LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Sunday, September 22, 2019

VIẾT TẮT CHỮ VIỆT TRONG NGÔN NGỮ @


Hiện nay, giới trẻ thường sáng tạo nhiều kiểu viết tắt chữ Việt, phần nhiều là chữ không dấu, khi “chat” trên mạng hoặc viết tin nhắn ở điện thoại di động, … 

Đây là một trào lưu không ngăn chận được và sẽ không bao giờ dừng lại, cho dù có nhiều quan ngại nó sẽ ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt.
Người thích viết tắt cho rằng chat hoặc nhắn tin là sự trao đổi riêng tư giữa hai người, không công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, nên cũng không cần theo những quy định về câu chữ; do vậy nó không làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt.

Để hỗ trợ cho những ai thích viết tắt, bài này xin trình bày 2 loại viết tắt chữ Việt:
- Viết tắt tự tạo.
- Viết tắt theo quy luật chung.    
Ai kết hợp được hai loại viết tắt này sẽ tiết kiệm được thì giờ và tiền bạc khi chat hoặc nhắn tin.

I. VIẾT TẮT TỰ TẠO

Viết tắt tự tạo rất phổ biến ở các phòng chat hoặc ở điện thoại di động. Cách viết tắt không theo một quy luật chung nào. Thỉnh thoảng, nó có theo một quy luật nào đó thì cũng chỉ áp dụng cho một số từ thường dùng.

• Vài ví dụ viết tắt tự tạo:
Ta dễ dàng tìm thấy nhiều ví dụ khi gõ hàng chữ như  “viet tat trong ngon ngu chat va tin nhan” vào Google Search trên internet. Sau đây là một số ví dụ viết tắt tự tạo trích từ các mạng:
- “M co dj choi o? If dj, lay cho N cun gtrinh. O ranh thi thoi.” (Em có đi chơi không? Nếu đi, lấy cho anh cuốn giáo trình. Không rảnh thì thôi).
- “Mog rag e se hiu! A wen, e bun ngu ch? Bi h hon 12h rui do.” (Mong rằng em sẽ hiểu! Anh quên, em buồn ngủ chưa? Bây giờ hơn 12 giờ rồi đó).
- “Bít rui, minh doi U o ntro” (Biết rồi, mình đợi bạn ở nhà trọ).
- “Chi ui! Chu e wa do ru tui min di uog nc lun thui! Se zui lem do!” (Chị ơi! Chờ em qua đó rồi tụi mình đi uống nước luôn thôi! sẽ vui lắm đó!).
- “Trui ui, lam j ma cac chi iu qui jan ju the? Bi h e moi roi khoi juog. Nhug chu e mut chut thui ma, e din day!”. (Trời ơi, làm gì mà các chị yêu quí giận dữ thế? Bây giờ em mới rời khỏi giường. Nhưng chờ em một chút thôi mà, em đến đây!).

Xem các ví dụ trên, ta thấy ngôn ngữ chat là sự “biến hóa” tùy tiện của tiếng Việt. Ví dụ:
- “đi” thành “dj”.
- “không” thành “0”, “ko”, “k”, “kh”, “kg”, ...
- “bây giờ” thành “bi h”.
- “biết rồi” thành “bit rui”.
- Chữ “qu” thành “w”.
- Chữ ““gì” thành “j”.
- Chữ “ơ” thành “u”.
- Chữ “ô” thành “u”.
- Chữ “ă” thành “e”.
- Chữ “ng” ở cuối thì chỉ còn chữ “g”.
- M = E = em.
- N = A = anh
- Chèn tiếng Anh vào như: if = nếu, U = you = bạn, …

Nói chung, các bạn trẻ thích cách dùng các chữ trên vì nó ngộ ngộ, lạ và rất “xì-tin” (style). Hơn nữa, khi dùng những chữ kiểu này trong điện thoại sẽ hạn chế số lần nhấn vào bàn phím cũng như tiết kiệm ký tự. Ví dụ, khi muốn nhắn chữ “Đi” trong điện thoại, phải nhấn số 3, rồi 3 lần số 4 thì bây giờ chỉ cần nhấn số 3 và số 5 là có được chữ “Dj” nhanh chóng mà người nhận vẫn hiểu được ta đang nói gì.

Chèn tiếng nước ngoài:
Để thể hiện “đẳng cấp nhắn tin”, bên cạnh việc nhắn nhanh, ít ký tự, những người nhắn tin còn thông qua hình thức chèn tiếng nước ngoài vào tin nhắn. Ngôn ngữ được lựa chọn hàng đầu chính là tiếng Anh vì so với các ngôn ngữ khác, tiếng Anh được xem là thứ ngôn ngữ “hot” nhất đối với giới trẻ hiện nay.

Chỉ cần gõ “viet tat tieng anh trong sms chat email” vào Google Search, hoặc vào mạng http://abbreviations.com , là tìm thấy các bảng liệt kê hàng ngàn cách viết tắt các từ tiếng Anh thường dùng trong tin nhắn SMS, chat, email, Twitter, v.v….

Bài này chủ ý về viết tắt chữ Việt nên không bàn nhiều viết tắt tiếng nước ngoài. Chỉ xin nêu một suy nghĩ là dù có nhiều chỉ trích việc chèn tiếng nước ngoài sẽ ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt, nhưng chắc chắc việc này vẫn khó mà ngăn chận được vì ít nhiều nó cũng rút ngắn thời gian viết cho các bạn biết tiếng Anh.

Ví dụ các tin nhắn ngắn gọn chèn tiếng Anh khá thông dụng như sau:
- “2day U co ranh o?” (Hôm nay bạn có rảnh không?).
- “I nho. Thanks U da nhac!” (Tôi nhớ. Cảm ơn bạn đã nhắc!).
- “g9” = “goodnight” = chúc ngủ ngon.
- “2day” = “today” = hôm nay.
- “2nite” = “tonight” = tối nay.
- v.v.…
  
Tiếng Việt thời @:
Để minh họa thêm cách viết tắt tự tạo, xin trích lại bài “Tiếng Việt thời @” của Joseph Ruelle (Joe), sinh năm 1978, người Canada. Anh Joe nổi tiếng vì viết blog bằng tiếng Việt rất có duyên và hóm hỉnh.

Sáng nay mình ngủ dậy và quyết định học kiểu chat trên Internet của thanh niên Việt Nam.
Thứ nhất, mình quyết định thay chữ “ô” bằng chữ “u” - nhưng chỉ trong mụt số trường hợp đặc biệt thui! Trong mụt số trường hợp khác, mình sẽ bỏ chữ “ô” hẳn ra. Nếu viết quá chuẩn thì văn của mình sẽ nặng nề, khiến cho người đọc thấy chán. Tức là phải sửa lun - mình không mún làm người khác bùn đâu!                                                                                    

Không phải riêng nguyên âm thui đâu mà cũng có nhiều phụ âm nên bỏ ra. Chữ “n” là mụt trong nhữg “nghi phạm” nổi bật nhất. Vâg, chữ ấy đôi khi rất phí - nhưg cũg có nhiều chữ phí khác nữa, chưa xog đâu!

Chữ “h” ở cuối mụt số từ nhìn rất khó chịu! Không phải mỗi mìn đâu mà còn rất nhiều bạn của mìn nữa cũg nói vậy - khó chịu mụt cách kin khủg! (Chữ “k” ở đầu mụt số từ khác lại còn khó chịu hơn nữa, mìn hôg chịu nổi).

Có ai đồg ý với mìn rằg 2 chữ “q” và “u” xấu lắm hôg? Chữ “w” đẹp hơn nhiều chứ! Nếu chat yahoo và có người viết 2 chữ ấy thì mìn sẽ nói lun: “Trùi ui, cái gì mà wê thế!” - để họ sẽ wen với wan điểm wần chúg của giới trẻ trog wốc.

Việc thay 2 chữ xấu bằg mụt chữ đẹp cũg rất lô-gíc đấy! Ví dụ, 2 chữ “ch” ở cúi mụt số từ nhìn rất rườm rà. Sút ngày “ch”, “ch”, “ch”, trùi ui, lík kík lắm, lại còn cũ rík nữa, thui thay bằg chữ “k” đi, để lối viết của mìn sẽ kík thík hơn!

Tiếg Việt cũg hay dùg chữ “gì”. Cái gì? Món gì? Phố gì? Chúa ui, chán wá đi mất! Hai chữ “g” và “i” đứg cạnh nhau nhìn rất “béo”! Trái lại, chữ “j” đứg ở mụt mìn nhìn rất “gầy”, rất “người mẫu”!

Các bạn gái ơi, hãy thay 2 chữ “ye” xấu xí bằg mỗi chữ “i” xin xắn đi! Viết “em iu anh” thì đỡ rủi ro hơn nhiều (hoặc cứ viết “iu an wá trời lun!” cho máu).

Way lại với chuyện nguyên âm, mìn hôg hiểu tại sao mụt số người vẫn cứ cho rằg chữ “ă” đẹp hơn chữ “e”!?? Kệ nhữg người đó chứ, họ kiêu lém, cổ hủ lém!

Nhưg hôg fải chữ “ê” lúc nào cũg đẹp. Câu “em không biết” chả có j hay cả. Trái lại, câu “em hôg bít j đâu” nghe dễ thươg lém! Các bạn hỉu hôg? Mìn fải cố gắg để nói nhẹ chứ, đặc bịt là với fái íu. Nói cứg wá với mụt cô mìn thík thì - chít!

Nè! Ai bảo 2 chữ “a” và “y” lúc nào cũg wan trọg? Ai bảo 2 chữ “ph” lúc nào cũg lúi cún? (Hôg fải mìn!) Fí thế! Ái bảo chữ “c” lúc nào cũg hay hơn chữ “k”? Có rất nhìu trườg hợp khác nữa mà fải thay chữ xấu bằg chữ đẹp, rất tiếk mìn hôg có đủ thời jan để jải thík hít!

Kác nguyên và fụ âm ở trên được jải wyít xog, mìn sẽ bắt đầu tập trug vào việc viết tắt (vt). Bh cg~ n` ng noi’ rg vt wá n` k tốt lém. Nhưg thui – vđề k fai la vt co’ tốt h k, vđề la fai vt ntn!!!

Rùi có lẽ mìn nin cho mụt chút ja vị SG vô! Cg~ n` ng HN, đặc bịt là ng trẻ, cho rg ng SG sốg 1 kách rất dzui dzẻ. Vậy chuyện thanh nin HN bắt chước thanh nin SG hôg dzô dzuyên tí j!

Mún trở thành chatter VN thiệt thì lúi vít kủa mìn nên dc bày biện bởi nhiù kon số! Thay vì “chào” bạn, mìn sẽ “2” bạn thui! Thay vì chúc bạn ngủ ngon, mìn sẽ “g9” bạn thui!

Dù sao ngun ngữ kũg hôg fản ánh đc kảm xúc kủa con ng bằg hìn ảnh, và hôg có hìn ảnh nào fản ánh kảm xúc kủa kon ng như mụt gươg mặt!  hihi! Sao?  Bạn hôg tin hà?  Bạn k tin Mr. Joe tội nghiệp hả?  Bùn kừi wá nhỉ!  Mìn hôg nói dzối đâu nhá!

kÁc bẠn cÓ bÍt FíM sHiFt hÔg? MiN sẼ dZùNg kÁi Fím Áy đỂ tRaG tRí vĂn KủA MìN mỤt ChÚt. FảI LuN LuN Cố gẮg Để cHữ kỦa MìN đẸp HơN ChỮ KủA nG` kHáC cHứ!  gỌi Là Sĩ dZiỆn ĐiẸn tỬ đẤy!! Hihi!!!!

bẬc cÚi CùG Là tHêM mÀu SắC DzÔ! cHữ hÔg mÀu nHư Xe kHô dẦu (hihi!!!) vÀ Ai cG~ BíT xE kHô dẦu hÔg cÓ jÁ tRị j đÂu!! Huhu!!! nHìN mỤt đOạN n` mÀu SắC NtN tHì hOa HíT cẢ MắT!!! ĐẹP dzà mAn LuN!

XoG! Bh MìN đà BíT cHáT ChÍt NhƯ 1 Ng Vịt cHíNh GúC rÙi! DzUi wÁ, tHíK LéM! NhƯg MìN VẫN hƠi Lo, hÔg BíT tƯơNg lAi kỦa nGuN nGữ TiẾg VịT tHâN iU kỦa MìN sẼ Là nTn? ThUi kỆ! bh Là TK21 rÙi, Lo j mÀ vỚ VỉN tHế!

Kekekekekekekekekekekeke!!!!!”

(Bài “Tiếng Việt thời @” trích từ blog của Joseph Ruelle)
Ưu điểm và hạn chế của viết tắt tự tạo:
Ưu điểm của viết tắt tự tạo là khi quen dùng thì cũng thành một quy luật nào đó cho một số từ thường dùng và ta viết được rất ngắn một số chữ thường dùng, như ví dụ “không” thành “0”, “ko”, “k”, “kh”, “kg”. Giữa tôi và bạn A, ký hiệu 0, ko, k, kh hoặc kg sẽ mang ý nghĩa là "không", nhưng có thể giữa tôi và bạn B và C thì k lại có nghĩa là “Ok”, kk có nghĩa là "very good, …”.

Hạn chế của viết tắt tự tạo là:
- Chỉ viết tắt được một ít chữ thường dùng, chứ không áp dụng được cho tất cả các từ khác có vần tương tự.
- Ký hiệu riêng thường không thống nhất giữa các nhóm nên chỉ những người trong nhóm mới hiểu được nhau, người ngoài nhóm muốn hiểu cũng hơi khó và có thể hiểu lầm.


Ưu điểm của viết tắt theo quy luật chung là viết tắt được rất nhiều chữ. Ví dụ, nếu thuộc lòng 2 qui ước chung là “K thay cho KH”“bỏ bớt N ở phụ âm cuối chữ NG”, ta có thể đọc ngay các chữ “kôg ká ki mag trog lòg nhữg …” là “không khá khi mang trong lòng những …”.

Hạn chế của viết tắt theo qui luật chung là có một số từ thông dụng viết không ngắn bằng cách viết tắt tự tạo. Ví dụ, với viết tắt tự tạo thì “0, ko, k, kh, kg,…” đều mang ý nghĩa là “không” trong khi viết tắt theo quy luật chung thì phải viết là “kôg” mới mang ý nghĩa là “không”.

Cách viết tắt sau đây thích hợp cho những ai thích tạo một “xì tin” mới trong chat hoặc nhắn tin.
Xin đọc các cách viết tắt từ trên xuống dưới vì chúng có quan hệ nối tiếp. Hiểu xong phần trên, mới hiểu được chính xác phần dưới.

1. Dấu sắc ở vần ngược (một qui ước):

Vần ngược là vần chỉ có dấu sắc hoặc dấu nặng, chúng có phụ âm cuối là: c, ch, p, t (Vd: ưc, ach, up, ot, …).
Khi đọc vần ngược không dấu, ta nghe giống như có dấu sắc, ví dụ: ưc-ức, ach–ách, up-úp, ot-ót, ….

Do đó, qui ước đầu tiên là:
Bỏ bớt dấu sắc ở vần ngược …… Vd: bực tưc = bực tức, nup = núp, trot lọt = trót lọt.

2. Y và Uy (ba qui ước):
 
I thay Y …… Vd: i tá = y tá, lí trí = lý trí.
• Ngoại trừ: Vần AY, ÂY vẫn là AY, ÂY …… Vd: mây bay = mây bay.
Y thay UY …… Vd: thý = thúy, byt = buýt, = ủy.

3. Phụ âm đầu chữ (chín qui ước):

F thay PH …… Vd: fải = phải.
C thay K …… Vd: cín = kín, cể = kể, cẻ = kẻ.
K thay KH …… Vd: ki kó kăn = khi khó khăn.
Z thay D …… Vd: = dì, zo zự = do dự.
D thay Đ …… Vd: di dâu dó = đi đâu đó.
J thay GI …… Vd: já jì = giá gì, jữ jìn = giữ gìn, zù jì = dù gì.
G thay GH …… Vd: = ghì, gế = ghế, ge = ghe.
W thay NG, NGH …… Vd: wa = nga, = nghĩ, wề = nghề, we = nghe.
Q thay QU …… Vd: qay = quay, qân = quân, qôc = quốc, qy = quy, qi = qui.

4. Phụ âm cuối chữ (ba qui ước):

G thay NG …… Vd: xoog = xoong, trôg mog = trông mong.
H thay NH …… Vd: hoàh = hoành, huêh = huênh, qah = quanh.
K thay CH …… Vd: hoạk = hoạch, wuệk = nguệch, tak bạk = tách bạch.

5. Vần “Nguyên âm ghép + chữ cái” (17 qui ước và một ngoại lệ):

Đây là phần cuối cùng nhưng quan trọng nhất vì nó trình bày cách ghi gọn có hệ thống cho 52 vần, vốn có 3 hoặc 4 chữ cái, xuống còn chỉ 2 chữ cái mỗi vần.

Tiếng Việt hiện có tất cả 57 vần “Nguyên âm ghép + chữ cái”.
Trong đó, 5 vần: oong, oanh, uênh, oach, uêch đã được ghi gọn là: oog, oah, uêh, oak, uêk như vừa trình bày ở trên (xem ví dụ phần A.4 Phụ âm cuối chữ).

Còn lại 52 vần:
- IÊ: … iêt, iêp, iêc, iên, iêm, iêng, iêu.
- YÊ: … yêt, yên, yêm, yêng, yêu.
- UYÊ: … uyêt, uyên.
- UÔ: … uôt, uôc, uôn, uôm, uông, uôi.
- ƯƠ: … ươt, ươp, ươc, ươn, ươm, ương, ươi, ươu.
- UƠ: … uơt, uơn.
- UÂ: … uât, uân, uâng, uây.
- OĂ: … oăt, oăc, oăn, oăm, oăng.
- OE: … oet, oen, oem, oeo.
- OA: … oat, oap, oac, oan, oam, oang, oai, oay, oao.

52 vần này là sự kết hợp giữa: Các nguyên âm ghép và Các chữ cái cuối.
- Các nguyên âm ghép là: iê hay yê, uyê, uô, ươ, uơ, uâ, oă, oe, oa
- Các chữ cái cuối là: t, p, c, n, m, ng, i hay y, o hay u.

52 vần nầy được ghi gọn còn 2 chữ cái cho mỗi vần, bằng cách:
- Rút gọn nguyên âm ghép còn một nguyên âm.
- Đồng thời, thay chữ cái cuối bằng một chữ cái khác.

Rút gọn nguyên âm ghép còn một nguyên âm. Có 9 qui ước và 1 ngoại lệ:
I thay IÊ hay YÊ
Y thay UYÊ
U thay UÔ
Ư thay ƯƠ 
Ơ thay UƠ             
 thay U 
Ă thay OĂ 
E thay OE 
O thay OA …… (Ngoại lệ: A thay OA, cho vần “oay”)

Thay chữ cái cuối bằng một chữ cái khác. Có 8 qui ước:
D thay T
F thay P
S thay C
L thay N
V thay M
Z thay NG
J thay I, Y
W thay O, U

Ráp 9 nguyên âm rút gọn vào 8 chữ cái cuối khác, ta ghi gọn được 52 vần trên mỗi vần chỉ còn 2 chữ cái.
Do đó, chỉ cần nhớ 18 qui ước trên, ta sẽ hiểu được cách ghi gọn 52 vần trên như sau:

- id, if, is, il, iv, iz, iw = iêt, iêp, iêc, iên, iêm, iêng, iêu.
- id, il, iv, iz, iw = yêt, yên, yêm, yêng, yêu. (khi i ở đầu từ)
Ví dụ:          kid = khiết, zịd = diệt, id = yết.
kif = khiếp, wịf = nghiệp.
tis vịs = tiếc việc.
fil = phiên, íl = yến.
fív = phiếm, wiv = nghiêm, ỉv = yểm. 
jíz = giếng, wiz = nghiêng, iz = yêng
fíw = phiếu, dìw = điều, iw = yêu (12)

- yd, yl = uyêt, uyên.
Ví dụ: kyd = khuyết, qyd = quyết, tỵd = tuyệt.    
kyl = khuyên, qỳl = quyền, wỹl = nguyễn. (2+12=14)

- ud, us, ul, uv, uz, uj = uôt, uôc, uôn, uôm, uông, uôi.
Ví dụ:          nud = nuốt, rụd = ruột.  
cus = cuốc. 
kul = khuôn, lul = luôn.
lụv thụv = luộm thuộm.
úz = uống.
cúj = cuối. (6+14=20)

Ví dụ:          lưd = lướt.
cưf = cướp.
dựs = được, zựs = dược, fưs = phước.
lựl = lượn.
bưv bứv = bươm bướm.
fưz = phương, gưz = gương.
tưj cừj = tươi cười.
rựw = rượu. (8+20=28)

- ơd, ơl = uơt, uơn.
Ví dụ:          hợd = huợt.
hỡl = huỡn. (2+28=30)

- âd, âl, âz, âj = uât, uân, uâng, uây.  
Ví dụ:          kâd = khuất, lậd = luật.
kâl = khuân, tầl = tuần. 
bâg kâz = bâng khuâng.
kâj kỏa = khuây khỏa. (4+30=34)

- ăd, ăs, ăl, ăv, ăz = oăt, oăc, oăn, oăm, oăng.
Ví dụ:          chăd = choắt, wặd = ngoặt. 
hặs = hoặc, wăs = ngoắc.        
xăl = xoăn.
kăv = khoăm.
hẵz = hoẵng, kắz = khoắng. (5+34=39)

- ed, el, ev, ew = oet, oen, oem, oeo.
Ví dụ:          ked = khoét, lòe lẹd = lòe loẹt.
hel = hoen.
wev wév = ngoem ngoém.
wẻw = ngoẻo. (4+39=43)

- od, of, os, ol, ov, oz, oj, aj (ngoại lệ cho vần “oay”), ow = oat, oap, oac, oan, oam, oang, oai, oay, oao.
Ví dụ:          kod = khoát, lọd = loạt.
wof = ngoáp.       
kos = khoác, tọs = toạc.
hòl tòl = hoàn toàn.
wọv = ngoạm.
hòz = hoàng, kỏz = khoảng.
kój = khoái, wòj = ngoài.
Ngoại lệ: aj = oay …… Vd: laj haj = loay hoay.
wow = ngoao. (9+43=52)

B. HAI ĐOẠN THƠ VIẾT TẮT CHỮ CÓ DẤU
Một khi nhớ được toàn bộ qui ước ghi gọn (33 qui ước và 1 ngoại lệ) và hiểu các ví dụ ở trên, ta dễ dàng hiểu hai đoạn thơ viết bằng chữ viết tắt sau đây.

• Bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên viết bằng chữ viết tắt:
Mỗi năm hoa dào nở
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ôg dồ jà
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu, jấy dỏ
Bày mực tàu, giấy đỏ
Bên fố dôg wừj qa
Bên phố đông người qua

Bao nhiw wừj thuê vid
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tăc wợi ken tài
Tấm tắc ngợi khen tài
“Hoa tay thảo nhữg net
“Hoa tay thảo những nét
Như fựz múa rồg bay”
Như phượng múa rồng bay”

Nhưg mỗi năm, mỗi vắg
Nhưng mỗi năm, mỗi vắng
Wừj thuê vid nay dâu
Người thuê viết nay đâu
Jấy dỏ bùl kôg thấm
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực dọg trog wil sầu
Mực đọng trong nghiên sầu

Ôg dồ vẫn wồi dấy
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qa dừz kôg ai hay
Qua đường không ai hay
Lá vàg rơi trên jấy
Lá vàng rơi trên giấy
Wòj trời mưa bụi bay
Ngoài trời mưa bụi bay

Năm nay dào lại nở
Năm nay đào lại nở
Kôg thấy ôg dồ xưa
Không thấy ông đồ xưa
Nhữg wừj mul năm cũ
Những người muôn năm cũ
Hồn ở dâu bây jờ
Hồn ở đâu bây giờ?

• Đoạn đầu “Truyện Kiều” của thi hào Nguyễn Du viết bằng chữ viết tắt:
Trăm năm trog cõi wừj ta                  
Trăm năm trong cõi người ta                 
Chữ tài chữ mệh kéo là get nhau           
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau   
Trải qa một cụs bể zâu                        
Trải qua một cuộc bể dâu                     
Nhữg dìw trôg thấy mà dau dớn lòg        
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng   

Lạ jì bỉ săc tư fog                              
Lạ gì bỉ sắc tư phong                           
Trời xah qen thói má hồg dáh gen          
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen  
Cảo thơm lần jở trưs dèn                     
Cảo thơm lần giở trước đèn                  
Fog tìh cổ lục còn trỳl sử xah               
Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh

Rằg năm Ja Tĩh trìw Mih         
Rằng năm Gia Tĩnh triều Minh
Bốn fưz fẳg lặg hai cih vữg vàg
Bốn phương phẳng lặng hai kinh vững vàng
Có nhà vil wọj họ Vưz
Có nhà viên ngoại họ Vương
Ja tư wĩ cũg thừz thừz bậc trug
Gia tư nghĩ cũng thường thường bậc trung

Một trai con thứ rôt lòg
Một trai con thứ rốt lòng
Vưz Qan là chữ, nối jòg nho ja
Vương Quan là chữ, nối giòng nho gia
Dầu lòg hai ả tố nga
Đầu lòng hai ả tố nga
Thý Cìw là chị, em là Thý Vân
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân

Mai côt cak, tyd tih thần
Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Một wừj một vẻ, mừj fân vẹn mừj
Một người một vẻ, mười phân vẹn mười
      

III. LỜI CUỐI

Ngôn ngữ viết tắt đã và sẽ được tiếp tục sáng tạo nhiều kiểu mới lạ để thích nghi với thời đại thông tin internet. Hy vọng bài này góp một phần nhỏ trong việc sáng tạo ngôn ngữ viết tắt.

Việc người dùng thường xuyên sử dụng ngôn ngữ viết tắt trong tin nhắn, chat, IM (Instant Messaging) không gây tác động tiêu cực đến kỹ năng ngôn ngữ cơ bản của họ, nghiên cứu mới nhất tại Canada kết luận.

Trong công trình nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí American Speech , số mùa xuân 2008, dưới tiêu đề Linguistic Ruin? LOL! Instant Messaging and Teen Language(tạm dịch: Phá hỏng ngôn ngữ? Ha ha! Nhắn tin nhanh và ngôn ngữ tuổi Teen), hai chuyên gia Sali TagliamonteDerek Denis, sau khi phân tích hơn 1 triệu từ thường gặp trong giao tiếp IM, được sử dụng bởi 72 người trẻ trong độ tuổi từ 15 đến 20, đã kết luận:

“…Tin nhắn IM không hề phá hỏng khả năng ngôn ngữ của thế hệ trẻ, mà là một mở rộng mới cho sự phục hưng ngôn ngữ.

Thật ra, công việc nghiên cứu ngôn ngữ IM này có vẻ đã lạc hậu và đề cập chỉ một phần rất nhỏ những gì hiện đang sinh sôi nảy nở. Sự bùng nổ của thế giới thông tin hiện đại thì luôn phát triển. Từ khi chúng tôi tiến hành việc khảo cứu này, các phương thức mới hơn để giao tiếp trực tuyến đã được mở rộng, bao gồm các trang mạng xã hội mọc lên như nấm (vd: MySpace, Facebook), những game trực tuyến nhiều người cùng chơi một lúc (vd: World of Warcraft), và nhiều cách thức thông tin trực tuyến mới lạ khác chưa được kể đến. Đồng thời, việc dùng tin nhắn trên điện thoại di động hiện đã rất phổ biến ở Bắc Mỹ, cũng tạo ra một phương thức liên lạc sẽ làm thay đổi bản chất thông tin …

… Tìm kiếm và nghiên cứu những trạng thái muôn màu của ngôn ngữ mới lạ, đang biến động một cách hấp dẫn, sẽ cho thấy những phát triển này sẽ là một cổng vào để hiểu được sự thông tin của nhân loại trong tương lai và ngay cả có thể là sự thấu hiểu sâu sắc hơn về tính năng của ngôn ngữ” *.  




Vài suy nghĩ về vấn đề viết tắt trên báo chí

Trước hết, cần phải nói rằng viết tắt là việc làm hết sức cần thiết trong soạn thảo văn bản phục vụ hoạt động giao tiếp, đặc biệt là ở thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay. Đối với các từ hay cụm từ được sử dụng lặp lại nhiều lần trong một văn bản, viết tắt không chỉ giúp tiết kiệm được thời gian và công sức mà còn giúp đáp ứng yêu cầu về trình bày văn bản do hoàn cảnh thực tiễn đặt ra (chẳng hạn, diện tích hạn chế hoặc cần đảm bảo sự hài hoà, cân xứng giữa các thành tố ngôn ngữ trong một bối cảnh giao tiếp nhất định v.v.).

Tuy nhiên, xung quanh vấn đề viết tắt, nhất là viết tắt trên báo chí - phương tiện có lượng người sử dụng đông tới mức không xác định được và do vậy ngôn ngữ ở đó có ảnh hưởng quan trọng tới việc sử dụng ngôn ngữ của toàn xã hội - vẫn đang tồn tại không ít khía cạnh cần được làm rõ.

1. Kiểu viết tắt phổ biến nhất hiện nay (ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới) là viết theo các chữ cái đầu tiên của các âm tiết có trong tên gọi. Ví dụ: xã hội chủ nghĩa -> XHCN; ủy ban nhân dân -> UBND; Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa -> CNH, HĐH; World Trade Organization -> WTO (Tổ chức Thương mại thế giới); World Bank -> WB (Ngân hàng thế giới), v.v.

Ở đây, cần lưu ý:

- Kiểu viết tắt này chỉ được dùng cho các tên gọi được cấu tạo bởi các từ thuộc về cùng một thứ tiếng mà chủ yếu là tiếng Việt và  tiếng Anh.

- Chỉ được sử dụng hình thức viết tắt trên sau khi đã viết dạng đầy đủ có kèm dạng tắt được đặt trong ngoặc đơn đứng ngay bên cạnh, ví dụ: Đài Truyền hình Việt Nam (ĐTHVN), Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN), v.v.

Thực tế cho thấy, việc viết tắt không báo trước có thể gây ra những khó khăn đáng kể đối với việc lĩnh hội thông tin của công chúng. Chẳng hạn, dạng tắt CN có thể khiến người ta liên hệ tới khá nhiều từ khác nhau như chi nhánh, công nhân, công nghiệp, công nghệ, công nguyên, cử nhân; rồi dạng tắt ĐHKT có thể hiểu là Đại học Kinh tế mà cũng có thể hiểu là Đại học Kiến trúc hay Đại học Kĩ thuật, v.v. Đặc biệt, dạng tắt của những tên gọi ít gặp trong giao tiếp hàng ngày như LLCSBVBVN (Lực lượng Cảnh sát bảo vệ biển Việt nam), TCTCĐLCL (Tổng cục Đo lường chất lượng), VTTTTC (Vụ Thể thao thành tích cao) là một sự thách đố không nhỏ đối với đông đảo công chúng.

- Không nên viết tắt theo kiểu trên ở tít (đầu đề) bài. Vì việc này có thể làm phương hại đến tính rõ ràng, dễ hiểu của tít-thành tố tạo ấn tượng đầu tiên cho công chúng khi tiếp xúc với tác phẩm. Trong trường hợp bất khả kháng, chỉ nên viết tắt những từ hay cụm từ xuất hiện với tần số cao trong giao tiếp mà hầu hết mọi người đều biết như XHCN, UBND, ASEAN, NATO, v.v.

- Với văn bản phát thanh và truyền hình cần hạn chế tới mức thấp nhất việc viết tắt theo lối này. Tuyệt đối không viết tắt nếu điều đó gây khó khăn cho người trình bày văn bản trên sóng cũng như người tiếp nhận thông tin. Chỉ nên viết tắt với những từ vừa thông dụng vừa dễ đọc như ASEAN, UNESCO, v.v. Ngay cả với trường hợp Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)-một cái tên hết sức quen thuộc hiện nay, cũng chỉ nên viết tắt sau khi thống nhất được cách đọc (hiện đang có ít nhất 3 cách đọc là vê-kép-tê-ô, vê-đúp-tê-ô, đắp-bliu-ti-âu nhưng theo chúng tôi, nên chọn cách đầu tiên).

- Từ Trung ương xuất hiện với tần số rất cao trên báo chí, thế nhưng nó lại được viết tắt theo 3 kiểu khác nhau: TW, TƯ, T.Ư. Sự thiếu thống nhất trong việc viết tắt từ quan trọng này đang gây băn khoăn cho không ít người.

Trong ba chữ tắt nói trên, TW có lẽ xuất hiện sớm hơn cả và hiện vẫn được sử dụng khá phổ biến trong nhiều loại hình văn bản, nhất là văn bản báo chí và hành chính-công vụ. Chữ tắt này, theo chúng tôi, bắt nguồn từ quy tắc điện báo của ngành bưu điện, ở đó, ký hiệu W được dùng sau chữ cái U để biểu thị chữ Ư (UW = Ư) và sau các chữ cái A, O để biểu thị các chữ A , Æ  trong tiếng Việt (AW = A , OW = Æ ). Chính quy tắc này đã khiến người ta dùng chữ W (không có dấu phụ) thay cho Ư (có dấu phụ, thao tác phức tạp hơn) khi viết tắt âm tiết ƯÆ NG trong từ TRUNG ƯÆ NG. Tuy nhiên, dễ dàng nhận thấy là kiểu viết tắt này không phù hợp với nguyên tắc chung, bởi lẽ: W không phải là chữ cái đầu của âm tiết ƯÆ NG nên nó không thể làm đại diện cho âm tiết này khi viết tắt. Có lẽ, vì lý do ấy, thời gian gần đây, trên báo chí tiếng Việt dạng chữ tắt TW đã ngày càng ít được dùng hơn.

Kiểu viết tắt từ TRUNG ƯÆ NG thành TƯ ngày càng khẳng định vị thế của mình trên báo chí cũng như trong các phạm vi giao tiếp khác. Nguyên do là bởi kiểu viết này phù hợp với nguyên tắc chung về cấu tạo chữ tắt: viết theo các chữ cái đứng đầu âm tiết. Và cần nói thêm là chính chữ cái Ư cũng đã được dùng để đại diện cho âm tiết ƯU trong cụm từ NGHỆ SĨ ƯU TÚ (NSƯT).

Nếu viết TƯ là đúng thì tại sao lại còn tồn tại cả dạng viết T.Ư? Sự khác biệt giữa hai cách viết này, như chúng ta thấy, chỉ là dấu chấm ngăn cách hai chữ cái. Vậy dấu ngăn cách này có vai trò như thế nào?

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết là hầu hết các tờ báo (các tờ báo như vậy không nhiều) hiện dùng chữ tắt T.Ư trước đây đều đã dùng dạng TƯ. Sỡ dĩ họ chuyển từ TƯ sang T.Ư là vì có ý kiến cho rằng dạng tắt TƯ dễ bị đọc nhầm thành từ nguyên khối là "", từ đó gây ra sự hiểu sai nghiêm trọng.

Theo chúng tôi, đây không phải là lý do thuyết phục. Một khi đã có nguyên tắc chung thì không nên tạo ra một ngoại lệ thiếu căn cứ xác đáng về mặt khoa học. Nếu viết T.Ư thì ít nhất phải viết N.S.Ư.T (Nghệ sĩ Ưu tú), T.U (Thành uỷ). Hơn nữa, chữ tắt bao giờ cũng chỉ xuất hiện trong bối cảnh có những dấu hiệu giúp người ta tri nhận nó một cách dễ dàng (chẳng hạn, được viết in hoa; trước đó được viết đầy đủ; sự quen thuộc về vị trí xuất hiện; sự tương hợp về ý nghĩa của các thành tố ngôn ngữ đứng trước và sau chữ tắt với chính nó, v.v.). Và có thể khẳng định rất khó tìm ra người nào đủ trình độ để đọc hiểu sách báo mà lại đọc sai và hiểu sai chữ  tắt TƯ trong các tổ hợp như BCHTƯ, UBTƯMTTQVN, TƯ Đoàn, Nghị quyết TƯ.

Sự tồn tại của ba cách viết tắt đối với từ TRUNG ƯÆ NG đã tạo ra sự thiếu nhất quán không đáng có về chính tả trên báo chí; và điều này làm giảm sút giá trị văn hoá-thẩm mỹ của cả tờ báo nói chung cũng như của từng tác phẩm báo chí nói riêng.

Dựa trên những lý lẽ trên đây, chúng tôi đề nghị: Nên chọn phương án TƯ để viết tắt từ TRUNG ƯÆ NG trong chính tả tiếng Việt.

2. Kiểu viết tắt thứ hai là lược bớt các yếu tố theo xu hướng giữ lại ít nhất 2 chữ cái trong mỗi âm tiết của tên gọi (trong đó thường có một chữ cái là ký hiệu ghi nguyên âm). Ví dụ: HABECO (Công ti Bia Hà Nội), XUNHASABA (Công ti Xuất nhập khẩu sách báo), VINATABA (Công ti Thuốc lá Việt Nam), LIXEHA (Liên hiệp các xí nghiệp xe đạp Hà Nội), v.v.

Đối với các tên gọi tiếng Anh, nếu bộ phận chính của tên (tức bộ phận giúp nhận diện được ngay đặc thù về phạm vi chức năng, lĩnh vực sản xuất kinh doanh hay loại hình dịch vụ của đối tượng có tên viết tắt) chỉ có một âm tiết thì trong nhiều trường hợp nó được giữ nguyên, ví dụ: HABUBANK (Ngân hàng Xây dựng và Phát triển nhà Hà Nội), SILKTEXTCO (Công ti Xuất khẩu tơ tằm), FAFILM (Công ti Phát hành phim và chiếu bóng Trung ương), VINAMILK (Công ti Sữa Việt Nam), v.v.

Những chữ tắt này, do vừa có khuôn vần lại vừa có các thành tố giúp định hướng về nội dung thông tin nên thường dễ đọc và dễ đoán ý nghĩa hơn so với những tên gọi viết tắt theo chữ cái đứng đầu âm tiết. Tuy nhiên, do chúng là sản phẩm mang đậm dấu ấn cá nhân cho nên người ta buộc phải thuộc lòng cách viết do cá nhân quy định trong từng trường hợp cụ thể chứ không thể tự viết trên cơ sở nguyên tắc chung đã có sẵn như kiểu viết theo chữ cái đứng đầu âm tiết.

So với kiểu viết tắt theo các chữ cái đứng đầu âm tiết, kiểu viết tắt này có thể sử dụng rộng rãi hơn trên báo phát thanh và truyền hình. Song vẫn phải lưu ý là chỉ nên đọc theo dạng tắt những tên gọi hết sức quen thuộc với nhiều tầng lớp công chúng như VINATABA, VINAMILK, VINAFONE, v.v.

3. Kiểu viết tắt thứ ba là kết hợp một âm tiết của từ này với một âm tiết của từ khác để tạo nên một từ ghép mới rồi gán cho nó ý nghĩa của các từ nguyên gốc, chẳng hạn: KIỂM NGHIỆM + CHỨNG MINH = KIỂM CHỨNG; QUAN TÂM + LO NGẠI = QUAN NGẠI; QUYỀN NA NG = QUYỀN LỰC + KHẢ NA NG; TƯÆ NG ỨNG + THÍCH HỢP = TƯÆ NG THÍCH, v.v.
Khác với 2 kiểu viết tắt nói trên, đây không phải là viết tắt tên gọi mà là viết tắt khái niệm. Và theo chúng tôi, không nên khuyến khích hướng viết tắt này, nhất là trong địa hạt báo chí. Vì sự mới lạ, chưa từng gặp trước đó của những chữ tắt như vậy có thể gây cản trở đáng kể đối với việc tiếp nhận thông tin của công chúng. Thực tế cho thấy, không ít người đã thực sự ngỡ ngàng khi bắt gặp trong giao tiếp những từ như QUAN CHIÊM (quan sát + chiêm ngưỡng), ĐIỀU NGHIÊN (điều tra + nghiên cứu); CỤ TỈ (cụ thể + tỉ mỉ). Riêng với người nước ngoài, kiểu viết tắt này là một sự đánh đố khó có thể được chấp nhận. Nếu cần thiết, chúng ta chỉ nên dùng những chữ tắt đã có sẵn, thường xuyên xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng và ý nghĩa của chúng có thể được tiếp nhận một cách dễ dàng.



Một số từ viết tắt các bạn trẻ thường sử dụng
RELA: Relationship (mối quan hệ)
CFS: Confession (tự thổ lộ)
19: One night (một đêm)
29: Tonight (tối nay)
ASL: Age, sex, location (tuổi, giới tính, nơi ở)
BF: Boy friend (bạn trai)
GF: Girl friend (bạn gái)
INB: Inbox (nhắn tin riêng)
PM: Private message (nói chuyện riêng)
Gato: Ghen ăn tức ở
COCC:  Con ông cháu cha
Ôi cái ĐM: Ôi cái định mệnh
ATSM: Ảo tưởng sức mạnh
Đậu xanh rau má: (nói lóng một tiếng chửi thề)
CLGT: Cần lời giải thích (cũng có nghĩa là: Cái l... gì thế)
Oh Shit (tiếng Anh có nghĩa là chất thải, phân, bạn trẻ thường dùng thay tiếng chửi)
OMC: Oh my chuối
CMNR: Con mẹ nó rồi.



Giải nghĩa những từ viết tắt trong truyện ngôn tình














No comments:

Post a Comment