Tây y hù dọa đường. Nhìn áp huyết biết thiếu máu thiếu đường nhiều sẽ chết
https://www.youtube.com/watch?v=gpfrhIVhgKc
Tỳ vị yếu khó sống thọ: 4 bộ phận cơ thể báo hiệu tỳ vị của bạn suy yếu
Người xưa
thường nói “người sống dựa vào hơi thở”, nhưng mọi người không biết rằng
thật ra chữ “khí’ ở đây lại xuất phát từ tỳ vị.
Tỳ vị là gì?
Vị được
sách cổ mô tả là một cơ quan rỗng, trên tiếp với thực quản, dưới thông
với tiểu trường. Thức ăn từ miệng qua thực quản rồi vào vị, được vị làm
chín nhừ, cho nên vị là cái kho lớn, cái “bể chứa đồ ăn”.
Tỳ là
một cơ quan đặc nằm bên trái của vị có chức năng hấp thu và vận chuyển
chất dinh dưỡng, Đông y gọi là có công năng vận hóa. Vận – tức là chuyển
vận, chuyên chở; hoá – tức là tiêu hoá hấp thu. Tỳ và vị hợp tác với
nhau để hoàn thành chức năng tiêu hóa, hấp thu thức ăn và chuyển vận
chất dinh dưỡng.
Theo học thuyết tạng tượng của y học cổ truyền, tỳ và vị không phải là lách và dạ dày trong giải phẫu học của phương Tây.
Có thể
hiểu chúng chỉ là 2 cái tên dùng để chỉ 2 hệ thống cấu trúc – chức năng
của cơ thể trong mối liên hệ hữu cơ với các hệ thống khác. Từ đó có thể
thấy chức năng của từng bộ máy giải phẫu như hô hấp, tiêu hóa, tuần
hoàn… không lệ thuộc duy nhất vào một tạng tượng nào, trái lại chức năng
của tất cả các tạng tượng đều góp phần thực hiện chức năng của các bộ
máy trên.
Ví dụ:
chức năng tiêu hóa của bộ máy tiêu hóa cần phải có vị để thu nạp làm
ngấu nhừ thức ăn, có tỳ dễ hấp thu, chuyển vận, có đại trường để truyền
tống chất cặn bã, có tâm để cung cấp nhiệt, có thận để dự trữ… Như vậy,
toàn thân chứ không phải từng tạng tượng cùng phối hợp thống nhất thực
hiện các chức năng của bộ máy giải phẫu học.
Tỳ vị sinh khí
Sách y
cổ “Hoàng đế nội kinh” có ghi chép: “Khí của người thường nằm ở “vị”,
“vị” là nơi sinh ra khí ở người thường. Người không có vị khí thì gọi là
nghịch, mà nghịch thì sẽ chết.” Thông thường những người có tỳ vị không
khỏe thì có thể nhìn thấy được từ biểu hiện bên ngoài. Có thể thường
xuyên gặp được những người bệnh như thế này ở bệnh viện:
Sắc mặt
trắng bệch, môi tái, có người rất gầy như thể gió thổi là sẽ ngã ngay,
có người lại rất mập, trông cơ thể to lớn, nhưng lại không tráng kiện
chút nào. Còn có người nói chuyện có tiếng mà không có sức, tinh thần
không tỉnh táo, còn trẻ chưa già mà đã sớm suy yếu.
Vậy làm sao để biết tỳ vị của bạn có khỏe hay không? 4 bộ phận cơ thể dưới đây sẽ cho bạn biết:
- Môi
Những
người có tỳ vị yếu, môi thường tái, không có màu hồng, rất khô, dễ bị
lột da, nứt môi. Những triệu chứng như miệng hôi, nướu sưng đau đa phần
có liên quan đến khả năng tiêu hóa kém của tỳ vị. Ngoài ra, chảy nước
miếng khi ngủ cũng là một biểu hiện của việc thiếu tỳ khí.
- Mũi
Khô mũi,
khứu giác kém nhạy, chảy nước mũi, chảy máu mũi đa phần đều là do tỳ vị
yếu gây ra. Những người bị đỏ mũi đa số là do vị bị nhiệt, đầu mũi đau
cũng cho thấy chức năng tỳ vị không ổn.
- Mắt
Tỳ vị
yếu dễ bị thiếu máu, từ đó ảnh hưởng đến gan, gan biểu hiện ở mắt, vì
thế mắt dễ bị mỏi, nhìn không rõ. Ngoài ra, tỳ và việc hấp thụ của cơ
thể có quan hệ mật thiết, nếu mắt thường xuyên bị đỏ, mặt bị sưng cũng
có thể là do vấn đề ở tỳ.
- Tai
Tỳ vị
yếu sẽ dẫn đến thận khí không đủ, thường sẽ biểu hiện ở triệu chứng ù
tai hay thậm chí là điếc. Bên cạnh đó, có nhiều người tỳ vị không khỏe
do quá mệt mỏi hay tâm trạng không tốt gây nên. Đặc biệt là vào mùa
xuân, gan hỏa tăng cao khiến chúng ta dễ tức giận. Những người có tỳ vị
yếu sẽ thường cảm thấy không có sức, tay chân lạnh có khi sẽ bị đau bụng
vào mùa xuân.
Tỳ vị bị tổn thương dễ khiến cả ngũ tạng đều gặp vấn đề.
Đông y
có câu “Dưỡng tỳ vị chính là dưỡng nguyên khí, dưỡng nguyên khí chính là
dưỡng sinh mệnh”, tỳ vị khỏe là nhân tố quan trọng quyết định tuổi thọ
dài hay ngắn.
- Tim và tỳ
Tim và
tỳ giống như hai người mẹ, muốn chữa bệnh tim thì phải chữa tỳ vị trước.
Tỳ có trách nhiệm tập hợp máu trong cơ thể và cung cấp cho tim. Một khi
tỳ gặp vấn đề, không thể ích khí sinh huyết, thì sẽ dẫn đến tim không
được chăm sóc tốt, gây ra bệnh tim mạch.
- Gan và tỳ
Gan và
tỳ tác động lẫn nhau, có người sau khi ăn xong vẫn cảm thấy đói, nhưng
gan lại bị tức, dù có uống thuốc đau dạ dày cũng không có tác dụng.
Thật ra
triệu chứng này có liên quan đến việc gan bị trì trệ, do tâm trạng không
tốt hoặc áp lực công việc quá nặng. Trước tiên phải dưỡng gan rồi mới
giải quyết vấn đề ở tỳ vị.
Ngược
lại, tỳ vị cũng ảnh hướng đến gan, ví dụ như nguyên dân gây gan nhiễm mỡ
là do tỳ vị không tiêu hóa được thức ăn khiến việc xử lý chất thải gặp
khó khăn, tích tụ ở gan ảnh hưởng đến viêc cung cấp máu và các chức năng
khác của gan.
- Phổi và tỳ
Tỳ vị
yếu sẽ ảnh hưởng đến phổi đầu tiên. Phổi giống như “tể tướng” chuyên phò
tá bên cạnh “quân chủ” là tim. Bằng việc quản lý khí trong cơ thể, phổi
hỗ trợ tim trông nom cả cơ thể. Thế nhưng khí ở phổi mạnh hay hiếu lại
được quyết định bởi tình trạng của tỳ vị. Người có tỳ vị yếu thường sẽ
dẫn đến thiếu khí phổi, dễ bị cảm lạnh hoặc các bệnh về đường hô hấp.
- Thận và tỳ
Tỳ yếu
thì thận cũng sẽ yếu. Tinh lực của chúng ta tràn đầy thì thận khí cũng
dồi dào. Tinh khí của thận mạnh hay yếu còn có liên quan đến tỳ vị có
khỏe hay không, có thể cung cấp đủ dinh dưỡng cho thận hay không. Tỳ bị
yếu lâu dài sẽ khiến thận bị yếu, điều này biểu hiện ở việc hay bị hồi
hộp, dễ đổ mồ hôi hay sợ lạnh, chân tay lạnh.
Vị bị
bệnh đa phần có liên quan đến ăn uống không điều độ, tỳ bị bệnh thì lại
do cơ thể quá mệt mỏi ưu phiền. Tuy nguyên nhân gây bệnh ở tỳ vị không
giống nhau, nhưng đều phải chữa như nhau.
Tỳ vị không khỏe sẽ khiến chúng ta dễ bị lão hóa.
Tỳ vị bị
bệnh chủ yếu là do ăn uống không chú ý, ăn quá nhiều gây ra lạnh khiến
phần dương của tỳ vị không đủ; thứ hai là do lo buồn, tức giận, gan khí
không điều hòa, tác động mạnh đến tỳ vị.
7 cách chăm sóc tỳ vị
- Ăn lá tần bì để làm ấm tỳ vị
Những
người tỳ vị bị lạnh và yếu có thể ăn lá tần bì. Theo “Bản thảo cương
mục” ghi chép, tần bì có thể chữa hàn, làm tiêu những chất tích tụ,
thông tam tiêu, làm ấm tỳ vị, có lợi đối với tỳ vị yếu và lạnh.
Lá tần
bì có thể làm rau trộn, đun lấy nước, xào, chiên, gói bánh chẻo. Đơn
giản nhất là làm rau trộn, trước khi ăn nên trụng qua nước 1 lần để làm
mất mùi, sau đó cho thêm muối, nước tương, dấm, tỏi, gừng, hành, tiêu,
trộn đều và bày ra đĩa.
- Chăm sóc tỳ vị bằng việc ấn huyệt Công Tôn
Huyệt
Công Tôn là một trong những huyệt có liên quan đến tỳ ở chân, huyệt này
nằm ở cạnh bên của bàn chân, khoảng 5 cm phía sau mắt cá, ấn mạnh vào
xương ngón chân sau mắt cá, nếu cảm thấy đau hoặc tức thì nghĩa là đã
tìm đúng vị trí. Huyệt này có hiệu quả rất tốt với các vấn đề có liên
quan đến tỳ vị.
Huyệt
Côn Tôn có thể ức chế axit trong dạ dày, nếu bị nôn ra nước chua thì hãy
nhanh chóng xoa huyệt Công Tôn một lúc sẽ đỡ. Huyệt Công Tôn có thể
tăng nhu động của ruột non, tăng cười khả năng tiêu hóa, sau khi ăn xong
mà khó tiêu cũng hãy xoa huyệt này thì sẽ nhanh chóng tiêu. Huyệt Công
Tôn là “thuốc chữa tỳ vị” trên chính cơ thể, là cách chăm sóc tỳ vị rất
tốt.
- Ăn củ từ bổ tỳ vị
Củ từ là
một thứ rất tốt, vừa có thể chăm sóc sức khỏe lại vừa có tác dụng làm
đẹp. Nhưng tốt nhất là nên mua thân củ từ, có nhiều gai và cứng, có thể
hấp hoặc xào hay nấu cháo, rất có hiệu quả bổ tỳ vị.
Củ từ
khác với những thực phẩm bổ dưỡng khác ở chỗ nó bổ mà không ngán, những
thực phẩm khác bổ âm nhiều sẽ gây ẩm và sinh nhiệt. Nhưng củ từ thì
khác, nó không nóng, không khô, đặc biệt là có tác dụng rất tốt trong
việc bồi bổ ngũ tạng yếu. Củ từ thường được dùng để chữa những triệu
chứng như tỳ vị yếu, mệt mỏi, chán ăn v.v.
- Ăn cơm rượu khi tỳ vị không khỏe.
Những
người tỳ vị bị yếu nên ăn một chút canh cơm rượu trứng gà, tốt nhất nên
nấu cùng vài quả táo tàu. Ăn một chén khi còn ấm, có tác dụng làm dịu tỳ
vị, vị ngọt cũng sẽ tạo cảm giác thèm ăn.
Bạn có
thể tự làm cơm rượu khi thời tiết đang trở lạnh. Nấu chín gạo nếp, hòa
men rượu với nồng độ vừa phải vào nước ấm; tạo một lỗ nhỏ ở giữa phần
gạo nếp đã chín và đổ dung dịch men rượu vào, hai ngày sau, cơm rượu có
vị ngọt là có thể dùng được.
- Bắp xào hạt thông giúp bổ tỳ, thèm ăn
Thực
phẩm tốt nhất vào mùa thu là bắp, bắp có thể bổ tỳ thấm ẩm, điều hòa tạo
cảm giác thèm ăn, ăn vào mùa thu còn có thể làm mất cảm giác khô nóng.
Ngoài ra, trong bắp có chứa chất béo không no, vitamin, nguyên tố vi
lượng và nhiều axit amin v.v.
Bạn có
thể hấp rồi ăn, hoặc làm món bắp xào hạt thông. Trước tiên nướng hạt
thông với lửa nhỏ, sau đó xào bắp và ớt chuông rồi nêm muối, đường. 3
phút sau cho hạt thông vào, xào lửa lớn là được. Màu sắc bắt mắt, dinh
dưỡng phong phú.
- Cháo củ từ, táo tàu bổ tỳ vị
Củ từ
giúp bổ tỳ, có tác dụng hỗ trợ cho phổi, thận, có lợi cho việc tiêu hóa
hấp thu của tỳ vị, là một trong những loại thực phẩm làm thuốc có tác
dụng bổ tỳ vị. Táo tàu ích khí, bổ tỳ vị, có thể dùng để chữa tỳ yếu, ăn
ít, có tác dụng giúp thèm ăn, chữa tiêu chảy.
- Tỳ vị yếu nên ăn trần bì
Đối với những người có tỳ vị yếu, tốt nhất trong nhà bếp nên có trần bì (vỏ quýt để lâu năm).
Tục ngữ
có câu “một lạng trần bì một lạng vàng”, trần bì là vị thuốc đông y
thường dùng, có tác dụng lưu thông khí huyết, điều hòa, tiêu chất nhầy
v.v., thường được dùng để chữa những triệu chứng tỳ vị yếu.
Vì thế
cho một lượng nhỏ trần bì vào món ăn, vừa có thể mượn mùi vị của trần bì
để làm mất mùi tanh của thịt, tăng mùi thơm của món ăn, giúp thèm ăn,
lại vừa phát huy được công dụng điều hòa khí huyết, tạo mùi dễ chịu, trị
ẩm tiêu nhầy, làm giảm tác hại của chất nhầy và chất béo đối với tỳ vị.
No comments:
Post a Comment