LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Wednesday, November 15, 2017

Đậu rồng


Đậu rồng, nhiều lợi ích cho sức khỏe


 Đậu rồng có tên khoa học tetragonolobus - còn được gọi là đậu Goa, đậu bốn cạnh, đậu bốn góc, đậu Manila, đậu Mauritius - là một loại cây họ đậu nhiệt đới New Guinea. Đậu rồng phát triển nhiều ở các nước vùng xích đạo nóng ẩm, từ Philippines, Indonesia đến Ấn Độ, Miến Điện, Malaysia, Thái Lan và Sri Lanka. Nó được trồng rộng rãi ở khu vực Đông Nam Á và Papua New Guinea do khả năng chịu bệnh tốt. 

Đậu rồng giàu chất dinh dưỡng và tất cả các bộ phận của cây đều có thể ăn được. Lá Đậu rồng có thể được ăn như rau bina, hoa được trộn làm món salad, củ có thể được ăn sống hoặc nấu chín, hạt đậu rồng được sử dụng theo cách tương tự như đậu tương. Lá đậu rồng, được sử dụng như rau xanh, là một nguồn tuyệt vời của chất xơ, vitamin C, vitamin A và khoáng chất. 100 g lá tươi cung cấp 45 mg vitamin C (75% giá trị khuyến cáo hàng ngày) và 8090 IU vitamin A (270% RDA).



Quả đậu rồng non là một trong những loại rau có lượng calo rất thấp; 100g đậu rồng chỉ chứa 49 calo. Hạt đậu rồng có 409 calo mỗi 100g và chứa hàm lượng protein tương đối cao (tương đương với protein có trong đậu nành). Cũng giống như các loại đậu khác, lượng Thiamin, pyridoxine (vitamin B-6), niacin, riboflavin và một số các vitamin B phức trong đậu rồng cũng rất nhiều. Ngoài ra, đậu rồng cung cấp đủ lượng khoáng chất cho nhu cầu cơ thể.



Một số khoáng chất quan trọng như sắt, đồng, mangan, canxi, phốt pho, magiê được tập trung trong đó. Mangan khi vào bên trong cơ thể con người là yếu tố giúp cho các enzym chống oxy hóa phát triển mạnh mẽ. Đậu rồng lúc tươi là một trong những nguồn tốt nhất của folate. 100 g đậu rồng cung cấp 66 mg hoặc 16,5% nhu cầu folate hàng ngày. Folate, cùng với vitamin B-12, là một trong những thành phần thiết yếu giúp tổng hợp DNA và phân chia tế bào. Cung cấp folate đầy đủ trong chế độ ăn uống trong thời gian thụ thai và trong khi mang thai có thể giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh.



Củ của cây đậu rồng là nguồn tinh bột, protein và vitamin B-complex dồi dào. 100g củ cung cấp 11,6g protein so với 2,02g / 100g và 1,36g / 100g hàm lượng protein trong khoai và sắn. Đậu rồng tươi chứa một số lượng khá cao vitamin C. 100g đậu rồng cung cấp 18,3mg hoặc 31% vitamin C - là một chất chống oxy hóa tan mạnh trong nước và khi được cung cấp đầy đủ trong chế độ ăn uống, nó giúp xây dựng khả năng miễn dịch chống lại các bệnh nhiễm vào cơ thể, duy trì độ đàn hồi của mạch máu và ngăn ngừa bệnh ung thư.





Tổng hợp các bài thuốc dân gian hay nhất

1.Tỏi đen – công dụng và cách sử dụng

Tỏi lên men trong 60 ngày sẽ chuyền thành màu đen (nên được gọi là tỏi đen). Tỏi đen có nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe: ngăn ngừa xơ cứng động mạnh, tốt cho tim mạch, giảm cholesterol…
Từ xưa tỏi đen đã được dùng nhiều như một phương thuốc tự nhiên chữa các bệnh thường gặp như cúm, nhiễm trùng…Tỏi đen được các chuyên gia đánh giá là một trong những loại thảo dược quý.
Theo kết quả nghiên cứu, trong tỏi đen chứa tới 18 loại acid amin, SOD enzin-polyphenol có tác dụng phòng chống ung thư, S-allyl cysteine có công dụng giảm mỡ trong máu. Những chất này được chứng minh có tác dụng bảo vệ tế bào gan, giảm cholesterol giúp ngăn ngừa xơ cứng động mạch, tốt cho tim mạch. Tỏi đen cũng được biết đến với khả năng gỗ trợ điều trị ung thư do khả năng chống oxy hóa và tăng cường miễn dịch.

Một vài công dụng của tỏi đen

  • Giảm cholesterol: S-allyl cysteine trong tỏi đen có khả năng làm giảm cholesterol.
  • Chống vi khuẩn, nhiễm trùng: S-allyl cysteine hỗ trợ hấp thụ allicin, tăng khả năng tự bảo vệ của cơ thể chống lại vi khuẩn, virus và tác nhân nhiễm trùng.
  • Chống gốc tự do: Tỏi đen có khả năng chống oxy hóa tốt do đó tỏi đen rất tốt cho các bệnh mãn tính (gây ra bởi các tế bào bị hư tổn do các gốc tự do) như tim mạch, bệnh Alzheimer, viêm khớp…
  • Hỗ trợ điều trị ung thư: Các hợp chất sulfur hữu cơ, dẫn chất của tetrahydro carboline được hình thành từ quá trình lên men có hoạt tính mạnh dọn gốc tự do và ức chế quá trình peroxy hóa lipid giúp kháng lại các tế bào khối u.

Một vài cách sử dụng tỏi đen

Ăn trực tiếp: Tỏi đen nguyên củ, bóc vỏ ăn trực tiếp từ 1-3 củ /ngày. Khi ăn nên nhai kỹ để việc hấp thụ tỏi đen dễ dàng hơn
Dùng ngâm rượu: Ngâm tỏi đen với rượu trắng, tốt nhất là rượu nếp nguyên chất không có cồn. Cách dùng mỗi lần khoảng 50ml, uống ít nhất 1 lần trong ngày.

2.Rễ cỏ tranh: Vị thuốc quý giải độc gan, bổ thận

 Có lẽ bất kỳ ai trong chúng ta đều đã một lần thử một cốc nước sâm mát lạnh trong những ngày hè nóng nực. Nhưng ít ai biết một trong những nguyên liệu làm ra nó lại chính là rễ cỏ tranh, một loại cây dại mà trước đây vẫn bị xem như là “kẻ thù của nhà nông”. Và lợi ích của nó không dừng lại ở một cốc nước sâm giải nhiệt.

Vị thuốc quý từ 2.000 năm trước

Những xe nước sâm lạnh bên đường từ lâu đã là hình ảnh quen thuộc của đường phố Sài Gòn và những cốc nước sâm ngọt mát đã đi vào ký ức của mỗi người khi nghĩ đến thành phố nhiệt đới nhiều nắng, sôi động này. Không chỉ mang lại thu nhập cho các hàng nước giải khát, những cốc nước sâm lạnh còn là nguồn sống của không ít người dân mưu sinh bằng nghề đào rễ cỏ tranh.
Một người dân sống tại P.15, Q.8, Tp.HCM, nơi có gần 40 hộ dân sinh sống bằng nghề đào rễ tranh hàng chục năm nay cho biết: “Rễ cỏ tranh có nhiều đốt như đốt mía và có vị ngọt. Nước nấu từ rễ cỏ tranh giúp thông tiểu, giải nhiệt, giải khát, giải độc. Còn khi nấu cùng với mía lau, rau bắp thì sẽ thành nước sâm, vẫn bán ở hè phố”.
Rễ cỏ tranh màu từ trắng ngà đến vàng nhạt, có nhiều đốt, xung quanh có các lá vẩy và rễ con. Trong rễ tranh có 18% là đường (cả đường glucose và fructose), đó là lý do vì sao rễ loại cây này lại có vị ngọt; cùng với các loại acid citric, malic, tartatric, oxalic, triterpene methylethers, arundoin và cylindrin.
Chẳng phải đến bây giờ người ta mới biết đến những lợi ích của nó, rễ cỏ tranh đã được dùng làm thuốc từ 2.000 năm trước và là vị thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh. Ngoài ra nó còn có mặt trong rất nhiều cuốn y thư cổ khác như Danh y biệt lục, Bản thảo kinh sơ, Đắc phổi bản thảo, Bản thảo cầu chân. Cỏ tranh có ở nhiều quốc gia và ở mỗi nước, nó lại được dùng để chủ trị các loại bệnh khác nhau. Ở Cambodia, rễ tranh được kết hợp với vài loại thảo mộc khác để trị bệnh trĩ. Ở Trung Quốc, rễ loại cây này được dùng để hạ sốt, trị nôn mửa, phù thủng. Còn người châu Phi lại dùng cỏ tranh để trị bệnh lậu và các rắc rối ở đường tiết niệu.
Khi dùng làm thuốc, bạn phải cắt bỏ phần rễ nằm trên mặt đất, chỉ lấy phần rễ nằm dưới mặt đất, bổ sạch bẹ, lá, rễ con. Đông y gọi rễ cỏ tranh là mao căn. Từ rễ cỏ tranh nguyên bản, tùy theo cách bào chế và mục đích chữa bệnh, vị thuốc này có thêm những tên gọi khác nhau. Rễ cỏ tranh tươi, rửa sạch, thái nhỏ thì được gọi là sinh mao căn. Rễ cỏ tranh tẩm nước cho mềm rồi cắt thành đoạn, phơi khô, sàng bỏ chất vụ thì được gọi là bạch mao căn. Lấy bạch mao căn cho vào nồi sao cho thuốc chuyển sang màu đen, bỏ ra phơi khô thì được mao căn thán.

Mát gan, lợi thận

Theo Đông y, rễ cỏ tranh vị ngọt, tính hàn nên có tác dụng thanh nhiệt, giải khát rất tốt. Nó còn giúp tiêu ứ huyết, lợi tiểu tiện, thanh phế vị nhiệt; chủ trị các chứng như chảy máu cam, tiểu ra máu, bí tiểu.
Còn theo y học hiện đại thì rễ cỏ tranh có tác dụng làm đông máu nhanh, bột mao căn làm rút ngắn thời gian hồi phục calci của huyết tương ở thỏ thực nghiệm. Về tác dụng lợi tiểu, y học hiện đại đã chứng minh bằng các thí nghiệm trên thỏ. Y học hiện đại cho rằng tác dụng này có liên quan đến hệ thần kinh hoặc do thuốc có chứa muối kali. Ngoài ra thuốc sắc từ rễ cỏ tranh còn có tác dụng ức chế vi khuẩn, mà cụ thể là khuẩn Flexner và Sonnei gây ra bệnh kiết lỵ ở người. Nhưng có lẽ, tác dụng được nhiều người nhắc đến nhất ở loại thảo dược này chính là hỗ trợ điều trị bệnh thận.
Lương y Huyên Thảo (Hà Nội) trong một bài giới thiệu về vị thuốc này chia sẻ: Các nghiên cứu lâm sàng tại Trung Quốc cho thấy, rễ cỏ tranh có tác dụng tương đối tốt trong việc hỗ trợ điều trị viêm thận cấp, giúp rút ngắn thời gian điều trị. Đối với viêm thận mạn tính, rễ cỏ tranh với tác dụng lợi niệu, tiêu thũng và hạ huyết áp nhất định.
Để hỗ trợ điều trị viêm thận cấp, sắc 200g bạch mao căn với 500ml nước, đun nhỏ lửa, đến khi còn lại 100-150ml thì dùng được, chia thành 2-3 lần uống, dùng hết trong ngày. Uống liên tục trong 1 tháng sẽ thấy hiệu quả khá rõ rệt.
Hoặc, bạn cũng có thể dùng sinh mao căn kết hợp với mã đề, kim ngân hoa, cam thảo nam, kim anh tử, đậu đen, hoàng đằng, kinh giới, cỏ mần trầu để cho hiệu quả tốt hơn. Các loại trên mỗi vị 10g, đổ vào 3 bát nước, sắc còn khoảng 1 bát, uống sau bữa ăn, dùng hết trong ngày. Uống liên tục trong 15 ngày.
Những người gan yếu do hút thuốc, uống rượu bia nhiều hoặc các rắc rối về chức năng gan, có thể dùng các bài thuốc từ rễ cỏ tranh để thanh lọc, giải độc, làm mát gan. Bạn có thể dùng rễ cỏ tranh để nấu nước uống theo cách sau: Lấy 200g sinh mao căn sắc với 700ml nước, đun to lửa, khi nước sôi thì giảm nhỏ lửa đun tiếp 7-10 phút, lọc lấy nước, uống thay chè, dùng trong ngày. Uống liên tiếp 10-15 ngày. Bạn có thể nghỉ một thời gian rồi uống lặp lại 10-15 ngày nữa.
Mao căn cũng có thể nấu với thịt lợn nạc để làm thành món ăn bài thuốc. Dùng 150g sinh mao căn, 50g bạch anh tươi, 150g thịt lợn nạc thái lát mỏng. Cho vào nồi đun nhừ, nêm gia vị vừa đủ, ăn 1 lần/ngày, liêu tục trong 10-15 ngày.

Và nhiều công dụng khác

Không chỉ dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh về gan thận, rễ cỏ tranh còn có mặt trong nhiều bài thuốc khác:
  • Chảy máu cam: Dùng 36g bạch mao căn, 18g chi tử sắc với 400ml nước, đến khi còn 100ml, uống nóng sau ăn hoặc trước khi ngủ. Nếu dùng sinh mao căn thì cần dùng 80g, sắc nước uống hàng ngày, uống khi nguội sau bữa ăn, kéo dài 7-10 ngày.
  • Hen suyễn: Sắc 20g sinh mao căn, uống sau khi ăn tối khi thuốc còn ấm, dùng trong 8 ngày.
  • Lợi tiểu: Bạch mao căn 30g, râu ngô 40g, xa tiền tử 25g, hoa cúc 5g, tất cả trộn đều. Mỗi lần lấy 50g hãm với 0,75ml nước sôi, uống trong ngày; dùng trong 10 ngày. Bạn cũng có thể dùng 50g sinh mao căn, 15g lá sen cạn, 10g râu ngô, 10g rau má, 8g rau diếp cá, sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần. Dùng 3-5 ngày.
  • Tiểu ra máu (do nhiễm trùng đường tiết niệu): Dùng mao căn thán, gừng (đã sao cháy) sắc với 400ml nước còn 100ml, uống trong ngày khi thuốc còn ấm, nên uống trước bữa ăn tối. Dùng trong 7-10 ngày.
Lưu ý: Người hư hỏa, phụ nữ mang thai không nên dùng rễ cỏ tranh

3. 10 công dụng nên thử của lá tre

Đã từ rất lâu, cây tre là người bạn thân thiết của người dân Việt Nam. Ngoài ra, tre cũng là cây cho nhiều vị thuốc quý, cụ thể chữa được nhiều loại bệnh khác nhau.
Cây tre có tên khác là tre gai, tre nhà. Bộ phận dùng làm thuốc là (lá tre) tên thuốc là trúc diệp. Lá tre chứa chlorophyll, cholin…Cây tre được sử dụng làm thuốc trong dân gian và Đông y từ rất lâu đời. Tác dụng làm thuốc của cây tre được ghi lại sớm nhất trong sách “Danh y biệt lục”, cách nay khoảng 1500 năm.
Theo Đông y, lá tre vị ngọt nhạt, hơi cay, tính lạnh; vào kinh tâm và phế, có tác dụng thanh nhiệt, giải cảm, giải độc, hay được dùng trong các trường hợp mụn nhọt viêm tấy mưng mủ và sốt nóng trong dịch sốt huyết. Liều dùng 6-10g khô, 30-60g tươi dưới dạng nấu, sắc, hãm…
Một số bài thuốc sau chữa bệnh từ lá tre:

Lá tre chữa cảm sốt

  • Lá tre 30g, thạch cao 12g, mạch môn 8g, gạo tẻ 7g, bán hạ 4g, nhân sâm 2g, cam thảo 2g. Sắc uống ngày 1 thang. Chữa cảm sốt, miệng khô khát.
  • Lá tre 16g, kim ngân hoa 16g, cam thảo đất 12g, kinh giới 8g, bạc hà 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Chữa cảm cúm, sốt cao.

Lá tre chữa co giật trẻ em

Lá tre 16g, sinh địa 12g, mạch môn 12g, câu đằng 12g, lá vông 12g, chi tử 10g, cương tằm 8g, bạc hà 8g. Sắc uống.

Lá tre chữa sởi thời kỳ đang mọc

Lá tre 20g, sài đất 16g, kim ngân hoa 16g, mạch môn 12g, sa sâm 12g, cát căn 12g, cam thảo đất 12g. Sắc uống.

Chữa thủy đậu

Lá tre 8g, liên kiều 8g, cát cánh 4g, đạm đậu sị 4g, bạc hà 3g, chi tử 3g, cam thảo 3g, hành tăm 2 củ. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa ho suyễn, hoặc trúng phong cấm khẩu

Gừng sống giã vắt lấy nước cốt 1 chén, hòa với 1 chén trúc lịch cho bệnh nhân uống dần.

Chữa nấc

Dùng lá tre, tinh tre, gạo tẻ (rang vàng) mỗi thứ 20g, thạch cao (nướng đỏ) 30g, bán hạ 8g, mạch môn (bỏ lõi) 16g, tai quả hồng 10 cái; nước 800ml, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trong ngày.

Chữa viêm bàng quang cấp tính

Lá tre 16g, sinh địa 12g, mộc thông 12g, hoàng cầm 12g, cam thảo 6g, đăng tâm thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa miệng lưỡi lở loét

Búp tre 15-20g, sinh địa 10g, mộc thông 10g, cam thảo 8g, sắc nước uống thay nước trong ngày.

Chữa đái ra máu

Lá tre, mạch môn, mã đề, rễ cỏ tranh, thài lài tía, râu ngô mỗi thứ 20g; nước 700ml, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trong ngày.

Chữa viêm màng phổi có tràn dịch

Lá tre 20g, thạch cao 20g, vỏ rễ dâu, hạt rau đay, hạt bìm bìm, rễ cỏ tranh, thổ phục linh, bông mã đề mỗi thứ 12g. Dùng 600ml nước, sắc còn 200ml; uống hết một lần trước bữa trưa 30 phút. Lại thêm nước, sắc lần thứ hai, uống trước bữa cơm chiều. Cùng với việc điều trị bằng kháng sinh, bài thuốc này có tác dụng hỗ trợ rất tốt.

4.Kháng sinh thiên nhiên : cây hẹ

Chỉ là một cây gia vị rẻ tiền nhưng hẹ lại nắm giữ nguồn kháng sinh tự nhiên nên trị được nhiều bệnh mà chẳng lo mệt mỏi, kháng thuốc.

Từ cây dại thành gia vị trợ tiêu hóa

Mọc dại ở vùng Trung và Bắc Á, cây hẹ ngày nay đã được thuần hóa gieo trồng, phát triển quanh năm. Đông y gọi hẹ là cửu thái, khởi dương thảo, có vị cay, tính ấm, bổ dương, tán huyết, giải độc, cầm máu, tiêu đờm… Sách “Nam dược thần hiệu” của Tuệ Tĩnh dùng hẹ trong nhiều bài thuốc trị tiểu dầm, ho, cảm, thổ tả, lên cơn suyễn đột ngột…
Đông y Trung Quốc cho hẹ là bài thuốc trợ tiêu hóa rất tốt, hiện nay chúng được trồng và thu hoạch phổ biến để đưa về các nhà máy chế biến làm gia vị khô. Người châu Âu và châu Mỹ cũng sử dụng hẹ làm gia vị trong món salad với tên gọi “tỏi thơm” để tránh tình trạng đầy bụng, ợ hơi và trị tiêu chảy vì có chất kháng sinh mạnh.

Kháng sinh mạnh hơn penicillin

Thành phần của hẹ chứa các hoạt chất kháng sinh mạnh như allcin, odorin, sulfit mạnh hơn cả kháng sinh penicillin, chống được tụ cầu và nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như Streptococcus hemolyticus, Salmonella tryphi, Shigella flexneri, Shigella shiga, Coli bethesda, Bacillus subtilis…
Nhờ vậy chúng có thể chữa được ngứa ghẻ, chín mé, nhiễm trùng da bằng cách đắp lá giã nhỏ lên vết thương; tiện lợi trong việc trị giun kim cho trẻ mà không sợ tác dụng phụ của thuốc tân dược. Trường hợp viêm lợi đau nhức cũng có thể dùng hẹ để kháng viêm, diệt khuẩn bằng cách giã nát và ngậm trong miệng. Trẻ em bị viêm tai có thể lấy nước lá hẹ nhỏ vào để diệt vi khuẩn.
Kháng sinh trong lá hẹ cũng diệt được trùng roi âm đạo nên chúng cũng trở thành bài thuốc phụ khoa hữu hiệu cho chị em hay tiết dịch âm đạo, viêm nhiễm, khí hư. Trong trường hợp này, phụ nữ có thể dùng bằng cách uống nước lá và rửa ngoài âm đạo.

Long đờm trị ho

Hẹ có thành phần saponin có tác dụng long đờm. Kết hợp với thành phần kháng sinh, hẹ trở thành vị thuốc tốt cho những người hen suyễn, khò khè có đờm, ho do lạnh, nhiễm khuẩn. Dược tính này của hẹ gần với tỏi nhưng lại ít hắc hơn nên dễ dùng cho trẻ nhỏ. Khi cho trẻ uống nước lá hẹ thì ngoài trị ho, giun kim, còn trị được chứng tiểu dầm, hay đổ mồ hôi trộm, viêm hô hấp trên.

Tăng nhạy cảm insulin

Lá hẹ giàu chất xơ lại có tác dụng tăng tính nhạy cảm của tế bào với insulin nên chúng tốt cho bệnh nhân đái tháo đường phụ thuộc insulin. Chúng làm giảm đường huyết, giảm mỡ máu, ngừa xơ mỡ động mạch, bảo vệ tuyến tụy. Bệnh nhân đái tháo đường nên dùng lá hẹ nấu canh hoặc làm gia vị hàng ngày.

Lưu ý khi dùng hẹ

  • Hẹ kỵ với mật ong nên nếu muốn nước hẹ ngọt, dễ uống thì chỉ thêm đường phèn, tránh dùng mật.
  • Một số hoạt chất trong hẹ dễ bay hơi, phân hủy nên chỉ dùng nước hẹ tươi hoặc hấp chín, không sắc hoặc đun sôi kỹ vì sẽ làm giảm tác dụng của các hoạt chất.
  • Toàn thân hẹ đều có dược tính nên khi dùng làm thuốc, tốt nhất dùng cả hoa, lá và rễ. Hẹ thu hoạch quanh năm nhưng mùa xuân dược tính cao hơn.

5.Chữa viêm đại tràng bằng lá mơ lông

Viêm đại tràng là bệnh khá phổ biến hiện nay. Viêm đại tràng nếu để lâu có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như đại tràng cấp tính, thủng đại tràng, chảy máu nặng và có thể dẫn đến ung thư trực tràng.
Hiện nay cả Tây y và Đông y đều có những phương pháp để chữa được viêm đại tràng. Đặc biệt đối với Đông y có biện pháp vô cùng đơn giản mà mang lại hiểu quả cao đó chính là sử dụng lá mơ lông.
Triệu chứng của bệnh viêm đại tràng đó là: rối loại tiêu hóa kéo dài, đi ngoài phân lúc táo, lúc lỏng, đau âm ỉ vùng bụng dưới hoặc dọc khung đại tràng, đau tăng sau khi ăn hoặc trước khi đi đại tiện. Bệnh viêm đại tràng gây ra những tổn thương sâu và rộng trên biểu mô niêm mạc đại tràng. Do đó khi phát hiện ra bệnh cần phải chữa trị ngay tránh để lâu lại phát sinh ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Theo Đông y thì lá mơ là một thành phần quan trọng và không thể thiếu trong bài thuốc chữa đại tràng. Lá mơ có vị mát, thanh nhiệt, có tác dụng chữa các bệnh liên quan đến tiêu hóa như tiêu chảy, kiết lỵ, chậm tiêu, đầy bụng, sa trực tràng…
Theo các nghiên cứu hiện đại thì trong lá mơ lông có chữa protein, carotene, vitamin c và tinh dầu có tác dụng ức chế sự phát triển của một số loại vi khuẩn chống co thắt hồi tràng. Trong Đông y để điều trị bệnh đại tràng mán tính thường kết hợp lá mơ lông với các thảo dược khác như vọng cách, bạch truật, mộc hoa trắng, lá khôi tía, sa nhân, trần bì, mạch nha, sơn trà, mộc hương, đảng sâm, hoàng liên. Trong bài thuốc này, hoàng liên có tác dụng như một kháng sinh thực vật, kết hợp với tác dụng kích thích tiêu hóa của sa nhân, đảng sâm và tác dụng giảm tiêu chảy, nhuận tràng của bạch truật, lá khôi tía; của trần bì, sa nhân, mạch nha ôn ấm tỳ vị.
Để điều trị ổn định bệnh người bệnh cần phải kiên trì sử dụng bài thuốc này hàng ngày và liên tục. Người bệnh nên tránh ăn những đồ cay nóng, những thực phẩm có chứa chất kích thích như bia rượu, cà phê, thực phẩm sống để bệnh nhân ổn định và tránh tái phát.

6.Rẻ tiền và nhiều công dụng đó chính là râu ngô

Râu ngô là loại dễ kiếm, dễ bảo quản, dễ sử dụng và đặc biệt là mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ngoài ra, râu ngô còn là một loại thuốc hỗn hợp của nhiều vitamin và các vi chất ở dạng tự nhiên cần thiết cho cơ thể chống ôxy hoá tốt hơn bất cứ một loại thuốc bổ nào.
Theo Y học cổ truyền, râu ngô (bắp) và ruột bấc trong thân cây ngô có vị ngọt, tính bình, vào 2 kinh thận và bàng quang trị đái vàng rắt buốt, bí tiểu, viêm tiết niệu, tiểu ra máu, xuất huyết nội tạng, sạn trong gan, mật, thận, sạn niệu, bàng quang, phù thủng, làm hạ áp huyết, làm thông mật trong điều trị gan mật, sỏi mật, vàng da… Đặc biệt, râu ngô là một trong các loại thảo dược dùng để điều trị bệnh gan có hiệu quả nhất.
Trong râu ngô có chứa vitamin A, vitamin K, vitamin B1, B2, B6 (pyridoxin), vitamin H (biotin), vitamin C, vitamin PP, các flavonoid, axit pantothenic, isotol, các saponin, các steroid như sytosterol và sigmasterol, các chất đắng, dầu béo, vết tinh dầu và nhiều chất vi lượng khác.

Tác dụng dược lý của râu ngô

  • Uống nước râu ngô có tác dụng làm tăng bài tiết mật, giảm độ nhớt của mật, tạo điều kiện dẫn mật vào ruột được dễ dàng.
  • Uống nước râu ngô còn làm hạ đường huyết, tăng bài tiết nước tiểu và làm máu chóng đông.
  • Dùng râu ngô hàng ngày thay nước chè (trà) có tác dụng rất hiệu quả cho người bị ứ mật và sỏi túi mật .
  • Nước luộc rau ngô có tác dụng lợi tiểu trong các bệnh về thận.
  • Nước luộc rau ngô có tác dụng trong các trường hợp bị phù có quan hệ đến bệnh tim.
  • Thường xuyên dùng nước luộc râu ngô lâu dài cho người bị bệnh sỏi thận hay sỏi bàng quang và niệu quản sẽ làm tan các loại sỏi tạo thành do urat, phosphat, carbonat.
  • Nước hãm râu ngô có tác dụng cầm máu trong trường hợp xuất huyết tử cung, nhất là tạng người dễ chảy máu.

Bài thuốc từ râu ngô trị bệnh

1. Bệnh sỏi thận hoặc tiết niệu

  • Cho 10g râu ngô vào 200ml nuớc sôi, đun cách thủy 30 phút lấy nước hãm.
  • Nếu làm nuớc sắc râu ngô thì lấy 10g râu ngô cho vào 300ml nước rồi đun sôi nhỏ lửa trong 30 phút.
Nước hãm, nước sắc râu ngô dùng mỗi lần từ 20-60ml trước các bữa ăn 3-4 giờ.

2. Ho ra máu

Râu ngô 50g, đường phèn 50g, cho vào nấu canh. Mỗi ngày 1 liều, uống 2 lần sáng, tối. 5 ngày 1 liệu trình.

3. Trị bệnh tiểu đường

Mỗi ngày dùng 40-50g râu ngô sắc lấy nước uống. Có thể phối hợp thêm với các vị thuốc khác: Mạch môn, thiên môn, cỏ ngọt, tri mẫu… hiệu quả sẽ tốt hơn.

4. Râu ngô còn có tác dụng chữa bệnh huyết áp cao

Uống nước luộc bắp mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 200cc cho đến khi áp huyết trở lại bình thường và ổn định. Dùng 30g râu bắp với 300cc nước sắc cạn còn 100cc, uống 1 lần mỗi ngày.

5. Chữa viêm gan, tắc mật, vàng da, tiểu vàng, đại tiểu tiện ra máu, phù thủng, viêm thận cấp

Sắc 40g râu ngô khô (mua ở tiệm thuốc bắc) uống như nước trà trong ngày.

7.TOP những cây cỏ có khả năng cầm máu tốt

Chảy máu là nguy cơ thường trực mà chúng ta phải đối mặt hàng ngày: chảy máu do vận động, chảy máu chân răng, chảy máu mũi, đi ngoài ra máu… Tuy nhiên bạn có thể bớt lo nếu mắc các chứng trên bởi đã có rất nhiều cây cỏ quanh ta có khả năng cầm máu tốt. Dưới đây là vài ví dụ

Mộc nhĩ chữa đại tiện xuất huyết

Nhìn chung các loại mộc nhĩ đều có công năng làm mát máu và cầm máu, dùng rất tốt trong các trường hợp băng huyết, đại tiện xuất huyết. Mộc nhĩ mọc ở cây dâu dùng chữa băng huyết, rong kinh, hành kinh không dứt nhiều tuần bằng cách lấy mộc nhĩ dâu sao đen, tán nhỏ, uống mỗi lần 3-5 thìa. Ngày uống 3-4 lần.
Nếu đi lỵ ra máu, lấy mộc nhĩ 20g, sao tán bột uống, chia 3 lần trong ngày. Để chữa đại tiện ra máu, táo bón, dùng mỗi lần 5g mộc nhĩ bồ kết tán vụn. Nếu chưa đỡ, uống thêm 3-4 lần sẽ khỏi.

Trắc Bách Diệp ngăn chảy máu chân răng

Trắc bách diệp là một loại cây cảnh, cành non và lá của nó thường được sử dụng cầm máu tức thời rất tốt. Trắc bách diệp được thu hái quanh năm, tốt nhất vào tháng 3-5, rửa sạch, phơi trong râm hoặc sấy nhẹ cho khô để bảo đảm phẩm chất. Khi dùng, để sống hoặc sao đen. Thuốc có vị đắng chát, hơi hàn, giúp cầm máu trong những trường hợp sau:
Ho ra máu, thổ huyết: Trắc bách diệp (sao cháy đen)+ ngải cứu 30g; can khương đã sao vàng 6g, sắc uống mỗi ngày 1 lần. – Chảy máu chân răng: Trắc bác diệp, hoàng liên, a giao mỗi vị 12g; thạch cao 20g; sinh địa, thiên môn mỗi vị 16g sắc uống sẽ khỏi. Sốt xuất huyết: Trắc bách diệp, rễ cỏ tranh, cỏ nhọ nồi mỗi vị 16 g; lá tre, hạ khô thảo mỗi vị 20g, sắc uống trong ngày.
Trĩ ra máu: Trắc bách diệp, hoa kinh giới, hoa hòe, chỉ xác (lượng bằng nhau). Tất cả phơi khô, giã nhỏ. Ngâm nước nóng, chắt lấy nước uống trước bữa ăn 30phút.

Cỏ mực chữa chảy máu mũi

Người ta còn gọi nó là cây nhọ nồi, tính lạnh, vị ngọt chua, không độc, dân gian thường lấy lá giã nát đắp vào chỗ chảy máu ngoài da. Bên cạnh đó cỏ mực được dùng cầm máu trong các bệnh như: xuất huyết trong (chảy máu dạ dày, tiểu tiện ra máu, thổ huyết do lao, rong kinh), kiết lỵ, viêm gan mạn, chấn thương sưng tấy lở loét, mẫn ngứa (uống trong, rửa ngoài).
Để chữa chứng chảy máu mũi, lấy cỏ mực giã nát, đắp vào giữa mỏ ác và trên trán là khỏi.
Lưu ý:
  • Tránh dùng cỏ mực khi bị lạnh trong, tiêu chảy.
  • Không dùng cho phụ nữ có thai vì nó có thể gây xảy thai do chất chống đông trong cỏ mực.

Hoa hòe chống xuất huyết não

Hiện nay, hoa hòe không những được dùng trong Đông y mà còn là một nguồn dược liệu quan trọng của ngành dược hiện đại. Từ hoa này người ta đã chiết xuất được chất rutin có tác dụng làm tăng sức chịu đựng và giảm sự thẩm thấu của các mao mạch, để sản xuất nhiều vị thuốc phòng và chữa các chứng xuất huyết, tai biến mạch máu não ở người tăng huyết áp.
Nụ hoa hòe chưa nở là bộ phận quý nhất của cây vì lúc này hoa có hàm lượng rutin cao nhất. Vì vậy bao giờ người ta cũng thu hoạch hoa hòe vào lúc có nhiều nụ to, chưa nở hoa, trọng lượng và chất lượng dược liệu sẽ cao hơn. Trong nhân dân, hoa hòe được dùng chủ yếu làm thuốc cầm máu trong các bệnh ho ra máu, chảy máu cam, tiểu tiện ra máu, ruột chảy máu…
Liều dùng mỗi ngày 8-16g dưới dạng thuốc sắc. Hoa hòe còn được dùng để nhuộm màu thực phẩm (tạo màu vàng), vừa đẹp vừa lành. Pha nước hoa hòe vào rượu, rượu sẽ có màu vàng cam. Ngâm gạo nếp với nước hoa hòe để nấu xôi hay cho vào bột làm bánh, các món ăn trên sẽ có màu vàng nghệ tươi nom rất hấp dẫn, lại tốt cho sức khỏe.

Hoa sò huyết chống viêm

Hoa sò huyết thuộc họ thài lài, còn gọi là lẻ bạn, được trồng làm cảnh ở nhiều nơi. Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành tán bao bọc bởi hai mo úp vào nhau hình giống như con sò, hoa màu trắng vàng, được thu hái vào tháng 4-5, dùng tươi hoặc phơi khô. Ngoài ra người ta còn dùng lá, chống viêm, cầm máu, nhuận phế, giảm ho, giải độc.
  • Chữa ho ra máu, đi ngoài ra máu: Hoa sò huyết 30-40g, để tươi, rửa sạch, giã nát, thêm nước, gạn uống hoặc phơi khô, sắc lấy nước đặc uống một lần.
  • Chữa đái ra máu: Hoa sò huyết 15g, diếp cá 15g, rau má 20g, rễ cỏ tranh 10g, râu ngô 10g. Tất cả để tươi, sắc uống ngày một thang.

Ngó sen rịt máu mũi

Trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian, ngó sen được dùng với tên thuốc là liên ngẫu, có vị ngọt, hơi sít do chất nhựa, tính mát, lành. Dược liệu để sống thì hàn, nấu chín thì ôn, có tác dụng cầm máu là chủ yếu, bổ huyết và điều kinh.
Để chữa chảy máu cam, lấy ngó sen 30g (có thể dùng riêng hoặc phối hợp với lá hẹ, lượng bằng nhau) để tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước nhỏ vào lỗ mũi, máu sẽ cầm ngay.

Cây tơ mành giúp lành vết thương

Đây là một loại cây tầm gửi, mọc thành bụi, có thân cành vươn dài dựa vào cây khác, màu xám phủ lông mịn. Lá mọc đối, hai mặt có lông. Khi bẻ thân và lá thấy có những sợi mảnh như tơ.
Theo kinh nghiệm dân gian, cây tơ mành có tác dụng cầm máu trong trường hợp vết thương nhỏ, chảy máu như đứt tay, xước da, lấy lá rửa sạch, giã nát, rịt ngay vào vết thương rồi buộc chặt. Có thể dùng lá tơ mành phơi khô, đốt thành than, tán bột và rắc vào vết thương. Lá tơ mành nếu phối hợp với lá cây quyển bá, giã đắp, tác dụng cầm máu sẽ nhanh hơn.
Hoặc trường hợp nặng hơn, bị gãy xương, lấy lá tơ mành và lá dâu tằm (1 kg), giã nát, xào nóng rồi đắp bó sẽ rất nhanh lành.

8.Dùng hạt gấc đúng cách có thể chữa rất nhiều bệnh

Quả gấc là loại quả phổ biến ở nước ta. Dầu gấc được biết đến với rất nhiều công dụng như chữa mụn nhọt, sưng tấy tràng nhạc, lở loét, tiêu thũng. Tuy nhiên theo các nghiên cứu thì không phải ai cũng có thể sử dụng được gấc. Trong một số trường hợp thì nó lại có thể khiến người dùng bị ngộ độc.

Nguy hiểm khi dùng đường uống.

Theo những tài liệu Đông y cổ ghi chép không nên dùng hạt gấc cho bệnh thuộc về nội chứng (chứng bệnh ở phần trong thân thể). Theo tài liệu chỉ dẫn dùng thuốc Nam, hạt gấc nên làm thuốc dùng bôi ngoài da, liều lượng chỉ nên 2-4g/ngày, khi dùng phải nướng chín hạt. Có một số người dùng bài thuốc từ hạt gấc để chữa bệnh xương khớp như dùng rượu ngâm hạt gấc. Tuy nhiên bệnh chưa đỡ thì người dùng đã bị trúng độc với triệu chứng người mệt mỏi, chóng mặt và buồn nôn.
Theo một thí nghiệm được tiến hàng ở khoa dược- Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh về thành phần dược tính của cao lỏng hạt gấc đã cho kết quả độc tố cấp đã làm cho những chú chuột thí nghiệm bị chết. Do đó các bác sĩ đưa ra lời khuyến cáo không được sử dụng hạt gấc làm thuốc qua đường uống một cách bữa bãi. Khi dùng nên có sự tư vấn của bác sĩ.

Dùng đúng cách hạt gấc sẽ có lợi.

Trong Đông y, hạt gấc được gọi là mộc miết tử. Theo TS. Võ Văn Chi, tác giả cuốn sách “Những cây thuốc thông thường”: Nhân hạt gấc màu vàng, vị đắng, hơi ngọt, tính ôn, hơi độc, vào hai kinh can và đại tràng có tác dụng chữa mụn nhọt, sưng tấy, tràng nhạc, lở loét, tiêu thũng. Tuy nhiên bạn nên dùng dầu gấc, hạt gấc để bôi ngoài da không nên dùng để uống. sau đây là một vài bài thuốc chữa bệnh từ hạt gấc.

Trị mụn nhọt, ghẻ lở

Dùng hạt gấc giã nát với một ít rượu 30-40 độ, đắp lên vùng tổn thương.

Trị bệnh trĩ

Lấy hạt gấc giã nát thêm một ít giấm thanh, gói vào vải sạch, đắp vào hậu môn để qua đêm. Mỗi đêm đắp thuốc một lần.

Trị chứng tụ máu khi bị chấn thương

Dùng hạt gấc đốt vỏ cháy thành than, nhưng nhân hạt chỉ vàng không cháy, giã nát. Khoảng 20-40 hạt cho vào 400-500ml rượu ngâm khoảng một tháng. Khi rượu thuốc có màu đỏ sẫm, mùi hắc thì có thể dùng để bôi vào chỗ tụ máu.

Trị chai chân

Khi bị dị vật găm vào chân gây sừng hóa tế bào biểu bì của gan bàn chân bạn có thể dùng nhân hạt gấc (giữ cả màng hạt) giã nát, cho thêm một ít rượu trắng 35-400, bọc thuốc trong túi nylon, dán kín miệng túi; khoét một lỗ nhỏ bằng chỗ chai chân rồi áp thuốc vào đó. Cứ hai ngày thay thuốc một lần. Làm liên tục khoảng 5-7 ngày thì chỗ chai chân sẽ tự rụng ra.

9.Ngải cứu: vị thuốc dân gian của người nghèo

Ngải cứu là loại cây gia vị được dùng nhiều trong các món ăn của người Việt Nam. Ngoài ra ngải cứu còn được biết đến là một loại cây có thể chữa bệnh đặc biệt hiệu quả trong điều trị xương khớp, giảm đau và an thần. Cây ngải cứu được trồng nhiều ở nước ta nó là loại cây dễ tìm và rẻ tiền. Theo Đông y, ngải cứu tính hơi ôn, vị cay. Sau đây là một số bài thuốc từ ngải cứu.

Chữa bệnh cho phụ nữ.

Trong đông y ngải cứu được dùng làm thuốc ôn khí huyết, điều kinh, an thai, dùng chữa đau bụng do hàn, kinh nguyệt không đều. Đối với những chị em phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, đau bụng khi đến kỳ kinh nguyệt có thể dùng bài thuốc sau: Dùng 10g ngải cứu khô sắc với nước hoặc hãm với nước sôi uống như trà, uống ba lần trong ngày.
Thuốc an thai: Để chữa chứng ra máu, đạu bụng khi mang thai, thai phụ nên dùng bài thuốc: 15g ngải cứu, 15g lá tía tô, thêm 600ml nước lã. Sau đó, đun cho tới khi chỉ còn khoảng 100-150ml, chia uống làm 3-4 lần trong ngày.
Ngoài công dụng điều kinh, ngải cứu còn được dùng làm thuốc giúp sự tiêu hoá, chữa đau bụng, nôn mửa.

Điều trị xương khớp.

Theo các nghiên cứu thì trong ngải cứu chứa chất tamin có tác dụng chống phù nề, mineol làm giảm đau và làm mềm gân, chống quá trình xơ hóa, thyon có tác dụng kích thích gân cơ, dâ chằng giúp phục hồi cử động sớm. Ngòa ra thì ngải cứu còn có tác dụng kích thích, tăng cường cơ bắp và sức đề kháng cho cơ thể bởi trong ngải cứu có chứa các thành phần thujone, tanacetone, azulene và cadinene. Ngoài ra bạn nên uống trà ngải cứu thường xuyên bởi nó có tác dụng lưu thông mạch, giảm viêm sưng, chống lại được nhiều bệnh tật.

Giúp an thần giảm đau.

Ngải cứu khô khi được hun khói tiết ra chất histamin và acetylcholin là hai chất thường dùng trong các loại thuốc kháng sinh, giảm đau, an thần. Chính vì vậy, trong Đông y người ta thường dùng khói ngải cứu để chữa bệnh đau đầu, ân thần, giảm đau nhức. Tinh dầu ngải cứu có tác dụng kháng khuẩn đối với phế cầu, trực khuẩn lao và một số chủng vi khuẩn khác.

Tốt cho dạ dày và tiêu hóa.

Theo các nghiên cứu cho thấy các chất đắng và tinh dầu ngải cứu có thể trở thành một chất chống viêm loét dạ dày hiệu quả, giúp nhuận tràng và lợi tiểu. Trong Đông y còn sử dụng ngải cứu với mục đích chống giun sán. Dùng nước ép từ lá ngải cứu uống trong vài ngày sẽ giúp loại bỏ giun trong đường ruột.

Một số lưu ý khi dùng ngải cứu.

Ngải cứu có nhiều tác dụng chữa bệnh. Tuy nhiên theo các bác sĩ Đông y Dương Văn Nội- Hội Đông y Việt Nam thì ngải cứu nếu dùng trong thời gian dài, quá liều có thể gây ngộ độc. Người bị trúng độc ngải cứu thường có những biểu hiện, miệng và họng bị kích thích nhẹ, họng người bệnh có cảm giác khô, khát. Sau khi dùng thuốc khoảng nửa giờ, xuất hiện cảm giác khó chịu ở vùng thượng vị; đau bụng, lợm giọng, buồn nôn, nôn… do dạ dày, ruột bị viêm cấp tính. Độc tính của ngải cứu tác động rõ nhất đối với thần kinh trung ương, khiến cho bệnh nhân lên cơn co giật.
Bác sĩ cũng đưa ra lời khuyền cáo khi dùng ngải cứu :
Phụ nữ mang thai hoặc người đang bị rối loạn đường ruột cấp tính thì không nên dùng ngải cứu. Việc điều trị bất cứ bệnh tật nào bằng ngải cứu không nên sử dụng kéo dài bởi vì nó có thể gây ra rối loạn tiêu hóa hoặc rối loạn thần kinh. Nếu dùng ngải cứu quá mức cần thiết nó có thể gây ra nhức đầu và viêm niêm mạc dạ dày. Người có nội nhiệt, cao huyết áp thì không nên dùng.

10.Tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của hạt bưởi

Bưởi là loại hoa quả khá phổ biến ở nước ta được rất nhiều người ưa thích. Tuy nhiên khi ăn bưởi chúng ta thường bỏ hạt đi mà ít ai biết được rằng hạt bưởi là phần rất quý có tác dụng chữa bệnh rất tốt.
Theo các nghiên cứu thì trong vỏ hạt bưởi có chứa pectin có giá trị phòng và chữa nhiều loại bệnh như : Chống táo bón, cầm máu, sát trùng, tăng cường hấp thu dưỡng chất, giảm hấp thu lipid và cholesterol và đặc biệt nó có khả năng khống chế tăng đường huyết trước và sau bữa ăn ở người bị bệnh tiểu đường.
Pectin là một chất xơ có thể hòa tan trong nước nên chúng ta có thể chiết pectin từ bưởi một cách dễ dàng. Hạt bưởi chọn bỏ hết hạt lép. Theo hướng dẫn của Tri thức trẻ, nếu lượng hạt nhiều thì chỉ lấy khoảng 20 hạt (để chế nước pectin dùng trong 1 ngày), số còn lại đem phơi hoặc sấy thật khô (vỏ ngoài). Bảo quản nơi khô ráo
Cho hạt bưởi vào cốc, rót nước sôi (còn nóng khoảng 70-80 độ C) ngập hạt, dùng dĩa nhiều răng đánh liên tục chừng 5-6 phút rồi gạn hết nước nhầy vào một cốc riêng. Tiếp tục làm như vậy cho đến khi lấy hết nước nhầy (sờ tay vào vỏ hạt thấy hết nhầy). Cũng tùy theo từng loại bưởi mà số lần đánh hạt với nước nhiều hay ít. Có một số loại phải đánh 5-6 lần mới hết nhầy. Cách bảo quản pectin có thể để tủ lạnh được 2 ngày.
Theo các nghiên cứu thì pectin có thể chữa các bệnh như tiểu đường tuýt 2 hoặc giảm béo .Người bệnh uống 50ml trước bữa ăn 10 phút, ngày uống 3 lần. Nên dùng liên tục cho đến khi đường huyết trở về bình thường. Còn đối với người giảm béo thì nên cân kiểm tra tuần 1 lần đến khi đạt yêu cầu thì dừng dùng pectin.
Ngoài ra pectin còn có thể chữa rối loạn lipit máu, tim mạch, táo bón. Uống 50ml sau bữa ăn chính 60 phút, ngày 2 lần. Đến khi xét nghiệm mỡ máu trở về bình thường thì thôi.
Đối với những người bị chảy máu cam, chảy máu chân răng, rong kinh, đa kinh thì cho uống 20ml x 3 lần trong 60 phút đầu, kết hợp với nhét bông tẩm pectin vào lỗ mũi nếu chảy máu cam hoặc nhét vào chân răng nếu chảy máu chân răng. Còn để hỗ trợ tiêu hóa bạn nên uống 20-30 ml dung dịch pectin mỗi ngày sẽ cho bạn hệ tiêu hóa khỏe mạnh.







Giới thiệu sưu tầm các bài thuốc dân gian

1. Công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ củ nghệ

Trong y học cổ truyền, cây nghệ vàng được sử dụng như một vị thuốc quý. Lần đầu tiên Việt Nam đã bào chế thành công Nano Curcumin từ nguồn Curcumin chiết xuất từ cây nghệ vàng trồng trong nước góp phần nâng cao hơn nữa tác dụng của củ nghệ.
Thông tin này được đưa ra tại Hội thảo khoa học “Ứng dụng công nghệ nano trong y – dược học, bước đầu ứng dụng nano curcumin trong phòng và trị bệnh” do Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam phối hợp với Hội Nội khoa Việt Nam tổ chức.
GS. TS Đào Văn Phan -  nguyên Trưởng Bộ môn Dược lý (Trường Đại học Y Hà Nội) cho biết, nghệ vàng là cây thuốc quý được đánh giá cao trong số vô vàn các cây thuốc cổ truyền. Hoạt chất chính tạo nên màu vàng và tác dụng của nghệ là Curcumin. Nhiều nghiên cứu trên thực nghiệm và lâm sàng đã chứng minh Curcumin có nhiều hoạt tính sinh học quý như chống viêm, chống ung thư, bảo vệ gan, thận...
Củ nghệ không chỉ có tác dụng phục hồi sức khỏe cho phụ nữ sau sinh, bệnh nhân viêm loét dạ dày, tá tràng mà nó còn có hiệu quả mạnh mẽ lên hầu hết các bệnh mạn tính như: ung thư, các bệnh tim mạch, gan mật, Alzheimer, mỡ máu… 
Bột nghệ tương tự như aspirin, ibuprofen… giúp giảm cơn đau đáng kể. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, hạn chế chính giới hạn khả năng ứng dụng Curcumin trong điều trị chính là độ tan, độ hấp thu rất thấp. Vì vậy, Nano Curcumin được các nhà khoa học bào chế bằng công nghệ nano đã khắc phục được rào cản này, giúp tăng độ hấp thu lên 95% và hiệu quả điều trị của Curcumin gần 40 lần so với Curcumin thường, đem đến hy vọng mới cho các bệnh nhân mạn tính.
Viện hóa học - Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam là đơn vị đầu tiên của Việt Nam chiết xuất thành công Nano Curcumin từ cây nghệ vàng.
Theo Phương Thuận (Gia đình & Xã hội)
 2. Công dụng tuyệt vời của củ sả
Mùa đông, vợ tôi thường vào bếp với rất nhiều món liên quan đến củ sả. Mong chuyên mục cho biết ăn nhiều sả có tác dụng (hay hại) gì không? Huy Hải (Thái Bình)
Sả có vị đắng, tính ấm, mùi thơm, tác dụng đánh tan mùi hôi, giải cảm hàn thấp, nóng sốt, trị đau bụng lạnh, nôn mửa. Dùng sả làm gia vị nấu ăn trong mùa đông rất hợp, tốt cho cơ thể.
Sả có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa kém, ăn chậm tiêu, đầy bụng, buồn nôn, nôn mửa, kích thích trung tiện, đau dạ dày, nóng trong, co thắt ruột, tiêu chảy. Sả cũng có tác dụng giải độc cơ thể bằng cách tăng cường số lượng và tần suất đi tiểu (thông tiểu tiện). Điều này giúp cho gan, đường tiêu hóa, tuyến tụy, thận, bàng quang được sạch sẽ và khỏe mạnh bằng cách hỗ trợ cơ thể để loại bỏ các chất độc hại không mong muốn và acid uric qua đường tiểu bài tiết ra ngoài.
Với những người cao huyết áp, ăn nhiều sả có tác dụng tăng tuần hoàn máu, giúp giảm bớt tất cả các vấn đề của huyết áp. Uống một ly nước trái cây có sả có thể làm giảm huyết áp đáng kể. Nếu bạn bị đau nhức cơ thể, tinh chất trong sả có thể làm giảm đau tất cả các loại viêm, các cơn đau nhức. Vì vậy, nếu bị đau răng, đau cơ, đau khớp hay đau ở các bộ phận khác, hãy uống trà sả để giảm các cơn đau.
Bạn cũng có thể giải độc rượu bằng cách dùng 1 bó sả giã nát, thêm nước lọc
Nếu ngày Tết uống nhiều bia rượu, bạn cũng có thể giải độc rượu bằng cách dùng 1 bó sả giã nát, thêm nước lọc, gạn lấy 1 chén, uống hết. Người say rượu uống vào sẽ nhanh tỉnh, đỡ mệt, đỡ nhức đầu.
Ngoài ra, bạn có thể dùng sả để trị ho do cảm lạnh, cảm cúm bằng cách: Củ sả 40g, gừng tươi 40g. Hai thứ rửa sạch, giã nát, nấu với 650ml nước, đun sôi khoảng 10 phút, bỏ bã, thêm đường vào nấu cô lại thành cao, ngậm nuốt dần trong ngày. Sả trị cảm sốt do phong hàn, nhức đầu, không ra mồ hôi bằng cách: Lá sả, lá chanh, lá bưởi, hương nhu, húng chanh, bạc hà, ngải cứu, kinh giới… một lần dùng 4 - 6g mỗi loại, nấu nước xông cho ra mồ hôi.
Theo Chuyên gia tư vấn Kim Mai (Gia đình & Xã hội)
 3. Công dụng tuyệt vời từ hạt nho
Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ tại ĐH Colorado được công bố trên tạp chí Nutrition and Cancer mở ra khả năng bào chế loại thuốc mới trị ung thư từ hoạt tính tổng hợp giống chất chiết xuất trong hạt nho được gọi là B2G2 - chất mới được nhóm nghiên cứu phát hiện.
 TS Alpna Tyagi và TS Chapla đã dành hơn 10 năm để chứng minh hoạt tính chống ung thư của chất chiết xuất từ hạt nho qua kiểm soát ở phòng thí nghiệm. Những nghiên cứu trước đây đã cho thấy tính công hiệu chống ung thư của chất chiết xuất từ hạt nho nhưng cho tới gần đây, họ vẫn chưa xác định được thành phần cũng như hoạt tính sinh học nào đã tạo ra hiệu quả kháng tế bào ung thư.
Các nhà khoa học có thể tổng hợp chất chống ung thư chiết xuất từ hạt nho. Ảnh: PHYSORG
Chiết xuất từ hạt nho là tổng hợp phức tạp của nhiều polyphenol và mới đây, nhóm nghiên cứu đã chứng minh B2G2 là thành phần hoạt tính công hiệu nhất. Tuy nhiên, việc trích ly B2G2 từ hạt nho rất tốn kém và mất nhiều thời gian. Do đó, nhóm nghiên cứu đã tổng hợp B2G2 ở phòng thí nghiệm và đã thành công trong nỗ lực này. Họ tạo ra B2G2 có cơ chế hoạt động tương tự và mức độ công hiệu như B2G2 chiết xuất từ hạt nho. Thí nghiệm cho thấy B2G2 tổng hợp khiến tế bào ung thư tuyến tiền liệt chết giống như cơ chế gây chết tế bào theo chương trình (apoptosis) nhưng không làm tổn hại tế bào lành.
TS Tyagi cho biết: “Trích ly và tổng hợp B2G2 là bước tiến quan trọng vì hiện chúng tôi có khả năng thực hiện nhiều thí nghiệm hơn nữa. Những công trình tiếp theo ở phòng thí nghiệm là tìm hiểu thêm cơ chế tác động của B2G2 để có thể thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng trong tương lai”.
Theo Trúc Lâm (Người lao động)

4. Công dụng tuyệt vời từ cá rô

Trong những ngày tiết trời se lạnh, nếu được thưởng thức món cá rô nấu canh với rau cải, có thêm ít gừng thì quả là tuyệt diệu. Cá rô là loại quen thuộc với người dân quê Việt Nam.
Cá rô có thể lên bờ, di chuyển qua các bãi cỏ một đoạn khá xa, thậm chí còn nhảy lên các thân cây để đớp mồi. Đó là nhờ chúng có cơ quan hô hấp phụ, dùng để thở trên cạn. Khi chúng lên bờ, bộ mang ngừng làm việc, nhường công việc hô hấp cho cơ quan hô hấp phụ.
Về mặt dinh dưỡng, trong 100 g thịt cá rô có chứa: nước 74,2 g, protein 19,1 g, lipid 5,5 g, tro 1,2 g; các chất khoáng vi lượng như calcium 16,4 mg, phosphor 151,2 mg, Fe 0,25 mg, vitamin B1 (thiamin) 0,01 mg, B2 (riboflavin) 0,1 mg, acid nicotinic 1,9 mg; tính ra nó cung cấp 126 kcal.
Cá rô là một nguồn dinh dưỡng rất tốt.
Cá rô là một nguồn dinh dưỡng rất tốt. Thịt cá rô thơm, bùi, béo mà không ngậy, dễ tiêu hóa. Những món ăn được chế biến từ cá rô luôn để lại cho người dùng một ấn tượng khó quên.
Từ món cá rô nướng ăn với đọt non nhãn lồng (lạc tiên), có hương vị đậm đà chất dân dã, đến món cá rô kho tộ với thịt ba chỉ, tất cả đã trở thành đặc sản tiêu biểu của món ăn Việt Nam. Người Việt nào xa quê lâu ngày mà chẳng nhớ da diết món cá rô kho tộ này!
Món ăn này có tác dụng bổ dưỡng khí huyết, mạnh gân cốt, ích tỳ vị, nhuận trường, an thần, rất tốt cho người suy nhược cơ thể, ăn uống kém, mất ngủ, suy nhược thần kinh, gân cốt yếu mỏi.
Ngoài ra, còn có món cá rô nấu với hành củ và rau răm, canh cá rô nấu miến (cá rô nấu với miến, nấm hương, hành củ, rau răm), những món rất ngon lại bổ dưỡng khí huyết, lợi ích cho tỳ vị.
Món canh cá rô nấu với rau cải (cải bẹ xanh) và gừng có tác dụng bổ khí huyết, ích tỳ vị, tiêu thực, làm ra mồ hôi, giải độc. Món ăn này rất tốt cho những người khí huyết suy, cơ thể gầy yếu, ăn uống không tiêu, cảm lạnh, nôn mửa, ho đàm. Tuy nhiên, những người đang bị sốt, ra nhiều mồ hôi thì không nên dùng.
Đặc biệt, người Nam Bộ có món canh cá rô rau nhút, mùi thơm ngon đặc trưng mà lại có tác dụng bổ dưỡng, ích tỳ vị, trợ tiêu hóa, nhuận trường, an thần. Món này rất tốt cho người ăn ngủ kém, suy nhược thần kinh, táo bón.
Theo Lương y Đinh Công Bảy (Người lao động)

5. Công dụng tuyệt vời từ phấn ong

Nhiều nghiên cứu mới đây cho thấy phấn ong có tác dụng cải thiện làn da, tăng cường khả năng thụ thai, trợ giúp hệ tim mạch.
 Các nhà khoa học giải thích rằng vì phấn ong được tạo ra để nuôi ong con nên chứa đựng nhiều thành phần dinh dưỡng và có đôi chút khác biệt tùy theo ong lấy phấn từ loại cây nào.
Theo chuyên gia về ong người Mỹ Royden Brown, phấn ong chứa hầu hết các loại axít amin chủ yếu, 28 khoáng chất, 12 loại vitamin, 11 enzyme và coenzyme, 14 axít béo có lợi. Trong số này có nhiều chất chống ôxy hóa, chứa những thành phần giúp tăng cường chức năng hệ miễn dịch và kháng ung thư.
Phấn ong chứa nhiều thành phần dinh dưỡng và cải thiện sức khỏe Ảnh: ALADIN.COM
Trang tin Natural Health News dẫn nghiên cứu của BS da liễu Thụy Điển Lars-Erik Essen cho thấy phấn ong có thể trị chứng da khô, ngăn ngừa lão hóa tế bào da và kích thích tái tạo mô da mới. Một nghiên cứu khác của các nhà khoa học tại ĐH Damanhour - Ai Cập được công bố trên tờ The Journal of animal Physiology and Animal Nutrition cho thấy phấn ong giúp cải thiện  chất lượng tinh trùng ở thỏ đực.
Ngoài ra, phân tích quang phổ cho thấy phấn ong chứa nhiều rutin - một dạng flavonoid sinh học giúp lưu thông máu tốt hơn; ổn định mức độ cholesterol trong máu và ngăn máu vón cục.
Theo Trúc Lâm (Người lao động)

6. Công dụng tuyệt vời từ nước dừa

Nước dừa tươi đã được sử dụng rộng rãi ở những quốc gia vùng nhiệt đới hàng bao thế kỷ nay.
Dung dịch nước có trong quả dừa non là một trong những nguồn nước thuần khiết nhất. Không hề chứa cholesterol nhưng lại chứa nhiều chất điện giải hơn bất cứ dịch ép trái cây hoặc dịch ép rau cải nào. Nước dừa thuần khiết về mặt sinh học, chứa nhiều muối khoáng, các loại đường và những loại vitamin mà những vận động viên cần trong quá trình tập luyện. Trong nước dừa, người ta cũng tìm thấy “hành tung” của những nguyên tố vi lượng như đồng, phosphorus, sulfur vốn có vai trò quan trọng trong việc cân bằng các chất điện giải trong cơ thể.
Trong một trái dừa có chứa một lượng vitamin C vừa đủ cho yêu cầu hằng ngày. Nước dừa cũng chứa các vitamin nhóm B như B3, B5, biotin, B2, acid folic, B1…
Nước dừa chứa chất béo không đáng kể, ít carbohydrates và ít calories, vì vậy có tác dụng hạ nhiệt và điều hòa thân nhiệt, duy trì dịch cơ thể ở mức bình thường, đồng thời vận chuyển những thành phần dinh dưỡng quan trọng và ôxy đến nuôi các tế bào.
Không những giữ cân bằng dịch cơ thể, nước dừa còn khẳng định là một loại nước uống tốt nhất để tái tạo dịch cơ thể.
Nước dừa được cho là rất giống với huyết tương ở máu người. Trước đây, nước dừa được dùng như huyết tương thay thế việc truyền máu và được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Nước dừa cũng có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giúp hấp thu dưỡng chất bao gồm vitamin, khoáng chất, amino acid… Nước dừa còn hỗ trợ quá trình hấp thụ canxi và magie, nhờ đó giúp bộ xương trở nên mạnh khỏe, cứng cáp hơn. Nước dừa cũng giúp cải thiện sự tiết insulin và sử dụng đường. Đối với những vận động viên rèn luyện thể lực, nước dừa là một kho cung cấp nguồn năng lượng nhanh, giúp vận động viên hồi phục và tái tạo những mô bị tổn thương
Nước dừa cũng là một loại thuốc lợi tiểu thiên nhiên, hỗ trợ chức năng tuyến giáp. Giúp tăng chuyển hóa cơ thể, nhờ vậy có tác dụng giảm cân ở những bệnh nhân béo phì. Không như những loại thực phẩm khác vốn được cơ thể tồn trữ ở dạng mỡ, năng lượng từ nước dừa sẽ được cơ thể sử dụng ngay. Những thành phần acid béo có trong nước dừa không đi thẳng vào hệ thống tuần hoàn máu như những chất béo khác. Thay vào đó nó sẽ đi tới gan, tại gan chúng sẽ được chuyển thành năng lượng.
Theo Quỳnh My (Tiền Phong/Dailymail, Wikipedia)

7.Công dụng tuyệt vời từ nấm kim châm

Nấm kim châm, còn có tên là câu khuẩn, phác cô, đông khuẩn, kim cô..., là một trong những loại nấm có giá trị dinh dưỡng cao và rất tốt với một số bệnh như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, đái tháo đường...
Người ta thường dùng nấm kim châm với nhiều loại thực phẩm khác. Dưới đây là một số ví dụ điển hình:
Công thức 1:
Nấm kim châm 300 - 500g, thịt gà 150g, mực tươi 150g, trứng gà 1 quả, cà rốt, dưa chuột, gừng tươi, dầu ăn, bột đao và gia vị vừa đủ. Nấm kim châm rửa sạch, chần qua nước sôi, để ráo; mực tươi thái chỉ, chần nước sôi cùng với gừng tươi giã nát; thịt gà thái chỉ ướp gia vị, lòng trắng trứng và một chút bột đao; đổ dầu ăn vào chảo, đun nóng già rồi cho nấm, thịt gà và mực vào xào, dùng lửa to đảo nhanh tay, khi được múc ra đĩa, dùng cà rốt và dưa chuột tỉa hoa bày xung quanh, ăn nóng.
Công dụng: Bổ trung ích khí, dưỡng huyết tư âm, tăng tinh ích trí.
Nấm kim châm có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh hiệu quả.
Công thức 2
Nấm kim châm 150g, gan lợn luộc chín thái chỉ 150g,  hẹ hoa 50g, củ cải thái chỉ 50g, nước dùng 50ml, nước gừng tươi, tỏi, dầu ăn và gia vị vừa đủ. Đổ dầu ăn vào chảo, phi tỏi cho thơm rồi cho nấm, gan lợn, củ cải vào xào, chế thêm nước gừng, gia vị và nước dùng vừa đủ, khi gần được cho hẹ hoa vào, đun to lửa, đảo nhanh tay thêm ít phút là được, ăn nóng.
Công dụng: kiện tỳ dưỡng can, ích khí hoạt huyết, ích trí kháng ung.
Công thức 3
Nấm kim châm 300g, thịt bò 200g, măng củ 100g, củ cải 50g, khoai tây 1 củ, nước gừng tươi, nước dùng, dầu ăn và gia vị vừa đủ. Nấm kim châm rửa sạch, bỏ rễ, cắt đoạn chừng 5cm; măng củ và củ cải thái chỉ; thịt bò thái miếng mỏng to bản, ướp nước gừng và gia vị; dùng từng miếng thịt bò cuộn nấm kim chi, măng và củ cải rồi đem hấp cách thủy; tiếp đó đun sôi nước dùng, chế đủ gia vị và cho thêm một ít bột đao rồi bỏ thịt bò cuộn vào rim kỹ là được, ăn nóng với rau sống.
Công dụng: kiện tỳ dưỡng can, lợi thủy tiêu thũng, ích trí kháng ung.
Công thức 4
Nấm kim châm 300g, thịt ba chỉ 150g, tôm nõn 50g, đậu Hà Lan 20g, trứng gà 1 quả, dầu ăn, bột đao và gia vị vừa đủ. Nấm rửa sạch, chần qua nước sôi, để ráo; thịt ba chỉ thái chỉ, ướp gia vị và lòng trắng trứng gà; đậu Hà Lan rửa sạch; đổ dầu ăn vào chảo, phi hành tỏi cho thơm rồi cho tôm nõn và thịt gà vào xào, đoạn cho tiếp nấm và đậu Hà Lan, đun to lửa, đảo nhanh tay chừng ít phút là được, ăn nóng.
Công dụng: kiện tỳ dưỡng can, tư âm bổ thận, ích trí kháng ung.
Nấm kim châm dùng rất tốt cho trẻ em đang tuổi phát triển, những người suy dinh dưỡng, thiếu máu, thể chất hư nhược, bị tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, vữa xơ động mạch, béo phì, đái tháo đường, ung thư... Tuy nhiên, theo y học cổ truyền, nấm kim châm vị ngọt, tính mát nên những người tỳ vị hư nhược, hay đầy bụng, chậm tiêu, đại tiện lỏng nát thì không nên dùng.
Theo Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn (Sức khỏe & Đời sống)

8. Mê ngọt từ cam thảo, mày râu cẩn thận 'yếu'

Trong khi đó, nếu dùng cam thảo thường xuyên, quá nhiều, trong thời gian dài có thể làm giảm lượng testosterone của nam giới, làm giảm khả năng yêu đương của cánh mày râu.
Để tăng vị ngọt, thơm, nhiều người dùng nhân trần với cam thảo. Trong khi đó, nếu dùng cam thảo thường xuyên, quá nhiều, trong thời gian dài có thể làm giảm khả năng yêu đương của cánh mày râu.
Thông thường, người dân thường dùng nước nhân trần hàng ngày với quan niệm “mát gan, thanh nhiệt”. Tuy nhiên, theo lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Hà Nội), nhân trần không phải lúc nào cũng bổ.
Nhân trần có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, hành khí, lợi tiểu, giúp ra mồ hôi. Ngoài ra còn tăng bài tiết mật, chống viêm, nhất là các bệnh về gan mật. Y học hiện đại còn đánh giá nhân trần có khả năng cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ, hạ huyết áp, điều chỉnh rối loạn lipid máu, giải nhiệt, chống viêm…
Theo ông Trung, khi mật viêm, tắc thì mới cần lợi mật, khi gan yếu mỏi thì mới phải nhuận gan. Lúc đó, nhân trần mới phát huy tác dụng. Còn đối với những người gan mật đều khỏe mà lại uống nhân trần thay nước thì gan mật sẽ phải làm việc nhiều hơn, dẫn đến nguy cơ tổn thương gan mật, mất cân bằng và sinh bệnh. 
 Nếu dùng cam thảo thường xuyên, quá nhiều, trong thời gian dài có thể làm giảm lượng testosterone của nam giới
Ngoài ra, phụ nữ mang thai không có bệnh lý về gan nếu dùng nhân trần có nguy cơ bị mất sữa hoặc ít sữa. Nhân trần cũng lợi tiểu nên dẫn đến việc nước bị thải nhiều, gây mất nước và các chất dinh dưỡng trong cơ thể. Thai nhi không đủ chất dinh dưỡng có khả năng bị yếu, suy thai… 
Lương y Trung cho biết, để tăng vị ngọt, thơm, nhiều người dùng nhân trần với cam thảo. Trong khi đó, nếu dùng cam thảo thường xuyên, quá nhiều, trong thời gian dài có thể làm giảm lượng testosterone của nam giới, làm giảm khả năng yêu đương của cánh mày râu. 
Hơn nữa, có thể làm suy giảm hệ miễn dịch, tăng huyết áp, gây phù toàn thân, viêm loét dạ dày. Do đó, những người bị phù, viêm gan, tăng huyết áp đều không nên dùng cam thảo. Phụ nữ có thai khi dùng quá nhiều cam thảo cũng có nguy cơ đẻ non, con bị dị tật… 
“Nhân trần có nhiều công dụng hữu ích cho cơ thể, nhưng nó là vị thuốc, vì thế, người dân không nên lạm dụng nhân trần và càng phải thận trọng khi dùng chung nhân trần với cam thảo” – lương y Trung cho biết. 
Theo Dân Việt

8. Trà xanh giảm tác dụng thuốc cao huyết áp

Khảo sát của các nhà khoa học Nhật Bản được công bố trên tạp chí Clinical Pharmacology & Therapeutics cho thấy trà xanh có thể làm giảm tác dụng của một dạng thuốc được sử dụng để điều trị cao huyết áp khá phổ biến là thuốc chẹn bêta
Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm trên 10 người tình nguyện uống trà xanh song song với việc dùng thuốc Nadolol - loại thuốc chẹn bêta hay thường được chỉ định đối với bệnh nhân cao huyết áp hoặc đau thắt ngực.
Trà xanh giảm tác dụng thuốc cao huyết áp hiệu quả
Những xét nghiệm sau đó cho thấy trà xanh đã ngăn chặn việc dẫn truyền thuốc đến tế bào tại ruột của những người được thử nghiệm. Nhóm nghiên cứu ghi nhận chỉ cần một vài tách trà xanh mỗi ngày cũng đủ làm yếu đi tác dụng của Nadolol và khuyến cáo bệnh nhân nên lưu ý sự tương tác này. Các nhà khoa học chưa rõ liệu có tác dụng tương tự hay không ở các loại trà khác.
Trước đây, một số thầy thuốc đã cảnh báo việc một vài loại nước ép trái cây, nhất là bưởi, cũng như một số dược thảo khác có thể tương tác với vài loại thuốc thông dụng, trong đó có thuốc chẹn bêta. Tuy nhiên, trong danh sách được nêu trước đây không có trà xanh.
Theo Trúc Lâm (Người lao động)

9. 7 loại thực phẩm cần phải có trong mùa đông

Không giống như mùa hè vào màu đông thực phẩm thường không đa dạng cho bạn lựa chọn, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải thay đổi chế độ ăn uống.
Chúng ta vẫn có thể duy trì các chất dinh dưỡng bằng cách chọn các loại thực phẩm đủ dưỡng chất để giúp bạn vượt qua mùa đông lạnh giá.
Lựu
Được biết đến là trái cây của mùa đông, lựu có đầy đủ các chất dinh dưỡng. Bạn có thể dùng lựu dưới dạng nước trái hoặc ăn trực tiếp đều rất tốt. Lựu rất giàu chất chống oxy hoá và giúp chống lại cholesterol xấu. Lựu cũng là tốt cho tim vì nó làm giảm nguy cơ hình thành mảng trong động mạch. Bạn nên sử dụng loại quả thường xuyên thậm chí mỗi ngày.
Được biết đến là trái cây của mùa đông, lựu có đầy đủ các chất dinh dưỡng.
Rau xanh
đậm Rau xanh đặc biệt là cải xoăn, củ cải phát triển tốt trong những tháng mùa đông. Các rau lá xanh có nhiều vitamin A, C và K… và folate rất tốt cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trong tuổi sinh đẻ.
Trái cây họ cam, quýt
Các loại trái cây họ quýt như: bưởi, cam đều rất tốt cho cơ thể. Bưởi một nguồn tuyệt vời của vitamin C giúp tăng cường miễn dịch ngăn ngừa cảm cúm khi trời lạnh. Các loại trái cây họ cam quýt cũng có flavonoid giúp thúc đẩy mức độ cholesterol HDL, cholesterol tốt và đưa xuống mức cholesterol LDL xấu.
Khoai tây
Khoai tây có nhiều vitamin C, B6, anthocyanin, chất chống oxy hoá, axit folic, tinh bột và rất nhiều chất xơ… Khoai tây có thể là một trong những loại thực phẩm lành mạnh nhất trong ngày đông giá rét. Nhưng khi dùng khoai tây bạn nên lưu ý phải bỏ hết mầm khoai trên củ trước khi nấu.
Cà rốt
Cà rốt có carotenoid; beta carotene và lycopene giúp bảo vệ làn da của bạn chống lại ánh nắng mặt trời. Mặc dù bạn không nhìn thấy nhiều ánh nắng mặt trời trong những tháng mùa đông, nhưng vẫn có tia UV có hại cho da. Ăn cà rốt sẽ giúp bạn giữ được làn da luôn trẻ trung.
Ăn cà rốt sẽ giúp bạn giữ được làn da luôn trẻ trung.
Bí đỏ
Bí đỏ chứa vô số vitamin, A, C, B6 và kali. Bí đỏ có thể được sử dụng để làm cho một số món ăn rất ngon và súp ấm áp trong những tháng mùa đông.
Đậu nành
Đậu nành là nguồn cung cấp chất isoflavone. Chúng giúp giảm nguy cơ bệnh do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và cũng giúp sản xuất rất nhiều collagen giúp da săn chắc.
Theo Phạm Loan (Dân Việt/Magforwomen)

10. 15 đồ ăn nhanh cực tốt cho sức khỏe

Những đồ ăn nhanh ngon miệng sau rất tốt để chúng ta mang đến nơi công sở, cho một bữa ăn phụ giàu dinh dưỡng và tiện lợi.
1. Bánh hạt hoa quả
Các loại bánh khô làm từ hoa quả và các loại hạt rất dễ mang đi cũng như bảo quản, khiến bạn dễ dàng ăn ngay tại bàn làm việc. Các hương vị như bơ lạc, mật ong và hạnh nhân cà phê đen vừa ngon miệng lại bổ sung năng lượng có lợi cho sức khỏe.
2. Trứng luộc với rau
Chỉ cần một quả trứng luộc với một vài lát dưa chuột chẻ hay cà chua bi là đủ. Trứng luộc và một nguồn cung cấp protein dồi dào và dễ mang đi.
Chỉ cần một quả trứng luộc với một vài lát dưa chuột chẻ hay cà chua bi là đủ.
3. Pho mát miền quê và dâu
 Suất ăn “combo” này cung cấp lượng cân bằng giữa đồ ngọt và hoa quả. Chỉ cần nửa chén pho mát miền quê ít béo và nửa chén dâu, như quả phúc bồn tử hoặc việt quất. Các quả họ dâu giúp bạn tăng cường sức khỏe, chẳng hạn như, chiết xuất từ quả việt quất giúp cải thiện trí nhớ ở người già.
4. Chuối và bơ hạnh nhân
 Chuối là đồ ăn nhanh cực tốt cho sức khỏe
5. Cháo yến mạch
 Đây không chỉ là đồ ăn sáng. Cháo yến mạch là nguồn cung cấp chất xơ hòa tan giúp bạn no lâu hơn. Chỉ cần một gói bột yến mạch dùng ngay không chứa đường và chất phụ gia, cộng thêm vài thìa quả óc chó thái mỏng. Các loại hạt là nguồn cung cấp chất béo không bão hòa đơn tốt cho tim mạch.
6. Bánh mỳ bơ lạc
 Đây là đồ ăn nhanh dễ làm, cân bằng mà không cần phải bảo quản trong tủ lạnh. Chỉ cần một lát bánh mỳ bơ lạc và một thìa bơ lạc là đủ. Để tăng cường sức khỏe, bạn nên ăn bánh mỳ làm từ ngũ cốc nguyên hạt và bơ lạc tự nhiên không chứa chất bảo quản.
7. Bánh ngô cuộn
Chọn bánh ngô nguyên hạt cộng thêm các loại rau và nhân theo sở thích khiến bạn đủ ngất ngây. Chúng ta có thể sử dụng quả bơ và cà chua cộng với sốt hummus làm nhân và thêm vào ít thịt hoặc hải sản. Cuộn bánh ngô lại và bạn có một bữa ăn nhanh giàu dinh dưỡng, tiện lợi.
8. Sữa chua Hy Lạp với hoa quả
 Tất cả mọi loại sữa chua đều không giống nhau. Sữa chua Hy Lạp rất giàu protein, ít đường và rất ngon miệng. Chỉ cần một cốc sữa chua Hy Lạp không béo với hoa quả, một ít mật ong và bánh quy là một bữa ăn thêm tốt cho sức khỏe.
9. Đậu luộc
 Quả đậu luộc là nguồn cung cấp protein dồi dào sẽ giúp bạn cảm thấy no. Đây là lựa chọn tối ưu cho những người ăn chay.
10. Bánh giòn kẹp thịt gà hoặc cá ngừ
 Bánh giòn có chứa carbonate và chất béo, bạn không cần phải thêm chất béo như bơ hay pho mát. Thay vào đó, bạn nên thêm vào protein như kẹp thêm thịt gà trắng hoặc cá ngừ cùng sốt mayonaisse ít béo làm từ dầu ôliu. Để có thêm nhiều chất xơ, nên chọn bánh giòn làm từ ngũ cốc nguyên hạt, bột mỳ hoặc gạo lứt.
11. Hạt điều, các loại hạt và hoa quả khô
 Hỗn hợp các loại hạt gồm hạt điều, hạnh nhân, hạt bí, nho khô, dâu khô không chứa đường, các hạt ngũ cốc sẽ cung cấp cho bạn các loại chất béo tốt cho tim mạch từ các loại hạt giàu chất xơ và hoa quả khô cân bằng và tươi trẻ.
12. Salad sốt hummus
Loại salad ngon miệng này rất dễ để thưởng thức nơi công sở. Chỉ cần 1/3 cốc mù tạc với một đĩa rau hỗn hợp gồm cà rốt bao tử, ớt chuông, dưa chuột, cà chua bi trông vừa rất bắt mắt lại giàu dinh dưỡng.
Hummus là một loại sốt Trung Đông và Ả Rập làm từ đậu chickpea nấu chín nghiền nhuyễn trộn với sốt tahini, dầu ô liu, nước cốt chanh muối và tỏi. Ngày nay, nó phổ biến trên toàn Trung Đông, Thổ Nhĩ Kỳ, Bắc Phi, Ma Rốc và cộng đồng ẩm thực trên toàn thế giới.
13. Sốt quả bơ với bánh ngô nướng hoặc bim bim khoai tây nướng.
 Avocado giàu chất béo không bão hòa và bánh ngô nướng hoặc bim bim khoai tây nướng chứa ít calorie.
14. Sữa nóng
 Trong những tháng mùa đông giá rét, một cốc sữa nóng có thể giúp bạn ấm người và đỡ khát. Đặc biệt, sữa đậu nành là nguồn cung cấp protein hoặc sữa hạnh nhân. Kèm với một chút hoa quả giúp bạn tăng thêm sinh lực
15. Táo và pho mát
Cung cấp cho bạn protein và carbonhydrate cân bằng, giúp bạn thoải mái suốt cả buổi chiều.















No comments:

Post a Comment