Từ điển Đông Y Dược
Với mong muốn cho những người yêu thích Y học Đông Phương có một cuốn cẩm nang điện tử về ngành này, hai lương Y Hoàng Duy Tấn và Trần Văn Nhủ đã thiết kế một cuốn tự điển tra cứu giúp cho người đọc có thể hiểu rõ về các chứng bệnh thường gặp, cách chữa trị, những kiến thức về huyệt vị, các bài thuốc quý...v...v.
Bộ từ điển này được công ty LckSoft (tác giả của English Study 4) xây dựng với giao diện thân thiện, trình bày rõ ràng mạch lạc, bố cục gọn gẽ, rất thích hợp cho các bạn không chuyên về IT cũng có thể làm quen ngay. Phần mềm có dung lượng 500MB. Khi tải về một file DongY.ISO, bạn dùng một chương trình tạo đĩa ảo như Winmout, Alcohol, VirtualCD hay ghi trực tiếp ra đĩa CD, sau đó tiến hành cài đặt và bắt đầu sử dụng.
Bộ từ điển này được chia thành 7 phần cơ bản. Để chọn phần nào bạn click vào biểu tượng tương ứng: 1. Bệnh học: Bao gồm những những chứng bệnh thường gặp ở con người. Bạn chọn loại bệnh bên phía tay trái, click vào, lúc này phía bên phải sẽ hiển thị thông tin của loại bệnh mà bạn chọn bao gồm tên tiếng Việt, tiếng Hán Việt, tiếng Anh, Pháp. Phía dưới chia làm các mục nhỏ như Đại cương( mô tả tổng quát về loại bệnh này như các định nghĩa, các biểu hiện của bệnh), Nguyên nhân (các nguyên nhân dẫn đến bệnh), Chẩn đoán (dựa vào các đặc điểm biểu hiện của bệnh, và đưa ra các mức độ nặng nhẹ của căn bệnh), Điều trị (Đưa ra các giải pháp điều trị Đông-Tây đi kèm để bạn tiện theo dõi), Bệnh án (Cung cấp một số bệnh án và các phương thuốc cung cấp cho người bệnh). 2. Dược vị: Bao gồm các phương thuốc, đi kèm là hình ảnh, xuất xứ, tên khoa học của loại thuốc... Cần tra cứu loại dược vị nào bạn chọn tên và xem các mục môt tả như: Tên khác (một số vị thuốc có thể có nhiều tên nên chương trình đã tích cung cấp khá đầy đủ các tên gọi khác nhau của từng vị thuốc), Mô tả (Quá trình xác định chính xác vị thuốc rất phức tạp vì nó nằm lẫn trong cỏ cây, tùy chọn này sẽ giải thích chi tiết từng đặc điểm của các loại này để bạn xác định đúng), Dược lý (Công dụng của thuốc), Nuôi dưỡng (nơi thường xuất hiện loại dược vị này, cách nuôi dưỡng), Bào chế (phương thức bào chế thành thuốc để sử dụng), Đơn thuốc, Công dụng, Chủ trị, Tham khảo... 3. Phương thang: Phần này cung cấp các thang thuốc thường cho bệnh nhân uống, trong đó mô tả chi tiết các loại thuốc dùng, cân lượng, tác dụng và tác giả của các phương thuốc này. Phần này là phần đồ sộ nhất của chương trình, có khoảng 14 ngàn phương thuốc khác nhau để bạn tiện tra cứu. 4. Huyệt: Cung cấp hình ảnh, tên huyệt, các tên khác, xuất xứ, vị trí, đặc tính, tác dụng của từng loại huyệt vị trên cơ thể con người, bạn có thể tra cứu chính xác các huyệt vị trên người dựa vào hình ảnh và thông tin rất trực quan... 5. Kinh mạch lạc: Hỗ trợ các thầy thuốc Đông Y trong việc xác định chu kỳ của kỳ kinh bát mạch trên cơ thể bệnh nhân bao gồm 2 phần chính: Kinh và Kỳ kinh bát mạch, bên trong mỗi phần, lại mô tả chi tiết bằng các đồ hình, đặc tính, biểu hiện bệnh lý... 6. Châm cứu điều trị: Cung cấp các chứng bệnh, biểu hiện, nguyên nhân dẫn đến bệnh và đưa ra cách châm cứu... 7. Tìm kiếm: Công cụ tìm kiếm này giúp bạn tra cứu nhanh chứng bệnh hay loại dược vị cần tìm. Chỉ cần gõ nội dung và ô tìm kiếm và chọn các mục cần tìm. Nhấn nút tìm kiếm và chương trình sẽ hiển thị kết quả. Lời kết: Gói gọn chỉ 500MB nhưng bao gồm những thông tin cực kỳ hữu ích không chỉ đối với các thầy thuốc Đông Y mà còn với những bạn trẻ có lòng yêu thích bộ môn Y học cổ truyền. Phần mềm tương thích tốt với Win 98/ME/2K/XP. Đặc biệt chương trình có chức năng in ra giấy để bạn làm tài liệu trong việc giảng dạy, chữa bệnh...
CDROM Từ Điển Tra Cứu Đông Y Dược - Hoàng Duy Tân | Trần Văn Phú
https://drive.google.com/file/d/0B8Ue_bF97-x8Z2pMREpEQ3U1QVk/view?usp=sharing
hay : http://1drv.ms/1JEP0wa
hay : http://1drv.ms/1JEP0wa
CD-ROM
Tra Cứu Đông Y Dược bao gồm các những nội dung chính về Bệnh Học,
Phương Thang, Dược Vị, Châm Cứu và Hệ Thống Huyệt. Đây là những thông
tin khá đầy đủ và hữu ích cho bất kỳ ai quan tâm hoặc thích tìm hiểu
thêm về Y Học Cổ Truyền.
Hướng dẫn cách cài đặt ( Quan trọng )
Đặc biệt quan trọng nhất ở CD-Rom này là bạn phải cài đặt từ đĩa CD chứ không thể cài đặt từ các file copy lại từ CD này vào USB hay Ổ cứng. Do đó, nhiều trường hợp cài đặt bị báo lỗi là do copy lại các file trên CD này vào USB hay vào Ổ cứng. Với CD-Rom này, phần cài đặt cũng bình thường như mọi phần mềm khác thôi, không có gì phải bàn cả. Có 2 trường hợp cần phải bàn:
1. Với phần mềm này, sau khi cài đặt xong, bạn sử dụng thì cũng cần phải có đĩa CD-Rom trong ổ đĩa. Do vậy, nếu máy tính của bạn có ổ CD-Rom thì bạn yên tâm sử dụng kèm theo đĩa CD này. Cài đặt bình thường
2. Nếu máy tính bạn không có ổ CD-Rom hoặc bạn không muốn mỗi khi xài phải đưa đĩa CD vào thì bạn hãy làm theo cách của tôi nhá. (Lưu ý là bạn không được cài phần mềm này từ đĩa CD nha, lỡ có cài rồi thì phải gở bỏ ra trước rồi mới làm theo cách của tôi)
Bước 1: Bạn cài đặt phần mềm UltraIso vào máy trước để tạo ổ đĩa ảo.
Bước 2: Bạn Add file DongY.iso mà bạn vừa download về vào ổ ảo (bằng cách: bấm chuột phải vào file DongY.Iso - chọn UltraIso – chọn mount to drive … xong)
Bước 3: Bạn mở My Computer lên xem sao, giờ đây trong máy tính của bạn đang có thêm 1 ổ ảo mang cái tên là DongY rồi đó, bạn chỉ việc mở ổ ảo này lên và cài đặt bình thường phần mềm đông y này. Vậy là xong. Xài vô tư mà không cần đĩa. Và nhớ rằng đừng xóa gì trong ổ ảo này cũng như file DongY.iso nhá. Xóa là hư hết công trình của mình đó. Hj`. Bạn muốn gở đĩa DongY ra khỏi ổ đĩa ảo thì làm bằng cách: mổ chương trình UltraIso lên – chọn Tool > Mount to Virtual Drive > bấm vào Unmount , Xong
Hướng dẫn cách cài đặt ( Quan trọng )
Đặc biệt quan trọng nhất ở CD-Rom này là bạn phải cài đặt từ đĩa CD chứ không thể cài đặt từ các file copy lại từ CD này vào USB hay Ổ cứng. Do đó, nhiều trường hợp cài đặt bị báo lỗi là do copy lại các file trên CD này vào USB hay vào Ổ cứng. Với CD-Rom này, phần cài đặt cũng bình thường như mọi phần mềm khác thôi, không có gì phải bàn cả. Có 2 trường hợp cần phải bàn:
1. Với phần mềm này, sau khi cài đặt xong, bạn sử dụng thì cũng cần phải có đĩa CD-Rom trong ổ đĩa. Do vậy, nếu máy tính của bạn có ổ CD-Rom thì bạn yên tâm sử dụng kèm theo đĩa CD này. Cài đặt bình thường
2. Nếu máy tính bạn không có ổ CD-Rom hoặc bạn không muốn mỗi khi xài phải đưa đĩa CD vào thì bạn hãy làm theo cách của tôi nhá. (Lưu ý là bạn không được cài phần mềm này từ đĩa CD nha, lỡ có cài rồi thì phải gở bỏ ra trước rồi mới làm theo cách của tôi)
Bước 1: Bạn cài đặt phần mềm UltraIso vào máy trước để tạo ổ đĩa ảo.
Bước 2: Bạn Add file DongY.iso mà bạn vừa download về vào ổ ảo (bằng cách: bấm chuột phải vào file DongY.Iso - chọn UltraIso – chọn mount to drive … xong)
Bước 3: Bạn mở My Computer lên xem sao, giờ đây trong máy tính của bạn đang có thêm 1 ổ ảo mang cái tên là DongY rồi đó, bạn chỉ việc mở ổ ảo này lên và cài đặt bình thường phần mềm đông y này. Vậy là xong. Xài vô tư mà không cần đĩa. Và nhớ rằng đừng xóa gì trong ổ ảo này cũng như file DongY.iso nhá. Xóa là hư hết công trình của mình đó. Hj`. Bạn muốn gở đĩa DongY ra khỏi ổ đĩa ảo thì làm bằng cách: mổ chương trình UltraIso lên – chọn Tool > Mount to Virtual Drive > bấm vào Unmount , Xong
Bất túc = không đủ, yếu
Bi = đau buồn, đau thương
Biểu = phần ngoài, da (biểu bì)
Bình = trung hòa, không nóng, không lạnh
Bối = lưng
Cam = ngọt
Cách = phân chia, chia cách
Cảnh = cổ
Chỉ = cầm, làm giảm
Chích = tẩm mật rồi nướng hoặc sao vàng
Dịch = chất lỏng (ví dụ: tân dịch); bệnh truyền nhiễm (ví dụ: ôn dịch)
Đại tiện = đi cầu
Đạm = nhạt
Điền trướng = đầy tức
Hàm = mặn
Hãm = ngâm trong nước nóng
Hàn = lạnh
Hãn = mồ hôi
Hạng = gáy
Hành = làm cho lưu thông
Hiếp = sườn
Hỏa = nhiệt
Hoạt = làm cho di chuyển dễ dàng
Hư = thiếu, yếu, suy
Hung = lồng ngực
Hữu = bên phải
Huyền = căng cứng
Huyễn vựng = chóng mặt hoa mắt
Hỷ = vui vẻ, sung sướng
Khái = ho
Khổ = đắng
Khu = trừ, loại trừ
Khủng = sợ hãi
Kiên = vai
Kiện = làm cho khoẻ lên (ví dụ: kiện tỳ)
Kiện vong = hay quên
Kinh = kinh hãi, sửng sốt quá mức
Lao = hao, gầy
Liễm = khống chế, kềm chế
Loan = co rút
Lục khí = phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa
Lục phủ = đảm, vị, tiểu trường, đại trường, bàng quang, tam tiêu
Lý = thông (ví dụ lý khí); ở trong, phần trong
Mãn = đầy, óc ách
Mao = lông, chỉ sự nhẹ nhàng
Ngũ hành = mộc, hỏa, thổ, kim, thủy
Ngũ khiếu = mắt, lưỡi, mồm, mũi, tai
Ngũ sắc = xanh, đỏ, vàng, trắng, đen
Ngũ tạng = can, tâm, tỳ, phế, thận
Ngũ vị = chua, đắng, ngọt, cay, mặn
Nhiệt = nóng
Nhuận = làm điều hòa, dễ dàng
Nhục = thịt, cơ
Nộ = tức giận
Ố = sợ (ố hàn: sợ lạnh)
Ôn = ấm
Phát = làm cho ra (ví dụ: phát hãn)
Phế = tạng phế (gồm có lá phổi và hệ kinh mạch liên quan đến phổi)
Phong = gió
Quan = bế tắc, đóng giữ
Sao = rang
Sáp = làm săn, se lại
Sôn tiết = ăn vào tả ra
Tà = độc tố, chất độc hại, khí độc
Tả = lấy bớt ra, làm giảm bớt; bên trái
Tân = cay
Tân dịch = chất nước trong cơ thể (không phải huyết)
Tán = làm tan ra (ví dụ: tán kết), nghiền nhỏ
Tàng = chứa
Táo = khô
Thạch = đá, chỉ sự trầm nặng
Thanh=màu xanh (tính từ); làm giảm, thanh trừ (động từ)
Thấp = ẩm
Thất tình = 7 thứ tình cảm (hỉ, nộ, ưu, tư, bi, khủng, kinh)
Thống = nhức; điều khiển
Thử = nắng
Thực = dư, thừa, quá; vun đắp lên
Tích = đường cột sống
Tiểu tiện = đi tiểu
Toan = chua
Trệ = trì trệ, không thông
Trung tiện = đánh rắm, địt
Trường = dài; ruột (tiểu trường: ruột non, đại trường: ruột già)
Tư = bồi dưỡng, bồi bổ, bổ
Tư = tư lự, lo nghĩ
Tức = hơi thở
Ứ = đóng cục, tắc ngẽn
Uất = tắc nghẽn, không thông
Ưu = u sầu, buồn bã
Yêu cổ = ngang thắt lưng và vế
VỊ TÍNH
- Vị có 5: Toan (chua), Khổ (đắng), Cam (ngọt), Tân (cay), Hàm (mặn).
- Tính có 4: Hàn (lạnh), Nhiệt (nóng), Ôn (ấm), Lương (mát).
- Các chữ phụ bên như: Vi (rất nhỏ, rất ít), Tiểu (ít, nhỏ), Đại (lớn, nhiều).
QUI KINH
Có thuốc vào cả 12 kinh, cũng có thuốc vào từ 1 kinh trở lên, tại Bảng giản lược ghi việc Qui kinh vắn tắt theo tên Tạng Phủ.
- Vào 6 Kinh Âm tức là vào 6 Tạng: Can (gan), Tâm (tim, óc), Tỳ (lách, mía), Phế (Phổi), Thận (cật), Tâm Bào Lạc (mạch máu).
- Vào 6 Kinh Dương tức là vào 6 Phủ: Đảm (mật), Tiểu Trường (ruột non), Vị (dạ dày), Đại Trường (ruột già), Bàng Quang (bọng đái), Tam Tiêu (đường nước).
Bi = đau buồn, đau thương
Biểu = phần ngoài, da (biểu bì)
Bình = trung hòa, không nóng, không lạnh
Bối = lưng
Cam = ngọt
Cách = phân chia, chia cách
Cảnh = cổ
Chỉ = cầm, làm giảm
Chích = tẩm mật rồi nướng hoặc sao vàng
Dịch = chất lỏng (ví dụ: tân dịch); bệnh truyền nhiễm (ví dụ: ôn dịch)
Đại tiện = đi cầu
Đạm = nhạt
Điền trướng = đầy tức
Hàm = mặn
Hãm = ngâm trong nước nóng
Hàn = lạnh
Hãn = mồ hôi
Hạng = gáy
Hành = làm cho lưu thông
Hiếp = sườn
Hỏa = nhiệt
Hoạt = làm cho di chuyển dễ dàng
Hư = thiếu, yếu, suy
Hung = lồng ngực
Hữu = bên phải
Huyền = căng cứng
Huyễn vựng = chóng mặt hoa mắt
Hỷ = vui vẻ, sung sướng
Khái = ho
Khổ = đắng
Khu = trừ, loại trừ
Khủng = sợ hãi
Kiên = vai
Kiện = làm cho khoẻ lên (ví dụ: kiện tỳ)
Kiện vong = hay quên
Kinh = kinh hãi, sửng sốt quá mức
Lao = hao, gầy
Liễm = khống chế, kềm chế
Loan = co rút
Lục khí = phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa
Lục phủ = đảm, vị, tiểu trường, đại trường, bàng quang, tam tiêu
Lý = thông (ví dụ lý khí); ở trong, phần trong
Mãn = đầy, óc ách
Mao = lông, chỉ sự nhẹ nhàng
Ngũ hành = mộc, hỏa, thổ, kim, thủy
Ngũ khiếu = mắt, lưỡi, mồm, mũi, tai
Ngũ sắc = xanh, đỏ, vàng, trắng, đen
Ngũ tạng = can, tâm, tỳ, phế, thận
Ngũ vị = chua, đắng, ngọt, cay, mặn
Nhiệt = nóng
Nhuận = làm điều hòa, dễ dàng
Nhục = thịt, cơ
Nộ = tức giận
Ố = sợ (ố hàn: sợ lạnh)
Ôn = ấm
Phát = làm cho ra (ví dụ: phát hãn)
Phế = tạng phế (gồm có lá phổi và hệ kinh mạch liên quan đến phổi)
Phong = gió
Quan = bế tắc, đóng giữ
Sao = rang
Sáp = làm săn, se lại
Sôn tiết = ăn vào tả ra
Tà = độc tố, chất độc hại, khí độc
Tả = lấy bớt ra, làm giảm bớt; bên trái
Tân = cay
Tân dịch = chất nước trong cơ thể (không phải huyết)
Tán = làm tan ra (ví dụ: tán kết), nghiền nhỏ
Tàng = chứa
Táo = khô
Thạch = đá, chỉ sự trầm nặng
Thanh=màu xanh (tính từ); làm giảm, thanh trừ (động từ)
Thấp = ẩm
Thất tình = 7 thứ tình cảm (hỉ, nộ, ưu, tư, bi, khủng, kinh)
Thống = nhức; điều khiển
Thử = nắng
Thực = dư, thừa, quá; vun đắp lên
Tích = đường cột sống
Tiểu tiện = đi tiểu
Toan = chua
Trệ = trì trệ, không thông
Trung tiện = đánh rắm, địt
Trường = dài; ruột (tiểu trường: ruột non, đại trường: ruột già)
Tư = bồi dưỡng, bồi bổ, bổ
Tư = tư lự, lo nghĩ
Tức = hơi thở
Ứ = đóng cục, tắc ngẽn
Uất = tắc nghẽn, không thông
Ưu = u sầu, buồn bã
Yêu cổ = ngang thắt lưng và vế
VỊ TÍNH
- Vị có 5: Toan (chua), Khổ (đắng), Cam (ngọt), Tân (cay), Hàm (mặn).
- Tính có 4: Hàn (lạnh), Nhiệt (nóng), Ôn (ấm), Lương (mát).
- Các chữ phụ bên như: Vi (rất nhỏ, rất ít), Tiểu (ít, nhỏ), Đại (lớn, nhiều).
QUI KINH
Có thuốc vào cả 12 kinh, cũng có thuốc vào từ 1 kinh trở lên, tại Bảng giản lược ghi việc Qui kinh vắn tắt theo tên Tạng Phủ.
- Vào 6 Kinh Âm tức là vào 6 Tạng: Can (gan), Tâm (tim, óc), Tỳ (lách, mía), Phế (Phổi), Thận (cật), Tâm Bào Lạc (mạch máu).
- Vào 6 Kinh Dương tức là vào 6 Phủ: Đảm (mật), Tiểu Trường (ruột non), Vị (dạ dày), Đại Trường (ruột già), Bàng Quang (bọng đái), Tam Tiêu (đường nước).
GIẢI THÍCH HIỆU NĂNG
Thuật ngữ = Dịch nghĩa
A
An thần trấn kinh = An thần, yên co giật
B
Bài nùng hiệp sang = Trừ mủ, lành ghẻ
Bài nùng tiêu ung = Trừ mủ, tiêu ghẻ ung
Bảo Phế ninh thấu = Bảo vệ Phổi, trị ho khạc
Bảo Phế thai trợ sản = Bổ thai bào, giúp sanh dễ
Bình Can tiềm Dương = Điều hòa Gan, gìn giữ Dương
Bình Can trấn kinh = Điều hòa Gan, an kinh giật
Bổ Can minh mục = Bổ Gan sáng mắt
Bổ Can trị manh = Bổ Gan trị mù
Bổ Hỏa hồi quyết = Bổ Hỏa trị quyết lãnh
Bổ Hỏa tráng Dương = Bổ Hỏa mạnh dương sự
Bổ Huyết an thai = Bổ máu yên ổn bào thai
Bổ Huyết chỉ băng = Bổ máu dứt băng lậu
Bổ Huyết chỉ Huyết = Bổ máu dứt chảy máu
Bổ Huyết điều kinh = Bổ máu điều hòa kinh nguyệt
Bổ hư minh mục = Bổ hư sáng mắt
Bổ khí cứu thoát = Bổ khí giải cứu các chất mất chất sống
Bổ khí liễm hãn = Bổ khí thu mồ hôi
Bổ khí thăng Dương = Bổ khí nâng cao Dương
Bổ Phế chỉ thấu = Bổ Phổi, dứt ho khạc
Bổ Phế định suyễn = Bổ Phổi ổn định chứng khó thở
Bổ Phế liễm huyết = Bổ Phổi giữ máu
Bổ Phế ninh thấu = Bổ Phổi yên ho khạc
Bổ Tâm an thần = Bổ Tâm an tinh thần
Bổ Tỳ nhiếp huyết = Bổ Tỳ giữ máu
Bổ Thận tráng cốt = Bổ Thận mạnh xương
C
Cố biểu chỉ hãn = Chắc bên ngoài, dứt mồ hôi
Cố hạ chỉ huyết = Chắc phần dưới, dứt chảy máu
Cố thu thoát = Chắc phần dưới, giữ hạ thoát
Cố kinh chỉ băng = Điều kinh nguyệt, dứt băng huyết
Cố Thận súc nịch = Bền Thận tăng sức chứa nước tiểu
Cố Thận súc niệu = Bền Thận tăng sức chứa nước tiểu
Cố Tinh chỉ di = Bền tinh ngừng mộng di
Cố Trường chỉ tả = Chắc ruột già ngừng tiêu chảy
Công đàm trừ tích = Phá đàm tiêu tích trệ
Công độc khu mai = Tiêu độc trừ giang mai
Cường Âm liệu sán = Mạnh Âm trị sán khí
Cường cân chấn nuy = Mạnh gân phục hồi bại liệt
Cường cân khởi nuy = Mạnh gân phục hồi bại liệt
Cường cân khởi tý = Mạnh gân khỏi tê đau
Cường Vị tiêu thực = Mạnh dạ dày tiêu hóa thức ăn
CH
Chấn Tỳ triệt ngược = Thêm sức Tỳ trừ sốt rét
Chế độc liệu thương = Trừ bớt độc trị thương tật
Chế toan chỉ thống = Trừ chua, dứt đau
Chế xà giải độc = Ngăn chặn và giải độc rắn
Chưng não chỉ thế = Ấm não dứt sổ mũi
D
Di tinh khứ manh = Dời con ngươi trừ đui mù
Dưỡng Âm chỉ khát = Dưỡng Âm dứt khát nước
Dưỡng Âm thanh nhiệt = Dưỡng Âm hạ sốt
Dưỡng Can định huyễn = Dưỡng Gan ổ định xây xẩm
Dưỡng Can minh mục = Dưỡng Gan sáng mắt
Dưỡng Cân giải kỉnh = Dưỡng Gân trừ bệnh kỉnh
Dưỡng Huyết an thai = Dưỡng huyết yên bào thai
Dưỡng Huyết điều kinh = Dưỡng huyết điều hòa kinh nguyệt
Dưỡng Huyết khứ phong = Dưỡng huyết trừ phong
Dưỡng Tâm an thần = Dưỡng Tâm ổn định thần trí
Dưỡng Tâm liễm hãn = Dưỡng Tâm thu mồ hôi
Dưỡng Tâm ninh thần = Dưỡng Tâm an thần
Dưỡng Thận minh mục = Dưỡng Thận sáng mắt
Dưỡng Vị sinh tân = Dưỡng dạ dày sinh nước mát
Đ
Đạo khí khai ấm = Dẫn khí trị mất tiếng
Đạo ứ thông kinh = Đuổi ứ huyết thông kinh nguyệt
Địch ẩm bình suyễn = Tẩy đàm nhớt ổn bệnh suyễn
Địch ẩm định huyễn = Tẩy đàm nhớt trị chóng mặt
Điều kinh chỉ đái = Điều kinh ngừng bệnh đái hạ
Điều khí chỉ thống = Điều kinh khí dứt đau
Điều Vị tiêu bỉ = Điều kinh dạ dày trừ bụng đầy
G
Giải độc hiệp sang = Giải độc lành ghẻ
Giải độc hóa ban = Giải độc tiêu ban sởi
Giải độc khu mai = Giải độc trừ bệnh giang mai
Giải độc liệu thương = Giải độc trị thương tổn
Giải độc lợi yết = Giải độc thông cổ họng
Giải độc sát trùng = Giải độc diệt trùng
Giải độc tiêu thủng = Giải độc tiêu thủng
Giải độc tiêu ung = Giải độc trừ ghẻ ung
Giải độc thấu chẩn = Giải độc lộ ban chẩn
Giải độc y sang = Giải độc trị ghẻ
Giải độc tửu chế độc = Giải độc rượu, giảm chất độc
Giải uất khoan hung = Giải uất nghẹn, khoan khái lồng ngực
Giáng Đàm trừ bỉ = Hạ đàm trừ đầy bụng
Giáng hỏa lợi yết = Hạ hỏa thông yết hầu
Giáng khí bình suyễn = Hạ khí định suyễn
Giáng khí thông tiện = Hạ khí thông nhị tiên
Giáng nghịch chỉ ẩu = Hạ nghịch dứt ói
H
Hạ Đàm chỉ khái = Hạ Đàm dứt ho
Hạ Khí bình suyễn = Hạ khí định suyễn
Hạ Khí chỉ ẩu = Hạ Khí dứt ói
Hạ Khí giáng nghịch = Hạ giáng khí nghịch
Hạ Khí khoan trung = Hạ khí thư thái phần giữa
Hạ Khí khoan trướng = Hạ khí trướng đầy
Hạ Khí tán mãn = Hạ khí tiêu đầy
Hành huyết chỉ lỵ = Lưu thông máu ngừng kiết lỵ
Hành huyết thông kinh = Lưu thông máu thông kinh nguyệt
Hành khí an thai = Lưu thông khí yên bào thai
Hành khí chỉ thống = Lưu thông khí dứt chứng đau
Hành khí khoan hung = Lưu thông khí thư thái lồng ngực
Hành khí liệu sán = Lưu thông khí trị sán khí
Hành Thủy tiêu bỉ = Lưu thông nước trừ bỉ đầy
Hành Thủy tiêu cổ = Lưu thông nước trừ cổ trướng
Hành Thủy tiêu thủng = Lưu thông nước trừ phù thủng
Hành trệ điều tiện = Thông ứ trệ điều hòa nhị tiện
Hành trệ hồi nhũ = Thông ứ trệ khiến sữa trở lại
Hành trệ khoan trướng = Thông ứ trệ thư thái đầy trướng
Hành ứ chỉ thống = Thông ứ dứt đau
Hành ứ điều kinh = Thông ứ trệ điều hòa kinh nguyệt
Hành ứ liệu thương = Thông ứ trệ trị thương tật
Hành ứ thông kinh = Thông ứ hành kinh nguyệt
Hóa Đàm chỉ khái = Tiêu Đàm dứt ho
Hóa Đàm chỉ thấu = Tiêu Đàm dứt ho khạc
Hóa Đàm giáng nghịch = Tiêu Đàm hạ khí nghịch
Hóa Đàm nhuyễn kiên = Tiêu Đàm mềm chất cứng
Hóa Đàm tiêu bỉ = Tiêu Đàm trừ bỉ đầy
Hóa Đàm triệt ngược = Tiêu Đàm trừ tiệt sốt rét
Hóa khí thông niệu = Giúp khí hóa để lợi tiểu
Hóa thạch thông lâm = Thông trị thạch lâm
Hóa thấp tiêu thử = Trị bệnh do nắng và ẩm thấp
Hóa trệ phá trưng = Tiêu ứ trệ tan tích khối
Hóa trọc chỉ đái = Tiêu chất dơ ngừng đái hạ
Hóa ứ chỉ huyết = Tiêu ứ trệ dứt chảy máu
Hóa ứ chỉ thống = Tan ứ trệ dứt đau
Hóa ứ tiêu ung = Tiêu ứ trệ trừ ghẻ ung
Hòa dược điều tể = Điều hòa dược tể
Hòa huyết an thai = Điều hòa máu yên bào thai
Hòa huyết điều kinh = Điều hòa máu và kinh nguyệt
Hòa trung định thai = Hòa trung phần yên ổn bào thai
Hòa Vị an thần = Điều hòa dạ dày an tinh thần
Hòa Vị chỉ ẩu = Điều hòa dạ dày ngừng ói
Hòa Vị trừ phiền = Điều hòa dạ dày tiêu bứt rứt
Hoãn cấp chỉ thống = Chậm chứng cấp, dứt đau
Hoạt huyết cứu vựng = Lưu hành máu trị chóng mặt
Hoạt huyết điều kinh = Lưu hành máu điều hòa kinh nguyệt
Hoạt huyết lý thương = Lưu hành máu trị thương tật
Hoạt huyết thông kinh = Lưu hành máu thông kinh nguyệt
Huợt đàm lợi khiếu = Long đờm thông khiếu
Hượt huyết hạ thai = Trơn huyết hạ thai
Hượt khiếu thông nhũ = Lợi khiếu thông sữa
Hượt thai trợ sản = Trơn thai dễ sanh
Hượt trường thông tiện = Nhuận trường thông đại tiện
I
Ích âm chỉ đái = Lợi Âm dứt đái hạ
Ích Âm chỉ huyết = Lợi Âm dứt chảy máu
Ích Âm chỉ khát = Lợi Âm ngừng khát nước
Ích Âm liễm hãn = Lợi Âm thu mồ hôi
Ích Âm nhiếp tinh = Lợi Âm giữ bền tinh
Ích Âm thanh nhiệt = Lợi Âm làm mát
Ích Âm thông kinh = Lợi Âm thông kinh nguyệt
Ích huyết ninh thần = Lợi máu, thêm ổn tinh thần
Ích huyết phục mạch = Thêm máu làm mạch trở lại
Ích khí bổ trung = Lợi khí bổ phần giữa
Ích khí chỉ thấu = Lợi khí dứt ho khạc
Ích khí liễm hãn = Lợi khí thu mồ hôi
Ích tinh chủng tử = Lợi tinh dễ có con
Ích Tỳ nhiếp huyết = Lợi Tỳ giữ máu
Ích Thận bổ tinh = Lợi Thận thêm tinh
Ích Thận cố tinh = Lợi Thận bền tinh
Ích Thận cố thoát = Lợi Thận bền tinh, niệu
Ích Thận kiện cốt = Lợi Thận khỏe xương
Ích Thận liễm tinh = Lợi Thận thu giữ tinh
Ích Thận súc niệu = Lợi Thận thêm sức chứa nước tiểu
Ích Thận trấn tinh = Lợi Thận bền tinh
Ích Vị tiêu bỉ = Lợi dạ dày trừ đầy bụng
K
Kiện cốt an nha = Khỏe xương yên răng
Kiện cốt chấn nuy = Khỏe xương phục hồi bại liệt
Kiện cốt tráng yêu = Khỏe xương mạnh eo lưng
Kiện Tỳ chỉ tả = Khỏe Tỳ dứt tiêu chảy
Kiện Tỳ thoái ế = Khỏe Tỳ trị mộng thịt
Kiện Thận tráng yêu = Khỏe Thận mạnh eo lưng
Kiện Vị chỉ ẩu = Mạnh dạ dày, dứt ói
Kiện Vị khai cấm = Mạnh dạ dày, mở ngậm cứng
Kiện Vị khoan trướng = Mạnh dạ dày, thư thái chứng đầy bụng
Kiện Vị tiêu thực = Mạnh dạ dày, tiêu hóa thức ăn
Kiếp đàm khai tý = Trị đàm, trị tê đau
KH
Khai khiếu thông bế = Mở lỗ khiếu thông bế tắc
Khai Vị tấn thực = Mở dạ dày kích thích ăn uống
Khoan hung khai tý = Mở lồng ngực trị đau
Khoát đàm bình suyễn = Tẩy đàm định suyễn
Khoát đàm định suyễn = Tẩy đàm bình suyễn
Khoát đàm tiệt kinh = Tẩy đàm trị kinh giật
Khứ chướng minh mục = Trừ chướng sáng mắt
Khứ đàm bình suyễn = Trừ đàm yên bệnh suyễn
Khứ đàm chỉ khái = Trừ đàm dứt ho
Khứ đàm chỉ thấu = Trừ đàm dứt ho khạc
Khứ đàm trấn khái = Trừ đàm an chứng ho
Khứ hàn chỉ thống = Trừ lạnh dứt đau
Khứ hàn thông tý = Trừ lạnh giải tê đau
Khứ phong chỉ thống = Trừ phong dứt đau
Khứ phong giải kỉnh = Trừ phong giải chứng co cứng
Khứ phong minh mục = Trừ phong sáng mắt
Khứ phong thanh thượng = Trừ phong mát phần trên
Khứ phong thông tý = Trừ phong giải tê
Khứ phong trấn kinh = Trừ phong động, yên kinh giật
Khứ phong trừ lại = Trừ phong trị bệnh cùi
Khứ thấp chỉ lợi = Trừ thấp trị ỉa lỏng
Khứ thấp giải thử = Trừ thấp trị cảm nắng
Khứ thấp thông tý = Trừ thấp giải tê
Khứ thấp trừ tý = Trừ thấp trị tê
Khứ ứ chỉ huyết = Trừ ứ dứt chảy máu
Khứ ứ liệu thương = Trừ ứ trị thương tổn
Khứ ứ phá trưng = Trừ ứ tan kết khối
L
Liễm âm chỉ huyết = Thu giữ âm dứt chảy máu
Liễm huyết chỉ huyết = Thu giữ huyết dứt chảy máu
Liễm Phế bình suyễn = Thu Phế khí định suyễn
Liễm Phế chỉ khái = Thu Phế khí ngừng ho
Liễm Phế chỉ thấu = Thu Phế khí ngừng ho khạc
Lợi cách chỉ ế = Thông cơ hoành dứt chứng ợ
Lợi đảm thoái hoàng = Thông mật trị vàng da
Lợi huyết liệu tý = Thông máu trị tê
Lợi khiếu đạo bế = Thông khiếu dẫn bế tắt
Lợi khiếu hạ nhũ = Thông khiếu xuống sữa
Lợi khiếu hộ lung = Thông khiếu trị tai điếc
Lợi khiếu thông tỵ = Thông lỗ mũi
Lợi niệu đạo thấp = Lợi tiểu giải ẩm thấp
Lợi niệu thoái hoàng = Lợi tiểu trị vàng da
Lợi niệu thông lâm = Lợi tiểu giải đái khó
Lợi niệu tiêu thủng = Lợi tiểu trừ phù thủng
Lợi tiện tiêu thủng = Lợi nhị tiện trừ phù thủng
Lợi thấp chỉ tả = Lợi tiểu trị thấp dứt tiêu chảy
Lợi thấp thoái hoàng = Lợi thủy thấp trị vàng da
Lợi thủy tiêu thủng = Lợi tiểu trừ phù thủng
Lợi thủy thông lâm = Thông lợi thủy trị đái khó
Lương Can minh mục = Mát gan sáng mắt
Lương huyết an thai = Mát máu yên bào thai
Lương huyết chỉ huyết = Mát máu dứt chảy máu
Lương huyết chỉ lỵ = Mát máu dứt kiết lỵ
Lương huyết liệu thương = Mát máu trị thương
Lương huyết ô phát = Mát máu đen tóc
Lương huyết thông lâm = Mát máu thông chứng đái khó
Lương Phế chỉ thấu = Mát phổi dứt ho khạc
Lương Phế định thấu = Mát phổi ổn chứng ho khạc
Lương Vị chỉ ẩu = Mát dạ dày dứt ói mửa
Lý khí an thai = Điều hòa khí yên bào thai
Lý khí giải uất = Điều hòa khí trừ uất ức
Lý khí khoan trướng = Điều hòa khí thư thái đầy trướng
Lý thấp triệt ngược = Điều hòa thấp dứt sốt rét
M
Ma ế minh mục = Mài mòn mộng, sáng mắt
N
Nạp khí bình suyễn = Thêm Phế khí định suyễn
Nạp Thận bình suyễn = Thêm Thận khí định suyễn
Ninh Tâm an thần = An ninh Tâm thần
Ninh Tâm định quý = An Tâm ổn định hồi hộp
Noãn cung an thai = Ấm tử cung yên bào thai
Noãn cung chế lậu = Ấm tử cung phòng trị băng lậu
Noãn Thận liệu sáng = Ấm Thận trị sáng khí
Nõan Tỳ chỉ tả = Ấm Tỳ dứt tiêu chảy
Noãn Vỵ tiêu thực = Ấm dạ dày tiêu hóa thức ăn
NG
Ngưng huyết chỉ huyết = Đông máu dứt chảy máu
NH
Nhiếp Thận chỉ tả = Thu Thận khí ngừng tiêu chảy
Nhu Can chỉ thống = Nhuận gan dứt đau
Nhu Can tức phong = Nhuận gan ngừng phong động
Nhuận Can minh mục = Nhuận gan sáng mắt
Nhuận Cân giải kỉnh = Nhuận gân giải bệnh kỉnh (co cứng)
Nhuận Phế chỉ huyết = Nhuận Phổi ngừng chảy máu
Nhuận Phế chỉ khái = Nhuận Phổi dứt ho
Nhuận Phế hóa đàm = Nhuận Phổi tiêu đàm
Nhuận Phế lợi yết = Nhuận Phổi thông cổ họng
Nhuận Phế ninh thấu = Nhuận Phổi yên ho khạc
Nhuận Táo chỉ khái = Trừ ráo dứt ho
Nhuận trường thông tiện = Nhuận trường thông đại tiện
Nhuyễn kiên tán kết = Mềm chỗ cứng tan ứ kết
Nhuyễn kiên tiêu lịch = Mềm chỗ cứng tiêu tràng nhạc (lao hạch)
Nhuyễn kiên tiêu ung = Mềm chỗ cứng tan ghẻ ung
O
Ôn kinh chỉ băng = Ấm kinh ngừng băng huyết
Ôn kinh chỉ huyết = Ấm kinh ngừng chảy máu
Ôn kinh chỉ thống = Ấm kinh dứt đau
Ôn kinh lý huyết = Ấm kinh điều hòa máu
Ôn Phế bình suyễn = Ấm Phổi định suyễn
Ôn Phế chỉ khái = Ấm Phổi dứt ho
Ôn Phế hóa đàm = Ấm Phổi tiêu đàm
Ôn Phế thông tỵ = Ấm Phổi thông mũi
Ôn Thận cố hạ = Ấm Thận bền phần dưới
Ôn Thận chỉ tả = Ấm Thận dứt tiêu chảy
Ôn Thận hưng Dương = Ấm Thận nâng Dương
Ôn Thận liệu sang = Ấm Thận trị ghẻ
Ôn Thận noãn yêu = Ấm Thận và eo lưng
Ôn Thận nhiếp tinh = Ấm Thận giữ tinh
Ôn Thận súc niệu = Ấm Thận thêm sức chứa nước tiểu
Ôn Thận trợ Dương = Ấm Thận giúp thêm Dương
Ôn Thận trục thủy = Ấm Thận thoát nước
Ôn trung an thai = Ấm phần giữa yên bào thai
Ôn trung chỉ lỵ = Ấm phần giữa dứt kiết lỵ
Ôn trung chỉ thống = Ấm phần giữa dứt đau
Ôn trường thông tiện = Ấm ruột già thông đại tiện
Ôn Tỳ chỉ tả = Ấm Tỳ dứt tiêu chảy
Ôn Tỳ triệt ngược = Ấm Tỳ trừ sốt rét
Ôn Vị chỉ ách = Ấm dạ dày dứt nức cục
Ôn Vị chỉ ẩu = Ấm dạ dày dứt ói
Ôn Vị chỉ thóa = Ấm dạ dày dứt khạc nhổ
Ôn Vị điều trung = Ấm dạ dày điều hòa phần giữa
PH
Phá huyết thông kinh = Tan máu ứ thông kinh nguyệt
Phá kết tiêu lịch = Tán ứ kết trừ lao hạch
Phá khí tiêu tích = Tán khí tiêu tích trệ
Phá tích tiêu cam = Tán ứ tiêu cam tích
Phá ứ thông kinh = Tán ứ thông kinh nguyệt
Phát đàm chỉ thống = Trừ đàm dứt đau
Phân thanh khứ trọc = Chia sạch đuổi dơ
S
Sáp huyết chỉ lâm = Đông máu dứt đái khó
Sáp tinh chỉ di = Đặc tinh dứt mộng di
Sáp trường chỉ lợi = Rít ruột ngừng ỉa lỏng
Sáp trường chỉ lỵ = Rít ruột ngừng kiết lỵ
Sáp trường chỉ tả = Rít ruột ngừng tiêu chảy
Sáp trường súc niệu = Rít ruột ngừng tăng sức chứa nước tiểu
Sát trùng chỉ thống = Sát trùng dứt đau
Sát trùng tai giới = Sát trùng trừ ghẻ lác
Sát trùng tai lao = Sát trùng trừ lao
Sát trùng tiêu cam = Sát trùng trị cam (Trẻ suy dinh dưỡng)
Sát trùng tiêu tích = Sát trùng trừ tích
Sát trùng triệt ngược = Sát trùng trừ sốt rét
Sát trùng trừ lại = Sát trùng trị phong cùi
Sinh cơ hiệp sang = Sanh da thịt lành miệng ghẻ
Sinh tân chỉ khát = Sanh nước miếng dứt khát nước
Sơ biểu thấu chẩn = Giải biểu phát ban
Sơ Can giải uất = Sơ giải can khí uất
Sơ Can minh mục = Nhuận Gan sáng mắt
Sơ Can tán kết = Nhuận Gan tan kết khối
Sơ Đảm trừ hoàng = Thông mật trị vàng da
Sơ Phong an thượng = Giải phong yên phần trên
Sơ Phong chỉ dưỡng = Giải phong dứt ngứa
Sơ Phong giải biểu = Sơ giải biểu phong
Sơ Phong giải cơ = Sơ giải cơ phong (Biểu)
Sơ Phong giải kỉnh = Sơ phong giải bệnh kỉnh (Co cứng)
Sơ Phong minh mục = Giải phong sáng mắt
Sơ Phong thanh thượng = Giải phong mát phần trên
Sơ Phong trừ tý = Giải phong trừ tê
Sưu phong thông tý = Gom gió trị tê
T
Tả Can giáng hỏa = Tả Can thật hạ hỏa
Tả Can liệu sáng = Tả Can thật trị sáng khí
Tả Can minh mục = Tả Can thật sáng mắt
Tả Can trấn kinh = Tả Can thật an kinh giật
Tả đái tiêu cổ = Tả mạch Đái trị cổ trướng
Tả hỏa chỉ di = Tả thật hỏa ngừng di (tinh, niệu)
Tả hỏa giải độc = Giải trừ nhiệt độc
Tả nhiệt an thần = Tả thật nhiệt yên tâm thần
Tả nhiệt giải kỉnh = Tả thật nhiệt trừ bệnh kỉnh
Tả nhiệt tiệt ngược = Tả thật nhiệt trừ sốt rét
Tả Phế bình suyễn = Tả Phế thật định suyễn
Tả Phế chỉ khái = Tả Phế thật dứt ho
Tả Phế tiêu ung = Tả Phế thật trừ ghẻ ung
Tả phù thông niệu = Lợi tiểu trị phù thủng
Tả trọc chỉ đái = Trừ dơ ngừng đái hạ
Tán độc phạt đinh = Tiêu độc trừ ghẻ nhọt
Tán hàn giải biểu = Tan lạnh giải ngoại cảm
Tán hàn giải thử = Tan lạnh trị cảm nắng
Tán hàn tuyên tý = Tan lạnh trị tê đau
Tán kết tiêu lịch = Tan kết khối trừ lao hạch
Tán kết tiêu thủng = Tan ứ kết trừ phù thủng
Tán khí chỉ thống = Tan khí ngừng đau
Tán nhiệt giải biểu = Tan nóng giải ngoại cảm
Tán nhiệt giải cơ = Tan nóng giải cơ biểu
Tán nhiệt giải thử = Tan nóng giải cảm nắng
Tán phong giải kỉnh = Tiêu phong trị bệnh kỉnh
Tán thấp giải thử = Giải thấp trị cảm nắng
Tán ứ chỉ huyết = Tan ứ dứt chảy máu
Tán ứ chỉ thống = Tan ứ dứt đau
Tán ứ phá trưng = Tan ứ phá kết khối
Táo Thấp bài nùng = Ráo ẩm trừ mủ ghẻ
Táo Thấp chỉ đái = Ráo ẩm dứt đái hạ
Táo Thấp chỉ lỵ = Ráo ẩm ngừng kiết lỵ
Táo Thấp chỉ tả = Ráo ẩm ngừng ỉa chảy
Táo Thấp hóa đàm = Ráo ẩm tiêu đàm dãi
Táo Thấp sát trùng = Ráo ẩm sát trùng
Táo Thấp thoái hoàng = Ráo ẩm trị vàng da
Táo Thấp trừ hoàng = Ráo ẩm trừ hoàng đản
Táo Tỳ chỉ tả = Ráo Tỳ dứt tiêu chảy
Tiềm dương an thần = Dìm dương an thần
Tiếp cốt liệu thương = Liền xương trị thương tổn
Tiết Phế thông tỵ = Tả Phế thật thông mũi
Tiết trệ chỉ lỵ = Thông ứ trệ dứt kiết lỵ
Tiết trọc chỉ đái = Đuổi chất dơ ngừng đái hạ
Tiêu cốc tấn thực = Trợ tiêu hóa giúp ăn ngon
Tiêu đàm chỉ thấu = Hóa đàm dứt ho khạc
Tiêu đàm thông khiếu = Hóa đàm thông lổ khiếu
Tiêu phong bại độc = Tiêu phong trừ độc
Tiêu tích liệu cam = Tiêu thực trị cam tích
Tiêu thực hóa cách = Tiêu thức ăn trị uất nghẹn
Tiêu thực hóa tích = Tiêu thức ăn trừ tích thực
Tiêu thực khai Vi = Khai Vị tiêu hóa thức ăn
Tiêu thực khoan trướng = Tiêu thức ăn khoan khoái đầy trướng
Tiêu thực phá kết = Tiêu thức ăn tan tích kết
Tiêu thực phá trưng = Tiêu thức ăn tan khối kết
Tiêu trùng tai giới = Sát trùng trừ ghẻ lác
Tiêu ứ chỉ huyết = Tan ứ dứt chảy máu
Tiêu ứ chỉ thống = Tan ứ dứt đau
Tiêu ứ thoái hoàng = Tan ứ trị vàng da
Tỉnh Tỳ tấn thực = Yên Tỳ ăn ngon
Tị ác chỉ thống = Trừ ác dứt đau
Tị ác định loạn = Trừ ô uế ổn định rối loạn
Tị chướng triệt ngược = Trừ lam chướng trị sốt rét
Tị hàn liệu sán = Trừ lạnh trị sán khí
Tị uế giải dịch = Trừ ô uế ngừa bệnh dịch
Tị uế giải thử = Trừ giải cảm nắng
Tị uế khai khiếu = Trừ ô uế mở lổ khiếu
Tị uế thanh thử = Trừ ô uế mát nắng nóng
Tuyên độc thấu chẩn = Phát độc lộ ban
Tuyên khiếu thông bế = Khai khiếu thông bế tắc
Tuyên nhiệt thấu chẩn = Giải nhiệt phát ban
Tuyên Phế bình suyễn = Thông Phổi yên chứng khó thở
Tuyên Phế khai ấm = Thông Phổi trị mất tiếng
Tuyên Phế khai tý = Thông Phổi trị đau ngực
Tuyên tý tán kết = Thông tê tan ứ kết
Tuyên ủng tiêu ung = Thông ủng tắt trừ ghẻ ung
Tục đoạn liệu thương = Nối gân đứt trị thương tổn
Tư âm chỉ khát = Giúp âm dứt khát nước
Tư âm dưỡng thần = Giúp âm nuôi tinh thần
Tư âm giáng hỏa = Giúp âm hạ hỏa
Tư âm liễm hãn = Giúp âm thu mồ hôi
Tư âm tiềm dương = Thêm âm cho dương lặn xuống
Tư Can minh mục = Giúp (trợ) Gan sáng mắt
Tư Can tức phong = Giúp Gan ngừng phong động
Tư dịch chỉ khát = Thêm chất dịch dứt khát nước
Tức phong giải kỉnh = Ngừng phong động giải bệnh kỉnh
Tức phong trấn kinh = Ngừng phong động trị kinh giật
TH
Thác độc hiệp sang = Giải độc lành miệng ghẻ
Thác độc tiêu ung = Giải độc trị ghẻ ung
Thác lý bài nùng = Trị bên trong trừ mủ
Thác nùng sinh cơ = Trừ mủ sinh da thịt
Thảm thấp chỉ tả = Rút ẩm ngừng tiêu chảy
Thảm thấp thoái hoàng = Rút ẩm trị vàng da
Thanh Can minh mục = Mát gan sáng mắt
Thanh Cơ giải biểu = Mát cơ giải cảm
Thanh cốt thoái chưng = Mát xương lui nóng hầm
Thanh hầu khai âm = Mát họng mở tiếng nói
Thanh hầu lợi yết = Mát họng thông cổ
Thanh hỏa chỉ huyết = Mát huyết dứt chảy máu
Thanh hỏa lợi yết = Hạ hỏa thông yết hầu
Thanh huyết giải độc = Mát máu giải độc
Thanh huyết hóa ban = Mát máu lộ ban
Thanh huyết hóa chẩn = Mát máu phát lộ ban chẩn
Thanh nhiệt an thai = Mát chứng nóng yên bào thai
Thanh nhiệt chỉ đái = Mát chứng nóng dứt đái hạ
Thanh nhiệt chỉ hãn = Mát chứng nóng dứt mồ hôi
Thanh nhiệt chỉ huyết = Mát chứng nóng dứt chảy máu
Thanh nhiệt chỉ khát = Mát chứng nóng dứt khát nước
Thanh nhiệt giải biểu = Mát chứng nóng giải cảm
Thanh nhiệt giải khát = Mát chứng nóng giải khát
Thanh nhiệt giải thử = Mát chứng nóng giải nắng
Thanh nhiệt giáng hỏa = Mát chứng nóng hạ hỏa
Thanh nhiệt liệu cam = Mát chứng nóng trị cam tích
Thanh nhiệt minh mục = Mát chứng nóng sáng mắt
Thanh nhiệt ninh thần = Mát chứng nóng an thần
Thanh nhiệt tả hỏa = Mát chứng nóng tả thật hỏa
Thanh nhiệt tị dịch = Mát chứng nóng ngừa bệnh dịch
Thanh nhiệt thoái chưng = Hạ nhiệt lui nóng hâm hấp
Thanh nhiệt thoái hoàng = Hạ nhiệt trị vàng da
Thanh nhiệt trấn kinh = Hạ nhiệt trị kinh giật
Thanh nhiệt trừ phiền = Hạ nhiệt trừ bứt rứt
Thanh Phế bình suyễn = Mát Phổi định suyễn
Thanh Phế chỉ khái = Mát Phổi dứt ho
Thanh Phế chỉ thấu = Mát Phổi dứt khạc
Thanh Phế hóa đàm = Mát Phổi tiêu đàm
Thanh Phế lợi đàm = Mát Phổi thông đàm
Thanh Phế lợi hầu = Mát Phổi thông họng
Thanh Phế ninh thấu = Mát Phổi yên ho khạc
Thanh Phế trấn kinh = Mát Phổi an kinh giật
Thanh Tâm ninh thần = Mát Tâm an thần
Thanh Tâm trừ phiền = Mát Tâm trừ bứt rứt
Thanh Táo hóa đàm = Làm hết ráo tiêu đàm
Thanh Trường chỉ lợi = Mát ruột già dứt ỉa lỏng
Thanh trường chỉ lỵ = Mát ruột già dứt kiết lỵ
Thanh trường liễm huyết = Mát ruột già giữ máu
Thanh trường tiêu trĩ = Mát ruột già trừ bệnh trĩ
Thanh trường thông tiện = Mát ruột già thông đại tiện
Thanh ứ trừ hoàng = Trừ ứ nhiệt trị vàng da
Thanh vinh tiêu ung = Mát máu trị ghẻ ung
Thanh Vị chỉ ẩu = Mát dạ dày dứt ói
Thanh Vị chỉ ế = Mát dạ dày dứt ợ
Thanh Vị chỉ khát = Mát dạ dày dứt khát nước
Thanh Vị chỉ thống = Mát dạ dày dứt đau
Thăng dương an não = Nâng cao dương yên đầu não
Thăng dương cử hãm = Nâng dương đỡ trệ
Thật trường chỉ lỵ = Mạnh ruột già ngừng kiết lỵ
Thấu nùng phá ung = Trừ mủ tiêu ghẻ ung
Thoái chướng trị manh = Trừ chướng (vật cản) trị mù
Thoái ế khứ manh = Trừ màng mộng trị đui mù
Thoái ế minh mục = Trừ màng mộng sáng mắt
Thoái nhiệt minh mục = Trừ nhiệt sáng mắt
Thôi sinh hạ bào = Thúc sanh hạ bào thai
Thôi sinh hạ thai = Thúc sanh hạ bào thai
Thôi sinh lạc thai = Thúc sanh hạ bào thai
Thôi sinh trụy thai = Thúc sanh hạ bào thai
Thông dương hồi quyết = Thông dương phục hồi quyết lãnh
Thông dương tuyên khiếu = Thông dương khai khiếu
Thông dương tuyên tý = Thông dương trị tê thấp
Thông kinh hạ nhũ = Thông kinh lạc xuống sữa
Thông kinh phá trưng = Thông kinh nguyệt tan khối ứ
Thông kinh trụy thai = Thông kinh hạ bào thai
Thông khiếu đạo bế = Lợi khiếu thông bế tắc
Thông lạc hành nhũ = Thông kinh lạc để sữa chảy
Thông nhũ trụy thai = Thông sữa hạ bào thai
Thổ đàm khoan trướng = Mửa đàm, dễ chịu chứng đầy
Thổ đàm tuyên ủng = Mửa đàm thông ủng tắt
Thổ độc cứu ngộ = Mửa chất độc cứu sai lầm
Thổ thực an Vị = Mửa thức ăn yên dạ dày
Thuận khí an thai = Hòa khí nghịch yên bào thai
Thuận khí chỉ thống = Hòa khí nghịch dứt đau
Thư Cân giải kỉnh = Giản gân trừ co cứng
Thực hủ sinh cơ = Trừ thịt thối sinh da non
Thực nùng tiêu ung = Trừ mủ trị ghẻ ung
TR
Trạch phu bảo phát = Nhuận da giữ gìn tóc
Trấn nghịch chỉ ẩu = Giáng nghịch dứt ói
Trấn Tâm an thần = Trấn an tâm thần
Trị sang liệu thương = Trị liệu sang thương
Triệt ngược giải nhiệt = Trừ rét giải sốt
Triệt ngược thoái nhiệt = Trừ rét giải sốt
Trợ dương hồi quyết = Trợ dương phục hồi quyết lãnh
Trợ dương ích tinh = Trợ dương lợi tinh
Trợ dương nhiếp tinh = Trợ dương giữ tinh
Trục ẩm trấn khái = Trừ đàm nhớt yên chứng ho
Trục đàm tiêu tích = Trừ đàm tiêu báng tích
Trục đàm tuyên ủng = Trừ đàm thông ủng tắc
Trục hàn thông tý = Trừ lạnh trị tê đau
Trục ứ chỉ huyết = Trừ ứ dứt chảy máu
Trục thủy tiêu thủng = Trừ nước đọng trị phù thủng
Trụy đàm bình suyễn = Hạ đàm định suyễn
Trụy đàm chỉ thấu = Hạ đàm dứt ho khạc
Trụy đàm định kinh = Hạ đàm ổn định kinh giật
Trụy đàm khai tý = Hạ đàm thông tê
Trụy đàm thai hạ bào = Hạ bào thai
Trụy đàm trợ sản = Hạ bào thai giúp sanh đẻ
Trừ chướng minh mục = Trừ vật cản sáng mắt
Trừ thấp phòng lệ = Trừ ẩm thấp ngừa bệnh cùi
X
Xúc đế thông khiếu = Kích nhảy mũi thông lỗ khiếu
GIẢI THÍCH CẤM KỴ
Thuật ngữ = Dịch nghĩa
A
Âm hàn chuyển cân = Âm vật lạnh, vọp bẻ (chuột rút)
Âm hư dương cường = Âm không đủ, dương lấn mạnh
Âm hư hỏa động = Âm kém hỏa vọng động
Âm hư hỏa thịnh = Âm kém hỏa vượng
Âm hư hỏa uất = Âm kém hỏa uất nghẽn
Âm hư hỏa viêm = Âm kém hỏa viêm nhiệt
Âm hư hữu nhiệt = Âm kém có nhiệt
Âm hư nội nhiệt = Âm kém trong nóng
Âm thịnh dương hư = Âm có dư dương không đủ
B
Ban chẩn dĩ thấu = Ban sởi đã phát lộ
Bất cấm = Luôn không ngừng
Bất nghi thực thái cửu = Không nên ăn quá lâu
Bất túc = Không đủ
Biểu hư hãn đa = Biểu hư yếu, nhiều mồ hôi
Biểu hư tự hãn = Biểu hư yếu, tự đổ mồ hôi
Biểu hư tà vị giải = Tà ngoại cảm chưa giải
C
Can dương thịnh = Gan nóng nhiều
Can dương thiên kháng = Gan nóng lệch một bên
Câu hư = Thảy đều yếu kém
Cước khí = Bệnh sưng chân
D
Dựng phụ = Đàn bà có thai
Dương cường dị cử = Dương mạnh, dương vật dễ cương
Dương thịnh Âm hư = Dương vượng Âm suy
Đ
Đa phục = Uống nhiều
Đa thực tổn huyết mạch = Ăn nhiều hao tổn mạch máu
Đại tiện táo kết = Phân cứng rắn khó đi
Đàm ẩm = Đàm nhớt
Đồng tử tán đại = Con ngươi nở to
H
Hạ hãm = Sa trệ xuống
Hàn khái = Ho do lạnh
Hầu chứng = Chứng đau họng
Hung bỉ bất thư = Ngực bỉ đầy không thư thái
Hung mãn = Ngực đầy
Huyết chứng = Bệnh về máu
Huyết hư Can thăng = Huyết kém Can khí thăng
Huyết hư hữu hỏa = Huyết kém có nhiệt
Huyết hư thật thống = Huyết kém đau do thật tà
Huyết khuy = Thiếu máu
Hư Hàn - Hư Nhược = Yếu lạnh - Yếu kém
Hư nhi vô nhiệt = Hư thiếu mà không nóng
Hư thoát = Thoát mất do hư yếu
K
Kỉnh loan = Co cứng và kéo rút
KH
Khẩu xú = Miệng hôi
Khí huyết lưỡng hư = Khí huyết cả hai đều yếu kém
Khí hư ẩu thổ = Khí yếu ói mửa
Khí hư huyết táo = Khí yếu nhưng huyết khô ráo
Khí hư hữu hãn = Khí yếu có mồ hôi
M
Mệnh môn hỏa thịnh = Lửa mệnh môn vượng
Mục ế = Mắt có màng mộng
N
Niệu huyết tiện kết = Tiểu ra máu đại tiện kết rắn
Nội phục nghi thận = Uống trong nên cẩn thận
NH
Nhâm thần = Có thai
Nhiệt bệnh hãn đa = Bệnh nhiệt nhiều mồ hôi
Nhiệt tính ẩu thổ = Ói mửa do nhiệt
PH
Phi hàn tích = Không có tích do lạnh
Phi hư huợt nhi hữu thật tà = Chẳng do yếu trơn mà do tà thật
Phi ôn dịch = Không có ghẻ ung và bệnh truyền nhiễm
Phiền nhiệt = Nóng bứt rứt
Phúc thống = Đau bụng
Phục táo = Ráo ẩn núp
S
Sơ khởi = Mới bắt đầu
Suyễn thấu do đàm ẩm = Suyễn thở ho khạc do đàm nhớt
T
Tà nhiệt = Tà nhiệt thật
Tân dịch = Nước trong và nước trấp
Táo kết = Khô ráo kết rắn
Táo nhiệt âm hư = Nóng ráo do Âm không đủ
Tích trệ = Ứ tích đọng trệ
Tiện huợt = Đại tiểu tiện trơn dễ
Tiết tả = Tiêu chảy
Tiêu hóa bất lương = Tiêu hóa không tốt
Tiểu nhi mạn kinh = Trẻ con mạn kinh phong (Co giật tiêu chảy mãn tính)
Tiểu tiện bất lợi = Tiểu tiện lượng ít
Tiểu tiện xích sác = Tiểu tiện đỏ, nhiều lần
Tinh khuy huyết hư = Tinh thiếu huyết kém
Tự hãn = Tự đổ mồ hôi
Tỳ hư hàn bí = Tỳ yếu lạnh khó đại tiện
Tỳ thấp trung mãn = Tỳ ẩm thấp, phần giữa đầy
TH
Thai tiền sản hậu = Khi mang thai và sau khi sanh
Thấp nhiệt vị hóa táo = Ẩm nóng còn chưa thành ráo (Táo)
Thật tà = Tà thật
Thiết khí = Đồ dùng bằng sắt
Thượng thịnh hạ hư = Trên đầy dưới vơi
TR
Trệ, trở, ứ = Ngưng, ngăn, đọng
Trĩ tật xuất huyết = Bệnh ghẻ trĩ chảy máu
Trung mãn đình ẩm = Phần giữa đầy, ứ đọng nhớt
Trùng xỉ = Sâu răng
No comments:
Post a Comment