LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Sunday, September 8, 2019

10 cách bấm huyệt chữa viêm họng hạt


Bệnh viêm họng hạt là một dạng viêm họng cấp kéo dài. Quá trình điều trị bệnh diễn ra cần thời gian dài và tốn nhiều công sức, chi phí. Bên cạnh đó, dùng thuốc kháng sinh sẽ làm suy giảm chức năng gan, thận, gây bệnh đau dạ dày và các bệnh khác. Cơ thể lâu dần sẽ sản sinh ra chất kháng sinh chống lại hiệu quả của thuốc, gây ra hiện tượng nhờn thuốc và khiến người bệnh phải dùng liều cao, vì vậy dùng thuốc không phải là cách trị dứt điểm và hiệu quả.
Muốn trị viêm họng hạt, trước phải trị được tận gốc mầm bệnh và một biện pháp tuyệt vời hỗ trợ chữa viêm họng hạt đó là “bấm huyệt”.
Bấm huyệt nghĩa là dùng tay nhấn vào một số vị trí huyệt đạo, kích thích lưu thông máu, tan ứ,…  để tác động trực tiếp đến bệnh hiệu quả hơn.
Theo Đông y, viêm họng hạt nghĩa là trong phế có nhiệt, thuộc phạm vi chứng hầu tý, có liên quan đến lục phủ ngũ tạng. Tuy nhiên dù bệnh biến thể nào, người bệnh đều có thể tiến hành dùng phương pháp bấm huyệt chữa viêm họng hạt.

1. Huyệt Xích trạch chữa viêm họng

Tên và vị trí: Trung Y Cương Mục có viết, huyệt Xích trạch nằm ở chỗ trũng trên cánh tay, cách lằn cổ tay khoảng 1 xích (1 đơn vị đo lường ngày xưa)  Như vậy, Xích trạch là huyệt nằm ở gần khuỷu tay, nơi có một đường gân hơi nổi và nằm giữa khớp xương.
Công dụng: Huyệt này có vai trò thanh nhiệt, tiêu độc, trừ viêm, tiết phế. Huyệt Xích trạch thường được xoa bóp chủ trị bệnh viêm họng cấp, viêm họng mãn tính kéo dài.
Huyệt Xích trạch chữa viêm họng hạt
Dùng ngón tay cái day ấn đến khi huyệt nóng lên để thấy được hiệu quả điều trị bệnh
Cách thực hiện:  Duỗi cánh tay thẳng, lấy ngón tay cái của bàn tay còn lại bấm vào huyệt, bốn ngón kia vòng qua khuỷu tay. Giữ nguyên tư thế trong khoảng 1-2 phút và lặp lại với 4 ngón còn lại.
Thực hiện với cả hai tay và nên kết hợp xoa bóp bấm huyệt cùng với một số các huyệt khác.

2. Điều trị viêm họng hạt với huyệt Đản trung

Tên và vị trí: Đản là chất trắng đục, được ví như một chiếc màng mỏng bảo vệ tim. Trung nghĩa là chính giữa. Vì vậy huyệt Đản trung nằm ở giữa ngực, gần vùng tim (Trung Y Cương Mục)
Huyệt Đản trung còn có tên gọi khác là Đàn trung, Hung Đường, Nguyên Kiến,…
Công dụng : Huyệt Đản trung đóng vai trò điều khí, giáng nghịch, thanh phế, hóa đàm. Xoa bóp huyệt này sẽ giúp trị hen suyễn, thở kém, ngực đau, viêm màng ngực, ho khan.
Điều trị viêm họng hạt với huyệt đan trung
Huyệt nằm ở điểm gặp nhau của đường dọc giữa xương ức với đường ngang qua 2 đầu núm vú (đàn ông) hoặc ngang qua bờ trên 2 khớp xương ức thứ 5 (đàn bà).
Thực hiện: Dùng ngón cái bàn tay phải day ấn huyệt trong khoảng 1-3 phút đến khi cảm giác châm chích tê tức tại vùng huyệt.

3. Viêm họng hạt được đẩy lùi nhờ huyệt Phế du

Tên: Sở dĩ gọi là huyệt Phế du vì nó có công dụng đưa kinh khí vào phế và tạng. Đi nghĩa là “du”.
Vị trí của huyệt Phế du: Dùng tay bắt chéo ra sau ở phía đối diện, dưới gai đốt sống lưng số 3, đo ngang ra khoảng 1,5 thốn ( ~ 3cm)
Chữa viêm họng hạt bằng cách bấm huyệt
Huyệt Phế du chủ trị viêm khí quản, các bệnh về đường hô hấp rất tốt
Tác dụng: điều phế, lý khí, thanh hư nhiệt, bổ hư lao. Rất phù hợp để trị các bệnh về đường hô hấp.
Cách thực hiện: Dùng ngón tay day ấn huyệt trong khoảng 2 phút để cảm thấy căng nhẹ là được.

4. Hỗ trợ bệnh viêm họng hạt với huyệt Đại chùy

Tên: Trong sách Thiên Khí Phủ Luận ghi chép, huyệt đại chùy nằm ở dưới xương cổ, có hình dáng giống quả chùy nên gọi là Đại chùy.
Vị trí: Ngồi thẳng lưng, cúi đầu khoảng 15 độ. Dùng ngón tay vòng ra sau gáy, sờ thấy phần dưới cổ nổi lên từ 1 -3 u xương tròn. Người bệnh thử hoạt động cổ (quay trái phải, ngẩng đầu, cúi đầu) để thấy đốt xương tròn nào động đây cao nhất. Đây là đốt sống cổ 7, huyệt Đại chùy nằm ở chỗ lõm ở đầu mõm gai của đốt này.
Chữa viêm họng hạt với huyệt đạp
Huyệt Đại chùy nằm ở đầu mõm gai đốt sống cổ thứ 7
Tác dụng: Đại Chùy có tác dụng thông dương, giáng phế, điều khí, nâng cao đề kháng, thanh tâm, điều hòa kinh mạch, chữa các bệnh về đường hô hấp khá tốt.
Cách thực hiện: Dùng ngón trỏ day ấn huyệt đại chùy trong 1-3 phút, chú ý lực xoa bóp nhẹ nhàng và nhấn đúng huyệt để phát huy công dụng tốt nhất.

5. Vuốt ấn huyệt Liêm tuyền để chữa viêm họng hạt

Tên: Liêm = góc nhọn ( chỉ xương đỉnh cổ họng, lưỡi). Huyệt nằm ở chỗ lõm, giống hình con suối ( tuyền). Huyệt Liêm tuyền còn có tên là bản trì, bổn trì, thiệt bản.
Xác định vị trí: ngẩng đầu lên một chút, nằm chính giữa bờ trên sụn giáp, theo lằn chỉ ngang chỗ cuống hầu 0,2 thốn.
Tác dụng: lợi cuống hầu, thanh hỏa nghịch, trừ đờm khí, thở khó, họng viêm nhiễm, nuốt khó, tuyến amidan sưng, điều trị hốc mủ.
Dùng cách bấm huyệt để chữa viêm họng hạt
Dùng ngón tay day ấn huyệt theo hình tròn và đánh nhẹ sang hai bên trái phải
Thao tác: Dùng ngón tay giữa và ngón áp út ấn nhẹ theo hướng từ trên xuống ở hai phía cổ họng. Tiếp tục giữ tay tại huyệt, lắc nhẹ sang trái – phải mỗi bên 15 nhịp.

6. Huyệt Phong trì giảm triệu chứng viêm họng hạt mãn tính

Tên: Huyệt được coi là ao chứa gió từ bên ngoài thổi vào nên có tên là Phong Trì.
Vị trí: Dùng hay bàn tay vòng ra sau gáy. Nơi lõm của cơ ức đòn chũm và bờ ngoài cơ thang bám vào đáy hộp sọ là huyệt Phong trì.
Tác dụng xoa bóp: khu phong, giải biểu, thanh nhiệt, thông nhĩ, minh mục, trừ viêm.
Phương pháp ấn huyệt chữa viêm họng
Xoa bóp huyệt Phong trì có thể giúp giảm nhức mỏi, xóa tan đau đầu và hỗ trợ điều trị viêm họng hạt
Thực hiện: Dùng hai ngón cái đặt lên huyệt. 4 ngón còn lại nên bám vào đầu để làm điểm tựa. Dùng sức vào ngón cái day nhẹ trong khoảng 2 phút đến khi nóng lên.

7. Bấm huyệt chữa viêm họng hạt với huyệt Phong long

Tên: Huyệt nằm ở chỗ có cơ và thịt đầy đủ nên gọi là Phong Long ( Trung Y Cương Mục)
Vị trí huyệt: Từ đỉnh mắt cá chân ngoài lên khoảng gần 1 tấc.
Bấm huyệt Phong long chữa viêm họng hạt
Chủ Trị : Trị ho đờm, chóng mặt, suyễn, khó thở, ngực trướng, chi dưới tê liệt, cước khí, đầu đau.
Tác dụng: hòa vị khí, hóa đờm, trị chóng mặt, khó thở, đầu đau, ngực trướng.
Cách làm: Dùng ngón cái ấn giữ trong thời gian 1-3 phút cả hai bên chân cùng lúc. Đợi đến khi có cảm giác căng tức là được.

8. Bấm huyệt Dũng tuyền

Tên: Theo Bản Du, nước suối (tuyền) ở dưới đất là cái đầu tiên của Trời sinh sinh ra, vì vậy mới đưa vào nơi xuất phát của kinh Thiếu âm (thận) và có tên là Dũng tuyền. Nghĩa là nơi tàng chứa chân dưới của tạng thận, nơi như nguồn nước tràn đầy sức sống.
Xác định vị trí: Chia lòng bàn chân ra 5 phần, điểm nối 2/5 trước với 3/5 sau của đoạn đầu ngón chân thứ 2 và giữa bờ sau gót chân, lỗ hõm dưới bàn chân là huyệt.
Tác dụng: giáng âm hỏa, thanh nhiệt, định thần chí, hóa khí, tán đờm, tiêu viêm, giảm đau. Thông thường sẽ dùng cách xoa bóp huyệt Dũng tuyền như một cách chữa viêm họng hạt an toàn hiệu quả.
Bấm huyệt chữa viêm họng hạt tại nhà
Huyệt Dũng tuyền có nhiều công dụng trị bệnh tuyệt vời. Vì vậy nên giữ ấm gan bàn chân để phòng tránh các bệnh khác
Cách thực hiện: Dùng lòng bàn tay xoa bóp cho gan bàn chân nóng lên ( hoặc ngâm chân với nước ấm là tốt nhất). Dùng 2 ngón tay cái đồng thời xoa bóp huyệt dũng tuyền khoảng 3 phút với lực mạnh. Khi cảm giác tê tức lan sâu vào lòng bàn chân nghĩa là lực đạo đã đủ.
Bạn cũng có thể dùng đầu đũa, cán bút để day ấn kích thích huyệt đạo như một phương pháp chữa viêm họng hiệu quả.

9. Xoa bóp huyệt Liệt khuyết để điều trị viêm họng hạt

Tên Huyệt: Liệt = tách ra, Khuyết = chỗ lõm. Chỗ lõm ở vùng cổ tay gọi là huyệt Liệt Khuyết. Huyệt còn có tên khác là Đồng Huyền, Uyển Lao.
Vị trí: Dưới đầu xương quay nối với thân xương của cổ tay, cách lằn chỉ ngang cổ tay 1,5 thốn.
Tác dụng: tuyên phế, khu phong, thông kinh mạch, trị ho suyễn.
Huyệt Liệt khuyết trị viêm họng hạt
Day nhẹ huyệt đến khi cảm thấy nóng ấm hoặc châm chích thì ngừng lại
Cách thực hiện: Dùng ngón tay cái day ấn huyệt Liệt khuyết ở tay đối diện. Bốn ngón còn lại vòng quanh cổ tay để cố định. Thời gian xoa bóp là trong vòng khoảng 2 phút. Thực hiện với bên còn lại.

10. Vị trí huyệt Thận du chữa viêm họng hạt

Một huyệt đạo cần được nhắc đến trong bài xoa bóp trị viêm họng hạt là huyệt Thận du.
Tên: huyệt có tác dụng rót kinh khí vào tạng Thận, nên gọi là Thận du
Xác định vị trí: huyệt nằm dưới gai sống thắt lưng 2, đo ngang ra 1,5 thốn.
Hoặc xác định bằng cách sờ hai bên mạn sườn, xác định mào chậu. Áng chừng đường cắt ngang cột sống, xác định mỏm gai đốt sống thắt lưng 4. Chỗ hõm vào chính là huyệt Thận du.
Huyệt Thận du trị viêm họng hạt
Huyệt Thận du nằm ngang huyệt Mệnh Môn phía sau thắt lưng, cần xác định đúng để tránh nhầm lẫn.
Chủ trị: trị thận viêm, thắt lưng đau, tiêu viêm, kiện cân cốt, minh mục, thông khí, hóa đàm.
Thực hiện: Dùng ngón cái day ấn huyệt đến khi nóng lên và cảm giác tê buốt châm chích lan tỏa.
✪ Lưu ý: 
  • Người bệnh nên tiến hành xoa bóp các huyệt đạo trong thời gian ngắn ( 1-3 phút) và lặp lại vài lần cho mỗi lần thực hiện.
  • Nên tiến hành bấm huyệt chữa viêm họng hạt 2 lần/ngày và kiên trì thực hiện đều đặn đến khi bệnh thuyên giảm.
  • Có thể kết hợp một chút dầu nóng hoặc tinh dầu bạc hà pha loãng khi xoa bóp để phát huy công hiệu ở mức tốt nhất. Sau khi hết bệnh, có thể thỉnh thoảng xoa bóp một lần để điều hòa lưu thông máu và giảm nhức mỏi, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Cần kết hợp các biện pháp nghỉ ngơi và ăn uống sinh hoạt điều độ, giữ ấm cơ thể, ở nơi kín gió và tránh xa môi trường khói bụi, ô nhiễm. Như vậy sẽ giúp bạn tăng cường sức đề kháng, bảo vệ và ngăn ngừa bệnh tái phát.
  • Người bệnh cần chú ý rằng: Đây chỉ là một biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh viêm họng hạt. Người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện để tránh kích ứng không đáng có. Bên cạnh đó, không nên tự ý dùng bất kỳ phương pháp nào mà nên đến khám và tư vấn ngay khi có dấu hiệu bệnh viêm họng để kịp thời đưa ra biện pháp chữa trị.
Hi vọng bài viết đã cung cấp những kiến thức hữu ích cho người bệnh. Chúc bạn sớm lành bệnh!









No comments:

Post a Comment