Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm mỡ máu
Mỡ máu là bộ xét nghiệm gồm 4 xét nghiệm cơ bản là: Cholesterol toàn phần, Triglycerid, HDL-C và LDC-C. Xét nghiệm mỡ máu giúp đánh giá tình trạng rối loạn lipid máu, đánh giá nguy cơ hình thành các mảng vữa xơ động mạch làm tăng nguy cơ về các bệnh tim mạch. Ngoài ra xét nghiệm còn dùng để đánh giá chức năng của gan. Xét nghiệm mỡ máu mặc dù rất có giá trị trên lâm sàng nhưng các xét nghiệm này lại bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố. Các yếu tố này sẽ làm sai lệc kết quả gây tăng, giảm giả tạo mà không phản ánh đúng tình trạng của bệnh nhân. Vậy những yếu tố này là gì? Trong khuôn khổ bài viết này mình sẽ trình bày một số các yếu tố chính ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm mỡ máu và các biện pháp làm giảm sự ảnh hưởng này đi.
Cholesterol lưu thông trong tuần hoàn được hình thành thông qua 2 nguồn gốc: Thứ nhất là nguồn gốc ngoại sinh do thức ăn cung cấp, thứ 2 là nội sinh do gan và ruột tổng hợp. Vì vậy dễ thấy xét nghiệm sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên bởi chế độ ăn. Nếu bệnh nhân mới ăn xong, đặc biệt một số sản phẩm giàu cholesterol như trứng chẳng hạn thì sẽ làm tăng nồng độ cholesterol trong máu. Vì vậy xét nghiệm này yêu cầu bệnh nhân phải nhin ăn trước khi lấy máu, cụ thể bệnh nhân phải nhịn ăn 12h trước khi lấy lấy máu xét nghiệm. Ngoài ra rượu cũng làm tăng nồng độ cholesterol trong máu, vì thế phải yêu cầu bệnh nhân không được uống rượu 24h trước khi lấy máu. Ngoài ra còn một số yếu tố sau:
Mùa đông lượng mỡ máu sẽ cao hơn mùa hè khoảng 8%.
Mùa đông lượng mỡ máu sẽ cao hơn mùa hè khoảng 8%.
Tư thế lấy máu cũng ảnh hưởng đến kết quả. Tư thế đứng có nồng độ cholesterol cao nhất. Khi ngồi lấy máu sẽ giảm khoảng 5% so với đứng, còn khi nằm lấy máu sẽ giảm từ 10-15% so với đứng.
Hóa chất không đảm bảo hoặc hết hạn sử dụng.
Thiết bị không được kiểm tra chất lượng (QC) thường xuyên hoặc kết quả QC không đạt.
Một số yếu tố khác có thể làm tăng nồng độ cholesterol máu bao gồm:
người nghiện thuốc lá, tuổi cao (nam > 45 tuổi; nữ > 55 tuổi), người tăng huyết áp (Huyết áp > 140/90 mmHg hoặc người đang dùng thuốc điều trị tăng huyết áp), bệnh tim và đái tháo đường.
người nghiện thuốc lá, tuổi cao (nam > 45 tuổi; nữ > 55 tuổi), người tăng huyết áp (Huyết áp > 140/90 mmHg hoặc người đang dùng thuốc điều trị tăng huyết áp), bệnh tim và đái tháo đường.
Một số thuốc có thể làm tăng nồng độ cholesterol máu là: Thuốc an thần kinh, thuốc chẹn bêta giao cảm, steroid gây tăng chuyển hóa (anabolic steroid), disulfiram, lanzoprazol, levodopa, lithium, thuốc ngừa thai uống, pergolid, phenobarbital, phenytoin, Sulfonamid, testosteron, thuốc lợi tiểu nhóm thiazid, ticlopidin, venlafaxin, vitamin D và adrenalin
Một số thuốc có thể làm giảm nồng độ cholesterol máu là: Thuốc ức chế men chuyến angiotensin, allopurinol, androgen, thuốc làm giảmcholesterol máu, erythromycin, estrogen, filgrastim, levothyroxin, metformin, phenytoin, prazosin, tomoxifen, terazosin.
Vì vậy nếu cần cho bệnh nhân ngừng dùng thuốc 24h trước khi lấy máu.
Vì vậy nếu cần cho bệnh nhân ngừng dùng thuốc 24h trước khi lấy máu.
Các yếu tố ảnh hưởng đến xét nghiệm HDL-C
HDL-C hay HDL-cholesterol là cholesterol tốt vì nó vận chuyển cholesterol từ máu tới gan để dị hóa từ đó làm giảm nồng độ cholesterol. Ngày nay xét nghệm HDL-C được thực hiện trên các hệ thống máy sinh hóa tự động hoặc bán tự động dựa trên nguyên lý phương pháp enzym so màu. Mặc dù phương pháp này rất ổn định và chính xác nhưng cũng có một số yếu tố gây sai lệc kết quả:
Sử dụng chống đông EDTA có thể làm giảm kết quả, vì vậy không sử dụng chống đông này để xét nghiệm HDL-C.
Nồng độ HDL-C quá ngưỡng đo của máy (tùy vào từng loại máy, thường ngưỡng đo tới khoảng 3,12 mmol/L) khi đó ta cần pha loãng bệnh phẩm về trong dải đo để đảm bảo độ chính xác.
Thiết bị không được kiểm tra chất lượng (QC) thường xuyên hoặc kết quả QC không đạt.
Hóa chất không đảm bảo hoặc hết hạn sử dụng.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như:
Nồng độ HDL-C sẽ tăng lên khi sử dụng vừa phải rượu, estrogen và insulin.
Nồng độ HDL cholesterol sẽ giảm đi ở người bị bỏ đói, bị stress hoặc bệnh lý cấp tính, hút thuốc lá, béo phì và lười hoạt động thể lực, sử dụng một số loại thuốc (như: steroid, lợi tiểu thiazid, thuốc chẹn bêta giao cảm), tăng triglycerid máu (> 19,2 mmol/L) và tăng nồng độ globulin miễn dịch huyết thanh. Do vậy tốt nhất bệnh nhân cần nhịn ăn trước khi lấy máu. Khi huyết thanh đục (triglycerid cao) cần pha loãng bệnh phẩm để do lại.
Các yếu tố ảnh hưởng đến xét nghiệm LDL-C
LDL-C được coi là một cholesterol xấu vì nó vận chuyển cholesterol từ gan tới các mô, tổ chức do vậy nó là nguy cơ gây lắng đọng cholesterol tại thành mạch gây nên vữa xơ động mạch.
Xét nghệm LDL-C được thực hiện trên các hệ thống máy sinh hóa tự động hoặc bán tự động dựa trên nguyên lý phương pháp enzym so màu. Mặc dù phương pháp này rất ổn định và chính xác nhưng cũng có một số yếu tố gây sai lệch kết quả:
Sử dụng chống đông EDTA có thể làm giảm kết quả, vì vậy không sử dụng chống đông này để xét nghiệm LDL-C.
Nồng độ LDL-C quá ngưỡng đo của máy (tùy vào từng loại máy, thường ngưỡng đo tới khoảng 14,2 mmol/L) khi đó ta cần pha loãng bệnh phẩm về trong dải đo để đảm bảo độ chính xác.
Thiết bị không được kiểm tra chất lượng (QC) thường xuyên hoặc kết quả QC không đạt.
Hóa chất không đảm bảo hoặc hết hạn sử dụng.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như:
Nồng độ LDL-C có thể tăng cao do sử dụng chế độ ăn chứa nhiều mỡ bão hòa và cholesterol, khi có thai hoặc dùng steroid.
Nồng độ LDL cholesterol có thể bị giảm đi khi bệnh nhân có tình trạng stress cấp, bị bệnh lý cấp tính gần đây và dùng estrogen.
Các yếu tố ảnh hưởng đến xét nghiệm Triglycerid
Triglycerid là một loại mỡ. Nó được tổng hợp từ acid béo, protein và glucose tại gan. Đây là nguồn cung cấp năng lượng chính của cơ thể. Xét nghiệm triglyceid để đánh giá cân bằng giữa lượng lipid cung cấp từ thức ăn và chuyển hóa lipid trong cơ thể. Khi nồng độ triglycerid tăng đồng nghĩa với việc tăng nguy cơ bệnh tim mạch và vữa xơ động mạch. Tryglycerid được định lượng theo phương pháp enzym so màu. Có một số yếu tố ảnh hưởng đến kết qảu xét nghiệm triglycerid mà ta cần lưu ý như sau:
Phụ nữ có thai sẽ tăng nồng độ triglycerid máu.
Lấy máu khi bệnh nhân đã ăn làm tăng triglycerid vì vậy cần yêu cầu bệnh nhân nhịn ăn 12 giờ trước khi lấy máu xét nghiệm đồng thời không được uống rượu trong vòng 24 giờ trước đó vì rượu cũng sẽ làm tăng triglycerid.
Tình trạng thay đổi nồng độ theo nhịp ngày đêm khiến nồng độ triglycerid trở nên thấp nhất vào buổi sáng và cao nhất quanh buổi trưa do vậy tốt nhất lấy máu vào buổi sáng.
Huyết tương (huyết thanh) đục do nồng độ triglycerid quá cao. Khi đó kết qủa sẽ vượt quá ngưỡng đo của máy, lúc này ta cần pha loãng bệnh phẩm để chạy lại.
Thiết bị không được kiểm tra chất lượng (QC) thường xuyên hoặc kết quả QC không đạt.
Hóa chất không đảm bảo hoặc hết hạn sử dụng.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như:
Một số thuốc có thể làm tăng nồng độ triglycerid máu là: Rượu, thuốc chẹn bêta - giao cảm, cholestyramin, corticosteroid, estrogen, thuốc ngừa thai uống, thuốc lợi tiểu thiazid, thuốc ức chế protease để điều trị HIV.
Một số thuốc có thể làm giảm nồng độ triglycerid máu là: Acid ascorbic, asparaginase, colestipol, Clofibrat, dextrothyroxin, metformin, niacin.
Máy đo đường huyết 3 trong 1 Benecheck Plus
Máy đo đường huyết 3 trong 1 Benecheck Plus dùng đo lượng mỡ, lượng đường và axit uric toàn phần trong máu:
Ngày nay, bệnh tiểu đường, mỡ máu cao hay axit uric là những căn bệnh rất phổ biến ở Việt Nam. Nếu không theo dõi thường xuyên và điều trị kịp thời có thể gây biến chứng đột quỵ và ảnh hưởng đến tính mạng. Vì vậy, thay vì phải đến bệnh viện thường xuyên để kiểm tra định kỳ gây mất thời gian, người bệnh cũng có thể sắm cho mình chiếc máy đo đường huyết 3 trong 1 Benecheck Plus để có thể sử dụng tại nhà.
Bộ sản phẩm đầy đủ của máy đo đường huyết 3 trong 1 Benecheck Plus
Máy đo đường huyết 3 trong 1 Benecheck Plus có thể đo lượng mỡ cơ thể (cholesterol), lượng đường và axit uric toàn phần trong máu với 3 loại que thử khác nhau dựa trên công nghệ cảm biến sinh học điện hóa tiên tiến và duy nhất trên thế giới. Bencheck Plus cho kết quả chính xác trong vài giây, kết quả hiển thị rõ trên màn hình LCD giúp người dùng nhìn dễ dàng.
Máy đo đường huyết 3 trong 1 Benecheck Plus có màn hình LCD
Máy đo đường huyết Benecheck Plus có thiết kế rất gọn nhẹ và cách sử dụng đơn giản, mang đến sự tiện lợi và dễ dàng cho việc sử dụng ở nhà, khi đi du lịch hoặc công tác xa.
Máy đo đường huyết 3 trong 1 Benecheck Plus thiết kế rất nhỏ gọn.
3 lọ que thử: que thử Gluco, que thử Acid Uric và que thử Cholesterol
Máy đo đường huyết 3 trong 1 Benecheck Plus bao gồm:
- Máy kiểm tra đa chức năng Benecheck Plus
- Que thử glucose x 10 que (1 lọ)
- Que thử acid uric x 10 que (1 lọ)
- Que thử cholesterol toàn phần x 5 (1 lọ)
- Que code máy (glucose x 1, acid uric x 1, cholesterol x 1)
- Hướng dẫn sử dụng máy
- Pin lithium 3V (CR2032) x 1
- Hộp đựng x 1
- Bút lấy máu x 1
- Kim lấy máu x 25 kim
Cấu tạo máy đo đường huyết 3 trong 1 Benecheck Plus mặt trước
Cấu tạo máy đo đường huyết 3 trong 1 Benecheck Plus mặt sau
Cách sử dụng máy đo đường huyết 3 trong 1 Benecheck Plus:
Mẫu máy thử: Máu mao mạch tươi.
Thử Glucose và Acid Uric:
1. Gắn que thử vào và ngay lập tức đóng nắp lọ que thử để đảm bảo việc bảo quản que thử. Máy sẽ tự động mở lên (hình 1).
Hình 1
2. Số code và loại test sẽ hiện trên màn hình. Kiểm tra số code và loại test giống như số code và loại test được ghi trên lọ que thử (hình 2).
Hình 2
3. Biểu tượng giọt máu sẽ chớp trên màn hình báo rằng máy đã sẵn sàng nhận mẫu máu.
4. Lắc mạnh lọ dung dịch thử trước khi mở nắp. Nhỏ 3 giọt dung dịch thử đầu tiên ra ngoài rồi lau sạch đầu nắp với vải mỏng, sau đó nhỏ một vài giọt dung dịch lên trên một bề mặt sạch sẽ, ví dụ như tấm kính (xem hình 3).
Hình 3
5. Tiếp xúc đầu khe của que thử glucose hoặc acid uric với giọt dung dịch thử cho đến khi máy kêu tiếng “bíp”. Màn hình sẽ thể hiện việc đếm ngược từ 10 giây đối với que thử glucose và 15 giây đối với que thử acid uric (hình 4).
Hình 4
6. Sau khi đếm ngược, màn hình sẽ hiện ra kết quả thử dung dịch. So sánh kết quả với giới hạn ghi trên vỏ hộp que thử (xem hình 5 - 6).
Hình 5 và hình 6
Thử cholesterol toàn phần:
1. Theo giống trình tự 1 - 3 như mô tả của Glucose và Acid Uric.
2. Nhỏ 1 giọt dung dịch thử vào vùng nhận mẫu máu của que thử cholesterol.
3. Sau tiếng “bíp” màn hình sẽ bắt đầu đếm ngược từ 40 giây.
4. Sau khi đếm ngược, màn hình sẽ thể hiện kết quả thử dung dịch. So sánh với giới hạn được ghi trên hộp đựng que thử.
Bút lấy máu đi kèm với máy đo đường huyết 3 trong 1 Benecheck Plus
Máy đo đường huyết 3 trong 1 Benecheck Plus có túi đựng giúp cất giữ máy gọn gàng hơn.
Lưu ý khi sử dụng máy đo đường huyết 3 trong 1 Benecheck Plus:
- Vui lòng đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và chỉ dẫn test dung dịch thử trước khi sử dụng.
- Không sử dụng lại que thử và đóng nắp lọ đựng que thử thật chặt sau khi sử dụng.
- Phải bỏ 3 giọt dung dịch thử đầu tiên và lọ dung dịch phải được lắc đều khi lần đầu tiên mở ra. Lọ dung dịch và lọ que thử lần đầu tiên mở ra phải đánh dấu ngày tháng mở.
- Không sử dụng máy khi chưa thực hiện bất kỳ test nào hoặc khi bạn chưa có kết quả test dung dịch thử nằm trong giới hạn ghi trên lọ que thử. Nếu kết quả test dung dịch nằm ngoài khoảng giới hạn, vui lòng thử lại.
Thông số sản phẩm: Máy đo đường huyết 3 trong 1 Benecheck Plus
- Chất liệu vỏ máyNhựa cao cấp
- Màn hình hiển thịLCD
- Kích thước86mm x 57mm x 17mm
- Bộ nhớ360 kết quả đo
- Thời gian đoAcid Uric (15 giây); Cholesterol (40 giây - 1 phút); Glucose (10 giây)
- Loại PinPin lithium 3V (CR2032)
- Trọng lượng48g
- Thương hiệuĐài Loan
- Sản xuất tạiĐài Loan
- Bảo hành5 năm
Đặc điểm nổi trội của sản phẩm:
- Máy cho các kết quả chính xác, nhanh chóng và rất đáng tin cậy.- Các biểu tượng thông tin được thiết kế rõ ràng, dễ hiểu cho người dùng.
- Kết quả hiện thị rõ với màn hình LCD.
- Phát âm thanh tiếng “bíp” khi máy hoạt động và cảnh báo lỗi.
- Thiết kế nhỏ gọn, tiện dụng và không gây đau, cho phép người dùng kiểm tra sức khỏe tại nhà
- Máy tự động lưu trữ với bộ nhớ 360 bao gồm cả glucose trong máu, cholesterol và acid uric toàn phần.
- Tự động tính kết quả trung bình cho 7, 14, 21, 28 ngày
- Chức năng cài đặt thời gian và lựa chọn chuyển đổi giữa 2 đơn vị đo “mg/dL và “mmol/L”
- Chỉ mẫu máu nhỏ 1-1.5 µl (glucose và acid uric), 10 µl (cholesterol toàn phần)
- Chỉ dùng 1 pin 3V CR2032
- Que thử tự hút máu, tự báo lỗi khi lượng máu không đủ
- Tự dò code
- Tự động tắt sau 3 phút không sử dụng.
No comments:
Post a Comment