Bạn biết gì về giác hơi?
Giác hơi được coi là một liệu pháp điều trị thay thế, trong đó, những chiếc cốc giác hơi sẽ được đặt lên trên da để tạo ra lực hút. Cốc giác hơi có thể được làm từ nhiều loại nguyên liệu như thủy tinh, tre hoặc bằng đất nung.
Những người ủng hộ
liệu pháp giác hơi cho rằng, lực hút của cốc giác hơi có thể kích thích
lưu lượng máu, từ đó có thể chữa khỏi rất nhiều chứng bệnh khác nhau.
Giác hơi đã được sử dụng như một phương
pháp điều trị từ thời Ai Cập cổ đại, Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam và
các quốc gia Trung Đông. Một trong số những sách y khoa lâu đời nhất
trên thế giới “The Ebers Papyrus” đã miêu tả cách người Ai Cập cổ đại sử
dụng liệu pháp giác hơi từ những năm 1550 trước công nguyên.
Nhìn chung, y học phương Tây còn đang
nghi ngờ về những tác dụng sức khỏe do những người ủng hộ biện pháp giác
hơi đưa ra. Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ cho rằng “ Những bằng chứng khoa
học ngày nay chưa chứng minh được giác hơi có khả năng chữa khỏi ung thư
hay bất cứ bệnh nào khác. Các nghiên cứu về việc điều trị thành công
bằng giác hơi chủ yếu là các giai thoại hơn là từ các nghiên cứu khoa
học.”
Nhưng một nghiên cứu năm 2012 được xuất
bản trên tạp chí PloS ONE cho thấy, liệu pháp giác hơi có thể có tác
dụng nhiều hơn là hiệu ứng giả dược. Các nhà nghiên cứu Australia và
Trung Quốc đã tổng hợp kết quả của 135 nghiên cứu về giác hơi được xuất
bản từ năm 1992 đến 2010. Họ đã đi đến kết luận rằng liệu pháp giác hơi
có thể có hiệu quả khi được phối hợp với các liệu pháp điều trị khác như
châm cứu hoặc dùng thuốc trong điều trị với một số bệnh hoặc tình trạng
như: zona thần kinh, trị mụn trứng cá, liệt thần kinh mặt hoặc thoái
hóa đốt sống cổ. Nhưng các nhà nghiên cứu cũng thấy rằng, rất nhiều
trong số các nghiên cứu đó có thể có chứa sai số. Họ cho rằng những
nghiên cứu có chất lượng tốt hơn nên được tiến hành để đưa ra được kết
luận cuối cùng.
Các loại giác hơi
Có rất nhiều loại giác hơi, bao gồm:
- Giác hơi khô (chỉ tạo ra lực hút)
- Giác hơi ướt (phối hợp giữa lực hút và các loại thuốc kiểm soát chảy máu)
Trong cả 2 loại giác hơi, một chất dễ
cháy như cồn, thảo mộc hoặc giấy sẽ được đặt trong cốc và bật lửa lên.
Khi ngọn lửa bùng lên đủ để làm không khí trong cốc nóng lên thì
cốc giác hơi sẽ nhanh chóng được đặt úp trên da của người bệnh. Khi
không khí bên trong cốc lạnh đi, nó sẽ tạo ra một khoảng chân không.
Khoảng chân không này làm cho da căng và đỏ lên vì mạch máu được mở
rộng. Các cốc giác hơi thường được đặt trên da từ 5-10 phút.
Những phương pháp giác hơi hiện đại hơn
sử dụng một máy bơm cao su để tạo ra môi trường chân không bên trong cốc
giác hơi. Đôi khi, những người hành nghề còn sử dụng cốc silicon y tế.
Loại cốc này đủ mềm dẻo để có thể di chuyển từ chỗ này đến chỗ khác trên
da và tạo ra một hiệu ứng giống như mát xa.
Trong liệu pháp giác hơi ướt, lực hút
nhẹ sẽ được tạo ra bằng việc dùng cốc giác hơi. Cốc sẽ được đặt trên da
trong khoảng 3 phút. Sau đó, người hành nghề sẽ bỏ cốc ra và dùng một
còn dao mổ nhỏ để tạo ra những vết cắt trên bề mặt da. Sau đó, sẽ tiến
hành lần giác hơi thứ 2 để có thể hút ra một lượng máu nhỏ. Sau quy
trình này, vùng được giác hơi sẽ được bôi thuốc kháng sinh dạng mỡ và
được băng lại để đề phòng nhiễm trùng. Da sẽ lành lại trong vòng 10
ngày.
Những người ủng hộ phương pháp giác hơi
cho rằng liệu pháp giác hơi ướt có thể loại bỏ các chất gây hại và độc
tố ra khỏi cơ thể để khỏi bệnh nhanh hơn.
Lợi ích của giác hơi
Hiệp hội giác hơi Anh nói rằng, giác hơi
có thể điều trị rất nhiều tình trạng bệnh. Điều này chưa được chứng
minh bằng nghiên cứu nhưng tổ chức này cho rằng, giác hơi có thể được
dùng để điều trị:
- Các rối loạn về máu như thiếu máu hoặc rối loạn đông máu
- Các bệnh về khớp như viêm khớp và đau cơ xơ hóa.
- Các khó chịu khi mang thai và các rối loạn phụ khoa
- Các vấn đề về da như eczema và mụn
- Tăng huyết áp
- Đau nửa đầu
- Lo âu và trầm cảm
- Tắc phế quản do dị ứng và hen suyễn
- Suy tĩnh mạch
Những người ủng hộ này còn cho rằng,
giác hơi có thể làm giảm đau và viêm trên toàn cơ thể. Họ cũng cho rằng
giác hơi có thể cải thiện sức khỏe tinh thần, thư giãn thể chất.
Các tác dụng không mong muốn của giác hơi
Giác hơi được cho là khá an toàn, đặc
biệt là khi được thực hiện bởi những nhân viên y tế được đào tạo. Những
tác dụng không mong muốn có thể xảy ra bao gồm:
- Cảm giác không thoải mái hoặc đau nhẹ
- Bỏng
- Bầm tím
- Viêm da
Theo Hiệp hội giác hơi Anh, những nhóm người sau đây nên tránh giác hơi:
- Phụ nữ mang thai hoặc đang trong chu kỳ kinh nguyệt
- Những người bị ung thư di căn
- Những người bị gãy xương hoặc hay bị chuột rút
Hiệp hội này cũng cho rằng, giác hơi không nên được dùng ở những vùng cơ thể bị:
- Huyết khối tĩnh mạch sâu
- Có vết loét
- Có động mạch
- Có mạch có thể cảm nhận bằng tay được
Theo Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ, một vấn đề
thường có liên quan với việc giác hơi đó là bệnh nhân thường bỏ qua
những cách điều trị khác. Việc chỉ phụ thuộc vào giác hơi và tránh tất
cả các biện pháp chăm sóc y khoa khác khi bị ung thư có thể để lại nhiều
hậu quả nghiêm trọng, thậm chí làm giảm thời gian sống của bệnh nhân.
Các nhân viên y tế đôi khi cũng nhầm lẫn những dấu vết để lại do giác hơi là dấu vết của việc bị lạm dụng thể xác.
Cũng như nhiều liệu pháp thay thế thuốc
khác, giác hơi không được nghiên cứu một cách đầy đủ. Các nghiên cứu về
giác hơi thường là nghiên cứu nhỏ và được thiết kế khá đơn giản. Nhiều
nghiên cứu hơn nữa cần được tiến hành để khẳng định hoặc bác bỏ các tác
dụng do giác hơi mang lại.
8 tác dụng của phương pháp giác hơi đối với sức khỏe
Giác hơi, cạo gió là một hình thức điều trị bệnh theo quan niệm dân gian được các sách trong đông y có đề cập đến. Phương thức này được dùng khá phổ biến trong việc trị một số bệnh phổ thông.
Thông tin chung về phương pháp giác hơi
Cạo gió, giác hơi là một hình thức chữa
bệnh phổ biến trong đông y. Từ ngàn năm trước, các thầy thuốc đã phổ
biến phương pháp này trong dân gian và được nhiều người làm tại nhà.
Việc giác hơi xuất phát từ nguyên lý âm dương, sử dụng nhiệt để trị hàn
(lạnh) trong cơ thể. Tại Việt Nam có quan niệm dân gian về trúng gió –
được hiểu là bị gió độc nhập vào cơ thể, gây ra một hoặc nhiều triệu
chứng như mỏi mệt, sốt, nhức đầu, buồn nôn, nôn, đau bụng, nhức mỏi tay
chân, vân vân. Theo quan niệm này, mục đích cạo gió và giác hơi là nhằm
làm cho gió độc thoát ra khỏi cơ thể. Giác hơi là phương pháp dùng ống
giác với áp suất âm ở trong ống ấn vào da. Khi ống giác hút chặt vào da
sẽ gây hiện tượng sung huyết hoặc tụ huyết tại chỗ giác để chữa bệnh.
Liệu pháp giác hơi thường được con
người dùng trong những trường hợp như bị Cảm lạnh, cảm nóng, đau đầu
chóng mặt, mắt sưng đỏ đau; ho suyễn, hoặc suyễn có đờm mạn tính; đau
bụng, sôi bụng, đại tiện phân lỏng nhão; đau nhức cơ xương khớp. Trước
đây việc dùng phương pháp này khá tùy tiện và đã có nhiều những trường
hợp lãnh hậu quả.
Các bác ĩ y học cổ truyền hiện nay
khuyến cáo bà con không nên dùng giác trong những trường hợp: Vùng da có
bệnh, người đang gầy khô, người có cơ nhục đàn hồi kém; người sốt cao
mê sảng, hoặc co giật toàn thân. Không giác các vùng có mạch máu nhiều,
nơi xương gồ lên, vùng đầu có tóc, mỏm tim, núm vú, mắt, mũi, tai… Không
giác vùng bụng dưới và vùng xương cùng của thai phụ. Không giác cho
người có nhiệt độc ban chẩn. Người phù thũng cần thận trọng khi dùng
giác.
Theo các chuyên gia khoa Y học cổ truyền
của Trường Đại học Y Dược TPHCM thì giác hơi là một phương pháp trị
bệnh trong Đông y, tại các bệnh viện y học dân tộc đều có sử dụng phương
pháp này. Theo đó, các thầy thuốc xưa cho rằng: “Thông tắc bất thống,
thống tắc bất thông”, có nghĩa là nếu sự lưu thông trong cơ thể được lưu
lợi, thông thương thì cơ thể sẽ không bị đau. Ngược lại, nếu đau mỏi cơ
thể là do có một nơi nào đó trong cơ thể bị bế tắc. Giác hơi là phương
pháp có chức năng khai thông sự bế tắc dựa trên tác động của nhiệt. Theo
lương y Trần Duy Linh thuộc bệnh viện y học dân tộc TPHCM thì các
phương pháp cạo gió, giác hơi, chích lễ, hay “đánh cảm” là những phương
cách dân gian lưu truyền để điều trị những bệnh mà nguyên nhân là do sự
bế tắc gây nên như nói trên. Tuy nhiên việc thực hiện nên được tiến
hành ở những nhà thuốc hoặc phòng khám, bệnh viện để tránh gây ra những
hậu quả đáng tiếc như trong thời gian vừa qua.
Vậy cạo gió giác hơi có tác dụng gì?
Giác hơi là biện pháp giải độc cơ thể
trong Đông y bằng tác động của nhiệt và khí. Nguyên lý chữa bệnh bằng
giác hơi là dùng lửa đốt vào lòng ống giác cho cháy hết không khí, sau
đó úp nhanh vào các bộ phận, huyệt vị trên cơ thể. Dưới tác dụng của
nhiệt, sức hút chân không sẽ tạo nên phản ứng xung huyết tại chỗ, có tác
dụng chữa bệnh. Nguyên lý này là một nguyên lý căn bản trong y học cổ
truyền phương đông.
Theo các bác sĩ y học cổ truyển thì mới
đầu, trong y học cổ truyền, giác hơi được dùng để hút mủ ở mụn nhọt, sau
đó được phát triển để chữa các bệnh khác. Về sau các thầy thuốc đông y
coi giác hơi dùng lửa là phương pháp lấy lửa (nhiệt) để chữa các chứng
bệnh do hàn (lạnh) gây ra. Thông thường, giác hơi chữa các chứng đau do
hàn như đau bụng, đau lưng, đau vai, đau gáy, đau cổ…Dưới đây là một số
bệnh phổ biến được khuyên dùng phương thức giác hơi:
– Những người bị ho kéo dài: Giác hơi tại huyệt của hai lưng.
– Những người bị cảm nóng, cảm lạnh: Với bệnh nhân cảm lạnh cần giữ ấm cho bệnh nhân.
– Những người bị đau nhức xương khớp: Thực hiện tại những khớp đau.
– Những người bị đau bụng, sôi bụng: Thực hiện các vùng huyệt bụng, thắt lưng.
– Những người bị đau lưng do thận hư, đau xương khớp do lạnh
– Những người bị béo phì: tác dụng của nhiệt và tác dụng của chân không sẽ giúp tăng cường chuyển hóa, phân giải mỡ để giảm béo.
– Những người bị đau đầu chóng mặt, mắt sưng đỏ đau; ho suyễn, hoặc suyễn có đờm mạn tính
– Những người bị đau bụng, sôi bụng, đại tiện phân lỏng nhão.
Hướng dẫn cách giác hơi đúng cách
Cách giác hơi cũng khá đơn giản:
– Đốt bông tẩm cồn rồi bỏ vào ống giác, trong khi lửa vừa cháy, úp nhanh ống giác vào chỗ giác.
– Dùng panh kẹp bông tẩm cồn đốt cháy rồi hơ nhanh vào lòng ống giác, rút panh ra và úp ống giác vào chỗ định giác.
– Úp ống vào nước đang sôi. Nhanh tay dùng khăn sạch nhấc lên, thấm khô miệng ống và úp nhanh vào chỗ giác.
Để giác hơi có tác dụng tốt, bạn
chỉ nên thực hiện ở những vị trí có cơ bắp đầy đặn và lớp
mỡ dưới da. Không nên thực hiện ở những nơi có mạch máu nông,
vùng da mới liền hoặc có sẹo, những vùng da nhạy cảm như quanh mi
mắt, môi, đầu vú, vùng da có nhiều nếp nhăn hoặc các vùng da
đã giác hơi trước còn vết. Đặc biệt, không giác hơi ngoài trời,
nơi quá lạnh hoặc quá nóng. Tuyệt đối không thực hiện tại bãi
biển, trong phòng có điều hòa.
Những đối tượng tuyệt đối không nên giác hơi
– Những người mắc bệnh thận, bệnh
phổi, có hiện tượng thiếu máu, xuất huyết dưới da, phù thũng
toàn thân, thiếu tiểu cầu cần tuyệt đối tránh xa phương pháp giác
hơi.
– Những người mắc bệnh tâm thần, suy
nhược thần kinh, thường xuyên bị chuột rút, co quắp cơ thì nên
tham khảo sự tư vấn của các thầy thuốc khi dùng phương pháp này.
– Những người có thể trạng yếu, gầy, cơ da đàn hồi kém cần tránh xa giác hơi.
– Người trong tình trạng vừa ăn quá
no, quá đói hoặc đang say rượu bia cũng không được dùng phương pháp
giác hơi. Một số người cho rằng giác hơi có thể giải rượu là quan niệm
rất nguy hiểm.
– Những bệnh nhân bị chứng đau thắc vùng thắt lưng, vùng bụng dưới cần tuyệt đối không dùng phương pháp giác hơi.
– Đối tượng là phụ nữ có thai, đang thời kỳ kinh nguyệt, cho con bú cũng tuyệt đối tránh xa phương pháp giác hơi.
– Những người đang sốt phát ban, mê
sảng, co giật toàn thân tuyệt đối không dùng phương pháp này mà cần
đem đến cơ sở y tế gần nhất để cáp cứu…
Cách sử dụng
· Úp miệng ly vào vị trí cần giác, đặt đầu bơm giác trùm lên đuôi ly, ấn mạnh vào thành ly và bơm giác được nối kín lại.
· Bằng động tác co bóp, dùng bốn ngón tay tì sát vào cán bơm, kéo sát vào lòng bàn tay, để tăng lực hút, có thể bơm (2 – 3 lần) tuỳ thuộc và sức chịu đựng cuả người được giác, (mỗi lần được bơm áp suất tạo ra từ 0.8kg/cm2 đến 1kg/cm2)
· Khi lực hút vừa đủ, chỉ cần rút bơm ra khỏi đuôi ly, ly giác lưu lại trên da lâu hoặc mau tuỳ thích cuả người được giác ( khoảng 3-5 phút)
· Sau khi kéo đầu bơm rời khỏi đuôi ly. Dùng ngón tay trỏ ấn nhẹ vào đầu của đuôi ly.
· Muốn lấy ly giác ra, chỉ cần dùng hai ngón tay kéo nhẹ vào đuôi van ở đáy ly, ly giác lập tức rời khỏi da.
· Trường hợp ly giác không hút, đề nghị Qúy khách đẩy sát phót đỏ lên đuôi ly.
· Sau khi giác xong, Quý Khách mới xoa dầu.
· Nên dùng cồn y tế để khử trùng ly giác.
· Trươc khi gắn bơm hút vào ly giác nên nhớ dùng tay kéo nhẹ tige của ly giác lên.
Một số điểm lưu ý để giác hơi an toàn
Để việc giác hơi phát huy hết tác dụng và tránh những nguy cơ gây hại, cần chú ý một số điểm sau:
– Chỉ nên thực hiện ở những vùng cơ thể có cơ bắp và da thịt đầy đặn.
– Không nên thực hiện ở những vùng da mỏng, những vùng da mới bị tổn thương hoặc những vùng nhạy cảm như môi, mắt, nhũ hoa. Lưu ý, đặc biệt không giác hơi ở những vùng có mạch máu nông, dễ vỡ.
– Không giác hơi ở những nơi phong phanh gió hoặc ở phòng lạnh có điều hòa.
– Cần chọn tư thế an toàn cho người bệnh, tuyệt đối không để người bệnh nằm trên ghế bập bênh, gây nguy hiểm, dễ té ngã.
– Trong khi thực hiện liệu pháp giác hơi cả người bệnh và nhân viên y tế thực hiện cần theo dõi thường xuyên. Nếu thấy những biến chứng như nóng, căng da tại điểm sung huyết hoặc chóng mặt, đau đầu thì nên dừng lại gấp.
Những đối tượng tuyệt đối không giác hơi
Giác hơi là gì?
Giác hơi là liệu pháp lợi dụng áp suất âm trong dụng cụ giác nhằm gây hiện tượng sung huyết tại chỗ để giải độc cơ thể, chữa bệnh. Những vật dụng dùng để giác hơi bao gồm: Ống nứa, ống thủy tinh, lọ nhỏ hoặc cốc nhỏ để làm dụng cụ giác cùng với bông, nước ấm hoặc cồn.
Cách giác hơi cũng khá đơn giản:
- Đốt bông tẩm cồn rồi bỏ vào ống giác, trong khi lửa vừa cháy, úp nhanh ống giác vào chỗ giác.
- Dùng panh kẹp bông tẩm cồn đốt cháy rồi hơ nhanh vào lòng ống giác, rút panh ra và úp ống giác vào chỗ định giác.
- Úp ống vào nước đang sôi. Nhanh tay dùng khăn sạch nhấc lên, thấm khô miệng ống và úp nhanh vào chỗ giác.
Giác hơi là cách chữa bệnh trong Đông y, đặc biệt với những bệnh nhân không chịu được châm cứu và khó thích ứng thuốc. Giác hơi có tác dụng tiêu sưng, tan ứ, giảm đau, lưu thông khí huyết… Ngày nay, nhiều người coi giác hơi như một phương pháp thư giãn.
Nguy cơ bị bỏng khi giác hơi
Mặc dù cơ chế hoạt động của giác hơi khá đơn giản nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là bỏng nhiệt. Giác hơi sử dụng cồn, lửa và những vật dụng dễ bắt lửa nên khả năng bị bỏng rất cao.
Nhiều người bị bỏng khi tự giác hơi ở nhà như trường hợp của anh Pham Văn Hòa tại TP.Hồ Chí Minh. Nguyên nhân là do đổ cồn bất cẩn trong khi giác. Trên thực tế số lượng người bị bỏng do giác hơi không phải ít.
Một số lưu ý khi giác hơi
Để giác hơi có tác dụng tốt, bạn cần chú ý những điểm sau:
- Đúng tư thế, đúng vị trí: Chỉ nên thực hiện ở những vị trí có cơ bắp đầy đặn và lớp mỡ dưới da.
- Không nên thực hiện ở những nơi có mạch máu nông, vùng da mới liền hoặc có sẹo, những vùng da nhạy cảm như quanh mi mắt, môi, đầu vú, vùng da có nhiều nếp nhăn hoặc các vùng da đã giác hơi trước còn vết.
- Không giác hơi ngoài trời, nơi quá lạnh hoặc quá nóng. Tuyệt đối không thực hiện tại bãi biển, trong phòng có điều hòa.
- Cần chọn tư thế sao cho người bệnh thoải mái nhất. Với
những người thần kinh yếu, người già, người lần đầu giác hơi
nên chọn tư thế nằm an toàn.
Trong quá trình giác hơi cả người bệnh và nhân viên y tế cần theo dõi thường xuyên tình hình sức khỏe để có những biện pháp xử trí kịp thời.
- Về phía người bệnh: Cần chuẩn bị tâm lý. Khi có những biểu hiện nóng tại chỗ giác, căng, buồn ngủ… cần báo cho nhân viên kỹ thuật để dừng lại. Nếu thấy những hiện tượng bất thường: nóng, choáng váng, hoa mắt, đau đầu… cần báo cho nhân viên y tế để xử lý kịp thời, tránh những biến chứng. Sau khi giác hơi xong, người bệnh cần nghỉ ngơi, không hoạt động mạnh, không nên tắm luôn.
- Về phía nhân viên kỹ thuật y tế: Kiểm tra sức khỏe của người bệnh trước khi giác hơi. Theo dõi tình hình sức khỏe của bệnh nhân trong và sau khi thực hiện.
Nên giác hơi khi nào?
Là một liệu pháp giải độc cơ thể và chữa bệnh tốt nhưng không phải ai, không phải bệnh nào cũng áp dụng được. Giác hơi chỉ nên dùng trong những trường hợp sau:
- Đau nhức xương khớp: Thực hiện tại những khớp đau
- Ho kéo dài: Giác hơi tại huyệt của hai lưng
- Cảm nóng, cảm lạnh: Với bệnh nhân cảm lạnh cần giữ ấm cho bệnh nhân
- Đau bung, sôi bụng: Thực hiện các vùng huyệt bụng, thắt lưng
Những người không nên giác hơi
Trong các trường hợp sau không nên dùng giác hơi để chữa bệnh
vì có thể gây nên những biến chứng, thậm chí tử vong.
- Những người mắc bệnh thận, phổi có hiện tượng thiếu máu, xuất huyết dưới da, phù thũng toàn thân, thiếu tiểu cầu.
- Người mắc bệnh tâm thần, suy nhược thần kinh, thường xuyên bị chuột rút.
- Người gầy, cơ da đàn hồi kém.
- Người trong tình trạng quá no, quá đói hoặc say rượu.
- Những người đau vùng thắt lưng, vùng bụng dưới, phụ nữ có thai, đang thời kỳ kinh nguyệt, cho con bú.
- Những người đang sốt phát ban, mê sảng, co giật toàn thân…
Giác hơi là liệu pháp lợi dụng áp suất âm trong dụng cụ giác nhằm gây hiện tượng sung huyết tại chỗ để giải độc cơ thể, chữa bệnh. Những vật dụng dùng để giác hơi bao gồm: Ống nứa, ống thủy tinh, lọ nhỏ hoặc cốc nhỏ để làm dụng cụ giác cùng với bông, nước ấm hoặc cồn.
Cách giác hơi cũng khá đơn giản:
- Đốt bông tẩm cồn rồi bỏ vào ống giác, trong khi lửa vừa cháy, úp nhanh ống giác vào chỗ giác.
- Dùng panh kẹp bông tẩm cồn đốt cháy rồi hơ nhanh vào lòng ống giác, rút panh ra và úp ống giác vào chỗ định giác.
- Úp ống vào nước đang sôi. Nhanh tay dùng khăn sạch nhấc lên, thấm khô miệng ống và úp nhanh vào chỗ giác.
Giác hơi là cách chữa bệnh trong Đông y, đặc biệt với những bệnh nhân không chịu được châm cứu và khó thích ứng thuốc. Giác hơi có tác dụng tiêu sưng, tan ứ, giảm đau, lưu thông khí huyết… Ngày nay, nhiều người coi giác hơi như một phương pháp thư giãn.
Nguy cơ bị bỏng khi giác hơi
Mặc dù cơ chế hoạt động của giác hơi khá đơn giản nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là bỏng nhiệt. Giác hơi sử dụng cồn, lửa và những vật dụng dễ bắt lửa nên khả năng bị bỏng rất cao.
Nhiều người bị bỏng khi tự giác hơi ở nhà như trường hợp của anh Pham Văn Hòa tại TP.Hồ Chí Minh. Nguyên nhân là do đổ cồn bất cẩn trong khi giác. Trên thực tế số lượng người bị bỏng do giác hơi không phải ít.
Một số lưu ý khi giác hơi
Để giác hơi có tác dụng tốt, bạn cần chú ý những điểm sau:
- Đúng tư thế, đúng vị trí: Chỉ nên thực hiện ở những vị trí có cơ bắp đầy đặn và lớp mỡ dưới da.
- Không nên thực hiện ở những nơi có mạch máu nông, vùng da mới liền hoặc có sẹo, những vùng da nhạy cảm như quanh mi mắt, môi, đầu vú, vùng da có nhiều nếp nhăn hoặc các vùng da đã giác hơi trước còn vết.
- Không giác hơi ngoài trời, nơi quá lạnh hoặc quá nóng. Tuyệt đối không thực hiện tại bãi biển, trong phòng có điều hòa.
Giác hơi là biện pháp giải độc cơ thể trong Đông y. |
Trong quá trình giác hơi cả người bệnh và nhân viên y tế cần theo dõi thường xuyên tình hình sức khỏe để có những biện pháp xử trí kịp thời.
- Về phía người bệnh: Cần chuẩn bị tâm lý. Khi có những biểu hiện nóng tại chỗ giác, căng, buồn ngủ… cần báo cho nhân viên kỹ thuật để dừng lại. Nếu thấy những hiện tượng bất thường: nóng, choáng váng, hoa mắt, đau đầu… cần báo cho nhân viên y tế để xử lý kịp thời, tránh những biến chứng. Sau khi giác hơi xong, người bệnh cần nghỉ ngơi, không hoạt động mạnh, không nên tắm luôn.
- Về phía nhân viên kỹ thuật y tế: Kiểm tra sức khỏe của người bệnh trước khi giác hơi. Theo dõi tình hình sức khỏe của bệnh nhân trong và sau khi thực hiện.
Phương pháp này cần phải được thực hiện bởi nhân viên y tế có chuyên môn. |
Là một liệu pháp giải độc cơ thể và chữa bệnh tốt nhưng không phải ai, không phải bệnh nào cũng áp dụng được. Giác hơi chỉ nên dùng trong những trường hợp sau:
- Đau nhức xương khớp: Thực hiện tại những khớp đau
- Ho kéo dài: Giác hơi tại huyệt của hai lưng
- Cảm nóng, cảm lạnh: Với bệnh nhân cảm lạnh cần giữ ấm cho bệnh nhân
- Đau bung, sôi bụng: Thực hiện các vùng huyệt bụng, thắt lưng
Những người không nên giác hơi
Một trường hợp bị bỏng nặng do giác hơi sai cách. |
- Những người mắc bệnh thận, phổi có hiện tượng thiếu máu, xuất huyết dưới da, phù thũng toàn thân, thiếu tiểu cầu.
- Người mắc bệnh tâm thần, suy nhược thần kinh, thường xuyên bị chuột rút.
- Người gầy, cơ da đàn hồi kém.
- Người trong tình trạng quá no, quá đói hoặc say rượu.
- Những người đau vùng thắt lưng, vùng bụng dưới, phụ nữ có thai, đang thời kỳ kinh nguyệt, cho con bú.
- Những người đang sốt phát ban, mê sảng, co giật toàn thân…
No comments:
Post a Comment