LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Sunday, March 4, 2018

9 động tác yoga cho ngón tay


Tự bấm huyệt bàn tay làm giảm đau đầu, đau họng, đau dạ dày hiệu quả

Bấm huyệt mát xa từ lâu đã được coi là một trong những phương pháp cực kỳ hiệu quả trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.
Tự bấm huyệt bàn tay làm giảm đau đầu, đau họng, đau dạ dày hiệu quả ít người biết - Ảnh 1
Vùng bàn tay là nơi tập trung nhiều huyệt đạo liên kết trực tiếp tới các bộ phận khác nhau trong cơ thể
Đây thực chất là một kích thích vật lý, tác động trực tiếp vào thần kinh, mạch máu và các cơ quan cảm thụ để gây nên những thay đổi ở vị trí đó. Từ đó, giúp cải thiện hoạt động của hệ thần kinh, tăng cường trao đổi chất và nâng cao quá trình dinh dưỡng của cơ thể.
Vùng bàn tay là nơi tập trung nhiều huyệt đạo liên kết trực tiếp tới các bộ phận khác nhau trong cơ thể. Nếu được thực hiện đúng kỹ thuật, đúng chỉ định, xoa bóp bấm huyệt lòng bàn tay sẽ giúp tăng cường lượng máu lưu thông để giảm các cơn đau bụng, đau đầu, đau dạ dày…
Tự bấm huyệt bàn tay làm giảm đau đầu, đau họng, đau dạ dày hiệu quả ít người biết - Ảnh 2
Bấm huyệt lòng bàn tay sẽ giúp giảm các cơn đau bụng, đau đầu, đau dạ dày…
Dưới đây là 6 vị trí trên lòng bàn tay chúng ta có thể xoa bóp bấm huyệt để giảm đau nhanh chóng. Trước khi thực hiện các kỹ thuật mát xa bấm huyệt này, bạn cũng cần lưu ý:
-Xoa hai bàn tay với nhau trong khoảng 1 phút để làm ấm lòng bàn tay trước khi bắt đầu. Điều này giúp tăng thêm lực và độ mẫn cảm của bàn tay.
-Sau đó, sử dụng các ngón tay và ngón cái của bàn tay kia mát xa nhẹ nhàng lên da và khu vực cần bấm huyệt.
-Phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành xoa bóp các huyệt đạo trên bàn tay.
1. Đau đầu và đau nửa đầu
Để cắt cơn đau đầu, hãy dùng 4 đầu ngòn tay, nhất là phần dưới ngón tay để ấn vào phần nằm giữa ngón cái và ngón trỏ. Khi ấn, cố gắng tập trung lực để cơn đau giảm nhanh chóng.
Tự bấm huyệt bàn tay làm giảm đau đầu, đau họng, đau dạ dày hiệu quả ít người biết - Ảnh 3
2. Đau xoang
Các triệu chứng đi kèm với viêm xoang khó chịu như chóng mặt, đau đầu, ngạt mũi…sẽ biến mất nhanh chóng khi thực hiện kỹ thuật bấm huyệt như sau.
Bóp và giữ đầu mỗi ngón tay 1-3 phút với lực vừa phải. Xoa nhẹ khu vực này khi thực hiện xong. Lặp lại trên tất cả các ngón tay.
Tự bấm huyệt bàn tay làm giảm đau đầu, đau họng, đau dạ dày hiệu quả ít người biết - Ảnh 4
3. Đau cổ hoặc đau dây chằng
Để thực hiện đúng kỹ thuật này, bạn cần nhìn vào bàn tay và tưởng tượng rằng: đầu ngón tay là đầu, tiếp đến là cổ và phần vai.
Sau đó, bạn tìm ra vị trí chính xác nhất cho "cổ” trên ngón tay. Mát xa phần giữa của mỗi ngón tay. Thực hiện lần lượt trên mỗi ngón tay trong một bàn tay.

Tự bấm huyệt bàn tay làm giảm đau đầu, đau họng, đau dạ dày hiệu quả ít người biết - Ảnh 5
4. Dạ dày
Các huyệt trên ngón cái đều có liên kết với dạ dày và lá lách. Vì vậy, mát xa toàn bộ ngón cái cho đến khi ấm lên là một phương pháp giúp giảm nhanh các cơn đau dạ dày. Ngoài ra, bạn có thể dùng ngón cái ấn nhẹ lên phần lòng bàn tay cũng rất hiệu quả.
Tự bấm huyệt bàn tay làm giảm đau đầu, đau họng, đau dạ dày hiệu quả ít người biết - Ảnh 6
5. Cảm lạnh hoặc đau họng
Có 2 cách mát xa bấm huyệt trong trường hợp này:
-Bóp nhẹ các phần mô thịt ở đầu ngón tay
-Mát xa làm ấm ngón tay cái và các phần màng nối giữa các ngón tay.
Tự bấm huyệt bàn tay làm giảm đau đầu, đau họng, đau dạ dày hiệu quả ít người biết - Ảnh 7
6. Mệt mỏi
Xoa nhẹ toàn bộ bàn tay, tiếp theo là ấn trực tiếp lên điểm ngay dưới móng tay trên ngón giữa (phần gần với ngón trỏ nhất).
Tự bấm huyệt bàn tay làm giảm đau đầu, đau họng, đau dạ dày hiệu quả ít người biết - Ảnh 8
7. Đau bụng kinh
Xoa nhẹ toàn bộ bàn tay, sau đó tác động lực lên điểm dưới móng tay trên ngón trỏ (phần gần ngón cái nhất) và vị trí ngoài cùng của ngón út (như hình).
Tự bấm huyệt bàn tay làm giảm đau đầu, đau họng, đau dạ dày hiệu quả ít người biết - Ảnh 9


Phương pháp Ấn Độ: chỉ bấm ngón tay cũng trị được "bách bệnh"                

Mỗi khi tập luyện thể dục, thể thao chúng ta thường hay bỏ qua phần bàn tay. Tuy nhiên bất cứ bài tập nào cũng đều cần sử dụng đến bộ phận này. Yoga mudras – một hình thức tập luyện của yoga nhưng chỉ sử dụng ngón tay giúp chúng ta có một trí óc và cơ thể khỏe mạnh.
Yoga Mudra là gì?
Mudra là một từ trong tiếng Phạn cổ có nghĩa là “bàn tay”. Những bậc thầy yoga cho rằng ngón tay của chúng ta giống như các mạch điện được cung cấp bởi 5 phần tử (đất, lửa, gió, nước, không khí). Đồng thời mỗi ngón tay cũng sẽ kết nối với một cảm xúc và một phần cơ thể.
- Ngón cái: (phần tử) lửa, (cơ quan) dạ dày, (cảm xúc) lo lắng.
- Ngón trỏ: (phần tử) không khí, (cơ quan) hệ hô hấp, (cảm xúc) trầm cảm
- Ngón giữa: (phần tử) hệ tuần hoàn, tim, (cảm xúc) sự thiếu kiên nhẫn
- Ngón đeo nhẫn: (phần tử) đất, (cơ quan) hệ thần kinh, gan, mật, (cảm xúc) sự tức giận
- Ngón út: (phần tử) nước, (cảm xúc) sự sợ hãi, lo lắng

Mudras sẽ giúp tăng cường nguồn năng lượng giứa chúng. Dưới đây là 10 động tác mudras

1. Gyan
Phương pháp: Chạm ngón tay trỏ vào ngón cái trong khi giữ thẳng 3 ngón còn lại.
Tác dụng: Động tác này giúp cải thiện sự tập trung và tăng cường trí nhớ. Đây là mudra tuyệt vời khi bạn muốn tiếp thu kiến thức. Ngoài ra còn giúp bạn chữa chứng mất ngủ, kiềm chế sự tức giận.
Phương pháp Ấn Độ: chỉ bấm ngón tay cũng trị được "bách bệnh" - 1


2. Vayu
Phương pháp: Kéo ngón trỏ sát vào ngón cái sao cho ngón cái có thể chạm vào các khớp ngón tay thay vì đầu ngón. Trong khi đó giữ thẳng 3 ngón tay còn lại.
Tác dụng: Động tác vayu có tác dụng tốt cho các chứng đầy hơi, đau khớp, đau bụng. Bạn có thể thực hiện nó trong khi ngồi, đứng hay bất cứ lúc nào.
Phương pháp Ấn Độ: chỉ bấm ngón tay cũng trị được "bách bệnh" - 2

3. Agni
Phương pháp: Kéo ngón cái chạm vào khớp cuối cùng của ngón đeo nhẫn, giữ thẳng 3 ngón còn lại.
Tác dụng: Giúp cân bằng yếu tố “hỏa” trong cơ thể. Bạn có thể tập luyện động tác này vào buổi sáng trước khi ăn. Hơn nữa, Agni giúp giảm cân, đốt cháy chất béo và đẩy nhanh quá trình tiêu hóa.
Phương pháp Ấn Độ: chỉ bấm ngón tay cũng trị được "bách bệnh" - 3

4. Varun
Phương pháp: Kéo ngón cái chạm vào khớp gần đầu ngón út, giữ thẳng 3 ngón còn lại.
Tác dụng: Động tác mudra này giúp cải thiện nhan sắc, làm da sáng lên vì giúp lưu thông các chất lỏng trong cơ thể khiến da luôn giữ được độ ẩm.
Phương pháp Ấn Độ: chỉ bấm ngón tay cũng trị được "bách bệnh" - 4

5. Pran
Phương pháp: Chạm đầu ngón cái vào đầu ngón út và ngón đeo nhẫn.
Tác dụng: Bạn có thể thực hiện động tác này vào mọi thời điểm trong ngày. Nó giúp cải thiện hệ thống miễn dịch, tăng cường thị lực và cảm thấy bớt mệt mỏi, căng thẳng.
Phương pháp Ấn Độ: chỉ bấm ngón tay cũng trị được "bách bệnh" - 5

6. Prithvi
Phương pháp: Chạm đầu ngón tay cái vào đầu ngón đeo nhẫn.
Tác dụng: Mudra này giúp kích thích yếu tố “đất” trong cơ thể. Nó giúp cải thiện sự lưu thông máu, tăng cường cơ bắp, xương và tăng tính kiên nhẫn.
Phương pháp Ấn Độ: chỉ bấm ngón tay cũng trị được "bách bệnh" - 6
7. Shunya
Phương pháp: Kéo ngón cái chạm tới phần khớp cuối của ngón giữa.
Tác dụng: Động tác này cực tốt cho tai của bạn, giúp tăng cường thính lực cho những người già bị lãng tai hoặc mắc bệnh.
Phương pháp Ấn Độ: chỉ bấm ngón tay cũng trị được "bách bệnh" - 7
8. Apaan
Phương pháp: Chạm đầu ngón cái vào đầu ngón giữa và ngón đeo nhẫn.
Tác dụng: Động tác Apaan giúp thanh lọc cơ thể, giải quyết các vấn đề về đường tiết niệu và khiến ruột hoạt động tốt hơn.
Phương pháp Ấn Độ: chỉ bấm ngón tay cũng trị được "bách bệnh" - 8

9 động tác yoga cho ngón tay đơn giản nhưng đem lại hiệu quả bất ngờ cho sức khỏe

Người Ấn Độ tin rằng cơ thể con người được hình thành từ năm yếu tố: lửa, không khí, hư không, nước, và đất. Cụ thể như sau:
  • Ngón tay cái: lửa
  • Ngón tay trỏ: không khí
  • Ngón tay giữa: hư không
  • Ngón áp út: nước
  • Ngón út: đất
Bởi dây thần kinh tập trung dày đặc trên các ngón tay và bàn tay, nên người ta tin rằng đây là bộ phận cơ thể tập trung nhiều năng lượng nhất.
Khi bạn tác động đúng huyệt, mà người ta gọi là thủ ấn đúng cách trên bàn tay, thì có thể thúc đẩy sự lưu thông năng lượng ra khắp cơ thể.

1. Gyan mudra

g1
Ngón tay cái và ngón trỏ chạm vào nhau, 3 ngón còn lại để thẳng hoặc thả tự do.
Động tác này tượng trưng cho sự khôn ngoan, sẽ làm tăng sự nhiệt tình và sáng tạo của bạn, đồng thời tốt cho khả năng ghi nhớ.
Người ta tin rằng động tác này sẽ giúp tăng sức mạnh của sự tập trung, trí nhớ và giúp não bộ nhạy bén hơn.
Ngoài ra, Gyan Mudra còn chữa chứng mất ngủ và nếu thực hiện thường xuyên sẽ giúp giảm tình trạng rối loạn tâm lý, tinh thần như giận dữ, buồn bã, căng thẳng…

2. Vaayu mudra

khi-an-20180119142919
Ở động tác này, bạn gập ngón trỏ xuống, dùng ngón cái giữ trên đốt thứ 2 của ngón trỏ, giữ căng các ngón còn lại.
Tư thế này giúp điềm tĩnh, tăng cường việc vận chuyển oxy đi khắp cơ thể, do đó tạo ra cảm giác bình yên và hòa hợp.
Đây là động tác tuyệt vời để giảm trạng thái hung hăng hay hiếu động thái quá. Ngoài ra, nó có ích cho dạ dày và ngăn ngừa táo bón. 

3. Aakash mudra

aakashpostures1
Gập ngón tay giữa, dùng ngón trỏ đè lên, các ngón còn lại duỗi thẳng.
Động tác này giúp giảm bớt nỗi sợ hãi, buồn phiền, tức giận, giảm căng thẳng, mệt mỏi.
Đồng thời, động tác này còn giúp kiểm soát lượng cholesterol trong cơ thể.

4. Shudya mudra

hu-khong-an-20180119143220
Cũng tương tự như động tác thứ 2, bạn dùng ngón cái nhấn đốt thứ 2 của ngón giữa.
Đây là động tác giúp bạn thoát khỏi mọi cơn đau một cách hiệu quả.
Hơn nữa, nó giúp thư giãn toàn bộ cơ thể và rất hữu ích với những trường hợp bị chóng mặt, hay gặp vấn đề về tai, hoặc đau một bộ phận cơ thể nhất định.

5. Prithvi mudra

Prithvi-mudra.
Ngón tay cái chạm vào ngón tay áp út, duỗi thẳng các ngón tay còn lại.
Động tác này liên quan tới sự phát triển của mô, cơ bắp do đó hỗ trợ chữa bệnh, giảm tình trạng viêm cơ bắp và tắc nghẽn quá trình trao đổi chất. Chúng giúp lưu thông máu, tăng cường khả năng kiên nhẫn.
Ngoài ra, động tác này còn giúp tăng tính kiên nhẫn, sức chịu đựng, tập trung, giảm thiểu tình trạng kiệt sức, trì trệ tinh thần, cho làn da đẹp mịn màng, tươi trẻ.

6. Surya mudra

hoa-an-20180119143330
Đặt ngón tay đeo nhẫn áp sát lòng bàn tay, đè ngón cái lên, các ngón còn lại duỗi thẳng.
Động tác thủ ấn này giúp giảm cân, đồng thời giảm cholesterol, tăng khả năng tiêu hóa và giảm tình trạng căng thẳng, lo lắng.

7. Varuna mudra

varun-mudra-20180119143630
Bạn ngồi một chỗ, lấy ngón tay cái chạm vào đầu ngón tay út, nhưng lưu ý không ấn quá mạnh, các ngón tay khác thẳng ra.
Hãy thực hành tư thế này nếu bạn bị viêm khớp, mất nước hoặc rối loạn hormone. 
Bên cạnh đó, động tác này giúp cân bằng nước trong cơ thể, vì thế có thể cải thiện các vấn đề về da rất tốt.

8. Jal shaamak mudra

308f1bd39116e0e77f2e2f678182c16b9db0bb5a
Đặt ngón út áp sát lòng bàn tay, đè ngón cái lên trên, các ngón khác duỗi thẳng.
Ngược lại với thủ ấn Varuna mudra, động tác Jal shaamak mudra giúp hạn chế tích nước trong cơ thể, vì vậy sẽ rất hữu ích cho người có tuyến mồ hôi hoạt động mạnh, hoặc hay chảy nước mắt, nước mũi.

9. Gyana Mudra 

tri-hue-an-20180119144933
Ngồi khoanh chân và đặt tay trên đầu gối. Sau đó, lấy ngón tay cái chạm vào mũi của ngón tay trỏ và khép hoặc mở rộng ba ngón tay còn lại.
Thủ ấn này thư giãn tâm trí và cải thiện sự tập trung, hỗ trợ trí thông minh, chữa chứng mất ngủ, quản lý căng thẳng và làm giảm trầm cảm.


No comments:

Post a Comment