LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Thursday, October 3, 2019

BẤM HUYỆT CHỮA MẨN NGỨA


VIÊM DA CƠ ĐỊA LÀ GÌ, CÓ LÂY KHÔNG?
          Bệnh viêm da cơ địa là tình trạng dị ứng có tính chất miễn dịch, xảy ra do sự thiếu hụt Filaggrin và nhân tố dưỡng ẩm tự nhiên khiến da mất đi khả năng chống chọi với các yếu tố nội ngoại nhân.
          Viêm da cơ địa thường được gọi là bệnh chàm thể tạng, eczema, biểu hiện phổ biến với những tổn thương trên bề mặt da như sưng đỏ, mụn mủ, ngứa ngáy,… Nếu không được điều trị kịp thời, các triệu chứng sẽ tái đi tái lại, vòng xoắn bệnh lý càng thêm trầm trọng, thậm chí biến chứng thành ung thư da, vô cùng nguy hiểm.
Nhìn chung, đây không phải căn bệnh có tính lây lan, tức là chúng ta có thể ăn uống, sinh hoạt bình thường với người bệnh. Tuy nhiên, đây lại là bệnh lý do tính di truyền, trường hợp ông bà bố mẹ mắc bệnh thì khả năng con cháu bị bệnh cũng rất cao.

Những vị trí, đối tượng dễ bị viêm da cơ địa
          Đây là căn bệnh có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau như cổ, mặt, cổ tay, khủy tay, đầu gối, chân… Tình trạng này có thể xuất hiện ở bất cứ độ tuổi nào, xong phổ biến nhất là các nhóm đối tượng sau:          Trẻ em: Theo thống kê thì viêm da cơ địa đa số rơi vào nhóm bệnh nhân nhỏ tuổi. Bệnh thường khởi phát ở khoảng 5 năm đầu đời, số ít xuất hiện từ 6-20 tuổi.          Người có cơ địa nhạy cảm: Một số người sinh ra đã có cơ địa dễ dị ứng, làn da dễ bị tổn thương và mẩn ngứa. Thường thì ở những đối tượng này, viêm da cơ địa bùng phát theo đợt với mức độ tương đối dữ dội.          Người làm việc ở môi trường ô nhiễm: Ngay cả khi bạn có làn da khỏe mạnh, việc tiếp xúc liên tục với môi trường ô nhiễm, độc hại, nước bẩn, hóa chất… cũng dễ khiến viêm da cơ địa phát sinh.          Người có thể trạng yếu: Bệnh nhân hen suyễn, gan, viêm mũi dị ứng, viêm xoang mãn tính,… cũng có thể là đối tượng của căn bệnh này.

Nguyên nhân viêm da cơ địa
          Về thủ phạm gây ra bệnh, y học hiện đại và y học cổ truyền có nhiều quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, các thầy thuốc, bác sĩ đều nhìn thấu mối liên quan giữa lá gan và viêm da dị ứng cơ địa. Cụ thể như sau:
Nguyên nhân bệnh viêm da cơ địa theo Tây Y
          Di truyền: Theo hội Hen – Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng TPHCM thì các cặp song sinh đồng tử có nguy cơ mắc bệnh lên tới 77%. Tỷ lệ bị viêm da cơ địa này sẽ cao hơn nếu bố, mẹ hoặc cả hai đều mắc bệnh.          Tính chất công việc: Như đã nói ở trên, những người làm việc trong môi trường ô nhiễm, độc hại, phải tiếp xúc với nhiều hóa chất tẩy rửa, thủy ngân… có nguy cơ bị viêm da cơ địa rất cao.          Cơ địa mẫn cảm: Một số người sinh ra đã có cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng với các yếu tố bên ngoài do trong máu chứa kháng thể T lympho hoặc IgE.          Hệ miễn dịch suy giảm: Các cơ quan trong cơ thể bị yếu có thể khiến hệ miễn dịch suy giảm, không đủ sức chống chọi với tác nhân bên ngoài.          Nguyên nhân viêm da cơ địa do bệnh lý: Người mắc các bệnh về gan, hô hấp… dễ bị vi khuẩn tấn công, chất độc tích tụ lại trên bề mặt da.          Các yếu tố kích ứng: Thực phẩm, phấn hoa, lông động vật, thời tiết khô hanh, nồm ẩm… có thể là tác nhân khởi phát bệnh mà chúng ta cần đề phòng.

TRIỆU CHỨNG CHUNG
          Ngứa ngáy: Hiện tượng này xảy ra khi phản ứng gây ngứa histamin được kích hoạt bởi các tác nhân nội ngoại sinh xâm nhập.          Da mẩn đỏ: Người bệnh viêm da cơ địa xuất hiện các nốt ban đỏ hình tròn, bong trợt… ở các vùng da trên cơ thể. Làn da dần trở nên lẩn mẩn, nổi mụn nước trắng rất khó chịu.          Phù nề da: Sau khi mụn nước xuất hiện nhiều hơn, vùng da của người bệnh viêm da cơ địa sẽ dày lên tạo cảm giác phù nề, nóng và ngứa.          Đóng vảy tiết: Người bệnh ngứa ngáy, gãi nhiều sẽ khiến mụn nước vỡ ra, chảy dịch, đóng vảy tiết vàng và tạo vết nứt.

    Triệu chứng viêm da cơ địa khác: Ngoài các triệu chứng trên thì bệnh nhân cũng sẽ cảm thấy mệt mỏi, mất ngủ, chán ăn… thậm chí là sụt cân trầm trọng.
 
Triệu chứng viêm da cơ địa tái đi tái lại khó chịu và dai dẳng
Các biểu hiện viêm da cơ địa thường gặp bao gồm:
    Đỏ và khô da;
    Da sần, nhạy cảm, sưng do gãi;
    Da dày lên, nứt nẻ, chảy dịch và bong vảy;
    Xuất hiện các vết sưng nhỏ, khi gãi có thể chảy mủ;
Ngoài ra, tình trạng ngứa cũng rất phổ biến đối với bệnh nhân viêm da cơ địa, có thể rất nghiêm trọng, đặc biệt là về đêm. Viêm da cơ địa ở trẻ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu, quấy khóc, kém ngủ, kém ăn, cơ thể gầy sút. Viêm da do cơ địa đôi khi có các biểu hiện gần giống các bệnh da liễu eczema, á sừng, tổ đỉa nên nhiều người dễ nhầm lẫn.
Bị viêm da cơ địa nên ăn gì và kiêng gì?
Làn da của người bệnh viêm da thường rất nhạy cảm, bởi vậy việc bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, protein… chính là phương pháp hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa và dự phòng tái phát rất tốt.

Các nhóm thực phẩm người bệnh viêm da cơ địa nên bổ sung
Bên cạnh đó, việc xác định những thực phẩm cần kiêng cũng là một nhiệm vụ quan trọng đối với bệnh nhân viêm da cơ địa. Nếu không muốn tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ thêm trầm trọng thì hãy tránh xa những thực phẩm dưới đây:
    Thịt bò, thịt gà, trứng gà: Gây mưng mủ, sưng tấy vùng da bị viêm da cơ địa.
    Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Kích ứng tổn thương, giảm sức đề kháng của làn da.
    Hải sản: Chứa lượng lớn histamine dễ gây dị ứng, ngứa ngáy.
    Thực phẩm lên men: Chứa nhiều muối, ảnh hưởng đến khả năng đào thải độc tố.




BẤM HUYỆT CHỮA MẨN NGỨA


I. Cách bấm huyệt chữa nổi mề đay của chuyên gia
Theo Y học cổ truyền thì chứng bệnh mề đay phát sinh do các chức năng của hai cơ quan là gan và thận bị suy nhược khiến cho các chất bã và độc tố bị đình trệ, không thể thoát ra ngoài gây nên những nốt mề đay và ngứa ngáy cho làn da.
bấm huyệt chữa bệnh mề đay
Bấm huyệt chữa chứng mề đay là phương pháp được các lương y áp dụng từ xa xưa rất được tin tưởng. Mục đích của phương pháp bấm huyệt này là giúp cho các huyệt lớn trên cơ thể được hoạt động thuận lợi, trơn tru và mạnh hơn để thải các yếu tố gây nguy cơ và bất lợi cho cơ thể ra bên ngoài, giúp người bệnh đẩy lùi hiệu quả cảm giác ngứa ngáy khó chịu do mề đay, mẩn ngứa gây nên.
Do đó, liệu pháp bấm huyệt thúc đẩy các huyệt đạo hoạt động để kích thích các tạng phủ ăng khả năng thải độc nhằm điều trị mề đay hiệu quả. Dưới đây là một số huyệt đạo chữa mề đay hiệu quả mà bạn cần tác động:
1. Huyệt Bách hội
Huyệt Bách hội là huyệt đạo được ưu tiên hàng đầu để tác động nhằm cải thiện tình trạng nổi mẩn ngứa, mề đay trên da. Khi tác động vào huyệt Bách hội thì bệnh nhân được kích thích tuần hoàn máu nhanh hơn để giảm kích thích ngứa ngáy tạm thời.
Vị trí của huyệt Bách hội là giao điểm ngay giữa đỉnh đầu, bạn có thể dễ dàng xác định là điểm nổi giữa hai tai qua đầu và đường thẳng từ mũi ra sau gáy.
Khi thực hiện thì cần xác định đúng huyệt và nhờ người thân tiến hành bấm huyệt chữa mề đay bằng các thao tác dưới đây:
    Khi thực hiện bấm huyệt Bách hội, người bệnh ngồi thẳng lưng trên ghế. Người thân đứng phía sau bệnh nhân.
    Người thân xòe hai bàn tay ôm hai bên đầu của người bệnh. Hai ngón tay cái đặt chồng lên nhau và ấn nhẹ lên huyệt Bách hội của bệnh nhân.
    Tùy thuộc vào mức độ, tình trạng mề đay của bệnh nhân mà người thân có thể tăng giảm thời gian để tăng cường hiệu quả.

2. Huyệt Dương trì
Vị trí huyệt Dương trì nằm gần chính giữa khớp cổ tay, hơi lệch sang phía ngón cái. Huyệt Dương trì là một huyệt đạo có nhiều tác dụng cải thiện tình trạng nổi mề đay ở tay chân khi được kích hoạt đúng cách.
Khi bấm huyệt dương trì, bệnh nhân có thể tự đặt tay phía dưới cổ tay. Đầu ngón tay cái còn lại ấn mạnh vào huyệt Dương trì đồng thời có thể kết hợp xoa dầu nóng để cải thiện các triệu chứng nổi mề đay, mẩn ngứa trên da.

3. Huyệt Đại chùy
Vị trí của huyệt Đại chùy rất dễ xác định vì huyệt đạo này nằm ở chính giữa đốt sống cổ thấp nhất.
Huyệt Đại Chùy chữa các chứng mẩn ngứa, mề đay khá hiệu quả.
Khi tác động lên huyệt Đại chùy sẽ giúp cải thiện các triệu chứng mề đay khá hiệu quả, tránh tình trạng bệnh tái đi tái lại do cơ địa dễ bị dị ứng. Có thể thực hiện bấm huyệt Đại chùy theo các bước sau:
    Người thân đứng phía sau người bệnh, còn bệnh nhân ngồi thẳng lưng trên ghế.
    Người thân bệnh nhân đặt một tay ở giữa lưng để giữ cho lưng bệnh nhân được thẳng.
    Đầu ngón cái của bàn tay còn lại thì day ấn nhẹ nhàng và từ từ tại vị trí huyệt Đại chùy để kích thích máu huyết người bệnh lưu thông.
    Kết hợp day ấn bằng dầu để làm nóng vùng da và giúp huyệt mềm mại, máu lưu thông tốt hơn, qua đó giảm các triệu chứng mề đay và ngứa ngáy ngoài da.

4. Huyệt Kiên Tĩnh
Huyệt đạo này nằm ở giữa hai bả vai phía sau cổ, có tác dụng chữa chứng mề đay nặng và mẩn ngứa dữ dội.
Người thân đứng ở phía sau, hai bàn tay nắm hai đầu khuỷu vai, đầu hai ngón tay cái ấn mạnh lên hai huyệt Kiên tĩnh của bệnh nhân, sau đó có thể dán cao mềm để máu huyết lưu thông rồi khoảng 3 tiếng sau có thể tiếp tục thực hiện.
II. Bấm huyệt chữa nổi mề đay có hiệu quả không?
Việc xoa bóp không chỉ giúp người bệnh có thể giảm các triệu chứng bệnh mề đay, mẩn ngứa mà còn giúp bảo vệ làn da, làm đẹp, thúc đẩy máu lưu thông để da căng bóng, khỏe mạnh, hồng hào và tiết ra các chất nhằm ngăn chặn những tác nhân gây hại đến từ môi trường bên ngoài.

CÁC CÁCH CHỮA VIÊM DA CƠ ĐỊA HIỆN NAY
Điều trị bằng Thuốc Tây
    Chất làm ẩm da: Hạn chế tình trạng kích ứng do khô da. Thuốc thường ở dạng kem và dung dịch, dùng phổ biến vào mùa đông hoặc những nơi thời tiết khô hanh.
    Thuốc steroid: Dạng thuốc chữa viêm da cơ địa hoặc mỡ tra, dùng phối hợp với chất làm ẩm da để giảm mẩn đỏ, bong trợt, mụn nước.
    Thuốc kháng histamin: Dập tắt phản ứng gây ngứa, giảm cảm giác khó chịu, bức bối cho người bệnh.
    Kháng sinh: Dùng cho người bệnh viêm da cơ địa bị nhiễm trùng lâm sàng hay các đợt bùng phát nặng.
    Thuốc ức chế miễn dịch tại chỗ: Thay đổi hệ thống bảo vệ trên da, từ đó giảm phản ứng dị ứng.

Chữa viêm da cơ địa bằng Thuốc Nam
    Tỏi đen: Trong tỏi đen chứa nhiều hoạt chất Allicin, có tác dụng tiêu diệt và chống lại sự xâm nhập của các siêu vi khuẩn gây kích ứng. Người bệnh viêm da cơ địa có thể ăn sống tỏi đen hoặc dùng rượu tỏi đen bôi lên vùng da bị tổn thương.
    Lá lốt: Người bệnh có thể giã nát đắp lên da, đun nước uống hoặc tắm bằng nước lá lốt. Nhiều bệnh nhân viêm da cơ địa đã áp dụng các bài thuốc này và cho phản hồi khá tốt.
    Tắm lá khế: Lá khế là một trong những “vị thuốc” giúp điều trị các bệnh ngoài da được truyền tai nhau nhiều nhất. Người bệnh viêm da cơ địa chỉ cần chuẩn bị 1 nắm lá khế tươi rồi đun với nước nóng, pha cho ấm rồi tắm hàng ngày. Kiên trì áp dụng sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.
Chữa viêm da cơ địa bằng cách nào hiệu quả?
    Hiện nay, phương pháp điều trị viêm da cơ địa phổ biến nhất là Tây y và Đông y. Cụ thể:
Thuốc trị viêm da cơ địa từ tây y
    Với Tây y, người bệnh thường được kê đơn thuốc trị viêm da cơ địa gồm kháng sinh, kết hợp với thuốc bôi có thành phần corticosteroid (corticoid) nhằm chống viêm, loại bỏ mụn nước và làm dịu cơn ngứa.
    – Ưu nhược điểm: Thuốc Tây y cho tác dụng nhanh. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc trị viêm da cơ địa chứa corticoid trong thời gian dài có thể tiềm ẩn nguy cơ tác dụng phụ, ảnh hưởng tuyến thượng thận, làm teo da, rạn da, da dễ bị nhiễm trùng do mất sự đề kháng.

Cách trị viêm da cơ địa tại nhà bằng dân gian
        Chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không: Dùng 1 nắm lá trầu không, loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn bằng cách rửa thật sạch với nước, ngâm với chút muối, vò nát. Đun sôi lá trầu không với 1 – 2 lít nước, dùng nước đó để ngâm rửa vùng da bị bệnh.
        Trị viêm da cơ địa bằng lá ổi: Hái 1 nắm lá ổi, rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước. Dùng nước này thấm lên tăm bông và thoa lên vùng bị viêm da cơ địa.
        Cây vòi voi chữa viêm da cơ địa: Rửa sạch thân và lá vòi voi, đun sôi với nước, cho thêm chút muối. Dùng nước này để tắm, rửa sát khuẩn ngoài da.
        Hạn chế triệu chứng viêm da bằng lá lốt: Lấy 1 nắm lá lốt, rửa sạch. Đun sôi lá lốt với nước. Dùng nước này để ngâm rửa vùng da bị viêm. Phần bã lá lốt có thể dùng để chườm nhẹ lên da để giảm ngứa.
Ngoài ra, dầu dừa, lá khế cũng là mẹo để chữa viêm da cơ địa.
    – Ưu, nhược điểm: Dễ tìm kiếm thảo dược, tiết kiệm, giảm nhẹ triệu chứng ngứa ngoài da. Tuy nhiên, không loại bỏ được căn nguyên của bệnh, tái phát nhanh, tốn thời gian, nguy cơ bội nhiễm nếu sai cách hoặc không vệ sinh.
Chữa viêm da cơ địa bằng Đông y
        Thời gian gần đây, phương pháp Đông y đang trở thành xu hướng được nhiều người tìm đến bởi tính an toàn cao, không tác dụng phụ và cho hiệu quả lâu dài. Đông y quan niệm viêm da cơ địa là do chức năng tiêu độc của gan bị suy giảm. Chất độc không được đào thải ra ngoài sẽ tích tụ dưới bề mặt da gây viêm nhiễm, mẩn ngứa và nổi mụn nước.
        Do đó, cách đẩy lùi bệnh hiệu quả là dùng các thảo dược tự nhiên có tác dụng giải độc, bồi bổ can thận để tác động tới căn nguyên gây bệnh từ bên trong. Đồng thời xử lý vùng da bị viêm nhiễm bên ngoài bằng cách bôi, rửa để sát khuẩn và giúp tổn thương mau lành.
Bài thuốc Đông y từ thảo được đẩy lùi viêm da cơ địa từ gốc
Sử dụng các thành phần tự nhiên

Lô hội
Lô hội hay nha đam là một loại thảo mộc có thể hỗ trợ rất tốt cho viêm da cơ địa. Nó được biết đến với tác dụng kháng khuẩn và chống viêm. Ngoài ra, sử dụng lô hội bôi trực tiếp vào các vùng da bị bệnh có thể giúp duy trì độ ẩm rất tốt. Lô hội cũng giúp tăng tái tạo da và thúc đẩy phục hồi tổn thương.

Dầu ô liu
Dầu ôliu có màu xanh nhạt, có thể thấm sâu vào da, cung cấp nhiều chất chống oxy hoá bao gồm oleuropein, carotenoid và axit oleic. Những chất chống oxy hoá mạnh này làm trì hoãn quá trình lão hóa tự nhiên của da. Hàm lượng vitamin E cao của dầu ô liu có thể cải thiện độ đàn hồi của da. Dầu ô liu có chứa hàm lượng axit linoleic cao, axit tự nhiên này tạo thành một lớp bảo vệ và ngăn ngừa mất nước, giúp da không bị khô. Dầu ô liu cũng có đặc tính chống viêm mạnh. Với các đặc tính trên, loại dầu này mang lại rất nhiều cho những người bị viêm da cơ địa.

Dầu dừa
Dầu dừa được sử dụng từ lâu trong cải thiện các vấn đề về da liễu như vẩy nến, viêm da cơ địa, nhiễm trùng… nhờ tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm. Nghiên cứu cho thấy rằng việc bôi dầu dừa tại chỗ làm giảm đáng kể số lượng tụ cầu khuẩn trên da, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng. Ngoài ra, bôi dầu dừa mỗi ngày sẽ giúp dưỡng ẩm da rất tốt. Tuy nhiên, cần lưu ý chọn loại dầu dừa nguyên chất, không sử dụng hóa chất trong quá trình sản xuất. Để tận dụng những lợi ích trên, các nhà khoa học đã nghiên cứu kết hợp dầu dừa và 5 thành phần tự nhiên khác để cho ra đời sản phẩm kem bôi ngoài da tiện dụng có tên là Eczestop. Eczestop là một công thức độc đáo, bao gồm các thành phần như:

- Kẽm salicylate: là muối của kẽm và acid salicylic. Kẽm giúp giảm tình trạng viêm nhiễm, chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch, chống vi sinh rất hiệu quả. Ngoài ra, kẽm còn có tác dụng tăng tái tạo biểu mô, bong vẩy, giảm ngứa rất tốt. Acid salicylic có tác dụng làm mềm và loại bỏ vẩy. Do đó, sự kết hợp này tạo ra muối kẽm salicylate là sự bổ sung hữu ích cho người mắc viêm da cơ địa.

- Chiết xuất vỏ núc nác: giúp giảm dị ứng, ức chế các phản ứng viêm.
- Nano bạc: có tác dụng chống viêm và khả năng sát khuẩn mạnh.
- Tinh dầu hạt Neem: giúp sát khuẩn, chống viêm và làm sạch da.
- Chitosan: ức chế sự chết của tế bào, giúp tăng cường tái tạo da.

Thanh bì Dưỡng can thang là bài thuốc chắt lọc tinh hoa từ hơn 100 bài thuốc dân tộc cổ truyền quý giá. Bài thuốc do Công ty Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc bào chế đặc trị bệnh viêm da cơ địa, vẩy nến, á sừng, tổ đỉa, eczema.
        Thanh bì Dưỡng can thang cho hiệu quả tối ưu nhờ cơ chế tác động kép
Bài thuốc là tổng hòa của 3 bài thuốc nhỏ gồm: Thuốc ngâm rửa, thuốc bôi ngoài, thuốc uống trong mang đến tác dụng kép đẩy lùi căn nguyên gây bệnh từ bên trong cơ thể. Đồng thời xử lý các tổn thương da bên ngoài mang tới hiệu quả vượt trội, loại bỏ viêm da cơ địa từ gốc và hạn chế tối đa tái phát.
        Các thành phần chủ dược của Thanh bì dưỡng can thang trong 3 chế phẩm gồm:
        Thuốc ngâm rửa: Trầu không; Ích nhĩ tử; Mò trắng; Ích nhĩ tử…
Công dụng: Sát khuẩn, làm mềm vùng tổn thương giúp thuốc bôi thẩm thấu, ngăn ngừa bệnh lan rộng.
        Thuốc bôi ngoài: Thiên mã hồ; Mật ong; Bí đao, …
Công dụng: Loại bỏ da chết, tái tạo tế bào da, tăng cường sự đàn hồi và dưỡng da mịn màng, khỏe mạnh
        Thuốc uống: Bồ công anh; Tang bạch bì; Kim ngân hoa; Ké đầu ngựa; Đơn đỏ…
Công dụng: Giải độc, tiêu viêm, tăng cường khả năng khử độc của gan và thận.
Kết quả thử nghiệm lâm sàng trên 100 bệnh nhân cho thấy: 83 người phục hồi sau 2 tháng, 12 người khỏi bệnh sau 3 tháng và có 5 người thuyên giảm chậm do thường xuyên tiếp xúc với hóa chất. Ngoài ra, không có ghi nhận nào về tác dụng phụ.


 BẤM HUYỆT CHỮA MẨN NGỨA ĐỂ ĐIỀU TIẾT HOẠT ĐỘNG THANH THẢI ĐỘC TỐ CỦA GAN, THẬN VÀ HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG BỆNH TÁI PHÁT
Thông tin về biện pháp bấm huyệt chữa mẩn ngứa
Mẩn ngứa là trạng thái da nổi mẩn có kèm theo triệu chứng ngứa ngáy. Đây là dấu hiệu của nhiều bệnh da liễu như nổi mề đay, viêm da tiếp xúc, viêm da cơ địa,… Các bệnh lý này phát sinh do cơ thể/ da tiếp xúc với dị nguyên (tác nhân gây dị ứng).
Tuy nhiên quan niệm Đông y cho rằng, mẩn ngứa thực chất là do chức năng của gan và thận (cơ quan đào thải độc tố) bị suy giảm, khiến chất thải ứ đọng trong cơ thể và gây ra triệu chứng trên da. Vì vậy bên cạnh việc áp dụng những bài thuốc ở bên ngoài, cần tiến hành bấm huyệt để đả thông các mạch máu, dây thần kinh ở thận và gan.
Bấm huyệt có khả năng khai thông khí huyết, giải phóng tắc nghẽn, ứ trệ nhằm giúp dưỡng chất tuần hoàn thuận lợi đến gan và thận. Từ đó khôi phục chức năng hoạt động, tăng khả năng đào thải độc tốc và cải thiện triệu chứng mẩn ngứa trên bề mặt da.
Tuy nhiên phương pháp này không tác động trực tiếp đến căn nguyên gây bệnh, vì vậy cần kết hợp bấm huyệt với việc sử dụng thuốc để loại bỏ bệnh hoàn toàn.
Bấm huyệt chữa mẩn ngứa thực hiện như thế nào?
Trước tiên, cần tiến hành tác động vào những huyệt vị có khả năng tăng đào thải và bài tiết chất độc ra khỏi cơ thể, bao gồm:
Bấm huyệt chữa mẩn ngứa
Tác động vào huyệt Can, Phế, Thận, Tâm và huyệt Dương trì nhằm làm giảm mẩn ngứa
    Huyệt Can: Huyệt nằm ở giữa đường chỉ nối đốt ngón tay thứ 2 và thứ 3 của ngón áp út.
    Huyệt Thận: Huyệt nằm ở giữa đường chỉ nối đốt ngón tay thứ nhất và thứ 2 của ngón tay út.
    Huyệt Phế: Huyệt nằm ở giữa đường chỉ nối đốt ngón tay thứ nhất và thứ 2 của ngón áp út.
Sau đó, cần tác động vào những huyệt vị có khả năng thư giãn dây thần kinh và hạn chế mẩn ngứa tái phát.
    Huyệt Tâm: Huyệt nằm giữa đường chỉ nối đốt sống thứ nhất và thứ 2 của ngón tay giữa.
    Huyệt Dương trì: Huyệt nằm trên đường lằn cổ tay, mặt ngoài, ngang với mắt cá tay.
Nếu mẩn ngứa dai dẳng và tái phát nhiều lần, có thể tác động sâu vào huyệt vị bằng cách châm cứu.
Những điều cần lưu ý khi chữa mẩn ngứa bằng bấm huyệt
Khi thực hiện bấm huyệt chữa mẩn ngứa, bạn nên chú ý một số điều sau đây:
    Mẩn ngứa là triệu chứng ngoài da, xuất phát từ các vấn đề ở bên trong cơ thể. Chính vì vậy, cần kết hợp nhiều biện pháp với nhau để đẩy lùi chứng bệnh này.
    Cần sử dụng lực vừa phải khi day ấn huyệt đạo. Dùng lực quá mạnh có thể khiến vùng da sưng đau, bầm tím và viêm.
    Biện pháp bấm huyệt không có khả năng cải thiện triệu chứng ngứa và đỏ da tức thì. Do đó cần kết hợp với các bài thuốc đắp hoặc bôi ngoài.
    Phương pháp này cần nhiều thời gian để phát huy tác dụng nên cần thực hiện đều đặn để đạt kết quả như mong đợi.
    Phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện phương pháp này.
Phương pháp bấm huyệt chữa mẩn ngứa chỉ thích hợp với tình trạng bệnh nhẹ đến vừa. Với tình trạng nổi mẩn ngứa đi kèm với dấu hiệu nhiễm trùng, bạn nên chủ động gặp bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.




Eczestop là gì và có tác dụng như thế nào đối với viêm da cơ địa?

Đây là sản phẩm kem bôi hoàn toàn từ tự nhiên đầu tiên mang lại tác động toàn diện đối với viêm da cơ địa. Do làn da của người viêm da cơ địa thường rất nhạy cảm, nên khi sử dụng các loại sản phẩm được sản xuất từ các hóa chất tổng hợp thì có thể làm cho tình trạng bệnh tiến triển xấu hơn. Vì vậy, sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ tự nhiên sẽ là sự lựa chọn thích hợp cho người bị viêm da cơ địa.

Eczestop là sự kết hợp độc đáo của 6 thành phần từ thiên nhiên bao gồm kẽm salicylate, chiết xuất vỏ núc nác, dầu dừa, nano bạc, chitosan, dầu hạt neem. Chính từ sự thiếu hụt các yếu tố vi lượng, đặc biệt là kẽm được cho là yếu tố có liên quan đến viêm da cơ địa. Kẽm có nhiều vai trò quan trọng trong các hoạt động của cơ thể như: Duy trì hoạt động của hệ miễn dịch, làm giảm và dịu lớp sừng da giảm ngứa, chống oxy hóa, giúp giảm viêm. Ngoài ra, kẽm còn giúp bảo vệ da, chống vi sinh vật hiệu quả. Thành phần acid salicylic có tác dụng làm mềm và loại bỏ vẩy. Do đó, sự kết hợp giữa ion kẽm và acid salicylic tạo nên muối kẽm salicylate là một sự bổ sung rất hữu ích cho tình trạng da bị viêm da cơ địa.

Ngoài ra, các thành phần khác như: Chiết xuất vỏ núc nác giúp giảm dị ứng, giảm ngứa; dầu dừa, chitosan giúp dưỡng ẩm, ức chế sự chết của tế bào, tăng cường tái tạo da; nano bạc và dầu hạt neem giúp tăng khả năng sát khuẩn, chống viêm và làm sạch da. Như vậy, sự kết hợp giữa các thành phần này mang lại tác động toàn diện đối với bệnh viêm da cơ địa: vừa giảm viêm, giảm ngứa, kháng khuẩn, vừa giúp phục hồi tổn thương, tăng tái tạo da, tăng cường sức khỏe làn da, hạn chế nguy cơ tái phát.



No comments:

Post a Comment