LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Friday, May 19, 2017

Phan tả diệp - Lọc máu, tẩy độc trong gan

Cây phan tả diệp


 Phan Tả Diệp

Tên khác
Cây còn có tên hiệp diệp phan tả diệp, tiêm diệp.
Cây có hình dáng gần giống cây thảo quyết minh nên nhiều người dễ nhầm lẫn giữa 2 cây thuốc này.
Tên khoa học
Cây phan tả diệp lá ngắn: Cassia Angustifolia Vahl
Phan tả diệp lá nhọn: Cassia Acutifolia
Phan tả diệp là lá phơi khô của cây thuốc này
Khu vực phân bố
Nước ta vẫn chưa trồng được cây thuốc này, mà chủ yếu cây thuốc được nhập từ Pháp (Nhiều người từ trước tới nay vẫn nhầm tưởng là nhập từ Trung Quốc)
Bộ phận dùng
Bộ phận được dùng làm thuốc của cây phan tả là lá cây
Thành phần hóa học
Trong cây có chứa các chất: Antraglucozit, anUaglucozit, kaempierola, izoramnetin, Xenozit

Cấm kỵ:
Trường hợp táo bón do thắt cơ ruột viêm ruột gìa, đàn bà có thai, và những người thường có bệnh tiêu chảy không được dùng.
Chỉ dùng Phan Tả Diệp khi bụng đã ăn no mà không tiêu, khó đi cầu, nếu bụng trống rỗng mà uống Phan Tả Diệp sẽ vô ích, mà chỉ làm nhu động ruột co bóp khiến bị mót muốn đi cầu nhưng không có phân ra sẽ làm khó chịu.             
Chúng ta, bình thường vào cuối tuần tối thứ sáu và tối thứ bảy, mỗi tối ngâm 4g Phan tả diệp vào 1 ly nước sôi trong 30 phút rồi uống như nước trà để nhuận trường xổ độc đi ra hết phân đen thối ứ đọng trong cơ thể khoảng 3-4 lần trong ngày, trước khi đi cầu, bụng hơi đau âm ỉ nhẹ chừng 1-2 phút làm buồn đi cầu, nó có tính chất lọc máu trong gan, tiêu hủy men gan làm hạ thấp chỉ số men gan SGOT, SGPT xuống bình thường tránh được bệnh về gan.  
          
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trị tắt ruột: Khoa ngoại Bệnh viện trực thuộc Y học viện Quí dương dùng Phan tả diệp trị 106 ca tắt ruột ( 83 ca đơn thuần, 23 ca nghẽn nhẹ). Cách trị: trước hết truyền dịch rồi dùng ống xông bao tử hạ áp hút dịch vị cùng thức ăn trong bao tử, bơm vào nước thuốc Phan tả diệp. Liều người lớn 15 - 30g, sau khi uống thuốc 2 - 4giờ thụt ruột. Kết quả thành công không cần phẫu thuật, số tắt ruột nghẽn sớm dùng phẫu thuật là chỉ định ( Thông báo Trung tây y kết hợp trị đau bụng cấp 1976,2:38).
2.Trị viêm tụy cấp, viêm túi mật, sỏi túi mật và xuất huyết tiêu hóa: Mỗi lần uống 4 viên nang nhựa ( mỗi viên có 0,25g thuốc sống) ngày uống 3 lần, trong 24 giờ nếu chưa đại tiện cho uống thêm 1 lần. Trị viêm tụy cấp 100 ca trong đó 49 ca có phối hợp viêm túi mật, sỏi mật, giun chui ống mật, kết quả toàn bộ đều khỏi, các tiêu chuẩn kiểm tra được cải thiện rõ tốt hơn nhóm trị bằng thuốc tây. Trị viêm túi mật, sỏi mật tái phát 20 ca, ngoài truyền dịch ra chỉ uống Phan tả diệp đều không khống chế được triệu chứng lâm sàng. Đau bụng giảm đau 4 ± 1,6 ngày. Trị xuất huyết dạ dày tá tràng 346 ca, đều có nôn máu hoặc phân đen. Chỉ dùng Phan tả diệp uống ( tùy tình hình cụ thể truyền dịch hoặc máu), có kết quả 94,2%, số ngày cầm máu trung bình: 2,680 ± 0,12 ngày. ( Kim nghiệp Thành và cộng sự, Tạp chí Trung y 1986, 11:56).
3.Trị táo bón: Mỗi ngày dùng Phan tả diệp khô 3 - 6g, nặng có thể dùng 10g, dùng nước sôi hãm uống. Theo dõi 137 ca kết quả 95,1% đối với các loại táo bón đều có kết quả ( bao gồm người cao tuổi, cao huyết áp, sau sanh, sau phẫu thuật.) ( Nhâm Nghĩa, Tờ Trung dược thông báo 1987,7:51).
    Phan tả diệp 6g, Chỉ thực 6g, Hậu phác 9g, sắc uống. Trị táo bón do nhiệt tích.
    Phan tả diệp 4 - 6g, Đại hoàng 9g, Trần bì 4g, Hoàng liên 3g, Đinh hương, Sinh khương đều 3g, sắc uống. Trị táo do thực tích.
4.Giúp chức năng ruột hồi phục nhanh sau phẫu thuật: dùng Phan tả diệp 4g, hãm nước sôi uống. Theo dõi 276 ca kết quả tốt. Thường uống 1 liều trong vòng 24 giờ trung tiện và tiểu được, đạt 95,6% ( Vương thời Vận, Báo Thầy thuốc nông thôn Trung quốc 1988,1:36).
5.Trị rối loạn tiêu hóa bụng đầy: Phan tả diệp 2g, Binh lang, Đại hoàng đều 3g, Sơn tra 10g, sắc uống.
6.Dùng thay thụt ruột trước khi mổ vùng hậu môn: chiều hôm trước phẫu thuật nhịn ăn, 3 giờ chiều hãm nước sôi Phan tả diệp 10g uống, kết quả đạt 98% ( Thôi ngọc Trân, Học báo Trung y học viện Liêu ninh 1984, tr 71).
Là một loại trà dùng để nhuận trường và xổ độc an toàn. Khi cơ thể hết độc, khi đi cầu, phân ra sền sệt mầu vàng, không bị tiêu chảy nữa thì ngưng.             
Muốn chữa viêm gan ,phải dùng thêm thuốc bổ Ngũ Vị Tử xen kẽ để làm giảm chỉ số men gan xuống mức bình thường mới hết bệnh.
Có tác dụng lọc máu tẩy độc trong gan và tống độc xuống ruột gìa đẩy ra ngoài, các bệnh sốt do nhiễm khuẩn, nhiễm trùng nhờ uống Phan Tả Diệp để tả nhiệt độc cũng làm lui cơn sốt.
Có tác dụng cầm máu với liều 1g/lần, ngày 3 lần sẽ làm tăng số lượng tiểu cầu, fibrinogen, rút ngắn thời gian đông máu.

Liều lượng thường dùng:
Tùy theo liều mà có tác dụng nhuận hoặc tẩy. Nếu uống thì có tác dụng sau 10 - 12 giờ, nếu thụt thì có tác dụng nhanh. Tác dụng chủ yếu là gây co bóp ruột già ngoài ra còn tác dụng lên cơ trơn của bàng quang và tử cung nên phải thận? trọng đối với người có thai, viêm tử cung, viêm bàng quang. lọc máu tẩy độc trong gan và tống độc xuống ruột gìa đẩy ra ngoài, các bệnh sốt do nhiễm khuẩn, nhiễm trùng nhờ uống Phan tả diệp để tả nhiệt độc cũng làm lui cơn sốt.
Giúp tiêu hóa 1 - 2g lá, nhuận 3 -4 g, tẩy xổ 5 -7g.
Dùng Nhuận tràng: 1,5 - 3g, tẩy xổ 5 -10g hãm nước sôi uống, thuốc thang cho vào sau.
* Công dụng
Theo kinh nghiệm dân gian: Phan tả diệp vị ngọt đắng, tính hàn, vào kinh đại tràng có tác dụng tiêu tích trệ, chướng bụng do đại tiện không tiêu. Sau đây là một số tác dụng chính:
    Tác dụng nhuận tràng, điều trị táo bón cực tốt (Tác dụng này đã được các nhà khoa học chứng minh và thử nghiệm rất kỹ)
    Tác dụng tẩy ruột (Dùng cho người sau phẫu thuật về đường ruột)
    Tác dụng hạ men gan, lọc máu và tẩy độc trong gan, hỗ trợ cho điều trị bệnh ung thư gan và xơ gan.
Cách dùng, liều dùng
    Dùng nhuận tràng, điều trị táo bón: Dùng 3-5g lá khô (Nếu bị nặng có thể tăng liều dùng lên 8-9g) nấu nước uống sau khi ăn.
    Dùng tẩy ruột sau phẫu thuật: Dùng 8-10g/ngày hãm nước uống trong ngày.
Lưu ý khi sử dụng
    Phụ nữ mang thai, người thể hư không dùng được
    Chỉ uống phan tả diệp sau khi ăn mới có tác dụng thông đại tiện và điều trị táo bón, nếu uống lúc bụng đói thì vô tác dụng.
Chú ý: người cơ thể yếu, phụ nữ có thai, thờ kỳ kinh nguyệt, đang cho con bú, dùng thận trọng. Dùng quá liều có thể gây đau bụng, buồn nôn, nôn.

Trà thuốc thảo dược SENNA là một công thức độc đáo nhất từ các loại thảo dược quý hiếm được lưu truyền trong dân gian, chứa 100% thảo dược thiên nhiên, với thành phần chính từ lá Phan tả diệp và vỏ mộc Phan tả diệp chiếm phần lớn hoạt chất Anthranoid tự do, Kaempferol, Phytosterol và Glucosenosid A,B có tác dụng kích thích tiêu hóa, nhuận tràng, tiêu tích trệ do đầy bụng, ăn không tiêu, chữa táo bón thông đại tiện.
Công dụng chính:
1.Tác dụng kích thích tiêu hóa, nhuận tràng, tiêu tích trệ do đầy bụng, ăn không tiêu.
2. Tác dụng thông đại tiện chữa táo bón, trĩ.
3. Tác dụng lọc máu, tẩy độc trong gan.
4. Tác dụng cầm máu, tăng số lượng tiểu cầu, rút ngắn thời gian đông máu.
Đối tượng nên sử dụng:
1. Người mắc bệnh táo bón, trĩ.
2. Người bình thường đầy bụng, ăn uống không tiêu.
3. Bệnh nhân gan có chỉ số men gan SOGT,SOPT cao.
Những lưu ý khi dùng Trà thuốc thảo dược SENNA:
1. Trà thuốc thảo dược SENNA có tác dụng dược lý mạnh, nhưng vì sản xuất dưới dạng Thực phẩm chức năng nên không dùng thay thế thuốc chữa bệnh.
2. Người thuộc đối tượng nên sử dụng: Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng
3. Chống chỉ định: Phụ nữ có thai và cho con bú.
4. Thận trọng khi dùng cho người có thai hay viêm bàng quang, viêm tử cung.
Hướng dẫn sử dụng:
- Dùng trợ giúp tiêu hóa: 1 - 2g/ngày
- Dùng nhuận tràng: 3 - 4g/ngày
- Dùng tẩy mạnh: 5 - 7g/ngày
Các khuyến cáo:
- Để xa tầm tay trẻ em. - Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. - Khi đi ngoài lỏng phân thì ngừng uống. - Nếu cần biết thêm thông tin xin hỏi ý kiến của thầy thuốc
Hạn dùng, bảo quản, tiêu chuẩn áp dụng. - Điều kiện bảo quản thuốc: Để nơi khô ráo, thoáng mát. - Hạn dùng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất - Tiêu chuẩn áp dụng: TCCS ( tiêu chuẩn cơ sở).

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH TÁO BÓN.
Nguyên nhân táo bón có thể chia thành 2 nhóm chính:
-Táo bón chức năng: Khi không có tổn thương ở đại tràng, trực tràng và hậu môn. Đây là nguyên nhân thường gặp nhất. Do chế độ ăn uống không khoa học: chế độ ăn ít chất xơ. Chất xơ có nhiều trong các rau củ quả, một số loại chất xơ không bị tiêu hóa sẽ giúp làm phân mềm và không cứng. Bình thường, chúng ta cần 30 - 40g chất xơ trong khẩu phần ăn mỗi ngày. Thiếu chất xơ trong chế độ ăn thường gặp ở những người có thói quen dùng đồ ăn nhanh, ăn nhiều các loại thịt, trứng, sữa và sản phẩm từ sữa; người cao tuổi ngại ăn đồ ăn có nhiều chất xơ do không nhai nuốt được dễ dàng. Ngoài ra, uống không đủ nước cũng góp phần gây nên táo bón; sử dụng đồ uống có chất kích thích như cà phê, rượu, bia sẽ làm nặng thêm tình trạng táo bón. Do thói quen không đại tiện đúng giờ giấc, quên đại tiện làm rối loạn phản xạ mót rặn. Do nghề nghiệp: những nghề phải ngồi nhiều ít hoạt động, nghề tiếp xúc với chì, ngộ độc chì mạn tính, ảnh hưởng đến sự hoạt động của ruột. Do suy nhược: những người già, suy nhược, mắc bệnh mạn tính phải nằm lâu. Những nguyên nhân kể trên làm nhu động ruột và trương lực các cơ thành bụng giảm gây nên táo bón. Rối loạn tâm thần: lo lắng, trầm cảm không để ý đến đại tiện, mất phản xạ mót rặn. Những bệnh toàn thân: tình trạng nhiễm khuẩn sốt nhiều, sau phẫu thuật mất nhiều máu.. những nguyên nhân này gây mất nước trong cơ thể do đó phân khô và táo. Do thuốc: một số thuốc làm giảm nhu động của ruột hoặc làm phân khô lại như: thuốc phiện, tanin, thuốc an thần, thuốc có chất sắt. Sử dụng các thuốc kích thích nhuận tràng kéo dài.
-Táo bón do tổn thương thực thể : Những cản trở đường đi của phân: khối u của trực tràng, đại tràng… ngoài dấu hiệu táo bón có thể đại tiện ra nhầy máu, có thể có bí trung đại tiện, nội soi đại tràng phát hiện ra khối u. Những tổn thương bẩm sinh của đại tràng: Bệnh phình đại tràng, giãn đại tràng… Những tổn thương của trực tràng và hậu môn: Trĩ và nứt hậu môn: mỗi lần đại tiện rất đau, người bệnh không dám đại tiện và gây nên táo bón. Hẹp trực tràng và hậu môn, di chứng của bệnh nhiễm khuẩn vùng hậu môn trực tràng. Từ ngoài đè vào làm cản trở đại tiện: Phụ nữ có thai, nhất là những tháng cuối, thai to đè vào trực tràng. Khối u vùng tiểu khung. Các dây chằng dính sau mổ, hay sau viêm xung quanh đại, trực tràng làm co hẹp, đại trực tràng. Tổn thương ở não, màng não gây táo bón do rối loạn thần kinh thực vật.

        Ðề: Trà Thuốc Senna - Trị Ăn Không Tiêu, Táo Bón - 20.000đ/hộp 12 túi lọc
        Đặc trị táo bón
        Đây là công dụng của Phan Tả Diệp theo kinh nghiệm của đông tây y :
        1-Lọc máu và tẩy độc cơ thể bằng Trà PHAN TẢ DIỆP
        Phân tích công dụng theo Tây y:
        Tên khoa học Cassia angustifolia Vahl. Tên tiếng Anh là Senna, tiếng Pháp là folioles de Séné.
        Là một lá nhỏ mầu vàng nhạt, vân nâu, có chứa các chất anthranoid tự do, anthraglycosid, glucosenosid A,B, isorhamnetin, kaempferol, phytosterol, saponin, alcol myricic, pinitol, acid hữu cơ, polysaccharide.. Nó có tính khí hàn, vị ngọt đắng, không độc, vào kinh Đại Trường dùng tả nhiệt, thông lợi đại tiểu tiện, giải nhiệt độc, thông thực tích đọng trệ trong ruột.
Có tác dụng kích thích tiêu hóa với liều dùng 1-2g/ngày
Có tác dụng nhuận trường với liều thấp 3-4g/ngày chữa táo bón, ăn không tiêu, tích trệ đầy bụng.
Có tác dụng gây xổ với liều 5-7g/ngày gây đau bụng tiêu chảy.
Dịch ngâm Phan Tả Diệp không ảnh hưởng đến bao tử và ruột non, chỉ làm tăng co bóp nhu động ruột già làm nát phân gây đau bụng tiêu chảy do chất gây xổ là sennosid A,B. Anthraglucosid được bài tiết qua nước tiểu và sữa, do đó người mẹ cho con bú mà dùng Phan tả diệp, con cũng bị tiêu chảy.
Có tác dụng kháng khuẩn Bacillus dysenteriae, streptococcus loại A, Enterococcus, bệnh nấm ngoài da.
Đối với những người bị bệnh gan như vàng da, xơ gan, áp xe gan, viêm gan Hepatitis A,B,C,E hay ung thư gan.. sẽ có dấu hiệu chán ăn và khi xét nghiệm chỉ số men gan SGOT và SGPT (serum glutamic oxaloacetic transaminase và serum glutamic pyruvic transaminase) tăng cao hơn bình thường gấp 2-5 lần làm tiêu hủy tế bào gan.
Dấu hiệu khỏi bệnh khi nào thử chỉ số men gan giảm. Tất cả các bệnh gan sau khi uống Phan Tả Diệp với liều cao 12g/lần, ngày uống 2 lần, bỏ Phan Tả Diệp vào 1 ly nước sôi ngâm 30 phút, hay nấu sôi cho thuốc thấm ra trở thành nâu hồng đậm, uống hết 1 lần một ly, vẫn ăn uống bình thường, khi đi cầu ra phân đen lỏng tiêu chảy, tiếp tục uống cho đến khi đi phân dễ dàng và phân không lỏng nát nữa mà trở lại phân dẻo, mầu vàng, thì ngưng. Khi đi thử men gan SGOT, SGPT giảm xuống bình thường thì khỏi bệnh.
Có tác dụng lọc máu tẩy độc trong gan và tống độc xuống ruột gìa đẩy ra ngoài, các bệnh sốt do nhiễm khuẩn, nhiễm trùng nhờ uống Phan Tả Diệp để tả nhiệt độc cũng làm lui cơn sốt.
Có tác dụng cầm máu với liều 1g/lần, ngày 3 lần sẽ làm tăng số lượng tiểu cầu, fibrinogen, rút ngắn thời gian đông máu. Cấm kỵ:
Chỉ dùng Phan Tả Diệp khi bụng đã ăn no mà không tiêu, khó đi cầu, nếu bụng trống rỗng mà uống Phan Tả Diệp sẽ vô ích, mà chỉ làm nhu động ruột co bóp khiến bị mót muốn đi cầu nhưng không có phân ra sẽ làm khó chịu.
Trường hợp táo bón do thắt cơ ruột viêm ruột gìa, đàn bà có thai, và những người thường có bệnh tiêu chảy không được dùng.
Chúng ta, bình thường vào cuối tuần tối thứ sáu và tối thứ bảy, mỗi tối ngâm 4g Phan tả diệp vào 1 ly nước sôi trong 30 phút rồi uống như nước trà để nhuận trường xổ độc đi ra hết phân đen thối ứ đọng trong cơ thể khoảng 3-4 lần trong ngày, trước khi đi cầu, bụng hơi đau âm ỉ nhẹ chừng 1-2 phút làm buồn đi cầu, nó có tính chất lọc máu trong gan, tiêu hủy men gan làm hạ thấp chỉ số men gan SGOT, SGPT xuống bình thường tránh được bệnh về gan.
Là một loại trà dùng để nhuận trường và xổ độc an toàn. Khi cơ thể hết độc, khi đi cầu, phân ra sền sệt mầu vàng, không bị tiêu chảy nữa thì ngưng.
Tiệm thuốc bắc nào cũng có bán Phan Tả Diệp 1gói 1 pound bên ngoài có ghi chữ Senna leaf. Còn tiệm thuốc Tây bán senna làm thành viên. Trên mạng Google, bạn đánh chữ senna leaf sẽ thấy nhiều nơi bán đủ loại thuốc viên, thuốc gói…tha hồ lựa chọn, và có chỉ dẫn liều lượng cách dùng.

        Ðề: Trà Thuốc Senna - Trị Ăn Không Tiêu, Táo Bón - 20.000đ/hộp 12 túi lọc
        Táo bón không mời cũng đến nếu chúng ta để cơ thể thiếu nước và nhai không kỹ thức ăn.
        Quả có lý khi dân gian ví những ai có gương mặt khó đăm đăm là như người bị... táo bón. Nhưng nếu bạn đã một lần táo bón thì chắc chắn sẽ phải thừa nhận rằng khó ai tươi tắn gương mặt cho nổi. Nhưng vấn đề lại không chỉ có thế. Bởi, bên cạnh chuyện làm mất chất lượng cuộc sống vì ngày nào cũng phải ì ạch đến đỏ mặt tía tai thì táo bón không bao giờ là chuyện nhỏ của khung ruột.
        Hai thái độ sai lầm
        Dưới góc nhìn chi li của thầy thuốc thì không nên xem thường táo bón, vì độc chất tích lũy trong khung ruột là đòn bẩy cho nhiều căn bệnh từ thông thường như nhức đầu, mệt mỏi, dị ứng bước qua nghiêm trọng như viêm đại tràng mãn, trĩ, thậm chí ung thư ruột già.
        Rồi vì không đánh giá chính xác được mức độ tai hại của táo bón nên khi đã lỡ “dính” thì đa số bệnh nhân thường có một trong hai thái độ sai lầm. Đó là ù lì chịu trận, mặc kệ cho ai cứ việc nói xỏ nói xiên rằng người này lúc nào cũng có gương mặt khó đăm đăm hoặc lạm dụng thuốc xổ, khiến ánh mắt thường đờ đẫn chẳng khác nào người hết pin vì phải quần thảo quá sức.
        Tác hại của việc dùng thuốc xổ quá thường chính là nguyên nhân dẫn đến thương tổn niêm mạc đồng thời thất thoát kali, là khoáng tố cần thiết cho hoạt động của cơ tim.
        Thế mới kẹt cho người lạm dụng thuốc xổ để trị táo bón. Cho nên cũng không lạ gì nếu người dùng thuốc xổ quá mạnh dễ rơi vào tình trạng lả người.
        Năm biện pháp
        Vậy thì tại sao không lưu ý đến một số biện pháp vừa đơn giản, dễ áp dụng, an toàn mà vẫn hiệu quả rất rõ trong việc cải thiện và ổn định chức năng bài tiết của ruột già, thay vì mới bị táo bón là đã chộp ngay thuốc xổ. Xin mách nước cụ thể của những biện pháp đó là:
        - Vận động tối thiểu hai lần trong ngày, mỗi lần 15 phút bằng cách nằm ngửa và co chân đạp xe tưởng tượng.
        - Xoa bóp vùng bụng dưới và nhất là dọc hai bên xương cùn đến ngang eo lưng sau mỗi bữa ăn.
        - Trong uống ngoài thoa với ly lớn nước lạnh uống buổi sáng lúc bụng còn đói và túi nước nóng chườm bụng buổi tối.
        - Dùng hoạt chất thiên nhiên như nước ép nha đam, dầu ô-liu với vài giọt chanh sau bữa ăn chiều.
        - Chú trọng chế độ dinh dưỡng cung cấp vi sinh đường ruột như dùng sữa chua có thêm dầu mè, điều chỉnh nhu động đường ruột theo kiểu ăn mận Đà Lạt trong bữa điểm tâm hoặc cung cấp chất xơ cho khung ruột bằng cách ăn táo trước khi đi ngủ...
        Nhưng nếu chỉ với những biện pháp nói trên không thôi thì vẫn khó lòng có hiệu quả như mong muốn nếu chúng ta quên hai bí quyết cơ bản. Thứ nhất là uống nhiều nước nhưng đừng là nước trà hay cà phê, nếu được nước khoáng có nhiều kali càng tốt. Thứ hai là nhai thật kỹ thức ăn, càng kỹ càng tốt.
        Chỉ cần thiếu một trong hai bí quyết nói trên thì táo bón không mời cũng đến. Và nếu thiếu cả hai thì nên nhớ táo bón một khi đã hỏi thăm thì còn lâu mới từ giã.
        Gặp cảnh ruột thiếu nước mà thêm thức ăn chưa được xay nhuyễn, lại dùng thuốc tẩy xổ loại mạnh nữa thì khỏi nói dông dài là niêm mạc ruột già mà giữ được nguyên vẹn mới lạ.
        Trà thuốc thảo dược SENNA là một công thức độc đáo nhất từ các loại thảo dược quý hiếm được lưu truyền trong dân gian, chứa 100% thảo dược thiên nhiên, với thành phần chính từ lá Phan tả diệp và vỏ mộc Phan tả diệp chiếm phần lớn hoạt chất Anthranoid tự do, Kaempferol, Phytosterol và Glucosenosid A,B có tác dụng kích thích tiêu hóa, nhuận tràng, tiêu tích trệ do đầy bụng, ăn không tiêu, chữa táo bón thông đại tiện.
        Từ xa xưa cả Đông và Tây y đã dùng bài thuốc có chứa Phan Tả Diệp, trước đây Tây y nhập của Pháp, Pháp lại nhập từ các nước khác về bán sang ta, bản thân Trung Quốc cũng nhập và bán sang ta. Với kinh nghiệm gia truyền, kết hợp với phương pháp bào chế tiện sử dụng trà thuốc thảo dược SENNA đã được Bộ Y Tế Việt nam cấp phép sản xuất và cho lưu hành rộng rãi khắp cả nước. Nhiều bệnh nhân táo bón, trĩ ngoại lẽ ra phải đi thắt trĩ khi dùng trà thuốc thảo dược SENNA đã đại tiện bình thường. Trà thuốc thảo dược SENNA thật sự đem lại cho những bệnh nhân bị táo bón, trĩ, người béo, ăn uống khó tiêu bụng chướng một giải pháp đặc trị hiệu quả.

        Ðề: Trà Thuốc Senna - Trị Ăn Không Tiêu, Táo Bón - 20.000đ/hộp 12 túi lọc
        Phan tả diệp đã được người Ai Cập biết đến và sử dụng làm thuốc nhuận tràng, thuốc tẩy từ hơn 3.500 năm về trước. Sau đó thuốc được đưa vào các nước châu Âu và từ nước khác trên thế giới. Hiện nay, phan tả diệp đang được coi là vị thuốc kinh điển và được dùng rất phổ biến cả trong Ðông y và Tây y.
        Phan tả diệp là lá chét của 2 loài thuộc chi Cassia: Cassia angustifolia Vahl và Cassia acutifolia Del, thuộc họ Ðậu (Fabaceae), phân họ Vang (Caesalpinioideae).
        Cây C.angustifolia có nguồn gốc từ ả Rập, mọc hoang nhiều ở Yêmen, Xumali; được trồng ở nam ấn Ðộ, nhiều nhất là vùng Tinnevelly. Còn C.acutifolia có nguồn gốc từ Châu Phi, mọc hoang và được trồng nhiều ở Xuđăng. Hiện nay phan tả diệp còn được trồng ở một số nước như: Udơbekistan, Tatgikistan.
        Thành phần hóa học có tác dụng dược lý trong phan tả diệp đã được nhiều tài liệu đề cập đến, đó là các dẫn chất anthranoid có tác dụng nhuận tràng và tẩy. Quan trọng nhất là các chất sennosid A,B,C và D. Ngoài ra còn có một số ít anthraglycosid khác. Các chất anthaglycosid rất dễ tan trong nước, khi vào cơ thể qua đường tiêu hóa không bị hấp thu ở ruột non, chúng xuống ruột già. ở đây, dưới tác dụng của enzym glucosidase của hệ vi khuẩn ruột, các glycosid sẽ bị thủy phân thành các aglycon và ose. Các aglycon có cấu trúc dạng khử(sennidin, rhein - anthron...) sẽ có tác dụng kích thích ruột già làm tăng nhu động ruột và tăng bài tiết dịch nhầy (tác dụng nhuận tràng và tẩy) ngay sau khi được tạo thành. Còn các chất có cấu trúc dạng ôxy hóa (rhein, aloe - emorin...) thì sẽ bị khử rồi mới có tác dụng.
        Do quá trình chuyển hóa như vậy, cho nên các chế phẩm có anthranoid nói chung và phan tả diệp nói riêng được dùng với tác dụng giúp sự tiêu hóa, nhuận và tẩy thường được uống vào buổi tối sau khi ăn hoặc trước khi đi ngủ và đó cũng là lý do tại sao thuốc có tác dụng chậm sau khi uống (10-12giờ).
        Phan tả diệp được dùng trong những trường hợp ăn uống không tiêu, bụng đầy trướng, táo bón, dưới dạng hãm hoặc sắc với liều lượng khác nhau tùy theo tác dụng. Thường dùng 1-2/ngày sẽ có tác dụng hỗ trợ quá trình tiêu hóa, với liều 3-4g/ngày sẽ có tác dụng nhuận tràng giúp cho việc đào thải chất cặn bã, độc hại tồn đọng gây độc cho đường tiêu hóa, hạn chế được sự sinh sôi nẩy nở các loài vi sinh vật đường ruột có hại. Với liều 5-7g/ngày sẽ có tác dụng tẩy.
        Ngoài anthranoid, trong phan tả diệp còn có các dẫn chất flavonoid - là hợp chất thiên nhiên có tác dụng sinh học không kém phần quan trọng. Phải chăng đây là thành phần không những đóng vai trò hiệp đồng tác dụng của phan tả diệp mà còn bổ sung thêm một số tác dụng rất đặc hiệu của flavonoid, ví dụ như:
        * Tác dụng của vitamin P: Làm tăng sức bền và tính đàn hồi của thành mạch máu, làm giản tính dòn, dễ vỡ của thành mạch. Vitamin P là yếu tố rất cần thiết và không thể thiếu được trong dự phòng và điều trị những bệnh gây tổn thương sức bền của mao mạch, như bệnh tăng huyết áp, xơ cứng mạch, các trường hợp xung huyết, xuất huyết v.v...
        * Tác dụng chống ôxy hóa: Khi vào cơ thể flavonoid sẽ tạo phức với các ion kim loại (Fe+2. Cu+2...) là những chất xúc tác của nhiều phản ứng ôxy hóa sinh ra gốc tự do hoạt động. Ðồng thời flavonoid còn có khả năng triệt tiêu những gốc tự do hoạt động để tạo thành những sản phẩm không gốc, cắt đứt dây chuyền phản ứng ôxy hóa lipid, góp phần làm ổn định màng tế bào, làm tăng sức bền của màng, loại trừ các tác nhân gây độc hại, ngăn ngừa một số nguy cơ biến dị, hủy hoại tế bào, tai biến mạch... do gốc tự do gây nên.
        Do đó nếu dùng phan tả diệp với công thức và liều lượng hợp lý sẽ giúp tiêu hóa tốt hơn, đồng thời cơ thể sẽ còn được cung cấp thêm vitamin P và các chất chống ôxy hóa rất cần thiết cho việc phòng và chữa một số bệnh hiểm nghèo.
        Một số điều cần lưu ý khi dùng phan tả diệp
        - Do thuốc kích thích ruột già làm tăng tiết dịch nhầy, cho nên nếu dùng phan tả diệp liều cao và kéo dài sẽ gây mất nhiều protein và những dịch chất khác của ruột, cơ thể sẽ gầy, yếu và có thể bị rối loạn tiêu hóa.
        - Không dùng phan tả diệp cho người bị viêm bàng quang, hẹp kết tràng, phình ruột già, phụ nữ có thai và đang cho con bú.


NHỮNG ĐỐI TƯỢNG DỄ MẮC BỆNH TÁO BÓN
        1.Trẻ nhỏ
        Trẻ nhỏ là đối tượng có hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh cùng với việc ăn uống giàu chất đạm, thiếu chất xơ và uống ít nước tạo cơ hội cho bệnh táo bón phát triển.
        2. Người già
        Chức năng tiêu hóa giảm, hệ miễn dịch thấp, cùng thói quen ăn khô, ít uống nước, giảm lượng chất xơ khiến hệ thống tiêu hóa bị rối loạn, mất nước dẫn đến tình trạng táo bón. Ở người già, tình trạng táo bón kinh niên thường xuyên diễn ra.
        3. Phụ nữ mang thai và sau sinh
        Đây cũng là một nhóm đối tượng cần lưu ý. Thời kỳ mang thai áp lực của thai nhi lên hậu môn, trực tràng cùng với chế độ ăn uống tẩm bổ nhiều đạm và chất xơ ở cả những mẹ mới sinh cũng vậy khiến cho tình trạng táo bón rất dễ hình thành.
        4. Người có thói quen ăn khô, ít chất xơ
        Thói quen ăn đồ khô lại ít uống nước khiến hệ thống thiêu hóa không có đủ lượng nước để làm mềm phân cùng với việc ăn quá ít rau xanh mỗi ngày khiến phân cứng, rắn gây táo bón.
CHĂM SÓC TRẺ TÁO BÓN - CHUYỆN DỄ NHƯNG KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT
        Hầu hết chúng ta đã trải qua kinh nghiệm bị táo bón ở một thời điểm nào đó, thậm chí với một số người, táo bón còn là một hiện tượng trầm kha. Nếu tình trạng táo bón xảy ra ở trẻ* thì thật tội nghiệp vì trẻ chẳng biết làm thế nào để vượt qua. Mẹ phải vào cuộc giúp trẻ khắc phục ngay tình trạng này bằng cách cho trẻ ăn uống hợp lý, tập thói quen đi cầu đúng giờ và tăng cường vận động nhé!
        1. Nên cho trẻ uống nhiều nước
        Nước lọc luôn là lựa chọn tốt nhất nhưng nước trái cây cũng tốt vì giúp hút nước vào ruột già, làm mềm phân, giúp trẻ dễ đi cầu.
        2. Cho trẻ dùng đa dạng các loại trái cây tươi
        Đối với trẻ con, trái cây thường hấp dẫn hơn so với rau củ. Thật đáng mừng vì trái cây được xem là thuốc nhuận tràng tự nhiên. Trái cây tươi luôn là lựa chọn tốt nhất, bởi vì có nhiều vitamin so với trái cây sấy khô hoặc trái cây đóng hộp (vitamin bị mất đi do quá trình xử lý công nghiệp). Tuy nhiên, nếu không thể mua được trái cây tươi thì trái cây khô và trái cây đóng hộp cũng là giải pháp tốt cho trẻ bị táo bón.
        3. Hãy phát huy sáng tạo cách trình bày các loại rau củ trên đĩa sao cho bắt mắt để giúp con của bạn thích ăn rau củ hơn
        Thử làm hình một mặt cười, hoặc hình một chiếc xe hơi bằng rau củ xem sao? Bạn sẽ thấy bé sẽ tự nguyện ăn rau và xem đấy là một niềm vui thay vì bị bắt buộc. Nhưng mẹ hãy thận trọng khi cho thêm sốt mayonnaise vào món rau nhé: điều này có thể làm cho món ăn hấp dẫn hơn, nhưng quá nhiều chất béo cũng có thể tăng trình trạng táo bón hiện tại của trẻ.
        4. Cho trẻ ăn nhiều ngũ cốc nguyên cám
        Điều này hơi khó thực hiện đây vì trẻ con tỏ ra không ưa thích ngũ cốc nhiều chất xơ mấy. Nhưng dù khó cũng đáng thử nếu có thể giúp trẻ bớt táo bón phải không nào? Mẹ thử pha trộn ngũ cốc nhiều chất xơ với những món trẻ ưa thích xem nào ! Chẳng hạn như pha Nestle KOKO KRUNCH với sữa bột NESTLE GẤU sẽ là một lựa chọn khá thú vị đấy. Một cách khác để mẹ tham khảo: thường thì trẻ em không thích bánh mì đen hoặc nâu (bánh mì nguyên cám) vì trông chẳng hấp dẫn chút nào. Nhưng phết thêm một chút mứt dâu, mận hoặc bơ đậu phộng, chắc bé chẳng còn mè nheo từ chối ăn đâu nhỉ?. Bơ đậu phộng và các loại đậu là nguồn cung cấp chất xơ và đạm rất tốt.
        5. Giảm bớt lượng thịt và lượng sữa hàng ngày khi con bạn bị táo bón
        Thịt và các sản phẩm từ sữa có xu hướng làm cho phân cứng và trẻ khó đi đại tiên. Nhưng mẹ đừng vội loại trừ các thực phẩm này hoàn toàn trong chế độ ăn hàng ngày của trẻ, chỉ cần cắt giảm cho đến khi phân mềm đi và trẻ có thể đi cầu thoải mái.
        6. Khuyến khích trẻ dùng sữa chua và sữa bột trẻ em có chứa probiotics
        Sản phẩm có chứa probiotics (là vi khuẩn sống có lợi) để cân bằng sức khỏe của đường tiêu hóa. Sữa có probiotics mà pha thêm chút hương vị dâu sẽ hấp dẫn trẻ hơn sữa có priobitics mà thôi. Hãy thử đi, bạn sẽ thấy một sự cải tiến đáng kể các triệu chứng táo bón ở trẻ.
        7. Tập thói quen đi tiêu mỗi ngày
        Nên tập cho trẻ có thói quen đi tiêu vào giờ nhất định mỗi ngày, tốt nhất là sáng sớm.
        8. Khuyến khích trẻ năng vận động ngoài trời
        Mẹ nên thu xếp cho trẻ có cơ hội vận động ngoài trời như dẫn trẻ đi bơi, đánh cầu, đá banh…; nhắc nhở trẻ đừng ăn rồi nằm một cách thụ động hoặc ngồi một chỗ xem tivi. Vận động thân thể giúp cho nhu động ruột hoạt động tốt, tiêu hóa thức ăn dễ, ruột thông thương, từ đó trẻ hết táo bón.
BỊ TÁO BÓN NÊN ĂN GÌ?
a. Phải uống đủ nước mỗi ngày
- Đa phần những người bị táo bón là do không uống đủ nước trong ngày. Uống không đủ nước dẫn đến giảm tỷ lệ nước trong thành phần của phân và gây táo bón. Bình thường trong thành phần của phân chứa khoảng 75-78% nước. Nếu tỷ lệ nước trong phân giảm xuống còn 50% đã làm khối phân khó di chuyển theo ruột già, còn nếu tỷ lệ nước trong phân xuống còn 20% thì khối phân hoàn toàn bị tắc. Khuyến cáo lượng nước cần cho cơ thể mỗi ngày khoảng 2-2,5 lít (40ml/kg cân nặng, ví dụ cân nặng 50kg thì cần 2 lít nước/ngày), trong đó gồm nước có trong thức ăn (trong cơm, thức ăn, canh, trái cây...) và nước uống ở các dạng khác nhau (nước đun sôi để nguội, nước chè, nước hoa quả...).
- Mỗi sáng khi thức dạy ta nên uống một cốc nước lạnh (nước sôi nguội, nước khoáng, nước quả) sẽ có tác dụng kích thích nhu động ruột và trong ngày uống 6-8 cốc nước ở các dạng khác nhau. Nếu lao động thể lực trong điều kiện nóng ẩm, những ngày mùa đông có độ ẩm thấp, phụ nữ đang cho con bú, người đang trong tình trạng sốt thì cần uống nước nhiều hơn.
b. Tăng cường ăn các thức ăn có nhiều chất xơ
- Chữa táo bón bằng cách ăn một số loại rau xanh: rau lang, rau dền, rau mồng tơi, rau đay, rau má... rất tốt cho hệ tiêu hóa, đi vệ sinh được dễ dàng hơn.
- Một số loại hoa quả giúp kích thích tiêu hóa như táo, lê, mận, đào, đu đủ, chuối, trái cây khô, hạt ngũ cốc; ăn các chất lâu tiêu như bánh mỳ đen, gạo lức... Các thức ăn này chứa nhiều chất xơ và chất pectin tạo điều kiện thuận lợi cho các chủng vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển, ức chế quá trình gây thối, ngoài ra các chất độc hại sẽ bám vào các chất xơ và được thải ra ngoài cơ thể. Ngoài ra, ăn các chất này làm tăng khối lượng phân – kích thích lên thành ruột, gây tăng nhu động ruột và gây cảm giác mót đại tiện. Cám gạo cũng rất tốt cho những người bị táo bón, 1 - 2 thìa cà phê/bữa, cho lẫn vào cơm, cháo hoặc pha với nước sôi.
- Ăn phải đúng giờ, tốt nhất là ăn rải bữa (4-5 bữa/ngày). Trước khi đi ngủ nên ăn một cốc sữa chua, dần dần sẽ cải thiện đáng kể chủng vi khuẩn có lợi trong ruột.
2. Bị táo bón nên ăn kiêng gì
- Không nên ăn các thức ăn tinh chế như cháo, súp đặc (khoai tây, cà rốt nghiền...), không ăn đồ cay nóng, các chất kích thích như hạt tiêu, ớt cay.
- Không nên ăn các loại thức ăn chiên như gà chiên và cá chiên… cực kỳ nhiều chất béo, rất không tốt cho động mạch, hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, các món ăn nhanh thường đơn giản không mang tính đa dạng thực phẩm, thiếu chất xơ và chứa nhiều chất bảo quản có hại cho sức khỏe.
- Hạn chế uống r*** bia, cà phê, nước chè,hút thuốc.












No comments:

Post a Comment