LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Wednesday, January 31, 2018

Kỹ thuật cầm máu

Image result for Kỹ thuật cầm máu


Những phương pháp cầm máu thông thường đã biết trong Tây Y và Đông Y cũng đã đem lại một số hiệu quả nhất định:
Tây Y thực hiện động tác ấn chặn vào vết thương, giữ vết thương ở vị trí cao hơn đồng thời ấn chặn động mạch. Ngoài ra, dùng thuốc chứa Acid tranexamic, etamsylat, Calci clorid, Carbazochrom… để điều trị những bệnh chảy máu. Điều trị cầm máu bằng Tây Y về ưu điểm là có tính tiện dụng (thuốc có thể mua dễ dàng ở các hiệu thuốc tây), tuy nhiên hiệu quả không cao, chỉ cầm máu những trường hợp nhẹ, vết thương nhỏ, thời gian đông máu tại miệng vết thương chậm, phải bắt buộc xử lý ở cơ sở y tế và có rất nhiều tác dụng phụ hoặc biến chứng.
Đông Y sử dụng các loại thảo mộc như cây tơ mành, cỏ mực, trắc bách diệp… để đắp lên vết thương và dùng các bài thuốc là tổng hợp một số vị thuốc là thảo mộc phơi hoặc sấy khô, rây mịn và rắc lên vết thương. Một số sử dụng kỹ thuật châm cứu vào các huyệt vị của cơ thể. Trong thời đại ngày nay, phương pháp cầm máu này không mang tính khả thi do sự quý hiếm của các vị thuốc (đặc biệt là môi trường thành thị), tốn nhiều thời gian chuẩn bị, người bị thương thì khó tự mình thực hiện còn người bốc thuốc và châm cứu thì phải có kinh nghiệm và trình độ kỹ thuật điều trị nhất định. Phương pháp này cũng cần nhiều khâu xử lý sau đó để giảm khả năng gây viêm và nhiễm trùng vết thương.
Kỹ thuật cầm máu trong Diện Chẩn có khả năng khắc phục các những nhược điểm của Đông Y và Tây Y đồng thời đem lại hiệu quả cầm máu: nhanh chóng, dễ dàng thực hiện, hạn chế viêm nhiễm và an toàn cho người bị thương.
Để thực hiện kỹ thuật này, người thực hành cần chú ý tác dụng và chủ trị các chứng bệnh của các huyệt 16,61,50,37,17,6,0,287 sau đây:

Huyệt
Công dụng
Chủ trị
16- Điểm giữa của đoạn biên giữa với vành tai và da mặt
– Ngang đuôi mắt
– Tại nếp nhăn của chân đỉnh vành tai (nơi có động mạch)
- Giảm tiết dịch- Điều hòa sự co giãn cơ (thường làm mềm cơ, chống co cơ)
– An thần
– Hạ nhiệt
– Hạ huyết áp
– Tiêu viêm
– Giảm đau vùng đầu mắt
– Cầm máu (toàn thân)
- Mất ngủ- Nhức đầu
– Sốt
– Huyết áp cao
– Sổ mũi
– Nhức răng
– Đau mắt, chảy nước mắt sống
– Nhức mắt do tăng nhãn áp
– Ra mồ hôi tay chân
– Đau cứng cổ gáy, vai, vẹo cổ
– Chảy máu (xuất huyết nội, ngoại)
61Điểm tận cùng của nếp nhăn mũi má (sát dưới bờ xương mũi), tiếp giáp với đầu trên viền mũi
- Điều tiết mồ hôi- Trấn thống
– Làm ấm người
– Điều hòa nhịp tim
– Hạ huyết áp
– Làm giãn mạch, giãn cơ (điều hòa sự co cơ)
– Tiêu viêm, tiêu độc (giảm sưng, chống nhiễm trùng)
– Thông khí
– Long đàm
– Cầm máu (toàn thân)
- Các bệnh ngoài da, niêm mạc- Nôn, ấc
– Đau thần kinh liên sườn
– Ngứa (bụng, đùi, chân, tay)
– Cơn ghiền ma túy
– Huyết áp cao
– Bướu cổ
– Nhức đầu, sốt
– Khó thở, suyễn, nghẹt mũi
– Loét hành tá tràng
– Cơn đau cuống bao tử
– Eczecma, đau nhức ngón tay cái
– Viêm loét cổ tử cung, viêm loét âm đạo
– Chảy máu cam
– Đau thần kinh tam thoa (thần kinh sinh ba)
– Lạnh “nổi da gà”
– Bạch đới (huyết trắng)
– Viêm họng, viêm amidan
– Cảm ho
– Đau cứng cơ thành bụng
– Rối loạn nhịp tim
– Nặng ngực khó thở
– Không ra mồ hôi hoặc ra mồ hôi tay
50- Trên đường dọc qua giữa con ngươi mắt phải (+)
– Ngang chân cánh mũi phải (+)
– Gần trùng huyệt Cự Liêu (Đởm kinh)
- Điều chỉnh gân, cơ- Tăng cường tính miễn nhiễm
– An thần
– Trấn thống
– Làm tăng huyết áp
– Thăng khí
– Chống dị ứng
– Điều hòa khí huyết
– Giải độc
– Tiêu viêm
– Liễm hãn (cầm mồ hôi)
– Trợ tiêu hóa
– Cầm máu
– Trấn thống vùng gan, mật
Liên hệ Gan và Can kinh
Chống chỉ định: Huyết áp cao (người có bệnh Huyết áp cao tránh dùng Huyệt này)
- Bong gân (tay, chân)- Dị ứng, ngứa khắp người, nổi mề đay
– Mất ngủ
– Đau mỏi cổ gáy, vẹo cổ
– Kinh phong
– Đau hông sườn
– Bệnh gan, mật, xơ gan cổ trướng
– Nhức đỉnh đầu
– Huyết áp thấp
– Phong thấp, đổ mồ hôi tay chân
– Tĩnh mạch trướng
– Khó tiêu, ợ chua, no hơi
– Bón, tiêu chảy, trĩ
– Mũi nghẹt do lạnh
– Đau thần kinh tam thoa
– Rong kinh, băng huyết
– Liệt mặt, bệnh về mắt, mắt mờ
– Ho (do Can)
– Bướu cổ, viêm mũi dị ứng
37- Trên đường dọc qua con ngươi mắt bên trái (-)
– Ngang điểm giữa cánh mũi (huyệt 74)
- Tăng cường tính miễn nhiễm- Cầm máu
– Thông hành khí huyết
– Trợ tiêu hóa
– Giảm đau vùng lách
– Tiêu đờm nhớt
– Điều hòa sự bài tiết
Liên hệ Lá Lách và Tỳ kinh
- Suy nhược cơ thể- Tiểu ít, tiểu nhiều, bí tiểu
– Tiểu nóng gắt
– Đau vùng lách
– Xuất huyết (rong kinh, chảy máu dạ dày)
– Tay chân nặng nề, bại phù
– Nặng đầu
– Đau dây thần kinh tam thoa
– Nhiều đờm nhớt
– Suyễn do tỳ
– Liệt dây 7 ngoại biên (liệt mặt)
17
– Thẳng trên khóe miệng- Ngang điểm giữa của rãnh nhân trung
- Chống dị ứng- Tiêu viêm
– Làm ấm – bổ thận thủy
– Tiêu đàm
– Điều hòa huyết áp
– Trấn thống vùng đùi, vế, thắt lưng, thận, ruột già
– Cầm máu
– Điều hòa sự co cơ, làm mềm cơ
– Liên hệ tuyến thượng thận và Tạng thận
Tương tự thuốc Corticoid
- Dị ứng- Viêm nhiễm
– Thấp khớp
– Suyễn
– Đau vùng đùi vế, thắt lưng
– Suy nhược cơ thể
– Huyết áp thấp
– Thận hư nhiễm mỡ
– Tiêu chảy, kiết lỵ
– Phỏng rát (chưa lở loét)
Lưu ý: Tránh dùng huyệt này nhất là huyệt 17 bên trái trong trường hợp lở loét (như loét bao tử)
6- Dọc: trên tuyến G dưới huyệt 222 khoảng 1 cm
– Ngang: giữa hàng thứ X và XI
- Làm tăng huyết áp mạnh- Trấn thống vùng bắp chân, làm giãn cơ bắp chân
– Làm sáng mắt
– Tăng cường sinh lực
– Cầm máu
Chống chỉ định: Huyết áp cao
- Mỏi mệt, suy nhược cơ thể- Đau bắp chân, vọp bẻ
– Huyết áp thấp
– Mắt kém
0- Trên đường biên giữa bình tai và da mặt
– Ngang đỉnh dưới của khuyết dưới bình tai
- Ổn định thần kinh- Điều hòa tim mạch, giảm cơ giật động mạch
– Điều hòa huyết áp
– Trấn thống (giảm đau)
– Tiêu thực (làm tiêu hóa thức ăn)
– Cầm mồ hôi, giảm tiết dịch (giảm xuất tiết các chất dịch)
– Vượng mạch, cầm máu
– Làm ấm, tăng lực
– Làm co thắt tử cung
– Làm cường sinh dục; bền tinh, bổ thận thủy
– Tăng cường đề kháng cơ thể, bồi bổ nguyên khí
Liên hệ tuyến thượng thận và nhiều vùng trong cơ thể (lưng, tay, chân, bộ phận sinh dục…)
- Suy nhược cơ thể, mệt mỏi- Suy nhược sinh dục, xuất tinh sớm
– Cảm lạnh, sổ mũi
– Huyết áp cao hoặc thấp
– Cơn đau bão thận
– Các bệnh ngoài da, lở loét, chảy nước vàng
– Ra mồ hôi tay chân
– Tim đập nhanh
– Các bệnh về tai (tai ù, tai điếc, viêm tai)
– Các bệnh mắt
– Viêm mũi dị ứng
– Cơn nghiền ma túy
– Nhức răng hàm dưới
– Khó tiêu
– Tiểu nhiều, sốc thuốc
– Thần kinh tọa
– Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên
– Đau bao tử do thận
– Huyết trắng
– Phỏng lở nước sôi…
287- Ngang huyệt 19
– Trên tuyến B
- Cầm máu- Điều kinh, tăng cường sinh dục
– Điều hòa sự thăng, giáng khí
– Điều chỉnh sự tiết dịch ở bộ phận sinh dục nữ và mũi (thường làm khô nước mũi)
- Chậm có con- Chảy máu rong kinh, bế kinh
– Huyết trắng
– Khô âm đạo
– Viêm xoang
– Lãnh cảm, liệt dương
– Nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi dị ứng
– Thoát vị bẹn
Lưu ý trước khi thực hiện:
Để phòng và chữa bệnh có hiệu quả, cần nắm vững các nguyên lý trong Diện Chẩn (các thuyết, hệ thống đồ hình, các thủ pháp day ấn – cào – lăn – gõ – hơ – vạch…, ẩm thực dưỡng sinh, Âm Dương khí công v.v… ), đặc biệt là tính linh hoạt trong Diện Chẩn (hiểu được chữ “Tùy”).
Công dụng của các Huyệt được liệt kê trong bảng đều đã được khám phá và thực nghiệm nhiều lần, ngoài tác dụng giúp cầm máu, mỗi huyệt đều có một số công dụng độc lập, đặc biệt trong Diện Chẩn việc phối hợp các Huyệt này hoặc với các bộ huyệt khác (lập thành Phác đồ) có thể mang đến một hiệu quả bất ngờ và tùy biến phù hợp với thể trạng của từng bệnh nhân.
Áp dụng cho đa số các trường hợp chảy máu tĩnh mạch (mạch máu nhỏ), kể cả xuất huyết bên trong cơ thể, rong kinh ở phụ nữ v.v…
Đối với chảy máu động mạch (mạch máu lớn), kỹ thuật này chỉ nhằm giảm tối đa lượng máu chảy, tăng khả năng điều trị trong thời gian chờ chữa trị cấp cứu tại cơ sở y tế.
Vết thương nếu điều trị kết hợp bằng kỹ thuật này sẽ hạn chế được viêm, nhiễm trùng và có tính thẩm mỹ cao.
Tuy đây có thể được coi là kỹ thuật điều trị tiện lợi và có tính tin cậy cao (hiệu quả tức thì và nhanh chóng), nhưng điều đó không có nghĩa là nó có khả năng để điều trị tất cả các bệnh. Mọi triệu chứng bệnh hỗn hợp hoặc phức tạp thì cần phải sử dụng kỹ thuật khám lâm sàn và cận lâm sàn của y học hiện đại. Riêng mục đích cầm máu, kỹ thuật này là một phương pháp lựa chọn tham khảo bên cạnh những phương pháp đã có trước đây. Việc kiểm tra sức khỏe và chăm sóc vết thương tại các cơ sở y tế cũng cần khuyến khích.
Hướng dẫn thực hiện:
1.Cầm máu bằng cách ấn giữ cùng lúc Huyệt số 16 và 61
– Khi bệnh nhân đang bị chảy máu, dùng đầu ngón tay (tiện lợi nhất là đầu ngón tay cái và ngón tay trỏ) hoặc que dò huyệt Diện chẩn, ấn chặn đồng thời vị trí huyệt số 16 và 61.
– Giữ khoảng 30 – 60 giây đến khi tia máu tại miệng vết thương bắt đầu chảy chậm và dừng hẳn.
 2.Cầm máu bằng cách ấn giữ cùng lúc hai huyệt 287
– Khi bệnh nhân đang bị chảy máu, dùng hai đầu ngón tay (tiện lợi nhất là đầu ngón trỏ và ngón giữa) hoặc que dò huyệt Diện chẩn, ấn chặn đồng thời vị trí huyệt số 287 (hai vị trí).
– Giữ khoảng 30 – 60 giây đến khi tia máu tại miệng vết thương bắt đầu chảy chậm và dừng hẳn.
Sử dụng thêm các Huyệt 50, 37, 17, 6, 0

 

– Trong trường hợp sử dụng cách bấm chặn bằng các Huyệt 16 – 61, 287 sau 1-2 phút không có kết quả hoặc kết quả không cao, cần ấn chặn thêm một hoặc một số huyệt sau đây: 50, 37, 17, 6, 0.
– Ngay khi máu dừng chảy, lập tức ngừng day ấn các huyệt để tránh phản phục.
Lưu ý:
Trong đa số trường hợp, chỉ nên bấm giữ bên Âm (nửa khuôn mặt bên trái người bị thương, ký hiệu: “–” ) vì theo Đông y: bên trái thuộc Huyết, bên phải thuộc Khí. Khi bấm giữ bên phải (bên Dương +) thông thường sẽ có hiện tượng tia máu phóng mạnh hơn. Tuy nhiên, một số trường hợp cá biệt ngược lại phải bấm giữ bên phải hoặc bị chảy máu tay phải thì bấm giữ bên trái hoặc phải bấm giữ cả hai bên sẽ cầm được máu (do đó, cần lưu ý vận dụng tùy vào thể trạng bệnh nhân)
Sau khi cầm được máu, nếu vết thương nặng, cần chuyển người bệnh đến ngay cơ sở y tế gần nhất. Sau đó kết hợp các phác đồ hỗ trợ của Diện Chẩn để giúp người bệnh nhanh chóng ổn định sức khỏe.
Triển vọng:
Với cuộc sống đô thị và hiện đại hóa hiện nay, vấn đề tai nạn lao động, tai nạn giao thông và trật tự xã hội đang rất nhức nhối. Một trong những hệ quả của hiện tượng này là tỷ lệ nạn nhân bị thương vong do mất máu rất cao. Ngay cả trong cuộc sống thường ngày cũng dễ gặp vấn đề bị thương, chảy máu.
Tâm lý nạn nhân khi bị thương thường rất hoảng loạn, thời gian chờ đợi để được sơ cấp cứu lâu và không thực hiện kịp thời các kỹ thuật cầm máu đơn giản dẫn đến hậu quả mất máu. Nhiều trường hợp được đưa đi cấp cứu kịp thời nhưng ngân hàng máu tại bệnh viện thiếu hụt hoặc hết loại máu để truyền cũng đã gây ra hậu quả đáng tiếc.
Chúng tôi giới thiệu kỹ thuật này vì nó rất đơn giản, dễ thực hiện nhưng có hiệu quả nhanh chóng và bất ngờ. Phạm vi áp dụng rộng: từ sinh hoạt cuộc sống thường ngày, hỗ trợ chữa trị tại cơ sở y tế, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, đến triển vọng ứng dụng trên chiến trường – một giải pháp cực kỳ hiệu quả cho quân nhân.
Ai ơi máu chảy chớ lo
Mười sáu – sáu mốt ấn là hết ngay
Hai tám bảy cũng hay hay
Ấn ngay một lát, ngưng ngay máu hồng
Mười bảyba bảysáukhông
Thêm Năm mươi nữa càng không lo gì.




Ăn gì và kiêng gì, chăm sóc vết thương ra sao để hạn chế hình thành sẹo?

Da khi phục hồi sau chấn thương, bỏng, mụn nhọt viêm nhiễm… rất dễ để lại sẹo. Một khi sẹo đã hình thành hoàn chỉnh thì không thể nào xóa bỏ hoàn toàn mà chỉ có thể cải thiện nếu áp dụng đúng phương pháp. Vì thế, đừng đợi đến khi sẹo hình thành xong mới điều trị, mà ngay khi bị thương, bạn cần chú ý trong cách xử lí vết thương cũng như để ý những thực phẩm bạn ăn hằng ngày để hạn chế hình thành sẹo.
  1. Xử lí vết thương.
Với những tổn thương nhẹ: mụn trứng cá, các vết đứt tay…, miệng vết thương lành nhanh, phần da phải tái tạo không nhiều, bạn nên vệ sinh tại chỗ sạch sẽ bằng nước muối 0,9% natri clorid. Với những vết đứt tay, nên đặt phần da đứt vào đúng vị trí của nó, băng cố định cầm máu và dịch vàng giúp thúc đẩy quá trình liền vết thương và tái tạo da.
Những vết thương hở, mất da rộng:  cần giữ cho thông thoáng và vệ sinh ngay từ khi bị thương. Có thể dùng nước đun sôi để nguội rửa sạch vết thương ban đầu, sau đó vệ sinh lại bằng nước muối hoặc cồn i-ốt loãng. Dùng gạc thấm khô vết thương rồi đến gặp bác sĩ xử lý. Thông thường, bạn sẽ được chỉ định dùng kháng sinh đường uống và bôi tại chỗ để chống nhiễm trùng. Khi vết thương đóng vảy, đặc biệt là lúc lên da non gây ngứa, không nên bóc vảy vết thương  vì có thể gây nhiễm trùng và khiến sẹo lớn, lâu lành hơn.

Sau phẫu thuật:  Khi việc cứu mạng sống của bạn được đưa lên hàng đầu, miệng các vết mổ thường không được thẩm mỹ, các vết sẹo thường lớn. Khi vết thương khô miệng hoặc cắt chỉ là lúc bạn có thể nghĩ đến việc hỗ trợ giảm sẹo đến mức thấp nhất bằng cách sử dụng kem trị sẹo bôi trực tiếp lên vết thương. Không nên ăn rau muống (gây sẹo lồi), hải sản (gây ngứa). Luôn giữ vết thương thông thoáng, khô ráo.

Bỏng: ngay sau khi bị bỏng, bạn để vị trí bị bỏng ngay dưới vòi nước chảy trong những phút đầu tiên sẽ có tác dụng co mạch giảm đau và giải tỏa nhiệt tức thì. Sau đó, dùng nước đun sôi để nguội ngâm vết thương trên đường đưa đến bệnh viện xử lý. Vết thương do bỏng nên giữ vệ sinh và thật thông thoáng. Có thể sử dụng các loại kem trị sẹo ngay từ những ngày đầu tiên sẽ kích thích quá trình tái tạo da nhanh chóng và ngăn hình thành thâm sẹo do bỏng.

Cho dù là mụn nhọt, trầy xước hay bỏng, lở loét da thì đều cần làm sạch vết thương trước và dùng băng vết thương dạng xịt Nacurgo nhằm tạo màng bảo vệ vết thương khỏi nhiễm trùng đồng thời kích thích tái tạo tế bào giúp tổn thương nhanh lành.

Cơ địa sẹo lồi: ở người có cơ địa sẹo lồi, các vết sẹo dễ tăng trưởng quá mức, vượt quá phạm vi tồn tại vốn có. Với những người này, mọi kích thích dù nhẹ nhất từ bên ngoài vào vết thương lúc đang mọc da non đều có thể là nguyên nhân gây viêm khiến sẹo lớn thêm như gãi ngứa, cọ xát… Ngay cả khi vết thương đã lành, muốn can thiệp loại bỏ sẹo lồi cũng phải cân nhắc kỹ, vì việc chỉnh sửa sẹo có thể kích thích sẹo lớn hơn ban đầu. Có thể dùng các loại thuốc xóa sẹo và kem làm sáng da để “bào mỏng” vết sẹo và giúp vết sẹo nhạt màu đi.

Ăn gì, kiêng gì?
Những thức ăn nên tránh: Cơm nếp, thịt gà, đồ cay nóng, mặn quá sẽ khiến vết thương mưng mủ, dễ nhiễm trùng, lâu lành. Rau muống kích thích tăng sinh tế bào gây sẹo lồi. Hải sản có thể dễ kích ứng gây ngứa ngáy, khó chịu…với những người nhạy cảm.



Những thức ăn nên dùng nhiều: Lời khuyên đầu tiên mà các bác sĩ dành cho những ai đang cần tái tạo da là hãy ăn thật nhiều thịt. Đó chính là nguồn dinh dưỡng quan trọng giúp cơ thể tự lấy lại sự cân bằng. Các loại rau củ quả chứa nhiều chất xơ và Vitamin có công dụng tốt với các vết thương đang lên da non, nghệ là món ăn được khuyến khích cho người đang cần tái tạo các tế bào, diếp cá cung cấp kháng sinh tự nhiên chống viêm và kháng khuẩn rất tốt…

Thành tựu y học hỗ trợ điều trị sẹo hiệu quả cao và an toàn với bộ đôi tinh chất Allium Cepa và Centella Asiatica từ nước Pháp.
Nacurgo Gel (tên ngắn gọn là Na-Gel) là sản phẩm hàng đầu hiện nay được Bác Sĩ chuyên khoa khuyên dùng để xử lý các vết sẹo sau phẫu thuật, sẹo sau tổn thương da, hiệu quả ngay cả với sẹo cũ lâu ngày. Tác dụng vượt trội của Na-Gel đến từ bộ đôi thảo dược Allium Cepa – Centella asiatica chuẩn hóa nhập khẩu Pháp, được chứng minh xóa mờ sẹo rõ rệt khi được pha chế kết hợp trong điều kiện tiêu chuẩn riêng:


Thành tựu y học hỗ trợ điều trị sẹo hiệu quả cao và an toàn.

* Kiểm soát sự phát triển đồng đều của Collagen và Elastin, tăng độ bền kéo của da, không chỉ giúp làm phẳng dần các vết sẹo lồi, lõm, sẹo rỗ mà còn tái tạo hiệu quả làn da khỏe mịn sau tổn thương, viêm nhiễm.
* Phá hủy và ức chế hình thành Hắc sắc tố Melanin dưới da, từ đó làm mờ các vết sẹo cũ sẫm màu, ngăn chặn tiến trình đổi màu trên các vết sẹo mới.

* Làm mềm mô sẹo: Bộ đôi hoạt chất Allium Cepa – Centella asiatica sẽ giúp tái tạo sợi mô, gia tăng sự tổng hợp hyaluronic, gia tăng lưu lượng máu, đẩy mạnh cung cấp oxy và chất dinh dưỡng, giúp nhanh chóng làm mềm các mô sẹo và ngăn ngừa sự tích tụ của các sợi mô, đồng thời nới lỏng mô kết nối.



Keo siêu đàn hồi hàn vết thương trong 60s

Loại keo phẫu thuật mới có khả năng phun trực tiếp vào vết thương và hàn nó trong 60 giây sắp được đưa vào thử nghiệm trên người. Nếu thành công, đây sẽ là một bước nhảy vọt trong y khoa, hỗ trợ bịt kín vết thương cực nhanh và hiệu quả.
Với tên gọi là MeTro, loại keo này được phát triển bởi các nhà nghiên cứu đến từ Mỹ và Đại học Sydney (Australia). Nó chứa các protein tự nhiên siêu đàn hồi và các phân tử nhạy sáng có khả năng đông cứng trong 60 giây khi được chiếu tia UV. MeTro cho phép tạo liên kết vững chắc với các cấu trúc trên bề mặt mô nhưng vẫn giữ được tính đàn hồi của nó. Ngoài ra, một loại enzyme trong đó có thể được tùy chỉnh để xác định thời gian keo tồn tại trong vết thương, có thể từ vài giờ đến vài tháng, tùy vào thời gian cần thiết để làm lành vết thương.
Do keo có tính đàn hồi cao, nên nó rất thích hợp để điều trị vết thương trên các mô giãn nở, dễ bị hở lại như trong phổi hoặc tim. Ngoài ra, MeTro cũng hiệu quả trong điều trị các vết thương nội, nơi có dịch cơ thể chảy qua.


Loại keo mới này đã được thử nghiệm thành công khi hàn vết thương trên động mạch và phổi của lợn. Các nhà nghiên cứu đang hướng tới thử nghiệm trên con người trong thời gian tới. Với thời gian tác dụng nhanh chóng, Metro được kỳ vọng sẽ thay thế ghim và chỉ khâu trong việc hàn vết thương, đặc biệt hiệu quả và nhanh chóng khi sơ cứu vết thương hở do tai nạn hoặc chiến tranh.






No comments:

Post a Comment