Thói quen thở dài và bệnh ung thư vú
1-ẢNH HƯỞNG DINH DƯỠNG
VÀ TÂM SINH LÝ ĐỐI VỚi TUYẾN VÚ :
VÀ TÂM SINH LÝ ĐỐI VỚi TUYẾN VÚ :
Khi
người mẹ mang thai, các tuyến nang trong vú phát triển, giãn nở để
chuẩn bị chứa sữa nuôi em bé khi ra đời, đông y xem nó như là một
thành phần của bao tử để nuôi dưỡng cơ thể cho con, nên chức năng hoạt
động của nó thuộc kinh vị. Các tuyến nang ấy có chứa oxy, máu, và
sữa, cho nên thể tích vú thay đổi theo hơi thở và sự ăn uống của người
mẹ.
Khi
dưỡng trấp vào vú được các tuyến nang biến đổi thành sữa chứa hai thành
phần, thành phần vật chất của sữa mà khoa học có thể phân tích được
mỗi lúc mỗi khác tùy theo thức ăn mà người mẹ đã ăn, còn biến đổi tâm
sinh lý của người mẹ cũng mỗi lúc mỗi khác tạo ra thành phần tâm sinh
lý có trong sữa mà khoa học chưa phân tích được. Cả hai thành phần này
vừa nuôi cơ thể em bé, vừa tạo ra tính tình cho em bé sau này theo
quan niệm khí hóa ngũ hành tạng phủ của đông y như :
Thức
ăn có vị đắng do nấu nướng gìa lửa, thuộc hỏa, tạo ra nhiệt lượng, ảnh
hưởng đến tim làm tâm sinh vui, nhưng vui qúa hóa dại.
Thức
ăn có vị ngọt thuộc thổ tạo ra sự kích thích ăn ngon giúp cơ thể mập,
chất ngọt thuộc thổ, có ảnh hưởng đến tỳ vị sinh ra tính tình hay suy
nghĩ tính toán ngăn nắp đâu vào đó, nhưng lo qúa lại hại tỳ ăn mất
ngon.
Thức
ăn có vị tanh, cay, thuộc kim, làm thông khí và lỗ chân lông, có ảnh
hưởng đến phổi và ruột già, chất cay quá làm căng tức phổi khiến lỗ chân
lông mở làm mồ hôi toát ra. Chất cay ảnh hưởng đến phổi sinh ra tính
tình ưa buồn chán, khi buồn chán vô cớ thành thói quen thở dài, còn
buồn nhiều qúa thì hay khóc sinh chán đời.
Thức
ăn có vị mặn thuộc thủy, làm bồi bổ tủy não, trí nhớ, cứng xương cốt,
có ảnh hưởng đến thận và bàng quang, về tâm lý tạo ra tính tình sợ hãi,
thận mạnh ít sợ hãi, thận suy yếu hay bị sợ hãi, khi sợ hãi qúa
thường hay vãi đái, xuất mồ hôi làm hại chức năng của thận.
Thức
ăn có vị chua, thuộc mộc, làm dẻo dai gân mạch, tạo sự gan dạ, có ảnh
hưởng đến gan mật, hay ưa giận hờn, khi giận qúa làm co thắt gân mạch,
co bóp ống máu nhỏ lại làm tăng áp huyết, làm co rút gân chân tay, co
thắt các cơ..
Cho
nên khi người mẹ thiếu ăn, hoặc lo lắng qúa ăn không được làm vú thiếu
sữa. Còn buồn qúa chỉ ưa thở dài, làm teo phổi, sẽ thiếu oxy và nhiệt
lượng trong vú để bảo quản sữa ,sữa sẽ hư, hoặc người mẹ sợ qúa làm
mất sữa, hoặc giận quá các gân cơ co rút làm tắc tuyến sữa..Những thay
đổi tâm sinh lý bất thường như thế đều có ảnh hưởng đến sức khỏe và
tính tình của em bé.
2-BỆNH CHỨNG :
Căn bệnh đầu tiên là tắc tuyến vú.
Khi
còn trong thời kỳ cho con bú, các bà mẹ có thể thấy rõ, khi lo buồn,
giận hờn, thể tích vú thay đổi teo lại không có sữa hoặc căng tức sưng
đau cũng có thể làm tắc tuyến vú.
Trong
trường hợp vú không ở thời kỳ chứa sữa nuôi con, các tuyến nang vẫn
hoạt động trao đổi oxy theo hơi thở để dẫn khí huyết lưu thông trong các
tuyến nang.
Mỗi
bên vú có nhiều tuyến nang, khi bị tắc một vài tuyến, chúng ta khó có
thể biết được, chỉ khi nào buồn chán hay thở dài, cảm thấy nhói tim
ngực một chút rồi thôi, đó là phản ứng sinh học tự nhiên của hơi thở
không thông hết, bị dội ra nên thở dài để tự tái lập lại quân bình của
hơi thở.
Bệnh
có thể xẩy ra cho phái nữ ở lứa tuổi 30 đến 65 nếu chúng ta để ý đến
những hơi thở dài đã có từ 5- 10 năm trước vẫn tiếp tục kéo dài cho đến
bây giờ, trước kia lâu lâu mới thở dài, sau càng ngày càng thở dài
nhiều hơn , thậm chí khi làm việc, khi lái xe cứ mỗi 1-2 phút lại tự
nhiên thở dài một lần không có nguyên nhân, đó là do tuyến vú bị tắc
không thông.
3-NGUYÊN NHÂN :
Nguyên
nhân thở dài do biến đổi tâm lý, ở tình trạng nhẹ là cô đơn buồn chán,
hoặc trầm cảm, buồn phiền, bi quan hay có nỗi khổ tâm không thể bộc lộ
ra được, ngoài mặt, khi nói chuyện với bạn bè vẫn vui vẻ gượng gạo,
và khi nói chuyện huyên thuyên, hơi thở được xả ra thì không bị thở
dài trong lúc nói chuyện, ngược lại khi còn lại một mình không có ai
để tâm sự, thì hơi thở vào không thông, tích lũy lại trong ngực, thỉnh
thoảng lại dội ra tạo thành hơi thở dài. Ở tình trạng nặng như bị đau
khổ chuyện hạnh phúc gia đình, chồng con, tình cảm bất mãn, hoặc lo
lắng sợ sệt, hoặc ôm ấp một nỗi buồn vô cớ kéo dài trong nhiều năm,
thì sự tắc tuyến vú cũng âm thầm xẩy ra từ một vài tuyến đến tất cả
các tuyến tạo ra cơn nghẹn ngực, nhói tim thoáng qua, chúng ta tưởng
lầm là bệnh tim mạch.
4-KIỂM CHỨNG BẰNG QUAN SÁT, SỜ NẮN :
Đứng
trước gương soi, ưỡn ngực hít vào từ từ, ta thấy da vú từ từ căng ra,
mỏng, mịn, và thể tích vú đầy lên. Khi thở ra từ từ, thể tích vú giảm,
thở ra cho đến hết khí trong lồng ngực thì vú teo lại, đó là tuyến vú
không bị tắc.
Khi
tuyến vú bị tắc, để ý khi hít thở nhiều lần, ta sẽ thấy có một bên vú
căng to hơn, một bên vú nhỏ hơn không thấy có thay đổi khi hít vào hay
thở ra. Dấu hiệu có thể thấy được các mạch máu dưới da vú bên bị tắc
có mầu xanh hay xám, đổi mầu, hoặc có vết mờ, da gần đầu vú nhăn, núm
vú biến dạng, sự khác biệt bên to bên nhỏ giữa hai vú, hoặc bên cao
bên thấp hoặc núm vú bị lệch.
Khi
sờ nắn, có thể đụng được một vài cục cứng như hột mít hoặc một cục to
như nửa cái mề gà, hoặc to toàn phần vú như trong vú có đặt một trái bơ
hay một qủa táo xanh. Có trường hợp sờ vào thấy đau, có trường hợp
không đau… Khi thở ra thì vú không bệnh teo lại, vú có bệnh không thay
đổi thể tích. Có bệnh nhân nói rằng : ‘‘Tôi tưởng đáng lẽ nó phải là
một cục cứng nhỏ, nó làm sưng đau từ từ mới to ra, chứ đằng này tôi
không cảm thấy gì hết, chẳng có một dấu hiệu nào, đến khi đi khám ngực
mới phát hiện ra là một khối bướu cứng như đá thế này ! ’’. Tôi hỏi
lại bà ta : ‘’ Thế trước đó bà có hay buồn chán thở dài liên tục hai
ba năm không.? Câu trả lời là có, nguyên nhân do đau khổ chồng chất vì
ly dị, buồn vì con cái hư hỏng bỏ nhà ra đi, buồn vì cô đơn, chán đời
vì mất công ăn việc làm, thiếu thốn tiền bạc, tình cảm, không có
người tâm sự giúp đỡ.
5-KIỂM CHỨNG BẰNG HUYỆT :
Từ
khi tắc tuyến vú đến ung thư vú, tùy theo thời gian bị bệnh thở dài lâu
hay mau, âm thầm từ năm ba năm trước hay bị cú sốc mạnh trong khoảng
thời gian ngắn làm tinh thần chưa ổn định được, do đó nó cũng làm tắc
sự tuần hoàn khí huyết của kinh mạch tạo ra những điểm đau, chỉ khi
bấm vào mới biết.
Những
điểm đau này trên đường kinh mạch cũng xác nhận được tình trạng và
thời gian diễn tiến của bệnh là nặng hay nhẹ, là lâu hay mới bị. Những
điểm kiểm chứng ở xa vú khi bấm cảm thấy đau là vú mới bị tắc, điểm
đau càng gần vú thì tuyến vú càng bị tắc nhiều, ngay ở chung quanh vú
ấn vào thấy đau là đã bị bướu vú.
Dùng
ngón tay cái bấm dọc theo khe giữa hai xương ngón chân áp út và ngón út
trên mu bàn chân có một điểm đau,khi bấm vào sẽ bị thốn đau lên tới
nách. (đông y gọi là huyệt Địa ngũ Hội thuộc huyệt số 42 của đường
kinh Đởm.)
Điểm đau thứ hai :
Bấm
trên xương đầu gối phía ngoài, chỗ thịt nhô lên như đỉnh đồi, nơi khe
giữa hai gân cơ có điểm đau. (đông y gọi là huyệt Lương Khâu, huyệt số
34 của đường kinh Vị ).
Bấm
trên xương đùi gần háng, điểm nằm ngang với xương mu chỗ hõm giữa cơ
may và cơ căng cân đùi có điểm đau.(đông y gọi là huyệt Bể Quan, huyệt
số 31 của đường kinh Vị ).
Bấm
vào trên gian sườn giao điểm giữa hõm nách và đường ngang núm vú có
điểm đau, không thuộc kinh huyệt nào của đông y.(trên huyệt Đại bao 2
thốn )
Là
huyệt Trấp Cân, huyệt thứ 23 của Kinh Đởm, giao hội của kinh Phế, Vị,
Can, Đởm, nằm ở dưới hõm nách 3 thốn. Khi tuyến vú bị tắc do phế khí
suy, vị khí thiếu, gân thuộc Can co rút, teo, làm cho khí huyết bị tắc
không lưu thông vào vú.
Khi
day bấm vào huyệt Trấp Cân cảm thấy bị đau là đã bị tắc tuyến vú. Chức
năng của huyệt làm thư ngực, thông khí ở ngực bụng, chữa sưng tắc
tuyến vú, phải day từ từ cho đến khi hết đau thì tuyến vú được thông.
Nó tương đương với thuốc kháng viêm.
Đoạn
thẳng 1/3 từ chân vú lên núm vú có một cục đau, bên vú không bị bệnh
không có nổi cục. Điểm này không thuộc kinh huyệt nào của đông y.(dưới
huyệt Nhũ căn ).
Từ
núm vú kéo lên một đoạn thẳng đứng, chiều dài bằng khoảng cách rộng của
miệng người bệnh có một điểm đau, đông y gọi là kỳ huyệt đặt tên là
Nhũ thượng.
Huyệt
này trùng với huyệt Ưng song, nằm trên xương sườn thứ 3 thuộc huyệt
thứ 16 của Kinh Vị để làm thông khí huyết của vú. Khi khí huyết lưu
thông trong tuyến vú bị viêm làm tắc tạo thành một khối cứng đau, bấm
vào huyệt Ưng Song sẽ làm thông khí huyết ứ tắc trong vú.
Thần
Phong là huyệt thứ 23 của kinh thận, giao hội huyệt của 3 kinh
Phế,Vị,Thận dùng để chữa tiêu viêm vú, trấn thống sườn ngực, cầm ho.Khi
bị tắc tuyến vú lâu ngày sẽ bị đau ngực khó thở thiếu khí làm ho.
Là 5 lỗ hõm gian sườn giữa ngực không có trong kinh mạch:
-
Lỗ hõm1 nằm ngoài huyệt Hoặc trung ( K.Thận 26 ), nếu bấm đau là tắc khí của phổi.
-
Lỗ hõm 2 nằm ngoài huyệt Thần tàng ( K.Thận 25 ), nếu bấm đau là tắc ống mạch thuộc tim.
-
Lỗ hõm 3 nằm ngoài huyệt Linh khư ( K.Thận 24).
-
Lỗ hõm 4 nằm ngoài huyệt Thần Phong (K.Thận 23), nếu bấm đau là tắc tuyến vú. Có khi bấm vào lỗ hõm cảm thấy đau, có khi đã tụ khối u làm đau nhiều hơn.
-
Lỗ hõm 5 nằm ngoài huyệt Bộ Lang ( K.Thận 22), nếu bấm đau là do đường gân thuộc gan làm co thắt nghẹt tuyến vú.
Khi
bấm dò tìm điểm đau để xác nhận có phải là ung thư vú hay tắc tuyến vú
tạo thành u bướu, phải bấm những đìểm kiểm chứng từ xa vú đến gần vú,
từ đìểm đau thứ nhất đến điểm đau thứ chín. Có ít điểm đau là bệnh còn
nhẹ, càng nhiều điểm đau bệnh càng nặng hơn. Nếu đã mổ bướu mà còn
các đểm đau là bệnh còn chưa hết hẳn hoặc bệnh tái phát. Các huyệt bên
chân, đùi, hông, sườn, vú, ngực bên nào đau là bên vú đó bị bệnh.
6-DIỄN TIẾN CỦA UNG THƯ VÚ:
Đông
y định nghĩa ung là khối u có mủ hay không có mủ, thư là nằm bên trong
cơ thể không lộ ra ngoài, chia làm hai loại, loại không độc như bướu
mỡ, bướu thịt, bướu hơi, bướu đàm .. loại có độc như bướu máu mọc rễ
do máu bầm chết tích tụ lại không được trao đổi chất để tái tạo tế
bào, ngược lại tế bào thiếu oxy bị hủy hoại thêm nên bướu càng ngày
càng phát triển to thêm mà theo tây y là một loại bướu độc không có vi
trùng nên không lây bệnh, chỉ có những tế bào vô kỷ luật, phát sinh
vô trật tự giống như bọn quân phản loạn chống chính phủ, chúng có
những sinh hoạt riêng, tồn tại và phát triển không ngừng mà chính phủ
không kiểm soát được, khiến người bệnh từ từ đi đến chỗ chết nếu không
được chữa kịp thời..
Đối
với cơ thể chính là chức năng thần kinh suy kém không kiểm soát điều
hành được sự hoạt động của tạng phủ kinh mạch, do ăn uống sai lầm, do
biến đổi tâm sinh lý thần kinh làm sao nhãng sự khí hóa, sinh hóa và
chuyển hóa, làm đảo lộn nhịp sinh học của cơ thể, đông y gọi chung là
sự tắc tuần hoàn khí và huyết.
Một
thí dụ đơn giản để hình dung được sự tắc huyết và hậu qủa của nó như
thế nào, chúng ta hãy lấy một bó dây thung cao su quấn thật chặt vào
nơi cổ tay, theo thời gian diễn tiến, bàn tay và ngón tay sẽ tím bầm,
để lâu các ngón tay co cứng khó cử động, tê dại mất cảm giác, rồi sưng
to, ngắt nhéo không biết đau nhưng phần cổ tay lên đến cùi chỏ căng
tức đau nhiều, nếu để lâu một hai tuần lễ, chúng ta lấy máu và thịt
nơi bàn tay để xét nghiệm tế bào, cũng sẽ thấy tế bào phát sinh vô
trật tự một thành ba bốn..để lâu sẽ thối lan rộng lên cổ tay và cánh
tay đành phải cưa nơi cổ tay để ngăn chặn sự lây lan sẽ làm hủy hoại
tế bào lành. Các thương binh bị trúng đạn vào chân tay không có điều
kiện tải thuơng về bệnh viện kịp thời cũng giống như vậy, đành phải
cưa bỏ phần thối.
Vậy
khi xét nghiệm tế bào thấy sản sinh vô trật tự là chuyện đã rồi. Vì bị
thương ngoài cơ quan tạng phủ, biểu lộ ra ngoài chúng ta còn thấy được
nên không gọi là ung thư mà gọi là ung nhọt, còn ung thư nằm trong da
thịt không thấy được, nhưng khi cắt bỏ phần thối của phổi, gan, bao
tử, ruột, tử cung.. nó cũng giống như cắt bỏ bàn tay thối ở thí dụ
trên, nếu không kịp thời nó sẽ lan rộng làm tổn thương thêm các vùng
bên cạnh.
Chúng
ta hãy suy nghĩ thử xem, làm như thế đã là chữa hết bế tắc hay chưa,
hay chỉ cắt bỏ để tránh lây lan. Nếu muốn giải bế tắc ở bàn tay, phải
cởi bỏ dây thung ra, nếu cởi sớm kịp thời cũng phải mất một thời gian
dài xoa bóp cho máu lưu thông trở lại bình thường, những phần nhỏ
trong hốc kẹt khe kẽ khí huyết không lưu thông đến được, máu sẽ khô
đặc hóa vôi làm thoái hóa các đốt biến dạng, da bị chai dầy lên và
đau.
Tình
trạng ung thư vú cũng như vậy, nó bị tắc từ gốc trong chân vú giống như
tắc ở cổ tay trong thí dụ trên. Khi mới tắc, có thể tập khí công giải
huyệt cho khí huyết lưu thông. Khi tắc lâu thành khối u cứng, chết,
các gân máu đổi mầu thành tím xanh, da nhăn khô sần sùi và làm đau lan
sang nơi khác thì phải mổ tránh lây lan, nhưng chưa phải là chữa bế
tắc, nó sẽ còn bị tắc ở chỗ khác gây đau đớn gọi là di căn, làm chết
người được, do đó sau khi mổ rồi vẫn phải điều chỉnh ăn uống và phải
tập luyện khí công để giải tắc, khai thông kinh mạch lập lại trật tự
quân bình khí hóa của cơ thể. Đa số các bệnh nhân ung thư vú bị chết
do thuốc hóa chất với liều nặng, gan không chuyển hóa kịp, bị nhiễm
độc khiến gân cơ co thắt làm đau đớn, và bị khó thở dồn dập đến đứt
hơi.
No comments:
Post a Comment