LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Monday, November 13, 2017

PHỤ TỬ




  • Tên gọi khác: xuyên ô, thảo ô. 
  • Tên khoa học: Aconitum sinense Paxt
  • Thuộc họ: Mao lương Ranunculaceae.
  • Ô đầu và phụ tử đều do rễ củ của một cây cung cấp, nhưng do cách chế biến khác nhau, nên được hai vị thuốc khác hẳn nhau: 
  • Ô đầu (Radix Aconiti) là rễ củ mẹ của cây ô đầu, đào về, rửa sạch phơi hay sấy khô. Vị thuốc này các vị lương y đều thống nhất coi là vị thuốc rất độc. Hiện được xếp vào loại thuốc rất độc bảng A. 
  • Phụ tử là rễ củ con của cây ô đầu nói trên, nhưng đem về chế biến rồi mới dùng. Phụ tử lại chia ra diêm phụ, hắc phụ và bạch phụ củ, bạch phụ phiến. Các vị lương y có người coi là độc, nhưng có vị coi là không độc vì có thể dùng hàng gam đến 40-50g hay hơn nữa.
A. Mô tả cây 
  • Cây ô đầu là loại cỏ sống lâu năm, cao chừng 0,6-1m. Rễ phát triển thành củ, có củ mẹ, củ con như cây âu ô đầu. Củ hái ở những cây trồng có thể tới 5cm đường kính. Lá mọc so le, phiến lá rộng 5- 12cm, xẻ thành 3 thùy, 2 thùy 2 bên lại xẻ làm 2, thùy giữa lại xẻ làm 3 thùy con nữa. Mép các thùy đều có răng cưa thô, to.
  • Cụm hoa dài 10-20cm, hoa màu xanh tím, quả dài 2mm. Hoa nở vào tháng 3-7. Quả thu hoạch vào tháng 7-8.
B. Phân bố, thu hái và chế biến 
  • Cây này hiện chưa được trồng ở nước ta. Chủ yếu mọc hoang và được trồng ở Trung Quốc (Tứ Xuyên, Quý Cháu, Vân Nam, Thiểm Tây, Cam Túc). 
  • Củ thu hái vào cuối tháng 6 (hạ chí) đầu tháng 7 (tiểu mãn). Tùy theo yêu cầu muốn có ô đầu, phụ tử hay hắc phụ lựa chọn những củ và chế biến khác nhau như sau: 
  • Ô đầu chọn những củ mẹ (khác với âu ô đầu, chỉ lấy củ con) cắt bỏ rễ con, rửa sạch đất phơi hay sấy khô. Thuốc rất độc. 
  • Diêm phụ còn gọi là phụ tử muối, hay sinh phụ tử, phụ tử sống. Chọn những củ con to nhất, cắt bỏ rễ con, rửa sạch cho vào vại, thêm vào đó magie clorua (đảm ba), muối ăn và nước. Cứ 100kg phụ tử thì dùng 40kg magie clorua, 30kg muối và 60 lít nước. Ngâm trong 10 ngày lấy ra phơi, phơi khô lại cho vào vại thêm nước, muối và magiê clorua để lúc nào cũng ngâm xâm xấp các củ. Sau đó mỗi ngày lại lấy ra phơi, tối lại ngâm. Thỉnh thoảng lại thêm muối, magie clorua để lúc nào cũng giữ được nồng độ cũ. Cuối cùng phơi nắng để muối thấm vào tới giữa củ, mặt ngoài thấy có muối kết tinh là được. Loại phụ tử này được nhập vào nước ta với hình thức đựng trong các vại, trông giống như những củ khoai sọ, dài 6-10cm, rộng có thể đạt tới 4- 6cm. Khi dùng có người chỉ rửa sạch hết muối, thái mỏng, phối hợp với các vị thuốc khác, đặc biệt cam thảo và gừng sống (sinh khương) sắc kỹ gạn lấy nước mà uống. Tuy nhiên nhiều người thường chỉ dám dùng sau khi đem sinh phụ trên nấu lại nhiều lần với đậu đen. 
  • Hắc phụ: Chọn những củ con, to trung bình, rửa sạch đất cát, cho vào vại có chứa dung dịch magie clorua ngâm vài ngày, thông thường cứ 100kg phụ tử sống dùng 40kg magie clorua và 20kg nước. Sau đó cứ để như vậy, đun sôi 2-3 phút, lấy ra rửa sạch, để nguyên cả vỏ, thái thành từng miếng mỏng chừng 5mm rồi lại ngâm vào nước magie clorua nữa, cuối cùng thêm đường đỏ và dầu hạt cải mà tẩm và sao cho đến khi có màu nước chè đặc, cuối cùng lại dùng nước rửa cho đến khi hết vị cay tê là được, đem ra phơi khô hoặc sấy khô.
  • Bạch phụ: Chọn những củ con nhỏ, rửa sạch, cho vào vại ngâm với nước có magie clrua vài ngày, sau đó đem đun cho tới khi chín, lấy ra bóc vỏ đen, thái thành từng miếng mỏng dày chừng 3 mm, rồi cũng đem rửa cho tới khi hết vị cay, hấp chín, phơi khô, sau đó đem xông hơi diêm sinh cuối cùng phơi khô là được. 
  • Mặc dầu sinh phụ, hắc phụ hay bạch phụ đã được chế biến như vậy rồi nhưng khi dùng có người còn chế với đậu đen hay ngâm nước với nhiều lần rồi mới dám dùng. Chúng tôi thấy cũng cần theo dõi nghiên cứu để đi tới thống nhất một phương pháp bào chế phụ tử, có như vậy mới dễ đánh giá tác dụng trị bệnh của các loại phụ tử.
C. Thành phần hóa học 
  • Qua các tài liệu của Trung Quốc và Nhật Bản, trong ô đầu và phụ tử Trung Quốc cũng có những hoạt chất như âu ô đầu. 
  • Tuy nhiên tại sao muốn giảm lượng ancaloid lại không dùng liều nhỏ cho khỏi lãng phí thuốc hoặc là trong phụ tử, ngoài aconitin ra còn có chất gì khác tác dụng chăng? Trong khi sắc phối hợp với những vị thuốc khác có gì thay đổi không? Đó là những vấn để tồn tại trong thành phần hóa học của phụ tử. 
  • Một số băn khoăn đã được các nhà nghiên cứu Trung Quốc và Nhật Bản trả lời như sau:
1. Trong quá trình sắc thuốc (đun sôi và giữ sôi lâu) các ancaloit của phụ tử chế, tiếp tục bị phân hủy.
2. Khi sắc đơn thuốc “Tứ nghịch thang” (phụ tử được phối hợp với cam thảo và gừng) độc tính của phụ tử còn giảm nhiều hơn so vối nước sắc phụ tử riêng biệt, hoặc khi sắc phụ tử riêng, gừng riêng và cam thảo riêng rồi mới trộn ba dịch sắc riêng ấy với nhau. Người ta cho rằng, khi sắc phối hợp ba vị phụ tử, gừng và cam thảo, ngoài sự phân hủy aconitin bởi nhiệt, có thể còn sự hóa hợp giữa axit glucuronic của cam thảo với những ancaloid trong phụ tử.
3. Đông y không sử dụng các ancaloid độc trong phụ tử mà dùng các chất gây tác dụng cường tim trong ô đầu, phụ tử. Có lẽ chất “hồi dương cứu nghịch” hay “khởi tử hồi sinh” nói trong đông y là nằm ở đây. Tại Nhật Bản, người ta đã chiết từ nước sắc phụ tử chất higranim có tác dụng cường tim rất mạnh. Higranim rất bền với nhiệt độ, với áp suất, trong môi trường nước acid hóa, ở nồng độ l0g vẫn có tác dụng cường tim. Sau khi hấp 110-115°C trong 40 phút, hiệu lực cường tim chỉ giảm 2 lần, trong khi đó DL- 50 giảm độc tới 200 lần (Trung thảo dược học- Trung văn).
4. Tác dụng cường tim còn liên quan đến sự có mặt của ion Ca+2 trong nước sắc đơn thuốc có phụ tử. Nguồn ion Ca+2 này một phần có trong axit canxiphotphoaconitic trong phụ tử, một phần có trong nước muối, nước ót dùng chế phụ tử. Nước sắc phụ tử chế có tác dụng mạnh hơn nước sắc phụ tử sống (ô đầu) do nước sắc phụ tử chế có hàm lượng ion Ca+2 nhiều hơn. Nếu loại các ion Ca+2 khỏi nước sắc thì tác dụng cường tim cũng giảm đi khá nhiều.
D. Công dụng và liều dùng 
  • Theo tài liệu cổ, ô đầu phụ tử đều có vị cay, ngọt, tính đại nhiệt, có độc, vào 12 đường kinh. Phụ tử có tác dụng hồi dương cứu nghịch, bổ hỏa, trợ dương, trục phong hàn, thấp tà; ô đầu sưu phong, táo thấp khứ hàn; phụ tử dùng chữa mồ hối toát ra nhiều quá, vong dương (mất dương), chân tay quờ quạng, bụng quặn đau, dương hư, sợ lạnh, mồ hôi trộm, ngực bụng lạnh đau, tả lỵ lâu ngày, phong hàn thấp tỳ (tê bại), đau nhức thận dương không đủ, cước khí, thủy thũng, mọi chứng trầm hàn cố lãnh. Ô đầu dùng chữa phong hàn thấp tỳ, các khớp sưng đau, chân tay co quắp, bán thân bất toại (liệt nửa người), đại hàn sinh đau bụng, âm hư lâu ngày không vỡ mủ, vết loét lâu ngày không liền miệng.
  • Những người âm hư, dương thịnh, phụ nữ có thai không dùng được. Ô đầu không được dùng chung với bán hạ, qua lâu, bối mẫu bạch cập. 
  • Trong đông y, ô đầu chỉ được dùng ngâm rượu để xoa bóp khi bị đau nhức, mỏi chân tay. Đặc biệt lắm mới có người dùng cho uống để chữa bán thân bất toại, chân tay co quắp, mụn nhọt vỡ lâu không liền miệng. Liều thường dùng là 3-4g, sắc uống hay ngâm rượu. 
  • Phụ tử: Đông y coi là một vị thuốc hồi dương, khử phong hàn, dùng chữa một số triệu chứng nguy cấp, mạch gân như không có, ra nhiều mồ hôi (thoát dương) chân tay tê mỏi v.v... với liều 4-12g dưới dạng thuốc sắc. . 
Đơn thuốc có ô đầu phụ tử 
  • Chữa chân tay đau nhức, khớp xương sưng đau: 
Rượu phụ tử quế chi (đơn thuốc của Trương Trọng Cảnh) ô đầu 1g, quế chi 1g, cam thảo 1g, thược dược 2 g, táo đỏ 4g, rượu 100ml. Ngâm trong 3 ngày, lọc bỏ bã lấy rượu. Ngày uống 60ml rượu này chia làm nhiều lần uống, chữa bệnh chân tay đau nhức, khớp xương sưng đau. 
  • Thận khí hoàn: Can địa hoàng 16 - 32g, Sơn thù 8 - 16g, Bạch linh 8 - 12g, Sơn dược 8 - 16g, Trạch tả 8 - 12g, Đơn bì 8 - 12g, Phụ tử chế 4g, Quế chi 2 - 4g
Cách dùng: Theo tỷ lệ trên, tất cả tán bột mịn, trộn đều, luyện mật làm hoàn. Mỗi lần uống 8 - 12g, ngày 1 - 2 lần, với nước sôi nóng hoặc gia thêm tý muối. Có thể làm thuốc thang sắc uống.
Tác dụng: Ôn bổ thận dương. Bài này chủ yếu chữa các chứng bệnh mạn tính, viêm thận mạn, suy nhược thần kinh, bệnh béo phì, liệt dương, tiểu đêm, người già suy nhược có hội chứng thận dương hư. Bài thuốc này gia thêm Ngưu tất, Xa tiền tử gọi là "TẾ SINH THẬN KHÍ HOÀN" (Tế sinh phương) có tác dụng lợi niệu, tiêu phù, dùng chữa chứng thận dương hư, cơ thể nặng nề phù thũng, tiểu tiện ít. Chú ý: Bài thuốc không dùng đối với những trường hợp có hội chứng thận âm bất túc như đau lưng, mỏi gối, người nóng ra mồ hôi trộm, mạch tế sác.


Phụ tử và tác dụng chữa bệnh

Nguồn bài viết: http://agarwood.org.vn/phu-tu-va-tac-dung-chua-benh-cua-phu-tu-3173.html
Phụ tử và tác dụng chữa bệnh

Tên khác của Phụ tử: Hắc phụ, Cách tử (Bản Thảo Cương Mục),
Tên khoa học: Aconitum fortunei Hemsl.
Họ khoa học: Họ Hoàng Liên (Ranunculaceae). 
PHỤ TỬ Tên khác: Tên thường dùng: Vị thuốc phụ tử còn gọi Hắc phụ, Cách tử (Bản Thảo Cương Mục), Tên khoa học: Aconitum fortunei Hemsl Họ khoa học: Họ Hoàng Liên (Ranunculaceae).

Tham khảo thêm: https://www.thaythuoccuaban.com/vithuoc/phutu.htm
Tên thường dùng: Vị thuốc phụ tử còn gọi Hắc phụ, Cách tử (Bản Thảo Cương Mục),
Tên khoa học: Aconitum fortunei Hemsl
Họ khoa học: Họ Hoàng Liên (Ranunculaceae).

Vị thuốc: Hắc Phụ Tử
Tên khác: Phụ tử, Hắc Phụ tử
Tên Latin: Radix Aconiti Lateralis Preparata
Tên Pinyin: Heifuzi
Tên tiếng Hoa: 黑附子
Xuất xứ: Thần Nông Bản Thảo Kinh
Tính vị: Vị cay, hơi kèm ngọt, đắng, đại nhiệt
Quy kinh: Vào kinh tâm, thận, tỳ
Hoạt chất: Coryneine, Atisines, Aminophenols, Isodephinine, Aconitine, Salsolinol, Benzoylmesaconine, Neoline, Fuziline, 15-a-Hydroxyneoline
Dược năng: Ôn thận, hồi dương cứu ngịch, tán hàn, hành thủy, chỉ thống, thông hành 12 kinh
Liều Dùng: 3 - 15g
Chủ trị:
Hắc phụ tử có tính đại nhiệt và có tác dụng chậm nhưng bền dùng để trị các chứng mạn tính như vong dương, dương hư, thủy thủng, phong thấp đau nhức khớp xương
Độc tính:
Phụ tử có độc tính cao nhưng chỉ gây phản ứng phụ (nếu thuốc chế chưa kỹ hoắc thời gian sắc chưa đủ) chứ không nguy hiểm và không gây tử vong. Thường chỉ dùng loại đã bào chế gọi là Phụ tử chế, cần phải sắc ít nhất là 2 tiếng (tính từ lúc thuốc bắt đầu sôi). Khi dùng thuốc nếu có phản ứng phụ của Phụ tử thì khi sắc cần cho Phụ tử vào trước, sắc khoảng 30 phút mới bỏ các vị khác vào, sắc thêm 2 tiếng nữa. Loại chưa bào chế gọi là Sinh Phụ tử thường ít khi được dùng trong thuốc uống. Một số lương y cho rằng Phụ tử chế không độc và có thể dùng tới 50g hoặc hơn trong một thang thuốc và có thể dùng trong nhiều ngày. Khi bị ngộ độc Phụ tử, Ô đầu thường có những triệu chứng sau: sùi bọt mép, buồn nôn, nôn, miệng khô, tiêu chảy, hoa mắt, chóng mặt, chân tay và cơ thể có cảm giác tê, tim hồi hộp, thân nhiệt giảm, huyết áp tụt, mạch chậm, khó thở, chân tay co giật, bất tỉnh, tiêu tiểu không tự chủ. Dùng các bài thuốc sau có thể giải độc:
- Hãm 5 đến 10g Nhục quế cho uống. Nếu sau 15 phút không thấy bớt, cho uống thêm liều nữa.
- Kim ngân hoa 80g, Đậu xanh 80g, Cam thảo 20g, Sinh khương 20g. sắc, pha thêm đường uống.
- Nếu có triệu chứng tim đập loạn, sắc Khổ sâm 20g, Cam thảo 10g uống.
- Nếu có triệu chứng lạnh run, mạch yếu, khó thở, dùng Nhân sâm, Cam thảo và Can khương sắc uống.
Kiêng kỵ:
- Tất cả các chứng dương, chứng hỏa, chứng nhiệt, âm hư nội nhiệt, huyết dịch suy đều không nên dùng.
- Phụ nữ có thai, đang cho con bú không dùng.
- Một số tài liệu y học cổ cho rằng Phụ tử khắc với Bối mẫu, Bán hạ, Qua lâu, Bạch cập, bạch liễm.
- Không uống rượu trước hoặc sau khi dùng Phụ tử
Aconitumnapellus

Thành phần hóa học: 
+ Mesaconitine, Hypaconitine (Dược Học Học Báo 1965, 12 (7): 435).
+ Higenamine, Demethylcoclaurine, Coryneinechloride, Methyldopa hydrochloride (Nhật Bản Dược Học Hội 1978, (5): 163). 
+ Isodephinine, Aconitine, Benzoylmesaconine, Neoline, Fuziline, 15aHydroxyneoline (Trương Địch Hoa, Trung Thảo Dược 1982, 13 (11): 481). 
+ Salsolinol (Trần Địch Hoa, Dược Học Học Báo 1982, 17 (10): 792).
+ Karakoline, Beiwutine, 10-Hydroxymesaconitine (Vương Cát Chi, Dược Học Học Báo 1985, 20 (1): 71). 

Tác dụng dược lý: 
+ Nước sắc Phụ tử liều nhỏ làm tăng huyết áp ở động vật được gây mê với liều lượng lớn, lúc đầu làm hạ sau lại làm tăng, tăng lực co bóp cơ tim, tác dụng cường tim rõ, tăng lưu lượng máu của động mạch đùi và làm giảm lực cản của động mạch, làm tăng nhẹ lưu lượng máu của động mạch vành và lực cản. Thành phần cường tim của Phụ tử là phần hòa tan nước. Độc tính của phần hòa tan cồn rất cao so với phần hòa tan nước (Trung Dược Học). 

+ Tác dụng kháng viêm: Thuốc sắc Phụ tử cho súc vật gây viêm khớp uống hoặc chích màng bụng đều có tác dụng kháng viêm (Trung Dược Học). + Tác dụng nội tiết: Thuốc có tác dụng làm giảm lượng Vitmin C ở vỏ tuyến thượng thận chuột đồng. Một số thí nghiệm trên súc vật chứng tỏ nước thuốc làm tăng tiết vỏ tuyến thượng thận và tăng chuyển hóa đường, mỡ và Protein, nhưng trên 1 số thí nghiệm khác thì tác dụng này chưa rõ (Chinese Herbal Medicin). + Thuốc có tác dụng làm tăng miễn dịch cơ thể (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). 

+ Tác dụng lên hệ thần kinh trung ương: Aconite với liều 0,1 – 0,2mg/kg có tác dụng làm giảm phản xạ có điều kiện và không điều kiện, làm giảm nồng độ Ammoniac ở não (Trung Dược Học). 


Tính vị: 
 + Vị cay, tính ôn (Bản Kinh). 
+ Vị ngọt, rất nhiệt, rất độc (Bản Thảo Cương Mục). 
+ Khí nhiệt, vị rất cay (Y Học Khải Nguyên). 
+ Rất cay, rất nóng, hơi kèm ngọt, đắng mà rất độc (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Vị cay, ngọt, tính rất nóng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). 
Quy kinh: 
+ Vào kinh thủ Thiếu dương Tam tiêu (Thang Dịch Bản Thảo). 
+ Vào kinh túc Quyết âm Can, túc Thiếu âm Thận, thủ Thái âm Phế (Bản Thảo Kinh Giải). 
+ Vào kinh Tâm, Thận, Tz (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Tác dụng
 + Tính tẩu mà bất thủ, thông hành các kinh (Y Học Khải Nguyên). 
+ Thông hành 12 kinh (Dược Tính Thiết Dụng). 
+ Ôn Thận, hồi dương, hành thủy, chỉ thống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Chủ Trị: + Trị các chứng vong dương, dương hư, hàn t{, âm thư (Trung Dược Học). + Trị vong dương, dương hư, thủy thủng, phong thấp đau nhức khớp xương (Đông Dược Học Thiết Yếu). 

Kiêng kỵ: 
+ Sợ Ngô công, ghét Phòng phong, Hắc đậu, Cam thảo, Hoàng kz, Nhân sâm(Bản Thảo Kinh Tập Chú). + Tương phản với Phòng phong (Trân Châu Nang).
+ Uống Phụ tử để bổ hỏa tất làm cho thủy bị cạn (Thang Dịch Bản Thảo). + Úy Lục đậu, Ô cửu, Tê giác, Đồng sấu. Kỵ Xị trấp (Bản Thảo Cương Mục).
+ Người không phải là Thận dương bất túc mà hư hàn nặng: cấm dùng. Tất cả các chứng dương, chứng hỏa, chứng nhiệt, âm hư nội nhiệt, huyết dịch suy đều không nên dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu). + Âm hư dương thịnh, có thai: không dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). 

Ngộ độc: Khi bị ngộ độc Phụ tử, Ô đầu có dấu hiệu: chảy nước miếng, muốn nôn, nôn, miệng khô, tiêu chảy, hoa mắt, chóng mặt, chân tay và cơ thể có cảm giác tê, tim hồi hộp, thân nhiệt giảm, huyết áp tụt, mạch chậm, khó thở, chân tay co giật, bất tỉnh, tiêu tiểu không tự chủ: Kim ngân hoa 80g, Đậu xanh 80g, Cam thảo 20g, Sinh khương 20g. sắc, pha thêm đường uống để giải (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Liều dùng: 3- 15g. 


Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc phụ tử

Trị nôn, tiêu chảy, ra mồ hôi, tay chân co rút, tay chân lạnh:

Chích thảo 80g, Can khương 60g, Phụ tử 1 củ (dùng sống, bỏ vỏ, cắt làm 8 miếng). Sắc với 3 thăng nước, còn 1 thăng 2 hợp, bỏ bã, chia ra uống ấm (Tứ Nghịch Thang – Thương Hàn Luận).

Trị âm độc thương hàn, mặt xanh, tay chân lạnh, bụng đau, cơ thể lạnh, các chứng lãnh khí:

Phụ tử 3 trái (bào chế, bỏ vỏ, cuống). Tán bột. Mỗi lần uống 9g với ½ chén nước cốt Gừng, ½ chén rượu lạnh (Hồi Dương Tán – Tế Sinh Phương).

Trị lậu phong, ra mồ hôi không ngừng:

Phụ tử 45g (chế, bỏ vỏ,, cuống), Thục tiêu (bỏ mắt, sao cho ra hơi nước) 15g, Hạnh nhân (bỏ vỏ, đầu nhọn, sao cho ra hơi nước) 15g, Bạch truật 60g. băm nát như hột đậu, sắc với 5 thăng nước còn 2 thăng, bỏ bã, chia làm 4 lần uống ấm (Phụ tử Thang – Thánh Tế Tổng Lục).

Trị quan cách, mạch Trầm, tay chân lạnh:

Thục phụ tử (tẩm Đồng tiện), Nhân sâm đều 4g, Xạ hương 1 ít. Tán nhuyễn, trộn hồ làm viên, to bằng hạt Ngô đồng, lấy Xạ hương bọc ngoài. Mỗi lần uống 7 viên với nước sắc Đăng tâm (Ký Tế Hoàn – Y Môn Pháp Luật).

Trị ngực đau, giữa ngực có hàn khí uất kết không tan, ngực có hòn khối:

Phụ tử (bào, bỏ vỏ, cuống), Nga truật (nướng) đều 30g, Hồ tiêu, Chỉ thực (sao trấu) đều 15g. tán bột. Mỗi lần uống 9g với rượu nóng (Tứ Ôn Thang – Phổ Tế phương).

Trị răng đau do âm hư:

Phụ tử (sống), nghiền nát, trộn với nước miếng, đắp vào giữa lòng bàn chân, rất công hiệu (Hoa Đà Thần Y Bí Truyền).

Trị hàn tà nhập lý, chân tay lạnh, run, bụng đa, thổ tả, không khát, thân nhiệt và huyết áp tụt, mạch Vi muốn tuyệt:

Thục phụ tử 12g, Nhục quế 4g, Can khương 6g, Đảng sâm, Bạch truật, Phục linh, Trần bì đều 12g, Cam thảo 4g, Ngũ vị tử 6g, Bán hạ, Sinh khương đều 12g. sắc, thêm Xạ hương 0,1g, uống (Hồi Dương Cấp Cứu Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Trị thận viêm mạn, dương khí không đủ, lưng mỏi, chân lạnh, phù thủng:

Thục phụ tử 12g, Nhục quế 4g, Thục địa, Sơn dược đều 16g, Sơn thù, Phục linh, Đơn bì, Trạch tả đều 12g. Tán bột, trộn mật làm viên. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 12g (Bát Vị Địa Hoàng Hoàn).

Trị hàn thấp thấm vào bên trong, khớp xương đau, cơ thể đau, lưng lạnh, chân tay mát, không khát:

Thục phụ tử, Phục linh, Đảng sâm, Bạch truật, Thược dược đều 12g. Sắc uống (Phụ tử Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

 Đơn thuốc kinh nghiệm: 
+ Trị nôn, tiêu chảy, ra mồ hôi, tay chân co rút, tay chân lạnh: Chích thảo 80g, Can khương 60g, Phụ tử 1 củ (dùng sống, bỏ vỏ, cắt làm 8 miếng). Sắc với 3 thăng nước, còn 1 thăng 2 hợp, bỏ bã, chia ra uống ấm (Tứ Nghịch Thang – Thương Hàn Luận).
+Trị âm độc thương hàn, mặt xanh, tay chân lạnh, bụng đau, cơ thể lạnh, các chứng lãnh khí: Phụ tử 3 trái (bào chế, bỏ vỏ, cuống). Tán bột. Mỗi lần uống 9g với ½ ch n nước cốt Gừng, ½ ch n rượu lạnh (Hồi Dương Tán – Tế Sinh Phương).
+ Trị lậu phong, ra mồ hôi không ngừng: Phụ tử 45g (chế, bỏ vỏ,, cuống), Thục tiêu (bỏ mắt, sao cho ra hơi nước) 15g, Hạnh nhân (bỏ vỏ, đầu nhọn, sao cho ra hơi nước) 15g, Bạch truật 60g. băm nát như hột đậu, sắc với 5 thăng nước còn 2 thăng, bỏ bã, chia làm 4 lần uống ấm (Phụ tử Thang – Thánh Tế Tổng Lục). + Trị quan cách, mạch Trầm, tay chân lạnh: Thục phụ tử (tẩm Đồng tiện), Nhân sâm đều 4g, Xạ hương 1 ít. Tán nhuyễn, trộn hồ làm viên, to bằng hạt Ngô đồng, lấy Xạ hương bọc ngoài. Mỗi lần uống 7 viên với nước sắc Đăng tâm (Ký Tế Hoàn – Y Môn Pháp Luật).
+ Trị ngực đau, giữa ngực có hàn khí uất kết không tan, ngực có hòn khối: Phụ tử (bào, bỏ vỏ, cuống), Nga truật (nướng) đều 30g, Hồ tiêu, Chỉ thực (sao trấu) đều 15g. tán bột. Mỗi lần uống 9g với rượu nóng (Tứ Ôn Thang – Phổ Tế phương). + Trị răng đau do âm hư: Phụ tử (sống), nghiền nát, trộn với nước miếng, đắp vào giữa lòng bàn chân, rất công hiệu (Hoa Đà Thần Y Bí Truyền).
+ Trị hàn tà nhập lý, chân tay lạnh, run, bụng đa, thổ tả, không khát, thân nhiệt và huyết áp tụt, mạch Vi muốn tuyệt: Thục phụ tử 12g, Nhục quế 4g, Can khương 6g, Đảng sâm, Bạch truật, Phục linh, Trần bì đều 12g, Cam thảo 4g, Ngü vị tử 6g, Bán hạ, Sinh khương đều 12g. sắc, thêm Xạ hương 0,1g, uống (Hồi Dương Cấp Cứu Thang – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị thận viêm mạn, dương khí không đủ, lưng mỏi, chân lạnh, phù thủng: Thục phụ tử 12g, Nhục quế 4g, Thục địa, Sơn dược đều 16g, Sơn thù, Phục linh, Đơn bì, Trạch tả đều 12g. Tán bột, trộn mật làm viên. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 12g (Bát Vị Địa Hoàng Hoàn). + Trị hàn thấp thấm vào bên trong, khớp xương đau, cơ thể đau, lưng lạnh, chân tay mát, không khát: Thục phụ tử, Phục linh, Đảng sâm, Bạch truật, Thược dược đều 12g. Sắc uống (Phụ tử Thang – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham khảo: + Phụ tử là loại thuốc hàng đầu gây trụy thai (Biệt Lục).

+ Vị Phụ tử chia làm 2 loại: đen và trắng. Phụ tử mà người ta thường nói là Hắc Phụ tử, vị cay, tính nhiệt, có tác dụng khu hàn thấp ở hạ tiêu, thiên về đi xuống, vào thận. Một vị khác là Bạch Phụ tử, vị cay, ngọt mà ôn, tính táo, đi lên, là thuốc thuộc dương tính trong chứng phong, thiên vễ dẫn sức thuốc đi lên mặt, chủ yếu trị chứng phong đờm, táo thấp đờm (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Sinh phụ tử tính vị rất mạnh, thiên về hồi dương. Thục phụ tử tính tương đối thuần, lành, thiên về tráng dương. Ô đầu chủ yếu dùng để trừ phong thấp, khai thông đờm bám lâu ngày. Trồng lâu năm dưới đất mà Ô đầu không mọc củ con thì gọi là Thiên hùng, chủ trị giống như Phụ tử nhưng sức mạnh hơn. Bạch phụ tử là 1 loại khác, trông giống như Phụ tử nhwng mầu trắng, chủ yếu dùng trừ đờm thuộc phong hàn, trị trúng phong mất tiếng, thiên về thượng tiêu, không giống như Ô đầu, Phụ tử có thể đạt đến hạ tiêu (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Phụ tử có chất kiềm, độc tính rất mạnh, khi cho vào thuốc, phải đun to lửa, sắc lâu đến hơn 4 giờ, đồng thời nên phối hợp với Can khương, Cam thảo, Mật ong để giải độc (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Liều dùng Phụ tử nhiều ít tùy thuộc vào các yếu tố: . Cơ địa mỗi người đáp ứng đối với thuốc khác nhau: theo y văn, có người dùng Phụ tử trên 100g không sao, có người dùng liều nhỏ đã có triwwụ chứng ngộ độc. Tốt nhất lúc bắt đầu nên dùng liều nhỏ trước. . Tùy địa phương, tập quán: Theo báo cáo của trung Quốc, người dân Tứ Xuyên thường dùng Phụ tử nấu với thịt để ăn hàng ngày thì đối với dân xứ này có thể dùng liều cao (Trung Dược Học).




Phụ tử có vị cay (tân), đắng (khổ) có độc, đại nhiệt thuần dương, tính phù mà không trầm vì vậy khi dùng Phụ tử, nó tẩu tán, thông hành 12 kinh mạch, không đến cố định nơi nào (vô sở bất chí). Phụ tử có chức năng dẫn các vị thuốc bổ khí để dẫn dương quy nguyên, dẫn thuốc bổ huyết để tư nguyên âm bất túc, dẫn các vị thuốc phát tán để khai tấu lý, để trừ phong hàn ở biểu (cùng Sinh khương, Quế chi ôn kinh, tán hàn phát hãn), dẫn thuốc ôn noãn xuống hạ tiêu, trừ hàn thấp tại lý.
Phụ tử dùng để trị thương hàn ở 3 kinh âm (tam âm thương hàn). Người ta cho rằng, Phụ tử là thuốc trị âm chứng. Thương hàn truyền biến qua 3 kinh âm, hàn vào bên trong, thân tuy rất nóng mà mạch lại trầm tế, hoặc quyết âm phúc bệnh, môi xanh tím, co quắp cần dùng Phụ tử ngay. Nếu trường hợp âm cực dương kiệt mà tán dùng Phụ tử sẽ làm trì hoãn sự thoát dương. Lý Đông Viên trị chứng âm thịnh cách dương (chứng mà âm quá thịnh gây ngưng tắc bên trong, khiến âm dương vị tế, dương vượt lên gây ra giả nhiệt), tuy thương hàn mà mặt đỏ mắt đỏ (diện xích mục xích), phiền khát, mạch nhanh nổi, khi ấn xuống thì tán ngay, dùng Khương Phụ thang gia Nhân sâm, ra mồ hôi là đỡ, thật là thần kỳ!
Phụ tử trị trúng hàn trúng phong, khí quyết đàm quyết (người hư hàn mà quyết nên dùng). Trị ho (khái nghịch) do phong hàn. Trị nôn mửa (ẩu uế) do vị hàn. Trị chứng tắc nghẽn tiêu hóa do hàn đàm vị lãnh dùng Can khương, Phụ tử, Nhân sâm, Bạch truật. Trị chứng tiết tả do chân hỏa bất túc. Trị chứng hoắc loạn chuyển cân do hàn khách tại trung tiêu tỳ vị (hoắc loạn, có nghĩa là trên thổ dưới tả) hoặc hạ tiêu can thận (chuyển cân, do thổ tả quá nhiều gây mất nước, điện giải sinh ra co quắp), hoắc loạn do nhiệt cấm dùng. Trị các bệnh khác như đau nhức xương khớp (phong tý), trưng hà tích tụ, bệnh của Đốc mạch, bệnh lý cột sống, trẻ em hoảng sợ, mụn nhọt lở loét không lành… những chứng trên do hàn lãnh gây ra (âm thịnh chủ nội hàn, dương hư sinh ngoại hàn).
vị thuốc phụ tử 

Phụ tử có tác dụng trợ dương thoái âm, trừ tà trừ quỷ (theo Bản thảo vị tải), thông kinh đả thai (thông kinh lạc, phá hỏng thai). Các bệnh thuộc âm chứng thường dùng Can khương, Phụ tử nên uống nguội đây là pháp nhiệt nhân hàn dụng. Khi Âm hàn ở phía dưới, hư hỏa vượt lên, biểu hiện giả nhiệt, dùng các thuốc hàn làm âm càng thịnh, nếu dùng các thuốc nhiệt, mà uống nóng thì cự cách bất nạp, dùng thuốc nhiệt mà uống nguội hoặc lạnh thì thuốc đi xuống mà hạ được ách nghịch, khi hàn trong cơ thể đã tiêu, dương được dẫn xuống, đây là sự vi diệu của phép phản trị.
Cũng như thuốc hàn uống nóng điều trị nhiệt chứng, đó được gọi là hàn nhân nhiệt dụng, nghĩa cũng tương đồng. Theo nội kinh: “Chính giả chính trị, phản giả phản trị”. Như dụng hàn trị nhiệt, dụng nhiệt trị hàn, đó là pháp chính trị. Như lấy hàn trị hàn, lấy nhiệt trị nhiệt, đó là phép phản trị hay còn gọi là tòng trị. Vương Hiếu Cổ cho rằng: “Dùng Phụ tử để bổ hỏa, cần phòng cạn thủy. Như người âm hư, uống thuốc bổ dương lâu ngày, hư hỏa càng vượt, chân âm càng hư tổn, làm khô tinh huyết, khí không có nơi nương tựa, tình trạng bệnh càng trầm trọng hơn.”
Củ cái được gọi là Ô đầu, củ con mọc ra được gọi là Phụ tử. Phụ tử sống thì có tính phát tán, dùng chín có tác dụng tuấn bổ. Trong bài thuốc Ma hoàng Phụ tử Tế tân thang, Phụ tử chế phối với Ma hoàng với ý nghĩa trong phát có bổ. Bài thuốc tứ nghịch thang dùng Sinh Phụ tử phối với Can khương với ý nghĩa trong bổ có phát. Phụ tử có tính tẩu tán không cố định (tẩu nhi bất thủ), đi xuống 1 cách dũng mãnh, hành được cái trệ của Địa hoàng.
Phụ tử vị cam khí nhiệt, tuấn bổ nguyên dương. Trường hợp dương vi muốn tuyệt, cần hồi sinh khởi tử, không thể không dùng Phụ tử, như Trương Trọng Cảnh dùng Tứ nghịch thang, Chân vũ thang, Bạch thông thang… Là những phương thuốc có Phụ tử trong thành phần.

Theo y học cổ truyền, người ta thường dùng các bài cổ phương như Khí hư dùng Tứ quân tử thang, huyết hư dùng Tứ vật thang, hư nhiều thì gia thêm thục Phụ tử. Tứ quân, Tứ vật là những phương thuốc bổ bình hòa, khoan hoãn, còn Phụ tử là vị thuốc tuấn bổ, giúp tăng công lực bổ hư.
Cách chế Phụ tử:
-          Ngâm nước, nướng trong tro nóng cho nứt vỏ ngoài, nhân lúc nóng thì thái thành phiến, sao vàng, khử được hỏa độc.
-          Cũng phương pháp như trên, dùng Cam thảo 2 tiền (10g), nước muối, nước ép Gừng (Khương trấp), Đồng tiện (nước tiểu trẻ em) mỗi thứ nửa bát, nấu chín. Có thể dùng thêm đậu đen để chế cùng cũng rất tốt.
-          Diêm phụ: Phụ tử chế với Đảm ba (MgCl2), muối ăn (NaCl), nước.
-          Bạch Phụ tử: Phụ tử chế với Đảm ba (MgCl2), đến hết cay tê, xông diêm sinh.
-          Hắc phụ: Phụ tử chế với Đảm ba (MgCl2), đường đỏ, dầu hạt cải đến hết cay tê.
Phụ tử úy Nhân sâm, Hoàng kỳ, Cam thảo, Phòng phong, Tê giác, Lục đậu, Đồng tiện. Phản Bối mẫu, Bán hạ, Quát lâu, Bạch cập, Bạch liễm. Sinh Phụ tử là thuốc độc bảng A, chỉ nên dùng Phụ tử chế (4 – 12g) tùy vào mục đích điều trị mà dùng kiểu chế và liều lượng thích hợp. Độc của Phụ tử dùng nước sắc Hoàng Liên, Tê giác (có thể thay bằng Thủy Ngưu giác), Cam thảo, nước Hoàng thổ để giải.
Ô đầu có công dụng tương tự Phụ tử nhưng yếu hơn. Phụ tử tính nặng và mạnh hơn, ôn tỳ thoái hàn. Ô đầu tính khinh sơ, ôn tỳ thoái phong. Bởi vậy, bệnh do hàn dùng Phụ tử, bệnh do phong dùng Ô đầu.
Đầu nhọn của Ô đầu, Phụ tử (Ô Phụ tiêm) có tác dụng thổ (nôn) phong đàm, trị điên giản.

Tham khảo: Phân biệt phụ tử + Phụ tử là loại thuốc hàng đầu gây trụy thai (Biệt Lục). + Vị Phụ tử chia làm 2 loại: đen và trắng. Phụ tử mà người ta thường nói là Hắc Phụ tử, vị cay, tính nhiệt, có tác dụng khu hàn thấp ở hạ tiêu, thiên về đi xuống, vào thận. Một vị khác là Bạch Phụ tử, vị cay, ngọt mà ôn, tính táo, đi lên, là thuốc thuộc dương tính trong chứng phong, thiên vễ dẫn sức thuốc đi lên mặt, chủ yếu trị chứng phong đờm, táo thấp đờm (Đông Dược Học Thiết Yếu). + Sinh phụ tử tính vị rất mạnh, thiên về hồi dương. Thục phụ tử tính tương đối thuần, lành, thiên về tráng dương. Ô đầu chủ yếu dùng để trừ phong thấp, khai thông đờm bám lâu ngày. Trồng lâu năm dưới đất mà Ô đầu không mọc củ con thì gọi là Thiên hùng, chủ trị giống như Phụ tử nhưng sức mạnh hơn. Bạch phụ tử là 1 loại khác, trông giống như Phụ tử nhwng mầu trắng, chủ yếu dùng trừ đờm thuộc phong hàn, trị trúng phong mất tiếng, thiên về thượng tiêu, không giống như Ô đầu, Phụ tử có thể đạt đến hạ tiêu (Đông Dược Học Thiết Yếu). + Phụ tử có chất kiềm, độc tính rất mạnh, khi cho vào thuốc, phải đun to lửa, sắc lâu đến hơn 4 giờ, đồng thời nên phối hợp với Can khương, Cam thảo, Mật ong để giải độc (Đông Dược Học Thiết Yếu) Lưu ý khi dùng phụ tử + Liều dùng Phụ tử nhiều ít tùy thuộc vào các yếu tố: . Cơ địa mỗi người đáp ứng đối với thuốc khác nhau: theo y văn, có người dùng Phụ tử trên 100g không sao, có người dùng liều nhỏ đã có triwwụ chứng ngộ độc. Tốt nhất lúc bắt đầu nên dùng liều nhỏ trước. . Tùy địa phương, tập quán: Theo báo cáo của trung Quốc, người dân Tứ Xuyên thường dùng Phụ tử nấu với thịt để ăn hàng ngày thì đối với dân xứ này có thể dùng liều cao (Trung Dược Học)

Tham khảo thêm: https://www.thaythuoccuaban.com/vithuoc/phutu.htm

Tham khảo:

Phân biệt phụ tử

+ Phụ tử là loại thuốc hàng đầu gây trụy thai (Biệt Lục).
+ Vị Phụ tử chia làm 2 loại: đen và trắng. Phụ tử mà người ta thường nói là Hắc Phụ tử, vị cay, tính nhiệt, có tác dụng khu hàn thấp ở hạ tiêu, thiên về đi xuống, vào thận. Một vị khác là Bạch Phụ tử, vị cay, ngọt mà ôn, tính táo, đi lên, là thuốc thuộc dương tính trong chứng phong, thiên vễ dẫn sức thuốc đi lên mặt, chủ yếu trị chứng phong đờm, táo thấp đờm (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Sinh phụ tử tính vị rất mạnh, thiên về hồi dương. Thục phụ tử tính tương đối thuần, lành, thiên về tráng dương. Ô đầu chủ yếu dùng để trừ phong thấp, khai thông đờm bám lâu ngày. Trồng lâu năm dưới đất mà Ô đầu không mọc củ con thì gọi là Thiên hùng, chủ trị giống như Phụ tử nhưng sức mạnh hơn. Bạch phụ tử là 1 loại khác, trông giống như Phụ tử nhwng mầu trắng, chủ yếu dùng trừ đờm thuộc phong hàn, trị trúng phong mất tiếng, thiên về thượng tiêu, không giống như Ô đầu, Phụ tử có thể đạt đến hạ tiêu (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Phụ tử có chất kiềm, độc tính rất mạnh, khi cho vào thuốc, phải đun to lửa, sắc lâu đến hơn 4 giờ, đồng thời nên phối hợp với Can khương, Cam thảo, Mật ong để giải độc (Đông Dược Học Thiết Yếu)

Lưu ý khi dùng phụ tử

+ Liều dùng Phụ tử nhiều ít tùy thuộc vào các yếu tố:
. Cơ địa mỗi người đáp ứng đối với thuốc khác nhau: theo y văn, có người dùng Phụ tử trên 100g không sao, có người dùng liều nhỏ đã có triwwụ chứng ngộ độc. Tốt nhất lúc bắt đầu nên dùng liều nhỏ trước.
. Tùy địa phương, tập quán: Theo báo cáo của trung Quốc, người dân Tứ Xuyên thường dùng Phụ tử nấu với thịt để ăn hàng ngày thì đối với dân xứ này có thể dùng liều cao (Trung Dược Học)



Tham khảo “dược phẩm vựng yếu”

(Mọc phụ một bên là Phụ tử, tròn to, bằng và ngay thẳng, nặng chừng 1 lạng trở lên thì dược lực đầy đủ, là tốt. Ô đầu, Trắc tử, Thiên hùng, Ô nhuế đều cùng một xuất xứ mà khác tên).
Khí vị: Khí vị rất cay, rất nóng, có hơi ngọt và đắng, có độc nhiều, khí thì hậu, vị thì bạc, là thuốc âm trong dương dược, giáng xuống nhiều thăng lên ít, trong cái nổi mà có chìm, chỗ nào cũng có thể chạy đến, chủ yếu vào kinh Thủ quyết âm Mệnh môn, Thủ thiếu dương Tam tiêu, lại vào cả kinh Túc thái âm Tỳ và Túc thiếu âm Thận.
Sợ Phòng phong, Cam thảo, Nhân sâm, Hoàng kỳ, Đồng tiện, Tê giác và Đậu đen.
Chủ dụng: Chuyên chữa chứng ngũ tạng lạnh, chân tay quyết nghịch, bụng dạ lạnh đau, tích tụ trưng hà, hàn thấp bại liêt, ho hen, phong hàn, đột nhiên đi tả thoát dương, ỉa chảy kéo dài, nghẹn, nôn, ung nhọt không thu miệng, sốt rét và đàm nhức đầu phong, trẻ em mạn Tỳ kinh, nốt đậu còn sắc xám tro, Dạ dày lạnh, ăn vào mửa ra, có tác dụng cường dương ích khí, rắn xương khỏe gân, bệnh thương hàn âm chứng, âm độc, trúng hàn khí quyết, đàm quyết, buồn phiền vật vã, mê muội, bất tỉnh, chứng thương phong bán thân bất toại, các chứng tê đau, phong lạnh sưng trướng, hoắc loạn chuyển gân, xích bạch lỵ, đau đầu do Thận, huyết chứng do dương hư, hết thảy những chứng trầm hàn cố lãnh đều không thể thiếu. Phụ tử làm mạnh nguyên dương, nguyên hỏa, tán hết hàn thấp, hàn độc của 3 kinh âm, nếu không có Phụ tử thì không thể cứu vãn được. Chứng quyết nghịch của 3 kinh dương nếu không có Phụ tử thì cũng không làm gì nổi.
Hợp dụng: Tính của phụ tử rất mạnh dữ, nhất định phải trọng dụng Sâm, Truật để điều khiển nó, không thì gây tác hại không phải ít, không dùng chung với Can khương thì không nóng lắm, làm vị thần cho Thục địa thì có công dẫn vào âm để ức chế hỏa, gặp Cam thảo thì thêm hòa hoãn, gặp Nhục quế thì bổ Mệnh môn, gặp Bạch truật thì chữa hàn thấp ở Tỳ, gặp Can khương thì hồi dương, bổ trung khí, làm đầu cho trăm thứ thuốc chạy suốt các kinh, dẫn đạo rất chóng, dẫn thuốc bổ khí để lấy lại nguyên dương đã tan hết, dẫn thuốc bổ huyết để giúp chân âm thiếu kém, dẫn thuốc phát tán để khu trừ biểu tà, dẫn thuốc ôn lý để trừ bỏ hàn thấp bên trong, đó là tùy sự hợp dụng với từng vị thuốc mà có công dụng khác nhau. Lại nói: “chế chín thì bổ mạnh”, cho nên Phụ tử chế chín phối với Ma hoàng là trong phát tán đã có bổ, để sống dùng thì phát tán (Cho nên Phụ tử phối Can khương là trong thuốc bổ có phát tán, đấy là vì sống chín có tác dụng khác nhau vậy).
Kỵ dụng: Âm hư sinh nội nhiệt, trong thực nhiêt mà ngoài giả hàn thì không được dùng lầm, người có thai kiêng dùng vì uống vào trụy thai rất chóng.
Cách chế: Ngâm nước đậu đen 5 ngày, gọt bỏ vỏ và cuống rốn, lấy bã gừng bao quanh, ngoài dùng cám bọc lại, lùi vào tro có lửa than mà nướng chín, nếu ngoài vàng trong trắng thì độc tính vẫn còn nên thái mỏng sao lại cho trong, ngoài đều vàng. Một cách chế khác là dùng Đồng tiện nấu lên để giúp nó đi xuống. Cách nữa, nấu với Phòng phong, Cam thảo cho chín phơi khô, sao rồi dùng. Lại cách khác, nấu với 1 bát Đồng tiện 1 bát nước Cam thảo, nấu đến cạn nước làm chuẩn, đặt lên hòn ngói sấy khô. Nếu gặp chứng thực hàn trực trúng âm kinh thì dùng sống. Tôi tự chế lấy để dùng như sau; gọt bỏ vỏ và đầu nhọn, cắt làm 4 miếng, nấu chung với nước Phòng phong, Cam thảo, Đậu đen một lúc, nước cạn thì Phụ tử chín, phơi khô để dùng, nếu như chứng giả nhiệt thịnh thì tẩm Đồng tiên sao lên.
Nhận xét: Phụ tử là thuốc cốt yếu để bổ mạnh vào nguyên dương mà trừ 3 độc tà phong, hàn và thấp. Đan Khê nói: “Khí hư nhiệt lắm gia thêm chút Phụ tử để giúp cho công hiệu của Sâm, Kỳ; người béo mập có nhiều thấp cũng cứ dùng”. Sách Tập nghiệm nói: “Chứng thũng vì tích sinh ra, tích hết mà thũng lại phát, nêu dùng thuôc lợi thì tiêu tiện lại càng bê, phân nhiêu thầy thuốc đều bó tay, vì khí ở trung tiêu đã hư không thăng giáng được, bị hàn lạnh ngăn cách, phải dùng Phụ tử thì tiểu tiện mới thông được.
Ngô Thụ nói: “Bệnh thương hàn truyền biến đến 3 kinh âm, và bệnh thương hàn có ghé âm tà thì mình tuy nóng dữ mà mạch lại đi trầm, nên dùng Phụ tử, chứng đau bụng lạnh toát, mạch trầm tế, môi xanh, dái thọt, thì kíp dùng nó ngay vì nó có sức khởi tử hồi sinh.
Người đời cho Phụ tử rất nóng, Đại hoàng rất lạnh không dám dùng để đến nỗi dương cực âm kiệt rồi mới dùng một cách miễm cưỡng, rút cục chẳng làm gì được. Người giỏi dùng thuốc thì không có vị nào là thuốc độc. Sách nói bệnh mãn tính mà dùng thuốc cấp cứu là làm rối đến trạng thái bình thường, bệnh cấp tính mà dùng thuốc hòa hoãn thì cứu không kịp.
Phụ:
Ô ĐẦU: (tức là củ mẹ của củ Phụ tử)
Chủ dụng: Tính Ô đầu thưa nhẹ, công năng ôn Tỳ để khu phong, cho nên bệnh phong nên dùng Ô đầu, vã lại tính nó nóng để chạy khắp, có thể mượn nó để thông đạt chứng trầm hàn cố bế, ồn trung tán hàn, nếu muốn ôn mà kiêm bổ phải dùng Sâm, Truật làm quân mới bổ được.
TRẮC TỬ: Củ bé mọc liền bên cạnh củ Phụ tử gọi là Trắc tử.
Chủ dụng: Chữa mọi chứng tay chân tê đau vì phong thấp.
THIÊN HÙNG: Củ to mà dài không có củ con gọi là Thiên hùng.
Chủ dụng: Chữa hàn thấp tê lạnh, khớp xương co quắp, khai quan lợi khiếu, không có chỗ nào là không nhờ sức cay nóng xông bốc của nó, công dụng ngang với Ô đầu. Lại có câu: “Bổ chứng âm hàn nên dùng Phụ tử, giải trừ phong thấp nên dùng Thiên hùng”.
Ô NHUẾ: Chia 2 nhánh gọi là Ô nhuế.
Chủ dụng: Làm cho thổ ra phong đàm, chữa chứng điên giản, là vì nó có khí mạnh đi vào chỗ đau.
GIỚI THIỆU THAM KHẢO
“Thương hàn luận”
Bài Phụ tử thang
Phụ tử 8-12g, Bạch truật 8-16g, Bạch linh 8-12g, Đảng sâm 8-16g, Bạch thược 8-12g. sắc, chia uống vài lần trong ngày. Có tác dụng ôn trung, trợ dương, khu hàn hóa thấp.
Trị dương hư, hàn thấp, chân tay lanh, rêu lưỡi trắns hoat, mạch trầm, vỉ, vô lưc.
‘Hòa tể cục phương”
Bài Phụ tử lý trung hoàn
Nhân sâm, Phụ từ, Bạch truật, Cam thảo, Can Khương.
Lượng đều bằng nhau, cùng tán nhỏ, thêm Mật hoàn, liều uống 8-12g, ngày vài lần.
Có tác dụng ôn trung, khử hàn.
Trị Tỳ Vị hư hàn, ăn uổng không tiêu, chân tay lạnh, bụng sôi, bụng đau, nôn mửa, tiêu chảy, mạch trì vô lưc.
“Phụ nhân lương phương”
Bài Sâm phụ thang
Nhân sâm 8-16g, Thục Phụ tử 4-12g.
Hai vị sắc riêng, sau họp lại cùng uống, chia 2 lần trong ngày. Có tác dụng hồi dương, ích khí, cố thoát.
Trị âm dương, khỉ huyết sắp tuyệt, suyễn cấp, mổ hôi tự ra, tay chân lạnh, bụng đau, sinh xong phát sốt, vã mo hôi, phá thương phong, thổ tả.
Trên lâm sàng thường trị suy Tim, sốc do viêm Phổi thuộc thể nguyên khí đại hư, dương khí bạo thoát, mạch trầm, vi, nhươc, thâm chí mạch khó bắt.
“Y tông kim giám”
Bài Truật phụ thang
Bạch truật 8-16g, Thục Phụ tử 4-12g.
Sắc, chia uống 2 lần trong ngày.
Có tác dụng ôn Tỳ dương, khu hàn, táo thấp.
Trị bệnh hàn thấp, cơ thể đau nhức, chân tay lạnh, mạch trì. “Ngụy thị gia tàng phương”
Bài Kỳ phụ thang
Hoàng kỳ 8-16, Thục phụ tử 4-12g.
Sắc, chia uống 2 lần trong ngày.
Có tác dụng bổ khí, trợ dương, cố biểu.
Tri dương hư, mồ hôi ra dầm dề.
“Kim quỹ yếu lược”
Bài Đại hoàng phụ tử thang
Đai hoàng 6-12g, Tế tân, 4-8g, Thục Phụ tử 4-12g.
Sắc, chia uống 2 lần trong ngày.
Có tác dụng ôn hạ. Người vốn dương hư, hàn tà kết lại ở trong, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch trầm huyền khàn, hiện ra chứng dưới sườn đau, hoặc bụng đau, đại tiện bí kết, nếu không dùng ôn thì không trục được hàn, không hạ thì không thông được kết, dùng bài này rất thích hợp.
“Thương hàn luận”
Bài Quế chi Phụ tử thang
Phụ tử 4-6g, Quế chi 4-6g, Sinh khương 4-6g, Đại táo 2 quả.
Sắc, chia uống 2-3 lần trong ngày.
Có tác dụng thông dương, trục thấp,
Chữa phong hàn thấp, cơ thế đau, khó chuyển động, không nôn, không khát, mạch hư sáp.
“Thương hàn luận”
Bài Bạch thông thang
Phụ tử 1 củ, Can khương 2g, Thông bạch 4 củ
Sắc, chia uống vài lần trong ngày. Có tác dụng ức âm, hồi dương, tuyên thông nội ngoại.
Trị cảm hàn, chân tay lạnh, tiêu chảy, ho, mạch vi.
“Hành giản trân nhu”-Hải Thượng Lãn Ông
– Chữa chứng hư hỏa bốc lên, lưng nóng như lửa đốt, dùng Phụ tử tán bột (liều lượng vừa đủ) thấm với nước miếng, dán vào huyệt dũng tuyền (giữa gan bàn chân). Rất hiệu nghiệm.
– Chữa mọi chứng sán thống Tiểu trường, Bàng quang, Tỳ, Vị, hoặc phong hàn mà đau bụng co thắt, toát mồ hôi, chân tay lạnh, dùng đại Phụ tử 1 củ (sao), Chi tử 4 lạng (sao) tán nhỏ, môi lần uống 1-2đ với Rượu hoặc nước Muối loãng.
“Ngoại khoa chính tông”
Bài Ngọc chân tán
Bạch phụ tử, Nam tinh, Phòng phong, Bạch chỉ, Thiên ma, Khươmg hoạt. Các vị bằng nhau, tán bột, mỗi lần dùng lg, hòa với Rượu nóng uống và bôi vào chỗ đau.
Nếu hàm răng cắn chặt, lưng uốn cong, mỗi lần dùng 1-2g, hòa với Đồng tiện, uống nóng.
Nếu hôn mê, chết ngất mà chớn thủy còn ấm thì uống liên tiếp vài lần vẫn có thể sống lại.
Bài này có tác dụng trừ phong, chống co rút.
Trị phá thương phong, răng cắn chặt, thân thể cứng đau.
“Kim quỹ yếu lược”
Bài Bát vị thận khí hoàn (còn gọi Bát vị địa hoàng hoàn)
Thục địa 240g, Sơn thù 120g, Sơn dược 120g, Trạch tả 90g, Bạch linh 90g, Đan bì 90g, Hắc phụ tử 30g, Nhục quế (hoặc Quế chi) 30g.
Thục địa giã nát, nấu thành cao, các vị khác cùng tán nhỏ, thêm Mật làm hoàn, liều uống 8-12g, ngày 2 lần.
Có tác dụng ôn bổ Thận dương, bổ Mệnh môn hỏa.
Trị Mệnh môn hỏa suy, Thận dương bất túc, lưng gối đau lạnh, bụng đau, tiểu tiện không lợi hoặc tiểu tiện không tự chủ, ban đêm đái nhiều và các triệu chứng Thận dương hư suy như ho đờm, tiêu khát, thủy thũng, tiêu chảy lâu ngày, chất lưỡi nhạt dày, mạch 2 bô Xích vi, tể, nhươc.
Trên lâm sàng thường dùng chữa: viêm Thận câp và mãn, viêm đường niệu, tiểu nhiều hay tiểu ít, u xơ Tiền liệt tuyến, hẹp môn vị gây ra nôn mửa trầm trọng, huyết áp cao hay huyết áp thấp, viêm Phế quản, loét Tá tràng, đục thủy tinh thể, mắt có màng, tử cung xuất huyết, sa tử cung, thoái hóa khớp, rối loạn thần kinh, tình dục yếu, hiếm muộn.
Lãn Ông thường gia thêm Mạch môn, Ngưu tất, Ngũ vị tử và gọi là “Thủy hỏa thần đan”, “có thể chữa được nhiều bệnh hiếm nghèo dễ dàng như trở bàn tay”.
Bài này có thể gia giảm thành nhiều biến thể khác nhau, như: Hỏa chưa hư nhiều có thể dùng Quế chi thay Nhục quế, hoặc bỏ Phụ tử. Neu huyết hư, tinh thiếu có thể thêm Lộc nhung; Phế khí kém có thể thêm Nhân sâm, Mạch môn, Ngũ vị tử, tiểu tiện không lợi có thể thêm Ngưu tất, Xa tiền tử…
“Cảnh Nhạc toàn thư”
Bài Hữu quy ẩm
Thục địa 8-12g, Sơn dược, Câu kỷ, Đỗ trọng (chế Gừng), Sơn thù, Chích Cam thảo đều 8g, Nhục quế 2-4g, Hắc Phụ tử 1- 2g. Sắc, chia uống 3 lần trong ngày. Có tác dụng ôn Thận, chấn tinh. Chữa Thận dương bất túc, chân tay lạnh, giả nhiệt, âm thịnh cách dương, mạch tế.
Gia giảm: Khí hư, huyết thoát, ra mồ hôi, chóng mặt, hơi thở ngắn thêm Nhân sâm, Bạch truật; hỏa suy không sinh được Thổ gây nên nôn mửa, nuốt chua thêm Can Khương; dương khí suy, đại tiện lỏng thêm Nhân sâm, Nhục đậu khấu; bụng dưới đau thêm Ngô thù du; tiểu gắt, đái hạ thêm Phá cố chỉ; huyết thiếu, huyết trệ, thắt lưng đau, gối mỏi thêm Đương quy.
Trên lâm sàng hiện nay dùng chữa huyết áp cao, suy giảm miễn dịch, rối loạn vận mạch, hạ thân nhiệt, tinh dịch dị thường, lupus ban đỏ.






No comments:

Post a Comment