LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Sunday, January 14, 2018

Tam Ngũ luận bệnh


Tam thời thuận dương

Hằng ngày thuận theo khí của 3 thời gian:
Sáng sớm, giữa ngày, chiều muộn.
Dương khí của người ta bao giờ cũng ảnh hưởng bởi dương khí của trời.
Sáng sớm (giờ Dần) khi mặt trời mới mọc, dương khí của trời đương lên thì dương khí của con người khi ấy cũng đang phấn khởi.
Giữa ngày (giờ Ngọ) khi mặt trời tới giữa trời, dương khí của trời cao tột độ, thì dương khí của con người khi ấy cũng đang thịnh.
Chiều muộn (giờ Dậu) khi mặt trời gần lặn, dương khí của trời đã giảm thiểu thì dương khí của con người khi ấy cũng hòa dịu.
Người ta có dương khí để ngoài thì bảo vệ bì phu, trong thì cổ vũ phần dinh dưỡng tinh vi. Tất cả để dưỡng thần, dưỡng khí. Nếu hành động quá mức thì dương khí suy yếu, cũng như hôm nào trời mây mưa thì mặt trời không sáng.
Đã nói ban ngày thuộc dương thuận theo khí, nhưng về phần đêm thuộc âm cũng phải bảo vệ phần âm khí. nghĩa là về phần đêm, âm khí thịnh thì phải thu liễm dương khí để hòa đồng với âm khí. Nếu đêm mà vận động gân cốt nhiều sẽ hao tinh, tổn dương; Nếu dầm sương tuyết nhiều sẽ sinh hàn thấp. Bởi vậy có thuận theo dương khí của trời trong 3 thời gian hàng ngày mà bảo dưỡng dương khí thì tuổi thọ mới dài lâu.

Tam pháp trị bệnh

Đại thể việc trị bệnh có 3 phép: Mãnh trị, Khoan- mãnh kiêm trị, khoan trị.
Mãnh trị = trị bệnh cho mạnh: Nghĩa là khi bệnh mới phát, nguyên khí con người đang khỏe mạnh thì dùng đại tễ mà trị bệnh khứ tà cho mạnh để mau hết bệnh, chứ không chần chờ cho tà khí có thì giờ làm hại chính khí.
Khoan, mãnh kiêm trị = Trị bệnh vừa mạnh vừa khoan: Nghĩa là bệnh phát đã hơi lâu ngày, nguyên khí con người đã hơi giảm, mà bệnh thế đã có phần tăng, thì dùng thuốc trị bệnh khứ tà cũng phải mạnh tay, nhưng trong đó còn có mấy phần dưỡng chính cho nhẹ sức thuốc đi, chứ không chuyên một bề khứ tà mà bỏ phần dưỡng chính.
Khoan trị = Trị bệnh khoan khoan thong thả (khoan trị cũng như hoãn trị): Nghĩa là bệnh đã lâu ngày thì hẳn khí huyết đã suy kiệt, phải dùng những loại thuốc có tính chất bình hòa mà trị từ từ cho hết bệnh, đồng thời hồi phục nguyên khí, chứ không dùng thuốc kích thích hay công phạt lấy mau hết bệnh mà bỏ phần dưỡng sức được.

Tam tài

Tam tài gồm: Thiên, Nhân, Địa.
Trời ở trên, người ở giữa, đất ở dưới.
Hệ tự hạ, kinh dịch nói: "Hữu thiên đạo yên, Hữu nhân đạo yên, Hữu địa đạo yên". Nghĩa là trời có đạo trời, người có đạo người, đất có đạo đất, 3 tài ấy tượng trưng cho 3 gạch, 3 gạch ấy lồng vào 3 gạch nữa là 6 gạch, tức 6 hào.
2 hào trên tượng trời, 2 hào giữa tượng người, 2 hào dưới tượng dất. Trong đó có thể, có văn, có cương nhu lẫn lộn. Nên gọi tam tài.
Y học nói: Trời có các vì sao và độ số, đất có sông ngòi, người có các kinh mạch. Trời có ngũ hành, đất có ngũ vị, người có ngũ tạng. Trời có âm dương, đất có âm dương, người có khí huyết. Cái khí, cái hình của trời, đất, người ứng hợp với nhau như vạy, tưởng cũng có thể nói là Tam tài.

Ngũ bệnh khí tri hữu dư

5 thứ bệnh thuộc tà khí hữu dư
    Mình nóng như lửa.
    Vành cổ đằng trước và phía trước ngực giáp cổ, nóng rát khó thở như cách rời ra không thông hòa với nhau.
    Mạch nhân nghinh tay tả nóng ráo
    Phổi thở gấp rút như suyễn
    Hơi trong bụng đưa ngược lên
Bệnh này thuộc Dương minh kinh là biểu mà cái khí không hành ra tam dương biểu phận được.
Bởi ngũ bệnh khí hữu dư ấy mà đưa đến “Nhị bệnh khí bất túc”:
    Mạch khí khẩu tay hữu nhỏ như sợi tóc.
    Trong 1 ngày vài chục lần đi đái mà đái bực tức không thông.
    (Bệnh này thuộc Thái âm kinh là lý mà cái khí không hành ra tam âm lý phận được)
Cách trị 5 loại bệnh thuộc bệnh (tà) khí hữu dư này, muốn tả cho hết bệnh, thế nhưng lý chứng đã hư rồi không chịu được thuốc tả.
Cách trị 2 bệnh thuộc (chính) khí bất túc này , muốn bổ cho hết bệnh, thế nhưng biểu chứng còn nhiều không dám cho bổ.
Vậy thì bên ngoài đã ngũ hữu dư, bên trong lại nhị bất túc, thế là đã không hẳn là biểu lại cũng không hẳn là lý, thì biểu lý âm dương đoạn tuyệt là phải chết, chứ không còn hồ nghi.

Ngũ cấm

Ngũ cấm = 5 ngày cấm châm thích, có nghĩa là cấm trong 5 ngày thuộc vào “10 can” sau đây không được châm thích.
Trời có 10 can, kể từng đôi một thì "Giáp ất" trước tiên, rồi "Bính đinh", "Mậu kỷ", "Canh tân" đến "Nhâm quý" là sau hết, 10 can đó ứng hợp với thân thể con người chia ra như sau:
1. Những ngày "Giáp ất" ứng vào đầu.
2. Những ngày "Bính đinh" ứng vào vai và cổ họng, tức nửa người trên.
3. Những ngày "Mậu kỷ" là trung ương ứng vào bụng và tứ chi (trung ương thuộc Tỳ thổ, tỳ chủ tứ chi cũng như thổ vượng tứ quý).
4. Những ngày "Canh tân" ứng vào các đốt xương và đùi, gối, nửa người phía dưới.
5. Những ngày "Nhâm quý" ứng vào ống chân.
Đó là những ngày không được châm thích vào những nơi ứng hợp trong thân thể con người kể trên.
Tại sao?
Bởi những ngày đó là ngày "tự thừa" = âm dương hợp lại mà không khí hóa vậy.
Nghĩa là 10 can của trời hóa sinh ra thành 5 hành của đất để âm dương thông cái khí hóa của ngũ vận. Nay những ngày đó, âm dương tự ý hợp lại thì khí hóa không thông. Khí hóa của trời đất không thông thì khí hóa con người cũng không thông, cho nên cấm châm thích vào những nơi nào trong thân thể con người mà nó ứng vào ngày tự thừa của 10 can đó vậy.

Ngũ tiết

Thích hữu ngũ tiết = Phép châm thích có 5 nơi quan tiết tức 5 đốt xương hay 5 khiếu hay 5 tiết mục
1. Chấn ai: chấn động sự mù mịt trong các đường lạc, ý nói châm thích ở đường kinh ngoài để khứ các bệnh dương khí đại nghịch làm cho trong bụng đầy trướng tức thở.
2. Phát mông: Khai phát sự tối tăm, ý nói châm thích ở du phủ để khứ bệnh ở phụ cho tai thông mắt sáng.
3. Khứ trảo: Trút bỏ móng ngoài, ý nói châm thích ở các đốt xương tay chân để co duỗi thuận tiện, đi lại dẻo dang.
4. Triệt y: Cởi bỏ y phục, ý nói châm thích tất cả các huyệt kỳ du của các dương kinh để hàn khí, nhiệt khí không tranh dành cho âm dương hòa hợp.
5. Giải hoặc: giải tán sự mê hoặc, ý nói châm thích thì phải biết tất cả những hư và thực của các kinh mà bổ mà tả cho âm dương bình phục thì không điên đảo mê hoặc.
Châm thích có 5 tiết ấy để khu trừ tà khí mà điều hòa chân khí vậy.
[Ngũ tiết còn có ý nghĩa là 5 loại bệnh tiết tả: do phong khí, thấp khí, hàn khí, nhiệt khí và tỳ thổ hư nhược mà làm ra tiết tả.]

Ngũ chí

5 chí hướng hay 5 tình chí. Ngũ tạng có 5 chí hướng.
Tâm chí vào sự mừng (Hỷ)
Can chí vào sự giận (Nộ)
Tỳ chí vào sự suy nghĩ (Tư)
Phế chí vào sự lo buồn (Ưu)
Thận chí vào sự sợ (Khủng)
Hỷ, nộ, ưu, tư và khủng là 5 chí hướng của 5 tạng.
Như vậy 5 chí ấy cũng ở trong 7 tình mà ra.
7 tình là Hỷ, nộ, tư, ưu, khủng, kinh và bi.
Đem so 5 chí với 7 tình, thì 7 tình thêm 2 chữ kinh và bi. Xét ra kinh đã ở trong khủng mà bi đã ở trong ưu, thì ngũ chí và thất tình cũng tương hòa đồng.
Giờ đây đem ngũ chí phối hợp với "ngũ tàng" của ngũ tạng: "ngũ tàng" mỗi tạng đều chứa đựng một vật căn bản vô hình của con người.
    Tâm tàng thần
    Can tàng hồn
    Tỳ tàng ý
    Phế tàng phách
    Thận tàng tinh và chí
Ngũ chí, thất tình mà hoàn hảo, bình hòa thì ngũ tàng trong ngũ tạng vô bệnh. Nếu ngũ chí ấy nóng quá, chấn động cái hỏa khởi lên sẽ sinh bệnh. Ví dụ:
Hỷ: Mừng quá thương tâm thì hại đến thần sẽ sinh bệnh buồn phiền nóng ráo.
Tư: Nghĩ quá thương Tỳ hại đến ý sẽ sinh bệnh bĩ tắc, thũng trướng.
Ưu: Lo quá thương phế thì hại đến thể phách sẽ sinh buồn bực, uất ức, khí đưa ngược.
Khủng: Sợ quá thương thận thì hại đến tinh và chí sẽ sinh bệnh nóng âm trong xương.
Cho nên nói cái hỏa của ngũ chí mà nó chấn động mạch, tức nó nóng quá sẽ tự nhiên phát bệnh như bệnh trúng phong thì thật là bất trị. Lại nói cái hỏa của ngũ chí nó xúc động bất kỳ và trái ngược khác thường chứ không theo thứ tự truyền kinh.
Phép trị cái hỏa của ngũ chí không thể bảo rằng giản lược mà dùng những loại thuốc cay nóng ráo công phát thái quá được

Tam nhân bất doãn dũ

3 nguyên nhân làm cho đứa trẻ mới sanh ra mà không bú sữa.
1. Bởi sản phụ khi mang thai tắm mát, ăn đồ mát quá độ, làm cho cái thai bị lạnh, đứa trẻ sinh ra bị đầy bụng, đau bụng mà không bú sữa.
2. Bởi người sản phụ khi mang thai, cảm nhiễm nhiều nhiệt độc, làm cho đứa trẻ sanh ra: da vàng, người nóng, bí ỉa, đái đỏ, chỉ khóc mà không bú.
3. Bởi khi mới sanh không móc miệng, để máu độc ở miệng bị nuốt xuống làm cho đứa trẻ mệt nhọc, đầy bụng mà không bú.

Tam nhân vi bệnh

3 nguyên nhân gây bệnh
Ngoại nhân: Nguyên nhân gây bởi ngoại cảm lục dâm (Phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa). Ngoại nhân thì xem mạch ở huyệt Nhân nghinh (Phía trước bộ quan tay tả một phân)
Nội nhân: Nguyên nhân bởi nội thương thất tình (Hỷ, nộ, ưu, tư, bi, khủng, kinh). Nội nhân thì xem mạch ở huyệt Khí khẩu (Phía trước bộ quan tay hữu một phân)
Bất nội ngoại nhân: Nguyên nhân bởi một kinh nào trong ngũ tạng, lục phủ, chứ không phải ngoại nhân và nội nhân?. Xem mạch ở huyệt thốn khẩu, tức 2 cổ tay.

Tam nhân đại phong

3 nguyên nhân sinh ra bệnh đại phong
1. Bởi phong độc
2. Bởi thấp độc
3. Bởi truyền nhiễm
Tóm lại bởi nội thương khí huyết suy yếu, ngoại cảm độc khí phong thấp thâm nhập bì phu, huyết mạch, cân cốt, đình tích lâu ngày, vinh vệ không hành, độc khí hun đúc, trong sinh trùng, ngoài phát ngứa, tạng phủ kinh lạc đều thụ bệnh cả.
(Đại phong tên chữ gọi là bệnh "lại". Phong, lao, cổ, lại, tứ chứng nan y. Tiếng nôm gọi là bệnh "cùi")







No comments:

Post a Comment