Ngay tại Trung Quốc, nhiều người vẫn lầm tưởng về bản chất và công dụng
của đông trùng hạ thảo, tới mức các nhà khoa học nước này phải lên
tiếng cảnh báo.
Tháng 1/2018, nhiều tờ báo lớn của Trung Quốc như Sina, Sohu đồng loạt đăng tải nhiều bài viết về đông trùng hạ thảo, nhấn mạnh đây là "dược liệu" không phải "vị thuốc" có thể ăn trực tiếp và mang lại nhiều hiệu quả như dân gian lầm tưởng.
Không có kháng thể chống ung thư
Nhiều người cũng tưởng rằng, đây là loài sinh vật dị biệt: mùa đông là côn trùng (đông trùng), chui xuống đất tránh cái lạnh, còn mùa hè trở thành cây cỏ (hạ thảo). Các tài liệu khoa học và y học Trung Quốc ghi nhận đông trùng hạ thảo xuất hiện ở bốn tỉnh gồm Tứ Xuyên, Vân Nam, Thanh Hải, Cam Túc và Tây Tạng, tại các vùng núi có độ cao hơn 3.800 m so với mặt nước biển.
Trên thực tế, các nhà khoa học Trung Quốc thống nhất rằng đông trùng hạ thảo là thể kết hợp giữa ấu trùng loài bướm dơi và nấm.
Vào mùa hè, khi băng tuyết tan ra trên các cánh đồng cỏ ở độ cao 3.800 m so với mặt nước biển, bướm dơi đẻ trứng lên lá các loại hoa. Sau đó, trứng phát triển thành sâu nhỏ, chui vào mặt đất ẩm ướt, hấp thụ chất dinh dưỡng từ rễ các loài thực vật, dần béo trắng lên. Thời điểm này, nang bào tử nấm hình cầu gặp ấu trùng sâu bướm, chúng sẽ khoan vào cơ thể ấu trùng, rút chất dinh dưỡng, tạo thành tơ nấm. Hoặc đông trùng hạ thảo cũng hình thành khi ấu trùng bướm ăn lá cây có nấm.
Như vậy, xét về mặt thực chất, đông trùng hạ thảo chính là hiện tượng nấm ký sinh vào cơ thể ấu trùng sâu bướm, dần ăn hết chất dinh dưỡng của vật chủ.
Nấm lây nhiễm vào cơ thể ấu trùng, khiến ấu trùng cong mình lên cao lên 2 đến 3cm so với mặt đất. Lúc này, ấu trùng sẽ chết dần từ đầu đến đuôi. Nấm vẫn tiếp tục phát triển cho tới khi xâm nhập hoàn toàn cơ thể ấu trùng. Đến cuối xuân đầu hạ, phần dầu của ấu trùng sẽ mọc lên một dạng thực vật giống như cỏ màu tím đỏ. Đây chính là lúc thu hoạch đông trùng hạ thảo tốt nhất.
Tuy nhiên, giới khoa học Trung Quốc nhấn mạnh đây chỉ là "dược liệu", chứ không phải "thuốc tiên" hay "dược phẩm". Mặt khác, các chuyên gia y học cổ truyền Trung Quốc cũng khẳng định đông trùng hạ thảo hoàn toàn không có kháng thể chống ung thư như lời đồn.
http://image.nongnghiep.vn/upload/2018/1/21/16-05-07_nh2.jpg
Đông trùng hạ thảo đã qua sơ chế
"Lợi dụng sự thiếu hiểu biết, một số gian thương đã tìm mọi cách tuyên truyền, ép giá khiến đông trùng hạ thảo "đắt như vàng". Sự thực, loại dược phẩm này không có nhiều công hiệu đến vậy", ông Vương Thành Thụ (Wang Chengshu), chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu Sinh lý và Sinh thái thực vật, Thượng Hải, cho biết.
Cấm ăn trực tiếp
Tháng 12/2010, Tổng cục Giám định quốc gia Trung Quốc, ra thông cáo về đông trùng hạ thảo, trong đó cấm sử dụng loại dược liệu này để làm thực phẩm hoặc chế biến nó thành thực phẩm.
Năm 2005, Tổng cục thực phẩm và y học Trung Quốc, thuộc Bộ Y tế nước này, cũng đã ra lệnh buộc thay thế đông trùng hạ thảo trong các loại thực phẩm chức năng bằng các loại nấm khác được phép sử dụng.
Cuối năm 2017, khảo sát của tờ Time Weekly, nhận xét buôn bán đông trùng hạ thảo là ngành kinh doanh sinh lời ở Trung Quốc trong nhiều năm. Theo báo này, giá của đông trùng hạ thảo đã tăng lên 10 lần từ năm 2003. Tại siêu thị bán lẻ, đông trùng hạ thảo chất lượng có thể lên tới giá 888 Nhân dân tệ (134 USD) mỗi gram, đắt gấp ba lần vàng. Ngược lại, nấm Cordyceps militaris, thực thể có khả năng kháng ung thư, lại thường chỉ có giá 0,3 Nhân dân tệ (0,05 USD) mỗi gram.
Trong khi đó, các nhà môi trường học cũng cảnh báo việc khai thác diện rộng với đông trùng hạ thảo ở Tây Tạng, về lâu dài có thể gây tổn hại nghiêm trọng với môi trường ở vùng cao nguyên này.
Năm 2016, Tổng cục thực phẩm và y học Trung Quốc thậm chí còn cảnh báo lượng độc tố arsen (arsenic) có trong đông trùng hạ thảo được chế biến thành bột hay viên nén, ở mức cao hơn chuẩn cho phép. Hạn mức tiêu chuẩn quốc gia của Trung Quốc về arsen, hóa chất độc hại, là 1 miligam/kg, nhưng mức tìm thấy trong các chế phẩm đông trùng hạ thảo dao động từ 4,4-9,9 miligam/kg.
Báo Trung Quốc Chinanews cảnh báo người dân cần thận trọng với đông trùng hạ thảo, trong khi không ít người vẫn lấy chúng làm những món quà đắt tiền, thường tặng cho người già. Dân gian cho rằng loại dược liệu này giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của con người và hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư, điều chưa hề được khoa học chứng minh.
Tờ Sina từng đăng tải bài viết "Đông trùng hạ thảo: tiên dược hay cú lừa thế kỷ", dẫn nghiên cứu của ông Vương Thành Thụ, khẳng định dược liệu này khi được chế biến, phối hợp với các loại dược liệu khác, có tác dụng bồi bổ một số bệnh.
Tuy nhiên, đông trùng hạ thảo không có tác dụng trực tiếp trong điều trị bệnh cho lục phủ ngũ tạng, thậm chí chữa được những trọng bệnh như một số phương tiện thông tin đã đồn.
"Đông trùng hạ thảo không thể chữa được ung thư, hen suyễn hay vô sinh như những lời quảng cáo", báo viết.
Tháng 1/2018, nhiều tờ báo lớn của Trung Quốc như Sina, Sohu đồng loạt đăng tải nhiều bài viết về đông trùng hạ thảo, nhấn mạnh đây là "dược liệu" không phải "vị thuốc" có thể ăn trực tiếp và mang lại nhiều hiệu quả như dân gian lầm tưởng.
Không có kháng thể chống ung thư
Nhiều người cũng tưởng rằng, đây là loài sinh vật dị biệt: mùa đông là côn trùng (đông trùng), chui xuống đất tránh cái lạnh, còn mùa hè trở thành cây cỏ (hạ thảo). Các tài liệu khoa học và y học Trung Quốc ghi nhận đông trùng hạ thảo xuất hiện ở bốn tỉnh gồm Tứ Xuyên, Vân Nam, Thanh Hải, Cam Túc và Tây Tạng, tại các vùng núi có độ cao hơn 3.800 m so với mặt nước biển.
Trên thực tế, các nhà khoa học Trung Quốc thống nhất rằng đông trùng hạ thảo là thể kết hợp giữa ấu trùng loài bướm dơi và nấm.
Vào mùa hè, khi băng tuyết tan ra trên các cánh đồng cỏ ở độ cao 3.800 m so với mặt nước biển, bướm dơi đẻ trứng lên lá các loại hoa. Sau đó, trứng phát triển thành sâu nhỏ, chui vào mặt đất ẩm ướt, hấp thụ chất dinh dưỡng từ rễ các loài thực vật, dần béo trắng lên. Thời điểm này, nang bào tử nấm hình cầu gặp ấu trùng sâu bướm, chúng sẽ khoan vào cơ thể ấu trùng, rút chất dinh dưỡng, tạo thành tơ nấm. Hoặc đông trùng hạ thảo cũng hình thành khi ấu trùng bướm ăn lá cây có nấm.
Như vậy, xét về mặt thực chất, đông trùng hạ thảo chính là hiện tượng nấm ký sinh vào cơ thể ấu trùng sâu bướm, dần ăn hết chất dinh dưỡng của vật chủ.
Nấm lây nhiễm vào cơ thể ấu trùng, khiến ấu trùng cong mình lên cao lên 2 đến 3cm so với mặt đất. Lúc này, ấu trùng sẽ chết dần từ đầu đến đuôi. Nấm vẫn tiếp tục phát triển cho tới khi xâm nhập hoàn toàn cơ thể ấu trùng. Đến cuối xuân đầu hạ, phần dầu của ấu trùng sẽ mọc lên một dạng thực vật giống như cỏ màu tím đỏ. Đây chính là lúc thu hoạch đông trùng hạ thảo tốt nhất.
Tuy nhiên, giới khoa học Trung Quốc nhấn mạnh đây chỉ là "dược liệu", chứ không phải "thuốc tiên" hay "dược phẩm". Mặt khác, các chuyên gia y học cổ truyền Trung Quốc cũng khẳng định đông trùng hạ thảo hoàn toàn không có kháng thể chống ung thư như lời đồn.
http://image.nongnghiep.vn/upload/2018/1/21/16-05-07_nh2.jpg
Đông trùng hạ thảo đã qua sơ chế
"Lợi dụng sự thiếu hiểu biết, một số gian thương đã tìm mọi cách tuyên truyền, ép giá khiến đông trùng hạ thảo "đắt như vàng". Sự thực, loại dược phẩm này không có nhiều công hiệu đến vậy", ông Vương Thành Thụ (Wang Chengshu), chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu Sinh lý và Sinh thái thực vật, Thượng Hải, cho biết.
Cấm ăn trực tiếp
Tháng 12/2010, Tổng cục Giám định quốc gia Trung Quốc, ra thông cáo về đông trùng hạ thảo, trong đó cấm sử dụng loại dược liệu này để làm thực phẩm hoặc chế biến nó thành thực phẩm.
Năm 2005, Tổng cục thực phẩm và y học Trung Quốc, thuộc Bộ Y tế nước này, cũng đã ra lệnh buộc thay thế đông trùng hạ thảo trong các loại thực phẩm chức năng bằng các loại nấm khác được phép sử dụng.
Cuối năm 2017, khảo sát của tờ Time Weekly, nhận xét buôn bán đông trùng hạ thảo là ngành kinh doanh sinh lời ở Trung Quốc trong nhiều năm. Theo báo này, giá của đông trùng hạ thảo đã tăng lên 10 lần từ năm 2003. Tại siêu thị bán lẻ, đông trùng hạ thảo chất lượng có thể lên tới giá 888 Nhân dân tệ (134 USD) mỗi gram, đắt gấp ba lần vàng. Ngược lại, nấm Cordyceps militaris, thực thể có khả năng kháng ung thư, lại thường chỉ có giá 0,3 Nhân dân tệ (0,05 USD) mỗi gram.
Trong khi đó, các nhà môi trường học cũng cảnh báo việc khai thác diện rộng với đông trùng hạ thảo ở Tây Tạng, về lâu dài có thể gây tổn hại nghiêm trọng với môi trường ở vùng cao nguyên này.
Năm 2016, Tổng cục thực phẩm và y học Trung Quốc thậm chí còn cảnh báo lượng độc tố arsen (arsenic) có trong đông trùng hạ thảo được chế biến thành bột hay viên nén, ở mức cao hơn chuẩn cho phép. Hạn mức tiêu chuẩn quốc gia của Trung Quốc về arsen, hóa chất độc hại, là 1 miligam/kg, nhưng mức tìm thấy trong các chế phẩm đông trùng hạ thảo dao động từ 4,4-9,9 miligam/kg.
Báo Trung Quốc Chinanews cảnh báo người dân cần thận trọng với đông trùng hạ thảo, trong khi không ít người vẫn lấy chúng làm những món quà đắt tiền, thường tặng cho người già. Dân gian cho rằng loại dược liệu này giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của con người và hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư, điều chưa hề được khoa học chứng minh.
Tờ Sina từng đăng tải bài viết "Đông trùng hạ thảo: tiên dược hay cú lừa thế kỷ", dẫn nghiên cứu của ông Vương Thành Thụ, khẳng định dược liệu này khi được chế biến, phối hợp với các loại dược liệu khác, có tác dụng bồi bổ một số bệnh.
Tuy nhiên, đông trùng hạ thảo không có tác dụng trực tiếp trong điều trị bệnh cho lục phủ ngũ tạng, thậm chí chữa được những trọng bệnh như một số phương tiện thông tin đã đồn.
"Đông trùng hạ thảo không thể chữa được ung thư, hen suyễn hay vô sinh như những lời quảng cáo", báo viết.
No comments:
Post a Comment