dưới móng tay trên ngón giữa (phần gần với ngón trỏ nhất).
Tự bấm huyệt bàn tay làm giảm đau đầu, đau họng, đau dạ dày hiệu quả ít người biết - Ảnh 8
7. Đau bụng kinh
Xoa nhẹ toàn bộ bàn tay, sau đó tác động lực lên điểm dưới móng tay trên ngón trỏ (phần gần ngón cái nhất) và vị trí ngoài cùng của ngón út (như hình).
Tự bấm huyệt bàn tay làm giảm đau đầu, đau họng, đau dạ dày hiệu quả ít người biết - Ảnh 9


Phương pháp Ấn Độ: chỉ bấm ngón tay cũng trị được "bách bệnh"                

Mỗi khi tập luyện thể dục, thể thao chúng ta thường hay bỏ qua phần bàn tay. Tuy nhiên bất cứ bài tập nào cũng đều cần sử dụng đến bộ phận này. Yoga mudras – một hình thức tập luyện của yoga nhưng chỉ sử dụng ngón tay giúp chúng ta có một trí óc và cơ thể khỏe mạnh.
Yoga Mudra là gì?
Mudra là một từ trong tiếng Phạn cổ có nghĩa là “bàn tay”. Những bậc thầy yoga cho rằng ngón tay của chúng ta giống như các mạch điện được cung cấp bởi 5 phần tử (đất, lửa, gió, nước, không khí). Đồng thời mỗi ngón tay cũng sẽ kết nối với một cảm xúc và một phần cơ thể.
- Ngón cái: (phần tử) lửa, (cơ quan) dạ dày, (cảm xúc) lo lắng.
- Ngón trỏ: (phần tử) không khí, (cơ quan) hệ hô hấp, (cảm xúc) trầm cảm
- Ngón giữa: (phần tử) hệ tuần hoàn, tim, (cảm xúc) sự thiếu kiên nhẫn
- Ngón đeo nhẫn: (phần tử) đất, (cơ quan) hệ thần kinh, gan, mật, (cảm xúc) sự tức giận
- Ngón út: (phần tử) nước, (cảm xúc) sự sợ hãi, lo lắng

Mudras sẽ giúp tăng cường nguồn năng lượng giứa chúng. Dưới đây là 10 động tác mudras

1. Gyan
Phương pháp: Chạm ngón tay trỏ vào ngón cái trong khi giữ thẳng 3 ngón còn lại.
Tác dụng: Động tác này giúp cải thiện sự tập trung và tăng cường trí nhớ. Đây là mudra tuyệt vời khi bạn muốn tiếp thu kiến thức. Ngoài ra còn giúp bạn chữa chứng mất ngủ, kiềm chế sự tức giận.
Phương pháp Ấn Độ: chỉ bấm ngón tay cũng trị được "bách bệnh" - 1


2. Vayu
Phương pháp: Kéo ngón trỏ sát vào ngón cái sao cho ngón cái có thể chạm vào các khớp ngón tay thay vì đầu ngón. Trong khi đó giữ thẳng 3 ngón tay còn lại.
Tác dụng: Động tác vayu có tác dụng tốt cho các chứng đầy hơi, đau khớp, đau bụng. Bạn có thể thực hiện nó trong khi ngồi, đứng hay bất cứ lúc nào.
Phương pháp Ấn Độ: chỉ bấm ngón tay cũng trị được "bách bệnh" - 2

3. Agni
Phương pháp: Kéo ngón cái chạm vào khớp cuối cùng của ngón đeo nhẫn, giữ thẳng 3 ngón còn lại.
Tác dụng: Giúp cân bằng yếu tố “hỏa” trong cơ thể. Bạn có thể tập luyện động tác này vào buổi sáng trước khi ăn. Hơn nữa, Agni giúp giảm cân, đốt cháy chất béo và đẩy nhanh quá trình tiêu hóa.
Phương pháp Ấn Độ: chỉ bấm ngón tay cũng trị được "bách bệnh" - 3

4. Varun
Phương pháp: Kéo ngón cái chạm vào khớp gần đầu ngón út, giữ thẳng 3 ngón còn lại.
Tác dụng: Động tác mudra này giúp cải thiện nhan sắc, làm da sáng lên vì giúp lưu thông các chất lỏng trong cơ thể khiến da luôn giữ được độ ẩm.
Phương pháp Ấn Độ: chỉ bấm ngón tay cũng trị được "bách bệnh" - 4

5. Pran
Phương pháp: Chạm đầu ngón cái vào đầu ngón út và ngón đeo nhẫn.
Tác dụng: Bạn có thể thực hiện động tác này vào mọi thời điểm trong ngày. Nó giúp cải thiện hệ thống miễn dịch, tăng cường thị lực và cảm thấy bớt mệt mỏi, căng thẳng.
Phương pháp Ấn Độ: chỉ bấm ngón tay cũng trị được "bách bệnh" - 5

6. Prithvi
Phương pháp: Chạm đầu ngón tay cái vào đầu ngón đeo nhẫn.
Tác dụng: Mudra này giúp kích thích yếu tố “đất” trong cơ thể. Nó giúp cải thiện sự lưu thông máu, tăng cường cơ bắp, xương và tăng tính kiên nhẫn.
Phương pháp Ấn Độ: chỉ bấm ngón tay cũng trị được "bách bệnh" - 6
7. Shunya
Phương pháp: Kéo ngón cái chạm tới phần khớp cuối của ngón giữa.
Tác dụng: Động tác này cực tốt cho tai của bạn, giúp tăng cường thính lực cho những người già bị lãng tai hoặc mắc bệnh.
Phương pháp Ấn Độ: chỉ bấm ngón tay cũng trị được "bách bệnh" - 7
8. Apaan
Phương pháp: Chạm đầu ngón cái vào đầu ngón giữa và ngón đeo nhẫn.
Tác dụng: Động tác Apaan giúp thanh lọc cơ thể, giải quyết các vấn đề về đường tiết niệu và khiến ruột hoạt động tốt hơn.
Phương pháp Ấn Độ: chỉ bấm ngón tay cũng trị được "bách bệnh" - 8

9 động tác yoga cho ngón tay đơn giản nhưng đem lại hiệu quả bất ngờ cho sức khỏe

Người Ấn Độ tin rằng cơ thể con người được hình thành từ năm yếu tố: lửa, không khí, hư không, nước, và đất. Cụ thể như sau:
  • Ngón tay cái: lửa
  • Ngón tay trỏ: không khí
  • Ngón tay giữa: hư không
  • Ngón áp út: nước
  • Ngón út: đất
Bởi dây thần kinh tập trung dày đặc trên các ngón tay và bàn tay, nên người ta tin rằng đây là bộ phận cơ thể tập trung nhiều năng lượng nhất.
Khi bạn tác động đúng huyệt, mà người ta gọi là thủ ấn đúng cách trên bàn tay, thì có thể thúc đẩy sự lưu thông năng lượng ra khắp cơ thể.

1. Gyan mudra

g1
Ngón tay cái và ngón trỏ chạm vào nhau, 3 ngón còn lại để thẳng hoặc thả tự do.
Động tác này tượng trưng cho sự khôn ngoan, sẽ làm tăng sự nhiệt tình và sáng tạo của bạn, đồng thời tốt cho khả năng ghi nhớ.
Người ta tin rằng động tác này sẽ giúp tăng sức mạnh của sự tập trung, trí nhớ và giúp não bộ nhạy bén hơn.
Ngoài ra, Gyan Mudra còn chữa chứng mất ngủ và nếu thực hiện thường xuyên sẽ giúp giảm tình trạng rối loạn tâm lý, tinh thần như giận dữ, buồn bã, căng thẳng…

2. Vaayu mudra

khi-an-20180119142919
Ở động tác này, bạn gập ngón trỏ xuống, dùng ngón cái giữ trên đốt thứ 2 của ngón trỏ, giữ căng các ngón còn lại.
Tư thế này giúp điềm tĩnh, tăng cường việc vận chuyển oxy đi khắp cơ thể, do đó tạo ra cảm giác bình yên và hòa hợp.
Đây là động tác tuyệt vời để giảm trạng thái hung hăng hay hiếu động thái quá. Ngoài ra, nó có ích cho dạ dày và ngăn ngừa táo bón. 

3. Aakash mudra

aakashpostures1
Gập ngón tay giữa, dùng ngón trỏ đè lên, các ngón còn lại duỗi thẳng.
Động tác này giúp giảm bớt nỗi sợ hãi, buồn phiền, tức giận, giảm căng thẳng, mệt mỏi.
Đồng thời, động tác này còn giúp kiểm soát lượng cholesterol trong cơ thể.

4. Shudya mudra

hu-khong-an-20180119143220
Cũng tương tự như động tác thứ 2, bạn dùng ngón cái nhấn đốt thứ 2 của ngón giữa.
Đây là động tác giúp bạn thoát khỏi mọi cơn đau một cách hiệu quả.
Hơn nữa, nó giúp thư giãn toàn bộ cơ thể và rất hữu ích với những trường hợp bị chóng mặt, hay gặp vấn đề về tai, hoặc đau một bộ phận cơ thể nhất định.

5. Prithvi mudra

Prithvi-mudra.
Ngón tay cái chạm vào ngón tay áp út, duỗi thẳng các ngón tay còn lại.
Động tác này liên quan tới sự phát triển của mô, cơ bắp do đó hỗ trợ chữa bệnh, giảm tình trạng viêm cơ bắp và tắc nghẽn quá trình trao đổi chất. Chúng giúp lưu thông máu, tăng cường khả năng kiên nhẫn.
Ngoài ra, động tác này còn giúp tăng tính kiên nhẫn, sức chịu đựng, tập trung, giảm thiểu tình trạng kiệt sức, trì trệ tinh thần, cho làn da đẹp mịn màng, tươi trẻ.

6. Surya mudra

hoa-an-20180119143330
Đặt ngón tay đeo nhẫn áp sát lòng bàn tay, đè ngón cái lên, các ngón còn lại duỗi thẳng.
Động tác thủ ấn này giúp giảm cân, đồng thời giảm cholesterol, tăng khả năng tiêu hóa và giảm tình trạng căng thẳng, lo lắng.

7. Varuna mudra

varun-mudra-20180119143630
Bạn ngồi một chỗ, lấy ngón tay cái chạm vào đầu ngón tay út, nhưng lưu ý không ấn quá mạnh, các ngón tay khác thẳng ra.
Hãy thực hành tư thế này nếu bạn bị viêm khớp, mất nước hoặc rối loạn hormone. 
Bên cạnh đó, động tác này giúp cân bằng nước trong cơ thể, vì thế có thể cải thiện các vấn đề về da rất tốt.

8. Jal shaamak mudra

308f1bd39116e0e77f2e2f678182c16b9db0bb5a
Đặt ngón út áp sát lòng bàn tay, đè ngón cái lên trên, các ngón khác duỗi thẳng.
Ngược lại với thủ ấn Varuna mudra, động tác Jal shaamak mudra giúp hạn chế tích nước trong cơ thể, vì vậy sẽ rất hữu ích cho người có tuyến mồ hôi hoạt động mạnh, hoặc hay chảy nước mắt, nước mũi.

9. Gyana Mudra 

tri-hue-an-20180119144933
Ngồi khoanh chân và đặt tay trên đầu gối. Sau đó, lấy ngón tay cái chạm vào mũi của ngón tay trỏ và khép hoặc mở rộng ba ngón tay còn lại.
Thủ ấn này thư giãn tâm trí và cải thiện sự tập trung, hỗ trợ trí thông minh, chữa chứng mất ngủ, quản lý căng thẳng và làm giảm trầm cảm.


Saturday, March 3, 2018

Truyền Thống Sinh Động của Thiền toàn tập





  • Truyền Thống Sinh Động của Thiền Tập - I
    Nội dung là những bài giảng các kinh điển chính yếu và chưa chế biến của thời Bụt còn tại thế. Thêm vào đó là những sử liệu minh chứng đạo Bụt ở nước ta hồi đó là được truyền trực tiếp từ Ấn Độ sang chứ không phải từ Trung Quốc như nhiều sách sử ghi lại.
  • Truyền Thống Sinh Động của Thiền Tập - II
    Trình bày những Thiền phái lớn ở Việt Nam kể từ thế kỷ thứ Ba trở về sau. Nội dung gồm các phương pháp hành trì, những giáo pháp của chư tổ, cùng cách du nhập và phát triển của từng Thiền phái tại Việt Nam hồi đó.


  • Truyền Thống Sinh Động của Thiền Tập - III
    Dành cho những Phương pháp tu tập Làng Mai. Nội dung gồm những thực tập dựa trên giáo điển thời nguyên thỉ để cung ứng những pháp môn thiền tập Đại thừa, thích hợp với việc trị liệu và giải thoát thân, tâm của con người trong thời đại mới. Nền tảng căn bản của những phương pháp này là Hiện Pháp Lạc Trú.    



  • Quyển 03: Chương 02: 2-17 Niệm và công năng của thiền tập

    BƯỚC ĐẦU - THIỀN CHỈ ĐỂ AN TỊNH THÂN, TÂM

    Quý vị nên biết rằng khi thực tập "Thở vào tôi biết tôi đang thở vào, Thở ra tôi biết tôi đang thở ra" chừng vài phút thì tự nhiên mình thấy hơi thở vào của mình sâu thêm, hơi thở vào của mình chậm lại. Đôi khi mình chưa sang bài tập thứ hai (tức là sâu, chậm), mà lúc thực tập bài thứ nhất (tức là vào, ra) vài lần, thì mình thấy hơi thở mình đã sâu rồi, đã chậm rồi.
    Có nghĩa là mình không thực tập: Tôi đang thở vào và ráng làm cho hơi thở nó sâu, tôi đang thở ra và ráng làm cho hơi thở nó chậm! Vì vậy mà chúng ta không thực tập "Vào ra sâu chậm" một lần. Chúng ta cứ thực tập vào, ra trước đã. Một hồi thì ta nhận ra rằng hơi thở vào, ra nó bắt đầu chậm lại, sâu thêm. Lúc đó ta mới đi sang bài thứ hai là sâu chậm:
    Thở vào, tôi thấy hơi thở vào đã sâu. Thở ra, tôi thấy hơi thở ra đã chậm.
    Thấy đây tức là thấy cái kết quả của bài tập thứ nhất (Vào, ra), nó làm cho hơi thở sâu thêm và chậm lại. Như vậy hai bài thực tập mà tôi vừa giải thích là:
    Bài thứ nhất:  Thở vào, biết thở vào. Thở ra, biết thở ra.
    Bài thứ hai:  Hơi thở vào đã sâu, hơi thở ra đã chậm.
    Trong khi thực tập hai bài này, chúng ta có pháp lạc rất nhiều, tại vì phẩm chất hơi thở đã tăng tiến rồi. Trong khi đi, hoặc trong khi ngồi mà chúng ta thưởng thức cái tính cách chậm rãi và sâu sắc của hơi thở, là chúng ta lấy pháp lạc đó để nuôi thân và nuôi tâm. Cho nên bài tập thứ ba là:
    Thở vào tôi thấy khỏe, thở ra tôi thấy nhẹ.
    Khi phẩm chất của hơi thở đã lên cao, cố nhiên thở vào thì mình thấy khỏe, thở ra mình cũng thấy khỏe. Thở vào mình thấy nhẹ, thở ra cũng thấy nhẹ. Như vậy cái lạc thọ này cũng có công năng nuôi dưỡng tâm và thân của mình.
    Trong kinh An Ban Thủ Ý còn có các bài tập khác, với công năng khác:
    Thở vào tôi làm an tịnh thân hành của tôi. Thở ra tôi làm an tịnh thân hành của tôi.
    Thở vào tôi cảm thấy mừng vui, thở ra tôi cảm thấy mừng vui v.v...
    Những bài tập đó đều là những bài có công dụng nuôi dưỡng tâm và thân của mình.
    Vì vậy cho nên thiền tập, trước hết nó có công dụng nuôi dưỡng.
    Trong giai đoạn đầu, hơi thở có ý thức, hơi thở chánh niệm, nó chỉ là hơi thở thôi. Đối tượng của niệm chỉ là hơi thở đơn thuần, không có gì khác nữa. Chánh niệm của chúng ta chỉ ôm lấy hơi thở thôi. Hơi thở vào và hơi thở ra. Hơi thở đó có thể sâu, có thể chậm, nhưng một hồi thì hơi thở đó trở thành một với chánh niệm và chúng ta có thể đem nó để tiếp xúc với những đối tượng khác.
    Thở vào tôi an tịnh thân hành của tôi. An tịnh tức là làm cho yên, cho lắng lại. Thân hành tức là những hiện tượng thuộc về thân, đối lại với tâm hành. Thân hành là những hiện tượng về sinh lý, và tâm hành là những hiện tượng về tâm lý. Hơi thở bây giờ có mục tiêu làm cho những hiện tượng sinh lý của mình an tịnh trở lại, tại vì trong cơ thể mình có thể có sự bất an. Ví dụ trái tim của mình nó đập loạn xạ, hay trong con người của mình, sự vận hành của các bộ phận trong cơ thể không điều hòa. Thân hành của mình bất an.
    Mình biết rằng tâm mình có nhiều khi bất an, nhưng mình cũng biết rằng thân mình nhiều khi cũng bất an. Tuy ngồi giống như mình ngồi yên, nhưng thân của mình quả nhiên là không yên, lục phủ ngũ tạng đều không yên. Hơi thở này có mục đích đem tới sự yên ổn cho thân thể, và đó là nội dụng của bài tập:
    Thở vào tôi làm an tịnh thân hành của tôi,
    Thở ra tôi làm an tịnh thân hành của tôi.
    Vậy thì sau khi thực tập hơi thở, và hơi thở của mình đã có phẩm chất rồi, thì mình dùng hơi thở có phẩm chất đó để ôm lấy thân của mình. Mình dùng hơi thở đó để xúc tiếp với thân thể của mình, và xúc tiếp tới đâu thì thân thể của mình an tịnh tới đó. Gọi là an tịnh thân hành. Ví dụ khi một sư cô hướng dẫn thiền buông thư, thì tất cả đại chúng thực tập trước hết là an tịnh thân hành. Ban đầu, sư cô dạy mình thở ra, thở vào cho thật êm dịu.
    Khi hơi thở của mình trở thành êm dịu, nhẹ nhàng, có phẩm chất rồi, thì mình mới để ý đến hai vai, mình mỉm cười. Mình dùng chánh niệm và hơi thở, mình ôm lấy hai vai của mình, làm cho sự căng thẳng của hai vai bớt đi. Đó gọi là an tịnh thân hành. Mình chú ý tới những bắp thịt ở trên mặt mình, mình mỉm cười, đem chánh niệm của mình tiếp xúc với những bắp thịt trên khuôn mặt, và mình mỉm cười, thì tự nhiên mấy trăm bắp thịt ở trên mặt mình thư giãn ra. Nụ cười đó làm tiêu tan những căng thẳng. Như vậy gọi là an tịnh thân hành. Có thể con mắt mình rất mỏi, và có thể có sự căng thẳng ở trong mí mắt. Lúc đó mình đưa nụ cười chánh niệm của mình, đưa hơi thở chánh niệm của mình lên trên con mắt, giống như mình ôm lấy nó. Cứ như vậy mình thở, thì cũng giống như mình dùng hơi thở chánh niệm mà ôm lấy hai con mắt của mình, vuốt ve hai con mắt của mình. Thở một hồi như vậy thì sự căng thẳng trên hai mắt của mình sẽ tiêu tán đi.
    Mình có thể dùng phương pháp massage để làm mất sự căng thẳng trên các bắp thịt của mình, nhưng mình cũng có thể dùng hơi thở chánh niệm và nụ cười chánh niệm để làm cho nó thư giãn những bắp thịt trên mặt của mình. Đó gọi là an tịnh thân hành bằng hơi thở chánh niệm. Bây giờ đối tượng, sở duyên của niệm, không còn là hơi thở thuần túy nữa mà nó đã đi sang phạm vi của sinh lý.
    Trong kinh Thân Hành Niệm, Bụt có dạy rằng: Ví dụ mình mặc một cái áo, và cái áo đó trùm hết từ trên đầu xuống đến hai chân, thì cũng như vậy, mình dùng chánh niệm của mình để ôm lấy hết tất cả cơ thể của mình, và làm cho tất cả cơ thể của mình lắng dịu trở lại, an tịnh trở lại, thư giãn trở lại. Đó gọi là an tịnh thân hành.
    Sự thực tập này mình thường làm trong tư thế thiền nằm, nhưng mình cũng có thể làm trong tư thế thiền ngồi. Đó là sự thực tập thương yêu.
    Từ nhận diện hơi thở đơn thuần, mình đi tới gian đoạn ôm ấp lấy thân hành. Đối tượng của chánh niệm bây giờ không còn là hơi thở thuần túy nữa, mà là thân thể. Cũng giống như mình có chiếc xe hơi, và chiếc xe bây giờ có chuyên chở thêm những vật liệu xây cất ở trên đó. Ban đầu chỉ là chánh niệm thôi, bây giờ chánh niệm chuyên chở thêm thân hành nữa. Trong giai đoạn thứ hai này, đối tượng của niệm, sở duyên của niệm, không còn là hơi thở đơn thuần mà nó bao gồm luôn cả thân hành.
    Một hơi thở khác trong An Ban Thủ Ý, Bụt dạy:
    Thở vào tôi làm cho tâm hành của tôi an tịnh.
    Đó là hơi thở an tịnh tâm hành, vì mình thường có những tâm hành không được an tịnh. Ví dụ khi mình sợ hãi, khi mình lo lắng, bồn chồn, giận dữ, tuyệt vọng. Đó là lúc mình có những tâm hành rất xáo trộn, mình có cơn bão tố trong con người của mình. Những lúc như vậy, mình có thể sử dụng bài tập này. Mình ngồi đó hay nằm đó, thực tập hơi thở cho vững chãi, cho có phẩm chất, rồi dùng hơi thở vững chãi và có phẩm chất đó, để ôm lấy những tâm hành xáo trộn của mình, làm cho nó an tịnh trở lại.
    Tôi đang thở vào và làm cho tâm hành của tôi an tịnh trở lại. Khi là người tu mà mình không biết làm chuyện này thì mình chưa phải là người tu. Khi một người tu giận - người tu là người cho nên người tu có thể giận - nhưng điều mình không chấp nhận được là người tu giận mà không biết làm gì cho cái giận của mình! Đó là cái mà mình không chấp nhận, chứ người tu cũng có thể giận, có thể buồn, có thể lo, có thể ghét. Nhưng người tu khác người thường ở chỗ khi có giận, có buồn, có ghét thì mình biết phải làm gì.
    Trước hết mình phải biết làm cho phẩm chất của hơi thở tăng tiến. Sau khi làm được rồi thì mình dùng năng lượng chánh niệm của hơi thở đó để ôm ấp lấy nỗi buồn, nỗi giận, nỗi lo của mình, làm cho nó an tịnh trở lại. Làm cho nó an tịnh bằng phương pháp bất nhị mà mình đã học trước đây. Có nghĩa là mình không đè nén, không tấn công, không xua đuổi tâm hành đó, mà mình chỉ ôm lấy nó một cách rất nhẹ nhàng, như bà mẹ ôm con mà thôi.
    Trong giai đoạn nhận diện đơn thuần, khi thở vào mình chỉ ngồi yên để thở thôi. Mình nói: À đây là hơi thở vào, đây là hơi thở ra. À hơi thở vào này ngắn, hơi thở ra này cũng ngắn. À hơi thở ra này còn hổ hển, à hơi thở ra này bắt đầu êm dịu. Mình cứ nhận diện như vậy một hồi thì tự nhiên hơi thở vào, và hơi thở ra tăng tiến phẩm chất. À hơi thở vào bây giờ nó nhẹ nhàng, sâu hơn trước. À hơi thở vào bây giờ có phẩm chất hơn trước. Đó là nhận diện đơn thuần.
    Đối với tâm hành của mình cũng vậy. Mình không nói: Này cái giận ơi, tới đây ta bảo cho ngươi biết giận như vậy là bậy lắm, ngươi phải đi ra khỏi ta liền lập tức, ta không chấp nhận ngươi là một tâm hành của ta. Hoặc buồn ơi, chào mi, đi chỗ khác chơi. Nói như vậy là không được. Thở vào, tôi biết rằng cơn giận đã phát sinh. Thở ra, tôi biết rằng cơn giận đang có trong tôi. Đó là nhận diện đơn thuần. Nhận diện đơn thuần cái tâm hành của mình mà không có ước muốn tranh đấu, đàn áp, xua đuổi. Như một bà mẹ khi nghe đứa con khóc, bỏ công việc, đi vào phòng, ẵm em bé vào lòng, vậy thôi. Nó là con mình, nó đang đau khổ, mình ôm lấy nó thôi chứ không chê trách, hay có một tâm ý nào khác. Nếu duy trì được chánh niệm, mình tạo ra điều kiện gọi là thứ đệ duyên, đẳng vô gián duyên, và mình ôm lấy em bé đó một thời gian thì tự nhiên cái năng lượng thương yêu và dịu dàng của bà mẹ sẽ đi vào em bé, và em bé tự nhiên cảm thấy dễ chịu và ngừng khóc. Đó gọi là an tịnh tâm hành.
    Thành ra người tu mỗi khi có một nỗi buồn, một nỗi lo, một nỗi giận, thì người tu phải biết thực tập hơi thở, chế tác chất liệu chánh niệm, làm cho hơi thở có phẩm chất rồi dùng hơi thở đó để ôm ấp lấy tâm hành của mình. Trong tư thế ngồi, trong tư thế nằm, trong tư thế đi, mình phải làm công việc đó, nếu không thì ai làm cho mình? Có thể có người bạn cùng ngồi, cùng đi, cùng nằm để yểm trợ cho mình. Nhưng nếu mình không làm thì không có kết quả gì cả cho chính mình.

    Tất cả những điều mình vừa nói, đều thuộc về phạm vi của thiền chỉ. Chỉ tức là làm cho ngưng lại, êm dịu lại. Chỉ cũng có nghĩa là lắng lại, stillness, peace, concentration. Vì vậy khi đi thiền hành hay khi ngồi thiền, hoặc khi mình thở, tất cả đều chỉ với một mục đích là làm cho nó lắng lại, làm cho nó êm dịu lại, ngưng lại bằng phương tiện gọi là nhận diện đơn thuần, không phải bằng phương tiện can thiệp và đàn áp.



    Quyển 01: Chương 04: 4-1 Phương pháp thực tập Kinh An Ban Thủ Ý


    BỐN HƠI THỞ AN TỊNH THÂN HÀNH

    Trong kinh Quán Niệm Hơi Thở, chúng ta thấy hơi thở đầu là:
    Thở vào một hơi dài, ta biết là ta thở vào một hơi dài. Thở ra một hơi dài, ta biết là ta thở ra một hơi dài.
    Hơi thứ hai là:
    Thở vào một hơi ngắn, ta biết là ta thở vào một hơi ngắn. Thở ra một hơi ngắn, ta biết là ta thở ra một hơi ngắn.

    Chế tác lại các hơi thở
    Nếu theo trình tự đó để thực tập thì không đúng, tại vì khi bắt đầu thực tập, hơi thở của chúng ta thường ngắn, rồi nó mới dài ra từ từ. Trong khi đó, ở trong kinh Tạp A Hàm của Hán Tạng thì kinh An Ban Thủ Ý có hơi khác. Nó giống đến 95%, nhưng kinh An Ban Thủ Ý bắt đầu như sau:
    Thở vào thì biết thở vào; thở ra thì biết thở ra.
    Hơi thứ hai là:
    Thở vào dài hay ngắn thì mình biết thở vào dài hay ngắn. Thở ra dài hay ngắn thì mình biết thở ra dài hay ngắn.
    Thành ra hai hơi thở ở kinh tiếng Pali, trở thành một hơi thở (thứ hai) ở trong kinh Tạp A Hàm.
    Tôi đã phối hợp ba kinh ở trong Tạp A Hàm để dịch lại và đặt tên là kinh An Ban Thủ Ý. Khi ba kinh bằng chữ Hán ở Tạp A Hàm góp lại thành một, thì ta có đủ tất cả chi tiết trong kinh tiếng Pali. Có thể bản phối hợp này còn có thêm một vài chi tiết mới cho mình sử dụng. Trong lần tái bản của kinh Quán niệm Hơi thở, chúng ta có thể đưa thêm vào bản dịch từ Hán tạng.
    Tại Làng Mai, chúng ta thường thực tập những bài thi kệ và nó đã trở thành cổ điển. Rất nhiều người thực tập và thấy có kết quả. Khi nghiên cứu kinh Quán Niệm Hơi Thở và thực tập theo kinh này thì chúng ta phải tham khảo, so sánh với những bài thực tập đó, cùng với những bài thực tập trong cuốn Sen Búp Từng Cánh Hé[1]. Các thầy, các sư cô, các sư chú và các vị thiền sinh nên có một cuốn này để dựa vào mà thực tập.
    Theo kinh Pali, tức là kinh An Ban Thủ Ý[1], thì hơi thở đầu tiên là:
    Thở vào dài, thở ra dài - Hơi thở thứ hai là:
    Thở vào ngắn, thở ra ngắn - Kế đó là:
    Thở vào ý thức toàn thân, thở ra ý thức toàn thân - Hơi thở thứ tư là:
    Thở vào an tịnh thân hành, thở ra an tịnh thân hành.
    Chúng ta có thể thực tập như sau:
    Thở vào biết thở vào, thở ra biết thở ra.
    Chúng ta thực tập nhiều lần. Thực tập cho đến lúc thật nhuần nhuyễn, nghĩa là hơi thở vào và hơi thở ra mình nhận diện đây là hơi thở vào và đây là hơi thở ra, thì tự nhiên hơi thở vào đó nó sâu, nó rất dễ chịu, trong người thấy rất khỏe.
    Lúc đó mình mới thực tập tiếp:
    Thở vào tôi thấy hơi thở vào đã dài - Thở ra tôi thấy hơi thở ra đã dài.
    Nhưng khi so sánh với bài "Vào Ra Sâu Chậm" thì tôi thấy hai chữ Sâu Chậm nó hay hơn, và dễ thực tập hơn. Sâu chậm nó cũng có nghĩa là dài, không khác gì hết. Vì vậy mà chúng ta có thể thực tập hơi thở này bằng câu sau đây:
    Thở vào tôi thấy hơi thở vào đã sâu - Thở ra tôi thấy hơi thở ra đã chậm.
    Sâu nhưng không hấp tấp, sâu mà chậm. Trong khi mình thực tập hơi thở sâu chậm này thì lạc thọ phát sinh, thấy rất là khỏe. Thở vào thở ra trong vòng mấy phút thì tự nhiên hơi thở thành ra sâu hơn, và trở nên chậm lại. Phẩm chất của hơi thở đã lớn, tự nó đã lên cao, mình không cần cố gắng gì cả.
    Rồi hơi thở thứ ba là ý thức toàn thân: Thở vào tôi có ý thức về toàn thân của tôi, và mình đưa hơi thở thứ tư là hơi thở an tịnh thân hành hay là an tịnh toàn thân vào đây. Thành ra bốn hơi thở "An tịnh thân thể" này có thể gom lại thành ba hơi thở như sau:
    (i).   Thở vào tôi biết tôi thở vào - Thở ra tôi biết tôi thở ra.
    (ii).  Hơi thở vào đã sâu - Hơi thở ra đã chậm.
    (iii). Thở vào tôi ý thức toàn thân thể tôi - Thở ra tôi làm an tịnh toàn thân thể tôi.
    Quý vị đã từng tắm giếng chưa? Khi tắm giếng, mình buông dây cho cái gàu xuống giếng để múc nước lên, xong mình dội nước lên thân mình. Việc ý thức toàn thân nó tương đương với việc múc nước lên. Kế đến, dội nước lên người, tương đương với việc an tịnh toàn thân. Hơi thở đó có thể rất là dễ chịu. Mình đem hết tất cả ý thức của mình để làm cho từng tế bào trong cơ thể an tịnh lại. Mình thương mình, mình chăm sóc lấy mình.

    Chúng ta góp chung hai hơi thở trong kinh Tạp A Hàm lại và làm cho hơi thở này là thở vào, và hơi thở kia là thở ra. Chúng ta có thể thực tập hơi thở này trong vòng 10 phút. Trong 10 phút đó chúng ta được nuôi dưỡng khá nhiều. Khi mà quý vị thấy sự thực tập đưa đến sự dễ chịu, sự khỏe khoắn, sự bổ dưỡng, tức là quý vị đã thực tập đúng. Không cần hỏi lại ai hết, không cần tham vấn ai hết.





















    Friday, March 2, 2018

    Hiệu Lực Cầu Nguyện


    Hiệu Lực Cầu Nguyện

     
     Thích Nhất Hạnh 

    ( hãy nhấp vào các đường link dưới đây )

    1. Đối tượng siêu hình
      1. Những nghi vấn khi cầu nguyện
      2. Ông chỉ nói có chừng đó!
      3. Tự lực và Tha lực trong Cầu nguyện
      4. Ta nên tự hỏi tụng kinh để làm gì?
      5. Cầu nguyện cho mình
      6. Cầu nguyện cho người
      7. Thiết lập sự giao cảm
      8. Năng lượng tu tập
      9. Nghiệp báo và sự cầu nguyện
      10. Ba điều cầu nguyện thông thường
      11. Cái bệnh và cái chết là một phần của sự sống
      12. Điều cầu nguyện của người tu
    2. Cầu đối tượng hiện hữu
      1. Cầu nguyện trong đạo Ki-tô
    3. Vai trò của cầu nguyện trong y khoa
      1. Tiến trình của y khoa
      2. Y khoa Cơ giới
      3. Y khoa Thân tâm
      4. Y khoa Cộng nghiệp
    4. Thiền và trị liệu
      1. Vài hiểu biết căn bản về thiền và trị liệu - Niệm
      2. Niệm, Định và Tuệ là những năng lượng chế tác ra do sự thực tập thiền
      3. Kết sử
      4. Mạn
      5. Tàng thức
      6. Sự lưu thông của tâm hành
      7. Mũi tên thứ hai
      8. Tai họa của dục
      9. Vài bài tập có công năng nuôi dưỡng và trị liệu
        1. Bài tập thứ nhất: An Tịnh Tâm Hành
        2. Bài tập thứ hai: An Tịnh Thân Hành
        3. Bài tập thứ ba: Nuôi Dưỡng
        4. Bài tập thứ tư: Trị Liệu
    5. Lời kết
    ví dụ khi nhấp vào :  Tai họa của dục

    Tai họa của dục

               Theo thiền quán, hạnh phúc chân thật là sự có mặt trong giây phút hiện tại, khả năng tiếp xúc được với những mầu nhiệm của sự sống có mặt trong giây phút ấy và khả năng hiểu biết, thương yêu chăm sóc và làm hạnh phúc cho những người chung quanh. Đeo đuổi theo những đối tượng của dục như tiền tài, danh vọng, quyền hành và sắc dục, người ta đã không tạo dựng được hạnh phúc chân thật mà còn tạo ra nhiều khổ đau cho bản thân và cho kẻ khác.
               Con người đầy dẫy ham muốn và ngày đêm chạy theo dục là con người không có tự do. Không có tự do thì không có thảnh thơi, không có hạnh phúc. Ít ham muốn (thiểu dục), bằng lòng với một nếp sống giản dị và lành mạnh (tri túc) để có thì giờ sống sâu sắc từng phút giây của sự sống hàng ngày và chăm sóc thương yêu cho những người thân, đó là bí quyết của hạnh phúc chân thật.
               Trong xã hội bây giờ, quá nhiều người đang đi tìm hạnh phúc trong đường hướng của dục, vì vậy chất lượng của khổ đau và tuyệt vọng đã tăng trưởng rất nhiều. Kinh Ở Rừng (Samyutta Nikaya 194) nói tới dục như một chiếc bẫy. Bị sập vào bẫy dục, ta sẽ sầu khổ mất hết tự do, và không thể nào có được hạnh phúc chân thật. Sợ hãi và lo lắng cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự tạo tác khổ đau. Nếu ta có đủ tuệ giác để chấp nhận một nếp sống thiểu dục và tri túc thì ta sẽ không cần phải lo lắng và sợ hãi nữa. Chỉ vì nghĩ rằng ngày mai ta có thể mất công ăn việc làm và sẽ không thể có được lương bổng hàng tháng như bây giờ nên ta thường trực sống trong sự lo lắng phập phồng.
               Do đó con đường tiêu thụ ít và có hạnh phúc nhiều, được xem là con đường thoát duy nhất của nền văn minh hiện tại.




    Năng lượng tu tập

               Yếu tố thứ hai của sự cầu nguyện là phải có năng lượng, tương đương với vấn đề phải có dòng điện trong đường dây điện thoại.
               Trong sự cầu nguyện, dòng điện đó là tình thương, là chánh niệm, là chánh định. Phải có niệm, phải có định, phải có tuệ, và phải có tình thương (tức là từ và bi), thì mới có hy vọng thành công trong sự cầu nguyện.
               Như vậy tiến trình của việc cầu nguyện là trước hết ta phải thiết lập sự liên hệ, tức là nối cho được đường dây; kế đó ta phải chuyền năng lượng của chánh niệm qua đường dây đó. Dù trong tư thế ngồi, trong tư thế đứng, trong tư thế quỳ, hay trong tư thế nằm, nếu chúng ta có năng lượng của niệm, của định, của từ, và của bi thì chúng ta có thể cầu nguyện được, và hiệu quả của sự cầu nguyện có thể tức thời, xảy ra cùng một lúc với sự cầu nguyện.
               Nếu hành trì như vậy mà kết quả của sự cầu nguyện vẫn không thấy, thì chúng ta thường phân vân với câu hỏi thứ tư: Nếu cầu nguyện không có kết quả, đó có phải là do đức tin yếu kém hay không? Đó có phải là do tình thương không có mặt, hoặc còn yếu kém hay không?
               Đúng vậy! Nếu cầu nguyện mà không đủ niệm, mà thiếu định, thiếu từ, thiếu bi, thì việc cầu nguyện sẽ không thành công. Các yếu tố đó là những năng lượng cần có để chuyền vào đường dây. Khi trái tim của anh chưa mở ra, làm sao anh thấy khỏe được? Khi trái tim anh đã mở ra rồi thì anh thấy khỏe liền lập tức, anh thấy sự cầu nguyện có hiệu quả liền lập tức, rõ nhất là trong thân và trong tâm của chính anh, anh không cần thì giờ chờ đợi kết quả.
               Không những đức tin cần phải có tình thương, mà còn cần phải có niệm. Theo sự thực tập của chúng ta tại Làng Mai thì niệm là sự có mặt đích thực của thân và tâm. Thân và tâm về cùng một mối, trong giờ phút hiện tại. Nếu không có điều đó thì chúng ta không cầu nguyện được, dù chúng ta là người Cơ-đốc giáo hay là người Hồi giáo. Nếu anh không có mặt thì ai là người đang cầu nguyện đây? Cho nên anh phải có mặt đích thực, thân và tâm anh phải an ổn tìm về một mối ngay trong giây phút đó, tức là anh phải có niệm trong lúc anh cầu nguyện. Khi có niệm thì anh có định, tức là có điều kiện để dẫn đến cái thấy sâu sắc (Tuệ).
               Cái mà chúng ta nói là nguyên tắc đầu tiên, sự cảm ứng đạo giao, năng lễ sở lễ tánh không tịch, là một cái tuệ. Cái tuệ đó có thể được gọi là Không, là Tương tức, the nature of interbeing. Khi chúng ta chắp tay lại và quán tưởng Năng lễ, sở lễ tánh không tịch là chúng ta đem cái tuệ giác Bát nhã, cái tuệ giác tương tức vào để thiết lập sự liên hệ giữa ta và đấng ta cầu nguyện. Nếu không có cái đó thì cầu nguyện sẽ không thành. Nếu không có cái đó thì sự khấn vái chỉ là một sự mê tín.
               Khi ta cầu ông nội, bà ngoại, hay là ông chú, chúng ta phải có cái tuệ giác tương tức này thì chúng ta mới chạm tới được những tế bào của ông chú, của bà ngoại ở trong ta. Nhờ vậy mà những tế bào đó mới bắt đầu sống dậy trong ta, bắt đầu hoạt động để giúp những tế bào khác tăng trưởng, những năng lượng đó giúp chúng ta biết đi thiền hành, biết thở, biết nuôi dưỡng, chăm sóc những tế bào khác ở trong chúng ta. Ngay lúc chúng ta chạm được tới ông nội, bà ngoại, ông chú thì những tế bào tươi tốt đó bắt tay vào việc liền lập tức, không cần chờ đợi một thời gian nào cả.
               Cũng vậy, khi chúng ta đã tiếp xúc được với Bụt ở trong ta rồi, khi chúng ta đã tiếp xúc được với Bồ tát Quán Thế Âm trong ta rồi, thì không đợi thời gian nữa, cái năng lượng đó của ta và của Bụt đã giao nhau và trong ta đã bắt đầu có sự chuyển đổi.


    Bài tập thứ tư: Trị Liệu


    1.  Thở vào, tôi thấy tôi là em bé năm tuổi. Thấy em bé
    Thở ra, tôi cười với em bé năm tuổi là tôi. Cười với em bé


    2.  Thở vào, tôi thấy em bé năm tuổi là tôi, rất mong manh, rất dễ bị thương tích. Em bé rất mong manh, rất dễ bị thương tích
    Thở ra, tôi cười với em bé trong tôi với nụ cười hiểu biết và xót thương. Cười hiểu biết và xót thương


    3.  Thở vào, tôi thấy cha tôi là một em bé năm tuổi. Cha như em bé năm tuổi
    Thở ra, tôi cười với cha tôi như một em bé năm tuổi. Cười với cha như em bé năm tuổi


    4.  Thở vào, tôi thấy em bé năm tuổi là cha tôi, rất mong manh, rất dễ bị thương tích. Em bé là cha, rất mong manh, rất dễ bị thương tích
    Thở ra, tôi cười với em bé là cha tôi với nụ cười hiểu biết và xót thương. Cười với cha với nụ cười hiểu biết và xót thương


    5.  Thở vào, tôi thấy mẹ tôi là một em bé năm tuổi. Mẹ như em bé năm tuổi
    Thở ra, tôi cười với mẹ tôi như một em bé năm tuổi. Cười với mẹ như em bé năm tuổi


    6.  Thở vào, tôi thấy em bé năm tuổi là mẹ tôi, rất mong manh, rất dễ bị thương tích. Em bé là mẹ, rất mong manh, rất dễ bị thương tích
    Thở ra, tôi cười với em bé là mẹ tôi với nụ cười hiểu biết và xót thương. Cười với mẹ với nụ cười hiểu biết và xót thương


    7.  Thở vào, tôi thấy những nỗi khổ của cha tôi hồi năm tuổi. Cha khổ hồi năm tuổi
    Thở ra, tôi thấy những nỗi khổ của mẹ tôi hồi năm tuổi. Mẹ khổ hồi năm tuổi


    8.  Thở vào, tôi thấy cha tôi trong tôi. Cha trong tôi
    Thở ra, tôi cười với cha tôi trong tôi. Cười với cha trong tôi


    9.  Thở vào, tôi thấy mẹ tôi trong tôi. Mẹ trong tôi
    Thở ra, tôi cười với mẹ trong tôi. Cười với mẹ trong tôi


    10.  Thở vào, tôi hiểu được những nỗi khó khăn của cha tôi trong tôi. Khó khăn của cha trong tôi
    Thở ra, tôi nguyện chuyển hóa cho cả cha tôi và tôi. Chuyển hóa cả hai cha con


    11.  Thở vào, tôi hiểu được những khó khăn của mẹ tôi trong tôi. Khó khăn của mẹ trong tôi
    Thở ra, tôi nguyện chuyển hóa cho cả mẹ tôi và tôi. Chuyển hóa cả hai mẹ con


               Bài tập này đã giúp cho nhiều người trẻ thiết lập lại được liên lạc tốt đẹp giữa bản thân và cha mẹ, đồng thời chuyển hóa được những nội kết được hun đúc từ tấm bé. Có những người không thể nghĩ đến cha hoặc mẹ mà không có niềm oán hận và sầu khổ trong lòng. Hạt giống thương yêu luôn luôn có sẵn trong lòng cha mẹ và trong lòng những người con, nhưng vì không biết tưới tẩm những hạt giống ấy và nhất là vì không biết hóa giải những nội kết đã được gieo trồng và không ngừng phát triển trong tâm, cho nên cả hai thế hệ đều thấy khó khăn trong việc chấp nhận lẫn nhau.
               Trong bước đầu, hành giả quán tưởng mình là một em bé năm tuổi. Vào tuổi đó, ta rất dễ bị thương tích. Một cái trừng mắt nghiêm khắc, một tiếng nạt, hoặc một tiếng chê cũng có thể gây thương tích và mặc cảm trong ta. Khi cha làm khổ mẹ hoặc mẹ làm khổ cha, hoặc khi cha mẹ làm khổ nhau, hạt giống khổ đau được gieo vào và được tưới tẩm trong lòng em bé. Cứ như thế, lớn lên em bé sẽ mang nhiều nội kết khổ đau và sống với sự oán trách cha hoặc mẹ, hoặc cả hai.
               Thấy được mình là một em bé dễ bị thương tích như thế, ta sẽ thấy tội nghiệp cho ta, ta sẽ thấy xót thương dâng lên và thấm vào con người của ta. Ta cười với em bé năm tuổi bằng nụ cười của từ bi, của xót thương. Đó tức là ta thực tập bi quán hướng về chính ta.
               Sau đó, hành giả quán tưởng cha, hoặc mẹ mình là em bé năm tuổi. Thường thì ta chỉ có thể thấy cha ta là một người lớn, nghiêm khắc, khó tính, chỉ biết sử dụng uy quyền để giải quyết mọi việc. Nhưng ta biết rằng trước khi thành người lớn, ông cũng đã từng là một chú bé con năm tuổi, cũng mong manh dễ bị thương tích như ta. Ta thấy cậu bé ấy cũng đã từng khép nép, nín im thin thít mỗi khi cha cậu nổi trận lôi đình. Ta thấy cậu bé ấy cũng đã là nạn nhân của sự nóng nảy, cau có và gắt gỏng của cha cậu ấy, tức là ông nội của ta. Nếu cần, ta có thể tìm tập ảnh gia đình ngày trước để khám phá lại hình ảnh của cậu bé năm tuổi ngày xưa tức là cha ta, hay cô bé năm tuổi ngày xưa tức là mẹ ta. Trong thiền quán ta hãy làm quen và mỉm cười thân thiện với cậu bé hoặc cô bé ấy, ta thấy được tính cách mong manh và dễ bị thương tích của họ. Và ta cũng sẽ thấy xót thương dâng trào lên. Khi chất liệu xót thương xuất hiện từ trái tim ta, ta biết rằng sự quán chiếu bắt đầu có kết quả. Thấy được và hiểu được thì thế nào ta cũng sẽ thương được. Nội kết của ta sẽ được chuyển hóa dần với sự thực tập này. Với sự hiểu biết, ta bắt đầu chấp nhận, và ta sẽ có thể dùng hiểu biết và tình thương của ta để trở về giúp cha hoặc mẹ ta chuyển hóa.
               Ta biết ta có thể làm được việc này bởi vì sự hiểu biết và lòng xót thương đã chuyển hóa ta, và ta đã trở nên dễ chịu, ngọt ngào, có thêm nhiều bình tĩnh và kiên nhẫn.