LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Friday, May 19, 2017

NGŨ VỊ TỬ - bổ phổi, tỳ vị, thận

Kết quả hình ảnh cho Ngũ vị tử, ngũ mai tử 
50 Pcs các loại thảo mộc Ngũ vị tử chinensis hạt, nhà vườn ngoài trời cây ăn quả


*** Tên khác

Tên thường gọi: Ngũ vị tử, ngũ mai tử

Phân loại: 3 loại:

- Kadsura japonica L. (Nam ngũ vị)

- Schizandra chinensis Baill. (Bắc ngũ vị)

- Mộc lan (Magnoliaceae).

Tên khoa học: Fructus Schisandrae

Mô tả

Hình ảnh cây ngũ vị tử, vị thuốc ngũ vị tửNgũ vị tử là một cây thuốc quý, loại dây leo dài đến 3m. Lá tròn dài, dài 9-12cm, hoa có 9-15 cánh màu vàng, quả tròn màu đỏ, đường kính 3cm, hạt tròn màu vàng. Bắc ngũ vị (Schizandra) có quả xếp thành bông thưa. Nam ngũ vị (Kadsura) có quả xếp thành đầu hình cầu.

Phân bố:

Cây mọc hoang ở các nước phương Bắc, được trồng ở Trung Quốc. Nước ta chưa thấy cây này. Ngũ vị tử hiện nay ta còn phải nhập của Trung Quốc.

Bộ phận dùng làm thuốc

Bộ phận dùng là quả ngũ vị tử.

Thu hái, chế biến:

Vào mùa thu quả chín, hái về loại bỏ tạp chất, phơi hay sấy khô

Thành phần hóa học

Tinh dầu, acid hữu cơ, vitamin C, đường, chất béo.

Tác dụng dược lý

+ Tác động đến hệ thần kinh trung ương: Nước sắc Ngü vị tử có tác dụng kích thích nhiều phần của hệ thần kinh trung ương (cột sống và não) ở ếch. Thuốc làm cường và thư gĩan nhanh nơi những người tình nguyện có cơ thể bình thường. Tác dụng kích thích trên những phản xạ có điều kiện và đị6n tâm đồ yếu hơn so với chất Caffein (Trung Dược Học).

+ Tác dụng đối với hệ hô hấp: Nước sắc Ngü vị tử kích thích hô hấp qua tác động trực tiếp trên hệ thống thần kinh trung ương. Thuốc được dùng để hỗ trợ hô hấp bị suy do dùng Morphin (Trung Dược Học).

+ Tác động đối với hệ thần kinh ngoại biên: Uống hoặc chích vào khoang bụng cuột nhắt chất Schizandrin thấy có tác dụng kích thích hệ thống tiết ra chất Cholin, liều nhỏ có tác dụng kích thích tiếp nhận chất Nicotin (Trung Dược Học).

+ Tác động đối với hệ tim mạch: Cách chung, Ngü vị tử không có tác dụng đối với áp huyết. Khi chích tĩnh mạch lượng lớn Ngü vị tử thì thấy hạ huyết áp. Tác dụng này không xảy ra nếu bỏ chất Acidic tự nhiên đi. Dịch chiết Alcol cüa Ngü vị tử có tác dụng gĩan mạch (Trung Dược Học).

+ Tác dụng lên tử cung: Nước sắc Ngü vị tử có tác dụng kích thích đồng nhất trên tử cung thỏ cô lập, dù có thai hoặc không có thai hoặc sau khi sinh. Tác dụng chính là tăng cường nhịp co thắt. Thuốc được dùng để hỗ trợ việc trục (phá) thai.

+ Tác dụng chuyển hóa: Hầu hết các báo cáo đều xác định rằng nước sắc Ngü vị tử làm tăng tác dụng dự trữ Glycogen vaf Glucose ở gan cüng như tăng mức acid Lactic. Một số báo cáo khác cho biết không có tác dụng đối với Glucose. Một số báo cáo khác cüng cho thấy sự khác biệt của nước sắc Ngü vị tử đối với khả năng dùng Oxy ở thận, gan hoặc não. Thuốc có tác dụng tăng sự hấp thụ chất P32 từ vết vị trường, tăng sự tập trung ở tạng phủ, tăng cường hoạt động của Phosphate (Trung Dược Học).

+ Tác dụng đối với cảm giác: Nước sắc Ngü vị tử làm tăng nhãn lực và nhãn trường nơi ngườ bệnh lãn người bình thường tình nguyện. Thuốc cüng làm tăng độ nhận biết của xúc giác (Trung Dược Học).

+ Điều trị gan viêm nhiễm trùng không vàng da: Cho 102 bệnh nhân gan viêm uống bột Ngü vị tử, tỉ lệ có hiệu quả là 76%. Những bệnh nhân này chỉ số SGPT hơn 300 đơn vị, thành công khỏang 72%. Thời gian rung bình để chức năng gan trở lại bình thường là 25 ngày. Không có tác dụng phụ (Trung Dược Học).

+ Điều trị suy nhược: Còn chiết xuất Ngü vị tử điều trị cho 73 ca thần kinh suy nhược với các triệu chứng đầ đau, mất ngủ, chóng mật, hồi hộp. Kết quả khỏi 43 ca, có tiến triển 13. Không có tác dụng phụ (Trung Dược Học). Độc Tính: Đối với chuột, liều ngộ độc bằng đường uống là 10-15g/kg. Dấu hiệu ngộ độc quá liề là mệt mỏi, mất ngủ, khó thở (Trung Dược Học).

+ Nhiệt thịnh: không dùng (Trung Dược Học).

+ Ho giai đoạn đầu, mới phát ban: không dùng (Trung Dược Học).



Công dụng, liều dùng, tính vị, quy kinh...

Tính vị:

+ Vị chua, tính ấm (Trung Dược Học).

Quy kinh:

+ Vào kinh Phế, Thận (Trung Dược Học).

Tác dụng:

+ Thu liễm Phế khí, chỉ khái, sáp trường, chỉ tả, liễm hãn, an thần (Trung Dược Học).

Công dụng:

Chữa ho, miệng khô, khát nước, mệt mỏi, di tinh, tả lỵ lâu ngày, mồ hôi trộm.

Cách dùng, liều lượng:

Ngày dùng 2-4g (có thể 12g) dạng thuốc sắc, cồn, bột, viên.

Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc ngũ vị tử

 Điều trị gan viêm nhiễm trùng không vàng da:

Cho 102 bệnh nhân gan viêmuống bột Ngũ vị tử, tỉ lệ có hiệu quả là 76%.Những bệnh nhân này chỉ số SGPT hơn 300 đơn vị, thành công khỏang 72%. Thời gian rung bình để chức năng gan trở lại bình thường là 25 ngày. Không có tác dụng phụ (Trung Dược Học).

Điều trị suy nhược:

Còn chiết xuất Ngũ vị tử điều trị cho 73 ca thần kinh suy nhược với các triệu chứng đau đầu, mất ngủ, chóng mật, hồi hộp. Kết quả khỏi 43 ca, có tiến triển 13. Không có tác dụng phụ (Trung Dược Học).

Chữa chứng cơ thể hư nhược, ra nhiều mồ hôi (tự ra nhiều mồ hôi hoặc mồ hôi trộm):

Bá tử nhân 125g, bán hạ khúc 125g, mẫu lệ 63g, nhân sâm 63g, ma hoàng căn 63g, bạch truật 63g, ngũ vị tử 63g, đại táo 30 quả. Đại táo nấu nhừ, nghiền nát loại bỏ hạt. Các vị khác nghiền chung thành bột mịn, nhào với đại táo làm hoàn bằng hạt ngô. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20 - 30 viên.

Chữa thận dương hư, hoạt tinh:

Tang phiêu tiêu 12g, ngũ vị tử 8g, long cốt 12g, phụ tử 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa chứng tân dịch không đủ, miệng khô, khát nước:

Đảng sâm 12g, mạch đông 12g, ngũ vị tử 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Tham khảo

Kiêng kỵ khi dùng ngũ vị tử

Đối với chuột, liều ngộ độc bằng đường uống là 10-15g/kg. Dấu hiệu ngộ độc quá liề là mệt mỏi, mất ngủ, khó thở (Trung Dược Học).

+ Nhiệt thịnh: không dùng (Trung Dược Học).

+ Ho giai đoạn đầu, mới phát ban: không dùng (Trung Dược Học).

+ Người viêm khí phế quản mới phát gây ho, sốt không dùng.

Món ăn – bài thuốc có ngũ vị tử:

Bài 1: Rượu nhân sâm ngũ vị tử: rượu 500ml, nhân sâm 10-20g, ngũ vị tử 30g, câu kỷ tử 30g. Ngâm 7 ngày. Uống trước khi đi ngủ 15-20ml. Dùng cho các trường hợp suy nhược thần kinh, hồi hộp, đánh trống ngực, mất ngủ.

Bài 2: Tim lợn hầm ngũ vị tử: tim lợn 1 cái, ngũ vị tử 9g. Tim lợn rạch mở, rửa sạch, cho ngũ vị tử vào, khâu lại, hầm cách thủy. Dùng cho bệnh nhân hồi hộp loạn nhịp tim, mất ngủ, thở gấp, vã mồ hôi, kích ứng, khát nước.

Bài 3: Ngũ vị tử hồ đào tán: ngũ vị tử 100g, hồ đào nhân 250g. Ngũ vị tử ngâm nước sau nửa ngày cho mềm, tách bỏ hạt, đem sao cùng với hồ đào, để nguội tán thành bột mịn.

Mỗi lần uống 9g với nước sôi hoặc nước hồ nước cơm. Dùng cho nam giới di mộng tinh.

200 gram Herb seed Ngũ Vị Tử hạt giống và hạt giống năm bí ẩn leo núi pepper seed mận hương vị sẽ hương vị mạnh mẽ và



Thuốc bổ NGŨ VỊ TỬ (Chinese magnolia vine) (Hạt Cơm Nắm)

Tên khoa học Schisandra ghinensis Baill., tiếng Anh là Chinese magnolia vine, tiếng Việt là Hạt Cơm Nắm.
Phân tích công dụng theo Tây y:
Có tác dụng trợ tim, an thần, kích thích hô hấp, điều hòa tuần hoàn huyết, giãn mạch ngoại biên, tăng độ thấm mao mạch sẽ làm giảm áp huyết, làm giảm clorid máu và độ kiềm dự trữ, tăng ít glycogen trong mô, nhưng làm giảm glycogen trong gan, giảm acid lactic trong mô, nhưng làm tăng trong gan, sẽ làm hạ đường trong máu.
Có tác dụng chống độc làm hại gan nhờ chất gomisin A và một lignan có tính kháng khuẩn làm ức chế tăng hoạt độ transaminase gan AST và ALT đẻ ức chế mô bệnh lý của gan trong trường hợp viêm gan.
Chất gomisin A trong Ngũ Vị Tử bảo vệ màng tương của tế bào gan nhưng không làm ức chế sự chế tạo kháng thể, kích thích cytochrom P450 làm tăng tổng hợp protein trong gan, tăng hoạt động các tiểu thể gan để có khả năng giải độc cho cơ thể, chữa được loét bao tử, hen suyễn, dị ứng da và dị ứng loại bỏ những bộ phận cấy ghép.
Phân tích công dụng theo Đông y:
Ngũ Vị Tử có đủ năm vị, ngoài vỏ da có vị ngọt, chua, mặn, hạt có vị cay, đắng, mặn, nhưng chua và mặn nhiều hơn nên có tính thu liễm khí của phổi làm cho khỏi ho, thu liễm thận khí làm cho tinh kiên cố, làm ấm thận, sinh nước miếng chữa được bệnh khát khô họng, làm ấm phổi, tiêu tà nhiệt, chữa được suyễn, thông huyết mạch, bổ khí hòa trung tiêu, chữa tiêu chảy, nôn ói, đau bao tử, giải độc r***, tiêu thực tích ứ đọng trong cơ thể, bổ tam tiêu.
Ở thượng tiêu làm bổ mạnh phổi, chữa được ho tức ngực, suyễn, cổ khô khát, mồ hôi trộm, sốt, tả lỵ lâu ngày.
Ở trung tiêu điều hòa bổ tỳ vị, ăn không tiêu, không hấp thụ, cơ thể suy nhược mệt mỏi.
Ở hạ tiêu làm bổ mạnh thận, chữa thận hư, liệt dương, di tinh, ù tai, đái dầm. Là một loại thuốc bổ mạnh, không nên uống nhiều làm tăng nhiệt gây táo bón.
Kinh nghiệm lâm sàng Trung Quốc, Ngũ Vị Tử dùng hồi phục sức khỏe bồi bổ sau cơn bệnh, và chữa bệnh lỵ, lậu, cảm lạnh, say sóng, viêm phế quản, hen suyễn.
Ngũ Vị Tử bột, dạng sống chữa ho, dạng sao chế chữa bổ, liều dùng 2-4g/ngày, mỗi ngày 3 lần, pha như trà, hoặc sắc nước uống, có công dụng chữa tỳ thận dương hư đi tiêu chảy, suy nhược cơ thể do thiếu khí, phổi yếu, thiếu máu, mất máu, hen suyễn của người già, hen phế quản, ngừa nhồi máu cơ tim, suy tim, tai biến mạch máu não, chóng mặt, ù tai, mất ngủ, hay quên.
Cấm kỵ :
Những người đang bị cảm sốt cao, phát ban, bị táo bón thực chứng, phân khô cứng thì không dùng được.

Thuốc tạo ấm cơ thể, chỉ tốt cho người bị tiêu chảy, người lạnh.
Có lợi cho những người lớn tuổi không có vấn đề táo bón tiêu chảy, dùng Ngũ Vị Tử dùng để bổ trí óc tăng cường và phục hồi trí nhớ, ngăn ngừa bệnh tim mạch, tiểu đường, uống liều 2-4g/ngày vào buổi tối.
Khi cơ thể tăng nhiệt, táo bón phải ngưng vì cơ thể đã dư thừa không cần bổ nữa.




No comments:

Post a Comment