Hiệu Lực Cầu Nguyện
Thích Nhất Hạnh
( hãy nhấp vào các đường link dưới đây )
- Đối tượng siêu hình
- Những nghi vấn khi cầu nguyện
- Ông chỉ nói có chừng đó!
- Tự lực và Tha lực trong Cầu nguyện
- Ta nên tự hỏi tụng kinh để làm gì?
- Cầu nguyện cho mình
- Cầu nguyện cho người
- Thiết lập sự giao cảm
- Năng lượng tu tập
- Nghiệp báo và sự cầu nguyện
- Ba điều cầu nguyện thông thường
- Cái bệnh và cái chết là một phần của sự sống
- Điều cầu nguyện của người tu
- Cầu đối tượng hiện hữu
- Vai trò của cầu nguyện trong y khoa
- Thiền và trị liệu
- Lời kết
ví dụ khi nhấp vào : Tai họa của dục
Tai họa của dục
Theo thiền quán, hạnh phúc chân thật là sự có mặt trong giây phút
hiện tại, khả năng tiếp xúc được với những mầu nhiệm của sự sống có mặt
trong giây phút ấy và khả năng hiểu biết, thương yêu chăm sóc và làm
hạnh phúc cho những người chung quanh. Đeo đuổi theo những đối tượng của
dục như tiền tài, danh vọng, quyền hành và sắc dục, người ta đã không
tạo dựng được hạnh phúc chân thật mà còn tạo ra nhiều khổ đau cho bản
thân và cho kẻ khác.
Con người đầy dẫy ham muốn và ngày đêm chạy theo dục là con người
không có tự do. Không có tự do thì không có thảnh thơi, không có hạnh
phúc. Ít ham muốn (thiểu dục), bằng lòng với một nếp sống giản dị và
lành mạnh (tri túc) để có thì giờ sống sâu sắc từng phút giây của sự
sống hàng ngày và chăm sóc thương yêu cho những người thân, đó là bí
quyết của hạnh phúc chân thật.
Trong xã hội bây giờ, quá nhiều người đang đi tìm hạnh phúc trong
đường hướng của dục, vì vậy chất lượng của khổ đau và tuyệt vọng đã
tăng trưởng rất nhiều. Kinh Ở Rừng (Samyutta Nikaya 194) nói tới dục như
một chiếc bẫy. Bị sập vào bẫy dục, ta sẽ sầu khổ mất hết tự do, và
không thể nào có được hạnh phúc chân thật. Sợ hãi và lo lắng cũng đóng
một vai trò quan trọng trong sự tạo tác khổ đau. Nếu ta có đủ tuệ giác
để chấp nhận một nếp sống thiểu dục và tri túc thì ta sẽ không cần phải
lo lắng và sợ hãi nữa. Chỉ vì nghĩ rằng ngày mai ta có thể mất công ăn
việc làm và sẽ không thể có được lương bổng hàng tháng như bây giờ nên
ta thường trực sống trong sự lo lắng phập phồng.
Do đó con đường tiêu thụ ít và có hạnh phúc nhiều, được xem là con đường thoát duy nhất của nền văn minh hiện tại.
Năng lượng tu tập
Yếu tố thứ hai của sự cầu nguyện là phải có năng lượng, tương đương với vấn đề phải có dòng điện trong đường dây điện thoại.
Trong sự cầu nguyện, dòng điện đó là tình thương, là chánh niệm,
là chánh định. Phải có niệm, phải có định, phải có tuệ, và phải có tình
thương (tức là từ và bi), thì mới có hy vọng thành công trong sự cầu
nguyện.
Như vậy tiến trình của việc cầu nguyện là trước hết ta phải thiết
lập sự liên hệ, tức là nối cho được đường dây; kế đó ta phải chuyền
năng lượng của chánh niệm qua đường dây đó. Dù trong tư thế ngồi, trong
tư thế đứng, trong tư thế quỳ, hay trong tư thế nằm, nếu chúng ta có
năng lượng của niệm, của định, của từ, và của bi thì chúng ta có thể cầu
nguyện được, và hiệu quả của sự cầu nguyện có thể tức thời, xảy ra cùng
một lúc với sự cầu nguyện.
Nếu hành trì như vậy mà kết quả của sự cầu nguyện vẫn không thấy,
thì chúng ta thường phân vân với câu hỏi thứ tư: Nếu cầu nguyện không
có kết quả, đó có phải là do đức tin yếu kém hay không? Đó có phải là do
tình thương không có mặt, hoặc còn yếu kém hay không?
Đúng vậy! Nếu cầu nguyện mà không đủ niệm, mà thiếu định, thiếu
từ, thiếu bi, thì việc cầu nguyện sẽ không thành công. Các yếu tố đó là
những năng lượng cần có để chuyền vào đường dây. Khi trái tim của anh
chưa mở ra, làm sao anh thấy khỏe được? Khi trái tim anh đã mở ra rồi
thì anh thấy khỏe liền lập tức, anh thấy sự cầu nguyện có hiệu quả liền
lập tức, rõ nhất là trong thân và trong tâm của chính anh, anh không cần
thì giờ chờ đợi kết quả.
Không những đức tin cần phải có tình thương, mà còn cần phải có
niệm. Theo sự thực tập của chúng ta tại Làng Mai thì niệm là sự có mặt
đích thực của thân và tâm. Thân và tâm về cùng một mối, trong giờ phút
hiện tại. Nếu không có điều đó thì chúng ta không cầu nguyện được, dù
chúng ta là người Cơ-đốc giáo hay là người Hồi giáo. Nếu anh không có
mặt thì ai là người đang cầu nguyện đây? Cho nên anh phải có mặt đích
thực, thân và tâm anh phải an ổn tìm về một mối ngay trong giây phút đó,
tức là anh phải có niệm trong lúc anh cầu nguyện. Khi có niệm thì anh
có định, tức là có điều kiện để dẫn đến cái thấy sâu sắc (Tuệ).
Cái mà chúng ta nói là nguyên tắc đầu tiên, sự cảm ứng đạo giao,
năng lễ sở lễ tánh không tịch, là một cái tuệ. Cái tuệ đó có thể được
gọi là Không, là Tương tức, the nature of interbeing. Khi chúng ta chắp
tay lại và quán tưởng Năng lễ, sở lễ tánh không tịch là chúng ta đem cái
tuệ giác Bát nhã, cái tuệ giác tương tức vào để thiết lập sự liên hệ
giữa ta và đấng ta cầu nguyện. Nếu không có cái đó thì cầu nguyện sẽ
không thành. Nếu không có cái đó thì sự khấn vái chỉ là một sự mê tín.
Khi ta cầu ông nội, bà ngoại, hay là ông chú, chúng ta phải có
cái tuệ giác tương tức này thì chúng ta mới chạm tới được những tế bào
của ông chú, của bà ngoại ở trong ta. Nhờ vậy mà những tế bào đó mới bắt
đầu sống dậy trong ta, bắt đầu hoạt động để giúp những tế bào khác tăng
trưởng, những năng lượng đó giúp chúng ta biết đi thiền hành, biết thở,
biết nuôi dưỡng, chăm sóc những tế bào khác ở trong chúng ta. Ngay lúc
chúng ta chạm được tới ông nội, bà ngoại, ông chú thì những tế bào tươi
tốt đó bắt tay vào việc liền lập tức, không cần chờ đợi một thời gian
nào cả.
Cũng vậy, khi chúng ta đã tiếp xúc được với Bụt ở trong ta rồi,
khi chúng ta đã tiếp xúc được với Bồ tát Quán Thế Âm trong ta rồi, thì
không đợi thời gian nữa, cái năng lượng đó của ta và của Bụt đã giao
nhau và trong ta đã bắt đầu có sự chuyển đổi.
Bài tập thứ tư: Trị Liệu
1. Thở vào, tôi thấy tôi là em bé năm tuổi. Thấy em bé
Thở ra, tôi cười với em bé năm tuổi là tôi. Cười với em bé
2. Thở vào, tôi thấy em bé năm tuổi là tôi, rất mong manh, rất dễ bị thương tích. Em bé rất mong manh, rất dễ bị thương tích
Thở ra, tôi cười với em bé trong tôi với nụ cười hiểu biết và xót thương. Cười hiểu biết và xót thương
3. Thở vào, tôi thấy cha tôi là một em bé năm tuổi. Cha như em bé năm tuổi
Thở ra, tôi cười với cha tôi như một em bé năm tuổi. Cười với cha như em bé năm tuổi
4. Thở vào, tôi thấy em bé năm tuổi là cha tôi, rất mong manh, rất dễ bị thương tích. Em bé là cha, rất mong manh, rất dễ bị thương tích
Thở ra, tôi cười với em bé là cha tôi với nụ cười hiểu biết và xót thương. Cười với cha với nụ cười hiểu biết và xót thương
5. Thở vào, tôi thấy mẹ tôi là một em bé năm tuổi. Mẹ như em bé năm tuổi
Thở ra, tôi cười với mẹ tôi như một em bé năm tuổi. Cười với mẹ như em bé năm tuổi
6. Thở vào, tôi thấy em bé năm tuổi là mẹ tôi, rất mong manh, rất dễ bị thương tích. Em bé là mẹ, rất mong manh, rất dễ bị thương tích
Thở ra, tôi cười với em bé là mẹ tôi với nụ cười hiểu biết và xót thương. Cười với mẹ với nụ cười hiểu biết và xót thương
7. Thở vào, tôi thấy những nỗi khổ của cha tôi hồi năm tuổi. Cha khổ hồi năm tuổi
Thở ra, tôi thấy những nỗi khổ của mẹ tôi hồi năm tuổi. Mẹ khổ hồi năm tuổi
8. Thở vào, tôi thấy cha tôi trong tôi. Cha trong tôi
Thở ra, tôi cười với cha tôi trong tôi. Cười với cha trong tôi
9. Thở vào, tôi thấy mẹ tôi trong tôi. Mẹ trong tôi
Thở ra, tôi cười với mẹ trong tôi. Cười với mẹ trong tôi
10. Thở vào, tôi hiểu được những nỗi khó khăn của cha tôi trong tôi. Khó khăn của cha trong tôi
Thở ra, tôi nguyện chuyển hóa cho cả cha tôi và tôi. Chuyển hóa cả hai cha con
11. Thở vào, tôi hiểu được những khó khăn của mẹ tôi trong tôi. Khó khăn của mẹ trong tôi
Thở ra, tôi nguyện chuyển hóa cho cả mẹ tôi và tôi. Chuyển hóa cả hai mẹ con
Bài tập này đã giúp cho nhiều người trẻ thiết lập lại được liên
lạc tốt đẹp giữa bản thân và cha mẹ, đồng thời chuyển hóa được những nội
kết được hun đúc từ tấm bé. Có những người không thể nghĩ đến cha hoặc
mẹ mà không có niềm oán hận và sầu khổ trong lòng. Hạt giống thương yêu
luôn luôn có sẵn trong lòng cha mẹ và trong lòng những người con, nhưng
vì không biết tưới tẩm những hạt giống ấy và nhất là vì không biết hóa
giải những nội kết đã được gieo trồng và không ngừng phát triển trong
tâm, cho nên cả hai thế hệ đều thấy khó khăn trong việc chấp nhận lẫn
nhau.
Trong bước đầu, hành giả quán tưởng mình là một em bé năm tuổi.
Vào tuổi đó, ta rất dễ bị thương tích. Một cái trừng mắt nghiêm khắc,
một tiếng nạt, hoặc một tiếng chê cũng có thể gây thương tích và mặc cảm
trong ta. Khi cha làm khổ mẹ hoặc mẹ làm khổ cha, hoặc khi cha mẹ làm
khổ nhau, hạt giống khổ đau được gieo vào và được tưới tẩm trong lòng em
bé. Cứ như thế, lớn lên em bé sẽ mang nhiều nội kết khổ đau và sống với
sự oán trách cha hoặc mẹ, hoặc cả hai.
Thấy được mình là một em bé dễ bị thương tích như thế, ta sẽ thấy
tội nghiệp cho ta, ta sẽ thấy xót thương dâng lên và thấm vào con người
của ta. Ta cười với em bé năm tuổi bằng nụ cười của từ bi, của xót
thương. Đó tức là ta thực tập bi quán hướng về chính ta.
Sau đó, hành giả quán tưởng cha, hoặc mẹ mình là em bé năm tuổi.
Thường thì ta chỉ có thể thấy cha ta là một người lớn, nghiêm khắc, khó
tính, chỉ biết sử dụng uy quyền để giải quyết mọi việc. Nhưng ta biết
rằng trước khi thành người lớn, ông cũng đã từng là một chú bé con năm
tuổi, cũng mong manh dễ bị thương tích như ta. Ta thấy cậu bé ấy cũng đã
từng khép nép, nín im thin thít mỗi khi cha cậu nổi trận lôi đình. Ta
thấy cậu bé ấy cũng đã là nạn nhân của sự nóng nảy, cau có và gắt gỏng
của cha cậu ấy, tức là ông nội của ta. Nếu cần, ta có thể tìm tập ảnh
gia đình ngày trước để khám phá lại hình ảnh của cậu bé năm tuổi ngày
xưa tức là cha ta, hay cô bé năm tuổi ngày xưa tức là mẹ ta. Trong thiền
quán ta hãy làm quen và mỉm cười thân thiện với cậu bé hoặc cô bé ấy,
ta thấy được tính cách mong manh và dễ bị thương tích của họ. Và ta cũng
sẽ thấy xót thương dâng trào lên. Khi chất liệu xót thương xuất hiện từ
trái tim ta, ta biết rằng sự quán chiếu bắt đầu có kết quả. Thấy được
và hiểu được thì thế nào ta cũng sẽ thương được. Nội kết của ta sẽ được
chuyển hóa dần với sự thực tập này. Với sự hiểu biết, ta bắt đầu chấp
nhận, và ta sẽ có thể dùng hiểu biết và tình thương của ta để trở về
giúp cha hoặc mẹ ta chuyển hóa.
Ta biết ta có thể làm được việc này bởi vì sự hiểu biết và lòng
xót thương đã chuyển hóa ta, và ta đã trở nên dễ chịu, ngọt ngào, có
thêm nhiều bình tĩnh và kiên nhẫn.
No comments:
Post a Comment