Không có gì căng thẳng và phiền toái hơn là những cơn đau căng đầu hoặc đau nửa đầu. Nó gây ra cho chúng ta những khó khăn trong việc tập trung suy nghĩ, làm việc, hay thậm chí là cả lúc nghỉ ngơi.
Khi bị những cơn đau căng đầu, đau nửa đầu hành hạ, ai cũng muốn nó sẽ biến mất ngay lập tức. Để giảm đau, hầu hết mọi người đã sử dụng thuốc không cần kê đơn, nhưng những loại thuốc này về lâu dài có thể gây tác dụng phụ.
Bất cứ khi nào bạn bị đau căng đầu hay đau nửa đầu dữ dội, bạn có thể tin tưởng sử dụng việc bấm huyệt – 1 phương pháp y học cổ truyền được sử dụng suốt hàng nghìn năm qua. Có rất nhiều vị trí mà khi chúng ta tác động vào có tác dụng giúp giảm đau. Có thể bạn không tin nhưng bấm huyệt là 1 cách châm cứu không dùng kim.
Thông thường, triệu chứng đau đầu sẽ biến mất trong quá trình bấm huyệt hoặc 5-10 phút sau đó.
Vị trí này nằm ở khe giữa ngón tay cái và ngón tay trỏ.
Dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ trên bàn tay phải tác dụng 1 lực mạnh và sâu vào huyệt L 14 trên bàn tay trái khoảng 5-10 giây. Làm tương tự đối với tay còn lại. Thực hiện động tác này cho tới khi cơn đau biến mất.Khi bấm huyệt, cố gắng thư giãn và hít thở sâu.
Chú ý: Phương pháp này không được áp dụng cho phụ nữ có thai vì rất có thể gây co thắt dạ con.
2. Ấn Đường (Huyệt GV 24.5)
Bấm huyệt tại vị trí này cũng rất hiệu quả trong việc giảm đau đầu. Nó giúp cân bằng tuyến yên và thậm chí có thể sử dụng để điều trị bệnh sốt, khó tiêu, đau loét, mất ngủ, mệt mỏi và nhức mắt.
Ấn đường nằm ở giữa 2 chân mày nơi mũi và trán giao nhau.Hãy nhắm mắt lại và xác định vị trí ấn đường.
Dùng ngón tay cái ấn nhẹ vào chỗ này trong vòng 1 phút rồi thả tay ra. Lặp lại nếu cần.
3. Huyệt Tán trúc (Huyệt B2)
Việc tác động vào vị trí này rất có lợi đối với những người bị bênh xoang và mắt kém.
Huyệt tán trúc nằm ở vị trí sống mũi giao với hốc mắt, ngay dưới chân mày. Thực tế thì khoảng cách giữa ấn đường và huyệt tán trúc là khoảng 1cm mỗi bên.
Dùng 2 ngón trỏ tác dụng lực cùng lúc vào 2 vị trí này trong vòng ít nhất 1 phút. Vừa làm, vừa hít thở sâu. Nếu muốn bạn cũng có thể bấm huyệt cho từng vị trí, tuy nhiên phải đảm bảo thực hiện được mỗi bên 1 phút.
4. Huyệt Thái Xung (Huyệt LV 3)
Vị trí này nằm ở mặt trên của bàn chân, gần khe giữa ngón cái và ngón chân thứ 2. Nó cách khoảng 2,5-4 cm tính từ các ngón chân.
Hãy ngồi với tư thế thoải mái và đặt bàn chân phải lên đùi trái. Dùng ngón tay cái nhấn vào huyệt thái xung trong vòng 2 phút. Thực hiện tương tự với chân còn lại. Làm như vậy 2-3 lần.
5. Huyệt Túc Lâm Khúc (GB 41)
Vị trí này năm trên đỉnh bàn chân, cách khoảng 2,5 cm về phía sau tính từ ngón chân thứ 4 và thứ 5, ngay tại khe giữa các xương.
Xác định vị trí này và nhấn nhẹ bằng ngón tay cái trong vòng 1 phút mỗi chân. Nhớ hít thở sâu khi tác động lực vào những vị trí này.
6. Huyệt Phong Phủ (GV 16)
Vị trí này nằm ở giữa gáy, tại điểm giữa 2 tai và nằm ngay phía trên đầu cột sống.
Cúi đầu xuống và xác định vị trí này bằng cách tìm khe trũng dưới hộp sọ. Dùng ngón tay cái ấn nhẹ vào vị trí này sau đó kéo dần lên trong vòng 2 phút.
7. Huyệt Quyền Liêu (ST 3)
Đúng như tên gọi, nó cũng giúp cải thiện mụn trứng cá, da sưng tấy hoặc phù mặt. Thậm chí nó còn giúp căng cơ mặt và tăng cường lưu thông máu trên mặt.
Huyệt này nằm dưới gò má, khoảng cách từ vị trí đó đến giữa mắt bằng độ rộng của 2-3 ngón tay.
Xác định huyệt này trên 2 má và tác dụng lực vào đó khoảng 1 phút. Hãy nhớ hít thở sâu khi thực hiện động tác trên.8. Huyệt Kiên Tỉnh (GB 21)
Huyệt này nằm ở trên vai, chính xác là ở giữa cổ và điểm ngoài cùng của vai. Nó cách khoảng từ 1 đến 2 inch từ cổ trở ra.
Xác định vị trí này trên 2 vai của bạn và dùng ngón tay cái hoặc bất kì ngón tay nào tác động lực lên vị trí này. Thực hiện động tác này trong vòng 4-5 giây, thả tay ra vài giây và lặp lại nhiều lần.
Chú ý: Đối với phụ nữ có thai thì nên ấn nhẹ vào huyệt này vì nó có thể gây đau đẻ.
9. Huyệt Đại Trữ (B 10)
Những vị trí này nằm cách 1 cm dưới đáy hộp sọ và cách xa cột sống về 2 phía 1 cm.
Xác định những huyệt này và ấn mạnh bằng ngón tay cái hoặc ngón tay trỏ trong vòng 2 phút, kết hợp hít thở sâu.
10. Huyệt Phong Trì (GB 20)
Bấm huyệt tại những vị trí này có thể giúp giảm đau đầu, căng thẳng, các vấn đề về viêm xoang, đau cổ, kích động và trầm cảm. Việc tác động lực vào những huyệt này có thể tăng cường tuần hoàn máu não và tốt cho hệ miễn dịch.
Những huyệt này nằm ở 2 bên xương sống, phía dưới hộp sọ, tại hõm giữa 2 cơ cổ. Khoảng cách giữa 2 huyệt này bằng độ rộng của 4 ngón tay.
Dùng ngón tay cái xác định vị trí 2 huyệt. Cúi đầu, ấn từ từ vào vị trí này kết hợp với việc hít thở sâu. Bấm huyệt trong vòng 1 phút, thực hiện vài lần mỗi ngày.
No comments:
Post a Comment