LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Sunday, September 8, 2019

Các chứng đau bàn chân


Các chứng đau bàn chân

Bàn chân – nền tảng của cơ thể, với hơn 7200 dây thần kinh, 2000 tuyến nội tiết cùng nhiều động mạch và tĩnh mạch quan trọng. Đây cũng là bộ phận thường xuyên chịu nhiều áp lực trong tất cả các hoạt động của con người như đi đứng, vận động. Vì vậy, bàn chân rất dễ gặp các chấn thương nếu chúng ta không chăm sóc đúng cách.

Đau bàn chân là triệu chứng rất phổ biến, khiến nhiều người bệnh khó nhọc khi di chuyển, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Do cấu trúc bàn chân rất phức tạp, nên nếu người bệnh xem nhẹ không điều trị ngay khi có dấu hiệu đau thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng đáng tiếc. Khi mọi bộ phận của chân hoạt động tốt, chúng sẽ nâng đỡ cơ thể kể cả khi hoạt động liên tục. Nhưng nếu một phần nào đó ở chân bị thương tổn, lập tức sẽ gây tác động lên các phần khác của chân và làm gián đoạn chức năng của đôi chân, gây đau đớn khi đứng hoặc di chuyển. Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị là vấn đề mà mọi người nên quan tâm.

Nguyên nhân gây đau nhức chân

Theo các chuyên gia, đau nhức chân có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bao gồm:


  • Viêm gân. Đau nhức chân là triệu chứng đầu tiên cảnh báo bạn bị viêm gân Achilles. Bên cạnh triệu chứng đau nhức, người bệnh còn có những triệu chứng kèm theo như sưng, căng hoặc rách.
  • Gãy xương hoặc bong gân. Điều này có thể dẫn tới những triệu chứng đau nhức chân khó khăn khi vận động.
  • Huyết khối tĩnh mạch sâu(DVT). Tình trạng này còn được gọi với tên khác là bị đông máu. Tình trạng đông máu xuất hiện khi không hoạt động trong thời gian dài, ngồi lâu, thừa cân, hút thuốc. Nó gây ra những triệu chứng đau nhức chân và có thể vỡ ra trong máu của bạn và đi đến một động mạch trong phổi chặn lưu lượng máu gây tắc phổi.
  • Giãn tĩnh mạch. Bạn có thể nhận biết bằng cách quan sát trên bề mặt da có những đường màu xanh đậm hoặc màu tím. Nó có thể gây đau nhức chân, đau âm ỉ, đặc biệt là sau khi đứng.
  • Bệnh động mạch ngoại biên chi dưới. Bệnh xảy ra khi các động mạch ở chân bị tổn thương, cứng lại. Khi các động mạch hẹp lại hoặc tắc nghẽn có thể gây đau nhức chân kèm chuột rút, đau khi bạn đi bộ, leo cầu thang.
  • Hẹp ống sống. Đau nhức chân cũng có thể xảy ra khi bạn bị hẹp ống sống.
  • Đau thần kinh tọa. Khi các đĩa đệm thoát vị ra ngoài chèn ép lên rễ dây thần kinh có thể gây đau nhức chân kèm đau rát, chuột rút đau chân khi đứng hoặc ngồi, tê, yếu, ngứa ran.
  • Bệnh tiểu đường. Những người bị tiểu đường sẽ dẫn đến dây thần kinh bị tổn thương do lượng đường trong máu quá cao. Nó có thể gây đau nhức chân kèm cảm giác tê và mất cảm giác ở chân.
  • Chuột rút. Khi cơ bắp bị chuột rút hoặc co thắt có thể gây đau nhức chân đột ngột, cứng bắp chân.
  • Căng cơ. Đau nhức chân có thể là triệu chứng của tình trạng căng hoặc rách các cơ lớn như gân kheo, bắp chân hoặc cơ tứ đầu.
  • Viêm khớp gối. Điều này xảy ra khi túi chứa đầy chất lỏng, hoặc bursa, xung quanh khớp gối bị viêm gây ra những triệu chứng đau nhức chân.
  • Nẹp shin gây đau dọc theo mép trong của xương ống chân, hoặc xương chày. Chấn thương có thể xảy ra khi các cơ xung quanh xương ống chân bị rách do sử dụng quá mức.
  • Xơ vữa động mạch. Đây là tình trạng thu hẹp và xơ cứng động mạch do sự tích tụ chất béo và cholesterol dẫn đến làm giảm lưu lượng máu đến chân gây đau nhức chân đặc biệt là ở bắp.
  • Bệnh Gút. Đây là một dạng viêm khớp dạng thấp xảy ra do axit uric tích tụ trong cơ thể quá nhiều. Nó có thể gây đau nhức chân kèm sưng và đỏ ở bàn chân.
  • Thoát vị đĩa đệm. Khi các đĩa đệm trợt ra khỏi cột sống dẫn đến chèn ép lên rễ dây thần kinh tọa gây đau nhức chân, đau lưng dưới.
  • Bệnh Osgood-Schlatter. Bệnh xảy ra khi gân nối xương bánh chè với xương ống chân bị căng. Nó kéo vào sụn xương chày nơi nó gắn vào xương gây đau nhức chân hình thành dưới đầu gối, dẫn đến đau và sưng quanh đầu gối. Nó chủ yếu xảy ra ở thanh thiếu niên trải qua giai đoạn tăng trưởng trong giai đoạn dậy thì.
  • Bệnh Legg-Calve-Perthes. Bệnh xảy ra do sự gián đoạn của việc cung cấp máu cho bóng của khớp hông dẫn đến thiếu nguồn cung cấp máu làm tổn thương nghiêm trọng xương và có thể gây đau nhức chân và làm biến dạng vĩnh viễn. Điều này chủ yếu xảy ra trong thời niên thiếu.
  • Các khối u không ung thư, hoặc lành tính, cũng có thể phát triển ở xương đùi hoặc xương ống chân.
  • Các khối u xương ác tính hoặc ung thư có thể hình thành ở xương chân lớn hơn, chẳng hạn như xương đùi hoặc xương ống chân.
  • Rách dây chằng chéo trước ở đầu gối của bạn
  • Viêm cột sống dính khớp
  • U nang
  • Chấn thương gân kheo
  • Viêm khớp dạng thấp thanh thiếu niên
  • Viêm xương tủy
  • Viêm gân bánh chè
  • Viêm khớp phản ứng
  • Viêm khớp vẩy nến
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Viêm túi mật
  • Viêm khớp nhiễm khuẩn

Nguyên nhân gây đau bàn chân và nhận biết triệu chứng

+ Bàn chân bẹt
Bàn chân bẹt là một trong những nguyên nhân gây đau bàn chân phổ biến ở người lớn và trẻ em. Cấu trúc bàn chân bình thường sẽ có vòm cong để giữ cân bằng toàn bộ cơ thể. Với những người bị bàn chân bẹt, bạn sẽ không thấy vòm cong.
Vì vậy, để giữ cơ thể cân bằng khi đi lại, chạy nhảy thì các bộ phận như cổ chân, đầu gối, khớp háng cùng hệ cột sống sẽ xoay lệch. Đến khi hệ thống khung xương không còn khả năng chịu lực, bệnh nhân dần dần sẽ bị đau mắt cá, gót chân, đầu gối, thắt lưng, thậm chí cả cổ gáy.
+ Bong gân và căng cơ
Bong gân và căng cơ là những chấn thương phổ biến ảnh hưởng đến cơ và dây chằng. Nguyên nhân phổ biến khiến bạn gặp phải các chấn thương này là do sự thay đổi đột ngột hướng đi và tốc độ, té ngã hoặc va chạm với chướng ngại vật khi chơi thể thao. Ngoài triệu chứng đau, chân người bệnh có thể bị sưng, bầm tím hoặc bị yếu đi.
+ Gút
Gút là một loại viêm khớp do tích tụ axít uric trong cơ. Cơn đau có thể kéo dài một vài ngày trong cùng một khoảng thời gian và thường ảnh hưởng đến các cơ ngón chân cái.
Người bị gút có thể bị đau chân dữ dội, ở các cơ chân bị ảnh hưởng có thể sưng đỏ kể cả khi bạn đang nghỉ ngơi.
+ Viêm bao hoạt dịch ngón cái (biến dạng ngón chân cái)
Đây là tình trạng phổ biến, thường gặp ở phụ nữ. Ngón chân cái của người bệnh sẽ hướng về những ngón chân khác, các khớp ngón chân cái sẽ nhô ra hình thành u xương. Nếu bạn không điều trị, bệnh sẽ trở nên trầm trọng hơn. Tùy trường hợp, người bệnh có thể cảm thấy đau đớn hoặc không thấy triệu chứng báo hiệu nào.
+ Viêm cơ mạc bàn chân
Cơ mạc bàn chân là sợi dây chằng, kéo dài từ gót chân tới các ngón chân với chức năng hỗ trợ bàn chân dễ dàng chuyển động. Viêm cơ mạc bàn chân xảy ra khi sợi dây chằng bị tổn thương, thường gặp ở phần nối của nó với gót chân.
Triệu chứng nhận biết là các cơn đau ở gót chân và lòng chân với mức độ từ nhẹ đến nặng. Bệnh thường xảy ra ở người ít vận động, khiến sợi dây chằng không có độ co giãn, cơ mạc bàn chân yếu. Ngoài ra khi mang giày quá cứng hoặc quá mềm, giày cao gót hay chứng thừa cân khiến trọng lượng đè lên chân quá lớn cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến viêm cơ mạc bàn chân.
+ Chứng đau cựa gót chân
Đau cựa gót chân (hay còn gọi là gai gót chân) là hiện tượng một mảnh canxi hoặc xương nhô ra phía dưới xương gót chân và nằm trong cân gan chân. Khi bước đi, mảnh xương này sẽ đâm vào cân gan chân gây ra tình trạng viêm với các cơn đau nhói.
Bệnh gai gót chân hay gặp ở người từ tuổi trung niên trở lên, thể trạng mập hay béo phì, phải đi lại nhiều.
Là tình trạng biến dạng của các khớp ngón chân uốn cong lên như móng vuốt và làm cho đoạn này cọ vào mũi giày. Lúc đầu người bệnh có thể di chuyển nhưng theo thời gian nếu không được điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn khi di chuyển vì các ngón chân quá đau. Nguyên nhân gây ra ngón chân đầu búa là do đi giầy dép quá chật trong thời gian dài.
+ Chứng đau u do u thần kinh Morton (u thần kinh bàn chân)
U dây thần kinh Morton gây đau ở phần phía trước của lòng bàn chân, ở đây có sự dày lên của mô quanh sợi thần kinh giữa các gốc ngón chân (thường giữa ngón ba và bốn của bàn chân).
u thần kinh bàn chânNguyên nhân chính gây ra bệnh là do cấu trúc cơ sinh học bị yếu, thường xuyên bị kích thích bởi các vận động hằng ngày, sức ép mãn tính hoặc ép của xương ở phần trước bàn chân. Dấu hiệu dễ nhận biết là các cơn đau, tê và nóng ở đầu bàn chân.
+ Viêm gân Achilles
Triệu chứng đau gân Achilles thường gặp là viêm gân cơ bắp chân và cảm giác đau nhói sau gót. Có thể nhận thấy cơn đau sau khi ngủ dậy và bước đi vài bước hoặc sau một khoảng thời gian nghỉ ngơi dài.
+ Đau bàn chân do bệnh đái tháo đường
Do biến chứng thần kinh nên bàn chân bị suy giảm cảm giác (đau, nóng hay lạnh) khi đó mỗi khi đứng thì người bệnh sẽ không thể điều chỉnh tư thế bàn chân, các vị trí chịu áp lực nhiều sẽ có những biến đổi của cơ và da kéo theo những thay đổi của các khớp. đau bàn chân do bệnh đái tháo đường.
Viêm bao hoạt dịch ngón cái (biến dạng ngón chân cái)
Đây là tình trạng phổ biến, thường gặp ở phụ nữ. Ngón chân cái của người bệnh sẽ hướng về những ngón chân khác, các khớp ngón chân cái sẽ nhô ra hình thành u xương. Nếu bạn không điều trị, bệnh sẽ trở nên trầm trọng hơn. Tùy trường hợp, người bệnh có thể cảm thấy đau đớn hoặc  không thấy triệu chứng báo hiệu nào.
viêm bao dịch ngón cái
Viêm cơ mạc bàn chân    
Cơ mạc bàn chân là sợi dây chằng, kéo dài từ gót chân tới các ngón chân với chức năng hỗ trợ bàn chân dễ dàng chuyển động. Viêm cơ mạc bàn chân xảy ra khi sợi dây chằng bị tổn thương, thường gặp ở phần nối của nó với gót chân.
viêm cơ mạc bàn chân
Triệu chứng nhận biết là các cơn đau ở gót chân và lòng chân với mức độ từ nhẹ đến nặng. Bệnh thường xảy ra ở người ít vận động, khiến sợi dây chằng không có độ co giãn, cơ mạc bàn chân yếu. Ngoài ra khi mang giày quá cứng hoặc quá mềm, giày cao gót hay chứng thừa cân khiến trọng lượng đè lên chân quá lớn cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến viêm cơ mạc bàn chân.
Chứng đau cựa gót chân
Đau cựa gót chân (hay còn gọi là gai gót chân) là hiện tượng một mảnh canxi hoặc xương nhô ra phía dưới xương gót chân và nằm trong cân gan chân. Khi bước đi, mảnh xương này sẽ đâm vào cân gan chân gây ra tình trạng viêm với các cơn đau nhói.
chứng đau cựa gót chânBệnh gai gót chân hay gặp ở người từ tuổi trung niên trở lên, thể trạng mập hay béo phì, phải đi lại nhiều.
Ngón chân đầu búa
ngón chân đầu búa

Là tình trạng biến dạng của các khớp ngón chân uốn cong lên như móng vuốt và làm cho đoạn này cọ vào mũi giày. Lúc đầu người bệnh có thể di chuyển nhưng theo thời gian nếu không được điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn khi di chuyển vì các ngón chân quá đau. Nguyên nhân gây ra ngón chân đầu búa là do đi giầy dép quá chật trong thời gian dài.
Chứng đau u do u thần kinh Morton (u thần kinh bàn chân)
U dây thần kinh Morton gây đau ở phần phía trước của lòng bàn chân, ở đây có sự dày lên của mô quanh sợi thần kinh giữa các gốc ngón chân (thường giữa ngón ba và bốn của bàn chân).
u thần kinh bàn chânNguyên nhân chính gây ra bệnh là do cấu trúc cơ sinh học bị yếu, thường xuyên bị kích thích bởi các vận động hằng ngày, sức ép mãn tính hoặc ép của xương ở phần trước bàn chân. Dấu hiệu dễ nhận biết là các cơn đau, tê và nóng ở đầu bàn chân.
Viêm gân Achilles
Triệu chứng đau gân Achilles thường gặp là viêm gân cơ bắp chân và cảm giác đau nhói sau gót. Có thể nhận thấy cơn đau sau khi ngủ dậy và bước đi vài bước hoặc sau một khoảng thời gian nghỉ ngơi dài.
 viêm gân
Đau bàn chân do bệnh đái tháo đường

Do biến chứng thần kinh nên bàn chân bị suy giảm cảm giác (đau, nóng hay lạnh) khi đó mỗi khi đứng thì người bệnh sẽ không thể điều chỉnh tư thế bàn chân, các vị trí chịu áp lực nhiều sẽ có những biến đổi của cơ và da kéo theo những thay đổi của các khớp.

 # Đau khớp nối giữa ngón chân và bàn chân là triệu chứng của bệnh gì?
Dựa vào những thông tin mà bạn đã cung cấp cho chúng tôi, tạm thời có thể đoán được bạn bị thoái hóa khớp bàn chân. Sau đây là một số triệu chứng để bạn biết rõ hơn:
– Các phản ứng viêm: sưng nóng đỏ ở các khớp cổ chân hoặc tràn dịch khớp khiến cho người bệnh đau liên tục cả ngày lẫn đêm.
– Đau khi vận động và hết đau khi được nghỉ ngơi: là triệu chứng phổ biến của những tình trạng như lão hóa khớp háng, khớp gối, dây chằng hoặc loãng xương…
– Không làm gì cũng đau: đặc biệt là về đêm hoặc lúc gần sáng, đây là viêm khớp cấp, nhiễm trùng xương khớp…
Bệnh thoái hóa khớp cổ chân nếu như bị xem thường và không có hướng điều trị sớm thì nguy cơ gây nên liệt khớp rất cao. Vì vậy tiến hành điều trị thoái hóa khớp cổ chân sớm là việc mà bạn nên làm. Mục tiêu chính của điều trị thóai hóa khớp cổ chân là giảm đau, gia tăng tần độ hoạt động khớp, cải thiện sức chịu lực của khớp và sức cơ quanh ổ khớp, phòng ngừa bệnh tiến triển nặng gây biến dạng khớp. Mục tiêu đề ra còn tùy thuộc nhiều vào mức độ tình trạng và yêu cầu của bệnh nhân trong quá trình điều trị.

# Những biến chứng nguy hiểm của thoái hóa khớp bàn chân

Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống: Các khớp bị thoái hóa kèm theo những cơn đau dai dẳng suốt ngày đêm khiến người bệnh thường xuyên sống trong tâm trạng đau đớn, khó chịu, vận động kém linh hoạt, gây cản trở nghiêm trọng cho sinh hoạt thường ngày.
Đối mặt với các biến chứng nguy hiểm: Lớp sụn khớp bị bào mòn và rách đi khiến hai đầu xương chà sát trực tiếp với nhau mỗi khi vận động gây cảm giác đau nhức, thậm chí là sưng. Kéo dài tình trạng này, có thể khiến các đốt xương bị biến dạng, lệch trục khớp, biến dạng khớp, gai xương, hình thành mảnh vỡ của sụnhay xương nằm bên trong khớp, điều này vô cùng nguy hiểm.
Nguy cơ tàn phế: Những thống kê gần đây cho thấy, thì cứ 100 bệnh nhân viêm thoái hóa khớp cổ chân thì có 10 người tiến triển nhanh và gây tàn phế. Nguyên nhân của vấn đề này là do sự biến đổi cấu trúc của khớp trong thời gian dài mà không có biện pháp can thiệp kịp thời.

# Phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp bàn chân

Khi đã tiến hành thăm khám và xác định được nguyên nhân gây bệnh thì các bác sĩ chuyên khoa sẽ nhanh chóng đưa ra phác đồ điều trị bệnh một cách phù hợp nhất với từng thể trạng và mức độ bệnh của mỗi trường hợp bệnh nhân thoái hóa khớp bàn chân.
Dưới đây là một số phương pháp chính hiện đang được áp dụng trong cách chữa thoái hóa khớp bàn chân, đã điều trị cho nhiều trường hợp bệnh và nhận được phản hồi khá tích cực:
1. Điều trị thoái hóa khớp bàn chân bằng thuốc Tây y
Trong thời gian bệnh ở giai đoạn khởi phát, để điêu trị dứt điểm các cơn đau cấp thì người bệnh sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định sử dụng một số loại thuốc Tây y. Các loại thuốc này chủ yếu có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng bệnh.
Điển hình là thuốc giảm đau đơn thuần, thuốc kháng viêm không chứa steroid, thuốc giúp giãn cơ bắp. Một số trường hợp viêm khớp cổ chân bị đau nặng hơn thì sẽ được chỉ định tiêm thuốc corticode ngay tại chỗ. Điều kiện khi tiêm thuốc là phải thực hiện bởi các bác sĩ chuyên môn cao, và thực hiện trong phòng vô trùng.
2. Điều trị thoái hóa khớp bàn chân bằng bài thuốc dân gian
Dân gian có một số bài thuốc đặc trị tình trạng viêm nhiễm ở khớp cổ chân. Những bài thuốc này đều có ưu điểm chính là làm từ các nguyên liệu thiên nhiên, vô cùng lành tính nên không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào cho cơ thể người bệnh, bên cạnh đó chúng cũng đưa lại hiệu quả điều trị rất khả quan và giá thành rẻ nên phù hợp với mọi đối tượng người bệnh.
Tuy nhiên, những bài thuốc trị thoái hóa khớp bàn chân từ dân gian thường đưa lại hiệu quả không quá rõ ràng, thời gian tác động rất chậm nên người bệnh thường bị mất kiên nhẫn khi áp dụng chữa trị. Vì vậy, nếu đã quyết định lựa chọn cách điều trị này thì người bệnh phải xác định rõ ràng và kiên trì theo đuổi tới cùng.
Dưới đây là một số bài thuốc đã nhận được nhiều phản hồi tích cực:
+ Bài thuốc từ bột quế và mật ong:
Pha đều hỗn hợp gồm 1 thìa mật ong nguyên chất cùng 1 thìa bột quế, cho thêm một chút nước ấm để tạo thành hỗn hợp nhuyễn.
Người bệnh viêm khớp cổ chân dùng bài thuốc này mỗi ngày 2 lần, vào buổi sáng sớm khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
+ Bài thuốc từ rượu tỏi trắng:
Sử dụng 40 gram tỏi trắng đã bóc vỏ, xát nhỏ ra rồi ngâm vào 100ml rượu trắng. Thời gian ngâm tốt nhất là khoảng 1 tuần đến 10 ngày. Trong thời gian ngâm nên thỉnh thoảng lắc đều lọ để tỏi toát ra hết các dưỡng chất.
Sau 10 ngày, bình rượu tỏi sẽ chuyển dần sang màu vàng, lúc này người bệnh uống mỗi ngày 2 chén nhỏ, vào trước bữa ăn và trước khi đi ngủ.

Trong quá trình điều trị người bệnh có thể kết hợp thực hiện các phương pháp sau tại nhà nhằm giảm nhanh các triệu chứng bệnh. Điển hình như:
- Chườm nóng để giảm đau. Có thể áp dụng ngâm chân vào nước muối, gừng khoảng 30 phút mỗi ngày cũng khá hiệu quả.
- Chườm lạnh bằng cách chườm túi đá trực tiếp vào vị trí đau. Mỗi lần chườm lạnh khoảng 15 phút, lặp đi lặp lại sau khoảng 3 giờ, và mỗi ngày có thể chườm 4-5 lần, ngay khi xuất hiện các cơn đau cấp.

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là căn bệnh gây ra do chính cơ thể con người, đây là dạng tự miễn, một trong những bệnh oái oăm rất khó để điều trị dứt điểm. Mặc dù mức độ nguy hiểm của căn bệnh là khá cao nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về bệnh hay biết cách nhận biết bệnh sớm nhất. Trước thực trạng đó, bài viết hôm nay sẽ cung cấp cho độc giả những thông tin cần thiết xoay quanh bệnh viêm khớp dạng thấp.

1. Tổng quan bệnh viêm khớp dạng thấp


Vấn đề bệnh viêm khớp dạng thấp là gì đang trở thành câu hỏi nóng bỏng cần được giải đáp ngay. Như đã đề cập đến ở trên, bệnh viêm khớp dạng thấp là một dạng bệnh tự miễn, có nghĩa là bệnh này sinh ra do chính cơ thể người bệnh tự sản xuất ra loại kháng thể chống lại tế bào trong người. Phản ứng tự miễn này rất dễ xảy ra, ngay khi có một tác nhân nhỏ tác động vào.
Theo Wikipedia, viêm khớp dạng thấp là bệnh lý khá đặc biệt của chứng viêm khớp. Khi mắc bệnh lớp dịch bao quanh khớp xương, giúp khớp xương vận hành trơn tru dần bị khô đi và tiêu biến. Điều này khiến khớp xương, dây chằng quanh đó đều bị tổn thương, thô ráp và gây ra nhiều cơn đau do cọ xát vào nhau khi người bệnh di chuyển.
Cùng lúc này, hệ thống miễn dịch của cơ thể cũng được kích hoạt và tấn công lại các thành phần cơ khiến cho bạch cầu thâm nhập vào bao hoạt dịch và làm rò rỉ phần này, tăng mức độ viêm nhiễm.

2. Triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp

Thực tế thì bệnh viêm khớp dạng thấp rất khó để phát hiện ngay từ giai đoạn khởi phát, người bệnh chỉ có thể lờ mờ nhận biết khi thấy khớp xương xuất hiện các cơn đau dai dẳng, âm ỉ. Thậm chí bệnh còn khó định hình hơn do ở mỗi người lại có những biểu hiện khác nhau, không cụ thể.
Tuy nhiên, để giúp các bạn nhận biết được bệnh thì bài viết sẽ cung cấp cho độc giả một số triệu chứng điển hình nhất, thông qua từng giai đoạn cụ thể, từ dó bạn sẽ dễ dàng phát hiện và thăm khám khi cơ thể có những biến đổi bất thường sau đây:

  • Triệu chứng viêm khớp dạng thấp lâm sàng

Đối với những triệu chứng lâm sàng thì sẽ có một số biểu hiện ngoài khớp và biểu hiện trong khớp khá chung chung, mức độ chưa nặng lắm. Cụ thể:

# Triệu chứng viêm khớp:

- Triệu chứng viêm khớp dạng thấp lúc này là đau, sưng khớp, khớp bị nóng đỏ và có thể xuất hiện nước ở phần khớp gối.
- Cơn đau xuất hiện khi người bệnh vận động, làm việc hoặc đau nhiều vào khoảng thời gian nửa đêm gần sáng, sáng sớm khi vừa thức dậy.
- Người bệnh bị hạn chế nhiều vận động, ảnh hưởng đến các sinh hoạt bình thường hằng ngày.

# Triệu chứng bên ngoài khớp:

- Biểu hiện ngoài cơ thể ban đầu là người bệnh bị sốt nhẹ, da xanh xao, ăn ngủ kém, có thể bị rối loạn thần kinh thực vật.
- Làn da có cảm giác bị khô và teo lại dần, riêng lòng bàn tay lại hồng, một phần chi có thể xuất hiện triệu chứng phù.
- Lâu dần viêm khớp dạng thấp còn gây ra tình trạng teo cơ, xảy ra rõ ràng ở vùng khớp bị viêm.

# Một số triệu chứng hiếm gặp:

- Tim có thể bị tổn thương ở màng ngoài.
- Viêm màng phổ ở thể nhẹ, kèm theo tình trạng phế nang bị xơ.
- Lá lách to ra, lượng bạch cầu giảm rõ rệt.
- Xương bị vôi hóa dần, dễ gãy khi gặp chấn thương, dù nặng hay nhẹ.

3. Nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp


  • Viêm khớp dạng thấp do các tác nhân khởi phát

Khi có sự xâm nhập của các vi khuẩn, virut có hại, tế bào bạch cầu sẽ tăng lên nhằm chống lại chúng, tuy nhiên phản ứng này quá mạnh lại dẫn đến hiện tượng viêm khớp.
  • Yếu tố cơ địa gây ra viêm khớp dạng thấp

Giới tính cũng ảnh hưởng đến nguyên nhân gây bệnh, theo đó tỷ lệ nữ giới mắc bệnh này cao gấp 3 lần so với tỷ lệ nam giới.
Sau đó là độ tuổi, có tới khoảng 80% người bệnh nằm trong độ tuổi 30 đến 35 tuổi. Một số trường hợp bệnh viêm khớp dạng thấp xuất hiện ngay từ trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi, tuy nhiên tỷ lệ này rất ít.
Lý do là vì ở độ tuổi này, hoặc ở giới tính này cơ địa yếu hơn, sức đề kháng và hệ miễn dịch cũng yếu khiến cơ thể dễ mắc bệnh.
  • Viêm khớp dạng thấp do di truyền

Di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác cũng được đánh giá là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh. Cụ thể, nếu trong gia đình có người bố hoặc người mẹ mắc bệnh thì khả năng cao con cái sinh ra cũng sẽ bị bệnh.
  • Viêm khớp dạng thấp do một số yếu tố liên quan khác

- Một số nguyên nhân khác có thể tác động gây ra bệnh như cơ thể suy nhược sẵn, gặp chấn thương trong sinh hoạt hằng ngày, thường xuyên lao động, bưng bê vật nặng.
- Những đối tượng phải sống trong môi trường ẩm thấp, không khí lạnh.
- Người có tiền sử mắc các bệnh lý xương khớp.
- Người ít vận động, có chế độ ăn uống không khoa học, thiếu chất.

4. Giải pháp điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp

Xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh cũng là một trong những yếu tố góp phần tìm được cách điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp hiệu quả nhất. Dưới đây là một số cách điều trị bệnh được tin tưởng sử dụng hiện nay:
  • Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng thuốc Tây y


Nguyên tắc điều trị bằng thuốc Tây là dùng theo chỉ định của bác sĩ, không đột ngột dừng thuốc
Vì đây là bệnh tự miễn và mãn tính nên không thể trị dứt điểm nhưng áp dụng các loại thuốc Tây y có thể giảm thiểu nhanh những triệu chứng bệnh.
Ngoài một số tác dụng phụ thường được nhắc tới như trên thì thuốc giảm đau điều trị viêm khớp dạng thấp còn có khả năng tăng sự đào thải calci qua thận, giảm sự hấp thu calci ở ruột, từ dó làm giảm nhanh hàm lượng calci chứa trong máu.


Viêm cân gan bàn chân ảnh hướng đến dáng đi của người bệnh khiến cho người bệnh phải đi khập kiễng, ảnh hưởng đến công việc, hình thức, tinh thần.
Vì thế, vấn đề quan trọng lúc này là điều trị sớm, khỏi sớm để người bệnh không phải lo lắng đến các biến chứng nguy hiểm hơn như suy tĩnh mạch chi dưới, gai gót chân, thoái hóa cổ chân, ảnh hưởng đến dây thần kinh tọa…

Cách chữa bệnh đau dưới lòng bàn chân hữu hiệu nhất lúc này

Mặc dù đây là tình trạng khá nguy hiểm nhưng người bệnh thường khá chủ quan trong điều trị, vì nghĩ các cơn đau chỉ thoáng qua rồi biến mất. Vì thế, họ thường chọn những cách chữa trị như:
  • Áp dụng thủ thuật giảm đau

Nguyên tắc chung trong điều trị đau lòng bàn chân là: Nghỉ ngơi, tập luyện kéo dãn gân gót và cân gan chân. Không nên làm việc quá sức để bàn chân phải hoạt động liên tục. Kéo giãn cũng là phương pháp điều trị tốt nhất giúp giảm tình trạng căng vùng cân gan bàn chân của bệnh nhân cho đến khi tình trạng viêm ban đầu lùi dần.
Khi bị đau lòng bàn chân, người bệnh có thể chườm đá vào vùng đau trong 20 phút, chườm 3 -4 lần/ ngày để giảm các triệu chứng đau. Xoa bóp nhẹ bàn chân trước khi bước xuống giường, giúp cho phần tụ dịch vùng xung quanh chỗ viêm tán ra, giảm cảm giác đau tấy.
đau lòng bàn chân xoa bóp
Các thủ thuật xoa bóp, chườm đá chỉ giúp giảm nhanh các cơn đau nhức
Tuy nhiên, các thủ thuật trên chỉ giúp giảm đau tạm thời. Muốn trị dứt điểm bệnh thì các bạn cần áp dụng bài thuốc hữu hiệu hơn.



No comments:

Post a Comment