LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Thursday, January 11, 2018

Trị liệu bằng tia laser


Ánh sáng laser là một loại ánh sáng rất đặc biệt. Không giống như các nguồn sáng khác, ánh sáng laser có thể được điều chỉnh bằng các bước sóng rất cụ thể. Việc này cho phép ánh sáng có thể tập trung thành những chùm sáng mạnh. Ánh sáng laser mạnh đến nỗi có thể được sử dụng để tạo hình kim cương hoặc cắt thép.

Trong y học, tia laser cho phép các bác sỹ phẫu thuật làm việc một cách vô cùng chính xác. Tia laser có thể tập trung vào một vùng rất nhỏ và rất ít khi gây ra tổn thương cho các mô xung quanh. Những bệnh nhân được điều trị laser có thể ít bị đau, ít bị sưng và sẹo hơn các bệnh nhân sử dụng các phương pháp phẫu thuật truyền thống khác. Tuy nhiên, điều trị bằng tia laser rất tốn kém, và có thể phải điều trị nhiều lần.

Trị liệu bằng tia laser được dùng để làm gì?

Trị liệu bằng tia laser được dùng trong rất nhiều loại thủ thuật. Tia laser được dùng để:

  • Tiêu diệt các khối u, polyp hoặc các sự phát triển tiền ung thư
  • Giảm các triệu chứng ung thư
  • Loại bỏ sỏi thận
  • Loại bỏ một phần tuyến tiền liệt
  • Điều trị bong võng mạc
  • Cải thiện thị lực

Tia laser còn có thể dùng để đốt:

  • Các đầu dây thần kinh, để giảm đau sau khi phẫu thuật
  • Các mạch máu, để ngăn chặn mất máu quá nhiều
  • Các mạch bạch huyết, để làm giảm sưng và hạn chế sự lây lan của các tế bào khối u

Theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, tia laser có thể rất hữu hiệu trong việc điều trị ung thư giai đoạn sớm, ví dụ như:

  • Ung thư cổ tử cung
  • Ung thư dương vật
  • Ung thư âm đạo
  • Ung thư âm hộ
  • Ung thư tế bào đáy của da
Khi sử dụng để điều trị ung thư, trị liệu bằng tia laser thường được áp dụng với các biện pháp điều trị khác, ví dụ như phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị.
Trị liệu bằng tia laser có thể được dùng trong thẩm mỹ để:

  • Loại bỏ mụn, nốt ruồi, vết bớt hoặc các vết cháy nắng
  • Triệt lông
  • Làm giảm nếp nhăn, sẹo
  • Xóa hình xăm
Kỹ thuật sử dụng tia laser rất khác nhau, phụ thuộc vào từng thủ thuật cụ thể được tiến hành.

Ví dụ, nếu tia laser được dùng để điều trị một khối u, một ống nội soi mềm có thể sẽ được sử dụng để định hướng cho tia laser. Ống nội soi là một ống mảnh, nhẹ được dùng để soi các mô bên trong cơ thể. Ống nội soi được đưa vào cơ thể thông qua các lỗ tự nhiên của cơ thể, ví dụ như miệng, mũi. Các bác sỹ phẫu thuật sau đó sẽ định hướng cho tia laser và loại bỏ hoặc phá hủy các khối u.

Ngược lại, trong thẩm mỹ, tia laser thường được áp dụng trực tiếp lên da.

Các loại tia laser khác nhau được dùng cho nhiều thủ thuật khác nhau:

  • Tia laser CO2: được dùng để tạo ra các vết cắt nông và thường được sử dụng để điều trị các loại ung thư bề mặt, ví dụ như ung thư da.
  • Tia laser argon: cũng để tạo ra các vết cắt nông. Loại tia laser này thường được dùng để kích hoạt các loại thuốc nhạy quang khi điều trị quang động. Loại điều trị ung thư này thường kết hợp với ánh sáng với hóa trị để tiêu diệt được nhiều tế bào ung thư hơn.

Nguy cơ khi điều trị bằng tia laser

Điều trị bằng tia laser cũng có một số nguy cơ nhất định. Khi dùng tia laser trên da, có thể gây ra các vấn đề sau:

  • Làm kích hoạt virus herpes (virus gây loét miệng và cơ quan sinh dục)
  • Chảy máu
  • Nhiễm trùng
  • Đau
  • Sẹo
  • Đổi màu vùng da bị tác động.

Ngoài ra, điều trị bằng tia laser còn có một số nhược điểm khác:

  • Ảnh hưởng do tia laser tạo ra có thể không phải vĩnh viễn. Bạn có thể cần phải điều trị nhiều lần với chi phí cao.
  • Một số phương pháp phẫu thuật laser chỉ được tiến hành khi bệnh nhân đã được gây mê. Gây mê đi kèm với rất nhiều nguy cơ khác.
  • Điều trị bằng laser thường rất tốn kém. Phương pháp điều trị này có thể không thích hợp với một số bệnh nhân.

Lợi ích của điều trị tia laser

Có rất nhiều lợi ích của việc trị liệu bằng tia laser, phổ biến là:

  • Tia laser chính xác hơn so với các cách phẫu thuật truyền thống. Vết cắt cũng có thể sẽ ngắn và nông hơn, do vậy, ít gây tổn thương đến các mô hơn.
  • Thời gian phẫu thuật thường cũng sẽ ngắn hơn so với các cách phẫu thuật truyền thống. Bệnh nhân cũng thường chỉ cần điều trị ngoại trú và không cần phải ở qua đêm trong bệnh viện. Nếu cần phải gây mê, thời gian dùng thuốc mê cũng sẽ ngắn hơn.
  • Bệnh nhân thường hồi phục nhanh hơn, ít đau đớn, ít sưng và ít để lại sẹo hơn so với các phương pháp phẫu thuật truyền thống.



Phương pháp Laser nội tĩnh mạch

Laser nội tĩnh mạch có đặc điểm là chỉ kích thích và đặt nguồn phát ở một vị trí nhưng hiệu ứng đi khắp cơ thể vì năng lượng hoạt hóa lan theo dòng máu tác động lên hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu… và dịch thể. Một kim luồn đưa hiệu ứng năng lượng này vào trong lòng mạch máu sẽ làm hồng cầu linh động hơn, vi mạch máu giãn ra nhanh hơn gấp 2 lần thuốc thông thường, tạo điều kiện phục hồi và khắc phục phần lớn các rối loạn. Hệ thống enzyme được kích hoạt cải thiện trao đổi chất, tăng cường miễn dịch, chu trình hô hấp của tế bào được thúc đẩy tạo điều kiện cho mỗi tế bào trong cơ thể hoạt động một cách hữu hiệu nhất, tự đề kháng lại với tác nhân bệnh lý từ ngoài xâm nhập hoặc chính từ bên trong cơ thể tạo nên, ngăn cản phần lớn các gốc tự do là nguyên nhân phá hủy màng sinh học tế bào.
 
Năm 2003 hội Laser y học Bình Dương phối hợp cùng Khoa Khoa học ứng dụng, đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh đào tạo lớp bồi dưỡng Quang châm khóa 23/2003, Hội đã phát hành chuyên đề Laser nội tĩnh mạch, tập hợp bài viết của các tác giả: TS.BS Trần Công Duyệt với danh mục 70 chỉ định trong điều trị Laser nội mạch; TS Trần Ngọc Liêm, KS Lưu Bá Thắng với bài ứng dụng Laser nội mạch trong lâm sàng bệnh tim; TS Hà Viết Hiền với bài Laser nội mạch điều trị bệnh Parkinson. Đây chính là nguồn tư liệu quý cho việc đào tạo kỹ thuật viên sử dụng thiết bị Laser nội mạch trong nước.
 
Tác dụng hệ thống cuả Laser nội mạch gồm: kích thích hệ miễn dịch; hoạt hóa hệ thống cung cấp máu; phục hồi nhanh chức năng một số bệnh nội khoa; kích thích hệ men trong cơ chế điều trị Laser nội mach; tác động hiệu quả lên hệ thần kinh trung ương. Cơ sở khoa học của phương pháp là:
 
1. Chống viêm theo sơ đồ cơ chế của A.A.Prokhoncnukov.
 
2. Giảm độ kết dính tiểu cầu và độ ngưng kết hồng cầu. Giảm cholesterol, fibrinogen, chỉ số vữa xơ trong máu. Tối ưu hóa phổ lipid máu, hoạt hóa tiêu sợi huyết, tăng heparin nội sinh.
 
3. Dãn vi mạch, tăng số lượng vi mạch và tính đàn hồi của nó, tăng vi tuần hoàn, cải thiện tính chất lưu biến của máu, huyết động trung tâm và ngoại vi.
 
4. Tác động đến cấu trúc màng và tính thấm màng, sự chuyển hóa và điều hòa của tế bào, tới tổng hợp năng lượng ATP ở ty thể, dẫn tới việc tái sinh, phục hồi các mô và tổ chức liên kết một cách hiệu quả, làm tốt lên các kênh bơm ion qua màng.
 
5. Kích thích và điều chỉnh các yếu tố miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu. Ở bệnh nhân thiếu máu cơ tim có sự giảm xuống rõ bước đầu hàm lượng lymphocyte T trong máu ngoại vi. Lymphocyt T sẽ được hồi phục sau liệu trình Laser He - Ne nội mạch.
 
6. Tăng khả năng dung nạp oxy của hồng cầu và khả năng dung nạp oxy của mô, tăng khả năng vận chuyển oxy của máu.
 
7. Hoạt hóa các enzyme kháng oxy hóa. Các enzyme như Superoxyde dismutase, Catalase đảm nhận hoạt tính kháng oxy hóa (antioxidant) và các enzyme này lại được Laser He-Ne tac động hoạt hóa. Hơn nữa chúng còn được coi như là những thụ thể sơ cấp của bức xạ Laser. Sau liệu pháp Laser nội mạch hàm lượng Alphatocopherol tăng lên. Giảm hoạt độ của các enzyme đặc hiệu như: CPK, CPK-MB.
 
8. Chống loạn nhịp và điều hòa huyết áp do tác động tới cấu trúc hydrat làm tăng cường hoạt tính các ion quan trọng trong sự hình thành và dẫn truyền điện thế hoạt động, đưa tới khả năng điều hòa thần kinh tim và sức co bóp của cơ tim. Vì vậy nó có tác dụng chống loạn nhịp, chống rung tim.
 
Hiệu ứng kích thích sinh học của Laser He- Ne còn thể hiện với tác dụng giảm đau, giải dị ứng cục bộ và toàn thân, chống nhiễm trùng, phục hồi các tổn thương loét do dinh dưỡng v.v….
 
Laser nội tĩnh mạch có đặc điểm là chỉ kích thích và đặt nguồn phát ở một vị trí nhưng hiệu ứng đi khắp cơ thể vì năng lượng hoạt hóa lan theo dòng máu tác động lên hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu… và dịch thể. Một kim luồn đưa hiệu ứng năng lượng này vào trong lòng mạch máu sẽ làm hồng cầu linh động hơn, vi mạch máu giãn ra nhanh hơn gấp 2 lần thuốc thông thường, tạo điều kiện phục hồi và khắc phục phần lớn các rối loạn. Hệ thống enzyme được kích hoạt cải thiện trao đổi chất, tăng cường miễn dịch, chu trình hô hấp của tế bào được thúc đẩy tạo điều kiện cho mỗi tế bào trong cơ thể hoạt động một cách hữu hiệu nhất, tự đề kháng lại với tác nhân bệnh lý từ ngoài xâm nhập hoặc chính từ bên trong cơ thể tạo nên, ngăn cản phần lớn các gốc tự do là nguyên nhân phá hủy màng sinh học tế bào.
 
Phòng thí nghiệm công nghệ Laser, Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh, sản xuất thiết bị Laser bán dẫn nội tĩnh mạch với đầu Laser bán dẫn làm việc ở bước sóng 650 nm, công suất từ 0-5 mW, tần số thay đổi từ 5- 100Hz. Thiết bị này được ứng dụng trong điều trị tại Bệnh viện Điều dưỡng- Phục hồi chức năng (ĐD-PHCN) tỉnh Khánh Hòa từ năm 2004. Đến năm 2007, Bệnh viện ĐD-PHCN đã thực hiện đề tài: “Nhận xét lợi ích lâm sàng của Laser bán dẫn công suất thấp nội tĩnh mạch trong phục hồi chức năng bệnh nhân tai biến mạch máu não”.  Đề tài thực hiện với 84 bệnh nhân. Kết quả cho thấy, những bệnh nhân được áp dụng kỹ thuật này có mức độ phục hồi sức cơ, tâm trí nhanh hơn, tính độc lập về chức năng được cải thiện nhiều hơn, việc phục hồi các hoạt động cơ bản trong cuộc sống hàng ngày cũng tốt hơn so với bệnh nhân không áp dụng kỹ thuật này. Tại hội nghị tim mạch khu vực miền Trung mở rộng năm 2007, đề tài đã được các đại biểu đánh giá cao và đã được chọn đăng trong tạp chí tim mạch toàn quốc.
 
Tại khoa ngoại lồng ngực - mạch máu của Bệnh viện nhân dân 115 từ tháng 8/2011 đến tháng 5/2013 đã điều trị cho 60 bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới. Trong số bệnh nhân được điều trị có đến 58 bệnh nhân (96%) giảm hẳn triệu chứng lâm sàng, 9 bệnh nhân (15%) có dấu hiệu căng đau sau một tuần, không trường hợp nào bị biến chứng.
 
Phương pháp Laser nội mạch tạo sự bùng nổ cho các thầy ứng dụng Laser bán dẫn công suất thấp. Từ ứng dụng trong phạm vi đông y nay chuyển sang thực hiện trong ngành điều dưỡng, điều trị nội khoa, đặc biệt cải thiện hoạt động trong hệ thống tuần hoàn và hỗ trợ phục hồi chức năng hoạt động của não. Bước chuyển biến này đã thu hút đội ngũ bác sỹ nội khoa, tim mạch, phục hồi chức năng và điều dưỡng vào cuộc. Chính giai đoạn này đã thay đổi cơ bản về đội ngũ ứng dụng Laser y học từ tuyến cơ sở, hướng đến cộng đồng chuyển sang các chuyên khoa và tập trung ở tuyến sau nhằm hỗ trợ tích cực cho cơ sở.
 
Qua 20 năm hoạt động từ những thành tựu của Khoa học về công nghệ Laser học đã tác động lớn đến đội ngũ những thầy thuốc tâm huyết trong nghề nghiệp. Giai đoạn mười năm đầu (1993-2003) với lý thuyết sử dụng kinh- huyệt trong Đông y và điều trị chống viêm, giảm đau đã tạo ra mạng lưới chăm sóc sức khỏe tại cơ sở tuyến xã, phường. Giai đoạn mười năm sau (2003- 2013) với thành tựu của phương pháp đầu châm và Laser nội tĩnh mạch đưa đến yêu cầu hình thành đội ngũ chuyên khoa, với trang thiết bị chuyên sâu đòi hỏi cơ sở điều trị tương ứng với tuyến phòng khám khu vực, bệnh viện tuyến huyện, thị xã. Do đó tiếp theo chương trình đào tạo Kỹ thuật viên của 20 năm qua, đã đến lúc đào tạo nâng cấp thành đội ngũ chuyên viên phù hợp với yêu cầu chuyên môn.
 




Khoa Y học cổ truyền ứng dụng Laser nội mạch – phương pháp điều trị Đông y hiện đại, hiệu quả

Laser nội tĩnh mạch có đặc điểm là chỉ kích thích và đặt nguồn phát ở một vị trí nhưng hiệu ứng đi khắp cơ thể vì năng lượng hoạt hóa lan theo dòng máu tác động lên tất cả các thành phần hữu hình (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu…) và dịch thể, Chỉ cần sử dụng thủ thuật chọc kim đơn giản như truyền dịch và thay vì truyền nước, người ta truyền những chùm tia laser vào mạch máu. Tia laser tác dụng trực tiếp lên các tế bào máu trong vòng 30 phút là xong một lần điều trị. Tác dụng của laser nội mạch là thay đổi các đặc tính sinh hóa của máu: hiệu chỉnh miễn dịch tế bào và dịch thể; tăng hoạt tính thực bào của bạch cầu; tăng sức đề kháng không đặc hiệu của cơ thể; cải thiện tính chất lưu biến của máu và hệ vi tuần hoàn (giãn vi mạch, tăng heparin nội sinh, chống kết vón hồng cầu và tiểu cầu, kích thích hoạt động chức năng hồng cầu, tăng vận chuyển oxy của máu, giảm áp lực riêng phần CO2, cải thiện hoạt động chức năng thành mạch…); bình thường hóa các quá trình trao đổi chất và kích thích hệ thống sửa chữa các chất do tế bào tổn thương phóng ra; đào thải nhanh các chất chuyển hóa trung gian, giải dị ứng cục bộ và toàn thân; tăng khả năng kháng viêm, giảm đau và chống nhiễm trùng.
Laser nội mạch là phương pháp ít tốn kém, hầu như không có tác dụng phụ, nhưng hiệu quả lại cao trong điều trị và dự phòng biến chứng. Chi phí cho mỗi lần điều trị hiện nay là 75.000 đồng, bao gồm cả kim nhựa luồn tĩnh mạch dùng một lần. Laser nội mạch có thể sử dụng độc lập hoặc kết hợp với các phương pháp khác. Thời gian điều trị tùy theo từng bệnh và chỉ mất khoảng 30 phút mỗi lần chiếu laser mà không phải nhập viện. Điều trị bằng máy laser nội mạch không gây đau đớn và bệnh nhân vẫn có thể làm việc bình thường trong quá trình điều trị bệnh.




Nghiên cứu thiết bị Laser bán dẫn công suất thấp tại Việt Nam

I. Thiết bị quang châm bằng Laser bán dẫn công suất thấp loại 12 kênh
1. Sự ra đời của thiết bị quang châm bằng Laser bán dẫn công suất thấp
Thiết bị quang châm bằng Laser bán dẫn đầu tiên do phòng thí nghiệm công nghệ Laser trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh chế tạo thành công vào năm 1988. Đó là thiết bị quang châm bằng Laser bán dẫn loại 5 đầu châm. Những nghiên cứu cơ bản phục vụ cho việc chế tạo thiết bị quang châm bằng Laser bán dẫn công suất thấp được tiến hành từ năm 1985.
Thiết bị này có nhiều điểm khác biệt với thiết bị châm cứu bằng Laser khí và Laser bán dẫn do các tác giả khác chế tạo. Chính vì vậy, chúng có tên gọi riêng là: “Thiết bị quang châm bằng Laser bán dẫn công suất thấp”, nhằm khắc họa sự khác biệt giữa thiết bị do Việt Nam chế tạo với thiết bị do các nước khác nghiên cứu chế tạo.
Từ năm 1988 đến nay, thiết bị này không ngừng được cải tiến mà còn chế tạo thêm nhiều loại thiết bị quang châm bằng Laser bán dẫn. Mặt khác, cơ sở lý luận của phương pháp điều trị ngày càng hoàn chỉnh hơn, từ đó dần dần hình thành phương pháp điều trị bằng quang châm Laser bán dẫn độc đáo của Việt Nam.
Thiết bị quang châm Laser bán dẫn công suất thấp loại 10 đầu châm với ký hiệu 0A-10-001 là một trong ba sản phẩm của đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ với mã số B96.20.37TĐ và được nghiệm thu vào ngày 08/05/1998, Hội đồng nghiệm thu đánh giá xuất sắc. Thiết bị này được hoàn thiện về quy trình công nghệ chế tạo bằng Dự án sản xuất thử - thử nghiệm cấp Bộ. Dự án này được nghiệm thu ngày 29/01/1999. Hội đồng nghiệm thu đánh giá xuất sắc.
2. Đặc điểm riêng của thiết bị quang châm bằng Laser bán dẫn công suất thấp
Thiết bị quang châm bằng Laser bán dẫn công suất thấp do do phòng thí nghiệm công nghệ Laser trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh chế tạo, có những điểm đặc trưng riêng của mình. Điều này được thể hiện qua các điểm chính sau đây.
2.1 Nguyên tắc làm việc của thiết bị quang châm bằng Laser bán dẫn công suất thấp dựa trên các nguyên lý cơ bản của châm cứu cổ truyền phương Đông
Điều này được thể hiện qua:
a. Quang châm bằng Laser bán dẫn được thực hiện trên cơ sở lý thuyết
Kinh – Lạc – Huyệt.
Điều trị theo phương pháp quang châm bằng Laser bán dẫn công suất thấp giống với phương pháp châm cổ truyền phương Đông ở chổ lấy huyệt vị làm vị trí cơ bản để tác động lên cơ thể, đông thời vận dụng triệt để những quy luật của châm cứu trong việc chọn huyệt và phối hợp huyệt để điều trị.
Trong quang châm bằng Laser bán dẫn công suất thấp, cùng một lúc tác động đồng thời lên 10 huyệt khác nhau để thực hiện điều trị.
b. Phối hợp huyệt trong điều trị:
Phương pháp quang châm bằng Laser bán dẫn tận dụng triệt để và hoàn hảo quy luật chọn huyệt và phối hợp huyệt trong châm cứu cổ truyền trên hai mặt:
- Không gian: Tác động cùng một lúc nhiều huyệt ở các vị trí khác nhau trên cơ thể người để cùng làm một nhiệm vụ là điều trị cho một chứng hay một bệnh cụ thể nào đó.
- Thời gian: Sự tác động nêu trên được tiến hành cùng một lúc hoặc theo một thời hiệu thích hợp cho mỗi huyệt vị nào đó, để tạo ra sự cộng hưởng tối ưu trong điều trị.
Để thấy rõ hai điều vừa nêu trên ví dụ sau đây để minh họa:
Trong điều trị phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân di chứng sau tai biến mạch máu não, chúng tôi sử dụng thiết bị quang châm – quang trị liệu bằng Laser bán dẫn loại 12 kênh. Phần điều trị của thiết bị này gồm:
- 02 kênh quang trị liệu bằng Laser bán dẫn, công cụ điều trị bằng hiệu ứng hai bước sóng đồng thời.
- 10 kênh quang châm bằng Laser bán dẫn, 10 kênh này hoàn toàn giống nhau, nhưng độc lập với nhau về điều tiết tần số F và công suất L.
Khi thực hiện điều trị được tiến hành như sau:
Sử dụng hai kênh quang trị liệu tác động trực tiếp lên vùng  vận  động theo phương thức đầu châm của châm cứu cổ truyền phương Đông. Đồng thời sử dụng 10 kênh quang châm bằng Laser bán dẫn kích thích các huyệt kinh điển trong châm cứu cổ truyền ở tay và chân phía bị liệt. Hai quá trình trên được tiến hành cùng một lúc.
Rõ ràng không có phương thức châm cứu nào đạt được sự phối hợp hoàn hảo như quang châm bằng Laser bán dẫn công suất thấp vừa nêu trên. Đây là một đặc điểm hết sức quan trọng của quang châm bằng Laser bán dẫn. Điều này không thể hiện được trong châm cứu bằng thiết bị Laser khác.
c. Phối hợp các thủ pháp châm:
Phương pháp châm bằng Laser bán dẫn thực hiện các phép châm như: bổ, tả, bình bổ, bình tả …một cách hoàn hảo nhất thông qua các thông số:
- Tần số điều biến chùm tia.
- Công suất phát xạ chùm tia.
- Thời gian điều trị của từng kênh điều trị, các kênh điều trị hoàn toàn giống nhau, nhưng độc lập với nhau.
Sự thay đổi các thông số nêu trên được tiến hành theo hai phương thức:
- Điều khiển bằng tay: Hiện nay phương thức điều khiển này là phổ biến, song sự điều khiển rất đơn giản chỉ cần thay đổi tần số điều biến và công suất phát xạ bằng cách điều chỉnh hai núm trên mặt máy cho mỗi kênh.
- Điều khiển bằng phần mềm với sự trợ giúp của máy vi tính. Phương thức điều khiển này vô cùng linh hoạt. Nó hoàn toàn chống lại sự trơ của cơ thể để chống lại sự kích thích từ bên ngoài.
Từ những điều trình bày trên đây cho thấy, việc thực hiện các thủ pháp châm trong quang châm bằng Laser bán dẫn đạt ở trình độ cao, mà các phương pháp châm khác không thể nào đạt được.
d. Khái niệm về đắc khí    trong quang châm bằng Laser bán dẫn:
Trong quang châm bằng Laser bán dẫn khái niệm về đắc khí được hiểu với hai nội dung chính dưới đây:
- Nội dung thứ nhất: Khi thực hiện điều trị bằng quang châm Laser bán dẫn, chùm tia laser bán dẫn hoàn toàn bao trùm lên huyệt cần châm. Điều này dễ nhận thấy, khi chúng ta xem hình chỉ dẫn đường đi của chùm tia Laser bán dẫn tác động lên huyệt. (hình 1)
 
Từ hình 1, chúng ta có thể chọn được góc phát xạ của Laser bán dẫn, để chùm tia của nó bao trùm hoàn toàn huyệt cần châm.
- Nội dung thứ hai: Về mặt sinh lý, tất cả các tế bào đều thực hiện hoạt động tổng hợp phân tử, vận chuyển tích cực vật chất qua màng tế bào, chuyển động vật lý do sự co cơ của tế bào, hay hoạt động điện hóa và để thực hiện tất cả các  công  việc  trên,  tế  bào  cần  được cung cấp năng lượng thông  qua  ATP (Andenosine Triphosphate) là phân tử cung cấp năng lượng cho hầu như mọi phản ứng sinh hóa trong tế bào. Do đó, nếu tính toán được hàm lượng phân tử ATP tổng hợp được khi chiếu tia Laser lên mô mà tại đó có huyệt cần châm, có thể lý giải được tính “đắc khí” trong quang châm bằng Laser bán dẫn. Mặt khác kết quả tính toán cho thấy: hàm lượng phân tử ATP do bước sóng 940 nm tổng hợp lớn hơn nhiều lần so với bước sóng 630 nm. Điều này là cơ sở cho sự khác biệt quan trọng về “đắc khí” giữa quang châm bằng Laser bán dẫn làm việc ở bước sóng 940 nm với thiết bị Laser khác và hoàn hảo hơn cách châm cứu cổ truyền phương Đông.
Những điểm trình bày ở các phần a, b, c và d chính là những điểm tương đồng giữa những phương pháp quang châm bằng Laser bán dẫn với phương pháp châm cứu cổ truyền phương Đông. Đồng thời cũng là sự khác biệt cơ bản giữa quang châm bằng Laser bán dẫn phòng thí nghiệm “công nghệ Laser” đề xướng, so với phương pháp châm cứu bằng Laser của các tác giả khác.
2.2. Quang châm bằng Laser bán dẫn đồng thời dựa trên hiệu ứng kích thích sinh học:
Hiệu ứng kích thích sinh học xảy ra khi chùm tia Laser có công suất thấp tác động lên huyệt với mật độ công suất trong khoảng (10-4- 100)W/cm2 với thời gian chiếu từ 10 giây đến hàng chục phút. Hiệu ứng kích thích sinh học này thông qua hàng loạt phản ứng quang hóa và quang sinh. Từ đấy mang lại hàng loạt đáp ứng mà y học thế giới đã khẳng định. Đây chính là ưu việt cơ bản của châm cứu bằng Laser nói chung và của quang châm bằng Laser bán dẫn nói riêng so với châm cứu cổ truyền phương Đông. Ở đây xin nhấn mạnh khi thực hiện bằng Laser bán dẫn, hai quá trình:
- Tác dụng điều trị của huyệt.
- Hiệu ứng kích thích sinh học.
Xảy ra đồng thời. Đây cũng chính là ưu thế của quang châm bằng Laser bán dẫn.
2.3. Kim quang học trong quang châm bằng Laser bán dẫn công suất
Để chọn bước sóng của Laser bán dẫn sử dụng như kim quang học để hiện quang châm, phòng thí nghiệm công nghệ Laser đã dày công nghiên cứu.
Việc nghiên cứu được tiến hành như sau: Tiến hành mô phỏng sự lan truyền chùm tia Laser làm việc ở các bước sóng khác nhau với công suất thấp bằng phương pháp Monte-Carlo đối với da và một số loại mô. Trên cơ sở kết quả mô phỏng, chọn bước sóng thích hợp làm kim quang học để thực hiện quang châm bằng Laser bán dẫn.
Trên cơ sở ấy, tiến hành khảo sát bằng thực nghiệm.
Từ những kết quả nghiên cứu trên đây, phòng thí nghiệm công nghệ Laser đã chọn Laser bán dẫn từ GaAs làm việc ở bước sóng hồng ngoại 940 nm làm kim quang học để thực hiện quang châm.
Bước sóng 940 nm không những có độ xuyên sâu vào cơ thể tốt nhất, mà còn phụ thuộc không đáng kể vào sắc tố da. Do đó khi sử dụng bước sóng 940 nm làm kim quang học, để thực hiện tốt các vấn đề chính sau đây:
- Đáp ứng các độ nông sâu khác nhau của huyệt trên thân người.
- Thực hiện điều trị có kết quả tốt đối với bệnh nhân có sắc tố da khác nhau. Có khả năng điều biến trong, nên việc thực hiện châm bổ, châm tả, … dễ dàng. Mặt khác làm cho thiết bị gọn và nhẹ.
Cấu trúc Laser bán dẫn loại phun thích hợp cho việc chế tạo thiết bị có nhiều đầu quang châm.
II. Thiết bị quang trị liệu
1. Sự ra đời của thiết bị quang trị liệu bằng Laser bán dẫn công suất thấp
Trong châm cứu truyền thống, khi điều trị các chứng đau nhức, người ta thường sử dụng huyệt phát sinh tại vị trí bị tổn thương, còn gọi là A thị huyệt. Điều trị theo phương thức này, tuy đơn giản nhưng trong nhiều trường hợp mang lại hiệu quả rất cao. Theo mô tả Đông y, A thị huyệt là vùng da thường có kích thích lớn hơn các huyệt cơ bản khác. Do đó, để điều trị theo kích thích nói trên bằng Laser bán dẫn cần phải có thiết bị với đầu châm được thiết kế đặc biệt với cấu tạo của A thị huyệt.
Ngoài ra, có một số bệnh đặc trưng như: viêm xoang, viêm họng hạt, một số dạng thoái hóa khớp … thường gây nhiều khó khăn dai dẳng trong điều trị bằng Tây y, Laser công suất thấp khi tác dụng lên mô sống, tạo ra hiệu ứng kích thích sinh học. Chính hiệu ứng này là công cụ độc đáo trong chữa trị cho các bệnh kể trên.
Cũng chính vì những lý do nêu trên, phòng thí nghiệm nghiên cứu chế tạo một loại thiết bị được gọi là: thiết bị quang trị liệu bằng Laser bán dẫn.
Thiết bị quang trị liệu bằng Laser bán dẫn đầu tiên do phòng thí nghiệm “Công nghệ Laser” trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh chế tạo thành công vào năm 1988.
Từ đấy đến nay, loại thiết bị này không ngừng được cải tiến, đồng thời cơ sở lý luận của phương pháp điều trị này ngày càng hoàn chỉnh hơn. Kết quả điều trị lâm sàng của thiết bị rất phong phú và với hiệu quả cao.
Cũng chính vì vậy, tự nó đã hình thành phương pháp điều trị bằng quang trị liệu Laser bán dẫn, một phương pháp độc đáo của Việt Nam.
Thiết bị quang trị liệu bằng Laser bán dẫn công suất thấp loại hai kênh với ký hiệu 0T-001 là sản phẩm của:
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ với mã số B91C.02.05 và được nghiệm thu vào ngày 25/09/1993, Hội đồng nghiệm thu đánh giá xuất sắc.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ với mã số B96.20.37TĐ và được nghiệm thu vào ngày 05/05/1998, Hội đồng nghiệm thu đánh giá xuất sắc.
Thiết bị này được hoàn thiện về quy trình công nghệ chế tạo bằng dự án sản xuất thử - thử nghiệm cấp Bộ. Dự án này được nghiệm thu ngày 29/01/1999.  Hội đồng nghiệm thu đánh giá xuất sắc.
2. Đặc điểm riêng của thiết bị quang trị liệu bằng Laser bán dẫn
Thiết bị quang trị liệu bằng Laser bán dẫn đầu tiên do phòng thí nghiệm “Công nghệ Laser” trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh chế tạo có những đặc tính riêng của mình. Điều này được thực hiện qua các điểm chính sau đây:
2.1. Sử dụng hiệu ứng hai bước sóng đồng thời tác động trực tiếp lên vùng tổn thương
Sử dụng hiệu ứng hai bước sóng đồng thời do:
- Laser bán dẫn làm việc ở bước sóng 940 nm.
- Laser bán dẫn làm việc ở bước sóng 780 nm.
Tạo nên chiếu trực tiếp lên vùng tổn thương nhờ hệ thống quang học làm cho hai chùm tia Laser bán dẫn trộn lẫn vào nhau, tác động đồng thời lên từng điểm của vùng tổn thương, làm cho các đáp ứng sinh học, do hiệu ứng kích thích sinh học mang lại, xảy ra nhanh hơn và mạnh hơn.
2.2. Hai bước sóng 940 nm và 780 nm
Có khả năng xuyên sâu vào cơ thể, nên thiết bị quang trị liệu bằng Laser bán dẫn, không những điều trị được những tổn thương ở bề mặt da mà còn điều trị được các tổn thương ở những độ nông, sâu khác nhau dưới da.
Chính đặc điểm này, mở ra các khả năng thuận lợi cho việc điều trị theo phương pháp quang trị liệu bằng Laser bán dẫn. Đó là khi điều trị những tổn thương ở sâu bên trong cơ thể theo phương pháp quang trị liệu bằng Laser bán dẫn, chỉ cần chiếu trực tiếp lên bề mặt da ở vị trí gần nơi tổn thương nhất. Điều này làm cho kỹ thuật điều trị càng đơn giản hơn và phạm vi điều trị của thiết bị quang trị liệu bằng laser bán dẫn mở rộng đáng kể.
2.3. Với hiệu ứng hai bước sóng đồng thời
Với hiệu ứng hai bước sóng đồng thời, thiết bị quang châm bằng Laser bán dẫn tạo ra khả năng điều trị cho những tổn thương rộng dưới 100 mm2  liền sẹo chắc chắn. Điều này đã được phòng thí nghiệm công nghệ Laser khảo sát thực nghiệm trên hai dạng bệnh:
- Vết thương lâu lành.
- Viêm xoang.
Ở nước ngoài Kriuk A.S đã nghiên cứu khá kỷ về lành vết thương khi điều trị bằng hiệu ứng hai bước sóng.
2.4. Khi tác động hiệu ứng hai bước sóng lên vùng tổn thương sẽ làm gia tăng vi tuần hoàn
Điều này đã được Kriuk A.S khảo sát khá kỷ.
3. Hình thức sử dụng thiết bị quang trị liệu bằng Laser bán dẫn công suất thấp trong điều trị:
Có hai hình thức sử dụng thiết bị quang trị liệu bằng Laser bán dẫn công suất thấp trong điều trị lâm sàng.
Theo Đông y: điều trị trực tiếp lên A thị huyệt hoặc huyệt kinh điển theo châm cứu cổ truyền. Trong trường hợp này, các phép châm bổ, tả, bình bổ, bình tả … được thực hiện bằng cách thay đổi:
- Tần số điều biến.
- Công suất phát xạ của chùm tia hai bước sóng Laser.
- Thời gian điều trị.
Theo Tây y: điều trị trực tiếp các tổn thương theo các vị trí của cơ thể học. thiết bị có thể điều trị các tổn thương ở các độ nông sâu khác nhau so với bề mặt da bằng cách điều chỉnh:
- Công suất phát xạ của chùm tia hai loại Laser.
- Tần số điều biến.
III. Thiết bị Laser Nội tĩnh mạch
Laser nội tĩnh mạch ra đời trong định hướng điều trị một số bệnh về tim mạch. Laser nội tĩnh mạch phát triển sau khi chế tạo thành công sợi quang học mềm.
Hệ Laser bán dẫn nội tĩnh mạch của Phòng Thí nghiệm Công nghệ Laser thuộc trường Đại học Bách khoa TP.HCM ra đời trong bối cảnh đó và trong tương lai nó sẽ phát triển mạnh bởi vì Laser bán dẫn công suất thấp có nhiều ưu điểm là:
- Công suất phát xạ thay đổi từ giá trị nhỏ nhất đến giá trị lớn nhất mà nó đạt được. Điều này cho phép người điều trị chọn được công suất thích hợp cho việc điều trị từng bệnh nhân.
- Có thể thực hiện điều biến tần số chùm tia. Điều này cho phép chọn được tần số thích hợp từng loại bệnh.
- Kích thước của chiếc Laser bán dẫn nhỏ nhất trong hệ thiết bị Laser nội tĩnh mạch.
- Nguồn nuôi cho Laser bán dẫn là điện  thế một chiều thấp.
1. Cơ chế điều trị của Laser nội tĩnh mạch
Gồm các hiệu ứng trực tiếp lên các thành phần tuần hoàn, bao gồm: tim, mạch máu, máu.
Sử dụng Laser nội tĩnh mạch đã điều trị có kết quả tốt với nhiều dạng bệnh về tim như: nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim; nhịp nhanh kịch phát trên thất; rối loạn chức năng thất trái trong cơn đau ngực tiến triển; viêm nội tâm mạc; viêm cơ tim cấp; cơn đau thắt ngực; …
Đối với mạch máu: Mạch máu sẽ thông hơn vì:
- Đường kính lòng mạch sẽ giãn ra.
- Độ xơ vữa động mạch giảm đi đáng kể.
Đối với chất lượng dòng máu:
- Giảm kết dính tiểu cầu.
- Hoạt hóa hệ tiêu sợi huyết.
- Tối ưu hóa phổ lipid máu.
Khi tuần hoàn máu được cải thiện dẫn đến hàng loạt hiệu ứng toàn thân như:
- Điều chỉnh hệ miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu.
- Điều hòa hệ thống nội tiết thần kinh.
- Tăng cường hoạt tính kháng oxy hóa.
- Tăng khả năng kết hợp oxy với hồng cầu, tăng khả năng vận chuyển oxy trong máu.
- Giảm kết dính tiểu cầu, hoạt hóa tiêu sợi huyết.
- Chống rung, chống loạn nhịp, điều chỉnh huyết áp.
2. Thiết bị Laser bán dẫn nội tĩnh mạch
2.1. Đặc tính kỹ thuật
- Laser bán dẫn làm việc ở bước sóng đỏ 670 nm.
- Công suất phát xạ thay đổi từ 0 đến 5 mW.
- Tần số điều biến chùm tia thay đổi từ 5 đến 100 Hz. Ở đây tần số điều biến 50 Hz được chọn làm tần số chuẩn để điều trị.
- Bộ phận định thời phục vụ điều trị gồm 2 phần: Phần cài đặt thời gian điều trị gồm: 5,10,15,20,25,30,35 và 40 phút và phần đếm thời gian điều trị.
- Nguồn điện thế cung cấp cho thiết bị là DC 12V từ Adaptor.
2.2. Cấu trúc bộ phận nối Laser bán dẫn nội tĩnh mạch
Bộ phận đưa chùm tia Laser bán dẫn vào nội mạch có cấu trúc đặc biệt nhằm:
- Đưa toàn bộ chùm Laser bán dẫn vào kim luồn nội mạch.
- Đầu Laser bán dẫn không tiếp xúc trực tiếp với máu từ tĩnh mạch của bệnh nhân.
Nhờ những điều kiện trên đây nên tránh được sự lây lan những căn bệnh hiểm nghèo qua đường máu.
2.3. Chống chỉ định: bệnh ưa chảy máu
2.4. Nhược điểm: Khả năng nhiễm trùng nếu quy trình kỹ thuật không được tuân thủ nghiêm ngặt.
IV Thiết bị Laser quang châm, quang trị liệu 12 kênh
Trong những năm gần đây ở Việt Nam, Tai biến mạch máu não đang có chiều hướng gia tăng. Tai biến mạch máu não có thể gây chết người nhanh chóng, nhưng nhiều khi để lại di chứng nặng nề, gây thiệt hại to lớn cho xã hội và gia đình. Nhiều công trình nghiên cứu cho biết: Di chứng vận động là chủ yếu, có ở 92,6% bệnh nhân và 94% người sau tai biến mạch máu não sống trong cộng đồng có nhu cầu điều trị phục hồi chức năng vận động.
Chính vì vậy, hiện nay có nhiều phương pháp điều trị phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân sau tai biến mạch máu não như: hào châm, điện châm, trường châm, nhu châm… Các phương pháp điều trị nêu trên đóng vai trò chính trong điều trị phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân sau tai biến mạch máu não. Song chúng có chung nhược điểm mà không thể nào tự chúng khắc phục được. Đó là: kích thích các huyệt trên các chi bị liệt là phản hồi dẫn truyền hướng tâm các xung động để tác động vùng định khu chức năng vận động ở não bộ, nhằm giúp cho định khu được phục hồi dần.
Điều này rất khó khăn trong thực tế lâm sàng. Đây là các phương pháp chữa gốc bệnh khởi đầu từ ngọn ngược về. Chính điều này dẫn đến hiệu quả chưa cao. Mặt khác, khi điều trị bằng các phương pháp nêu trên, tuy chức năng vận động của bệnh nhân được cải thiện, song các nguyên nhân gây ra tai biến mạch máu não như vữa xơ động mạch não, huyết áp cao vẫn còn nguyên đấy.
Trong bối cảnh ấy, Phòng Thí nghiệm công nghệ Laser thuộc trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh đề xuất và thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo với tên gọi “Nghiên cứu ứng dụng laser bán dẫn trong điều trị di chứng liệt nửa người do tai biến mạch máu não” với mã số B96-20-TĐ-06 do PGS. TS. Trần Minh Thái chủ trì và Phòng Thí nghiệm Công nghệ Laser là đơn vị thực hiện.
Trong đề tài nghiên cứu này, đề xuất ba phương pháp sử dụng Laser bán dẫn công suất thấp trong điều trị di chứng liệt nửa người do tai biến mạch máu não gây nên.
Nội dung của phương pháp thứ nhất: “Điều trị trực tiếp vùng tổn thương ở não do tai biến mạch máu não bằng hiệu ứng hai bước sóng đồng thời do hai loại laser bán dẫn làm việc ở hai bước sóng khác nhau tạo nên. Đồng thời kích thích các huyệt ở tay và chân phía bị liệt bằng quang châm laser bán dẫn.” Để thực hiện phương pháp điều trị này, Phòng Thí nghiệm công nghệ Laser thuộc trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh đã chế tạo thành công thiết bị quang châm - quang trị liệu bằng Laser bán dẫn công suất thấp loại 12 kênh với mã hiệu OAT.12.001.
1. Tính năng
Điều trị di chứng liệt nửa người do Tai biến mạch máu não, đặc biệt ở những dạng có biến chứng khác như huyết áp cao, liệt rũ... Ngoài ra có thể sử dụng để điều trị:
Đau cột sống bao gồm:
- Đau vùng thắt lưng.
- Đau vùng sống cổ.
- Đau thần kinh tọa.
- Viêm khớp – đau khớp.
- Liệt dây thần kinh số VII trung ương….
2. Chỉ tiêu kỹ thuật
02 kênh quang trị liệu hoàn toàn giống nhau, nhưng làm việc độc lập với nhau. Mỗi kênh quang trị liệu có một đầu quang trị liệu – nơi tạo ra hiệu ứng hai bước sóng đồng thời (do hai loại laser bán dẫn làm việc ở bước sóng 780nm và laser bán dẫn làm việc ở bước sóng 940nm) tạo nên, với các thông số chính như sau:
- Công suất thay đổi từ (0 – 20) mW;
- Tần số điều biến thay đổi từ (5 – 100)Hz.
10 kênh quang châm hoàn toàn giống nhau, nhưng làm việc độc lập với nhau. Mỗi kênh có một đầu quang châm – là Laser bán dẫn làm việc ở bước sóng 940nm, với các thông số chính như sau: công suất thay đổi tờ (0 – 12) mW.
- Tần số điều biến thay đổi từ (5 – 100)Hz.
3. Điện thế cung cấp cho thiết bị: AC: 220V; DC: 12V – Acquy


Hộp điều khiển
 

Đầu phát tia
 

Bộ kim luồn nội mạch
 

Thiết bị Laser nội tĩnh mạch - thiết bị Laser BDCST loại 12 kênh




Những điều cần biết khi điều trị bằng Laser

Với sự tiến bộ của laser trong y học, Laser đã được ứng dụng trong việc điều trị các bệnh lý về da liễu. Đặc biệt trong ngành thẫm mỹ da, xu hướng làm đẹp mới hiện nay thường sử dụng phương pháp laser, đây là phương pháp không cần phẩu thuật, an toàn và hiệu quả.
Ánh sáng laser thường được xem là loại ánh sáng có thể gây hại cho mắt, như vậy khi đưa vào da của chúng ta thì có thể gây thương tổn gì về sau hay không?

Ánh sáng laser được xem là ánh sáng có hại cho mắt bởi vì nếu so sánh nguồn sáng laser với nguồn sáng thông thường thì ta sẽ thấy có sự khác biệt nổi bật: nguồn sáng thông thường phát ánh sáng ra mọi phía trong toàn không gian, trong khi nguồn sáng laser chỉ phát đi trong một hướng có góc mở rất hẹp. Do đó khi làm việc với laser công suất cao, việc quan trọng đầu tiên là phải bảo vệ mắt, để bảo vệ mắt một cách hiệu quả, công cụ dễ dùng và tiện lợi nhất chính là kính bảo hộ. Mỗi loại máy laser điều có kính bảo hộ chuyên biệt. Khi khách hàng được điều trị bằng laser sẽ được mang kính bảo hộ thích hợp đối với từng loại máy laser và được chiếu tia laser trong phòng kín không để ánh sáng laser lọt ra bên ngoài, bác sĩ và nhân viên trong phòng đều phải mang kính bảo hộ.

Mức độ xuyên sâu của tia laser phụ thuộc vào bước sóng, năng lượng của mỗi loại máy laser. Năng lượng laser khi được hấp thu trên da có thể trực tiếp chuyển thành nhiệt năng và làm tăng nhiệt độ trên da. Do đó laser có thể gây ra một số tác dụng phụ như: đỏ da , phồng da hoặc gây rối loạn sắc tố da, những tác dụng phụ này có thể điều chỉnh được nếu chúng ta sử dụng laser ở mức độ an toàn và phù hợp với từng loại da.

Tuy nhiên laser cũng có một số chống chỉ định, những trường hợp sau đây không nên sử dụng laser:

- Phụ nữ có thai.
- Dùng máy tạo nhịp hoặc máy khử rung tim.
- Có cấy kim lọai trong cơ thể.
- Da đang bị dị ứng hoặc nhạy cảm với ánh sáng.
- Tiền căn bị sẹo lồi.
- Những nốt ruồi không điển hình hoặc ác tính.
- Tiểu đường không kiểm soát được….

Phương pháp điều trị laser có thể dùng để điều trị các vấn đề gì của da?

Ngày nay, laser được ứng dụng rất nhiều trong ngành da liễu thẫm mỹ như:

- Điều trị các bệnh lý về da: mụn nám da, những bệnh lý tăng sắc tố khác (tàn nhang, đồi mồi), những bệnh lý mạch máu dưới da ( giãn mạch, u mạch, những bớt bẩm sinh…), nốt ruồi, mắt cá, sẹo lồi, sẹo lõm (sẹo mụn, sẹo trái rạ, sẹo do chấn thương)…
- Ngoài ra còn giải quyết các vấn đề thẩm mỹ: Tẩy lông, điều trị trẻ hóa da, tụ mở dưới da, nếp nhăn, da chảy sệ…nhằm giúp cho gương mặt và cơ thể được thon gọn và săn chắc hơn.

Điều trị bằng laser không gây đau. Khi chiếu laser trên da, chúng ta sẽ có cảm giác da hơi ấm, hoặc có cảm giác hơi châm chít nhẹ, hoặc da hơi rát, đôi khi có cảm gíac nóng trong sâu tùy theo vùng mô được kích thích. Tuy nhiên, mỗi loại máy laser có trang bị hệ thống làm lạnh trước trong và sau khi điều trị để bảo vệ da, làm cho quá trình điều trị được an toàn và thoải mái.

Lời khuyên khi sử dụng phương pháp laser để điều trị? Chúng ta có cần tuân thủ theo một chế độ đặc biệt gì không?

Điều trị các vấn đề da bằng công nghệ laser là một trong những phương pháp hiện đại nhất hiện nay trong ngành thẩm mỹ nội khoa, đem lại sự tiện lợi cho người điều trị vì không mất thời gian nghỉ dưỡng và không nhất thiết phải có một chế độ dinh dưỡng đặc biệt trước và sau quá trình điều trị.

Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt nhất, khi điều trị bằng phương pháp laser, chúng ta cần lưu ý một số vấn đề sau:

a/ Trước khi điều trị:
 - Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trước khi điều trị như tắm biển, tắm nắng ...
- Nên ngưng dùng các sản phẩm có tính kích ứng da, hoặc tẩy lột da trước khi điều trị.

b/ Trong khi điều trị:
- Vùng da được điều trị phải được làm sạch sẽ trước khi bắt đầu điều trị.
- Vấn đề an toàn rất quan trọng trong khi đang điều trị là khách hàng hoặc bệnh nhân và tất cả những người trong phòng điều trị laser đều phài đeo kính bảo hộ trong khi chiếu tia laser để tránh nguy cơ gây hại cho mắt.

c/ Sau khi điều trị:
- Luôn luôn sử dụng kem chống nắng (SPF từ 30) trong suốt quá trình điều trị.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
- Không nên sử dụng mỹ phẩm và sửa rửa mặt có tính tẩy rửa mạnh hoặc những kem dưỡng da có tính bào mòn da.
- Cần hợp tác tốt và tuân thủ những chỉ dẫn của bác sĩ trong lúc điều trị.

Tóm lại: Trong ngành thẫm mỹ về da hiện nay, laser là phương pháp được ưa chuộng và đã được ứng dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, nhờ vào các tính chất ưu việt là: “điều trị laser không đau, không cần phẫu thuật, không mất thời gian nghĩ dưỡng”. Tuy nhiên, để việc điều trị có hiệu quả và an toàn,  chúng ta nên chọn những cơ sở thẩm mỹ có chuyên khoa và uy tín, để được tư vấn kỹ càng trước khi quyết định điều trị.





Khái quát về Laser


Hai thập kỷ đầu của thế kỷ 20, nhà khoa học thiên tài Albert Einstein khi phát hiện có “hiện tượng quang điện” mỗi khi ánh sáng chiếu vào vật chất, ông đã đề xuất ý tưởng loài người có thể chế tạo loại “ánh sáng nhân tạo với năng lượng cao” phục vụ các hoạt động công nghệ trong đời sống, mà giới chuyên môn vật lý gọi là “hiện tượng khuếch đại ánh sáng bằng bức xạ cưỡng bức” gọi tắt là Laser. Nhiều nhà khoa học sau đó đã hăng say tiến công vào việc nghiên cứu Laser và mùa hè 1960, nhà vật lý Theodor Maiman đã chế tạo thành công máy phát Laser đầu tiên trên thế giới, mở đường cho hàng loạt các loại Laser (khác nhau về môi trường hoạt chất) lần lượt ra đời, chủ đích ứng dụng vào các sinh hoạt cần thiết cho con người (từ việc đơn giản như khoan cắt các vật chất cứng, đến việc phức tạp như tạo ra các phản ứng nhiệt hạch trong quân sự quốc phòng...). Thực tế kỹ thuật Laser đã góp phần “tăng tốc độ” to lớn cho sự phát triển khoa học thế giới nói chung, và vào nền y học thế giới nói riêng.
1. Ứng dụng Laser trong y học
Chiếc Laser đầu tiên chào đời vào mùa hè năm 1960. Đó là Laser hồng ngọc do nhà vật lý người Mỹ Theodore Maiman chế tạo. Năm 1961 nhà vật lý Mỹ Javan đã chế tạo thành công chiếc Laser khí đầu tiên. Đó là Laser khí nguyên tử He-Ne làm việc ở bước sóng 632,8 nm. Năm 1962 một nhóm nhà vật lý Liên Xô do Basov N.G và Mỹ do Hall lãnh đạo đã chế tạo thành công chiếc Laser bán dẫn đầu tiên trên thế giới. Đó là chiếc Laser bán dẫn GaAs. Sau đấy hàng loạt các loại Laser khác tiếp nối ra đời. Cho đến nay việc sử dụng Laser được đề cập rộng rãi trong khắp các ngành, từ những việc đơn giản cần có độ chính xác cao và nhanh như khoan cắt bằng Laser đến những việc phức tạp như dùng Laser trong phản ứng nhiệt hành. Những ứng dụng của Laser tạo ra hoặc góp phần tạo ra những thành tựu cực kỳ to lớn cho nền khoa học ngày nay. Nghiên cứu ứng dụng Laser trong y học được tiến hành khá sớm (1962). Nhìn chung quá trình phát triển ứng dụng Laser trong y học là một quá trình liên tục với những điểm tiến bộ có tính nhảy vọt. Từ chỗ dùng Laser như một phương tiện hỗ trợ, bổ sung cho các phương pháp điều trị truyền thống, Laser đã thành một phương tiện độc lập và trong rất nhiều trường hợp đã đem lại những kết quả mà không phương pháp nào trước đây có thể đạt tới nổi. Sau khi đã được thừa nhận rộng rãi trong những năm 1970.
Thực tế trên thế giới đã hình thành một ngành y học mới – ngành y học Laser, với chức năng nghiên cứu phát triển và ứng dụng kỹ thuật Laser phục vụ sức khỏe con người. Từ năm 1974 đã có tổ chức “Hội y học Laser thế giới” với 10.000 hội viên thuộc trên 50 nước tham gia. Trong y học Laser được nghiên cứu theo hai hướng sau đây:
- Sử dụng Laser như một công cụ để nghiên cứu đối tượng sinh học phục vụ cho việc chẩn đoán và xét nghiệm.
- Sử dụng Laser như một công cụ dùng để điều trị. Phương hướng này phát triển nhanh, đa dạng và được chia thành hai nhóm:
+ Nhóm thứ nhất: Sử dụng Laser công suất cao điều trị, được dựa trên các hiệu ứng chính sau đây: Bốc bay hơi tổ chức, quang đông, quang bóc lớp, quang phân cách, quang hoạt hóa. Hướng điều trị có tên gọi là Laser ngoại khoa.
+ Nhóm thứ hai: Sử dụng Laser công suất thấp trong điều trị. Trong đó hiệu ứng kích thích sinh học đóng vai trò quyết định. Hướng điều trị này gọi là Laser y học.
2. Laser bán dẫn công suất thấp
a) Sự ra đời của hiệu ứng kích thích sinh học
Khi sử dụng Laser công suất thấp trong điều trị, dựa trên hiệu ứng kích thích sinh học, tuy phương pháp sử dụng có khác nhau. Năm 1965, bác sĩ Mester AR người Hungary tiến hành thí nghiệm như sau: Chiếu chùm tia Laser hồng ngọc làm việc ở bước sóng 694,3nm với công suất thấp lên quần thể tế bào Hela nuôi cấy và quan sát thấy sinh khối phát triển. Ông gọi đó là hiện tượng kích thích sinh học. Tuy về thuật ngữ không thật chính xác nhưng vẫn được sử dụng cho đến tận hôm nay. Cũng cần nói thêm, hàng loạt các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng Laser công suất thấp trong y sinh, đóng góp không nhỏ, để ngày nay chúng ta hiểu rõ về hiệu ứng kích thích sinh học và đáp ứng sinh học do nó mang lại.
b) Nội dung của hiệu ứng kích thích sinh học và những đáp ứng sinh học do nó mang lại
Hiệu ứng kích thích sinh học xảy ra khi chùm tia Laser tác động lên hệ sinh học với mật độ công suất khoảng 10-4  – 100 W/cm2 với thời gian chiếu từ 10 giây đến vài chục phút.
Hiệu ứng kích thích sinh học thông qua hàng loạt phản ứng quang hóa và quang sinh. Phản ứng quang hóa được hiểu như sau: phân tử ở trạng thái trung hòa (ở mức năng lượng cơ bản) thì hoạt tính sinh học của nó yếu (thí dụ như oxy phân tử trong tổ chức sinh học). Dưới tác động của photon trong chùm tia Laser phân tử ấy được chuyển lên trạng thái kích thích ở đấy hoạt tính sinh học của nó mạnh mẽ hơn.
 
hv + O2 -> O2
Đây chính là ngòi nổ cho hàng loạt các phản ứng khác xảy ra. Trong công trình nghiên cứu kéo dài 6 năm (1981 – 1986) của Karu cho biết, thực chất tác dụng của tia Laser công suất thấp lên hệ sinh học là phản ứng quang sinh. Khi tổ chức sống hấp thu năng lượng photon của chùm tia Laser thì xảy ra sự sắp xếp lại các quá trình phản ứng của tế bào. Nơi nhận photon đầu tiên là mạch hô hấp tế bào. Nhờ những quá trình trên đây làm thay đổi rất đa dạng ở mức độ tế bào, từ đấy tạo nên nhiều đáp ứng tích cực ở mức hệ thống chức năng và mức cơ thể trọn vẹn. Y văn thế giới thường nhấn mạnh những loại hình đáp ứng sau đây:

- Đáp ứng chống viêm;

- Đáp ứng chống đau;

- Đáp ứng của tổn thương tế bào;

- Đáp ứng tái sinh;

- Đáp ứng hệ miễn dịch;

- Đáp ứng hệ tim mạch;

- Đáp ứng hệ nội tiết;

Những điều trình bày trên đây có thể tóm tắt như sau:
 

Các đáp ứng trên đây là công cụ đắc lực phục vụ cho công tác điều trị bằng Laser công suất thấp. Ở đây cần lưu ý một số điểm sau đây:

- Bất cứ một đáp ứng nào trên đây là kết quả của một loạt quá trình: vật lý, hóa học, hóa lý … rất phức tạp, được khởi phát dưới tác động của photon (quang tử) chùm tia Laser công suất thấp.

- Bản thân các đáp ứng trên lại có thể có nhiều tác động tương hỗ. Chính vì vậy, làm cho việc truy tìm các quá trình sơ cấp rất phức tạp và gặp nhiều khó khăn. Cho nên, việc tiếp nhận các đáp ứng nêu trên đóng vai trò quan trọng. Để hiểu rõ đáp ứng về hệ miễn dịch, cần tiếp cận với kết quả nghiên cứu và kết quả điều trị lâm sàng của hàng loạt tác giả. Một trong những kết quả đó như sau: Kriuk A S và cộng sự đã sử dụng Laser khí He – Ne làm việc ở bước sóng đỏ 632,8 nm để điều trị vết thương nhiễm trùng cho 317 bệnh nhân. Kết quả thu được cho thấy: quá trình tái tạo vết thương diễn ra rất nhanh. Nghiên cứu hệ miễn dịch cho thấy: trong quá trình điều trị, chỉ số miễn dịch tăng, đặc biệt là Globulin miễn dịch G (IgG).

1.2.3. Vai trò của bước sóng trong hiệu ƣ́ng kích thích sinh học

Trong công trình đã được công bố Karu tiến hành khảo sát vai trò trong hiệu ứng kích thích sinh học. Thí nghiệm đựợc tiến hành như sau: tác dụng của ánh sáng đơn sắc vùng khả kiến đối với một số loại vi sinh: E coli, Yeast, Hela. Chỉ tiêu đánh giá là lượng các phân tử ADN và ARN – những phần tử mang thông tin di truyền có vai trò quyết định đối với quá trình tổng hợp protein. Phương pháp định lượng là dùng nguyên tử đánh dấu H3 đối với AND và C14 đối với ARN.
 


Hình 1. Ảnh hưởng bước sóng ánh sáng đơn sắc vùng nhìn thấy lên tốc độ tổng hợp AND trong tế bào Hela
 
Trên hình 1 trình bày lượng phân tử ADN so với đối chứng ở các bước sóng khác nhau. Kết quả trên cho thấy, lượng phân tử ADN so với đối chứng phụ thuộc vào bước sóng tác dụng khá phức tạp. Ở một số bước sóng nhất định, lượng này đạt cực đại, nhưng giá trị ở các điểm cưc đại lại khác nhau. Thí dụ ở bước sóng 400 nm, lượng phân tƣử ADN so với đối chứng đạt 128%, ở bước sóng 620 nm đạt 135%, ở bước sóng 780 nm lại đạt 160%. Rất tiếc thí nghiệm trên chỉ tiến hành ở dãy sóng ánh sáng nhìn thấy, còn ở dãy sóng hồng ngoại gần còn bỏ trống. Ở khía cạnh khác, độ xuyên sâu của chùm tia Laser còn là một trong những yếu tố quan trọng nhất xác định khả năng ứng dụng Laser công suất thấp trong y học lâm sàng. Bằng việc mô hình hóa sự lan truyền photon trong da gồm 2 lớp biểu bì và hạ bì bằng phương pháp Monte Carlo, với nồng độ sắc tố khác nhau, các bước sóng khác nhau. Công trình đã thu được những kết quả sau đây:

- Bước sóng hồng ngoại 780 nm, 850 nm và 940 nm (đặc biệt ở bước sóng 940 nm) có khả năng xuyên sâu trong mô hơn bước sóng đỏ 630 nm ở mọi nồng độ sắc tố khác nhau.

- Đối với bước sóng 630 nm, sƣ̣ ảnh hưởng của sắc tố da lên độ xuyên sâu khá lớn, nồng độ sắc tố da càng lớn thì độ xuyên sâu càng ngắn. Trong khi ấy, đối với bước sóng 940 nm, sự ảnh hƣởng nồng độ sắc tố da lên độ xuyên sâu không đáng kể.

Hàm lượng phân tử ATP do bước sóng 940 nm tổng hợp nên lớn hơn nhiều lần so với bước sóng 630 nm. Như chúng ta đã biết ATP là phân tử cung cấp năng lượng cho hầu như mọi phản ứng sinh hóa trong tế bào.

1.2.4 Vai trò của hiệu ứng hai bước sóng trong hiệu ứng kich thích sinh học

1.2.4.1 Hiệu ứng hai bước sóng

Phối hợp hai tia laser làm việc ở hai bước sóng khác nhau tác động lên tổ chức sinh học nhằm nâng cao hiệu ứng kích thích sinh học gọi là hiệu ứng hai bước sóng.

1.2.4.2. Tác động của hiệu ứng hai bước sóng lên hiệu ứng kích thích sinh học

Karu là ngừời khám phá ra hiệu ƣ́ng hai bước sóng, đồng thời cũng là một trong những người nghiên cứu cơ bản sâu về ảnh hưởng hiệu ứng hai bước sóng lên hiệu ứng kích thích sinh học.

Thí nghiệm thứ nhất: khảo sát tốc độ phân chia tế bào. Tốc độ phân chia tế bào đối với một bước sóng được làm đối chứng.

Chiếu chùm tia Laser He-Cd, làm việc ở bước sóng xanh 441,6 nm với mật độ công suất 300 mw/cm2, nghỉ 15 phút, sau đó chiếu chùm tia Laser He-Ne làm việc ở bước sóng đỏ 632,8 nm cũng với cùng mật độ công suất nói trên. Kết quả thu được trình bày ở Bảng 1.
 

Bảng 1. Ảnh hưởng của hiệu ứng hai bước sóng lên sự phân chia tế bào
 
Thí nghiện thứ hai: Khảo sát hàm lƣợng ARN trong nhân tế bào. Hàm lượng ARN đối với một số bước sóng đƣợc làm đối chứng. Chiếu chùm tia Laser He-Cd, làm việc ở bước sóng 441,6 nm với mật độ công suất 300 mw/cm2, nghỉ 10 phút, sau đó chiếu chùm tia Laser He-Ne làm việc ở bước sóng 632,8 nm cũng với mật độ công suất nói trên. Kết quả thu được trình bày ở Bảng 2.
 

Bảng 2. Ảnh hưởng của hiệu ứng hai bước sóng lên hàm lượng ARN
 
Từ hai thí nghiệm trên đây, cho chúng ta thấy, vai trò tích cực của hiệu ứng 2 bước sóng đối với hiệu ứng kích thích sinh học.
1.2.4.3 Sử dụng hai bước sóng trong điều trị lâm sàng
Kruik A.S và cộng sự là một trong những ngừời dầu tiên sử dụng hiệu ứng hai bước sóng trong điều trị lâm sàng. Sử dụng hiệu ứng hai bước sóng được tác giả tiến hành điều trị cho 448 bệnh nhân có vết thương lâu lành, 535 loét loạn dưỡng sâu do suy tĩnh mạch mãn tính, 211 viêm tủy xương mãn sau khi chấn thương. Các vết loét rộng từ (10 – 150) mm2, từ 2 năm đến 22 năm.
Phương pháp tiến hành như sau: đầu tiên chiếu tia Laser He-Cd, làm việc ở bước sóng 441,6 nm (màu xanh) lên 10 điểm xung quanh vết loét. Tổng thời gian không quá 20 phút mỗi buổi điều trị. Kết quả thu được như sau:
- Điều trị bằng phương pháp kinh điển: đạt kết quả 51%.
- Sử dụng chỉ một loại Laser He-Ne: đạt kết quả 73%.
- Hiệu ứng hai bước sóng (He-Ne + He-Cd): đạt kết quả 92%.
Điều trị bằng hiệu ứng hai bước sóng đã tạo ra khả năng do những vết thương rộng dưới 100 mm2 liền sẹo chắc chắn. Trong khi đó nếu chỉ dùng 1 bước sóng của Laser He-Ne chỉ có hiệu quả với vết thương rộng từ 40 – 50 mm2.
1.2.5 Vai trò của hiệu ứng hai bƣớc sóng đồng thời, do hai loại Laser bán dẫn làm việc ở hai bước sóng khác nhau tạo nên, trong hiệu ứng kích sinh học
Để các đáp ứng sinh học (do hiệu ứng kích thích sinh học mang lại) xảy ra nhanh và mạnh hơn, năm 1985 phòng thí nghiệm công nghệ Laser trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh đề xuất sử dụng hiệu ứng hai bước sóng đồng thời do hai loại Laser bán dẫn công suất thấp làm việc ở hai bước sóng khác nhau tạo nên.
Cụ thể trên hệ thống quang học đặc biệt, đặt hai loại Laser bán dẫn hồng ngoại công suất thấp:
- Laser bán dẫn làm việc ở bước sóng 940 nm.
- Laser bán dẫn làm việc ở bước sóng 780 nm.
Nhờ vào hệ thống quang học, chùm tia của hai loại Laser này trộn lẫn với nhau, nên:
1. Tại mỗi điểm của vùng tổn thương được tác động đồng thời cùng lúc hai bước sóng. Chính điều này làm cho đáp ứng sinh học xảy ra nhanh hơn và mạnh hơn. Điều này đã được các nghiên cứu thực nghiệm khẳng định.
2. Do hai bước sóng: 940 nm và 780 nm có khả năng xuyên sâu vào mô so với các bước sóng khác (điều này đã được chứng minh bằng mô phỏng ở [17]), nên việc điều trị các tổn thương nằm sâu bên trong cơ thể, chỉ cần chiếu từ bề mặt da tương ứng, điều này làm cho việc điều trị trở nên vô cùng đơn giản.
3. Hiệu ứng hai bước sóng tạo ra khả năng điều trị những vết thương rộng dưới 100 mm2 liền sẹo chắc chắn. Trong khi đó nếu chỉ dùng 1 bước sóng của Laser He-Ne chỉ có hiệu quả với vết thương rộng từ 40 – 50 cm2.
4. Khi sử dụng hiệu ứng hai bước sóng đồng thời chiếu lên bề mặt một vùng nào đó, tạo ra ảnh hưởng tốt với cơ quan nói chung và đặc biệt có ảnh hưởng thuận lợi nhất lên tình trạng của máu. Điều này đã được phòng thí nghiệm công nghệ Laser khảo sát kỹ và các tác giả khác nghiên cứu.
Hiệu ứng hai bước sóng đồng thời đƣợc phòng thí nghiệm công nghệ Laser trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh sử dụng trong nhiều loại thiết bị điều trị bằng Laser bán dẫn công suất thấp khác nhau. Khi sử dụng hiệu ứng hai bước sóng đồng thời trong điều trị lâm sàng mang lại hiệu quả cao.
1.2.6 Phương thức điều trị dựa trên kích thích sinh học
Dựa vào hiệu ứng kích thích sinh học đưa ra ba phương thức điều trị sau đây:
- Sử dụng công suất thấp chiếu trực tiếp lên huyệt kinh điển trong châm cứu cổ truyền phương Đông. Phương thức điều trị này đƣợc gọi là châm bằng Laser (quang châm).
- Sử dụng Laser công suất thấp chiếu trực tiếp lên vùng bị tổn thương. Đây là phương thức điều trị đơn giản nhất và được gọi là trị liệu bằng Laser (quang trị liệu).
- Chiếu chùm tia Laser công suất thấp vào nội tĩnh mạch. Phương thức điều trị này được gọi là nội tĩnh mạch (Laser nội tĩnh mạch).



Tia Laser và một số ứng dụng trong y học

Tia laser với những tính năng đặc biệt của nó đã trở thành một phát minh được ứng dụng rộng rãi nhất của thế kỷ XX, đặc biệt trong các ứng dụng y học. Bước sang thiên niên kỷ mới, những ứng dụng của nguồn sáng đặc biệt này ngày càng nhiều và mang lại hiệu quả bất ngờ.
Laser (Light Amplification by Stimulated Emission of Radiation) trong tiếng Anh có nghĩa là “khuếch đại ánh sáng bằng bức xạ cưỡng bức”. Được phát minh từ năm 1960, không ai biết nghĩ rằng ngày nay, laser xuất hiện trong hầu khắp các lĩnh vực như: nghiên cứu khoa học, công nghiệp, địa chất, vũ trụ... đặc biệt những ứng dụng trong y học nhiều đến nỗi người ta có một ngành riêng là Y học laser (Laser Medicine). Laser trở thành một trong những phát minh nhiều ứng dụng nhất trong thế kỷ XX.

Có nhiều loại laser, ví dụ: dạng hỗn hợp khí (He - Ne), dạng chất lỏng hoặc laser tạo bởi các vật chất trạng thái rắn. Từ đó người ta tạo ra 500 loại laser khác nhau. Máy laser đầu tiên được nhà vật lý Maiman (Hoa Kỳ) phát minh năm 1960 gọi là laser hồng ngọc (Laser Ruby). Laser hồng ngọc là ôxít nhôm pha lẫn crôm. Crôm hấp thụ tia sáng màu xanh lá cây và xanh lục, để lại duy nhất tia sáng màu hồng.
Cơ chế hoạt động của laser thường dựa trên tác động cưỡng bức các electron của nguyên tử (bằng điện trường chẳng hạn) di chuyển từ mức năng lượng thấp lên cao. Ở mức năng lượng cao, một số electron ngẫu nhiên rơi xuống mức năng lượng thấp, giải phóng hạt ánh sáng (photon). Bước sóng của tia sáng phụ thuộc vào sự chênh lệch năng lượng giữa các mức. Các hạt photon này va phải các nguyên tử khác, kích thích electron khác rơi xuống, sinh thêm các photon cùng tần số, cùng pha và cùng hướng di chuyển, tạo một phản ứng dây chuyền khuếch đại dòng ánh sáng là tia laser.
Ánh sáng laser gồm nhiều photon cùng một tần số (đơn sắc), đồng pha và di chuyển song song với nhau, nên có cường độ rất cao và chiều dài đồng pha của chùm sáng lớn. Các tính chất này đem lại nhiều ứng dụng thực tế.
Độ an toàn của laser được xếp từ I đến IV. Với độ I, tia laser tương đối an toàn. Với độ IV, chùm tia phân kỳ có thể làm hỏng mắt hay bỏng da.
Chuyên khoa mắt có những ứng dụng sớm nhất của laser trong y học như kỹ thuật quang đông võng mạc, hàn bong võng mạc, kỹ thuật bốc bay lớp trong điều trị tật khúc xạ của mắt (cận, viễn).
Vì những tính chất đặc biệt, tia laser được dùng làm dao mổ “không chảy máu”, an toàn và đa năng (thường là loại laser CO2, laser YAG). Bức xạ của tia laser (có nhiệt độ 1200 - 1700oC) làm các tế bào bốc hơi tạo thành vết cắt nhỏ, ít chảy máu và ít tổn thương. Bức xạ laser không chỉ hạn chế nhiễm trùng vết mổ do không có sự tiếp xúc giữa dụng cụ và đường rạch, mà còn có khả năng can thiệp vào những phẫu thuật phức tạp như não, tủy sống. Ngoài ra, dao mổ laser có các ưu điểm như: giảm lượng thuốc tê, thuốc mê, giảm phù nề, sung huyết và tiết dịch...
Nhờ hiệu ứng quang đông (các tổ chức sống bị đông vón vì bức xạ nhiệt) nên dao mổ laser có ứng dụng tốt trong thủ thuật nội soi vừa chẩn đoán vừa điều trị.
Với hiệu ứng kích thích sinh học của loại laser năng lượng thấp như laser He-Ne có tác dụng chống viêm, kích thích tái tạo tổ chức, chống sẹo lồi, chống hiện tượng đột biến của tế bào, tăng vi tuần hoàn, giãn mạch cục bộ, giảm tiết dịch, ứng dụng trong điều trị loét giác mạc, nối thần kinh, nối động mạch...

Mới đây, các nhà khoa học Đức sử dụng kỹ thuật nano laser chẩn đoán và điều trị từ các tế các bào đơn lẻ. Họ sử dụng tia nanolaser cắt vào mô sống với bề rộng chỉ 70 nanomet. Điều này mở ra khả năng mới can thiệp cấp độ gen bằng tia laser mà không cần phá hủy tế bào.
Trên thế giới, laser đã được áp dụng vào ngoại khoa thẩm mỹ và ngày càng được mở rộng.

Leon Goldman là người đầu tiên đưa laser Ruby, Argon, Nd: YAG vào điều trị các tổn thương mạch máu và sắc tố đen (1963 - 1968). Có thể nói laser phát huy tối ưu tác dụng của nó trên các tổn thương sắc tố bẩm sinh hoặc mắc phải như: bớt xanh đen, tàn nhang (Freckle), hoặc một số tổn thương mạch máu da bẩm sinh như u mạch máu.
Trong ngoại khoa thẩm mỹ, với từng loại tổn thương và loại hình phẫu thuật mà người ta chọn loại laser khác nhau, nhằm đáp ứng mục đích phá hủy mô một cách chọn lọc (tùy theo khả năng hấp thụ chọn lọc của mô bệnh lý với từng bước sóng). Laser ứng dụng trong thẩm mỹ theo 3 hướng: sử dụng như một con dao mổ, sử dụng như yếu tố quang nhiệt chọn lọc để phá hủy mô một cách chọn lọc và ứng dụng hiệu ứng kích thích sinh học.
Ngoài những kỹ thuật quy ước trong ngoại khoa thẩm mỹ, laser có khả năng loại bỏ các tổn thương sắc tố bẩm sinh, mắc phải hoặc xóa xăm mình. Một số loại sử dụng trong điều trị u máu phẳng, loại bỏ u cục trên da...
Laser đã phát huy tối đa tác dụng trên các tổn thương sắc tố bẩm sinh hoặc mắc phải như: Bớt xanh đen (Nevus of Ota), tàn nhang (Freckle), ban vàng (Xanthelasma), vết màu càphê sữa (Café au lait spot), các tổ thương mạch máu ở da bẩm sinh như u mạch máu (Hemangioma), bớt vang đỏ (Portwine Stains) và một số tổn thương mạch máu da khác (Cutaneous vascular lesions). Theo y văn kinh điển, các tổn thương này cho đến nay là những bệnh khó điều trị bằng thuốc hoặc can thiệp ngoại khoa truyền thống.
Tại Việt Nam, máy laser đầu tiên được dùng trong thực nghiệm nhãn khoa là Laser Ruby năm 1976. Từ 1981 đến nay, laser được ứng dụng trong nhiều chuyên khoa và mang lại hiệu quả tích cực.
+   Trong chuyên khoa mắt: điều trị loét giác mạc, hàn bong võng mạc, viêm tắc lệ đạo...
+   Trong chuyên khoa răng hàm mặt: dùng điều trị nha chu viêm, viêm lợi, viêm khớp hàm...
+   Trong chuyên khoa tai mũi họng: điều trị viêm amidan cấp và mạn, viêm họng đỏ, viêm mũi... Trong ngoại khoa: điều trị vết thương nhiễm trùng, chống sẹo lồi...
+   Trong phụ khoa: điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm âm đạo...
+   Trong da liễu: điều trị eczéma, zona, viêm da thần kinh...
+   Trong nội khoa: chống nhiễm trùng, nhiễm độc tế bào gan, đau thần kinh ngoại vi, suy mạch vành tim, di chứng tai biến mạch máu não...
Một số cơ sở khoa học trong nước lắp ráp và cải tiến được máy laser như: Trung tâm công nghệ laser (Viện nghiên cứu công nghệ - Bộ KH&CN), Viện kỹ thuật quân sự - Bộ Quốc phòng...
Laser y tế hiện nay gồm 2 nhóm chính: laser điều trị (công suất thấp) như He - Ne, bán dẫn GaAs...; laser phẫu thuật (công suất cao) như CO2, YAG: Nd, rubi, argon...

Xóa xăm bằng Laser Yag (Tattoo removal - Laser surgery)
Thiết bị laser có rất nhiều loại ứng với từng bước sóng, độ dài xung… khác nhau:
- Loại laser Q-Switched Nd-YAG với bước sóng 1.064 nm phù hợp xóa bớt đen, xóa hình xăm, chân mày xăm.
- Loại laser “xung-nhuộm màu” bước sóng 595 nm phù hợp trị liệu các dạng bớt sắc tố đỏ.
- Loại laser YAG xung dài 1.320 nm phù hợp trị mụn trứng cá.
- Loại laser YAG xung dài 1064 nm phù hợp triệt lông, xóa gân máu, và đặc biệt là ứng dụng mới trong việc căng da mặt, trẻ hóa da.
- Loại laser Erbium bước sóng 2940 nm công nghệ phát tia cực nhỏ Pixel phù hợp xóa sẹo mụn, trị nám… và một số loại máy với các bước sóng khác phù hợp chữa bạch biến, “vẩy nến”.
Về mức độ hiện đại thì một số loại laser thế hệ mới gần đây được thiết kế thêm hệ thống xịt lạnh đồng bộ với việc phát tia nên có thể đưa tia laser công suất rất cao qua da tăng mạnh hiệu quả trị liệu mà vẫn không làm hư da, không gây sẹo.





No comments:

Post a Comment