Một củ hành: chống ung thư
Một quả cà chua: chống tăng huyết áp
Một lát gừng: chống viêm nhiễm
Một củ khoai tây: chống sơ vữa động mạch
Một trái chuối: làm phấn chấn thần kinh,
bớt lo âu, chống táo bón, giảm được béo
Một quả trứng hay ít thịt nạc: chống suy
dinh dưỡng
Uống 1 đến 2 lít nước mỗi ngày: giải độc
cơ thể.
Củ hành tím có tác dụng chống ung thư
Một nghiên cứu mới đây của trường Đại học Guelph
(Canada) đã phát hiện ra rằng, củ hành tím có khả năng chống lại ung thư một
cách ấn tượng. Loại hành này có mức tập trung cao quercetin - một hợp chất được
cho là có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư.
Nghiên cứu phát hành trên Tạp chí Nghiên cứu Thế giới về Thực phẩm, cho thấy
ngoài hàm lượng quercetin cao, củ hành tím còn chứa nhiều anthocyanin, giúp
tăng cường các thành phần chống ung thư của quercetin.
Củ hành có tác dụng tuyệt vời trong tiêu diệt tế bào
ung thư. Củ hành tạo ra môi trường không thuận lợi cho các tế bào ung thư và
làm gián đoạn sự liên lạc giữa các tế bào ung thư với nhau, làm ngăn cản sự
phát triển của tế bào ung thư - chia sẻ của tác giả nghiên cứu Abdulmonem
Murayyan.
Theo các nghiên cứu trước đây, quercetin có tác dụng
trung hòa các gốc tự do trong cơ thể, có thể gây phá hủy tế bào và các DNA, các
xúc tác gây ra ung thư. Ngoài ra, quercetin chứa các thành phần kháng viêm nhiễm,
làm giảm sự phóng thích các hóa chất gây “điều đình” các phản hồi lại viêm nhiễm
của cơ thể, như histamine.
Trong nghiên cứu này, nhóm chuyên gia cho tế bào ung
thư tiếp xúc trực tiếp với quercetin trích xuất từ củ hành tím. Kết quả cho thấy
khả năng chống ung thư mạnh mẽ của củ hành tím.
Bước tiếp theo các chuyên gia sẽ kiểm tra tác dụng của
hợp chất này trên các thử nghiệm ở người. Các nhà khoa học đang làm việc để tạo
ra kỹ thuật trích xuất cho phép lấy quercetin từ thực vật, đặc biệt là củ hành
mà không cần dùng đến hóa chất.
“Phát triển phương pháp trích xuất không dùng đến
hóa chất là rất quan trọng vì điều này có nghĩa rằng chúng ta có thể sử dụng
các thành phần chống ung thư của củ hành dưới dạng chế phẩm dinh dưỡng và dưới
dạng viên uống”, theo các nhà nghiên cứu.
Tác dụng của củ hành tím không chỉ dừng lại ở việc
phòng chống ung thư. Một nghiên cứu năm 2007 phát hành trên Tạp chí Dinh dưỡng khẳng định, quercetin giúp giảm
huyết áp cao ở người trưởng thành, giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch. Và do có chứa
thành phần kháng viêm antihistamine nên củ hành tím còn hiệu quả trong kiểm
soát các triệu chứng của hen suyễn.
Hơn nữa, hợp chất allyl propyl disulphide - một loại
dầu có trong tất cả các loại củ hành giúp giảm đường huyết bằng cách làm tăng
insulin tự do có mặt trong cơ thể. Kết quả là, củ hành tím được khuyến nghị đưa
vào chế độ ăn để cải thiện sức khỏe cho người bị tiểu đường.
Chất xơ chống tăng huyết áp
Một bữa ăn nhiều chất xơ rất có hiệu quả trong việc dự phòng và điều trị nhiều dạng bệnh tim mạch trong đó có tăng huyết áp.
Các loại thực phẩm như rau, yến mạch, pectin trong táo, đậu đỗ, củ
gừng, bột hạt ca-ri... có tác dụng cung cấp chất xơ cho cơ thể. Các chất
xơ này, ngoài lợi ích chống tăng huyết áp, còn giúp giảm cân, chúng gắn
với các kim loại nặng có hại trong cơ thể để thải ra ngoài. Vì vậy,
chúng ta cũng cần chú ý đến những thực phẩm có lợi với bệnh tăng huyết áp.
Cần tây: Y học cổ truyền đã sử dụng cần tây trong điều trị tăng huyết áp
từ xa xưa. Có một số bằng chứng thực nghiệm cho thấy cần tây rất hữu
dụng trong việc làm giảm huyết áp, qua thử nghiệm bằng cách tiêm dịch
chiết xuất cần tây vào động vật đã thấy tác dụng hạ huyết áp rõ rệt. Ở
người, hiệu quả thấy được trên huyết áp sau một thời gian sử dụng ít
nhất bốn cây cần tây mỗi ngày. Hãy thử với cần tây xào thịt bò, nước ép
cần tây.
Những thực phẩm hạ huyết áp
Tỏi:
Tỏi là một thứ thuốc diệu kỳ cho tim. Nó có tác dụng có lợi trên
hệ tim mạch bao gồm huyết áp. Tỏi có công dụng hạ mỡ máu và hạ huyết
áp. Hằng ngày nếu kiên trì ăn đều đặn 2 tép tỏi sống hoặc đã ngâm giấm,
hay uống 5ml dấm ngâm tỏi thì có thể duy trì huyết áp ổn định ở mức bình
thường. Tỏi tương đối dễ sử dụng: cho vào đồ nấu, nước chấm và đặc biệt
là tỏi ngâm giấm.
Hành:
Hành rất có lợi đối với người tăng huyết áp. Hãy dùng hành với
các món: hành ngâm dầu ăn, hành xào cần tây... Hiệu quả trên huyết áp
của hành cũng dễ hiểu bởi nó là "anh em họ" với tỏi.
Đậu Hà Lan và đậu xanh:
Là hai loại thực phẩm rất có lợi cho người
tăng huyết áp. Hằng ngày nên dùng một nắm giá đậu Hà Lan rửa sạch rồi ép
lấy nước uống, hoặc dùng làm rau ăn thường xuyên. Dân gian thường dùng
đậu xanh hầm với hải đới; hoặc đậu xanh và vừng đen sao thơm, tán bột,
ăn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 50g để phòng chống tăng huyết áp.
Cà rốt:
Cà rốt có nhiều chất xơ và một phức hợp các chất có lợi cho
huyết áp. Nếu uống 100ml nước ép cà rốt tươi, hai lần mỗi ngày trong 30
ngày sẽ thấy được tác dụng làm hạ huyết áp của nó. Ngoài ra, trong cà rốt còn có một chất bổ mắt là beta-caroten.
Cà chua:
Có công dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát máu và hạ áp. Nó
là thực phẩm rất giàu vitamin C và P. Nếu ăn thường xuyên mỗi ngày 1- 2
quả cà chua sống, bạn sẽ có khả năng phòng chống tăng huyết áp, đặc
biệt là khi có biến chứng xuất huyết đáy mắt. Cà chua có thể làm được
nhiều món, nhưng người bị tăng huyết áp không nên dùng xốt cà chua (cà
chua hộp) vì có nhiều muối.
Gia vị hỗn hợp:
Gia vị hỗn hợp như thì là, hạt thì là, kinh giới (họ
bạc hà), tiêu đen, húng quế, gừng,... có chứa những hoạt chất có lợi cho
huyết áp. Tùy món ăn, hãy chế biến chúng cho hợp khẩu vị.
Gừng giúp ngăn chặn ung thư, viêm khớp ?
Tăng cường hệ thống miễn dịch.
Tiêu thụ một lượng nhỏ gừng mỗi ngày có thể giúp ngăn ngừa đột quỵ bằng
cách ngăn chặn mỡ tích tụ trong động mạch. Hơn nữa, gừng cũng giúp kìm
hãm các bệnh nhiễm khuẩn trong hệ tiêu hóa cũng như cổ họng. Gừng cải
thiện chức năng miễn dịch, vì vậy mà nhiều người cảm thấy khá hơn khi
dùng một tách trà gừng lúc mệt mỏi.
Chống viêm.
Trong một nghiên cứu nhỏ được thực hiện vào năm 2011, các nhà nghiên
cứu phát hiện gừng phát huy công dụng tuyệt vời trong việc chiến đấu
chống lại bệnh viêm ruột kết. Khi những bệnh nhân viêm ruột kết được cho
tiêu thụ gừng, các nhà nghiên cứu nhận thấy các dấu hiệu viêm nhiễm ở
họ có xu hướng giảm đáng kể. Viêm đại tràng được cho là tiền thân của
ung thư ruột kết.
Giải quyết vấn đề hô hấp.
Nếu bạn thường xuyên bị các vấn đề hô hấp như hen suyễn, dị ứng, hoặc
thậm chí ho thường xuyên do cảm lạnh hoặc cúm, gừng có thể giúp đỡ trong
trường hợp này. Gừng nới lỏng đờm trong phổi và mũi, từ đó giúp đường
thở trở nên dễ dàng hơn. Khi bị cảm cúm, hít hơi nước từ một tách trà
nóng gừng, bạn sẽ thấy hiệu quả.
Chống buồn nôn.
Nhiều người thấy rằng phương pháp hóa trị liệu thường khiến họ cảm thấy
rất khó chịu và không thể ăn. Một nghiên cứu cho thấy gừng có thể giúp
ngăn chặn những cảm xúc này. Nghiên cứu được thực hiện trong năm 2009
phát hiện tiêu thụ gừng cùng với các loại thuốc chống buồn nôn trước khi
điều trị hóa trị liệu có thể giúp làm giảm cảm giác buồn nôn xuống đến
40%.
Ngăn ngừa cảm lạnh và cúm.
Hàng ngàn năm qua, gừng được sử dụng như một phương thuốc điều trị các
triệu chứng cảm lạnh và cúm. Uống trà gừng tươi hai hoặc ba lần mỗi ngày
có thể giúp ngăn chặn các vi rút gây phiền nhiễu, theo kết quả một
nghiên cứu của Trung tâm y tế Đại học Maryland (Mỹ).
Chống say xe.
Gừng có tác dụng tốt hơn so với giả dược khi nói đến công dụng chống
say tàu xe. Gừng làm thư giãn hệ thống tiêu hóa, bao gồm cả các cơ bắp
xung quanh, vì vậy giúp ngăn chặn tình trạng nôn mửa, theo Naturalon.
Cải thiện khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng.
Các nhà khoa học cho biết tiêu thụ gừng giúp cải thiện sự hấp thu các
chất dinh dưỡng cần thiết từ các loại thực phẩm bằng cách kích thích
enzyme tuyến tụy và tiết dịch vị.
Điều trị viêm khớp.
Do chứa các hợp chất chống viêm, nên gừng từ lâu đã được sử dụng như
một phương thuốc điều trị một loạt các loại bệnh viêm khớp. Các nhà
nghiên cứu tại Đại học Miami (Mỹ) thấy rằng sử dụng chiết xuất gừng với
nồng độ cao có tác dụng giảm viêm ở những bệnh nhân bị thoái hóa khớp
gối so với nhóm dùng giả dược.
Giúp máu lưu thông.
Các hợp chất có trong gừng như: magiê, kẽm và crom là những chất đóng
vai trò cải thiện lưu lượng máu trong cơ thể, cũng như giúp ngăn ngừa
các cơn sốt, ớn lạnh và đổ mồ hôi quá nhiều.
Bài thuốc chữa bệnh từ gừng
- Nhai một củ gừng nhỏ với muối trước khi đi tàu xe khoảng 30 phút sẽ tránh được chuyện say tàu xe.
- Khi bị cảm cúm, dùng lá gừng, tía tô, lá sả… nấu nước xông cho ra mồ hôi hạ sốt. Hoặc cho người bệnh uống nước sắc gừng gồm gừng củ, lá cam thảo, vỏ cam quýt…
- Ngừa cảm lạnh sau khi dầm mưa nhiều giờ: gừng tươi giã nát, cho vào ly nước sôi hoặc trà nóng, có thể cho thêm ít đường để dễ uống.
- Chữa mất tiếng hoặc khan tiếng: giã nhuyễn gừng tươi và củ cải trắng, vắt lấy nước cốt uống 2 đến 3 lần trong ngày.
- Trong gừng có nhiều tinh dầu có tính diệt nấm và diệt khuẩn nên thường được dùng làm thuốc chữa các chứng viêm đường hô hấp trên (giã nát gừng tươi với muối ngậm hay vắt lấy nước nhỏ mũi) và giảm đau kháng viêm (dùng xoa bóp với muối khi đau nhức).
- Giảm đau, kháng viêm: Uống nước gừng, đắp bã gừng, ngâm tay, chân trong nước gừng loãng mỗi tối 15 - 20 phút có thể chữa được các chứng viêm khớp. Liệu pháp này có tác dụng giảm triệu chứng đau, sưng rất rõ rệt.
- Với những người khó ngủ hoặc mất ngủ, ngâm chân trong nước gừng giúp cho giấc ngủ có chất lượng hơn. Cách pha nước gừng như sau: giã nát gừng hòa vào nước ấm, cho thêm chút muối.
- Phòng chữa cảm mạo: Ngậm 1 lát to gừng tươi, thỉnh thoảng nhấm cho ra nước cay trong những ngày lạnh giá, trước khi ra đường hoặc trước khi tắm, khi làm việc ở môi trường lạnh giúp bạn không bị nhiễm lạnh. Đối với những người bị cảm, trà gừng có tác dụng giúp cơ thể toát mồ hôi, nhờ đó thải được các độc tố.
- Nhai một củ gừng nhỏ với muối trước khi đi tàu xe khoảng 30 phút sẽ tránh được chuyện say tàu xe.
- Khi bị cảm cúm, dùng lá gừng, tía tô, lá sả… nấu nước xông cho ra mồ hôi hạ sốt. Hoặc cho người bệnh uống nước sắc gừng gồm gừng củ, lá cam thảo, vỏ cam quýt…
- Ngừa cảm lạnh sau khi dầm mưa nhiều giờ: gừng tươi giã nát, cho vào ly nước sôi hoặc trà nóng, có thể cho thêm ít đường để dễ uống.
- Chữa mất tiếng hoặc khan tiếng: giã nhuyễn gừng tươi và củ cải trắng, vắt lấy nước cốt uống 2 đến 3 lần trong ngày.
- Trong gừng có nhiều tinh dầu có tính diệt nấm và diệt khuẩn nên thường được dùng làm thuốc chữa các chứng viêm đường hô hấp trên (giã nát gừng tươi với muối ngậm hay vắt lấy nước nhỏ mũi) và giảm đau kháng viêm (dùng xoa bóp với muối khi đau nhức).
- Giảm đau, kháng viêm: Uống nước gừng, đắp bã gừng, ngâm tay, chân trong nước gừng loãng mỗi tối 15 - 20 phút có thể chữa được các chứng viêm khớp. Liệu pháp này có tác dụng giảm triệu chứng đau, sưng rất rõ rệt.
- Với những người khó ngủ hoặc mất ngủ, ngâm chân trong nước gừng giúp cho giấc ngủ có chất lượng hơn. Cách pha nước gừng như sau: giã nát gừng hòa vào nước ấm, cho thêm chút muối.
- Phòng chữa cảm mạo: Ngậm 1 lát to gừng tươi, thỉnh thoảng nhấm cho ra nước cay trong những ngày lạnh giá, trước khi ra đường hoặc trước khi tắm, khi làm việc ở môi trường lạnh giúp bạn không bị nhiễm lạnh. Đối với những người bị cảm, trà gừng có tác dụng giúp cơ thể toát mồ hôi, nhờ đó thải được các độc tố.
- Chữa viêm xoang bằng gừng và ngó sen : Gừng không chỉ có tác dụng giúp sát
khuẩn, chống viêm, giảm đau mà còn có tác dụng đánh tan lớp dịch nhầy,
làm thông thoáng mũi. Kết hợp với ngó sen cũng có tác dụng tiêu dịch
nhầy, thông mũi.
Người bệnh sử dụng lấy khoảng 6g gừng tươi, 30g ngó sen, tất cả đem giã nát, dùng để đắp lên trán từ giữa 3 chân mày trở lên (cẩn thận, không để gừng giây vào mắt) sau một lát thấy buồn nôn và ọe ra mủ. Với bài thuốc này, người bệnh cần áp dụng 2 lần mỗi ngày và liên tục cho tới khi đẩy được hết mủ xoang ra ngoài. Ngoài ra, bài thuốc cũng có thể được dùng cho trường hợp bị viêm mũi dị ứng (không có mủ).
Người bệnh sử dụng lấy khoảng 6g gừng tươi, 30g ngó sen, tất cả đem giã nát, dùng để đắp lên trán từ giữa 3 chân mày trở lên (cẩn thận, không để gừng giây vào mắt) sau một lát thấy buồn nôn và ọe ra mủ. Với bài thuốc này, người bệnh cần áp dụng 2 lần mỗi ngày và liên tục cho tới khi đẩy được hết mủ xoang ra ngoài. Ngoài ra, bài thuốc cũng có thể được dùng cho trường hợp bị viêm mũi dị ứng (không có mủ).
Lưu ý khi sử dụng gừng
1. Không nên gọt vỏ: Nhiều người gọt vỏ khi ăn gừng mà không biết rằng vỏ gừng cũng có rất nhiều công dụng chữa bệnh. Vì vậy khi ăn gừng nên rửa sạch sau đó sử dụng theo mục đích.
2. Không nên ăn gừng trong thời gian dài: Những người mắc những bệnh dưới đây không nên ăn gừng liên tục: âm hư hỏa vượng, nhiệt trong, mắc các bệnh mụn nhọt, viêm phổi, phù thũng phổi, hạch phổi, viêm dạ dày, viêm gan, viêm thận, bệnh tiểu đường…
3. Không dùng gừng cho người say nắng: Khi bị cảm lạnh uống nước gừng sẽ rất hiệu quả. Tuy nhiên, trái lại đối với những trường hợp cảm mạo thử nhiệt, cảm mạo phong nhiệt hoặc bị trúng nắng tuyệt đối không cho dùng gừng.
4. Không nên ăn gừng tươi đã bị dập: Chắc chắn nhiều người không biết rằng củ gừng tươi sau khi bị dập sẽ sinh ra một loại độc tố mạnh có thể gây hoại tử các tế bào gan, lâu đàn sẽ biến thành ung thư gan, ung thư thực quản.
5. Không nên ăn nhiều gừng: Mặc dù gừng có nhiều tác dụng nhưng không nên quá lạm dụng.
1. Không nên gọt vỏ: Nhiều người gọt vỏ khi ăn gừng mà không biết rằng vỏ gừng cũng có rất nhiều công dụng chữa bệnh. Vì vậy khi ăn gừng nên rửa sạch sau đó sử dụng theo mục đích.
2. Không nên ăn gừng trong thời gian dài: Những người mắc những bệnh dưới đây không nên ăn gừng liên tục: âm hư hỏa vượng, nhiệt trong, mắc các bệnh mụn nhọt, viêm phổi, phù thũng phổi, hạch phổi, viêm dạ dày, viêm gan, viêm thận, bệnh tiểu đường…
3. Không dùng gừng cho người say nắng: Khi bị cảm lạnh uống nước gừng sẽ rất hiệu quả. Tuy nhiên, trái lại đối với những trường hợp cảm mạo thử nhiệt, cảm mạo phong nhiệt hoặc bị trúng nắng tuyệt đối không cho dùng gừng.
4. Không nên ăn gừng tươi đã bị dập: Chắc chắn nhiều người không biết rằng củ gừng tươi sau khi bị dập sẽ sinh ra một loại độc tố mạnh có thể gây hoại tử các tế bào gan, lâu đàn sẽ biến thành ung thư gan, ung thư thực quản.
5. Không nên ăn nhiều gừng: Mặc dù gừng có nhiều tác dụng nhưng không nên quá lạm dụng.
1. Tốt cho tim mạch
Khoai tây chứa vitamin C và B; vitamin C là loại chất chống ô xi hóa, có thể bảo vệ cơ thể tránh được uy hiếp của gốc tự do, còn vitamin B có lợi cho tim mạch.
2. Giảm tỷ lệ tai biến mạch máu não
Trong 100g khoai tây chứa ít nhất 300mg kali, kali sẽ giúp ổn định huyết áp, giãn các mạch máu, tăng cường tuần hoàn não, có tác dụng phòng ngừa cao huyết áp và các bệnh về tim mạch. Nghiên cứu cho thấy, kiên trì đều đặn mỗi ngày ăn 1 củ khoai tây (khoảng 130g), sẽ giúp giảm nguy cơ tai biến khoảng 40%.
3. Chống ung thư, chống ô xi hóa
Nghiên cứu chứng minh, khoai tây có tác dụng tốt trong việc phòng chống ung thư vú, đồng thời khoai tây cũng phát huy tác dụng tích cực trong trị liệu ung thư thời kỳ đầu. Trong khoai tây còn chứa nhiều chất phenol tự nhiên có tác dụng phòng chống ung thư, chống ô xi hóa.
4. Tác dụng bổ khí
Theo Đông y, khoai tây là loại thức ăn có tác dụng rất tốt cho việc bổ khí. Có tác dụng kiện tì, ích khí, hòa vị, giảm béo, giảm mỡ má. Đối với người có biểu hiện khí hư, khoai tây có tác dụng điều hòa rất tốt.
Muốn khoai tây phát huy tác dụng phòng trị bệnh tật, cách chế biến và ăn cũng rất quan trọng.
Dưới đây là một số cách chế biến khoai tây giữ được nhiều dinh dưỡng:
- Nước khoai tây sống – Hạ huyết áp
Cách làm: Rửa sạch khoai tây, gọt vỏ, sau đó dùng máy xay hoặc mài để vắt lấy nước. Tùy vào khẩu vị của mỗi người, có thể cho thêm sữa chua, đường cát, mật ong để uống.
Nhiều người không biết rằng khoai tây còn là một vị thuốc hạ huyết áp. Trong khoai tây chứa các chất khoáng, vitamin B và kali có lợi cho việc khống chế huyết áp, hạ huyết áp, còn giúp giữ tính đàn hồi của huyết quản, phòng chống xơ vữa động mạch.
- Chưng cách thủy khoai tây – Hạ đường huyết
Cách làm: Chưng cách thủy khoai tây cho chín, thông thường chưng khoảng 10 phút sau đó có thể ăn trực tiếp.
Cố gắng không cho thêm gia vị, nếu cảm thấy khó nuốt, cần chú ý nhai chậm.
Người có đường huyết cao có thể dùng khoai tây để thay thế một số thức ăn chính. Hàm lượng cacbohydrat trong khoai tây chiếm khoảng 17%, thấp hơn so với cơm (26%). Dùng khoai tây thay thế một số loại thức ăn chính có thể giảm bớt được lượng calo nạp vào cơ thể, đối với người có đường huyết, mỡ máu quá cao có tác dụng rất tốt.
- Khoai tây thái sợi xào chua ngọt – Giúp tiêu hóa tốt
Cách làm: Sau khi thái khoai tây thành sợi, cần cho vào nước ngâm qua, sau đó vớt ra để ráo nước rồi cho vào xào.
Cho thêm dấm có thể giúp giữ lại vitamin C trong khoai tây, trong quá trình xào, dầu ăn sẽ giúp thúc đẩy hấp thu các chất chống ô xi hóa trong khoai tây của cơ thể. Làm vị chua cay còn có thể giảm bớt lượng muối sử dụng để nêm nữa.
Vị chua cay của khoai tây thái sợi có thể tăng cảm giác thèm ăn, thúc đẩy tiêu hóa.
- Nước khoai tây mật ong – Nhuận tràng, chống táo bón
Cách làm: Khoai tây gọt vỏ, cắt vụn rồi dùng máy ép để ép lấy nước, hoặc có thể mài nhỏ sau đó vắt lấy nước.
Lấy nước khoai tây cho vào nồi, rồi để lên bếp đun đến khi nước khoai tây trở nên sền sệt, cho lượng mật ong vừa phải, khuấy đều là xong.
Cho vào tủ lạnh bảo quản, mỗi ngày uống một lần, mỗi lần khoảng 1 thìa, uống khi bụng rỗng vào buổi sáng.
Trong 100g khoai tây có chứa tới 6g chất xơ, do đó khoai tây có tác dụng tốt trong phòng trị táo bón.
Chú ý, mật ong cần chọn loại mật ong hoa hòe là tốt nhất. Mật ong hoa hòe có tính mát, nên có hiệu quả rất tốt để trị táo bón khi kết hợp với khoai tây. Còn loại mật ong có tính nóng, khi ăn vào sẽ làm khô ruột hơn, sẽ khiến chứng táo bón nặng hơn.
Khoai tây chứa vitamin C và B; vitamin C là loại chất chống ô xi hóa, có thể bảo vệ cơ thể tránh được uy hiếp của gốc tự do, còn vitamin B có lợi cho tim mạch.
2. Giảm tỷ lệ tai biến mạch máu não
Trong 100g khoai tây chứa ít nhất 300mg kali, kali sẽ giúp ổn định huyết áp, giãn các mạch máu, tăng cường tuần hoàn não, có tác dụng phòng ngừa cao huyết áp và các bệnh về tim mạch. Nghiên cứu cho thấy, kiên trì đều đặn mỗi ngày ăn 1 củ khoai tây (khoảng 130g), sẽ giúp giảm nguy cơ tai biến khoảng 40%.
3. Chống ung thư, chống ô xi hóa
Nghiên cứu chứng minh, khoai tây có tác dụng tốt trong việc phòng chống ung thư vú, đồng thời khoai tây cũng phát huy tác dụng tích cực trong trị liệu ung thư thời kỳ đầu. Trong khoai tây còn chứa nhiều chất phenol tự nhiên có tác dụng phòng chống ung thư, chống ô xi hóa.
4. Tác dụng bổ khí
Theo Đông y, khoai tây là loại thức ăn có tác dụng rất tốt cho việc bổ khí. Có tác dụng kiện tì, ích khí, hòa vị, giảm béo, giảm mỡ má. Đối với người có biểu hiện khí hư, khoai tây có tác dụng điều hòa rất tốt.
Muốn khoai tây phát huy tác dụng phòng trị bệnh tật, cách chế biến và ăn cũng rất quan trọng.
Dưới đây là một số cách chế biến khoai tây giữ được nhiều dinh dưỡng:
- Nước khoai tây sống – Hạ huyết áp
Cách làm: Rửa sạch khoai tây, gọt vỏ, sau đó dùng máy xay hoặc mài để vắt lấy nước. Tùy vào khẩu vị của mỗi người, có thể cho thêm sữa chua, đường cát, mật ong để uống.
Nhiều người không biết rằng khoai tây còn là một vị thuốc hạ huyết áp. Trong khoai tây chứa các chất khoáng, vitamin B và kali có lợi cho việc khống chế huyết áp, hạ huyết áp, còn giúp giữ tính đàn hồi của huyết quản, phòng chống xơ vữa động mạch.
- Chưng cách thủy khoai tây – Hạ đường huyết
Cách làm: Chưng cách thủy khoai tây cho chín, thông thường chưng khoảng 10 phút sau đó có thể ăn trực tiếp.
Cố gắng không cho thêm gia vị, nếu cảm thấy khó nuốt, cần chú ý nhai chậm.
Người có đường huyết cao có thể dùng khoai tây để thay thế một số thức ăn chính. Hàm lượng cacbohydrat trong khoai tây chiếm khoảng 17%, thấp hơn so với cơm (26%). Dùng khoai tây thay thế một số loại thức ăn chính có thể giảm bớt được lượng calo nạp vào cơ thể, đối với người có đường huyết, mỡ máu quá cao có tác dụng rất tốt.
- Khoai tây thái sợi xào chua ngọt – Giúp tiêu hóa tốt
Cách làm: Sau khi thái khoai tây thành sợi, cần cho vào nước ngâm qua, sau đó vớt ra để ráo nước rồi cho vào xào.
Cho thêm dấm có thể giúp giữ lại vitamin C trong khoai tây, trong quá trình xào, dầu ăn sẽ giúp thúc đẩy hấp thu các chất chống ô xi hóa trong khoai tây của cơ thể. Làm vị chua cay còn có thể giảm bớt lượng muối sử dụng để nêm nữa.
Vị chua cay của khoai tây thái sợi có thể tăng cảm giác thèm ăn, thúc đẩy tiêu hóa.
- Nước khoai tây mật ong – Nhuận tràng, chống táo bón
Cách làm: Khoai tây gọt vỏ, cắt vụn rồi dùng máy ép để ép lấy nước, hoặc có thể mài nhỏ sau đó vắt lấy nước.
Lấy nước khoai tây cho vào nồi, rồi để lên bếp đun đến khi nước khoai tây trở nên sền sệt, cho lượng mật ong vừa phải, khuấy đều là xong.
Cho vào tủ lạnh bảo quản, mỗi ngày uống một lần, mỗi lần khoảng 1 thìa, uống khi bụng rỗng vào buổi sáng.
Trong 100g khoai tây có chứa tới 6g chất xơ, do đó khoai tây có tác dụng tốt trong phòng trị táo bón.
Chú ý, mật ong cần chọn loại mật ong hoa hòe là tốt nhất. Mật ong hoa hòe có tính mát, nên có hiệu quả rất tốt để trị táo bón khi kết hợp với khoai tây. Còn loại mật ong có tính nóng, khi ăn vào sẽ làm khô ruột hơn, sẽ khiến chứng táo bón nặng hơn.
Chuối - công dụng chữa bệnh
Trong quả chuối chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, được nhiều người thích. Cứ 100g thịt chuối có chứa 1,2g prô-tê-in, 0,5g mỡ, 19,5g hy-đrát, 0,9g xơ, 9mg can-xi, 31mg phốt-pho, 0,6mg sắt và các vi-ta-min B, C, E. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới đã chỉ ra rằng, ăn chuối có thể giúp cho đại não phấn chấn hơn, đem lại sự vui vẻ, bình tĩnh cho con người. Đây còn là "vị thuốc" có tác dụng làm sạch ruột và dạ dày, phòng, chống táo bón. Nếu thường xuyên ăn chuối có thể phòng bệnh cao huyết áp… Sau đây là một số công dụng chữa bệnh chính của chuối.
- Tốt cho tim mạch, hệ thần kinh: Chuối là loại quả chứa hàm lượng ka-li cao - một loại khoáng chất thiết yếu cho sức khỏe tim mạch và hệ thần kinh. Ka-li rất cần cho các hoạt động cơ bắp, nhịp đập của tim và cho hệ thống tiêu hóa... Mỗi bữa ăn một quả chuối sẽ cung cấp đủ lượng ka-li để làm giảm 21% nguy cơ phát triển cục máu đông trong não bộ.
- Tốt cho máu: Chuối là một trong những nguồn cung cấp vi-ta-min B6 tự nhiên rất tiềm ẩn. Vi-ta-min B6 đóng một vai trò quan trọng trong chuyển đổi tryptophan thành serotonin để hỗ trợ giúp cơ thể sản xuất hemoglobin, thành phần rất quan trọng của máu.
- Tăng cường sức khoẻ tâm thần: Mặc dù không phải thành phần chính song mỗi quả chuối có chứa tới 10,6mg tryptophan, đây là một trong số 20 a-xít amin quan trọng tạo nên prô-tê-in. Tryptophan giúp cơ thể sản xuất chất serotonin, hợp chất có hiệu ứng làm dịu não, tạo ra tâm trạng ổn định và đóng vai trò như là một loại thuốc an thần nhẹ.
- Tốt cho xương và thận: Lợi ích đối với thận và xương của chuối là tác dụng của ka-li. Ka-li có tác dụng ngăn chặn sự bài tiết can-xi trong nước tiểu và giảm thiểu nguy cơ sỏi thận. /.
Trong quả chuối chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, được nhiều người thích. Cứ 100g thịt chuối có chứa 1,2g prô-tê-in, 0,5g mỡ, 19,5g hy-đrát, 0,9g xơ, 9mg can-xi, 31mg phốt-pho, 0,6mg sắt và các vi-ta-min B, C, E. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới đã chỉ ra rằng, ăn chuối có thể giúp cho đại não phấn chấn hơn, đem lại sự vui vẻ, bình tĩnh cho con người. Đây còn là "vị thuốc" có tác dụng làm sạch ruột và dạ dày, phòng, chống táo bón. Nếu thường xuyên ăn chuối có thể phòng bệnh cao huyết áp… Sau đây là một số công dụng chữa bệnh chính của chuối.
- Tốt cho tim mạch, hệ thần kinh: Chuối là loại quả chứa hàm lượng ka-li cao - một loại khoáng chất thiết yếu cho sức khỏe tim mạch và hệ thần kinh. Ka-li rất cần cho các hoạt động cơ bắp, nhịp đập của tim và cho hệ thống tiêu hóa... Mỗi bữa ăn một quả chuối sẽ cung cấp đủ lượng ka-li để làm giảm 21% nguy cơ phát triển cục máu đông trong não bộ.
- Tốt cho máu: Chuối là một trong những nguồn cung cấp vi-ta-min B6 tự nhiên rất tiềm ẩn. Vi-ta-min B6 đóng một vai trò quan trọng trong chuyển đổi tryptophan thành serotonin để hỗ trợ giúp cơ thể sản xuất hemoglobin, thành phần rất quan trọng của máu.
- Tăng cường sức khoẻ tâm thần: Mặc dù không phải thành phần chính song mỗi quả chuối có chứa tới 10,6mg tryptophan, đây là một trong số 20 a-xít amin quan trọng tạo nên prô-tê-in. Tryptophan giúp cơ thể sản xuất chất serotonin, hợp chất có hiệu ứng làm dịu não, tạo ra tâm trạng ổn định và đóng vai trò như là một loại thuốc an thần nhẹ.
- Tốt cho xương và thận: Lợi ích đối với thận và xương của chuối là tác dụng của ka-li. Ka-li có tác dụng ngăn chặn sự bài tiết can-xi trong nước tiểu và giảm thiểu nguy cơ sỏi thận. /.
Trứng
Trứng là loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng đặc
biệt cao. trong trứng có cả chất đạm, chất béo, vitamin, chất khoáng,
các men và hoocmôn.
Tỉ
lệ các chất dinh dưỡng trong trứng tương quan với nhau rất thích hợp,
cân đối. Thành phần của trứng có lòng đỏ và lòng trắng. Lòng đỏ là thành
phần quan trọng nhất của trứng, trong đó tập trung phần chủ yếu của các
chất dinh dưỡng. Lòng đỏ trứng gà có 13,6% đạm, 29,8% béo và 1,6% chất
khoáng.
Chất đạm trong lòng đỏ trứng có thành phần các acid amin tốt nhất, hoàn thiện nhất. Lòng trắng chiếm phần lớn là nước, có 10,3% chất đạm, béo và chất khoáng rất thấp.
Chất đạm của lòng đỏ trứng chủ yếu thuộc loại đơn giản và nằm ở trạng thái hoà tan, chất đạm của lòng trắng chủ yếu là Albumin và cũng có thành phần các axit amin tương đối toàn diện. Chất đạm của trứng là nguồn rất tốt các acid amin cần thiết có nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể, đặc biệt cần thiết cho sự phát triển cả về cân nặng và chiều cao của trẻ.
Trứng có nguồn chất béo rất quý đó là Lecithin. Lecithin thường có ít ở các thực phẩm khác, nó tham gia vào thành phần các tế bào và dịch thể của tổ chức đặc biệt là tổ chức não. Nhiều nghiên cứu cho thấy Lecithin có tác dụng điều hoà lượng cholesterol, ngăn ngừa tích luỹ cholesterol, thúc đẩy quá trình phân tách và bài xuất nó ra khỏi cơ thể.
Trứng cũng chứa lượng cholesterol đáng kể (600mg cholesterol/100g trứng gà), nhưng trứng cũng có tương quan thuận lợi giữa Lecithin và cholesterol do vậy Lecithin sẽ phát huy vai trò điều hoà cholesterol ngăn ngừa qúa trình xơ vữa động mạch và đào thải cholesterol ra khỏi cơ thể.
Trứng cũng là nguồn vitamin và chất khoáng tốt. Các chất khoáng như sắt, kẽm, đồng, mangan, iốt... tập trung hầu hết trong lòng đỏ. Lòng đỏ có cả các vitamin tan trong nước (B1, B6) và vitamin tan trong dầu (vitamin A, D, K).
Trong lòng trắng trứng chỉ có một ít vitamin tan trong nước (B2, B6). Cả trong lòng đỏ, lòng trắng có chất Biotin. Biotin là vitamin B8, tham gia vào chu trình sản xuất năng lượng để sản xuất năng lượng của cơ thể.
Trong lòng trắng trứng tươi chất Biotin kết hợp với một protein là Avidin làm mất hoạt tính của Biotin, tạo phức hợp Biotin-Avidin rất bền vững và không chịu tác dụng của men tiêu hoá. Khi nấu chín Avidin sẽ được giải phóng khỏi phức hợp Biotin-Avidin.
Khi ăn trứng sống có biểu hiện ngộ độc chính là tình trạng thiếu Biotin với các dấu hiệu: chán ăn, nôn mửa, viêm lưỡi, viêm kết mạc, viêm quanh móng...
Lòng đỏ và lòng trắng trứng có độ đồng hoá khác nhau. Lòng đỏ do độ nhũ tương và phân tán đều các thành phần dinh dưỡng nên ăn sống hoặc chín đều dễ đồng hóa, hấp thu.
Các phương pháp nấu nướng thông thường (trừ quá kỹ) không làm giảm giá trị dinh dưỡng của nó. Lòng trắng trứng khó tiêu và đồng hoá kém là do lòng trắng có men antitrypsin, ức chế men tiêu hoá của tuỵ và ruột, khi đun nóng 80 độ C men này sẽ bị phá huỷ.
Trứng là thức ăn quen thuộc và giàu dinh dưỡng, các chất dinh dưỡng lại ở tỉ lệ cân đối, do vậy trứng có thể sử dụng cho cả trẻ em và người lớn. Với trẻ nhỏ dưới 5-6 tháng một tuần chỉ nên ăn 3 lần, mỗi lần ½ lòng đỏ trứng gà dưới dạng nấu bột hay nấu cháo.
Với trẻ trên 7 tháng mỗi ngày có thể ăn 1 quả trứng gà hoặc ½ quả trứng vịt hoặc 6 quả trứng chim cút. Với người lớn một tuần có thể ăn 3-4 lần trứng. Với người bị cao huyết áp hoặc cholesterol máu cao vẫn có thể ăn trứng vì qua những kết quả nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng Hoa Kỳ đã khẳng định là ăn trứng không làm tăng huyết áp và cholesterol máu. Tuy nhiên với những người có huyết áp cao và mỡ máu cao chỉ nên ăn 2-3 lần trứng trong một tuần.
Chất đạm trong lòng đỏ trứng có thành phần các acid amin tốt nhất, hoàn thiện nhất. Lòng trắng chiếm phần lớn là nước, có 10,3% chất đạm, béo và chất khoáng rất thấp.
Chất đạm của lòng đỏ trứng chủ yếu thuộc loại đơn giản và nằm ở trạng thái hoà tan, chất đạm của lòng trắng chủ yếu là Albumin và cũng có thành phần các axit amin tương đối toàn diện. Chất đạm của trứng là nguồn rất tốt các acid amin cần thiết có nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể, đặc biệt cần thiết cho sự phát triển cả về cân nặng và chiều cao của trẻ.
Trứng có nguồn chất béo rất quý đó là Lecithin. Lecithin thường có ít ở các thực phẩm khác, nó tham gia vào thành phần các tế bào và dịch thể của tổ chức đặc biệt là tổ chức não. Nhiều nghiên cứu cho thấy Lecithin có tác dụng điều hoà lượng cholesterol, ngăn ngừa tích luỹ cholesterol, thúc đẩy quá trình phân tách và bài xuất nó ra khỏi cơ thể.
Trứng cũng chứa lượng cholesterol đáng kể (600mg cholesterol/100g trứng gà), nhưng trứng cũng có tương quan thuận lợi giữa Lecithin và cholesterol do vậy Lecithin sẽ phát huy vai trò điều hoà cholesterol ngăn ngừa qúa trình xơ vữa động mạch và đào thải cholesterol ra khỏi cơ thể.
Trứng cũng là nguồn vitamin và chất khoáng tốt. Các chất khoáng như sắt, kẽm, đồng, mangan, iốt... tập trung hầu hết trong lòng đỏ. Lòng đỏ có cả các vitamin tan trong nước (B1, B6) và vitamin tan trong dầu (vitamin A, D, K).
Trong lòng trắng trứng chỉ có một ít vitamin tan trong nước (B2, B6). Cả trong lòng đỏ, lòng trắng có chất Biotin. Biotin là vitamin B8, tham gia vào chu trình sản xuất năng lượng để sản xuất năng lượng của cơ thể.
Trong lòng trắng trứng tươi chất Biotin kết hợp với một protein là Avidin làm mất hoạt tính của Biotin, tạo phức hợp Biotin-Avidin rất bền vững và không chịu tác dụng của men tiêu hoá. Khi nấu chín Avidin sẽ được giải phóng khỏi phức hợp Biotin-Avidin.
Khi ăn trứng sống có biểu hiện ngộ độc chính là tình trạng thiếu Biotin với các dấu hiệu: chán ăn, nôn mửa, viêm lưỡi, viêm kết mạc, viêm quanh móng...
Lòng đỏ và lòng trắng trứng có độ đồng hoá khác nhau. Lòng đỏ do độ nhũ tương và phân tán đều các thành phần dinh dưỡng nên ăn sống hoặc chín đều dễ đồng hóa, hấp thu.
Các phương pháp nấu nướng thông thường (trừ quá kỹ) không làm giảm giá trị dinh dưỡng của nó. Lòng trắng trứng khó tiêu và đồng hoá kém là do lòng trắng có men antitrypsin, ức chế men tiêu hoá của tuỵ và ruột, khi đun nóng 80 độ C men này sẽ bị phá huỷ.
Trứng là thức ăn quen thuộc và giàu dinh dưỡng, các chất dinh dưỡng lại ở tỉ lệ cân đối, do vậy trứng có thể sử dụng cho cả trẻ em và người lớn. Với trẻ nhỏ dưới 5-6 tháng một tuần chỉ nên ăn 3 lần, mỗi lần ½ lòng đỏ trứng gà dưới dạng nấu bột hay nấu cháo.
Với trẻ trên 7 tháng mỗi ngày có thể ăn 1 quả trứng gà hoặc ½ quả trứng vịt hoặc 6 quả trứng chim cút. Với người lớn một tuần có thể ăn 3-4 lần trứng. Với người bị cao huyết áp hoặc cholesterol máu cao vẫn có thể ăn trứng vì qua những kết quả nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng Hoa Kỳ đã khẳng định là ăn trứng không làm tăng huyết áp và cholesterol máu. Tuy nhiên với những người có huyết áp cao và mỡ máu cao chỉ nên ăn 2-3 lần trứng trong một tuần.
GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA THỊT LỢN
Thịt lợn là loại thực phẩm giàu protein và chứa nhiều chất béo với hàm lượng khác nhau.
Bảng dưới đây cho chúng ta thông tin về các thành phần dinh dưỡng trong thịt lợn (1). Protein trong thịt lợn
Như tất cả các loại thịt khác, thịt lợn chủ yếu cấu tạo từ protein.
Lượng protein có trong thịt lợn nạc đã nấu chín chiếm khoảng 26% trọng lượng tươi.
Tính theo trọng lượng khô, hàm lượng protein trong thịt lợn nạc có thể cao tới 89%, khiến thịt lợn trở thành một trong những nguồn thực phẩm giàu protein nhất (1).
Nó chứa tất cả các axit amin thiết yếu cho sự phát triển và duy trì của cơ thể chúng ta. Trên thực tế, thịt là một trong những nguồn protein thực phẩm hoàn thiện nhất.
Chính vì lý do này, việc ăn thịt lợn hoặc các loại thịt khác, có thể đặc biệt hữu ích cho người tập thể hình, vận động viên đang trong quá trình hồi phục, bệnh nhân sau phẫu thuật, hoặc những người cần tăng hoặc phục hồi cơ bắp.
Điểm mấu chốt: Protein chất lượng cao là thành phần dinh dưỡng chính có trong thịt lợn, khiến nó trở thành thực phẩm hữu ích trong việc hình thành và duy trì cơ bắp.
Chất béo trong thịt lợn
Thịt lợn chưa nhiều loại chất béo với hàm lượng khác nhau.
Tỷ lệ chất béo trong thịt lợn thường dao động từ 10-16% (2), và còn có thể cao hơn nhiều, tùy thuộc vào cách cắt và nhiều yếu tố khác.
Như các loại thịt đỏ khác, thịt lợn chủ yếu bao gồm chất béo bão hòa và không bão hòa với hàm lượng gần như tương đương nhau.
Các thành phần axit béo của thịt lợn hơi khác biệt với thịt của các động vật nhai lại như thịt bò và thịt cừu.
Thịt lợn chứa ít axit linoleic liên hợp (CLA) hơn và chứa nhiều chất béo không bão hòa hơn một chút (3).
Điểm mấu chốt: Hàm lượng chất béo của thịt lợn là không cố định. Thịt lợn chủ yếu được tạo thành từ các chất béo bão hòa và chất béo đơn, không bão hòa.
Vitamin và khoáng chất của thịt lợn
Thịt lợn là một nguồn dinh dưỡng giàu vitamin và khoáng chất.
Dưới đây là những loại vitamin và chất khoáng chính có trong thit lợn:
Thiamin: Không giống với các loại thịt đỏ khác, như thịt bò hay cừu, thịt lợn đặc biệt giàu thiamin. Thiamin là một vitamin thuộc nhóm B, đóng vai trò thiết yếu trong nhiều chức năng khác nhau của cơ thể (4).
Selen: Thịt lợn thường luôn là một nguồn dinh dưỡng giàu selen. Những nguồn cung cấp tốt nhất loại chất khoáng thiết yếu này là các loại thực phẩm nguồn gốc động vật như thịt, hải sản, trứng và các sản phẩm từ sữa (5).
Kẽm: Một loại khoáng chất quan trọng, và có nhiều trong thịt lợn. Kẽm là chất rất cần thiết cho hoạt động của não bộ cũng như hệ thống miễn dịch.
Vitamin B12: Chỉ được tìm thấy duy nhất trong các thực phẩm có nguồn gốc động vật, vitamin B12 cực kỳ cần thiết cho sự hình thành máu và chức năng của não bộ. Thiếu vitamin B12 có thể gây thiếu máu và làm tổn thương các tế bào thần kinh.
Vitamin B6: Một nhóm các vitamin có liên quan đến nhau và có vai trò cực kỳ quan trọng cho sự hình thành hồng cầu.
Niacin: Một loại vitamin nhóm B, còn được biết đến là vitamin B3. Niacin được sử dụng cho nhiều chức năng của cơ thể và là chất cần thiết cho sự trao đổi chất và phát triển của chúng ta.
Phốt pho: Là chất phổ biến và có nhiều trong hầu hết các loại thực phẩm, phốt pho thường là thành phần chiếm hàm lượng cao trong các bữa ăn. Đây là một chất thiết yếu cho sự duy trì và phát triển của cơ thể.
Sắt: Thịt lợn có chứa ít sắt hơn thịt bò hay thịt cừu. Tuy nhiên, hệ thống tiêu hóa lại hấp thu sắt trong thịt rất hiệu quả, vậy nên thịt lợn có thể coi là một nguồn cung cấp chất sắt tuyệt vời.
Thịt lợn có thể chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất khác nữa với hàm lượng cần thiết.
Các sản phẩm thịt lợn đã qua xử lý như thịt giăm bông hay xông khói, còn chứa hàm lượng muối (natri) khá cao.
Điểm mấu chốt: Thịt lợn là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời với nhiều vitamin và khoáng chất, bao gồm thiamin, kẽm, vitamin B12, vitamin B6, niacin, phốt pho và sắt.
Các hợp chất khác trong thịt lợn
Giống như thực vật, thực phẩm có nguồn gốc động vật có chứa một số hợp chất có hoạt tính sinh học, trừ các loại vitamin và khoáng chất, có thể ảnh hưởng tới sức khỏe.
Creatine: Creatine là một chất có nhiều trong thịt, có chức năng như một loại thực phẩm bổ sung phổ biến dành cho lực sĩ hay vận động viên thể hình, và các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, creatine có thể cải thiện quá trình phát triển và duy trì cơ bắp (6, 7).
Taurine: được tìm thấy trong cá và thịt, taurine là một amino axit chống oxy hóa, được tạo ra bởi chính cơ thể chúng ta. Việc nạp taurine thông qua chế độ ăn là rất quan trọng cho chức năng tim mạch và cơ bắp (8, 9, 10).
Glutathione: Một chất chống oxy hóa với hàm lượng cao trong thịt, nhưng cũng được tạo ra trong cơ thể con người. Mặc dù là một chất chống lão hóa thiết yếu cho cơ thể, nhưng vai trò của glutathione chưa được chứng minh rõ ràng (11, 12).
Cholesterol: Một loại sterol được tìm thấy ở thịt và các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật, như trong các sản phẩm từ sữa và trứng. Loại cholesterol thực phẩm này không gây ảnh hưởng gì đến nồng độ cholesterol trong cơ thể, ít nhất là không với hầu hết mọi người (13).
Điểm mấu chốt: Thịt lợn chứa một số hợp chất có hoạt tính sinh học, như creatine, taurine và glutathione.
Lợi ích của thịt lợn
Thịt lợn chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cũng như protein chất lượng cao. Thịt lợn được nấu vừa chín có thể là một phần dinh dưỡng tuyệt vời cho chế độ ăn uống của bạn.
Duy trì khối lượng cơ bắp
Giống các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật khác, thịt lợn là một trong những nguồn dinh dưỡng tốt nhất cung cấp protein chất lượng cao.
Duy trì khối lượng cơ bắp theo độ tuổi là một cân nhắc quan trọng cho sức khỏe. Nếu không tập thể dục và có chế độ ăn uống thích hợp, khối lượng cơ bắp tự nhiên sẽ thoái hóa theo thời gian – một thay đổi bất lợi dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe liên quan đến tuổi tác.
Trong những trường hợp nghiêm trọng nhất, mất cơ có thể dẫn đến một tình trạng gọi là sarcopenia – chứng bệnh được đặc trưng bởi khối lượng cơ ở mức thấp đồng thời làm giảm chất lượng cuộc sống. Sarcopenia phổ biến nhất ở người cao tuổi.
Protein chất lượng cao, chứa hầu hết các amino axit thiết yếu, là chất có vai trò quan trọng trong việc duy trì khối lượng cơ, đặc biệt là khi được kết hợp với các bài tập rèn sức bền.
Nạp không đủ protein vào cơ thể sẽ dẫn đến việc đẩy nhanh sự thoái hóa cơ bắp do tuổi tác, làm tăng nguy cơ mắc sarcopenia (14).
Ăn thịt lợn hoặc các loại thực phẩm động vật giàu protein là cách tốt nhất để đảm bảo lượng protein chất lượng cao được nạp đủ vào cơ thể, giúp duy trì khổi lượng cơ bắp.
Điểm mấu chốt: Thịt lợn là nguồn cung cấp tuyệt vời với protein chất lượng cao, nên nó là loại thực phẩm hữu ích cho việc tạo và duy trì khối lượng cơ bắp.
Cải thiện hiệu suất của các bài tập
Ăn thịt không chỉ có tác dụng với việc duy trì khối lượng cơ, mà còn giúp cải thiện chức năng cơ bắp cũng như hiệu suất làm việc của cơ thể.
Ngoài việc giàu protein chất lượng cao, cơ động vật (thịt) có chứa nhiều chất dinh dưỡng lành mạnh có lợi cho cơ bắp của chúng ta, bao gồm taurine, creatine, và beta-alanine.
Beta-alanine là một loại amino axit được sử dụng để sản sinh carnosine trong cơ thể.
Carnosine là một loại hợp chất thiết yếu cho chức năng của cơ bắp (15, 16).
Trên thực tế, cơ bắp chứa hàm lượng cao carnosine có thể làm giảm mệt mỏi và cải thiện hiệu suất làm việc của cơ thể (17, 18, 19, 20).
Ăn chay hoặc thực hiện chế độ ăn chay – vốn dĩ chứa rất ít beta-alanine, có thể làm cắt giảm lượng carnosine trong cơ bắp theo thời gian (21).
Ngược lại, hàm lượng cao beta-alanine (từ các thực phẩm chức năng) có thể làm tăng lượng carnosine trong cơ bắp (15, 17, 22, 23).
Kết quả là, ăn thịt lợn hoặc các nguồn thực phẩm giàu beta-alanine có thể rất hữu ích có những người muốn tối đa hóa hiệu suất hoạt động thể chất.
Điểm mấu chốt: Như các loại thịt khác, thịt lợn có thể giúp cải thiện chức năng cơ bắp và hiệu suất hoạt động thể chất.
Thịt lợn và bệnh tim mạch
Bệnh tim mạch là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong sớm trên toàn thế giới.
Bệnh tim gồm các tình trạng nguy hiểm như đau tim, đột quỵ, cao huyết áp.
Các nghiên cứu quan sát cho kết quả không đồng nhất về mối liên quan giữa thịt đỏ và bệnh tim.
Vài nghiên cứu chỉ ra rằng, ăn thịt lợn chưa qua hoặc đã qua chế biến (công nghiệp) đều làm tăng nguy cơ bệnh tim (24), trong khi đó các nghiên cứu khác chỉ cho thấy mối nguy từ các loại thịt đã qua chế biến (25, 26).
Số còn lại không tìm thấy bất kỳ mối liên quan đáng kể nào (27).
Tuy nhiên, không có bằng chứng cụ thể cho thấy bản thân thịt có thể thực sự gây ra bệnh tim. Các nghiên cứu quan sát chỉ có thể cho thấy sự liên quan chứ chưa đưa ra chứng cứ chứng minh mối quan hệ nhân quả trực tiếp.
Rõ ràng là, ăn nhiều thịt thường có liên quan đến những thói quen khác của lối sống không lành mạnh, như ăn ít hoa quả, rau củ, ít hoạt động thể chất, hút thuốc, hoặc ăn quá nhiều (28, 29, 30), và hầu hết các nghiên cứu quan sát đều bỏ qua các yếu tố này.
Một lý do phổ biến khác là hàm lượng cholesterol vầ chất béo bão hóa có trong thịt lợn.
Tuy nhiên, cholesterol thực phẩm thường có rất ít hoặc không gây ảnh hưởng đến nồng độ cholesterol trong máu và không bị coi là một mối nguy đối với sức khỏe (13).
Mối quan hệ giữa chất béo bão hòa và bệnh tim cũng chưa được chứng minh một cách thuyết phục và rất nhiều nghiên cứu có chất lượng vẫn chưa tìm được mối liên hệ nào đáng kể (31, 32, 33).
Điểm mấu chốt: Ăn một lượng vừa đủ thịt lợn nạc – một phần không thể thiếu trong chế độ ăn lành mạnh – không có khả năng làm tăng nguy cơ gây bệnh tim.
Thịt lợn và ung thư
Ung thư là căn bệnh nghiêm trọng, đặc trưng bởi sự phát triển không kiểm soát của các tế bào trong cơ thế.
Nhiều nghiên cứu quan sát đã chỉ ra mối liên quan giữa việc ăn các loại thịt đỏ và nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột (34, 35, 36).
Các nghiên cứu khác thì không cho thấy bất kỳ ảnh hưởng đáng kể nào (37, 38).
Việc chứng minh thịt lợn thật sự có thể gây ung thư ở người là một việc không hề dễ dàng.
Đó là bởi vì các nghiên cứu quan sát chỉ mới phát hiện được ra có sự tương quan, chứ không thể cung cấp bằng chứng để chứng minh mối quan hệ nhân-quả giữa hai yếu tố này.
Tuy nhiên, thịt được nấu quá kỹ có thể giữa một loại hợp chất có khả năng gây ung thư, đặc biệt là heterocyclic amines – một loại hợp chất dị vòng (39).
Heterocyclic amines là một nhóm các hợp chất có hại được tìm thấy với hàm lượng cao trong các loại thịt, hải sản hoặc các nguồn protein động vật khác được nấu quá kỹ hoặc quá cháy.
Hợp chất này hình thành khi protein động vật, như thịt lợn, tiếp xúc với nguồn nhiệt cao trong quá trình nướng vỉ, nướng lò hay rán (40, 41).
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các thực phẩm có hàm lượng cao heterocyclic amines có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, như ung thư ruột, vú và tuyến tiền liệt (42, 43, 44, 45, 46).
Vai trò của việc ăn thịt trong sự phát triển ung thư vẫn chưa được chứng minh. Mặc dù chưa có bằng chứng thuyết phục về khả năng gây ung thư của thịt, nhưng chúng ta có khá nhiều gợi ý liên quan đến điều đó.
Trong những chế độ ăn có lợi cho sức khỏe, một lượng thịt vừa đủ được nấu vừa tới có thể không làm tăng nguy cơ ung thư, nhưng để có cơ thể khỏe mạnh tối ưu, thì việc giới hạn lượng thịt bị nấu quá kỹ là hoàn toàn hợp lý.
Điểm mấu chốt: Bản thân thịt lợn có thể không phải là yếu tố có khả năng gây ung thư. Tuy nhiên, ăn quá nhiều thịt lợn bị nấu kỹ hoặc cháy có thể gây hại cho cơ thể.
Các tác hại và mối nguy
Chúng ta cần tránh ăn thịt lợn sống hoặc nấu chưa chín hẳn (rất hiếm khi xảy ra), đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển.
Đó là bởi vì thịt lợn chưa chín có thể chứa vài loại ký sinh trùng có thể lây sang con người (47).
Sán
Sán trong thịt lợn (Taenia solium) là một loại ký sinh trùng đường ruột. đôi khi có thể đạt đến chiều dài 2-3 mét.
Nhiễm trùng là tình trạng rất hiếm xảy ra ở các nước phát triển. Châu Phi, châu Á, Trung và Nam Mỹ là những nơi hay gặp phải tình trạng này hơn (47, 48, 49).
Con người sẽ bị nhiễm trùng sán khi ăn thịt lợn sống hoặc nấu chưa chín.
Từ trước tới nay, sán thịt lợn hoàn toàn là vô hại và không gây bất kỳ triệu chứng nào.
Tuy nhiên, thỉnh thoảng nó có thể dẫn đến một bệnh gọi là bệnh giun sán, ước tính ảnh hưởng đến khoảng 50 triệu người mỗi năm (47).
Một trong những triệu chứng nghiêm trọng nhất của bệnh giun sán là bệnh động kinh. Trong thực tế, bệnh giun sán được coi là một nguyên nhân hàng đầu của bệnh động kinh (50).
Giun tròn ký sinh
Trichinella là một họ giun tròn ký sinh gây ra một bệnh được gọi là bệnh sán heo hoặc trichinellosis.
Mặc dù trichinellosis là không phổ biến ở các nước phát triển, ăn thịt lợn sống hoặc nấu chưa chín có thể làm tăng nguy cơ, đặc biệt là khi thịt là từ lợn thả rông, lợn hoang hoặc lợn thả vườn (47).
Thông thường, bệnh trichinellosis có triệu chứng rất nhẹ, như tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn và ợ nóng, hoặc không có triệu chứng gì cả.
Tuy nhiên, trichinellosis có thể phát triển thành một tình trạng bệnh nghiêm trọng, đặc biệt là ở người cao tuổi.
Trong một số trường hợp, nó có thể dẫn đến suy nhược, đau cơ, sốt và sưng quanh mắt. Trường hợp tệ nhất là nó có thể gây tử vong (51).
Toxoplasmosis
Toxoplasma gondii là tên khoa học của một sinh vật đơn bào ký sinh, một tế bào “động vật” đơn, chỉ có thể nhìn thấy qua kính hiển vi.
Nó được tìm thấy trên toàn thế giới, ước tính có trong cơ thể một phần ba dân số loài người (47).
Ở các nước phát triển như Hoa Kỳ, nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh nhiễm trùng là việc ăn thịt lợn sống hoặc nấu chưa chín (52, 53, 54).
Thông thường, nhiễm Toxoplasma gondii không gây ra bất kỳ triệu chứng, nhưng ở những người có hệ miễn dịch yếu, nó có thể dẫn đến một tình trạng gọi là bệnh toxoplasmosis.
Các triệu chứng của nhiễm toxoplasma thường nhẹ. Tuy nhiên, nó có thể gây hại cho thai nhi và đe dọa sự sống của những bệnh nhân có hệ miễn dịch yếu (47, 55).
Mặc dù ký sinh trùng lợn không phổ biến ở các quốc gia phát triển, nhưng thịt lợn cần phải được nấu chín khi ăn, dù chế biến theo cách nào.
Điểm mấu chốt: Do có thể bị nhiễm trùng từ ký sinh trong thịt nên chúng ta cần tránh ăn thịt lợn sống hoặc chưa chín.
TỔNG KẾT
Thịt lợn là một trong những loại thịt phổ biến nhất trên thế giới.
Đây là một nguồn dinh dưỡng chứa nhiều protein chất lượng cao, cũng như các vitamin và khoáng chất.
Vì lý do này, nó có thể thúc đẩy tăng trưởng và duy trì cơ bắp cũng như cải thiện hiệu suất các bài tập.
Mặt khác, cần tránh ăn thịt lợn quá chín hoặc chưa chín.
Thịt lợn bị nấu quá kỹ có chứa các hợp chất có khả năng gây ung thư, còn thịt lợn chưa chín (hoặc sống) có chứa nhiều sinh vật ký sinh có hại.
Có thể nói, ăn thịt được nấu vừa tới với lượng vừa đủ là cực kỳ phù hợp với chế độ ăn có lợi cho sức khỏe.
Bệnh ung thư đại trực tràng
Bệnh ung thư đại trực tràng hoàn toàn có thể phòng được bởi các yếu tố gây bệnh đã được chỉ rõ nhưng ăn nhiều thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu…) thức ăn nhanh, thực phẩm công nghiệp như thịt nguội, xúc xích, nước có gas, thuốc lá, ăn ít rau xanh là những yếu tố gây ung thư đại trực tràng hàng đầu.
Ngoài ra, những người bị polyp đại trực tràng, những người trong gia đình có người bị ung thư đại trực tràng, polyp mang yếu tố gia đình, viêm đại trực tràng mãn tính cũng dễ mắc ung thư hơn người bình thường cộng thêm lối sống ăn uống thì các yếu tố càng “liên thủ” để quật ngã hệ thống đại trực tràng của một người.
Triệu chứng cơ năng gồm những thay đổi về bài tiết phân :
- Hội chứng lị : mót rặn, đau quặn bụng, ỉa phân nhầy mũi hay gặp ở ung thư đại tràng sigma, trực tràng, hậu môn.
- Hội chứng ỉa lỏng nhầy mũi, bán tắc ruột chướng bụng, đau quặn, khi bài tiết được hơi thì hết hay gặp ở các khối u đại tràng phải.
- Hội chứng táo bón, bán tắc ruột dần dần, rồi đi tới tắc ruột hoàn toàn hay gặp ở ung thư đại tràng trái.
+ Khối u : Khi sờ thấy khối u qua thành bụng thì ung thư đã ở giai đoạn muộn, thực tế hay gặp như vậy. Thăm trực tràng có thể thấy u dễ dàng (50% ung thư ruột già nằm ở trực tràng).
Phòng bệnh: Giảm phần calo chất béo từ 40% xuống 25-30%. Tăng cường hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt vào bữa ăn hàng ngày. Hạn chế thức ăn muối, lên men, xông khói, sấy khô (cá khô, xì dầu, thịt ám khói...)
Hạn chế tiêu thụ những gia vị vô bổ có thể gây ung thư như phẩm nhuộm, dầu thơm, tránh những chất gây đột biến gen trong thức ăn như thuốc trừ sâu, diệt cỏ, thuốc kích thích tăng trọng. Cắt polyp đại trực tràng đặc biệt ở những bệnh nhân có tiền sử gia đình bị ung thư.
Nghiên cứu mới khẳng định thực phẩm chức năng bổ sung canxi và vitamin D không giúp bảo vệ xương
Trong một thập niên trở lại đây, các nhà dinh dưỡng học đã phải tranh cãi kịch liệt một vấn đề: Liệu người lớn tuổi có nên bổ sung vitamin D và canxi bằng thực phẩm chức năng hay không?
Mới đây, một nghiên cứu tổng quan đã đánh giá lại vấn đề này. Theo đó, thực phẩm chức năng bổ sung vitamin D và canxi không có bất kỳ lợi ích rõ ràng nào với việc ngăn ngừa vỡ hoặc gãy xương ở người cao tuổi.
Trong bối cảnh dân số thế giới già hóa, vỡ và gãy xương đã trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng. Tình trạng này có thể kéo theo những hệ quả to lớn cho nền kinh tế và cả xã hội. Vì vậy, các nhà nghiên cứu đã cố gắng làm sáng tỏ lĩnh vực này, ở đó, dinh dưỡng là một khía cạnh quan trọng.
Từ lâu, đã có những nghiên cứu mâu thuẫn về mối liên hệ giữa thực phẩm chức năng và nguy cơ gãy xương. Để giải quyết mâu thuẫn này, các nhà khoa học tại Bệnh viện Thiên Tân, Trung Quốc đã dành thời gian đánh giá tổng hợp lại 33 thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, được thực hiện với hơn 51.000 người trên 50 tuổi.
Mỗi thử nghiệm thực chất là một nghiên cứu đã từng được công bố trước đây. Trong đó, tình nguyện viên tham gia là những người cao tuổi dùng thực phẩm chức năng bổ sung canxi, vitamin D hoặc cả 2. Kết quả của họ được so sánh với một nhóm khác dùng giả dược hoặc không nhận được liệu pháp.
Vùng đối tượng được chọn lọc là những người già sống tại nhà chứ không phải trong nhà dưỡng lão hoặc bệnh viện hay các cơ sở tương tự.
Được công bố hồi đầu tuần trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ, nghiên cứu đánh giá tổng hợp này đã đưa ra được một kết luận rõ ràng:
Vitamin D và thực phẩm bổ sung canxi dường như không được bảo đảm sẽ ngăn ngừa vỡ xương hoặc gãy xương hông ở người cao tuổi. Các thực phẩm bổ sung này không có lợi ích rõ ràng với người cao tuổi, bất kể liều lượng họ dùng, giới tính, tiền sử bệnh gãy xương, hoặc lượng canxi trong chế độ ăn uống của họ.
“Đã đến lúc người cao tuổi sống trong cộng đồng nên ngừng uống thực phẩm bổ sung canxi và vitamin D”, bác sĩ Jia-Guo Zhao, tác giả nghiên cứu cho biết. “Chúng tôi nghĩ rằng việc cải thiện lối sống, tập thể dục, tiếp xúc đủ với ánh sáng mặt trời và điều chỉnh chế độ ăn uống có thể quan trọng hơn dùng thực phẩm bổ sung”.
GÃY XƯƠNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI
Gãy xương là tình trạng xương bị gãy hoàn toàn hoặc có một vết nứt sau khi phải chịu đựng lực quá mạnh tác động. Nhưng nếu xương đã bị suy yếu sẵn, chẳng hạn do loãng xương, viêm khớp hoặc ung thư, ngay cả một lực không mạnh cũng có thể dẫn đến gãy xương.
Ở người lớn tuổi, khoảng 20% những cú ngã là nguyên nhân gây gãy xương hoặc chấn thương sọ não. Gãy xương ở người cao tuổi có thể dẫn đến các hậu quả: Suy giảm khả năng di chuyển và tự thực hiện sinh hoạt hàng ngày; phải phụ thuộc vào chăm sóc dài hạn; đau mạn tính; giảm chất lượng cuộc sống và tăng nguy cơ tử vong.
Người cao tuổi thường bị các gãy xương: Hông, xương chậu, cổ tay hoặc cánh tay, xương sống, chân hoặc mắt cá chân, xương sườn.
Càng cao tuổi gãy xương dễ dàng xảy ra hơn. Một người trên 85 tuổi có nguy cơ gãy xương gấp 4 lần so với tuổi từ 65 đến 75.
Mỗi năm ở Mỹ có hơn 1,5 triệu người bị gãy xương liên quan đến loãng xương. Trong đó có từ 250.000 đến 500.000 phụ nữ vỡ xương hông hoặc xương sống - 90% vì các cú ngã. Khoảng một nửa số phụ nữ trên 85 tuổi bị ngã mỗi năm.
Nhìn chung, trong khoảng 1 năm sau khi bị gãy xương hông, nguy cơ tử vong là khoảng 20% . Trong khi hầu hết người lớn tuổi bị gãy xương có thể trở lại hoạt động trước đây, họ có thể gặp một số hạn chế vận động. Có đến một nửa số bệnh nhân này sẽ phải chống gậy hoặc sử dụng công cụ hỗ trợ.
Tại Mỹ, từ năm 2013, Lực lượng đặc nhiệm về Dịch vụ dự phòng (UPSTF), một cơ quan cố vấn liên bang, đã đặt ra câu hỏi tương tự với những thực phẩm bổ sung. Cơ quan này đã đưa ra khuyến cáo nói rằng các bằng chứng ủng hộ lợi ích của các thực phẩm chức năng với người cao tuổi không bị loãng xương và thiếu hụt vitamin D là “không đủ”.
Marion Nestle, giáo sư chuyên ngành dinh dưỡng và khoa học thực phẩm tại Đại học New York, đã bày tỏ ý kiến vào thời điểm đó rằng khuyến cáo của UPSTF nên cảnh báo các bác sĩ lâm sàng "suy nghĩ cẩn thận trước khi khuyên người khỏe mạnh sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung canxi và vitamin D".
Một lần nữa lên tiếng về chủ đề trong tuần này, giáo sư Nestle nói sức khỏe của xương liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau của dinh dưỡng và hoạt động thể chất.
"Việc bảo vệ xương trong suốt cuộc đời đòi hỏi phải ăn uống lành mạnh, tham gia vào các hoạt động chịu lực cơ thể, tránh uống rượu quá nhiều, và không hút thuốc – đó là những lời khuyên tốt cho tất cả mọi người", giáo sư Nestle nói.
Vitamin D thực chất không phải là vitamin, nó chỉ là một loại hooc-môn được cơ thể sản xuất trong phản ứng với ánh sáng mặt trời. Vitamin D giữ nhiều vai trò khác nhau trong cơ thể, dường như liên quan đến xương, ung thư, bệnh tim, tiểu đường, chức năng miễn dịch và sức khỏe sinh sản.
Daniel Fabricant, chủ tịch của Hiệp hội Sản phẩm Tự nhiên, đại diện cho các nhà sản xuất và bán lẻ thực phẩm bổ sung cho biết nghiên cứu này đã đưa ra kết luận “mơ hồ”.
Ông nói rằng nó chỉ tập trung vào phân khúc dân số khỏe mạnh nhất, bằng cách nhìn vào những người cao tuổi có thể sống ở nhà của họ. "Có rất nhiều thứ bị bỏ qua”, Fabricant cho biết. "Những người bị loãng xương hay tiền sử gia đình có người bị loãng xương có thể vẫn cần vitamin D".
Canxi và vitamin D đã được biết đến với vai trò rất quan trọng để duy trì xương trong một thời gian dài, và cách tốt nhất để có được đủ liều lượng khuyến cáo hàng ngày của hai chất này là tự nhiên.
Đối với canxi, nó có nghĩa là bạn nên ăn các sản phẩm có nguồn gốc từ sữa như sữa, pho mát, sữa chua hoặc các loại rau xanh giàu canxi. Đối với vitamin D, điều này có nghĩa là bạn phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Có rất ít các loại thực phẩm có chứa vitamin D, nhưng bạn cũng có thể bổ sung nó bằng các loại cá béo như cá hồi.
Trong năm 2010, Viện Y học Hoa Kỳ (IOM) đưa ra khuyến cáo người dân cần tăng gấp 3 lần lượng vitamin D mỗi ngày, lên 600 IU. Lượng canxi nên nạp vào cơ thể cũng tới 1.000 miligam.
Mặc dù khuyến cáo của IOM ít đề cập trực tiếp đến thực phẩm bổ sung, việc sử dụng chúng dường như đã được ám chỉ. Nó bao gồm nhiều thảo luận về tầm quan trọng của việc thiết lập và theo dõi một liều tối đa cho vitamin D và canxi.
"Khi người Bắc Mỹ ăn nhiều thực phẩm bổ sung và cả thực phẩm giàu vitamin D và canxi sẵn, có nhiều khả năng mọi người sẽ ăn quá nhiều các chất dinh dưỡng này", nhóm nghiên cứu viết và cảnh báo về khả năng tổn thương mô và thận nếu sử dụng vitamin D và canxi quá liều.
Trở lại với nghiên cứu mới của Bệnh viện Thiên Tân, nó không xem xét những lợi ích hoặc nguy cơ của thực phẩm bổ sung vitamin D với các điều kiện khác. Nhưng các nghiên cứu trước đây từng gợi ý rằng vitamin D có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và một số loại ung thư nhất định.
Mặc dù vậy, một nghiên cứu đăng trên tạp chí JAMA Cardiology vào tháng 4 cho thấy bổ sung vitamin D hàng tháng ở liều cao dường như cũng không giúp gì mấy cho bệnh tim mạch.
Mới đây, một nghiên cứu tổng quan đã đánh giá lại vấn đề này. Theo đó, thực phẩm chức năng bổ sung vitamin D và canxi không có bất kỳ lợi ích rõ ràng nào với việc ngăn ngừa vỡ hoặc gãy xương ở người cao tuổi.
Trong bối cảnh dân số thế giới già hóa, vỡ và gãy xương đã trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng. Tình trạng này có thể kéo theo những hệ quả to lớn cho nền kinh tế và cả xã hội. Vì vậy, các nhà nghiên cứu đã cố gắng làm sáng tỏ lĩnh vực này, ở đó, dinh dưỡng là một khía cạnh quan trọng.
Từ lâu, đã có những nghiên cứu mâu thuẫn về mối liên hệ giữa thực phẩm chức năng và nguy cơ gãy xương. Để giải quyết mâu thuẫn này, các nhà khoa học tại Bệnh viện Thiên Tân, Trung Quốc đã dành thời gian đánh giá tổng hợp lại 33 thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, được thực hiện với hơn 51.000 người trên 50 tuổi.
Mỗi thử nghiệm thực chất là một nghiên cứu đã từng được công bố trước đây. Trong đó, tình nguyện viên tham gia là những người cao tuổi dùng thực phẩm chức năng bổ sung canxi, vitamin D hoặc cả 2. Kết quả của họ được so sánh với một nhóm khác dùng giả dược hoặc không nhận được liệu pháp.
Vùng đối tượng được chọn lọc là những người già sống tại nhà chứ không phải trong nhà dưỡng lão hoặc bệnh viện hay các cơ sở tương tự.
Được công bố hồi đầu tuần trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ, nghiên cứu đánh giá tổng hợp này đã đưa ra được một kết luận rõ ràng:
Vitamin D và thực phẩm bổ sung canxi dường như không được bảo đảm sẽ ngăn ngừa vỡ xương hoặc gãy xương hông ở người cao tuổi. Các thực phẩm bổ sung này không có lợi ích rõ ràng với người cao tuổi, bất kể liều lượng họ dùng, giới tính, tiền sử bệnh gãy xương, hoặc lượng canxi trong chế độ ăn uống của họ.
“Đã đến lúc người cao tuổi sống trong cộng đồng nên ngừng uống thực phẩm bổ sung canxi và vitamin D”, bác sĩ Jia-Guo Zhao, tác giả nghiên cứu cho biết. “Chúng tôi nghĩ rằng việc cải thiện lối sống, tập thể dục, tiếp xúc đủ với ánh sáng mặt trời và điều chỉnh chế độ ăn uống có thể quan trọng hơn dùng thực phẩm bổ sung”.
GÃY XƯƠNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI
Gãy xương là tình trạng xương bị gãy hoàn toàn hoặc có một vết nứt sau khi phải chịu đựng lực quá mạnh tác động. Nhưng nếu xương đã bị suy yếu sẵn, chẳng hạn do loãng xương, viêm khớp hoặc ung thư, ngay cả một lực không mạnh cũng có thể dẫn đến gãy xương.
Ở người lớn tuổi, khoảng 20% những cú ngã là nguyên nhân gây gãy xương hoặc chấn thương sọ não. Gãy xương ở người cao tuổi có thể dẫn đến các hậu quả: Suy giảm khả năng di chuyển và tự thực hiện sinh hoạt hàng ngày; phải phụ thuộc vào chăm sóc dài hạn; đau mạn tính; giảm chất lượng cuộc sống và tăng nguy cơ tử vong.
Người cao tuổi thường bị các gãy xương: Hông, xương chậu, cổ tay hoặc cánh tay, xương sống, chân hoặc mắt cá chân, xương sườn.
Càng cao tuổi gãy xương dễ dàng xảy ra hơn. Một người trên 85 tuổi có nguy cơ gãy xương gấp 4 lần so với tuổi từ 65 đến 75.
Mỗi năm ở Mỹ có hơn 1,5 triệu người bị gãy xương liên quan đến loãng xương. Trong đó có từ 250.000 đến 500.000 phụ nữ vỡ xương hông hoặc xương sống - 90% vì các cú ngã. Khoảng một nửa số phụ nữ trên 85 tuổi bị ngã mỗi năm.
Nhìn chung, trong khoảng 1 năm sau khi bị gãy xương hông, nguy cơ tử vong là khoảng 20% . Trong khi hầu hết người lớn tuổi bị gãy xương có thể trở lại hoạt động trước đây, họ có thể gặp một số hạn chế vận động. Có đến một nửa số bệnh nhân này sẽ phải chống gậy hoặc sử dụng công cụ hỗ trợ.
Tại Mỹ, từ năm 2013, Lực lượng đặc nhiệm về Dịch vụ dự phòng (UPSTF), một cơ quan cố vấn liên bang, đã đặt ra câu hỏi tương tự với những thực phẩm bổ sung. Cơ quan này đã đưa ra khuyến cáo nói rằng các bằng chứng ủng hộ lợi ích của các thực phẩm chức năng với người cao tuổi không bị loãng xương và thiếu hụt vitamin D là “không đủ”.
Marion Nestle, giáo sư chuyên ngành dinh dưỡng và khoa học thực phẩm tại Đại học New York, đã bày tỏ ý kiến vào thời điểm đó rằng khuyến cáo của UPSTF nên cảnh báo các bác sĩ lâm sàng "suy nghĩ cẩn thận trước khi khuyên người khỏe mạnh sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung canxi và vitamin D".
Một lần nữa lên tiếng về chủ đề trong tuần này, giáo sư Nestle nói sức khỏe của xương liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau của dinh dưỡng và hoạt động thể chất.
"Việc bảo vệ xương trong suốt cuộc đời đòi hỏi phải ăn uống lành mạnh, tham gia vào các hoạt động chịu lực cơ thể, tránh uống rượu quá nhiều, và không hút thuốc – đó là những lời khuyên tốt cho tất cả mọi người", giáo sư Nestle nói.
Vitamin D thực chất không phải là vitamin, nó chỉ là một loại hooc-môn được cơ thể sản xuất trong phản ứng với ánh sáng mặt trời. Vitamin D giữ nhiều vai trò khác nhau trong cơ thể, dường như liên quan đến xương, ung thư, bệnh tim, tiểu đường, chức năng miễn dịch và sức khỏe sinh sản.
Daniel Fabricant, chủ tịch của Hiệp hội Sản phẩm Tự nhiên, đại diện cho các nhà sản xuất và bán lẻ thực phẩm bổ sung cho biết nghiên cứu này đã đưa ra kết luận “mơ hồ”.
Ông nói rằng nó chỉ tập trung vào phân khúc dân số khỏe mạnh nhất, bằng cách nhìn vào những người cao tuổi có thể sống ở nhà của họ. "Có rất nhiều thứ bị bỏ qua”, Fabricant cho biết. "Những người bị loãng xương hay tiền sử gia đình có người bị loãng xương có thể vẫn cần vitamin D".
Canxi và vitamin D đã được biết đến với vai trò rất quan trọng để duy trì xương trong một thời gian dài, và cách tốt nhất để có được đủ liều lượng khuyến cáo hàng ngày của hai chất này là tự nhiên.
Đối với canxi, nó có nghĩa là bạn nên ăn các sản phẩm có nguồn gốc từ sữa như sữa, pho mát, sữa chua hoặc các loại rau xanh giàu canxi. Đối với vitamin D, điều này có nghĩa là bạn phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Có rất ít các loại thực phẩm có chứa vitamin D, nhưng bạn cũng có thể bổ sung nó bằng các loại cá béo như cá hồi.
Trong năm 2010, Viện Y học Hoa Kỳ (IOM) đưa ra khuyến cáo người dân cần tăng gấp 3 lần lượng vitamin D mỗi ngày, lên 600 IU. Lượng canxi nên nạp vào cơ thể cũng tới 1.000 miligam.
Mặc dù khuyến cáo của IOM ít đề cập trực tiếp đến thực phẩm bổ sung, việc sử dụng chúng dường như đã được ám chỉ. Nó bao gồm nhiều thảo luận về tầm quan trọng của việc thiết lập và theo dõi một liều tối đa cho vitamin D và canxi.
"Khi người Bắc Mỹ ăn nhiều thực phẩm bổ sung và cả thực phẩm giàu vitamin D và canxi sẵn, có nhiều khả năng mọi người sẽ ăn quá nhiều các chất dinh dưỡng này", nhóm nghiên cứu viết và cảnh báo về khả năng tổn thương mô và thận nếu sử dụng vitamin D và canxi quá liều.
Trở lại với nghiên cứu mới của Bệnh viện Thiên Tân, nó không xem xét những lợi ích hoặc nguy cơ của thực phẩm bổ sung vitamin D với các điều kiện khác. Nhưng các nghiên cứu trước đây từng gợi ý rằng vitamin D có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và một số loại ung thư nhất định.
Mặc dù vậy, một nghiên cứu đăng trên tạp chí JAMA Cardiology vào tháng 4 cho thấy bổ sung vitamin D hàng tháng ở liều cao dường như cũng không giúp gì mấy cho bệnh tim mạch.
http://truthlady3.blogspot.com/2018/02/co-thai-oc.html
http://truthlady3.blogspot.com/2018/02/ky-thuat-vien-xoa-bop-bam-huyet-vat-ly.html
http://truthlady3.blogspot.com/2018/02/hormon-vo-thuong-than-sinh-ly-benh.html
http://truthlady3.blogspot.com/2018/02/than-y-chua-benh.html
http://truthlady3.blogspot.com/2018/02/tuc-thieu-am-than-kinh.html
http://truthlady3.blogspot.com/2018/02/tuc-thai-am-ty-kinh.html
http://truthlady3.blogspot.com/2018/02/tuc-quyet-am-can-kinh.html
http://truthlady3.blogspot.com/2018/02/thu-thieu-am-tam-kinh.html
http://truthlady3.blogspot.com/2018/02/thu-thai-am-phe-kinh.html
http://truthlady3.blogspot.com/2018/02/thu-quyet-am-tam-bao-kinh.html
http://truthlady3.blogspot.com/2018/02/thu-duong-minh-ai-truong-kinh.html
http://truthlady3.blogspot.com/2018/02/ky-kinh-nham-oc-mach.html
http://truthlady3.blogspot.com/2018/02/tuc-thieu-duong-om-kinh.html
http://truthlady3.blogspot.com/2018/02/thu-thieu-duong-tam-tieu-kinh.html
http://truthlady3.blogspot.com/2018/02/tuc-duong-minh-vi-kinh.html
http://truthlady3.blogspot.com/2018/02/thu-thai-duong-tieu-truong-kinh.html
http://truthlady3.blogspot.com/2018/02/tuc-thai-duong-bang-quang-kinh.html
http://truthlady3.blogspot.com/2018/02/duong-sinh-theo-quy-luat-van-hanh-12.html
http://truthlady3.blogspot.com/2018/02/he-bach-huyet.html
http://truthlady3.blogspot.com/2018/01/the-brain.html
http://truthlady3.blogspot.com/2018/01/ky-thuat-cam-mau.html
http://truthlady3.blogspot.com/2018/01/drweb-security-space-11-2020-12.html
http://truthlady3.blogspot.com/2018/01/may-o-luong-mo-luong-uong-va-axit-uric.html
http://truthlady3.blogspot.com/2018/01/12-tuyet-chieu-chua-benh.html
http://truthlady3.blogspot.com/2018/01/kho-sach-y-duoc-pdf.html
http://truthlady3.blogspot.com/2018/01/tam-ngu-luan-benh.html
http://truthlady3.blogspot.com/2018/01/ve-khi-doanh-huyet.html
http://truthlady3.blogspot.com/2018/01/tri-lieu-bang-tia-laser.html
http://truthlady3.blogspot.com/2018/01/luyen-tinh-khi-than.html
http://truthlady3.blogspot.com/2018/01/ho-hap-bang-da-va-ien.html
http://truthlady3.blogspot.com/2018/01/y-hoc-co-truyen-thuc-hanh.html
http://truthlady3.blogspot.com/2018/01/xoa-bam-huyet-phong-tri-benh.html
http://truthlady3.blogspot.com/2018/01/tap-luyen-chua-tri-dau-lung.html
http://truthlady3.blogspot.com/2018/01/khi-cong-y-dao.html
http://truthlady3.blogspot.com/2018/01/mot-so-thuat-ngu-dung-trong-ong-y.html
http://truthlady3.blogspot.com/2018/01/khi-cong-kinh-lac.html
http://truthlady3.blogspot.com/2018/01/chua-benh-theo-kinh-lac.html
http://truthlady3.blogspot.com/2018/01/chich-le-de-hoc-de-lam.html
http://truthlady3.blogspot.com/2018/01/cham-cuu-hoc-2.html
http://truthlady3.blogspot.com/2018/01/cham-cuu-hoc-1.html
http://truthlady3.blogspot.com/2018/01/an-huyet-nhat-ban-tokuiro-mamik.html
http://truthlady3.blogspot.com/2018/01/394-bai-tinh-duoc.html
http://truthlady3.blogspot.com/2018/01/atlas-giai-phau-nguoi-7.html
http://truthlady3.blogspot.com/2018/01/atlas-giai-phau-nguoi-6.html
http://truthlady3.blogspot.com/2018/01/atlas-giai-phau-nguoi-5.html
http://truthlady3.blogspot.com/2018/01/atlas-giai-phau-nguoi-4.html
http://truthlady3.blogspot.com/2018/01/atlas-giai-phau-nguoi-3.html
http://truthlady3.blogspot.com/2018/01/atlas-giai-phau-nguoi-2.html
http://truthlady3.blogspot.com/2018/01/atlas-giai-phau-nguoi-1.html
http://truthlady3.blogspot.com/2018/01/ong-y-gian-yeu-ca.html
http://truthlady3.blogspot.com/2018/01/chan-benh-qua-tai.html
http://truthlady3.blogspot.com/2018/01/thuc-uong-trong-ngay.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/12/dermatomes-dermal-segmentation.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/12/au-day-than-kinh-canh-tay.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/12/khop-goi.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/12/huyet-ap-cao.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/12/huyet-ap-thap.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/12/gifographic-qua-trinh-tieu-hoa-va-thoi.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/12/nhung-ieu-co-ban-tranh-lam-ton-thuong.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/11/sound-card-thu-am-xox-kx-2-huyen-thoai.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/11/bai-thu-duong-thu-am.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/11/chua-benh-tau-hoa-nhap-ma.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/11/tho-bang-mui-hay-bang-mieng.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/11/kim-ke-oc-lap-ung-bang-mot-chan-trong-9.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/11/6-ong-tac-duong-than.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/11/mua-smart-tv-hay-android-tv-box.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/11/tat-man-hinh-laptop.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/11/acdsee-photo-studio-ultimate-2018-v11.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/11/gap-nap-laptop-va-nhung-ieu-lien-quan.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/11/may-quang-tri-lieu-nhiet-ion-tu-truong.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/11/but-cham-cuu-tri-lieu-xung-ien-w-912.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/11/may-vat-ly-tri-lieu-xuong-khop-dg66-110.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/11/may-vat-ly-tri-lieu-npl09-m5.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/11/phien-nao-cua-con-nguoi-chi-goi-gon.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/11/10-iem-bam-huyet-tri-au-au.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/11/2-huyet-ao-bi-truyen-anh-thuc-khi-luc.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/11/may-vat-ly-tri-lieu-nang-doctor-home.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/11/au-rong.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/11/son-thu-du.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/11/son-thuc-thien-nien-kien.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/11/danh-muc-cac-vi-thuoc.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/11/phu-tu.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/11/44-bai-thuoc-chua-thap-khop-au-nhuc.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/11/45-bai-hoc-cuoc-song-viet-boi-mot-phu.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/11/mat-va-benh-tat.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/11/acdsee-pro-104686-all-version.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/11/bam-huyet-tri-benh-qua-ban-tay.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/11/acdsee-pro-2018-110-build-785.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/10/link-kien-thuc-y-hoc-co-truyen.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/10/tranh-cham-cuu-animation.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/10/an-chay-9-nhom-dinh-duong-vang.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/10/top-ung-dung-hat-karaoke-tren-android.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/10/10-iem-bam-huyet-vi-quan-trong-nhat.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/10/dfx-audio-enhancer-13.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/10/vo-canh-tay-chua-7-loai-benh.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/10/thuoc-tinh-ngu-hanh-cua-ngu-tang.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/10/tang-phu-khieu-va-cac-he-thong-trong-co.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/09/sat-hach-luong-y-theo-tt-29.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/09/thoai-hoa-sun-khop-va-ieu-tri.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/09/davehax-video.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/09/idm-628-build-17-full-key-portable-fix.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/09/nuoc-bot-loi-va-hai.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/09/bot-yen-mach-quaker.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/09/u-u-chin-u-u-xanh-tac-dung-tac-hai.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/08/uc-browser.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/08/dong-sinh-ien-trong-chan-oan-va-ieu-tri.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/08/cac-loai-mach-am-duong-duy-kieu.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/08/cac-bo-vi-e-chan-mach.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/08/quickoffice-for-android-61180.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/08/tri-lieu-benh.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/08/99-phac-o-thuong-dung.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/08/huyet-phan-chieu-bo-vi.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/08/calbee-fruit-granola-800g.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/08/o-trong-ba-kich-nguu-tat.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/08/am-sac-thuoc-ien-bac-bang-ien.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/07/fxsound-enhancer-13007-dfx-audio.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/07/filelocator-pro-822736-portable-latest.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/07/baby-i-love-you-tiffany-alvord.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/07/acdsee-pro-93-build-546-x86x64.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/07/acdsee-pro-100-build-625-x-86x-64.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/07/bo-nao-nguoi.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/07/bo-tho.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/07/128-huyet-thong-dung.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/07/chua-benh-mat-theo-ha-o-lac-thu.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/06/con-uong-van-ong-cam-giac.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/06/nhung-huyet-thuong-dung.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/06/chan-oan-cac-uong-kinh.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/06/benh-tu-mien.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/06/duoc-vi.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/06/chia-khoa-van-nang-3.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/06/chia-khoa-van-nang-2.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/06/chia-khoa-van-nang-1.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/06/tac-dung-cua-cay-cho-e.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/06/ieu-khien-lieu-phap.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/06/bo-than.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/06/idm-628-build-11.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/06/nacurgo-mang-sinh-hoc-polyesteramide.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/06/nuoc-va-vai-tro-oi-voi-co-the.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/06/mach-hoc-tong-hop-tiep-theo.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/06/cay-than-duoc-tieu-diet-uoc-5-dong-te.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/05/kim-tien-thao-chua-soi-than-soi-mat.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/05/mach-hoc-tong-hop.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/05/nhung-kham-pha-moi-ve-nuoc-ep-cau-ky-tu.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/05/cau-ky-tu-duong-can-minh-muc-bo-than.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/05/ngu-vi-tu-bo-phoi-ty-vi-than.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/05/phan-ta-diep-loc-mau-tay-oc-trong-gan.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/05/ty-vi.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/05/10-mon-nau-bang-lo-vi-song.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/05/meo-chua-nac-cut.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/05/giac-hoi.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/05/34-ly-do-nen-dung-ky-tu-moi-ngay.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/05/5-li-do-khien-bung-bu.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/05/chia-khoa-van-nang.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/05/nam-da-tan-nhang.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/05/hat-bo-bo-y-di.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/04/thap-nhi-tinh-va-thap-tuyen-huyet.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/04/thuc-bo-mau.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/04/bang-go-huyet.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/04/nude-yoga-girl.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/04/kham-benh-inh-benh-bang-may-o-ap-huyet.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/04/benh-gan.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/04/chong-ay-hoi-kho-tieu-sinh-bung.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/04/meo-dan-gian-chua-benh.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/04/shiatsu.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/04/huyet-vi-kinh-lac-co-nguoi.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/04/phuong-phap-tac-ong-cot-song.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/04/cach-chua-benh-noi-tieng-vo-tay-36-cai.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/04/nang-luc-ky-dieu-cua-co-the.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/04/bang-tra-huyet.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/04/nhung-dau-hieu-cho-thay-ban-ang-co-nguy.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/04/cach-nau-com-gao-lut-ngon-de-dang.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/04/ngu-hanh-suc-khoe.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/04/go-cac-huyet-bang-ban-tay.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/04/chi-huyet.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/04/phep-xem-mang-ga-theo-ke-kinh.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/04/tri-au-lung-bang-ong-tac-duong-sinh-va.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/04/tu-ien-khi-cong-y-ao-huong-dan-tu-chua.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/04/tu-tuong-triet-hoc-cua-am-duong-gia-va.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/04/su-lien-he-3-hoc-thuyet-am-duong-ngu.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/04/ngoai-cong-noi-cong-khi-cong-than-cong.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/04/bua-phep-nam-tong.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/04/giao-trinh-ly-luan-co-ban-ong-y.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/04/am-duong-khi-cong.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/04/ve-van-e-am-duong-ngu-hanh.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/03/tho-menh-mon.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/03/cach-chua-benh-te-liet.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/03/nhung-cuon-sach-ebook-hay-nen-oc-file.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/03/54-cau-hoi-ap-ve-linh-hon-va-con-nguoi.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/03/meo-suc-khoe-hay-tong-hop.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/01/bai-tap-chua-huyet-ap-cao.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/01/thap-nhi-huyen-cong-trong-dc.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/01/phac-o-ho-tro-chua-rung-nhi.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/01/gia-15-bo-dung-cu-dien-chan.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/01/ne-hoan-nham-oc.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/01/benh-tu-gioi-vo-hinh-phai-chua-theo-tam.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/01/an-va-chu-cua-mat-tong.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/01/18-cau-noi-hay-ve-cuoc-oi.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/01/tong-quan-ve-giai-phau-hoc.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/01/huyet-bo-mau.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/01/chan-oan-benh-qua-cac-vi-tri-au-bung.html
http://truthlady3.blogspot.com/2017/01/trieu-chung-sau-khi-bo-thuoc-la.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/12/phuong-phap-bam-huyet-ieu-tri-xuat-tinh.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/12/tho-bung-4-thoi-yoga.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/12/tac-dung-cua-mo-hoi.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/12/phat-thu-lieu-phap.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/12/lieu-phap-cua-sac-mau.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/12/phong-va-tri-benh-tieu-uong-theo-phuong.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/12/33-gian-thuat-dien-chan.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/12/he-bach-huyet.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/12/bam-huyet-chua-vo-sinh.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/12/dien-chan-hoc.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/12/chia-khoa-van-nang.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/12/luyen-tap-duong-sinh.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/12/cac-trang-web-tai-lieu-quan-trong.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/12/phac-o-chua-mat-tam-than-phan-liet.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/12/benh-o-tui-mat.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/12/body-pic.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/12/eye-pic.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/12/tu-tim-nguyen-nhan-benh-va-cach-chua.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/12/chua-ngo-oc-thuc-nhanh-va-hieu-qua-cao.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/12/cham-cuu-chua-benh-nguyen-tai-thu.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/12/hoa-qua-tac-ong-khac-nhau-len-phu-nu-va.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/12/tam-can-cu-luoi-bieng-cua-nguoi-tu.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/12/phuong-phap-chua-benh-bang-niem-so.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/12/chuom-nong-chuom-lanh.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/12/ve-nghien-cuu-tam-linh-xua-nay-tren.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/12/lieu-phap-y-mao-mach-chuom-am-vung-gan.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/12/lam-sach-mach-mau-he-thong-truyen-dan.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/12/tui-chuom-nong-lanh.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/12/au-got-chan.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/12/bom-mau-thap-chi-ao.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/12/suy-gian-tinh-mach.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/12/benh-ai-trang-co-that.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/12/benh-tang-tiet-mo-hoi.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/12/so-tay-bam-huyet-thap-chi-ao.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/12/bang-tra-phep-nap-can-chi-ty-ngo-luu-chu.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/12/thuoc-ty-ngo-luu-chu-linh-quy-bat-phap.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/12/linh-quy-bat-phap.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/xuong-khop-chi-duoi.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/vai-tro-cua-huyet-dung-tuyen.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/sujok-healing.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/foxit-phantompdf-business-802805.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/phan-biet-mach-quan-he-mach-mach-va-ky.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/cach-tri-than-benh-tam-benh-nghiep-benh.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/chua-benh-bang-muoi-hymalaya.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/cay-day-than-thong.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/ieu-tri-te-nhuc-chan-tay-bang-phuong.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/ieu-tri-ra-mo-hoi-tay-chan-bang-ong-y.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/thoi-cham-cuu-cham-cuu-theo-thoi-gian.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/ong-y-va-sex.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/mach-ly.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/danh-y-danh-ngon-tinh-hoa-2.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/danh-y-danh-ngon-tinh-hoa-1.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/thuc-pham-nguy-hiem.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/quan-iem-ong-y-ve-cach-phong-tranh-benh.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/the-duc-cac-co-quan-va-cac-tuyen.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/xu-dung-thien-cho-suc-khoe.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/nuoc-ngot-nuoc-ep-trai-cay.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/4-bai-tap-chay-bo-giam-can-hieu-qua-sau.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/su-that-ve-co-cua-minh.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/hai-muoi-tu-tiet-khi-trong-nam.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/tu-tuong-thanh-long-bach-ho-huyen-vu.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/16-tac-hai-cua-nuoc-ngot-chang-ai-noi.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/ha-uong-huyet-o-benh-tieu-uong.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/cau-truc-tam-linh-lien-quan-en-benh-tat.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/co-hoc-theo-ong-y.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/ve-khi-doanh-huyet.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/nhi-thap-bat-tu-luan-giai.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/cham-cuu-chua-benh-2.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/cham-cuu-chua-benh-1.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/chan-khi-van-hanh-phap-tt.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/chan-khi-van-hanh-phap.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/nam-huong.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/tra-huyet-dien-chan.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/eknoorr-high-fashion.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/tap-luyen-oc-brain-gym.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/xoa-bop-ngon-tay-ngon-chan.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/hoc-thuyet-kinh-lac.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/ac-iem-cau-tao-bo-xuong-nguoi.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/tro-duyen-khi-cong-hanh-thien.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/he-than-kinh-tu-quan.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/viem-khop-vai.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/viem-bao-gan-gap-ngon-tay.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/y-dich-luc-khi-2.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/y-dich-luc-khi-1.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/tim-hieu-ve-he-tuan-hoan-cua-con-nguoi.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/phoi-trong-co-nguoi.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/la-gan-va-su-song.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/10-bi-quyet-tang-cuong-suc-manh-nao-bo.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/7-tuyen-noi-tiet-trong-co-nguoi.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/estrogen-noi-tiet-to-nu.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/thuc-pham-uop-lanh.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/ca-chua-va-tac-dung.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/tuyen-yen-trieu-chung-hoc.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/tu-hoc-chua-benh-day-bam-huyet.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/viem-xoang-mui.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/cach-giai-ruou-bia-nhanh-nhat.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/hoc-chung-chi-ieu-duong-ngan-han-sieu.html
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/chu-ky-luc-khi-nguyen-tac-ieu-tri.html
No comments:
Post a Comment