Đầu tiên, họ lên án chế độ ăn low-carb. Sau đó, họ quay ngắt sang nói
dầu dừa là chất độc. Vậy mục tiêu tiếp theo của các nhà khoa học
Harvard là gì?
Gần đây, dư luận dậy sóng khi chuyên gia dịch tễ học của trường đại
học Harvard – bà Karen Michels lên tiếng khẳng định rằng dầu dừa là
“chất độc thuần túy” và là “thứ thực phẩm tệ nhất, thậm chí còn tệ hơn
mỡ heo” trong một buổi nói chuyện có tiêu đề “Dầu dừa và những sai lầm
dinh dưỡng khác” (Coconut oil and other nutritional errors) tại Trường
Đại Học Freiburg, Đức – nơi bà đồng thời có vai trò giám đốc Viện Nghiên
Cứu Ngừa Bệnh Ung Bướu. Video buổi nói chuyện này đã thu hút đến hơn
1,4 triệu lượt xem trên kênh Youtube.
Rất nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu, bác sĩ chuyên khoa tim mạch,…
từ khắp nơi trên thế giới coi đây là một bình luận thiếu tính khoa học
và đáng bị tảng lờ. Nhưng một số người khác không tiếc lời chỉ trích và
liên hệ với bà để yêu cầu đưa ra lời xin lỗi tới cộng đồng, đồng thời
rút lại khẳng định của mình.
Không chỉ vậy, cả các đồng nghiệp của bà cũng đang bị sức ép dư luận
buộc họ phải thu hồi lại kết quả nghiên cứu của mình trên tạp chí The
Lancet Public Health. Mục tiêu của họ chính là nhắm vào chế độ ăn
low-carb ít đường bột, nhiều chất béo tốt, khi lên tiếng chỉ trích rằng
chế độ ăn này đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, và tồi tệ hơn nữa khi ăn
nhiều thực phẩm nguồn gốc động vật.
Michels phủ nhận tất cả những khẳng định khoa học liên quan đến nhiều
siêu thực phẩm nói chung và dầu dừa nói riêng. Bà gọi chúng là
“quatsch” – có nghĩa là rác rưởi, vớ vẩn.
Bác sĩ tim mạch hàng đầu tại Anh, Dr Aseem Malhotra cho rằng Michels
là người duy nhất lên tiếng cho rằng dầu dừa là thực phẩm vớ vẩn.
Michels “KẺ KHIẾN HAVARD MANG TIẾNG XẤU”.
Theo Malhotra, những kết luận của Michels đã vô tình khiến Harvard bị
mang tiếng rằng đưa ra các kết luận thiếu tính khoa học, và Michels cần
xin lỗi công khai và rút lại tuyên bố của mình.
Malhotra là một trong những người lên tiếng phản đối dữ dội nhất đối
với ngành công nghiệp sản xuất đường và thực phẩm công nghiệp. Trong bài
viết mới nhất trên website của mình, ông cho rằng “chất béo (bao gồm cả
chất béo bão hòa), chính là một bài thuốc đối với sức khỏe. Ông đồng
thời cũng chỉ trích gay gắt kết luận của AHA (Hiệp Hội Tim Mạch Mỹ) khi
cho rằng thay thế chất béo bằng dầu ăn, gồm cả dầu canola, có thể làm
giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. (https://www.heart.org/…/advisory-replacing-saturated-fat-wi… ).
Ngoài ra, Malhotra cũng nhấn mạnh rằng chất béo bão hòa đã được chứng
minh hoàn toàn vô can đối với các vấn đề sức khỏe. Trong đó, dầu dừa có
vẻ còn tốt hơn dầu olive – thứ được vinh danh trong rất nhiều chế độ ăn
lành mạnh (dựa trên bằng chứng khoa học). Tuy nhiên, cái gì quá đều
không tốt!
“Dầu dừa là một cái bẫy của các nhà khoa học Harvard”
Dr Bret Scher được đào tạo tại Trường Đại Học Stanford về bác sĩ tim mạch, ông khẳng định, các nhà khoa học Harvard đã gặp những sai lầm về chất béo bão hòa, bệnh tim mạch, và nay là dầu dừa. Ngoài ra, Scher cũng cho rằng chế độ ăn low carbs hạn chế đường bột đóng một vai trò lớn trong cuộc chiến chống lại bệnh tiểu đường, tim mạch và nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Dr Bret Scher được đào tạo tại Trường Đại Học Stanford về bác sĩ tim mạch, ông khẳng định, các nhà khoa học Harvard đã gặp những sai lầm về chất béo bão hòa, bệnh tim mạch, và nay là dầu dừa. Ngoài ra, Scher cũng cho rằng chế độ ăn low carbs hạn chế đường bột đóng một vai trò lớn trong cuộc chiến chống lại bệnh tiểu đường, tim mạch và nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Michels thể hiện sự “thiếu tôn trọng đối với những nền văn hóa khác”
Đây chính là ý kiến của chuyên gia tâm thần và dinh dưỡng học người Mỹ, Dr Ann Childers. Bà cho rằng, nếu quả thực dầu dừa là chất độc thì có lẽ người dân ở Hawaii, Philippines và Thái Lan đã bị “nhiễm độc” suốt nhiều thế hệ nay. Chưa kể nhiều nền văn hóa khác như Ấn Độ, Maldives, Mauritius,… cũng thường xuyên sử dụng dầu dừa. “Dầu dừa từ xa xưa đã được coi là tốt đối với sức khỏe, thậm chí ở Philippines, người ta còn gọi dừa là loài cây của cuộc sống”, theo Childers. Điều này khiến cho khẳng định của Michels trở nên hoang đường và gây shock.
Đây chính là ý kiến của chuyên gia tâm thần và dinh dưỡng học người Mỹ, Dr Ann Childers. Bà cho rằng, nếu quả thực dầu dừa là chất độc thì có lẽ người dân ở Hawaii, Philippines và Thái Lan đã bị “nhiễm độc” suốt nhiều thế hệ nay. Chưa kể nhiều nền văn hóa khác như Ấn Độ, Maldives, Mauritius,… cũng thường xuyên sử dụng dầu dừa. “Dầu dừa từ xa xưa đã được coi là tốt đối với sức khỏe, thậm chí ở Philippines, người ta còn gọi dừa là loài cây của cuộc sống”, theo Childers. Điều này khiến cho khẳng định của Michels trở nên hoang đường và gây shock.
Minh tinh Angelina Jolie chia sẻ mỗi sáng đều bổ sung 2 muỗng canh
dầu dừa, còn siêu mẫu Miranda Kerr không chỉ trộn salad, xay sinh tố,
nấu ăn cùng dầu dừa mà còn thoa lên da hàng ngày.
Nhưng lâu nay, dầu dừa luôn bị “đổ oan” do thành phần rất giàu chất
béo bão hòa, cao hơn bơ động vật, mỡ lợn. Một số nhà khoa học còn cho
rằng: chất béo bão hòa là thủ phạm gây ra tình trạng tăng cholesterol
“xấu”, ảnh hưởng tim mạch.
Ngày 09/01/2018, Series truyền hình về sức khỏe của đài BBC “Trust
me, I’m a doctor” – chương trình này nổi tiếng đến mức ngay tập đầu tiên
phát sóng năm 2013 đã có đến 3 triệu lượt xem – cao nhất trong lịch sử
các chương trình thực tế của BBC. Chương trình đưa ra chủ đề “Dầu dừa có
xứng đáng với ngôi vị siêu thực phẩm hay không?”.
Để trả lời câu hỏi này, 2 chuyên gia đến từ Đại học Cambridge là GS.
Kay-Tee Khaw và GS. Nita Forouhi tiến hành nghiên cứu trong 4 tuần liên
tục trên 3 nhóm tình nguyện viên:
- Nhóm 1 dùng 50g dầu dừa nguyên chất
- Nhóm 2 dùng 50g dầu olive extra virgin
- Nhóm 3 dùng 50g bơ lạt động vật.
- Nhóm 2 dùng 50g dầu olive extra virgin
- Nhóm 3 dùng 50g bơ lạt động vật.
Các nhóm được kiểm tra gắt gao mức cholesterol tốt (HDL) và cholesterol xấu (LDL).
Kết quả bất ngờ ở nhóm 1 tiêu thụ dầu dừa: không những không tăng
cholesterol xấu mà còn tăng mức cholesterol tốt lên 15%. Nhóm 2 tiêu thụ
dầu olive chỉ tăng cholesterol tốt lên 5%, riêng nhóm 3 tiêu thụ bơ bị
cholesterol xấu tăng đến 10%
Thật là tin vui cho những ai đang dùng dầu dừa, khi chất béo bão hòa
trong dầu dừa lại làm tăng cholesterol “tốt”, rất có lợi cho tim mạch
chúng ta.
No comments:
Post a Comment