LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Wednesday, November 29, 2017

Thở bằng mũi hay bằng miệng ?






Thở bằng mũi hay bằng miệng ?

Bình thường ai cũng thở bằng mũi là phương pháp tự nhiên khi không có bệnh, nên ít có ai thắc mắc là thở bằng mũi hay bằng miệng, cách nào đúng cách nào sai, giống như tự nhiên chúng ta đặt câu hỏi ăn cơm hay ăn cháo ? Nhưng đến khi chúng ta bị bệnh mới nhận thấy cách thở nào là cần thiết để chữa bệnh cho có hiệu qủa nhất mà không cần dùng đến thuốc.
Theo khí công có 4 cách thở chính áp dụng để chữa bệnh tùy theo những chứng bệnh khác nhau để chọn cách thở cho thích nghi và đạt được kết qủa chữa bệnh nhanh nhất :
A-Cách thứ nhất : Hít vào thở ra bằng mũi. Chia làm 5 loại :
 Loại 1 : Hít thở tự nhiên bình thường, ngậm miệng, không cần phải để ý đến cách thở khi mình đang làm việc. Loại này không dùng để chữa bệnh. Thở thường xuyên 24/24
Loại 2 : Hít vào chậm và nhiều, thở ra nhẹ và ít hơn thở vào (dương nhiều âm ít):  Mục đích làm tăng dương, có công dụng chữa bệnh áp huyết thấp, chóng mặt, chán đời, thở dài, tim đập chậm. Chỉ áp dụng khi tập luyện, mỗi lần tập chừng 15-30 phút, rồi trở lại hơi thở bình thường.
Loại 3 : Hít thở 3 thì : Cuốn lưỡi ngậm miệng. Thì hít vào 5 giây, ngưng thở 5 giây, thở ra 5 giây : Thở vào thở ra 5 giây bằng nhau,( tăng cả âm cả dương bằng nhau) nhưng ngưng 5 giây để giữ khí trong cơ thể lưu chuyển khắp châu thân, sẽ giúp cơ thể tăng nhiệt, tăng them khí và huyết, chữa bệnh rét lạnh, thiếu máu, mất sức, suy nhược.
Loại 4 : Hít vào ít thở ra nhiều : Cuốn lưỡi ngậm miệng thở bằng mũi. Dùng để thải khí độc trong cơ thể, chữa khí bế tắc khó thở, ngộp thở, cảm sổ mũi, nghẹt mũi, ho cảm, lạnh bụng, chậm tiêu hóa, đầy bụng, trán lạnh, chóng mặt, sốt nóng lạnh, bàn tay lạnh.
Loại 5 : Loại đặc biệt của khí công, đặt ý trụ vào Đan Điền Thần, Đan Điền Tinh, Thiên Môn, Mệnh Môn, Ấn Đường.

B-Cách thứ hai : Hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng : Chia 3 loại :
Loại 1 : Hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng, chậm đều, thời gian khí vào khí ra bằng nhau, để điều chỉnh dương âm quân bình, giúp ổn định nhịp tim đập bình thường trở lại, khi bị ngộp thở loạn nhịp tim do đi, chạy nhanh, hay do suyễn.
Loại 2 : Hit vào ít thở ra nhiều. Hít vào bằng mũi chậm, nhẹ bình thường tự nhiên, (ít), nhưng thổi hơi ra miệng như thổi bếp nhóm lửa hay thổi vào một chóng chóng bằng giấy cho thật mạnh và dài hơi để cho chóng chóng quay, tập 10-20 phút hay tập cho đến khi mồ hôi trán xuất ra thì ngưng, rồi trở lại hơi thở bình thường, mục đích làm hạ sốt, chữa trán nóng, áp huyết tăng cao mặc dù đã uống thuốc giảm áp mà không xuống gây nguy hiểm đến tính mạng.
Loại 3 : Loại đặc biệt của khí công, trong động công gọi là Thu công, trong Tĩnh công thở thiền, gọi là Xả trược, và Xả thiền.
C-Cách thứ ba : Hít thở bằng miệng . Có 3 loại :
Loại 1 : Loại thông thường chỉ có một cách duy nhất phải hít thở bằng miệng khi bị tắc nghẹt lỗ mũi do cảm, viêm xoang mũi, polip mũi.
Loại thứ 2 : Loại thở như cá, chỉ chú trọng thì thở ra bằng cách thổi hơi ra mạnh, dài, chậm, lâu để lấy hết khí trong người ra. Còn không  chú ý thì hít vào, cần há miệng như con cá chỉ chờ khí xâm nhập vào cơ thể đầy đủ một cách tự nhiên, lại tiếp tục thổi đẩy hết khí trong người ra khỏi miệng. Công dụng để loại độc khí, vi trùng, virus, nhiệt độ cao đang bị sốt, áp huyết đang cao, nhức đầu, đầy bụng, miệng hôi, nấc cục, ợ chua, bao tử nhiệt, ăn không tiêu, suyễn, bị ngộp thở, bệnh dị ứng da…
Loại 3 : Chỉ thổi hơi ra bằng miệng nhẹ, chậm, đều, khi vừa đi lên cầu thang vừa thổi hơi ra đều, chậm, nhẹ, hay khi vừa chạy vừa thổi hơi ra, hay khi làm việc mệt hay bị thở dốc đối với những người có bệnh tim mạch và áp huyết cao, tập thường xuyên để phòng ngừa đứt mạch máu não hay đột qụy, th ổI ra nhiều và đều cũng để làm giảm đau, an thần, chữa bệnh căng thẳng thần kinh, bệnh chán đời thở dài mất ý thức kiểm soát hơi thở…
D-Cách thứ tư : Những phương pháp thở đặc biệt của Khí Công Y Đạo .
Mục đích  để tăng cường hệ miễn nhiễm, khai mở các đại huyệt, thong tiểu chu thiên, đại chu thiên, sinh khí, sinh tinh, sinh tủy, tập sinh hóa, chuyển hóa, thở thai tức, luyện đơn như luyện tinh hóa khí, luyện khí hóa thần, luyện thần hoàn hư. hoàn tinh bổ não, phát triển tâm linh để thu phát sóng năng lượng….sẽ được hướng dẫn tuần tự trên forum Khí Công Y Đạo Việt Nam.


Tầm quan trọng của việc hít thở

I. Thay đổi kiểu hít thở: tập hít thở chậm, dài và sâu
        Dưỡng khí tối cần thiết cho cơ thể con người. Không ăn uống, con người có thể sống được vài tuần, nhưng nếu thiếu dưỡng khí trong vòng 5 phút, con người sẽ chết, hay may ra có được cứu sống, thì não bộ sẽ bị hư hại nặng nề, sẽ tê bại và tàn tật suốt đời.
       Dưỡng khi cần thiết cho cuộc sống con người đến thế, nhưng chúng ta thường ít ý thức được điều đó, và cũng không biết hít thở đúng cách để có được số lượng dưỡng khí đầy đủ giúp cơ thể lành mạnh.
       Rất thường khi chúng ta hít vào bằng mũi và thở ra cũng bằng mũi, hơi thở lại rất ngắn, vì dưỡng khí chưa xuống hết cuống phổi. Đây là lý do giải thích nguyên nhân của nhiều thứ bệnh, bởi vì lượng dưỡng khí cần thiết cho não bộ, phổi, và các cơ phận khác qúa ít. Tình trạng thiếu dưỡng khi lâu ngày khiến cho các cơ phận suy yếu, hoạt động không bình thường và dễ lâm bệnh. Thiếu dưỡng khí là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều tật bệnh trong đó có bệnh nhức đầu và mệt mỏi. Chính vì thế nguyên tắc đầu tiên trong thuật dưỡng sinh: đó là ý thức trở lại sự cần thiết của dưỡng khí đối với sức khỏe của mọi cơ phận trong thân thể con người và tập hít thở đúng đắn.
    1. Điều đầu tiên cần làm đó là, nếu ở nhà lầu, mỗi ngày nên lên xuống cầu thang nhiều lần để cho máu huyết lưu thông, nhịp tim đập mạnh và nhanh hơn, bắt buộc chúng ta hít vào nhiều dưỡng khí hơn và thải ra nhiều thán khí hơn. Vì thế mỗi ngày nên tìm cách đi bộ bước nhanh, hay bơi lội, tốt nhất khoảng 30 phút trở lên, hoặc làm một số cử động thể dục, thể thao, làm vườn, quét dọn nhà cửa vv… lại càng tốt hơn nữa.
    2. Nhưng quan trọng hơn cả là tập thở: hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng
       Để hít dưỡng khí phải ngậm miệng lại, đó là điều ai cũng biết. Nhưng để thở thán khí ra ngoài, thường khi chúng ta làm sai. Nghĩa là thay vì thở ra bằng miệng, chúng ta lại cũng thở ra bằng mũi. Nhưng như thế là không đúng với tác động được diễn tả bàng hai từ “hít” và “thở” theo luật luân chuyển của mọi cơ phận trong thân thể con người là “tiểu vũ trụ” cũng như của “đại càn khôn” là toàn vũ trụ. Thế rồi kiểu hít thở bằng mũi vừa sai lại vừa ngắn, chưa đủ để cho dưỡng khí vào tới mọi tế bào trong buồng phổi và các bộ phận khác của thân thể. Nếu đếm nhịp, kiểu hít thở này của chúng ta mới chỉ được tới ba, ít khi tới bốn. Trong khi nhịp hít vào bằng mũi ít nhất phải là 7, và nhip thở ra bằng miệng phải là 10 hay 14.
       Do đó, bài học đầu tiên của Thuật Dưỡng Sinh và cũng là điều nòng cốt để có được thiên khí năng là phải tập thở:
        1) Hít vào bằng mũi.
        2) Thở ra bằng miệng.
        3) Chậm, dài và sâu, nhẹ nhàng như nước chảy.
        4) Mà không phải cố gắng, cũng không dẫn khí, không nén khí.
        5) Khi hít vào bằng mũi nhẩm đếm tới 4 hay 7.
        6) Khi thở ra bằng miệng nhẩm đếm tới 10 hay 14.
        7) Đầu óc hoàn toàn trống rỗng, không nghĩ ngợi gì cả.
       Càng tập lâu, hơi thở càng dài, bạn càng hít vào nhiều dưỡng khí cho cơ thể, thì càng thải ra nhiều thán khí. Chính nhịp thở chậm, dài và sâu, đầu óc trống rỗng thanh thản đó khiến cho các cơ phận được mạnh khỏe, vì nhận được dưỡng khí bồi bổ dồi dào và thải hết thán khí là cặn bã ra ngoài.
    3. Cách thế nằm hay ngồi thở
       Để thở như trên bạn có thể ngồi trên ghế hay nằm trên giường hoặc bất cứ đâu, miễn là trong tư thế hết sức giãn xả, tự nhiên, thoải mái, không gò bó, co quắp.
      Tư thế ngồi thở: 
          1) Tốt nhất là ngồi trên ghế đẩu (để không dựa lưng vào đâu cả).
          2) Lưng thẳng.
          3) Đầu, mắt nhắm hay nhìn thẳng về phía trước.
          4) Khoảng cách giữa hai chân bằng khoảng cách hai vai.
          5) Hai bàn tay để ngửa trên đầu gối.
          6) Toàn thân trong tư thế hoàn toàn giãn xả.
          7) Hít, thở theo cách thức trình bầy ở trên.
       Tư thế ngồi thở này là một trong các cách thức nghỉ ngơi và lấy lại sức lực rất công hiệu, có thể áp dụng tại khắp mọi nơi và trong mọi lúc. Chỉ cần vài phút là bạn tái tạo sinh lực cho tâm trí và cơ thể của bạn. Toàn thân trong tư thế hoàn toàn giãn xả và đầu không nghĩ ngợi gì là hai yếu tố rất quan trọng. Để không nghĩ ngợi gì, bạn nhẩm đếm nhịp thở của mình: khi hít vào đếm từ 1 cho đến 4 hay 5 hoặc 6, cho tới khi nào còn hít được dưỡng khí, mà không cần phải cố gắng. Hễ thấy đầy rồi, thì thở ra và khi thở ra bằng miệng, thì đếm gấp đôi, hay hơn một chút. Cần nhất là thở chậm và sâu trong tư thế hoàn toàn thanh thản, nghỉ ngơi. Càng thở quen, hơi thở của bạn càng dài, lượng dưỡng khí hít vào và lượng thán khí thả ra càng nhiều. Lấy dưỡng khí vào cơ thể và thả thán khí khỏi cơ thể khiến cho bạn khỏe mạnh.
       Nếu nằm trên giường hay ở đâu đó thì
          1) Duỗi thẳng chân tay.
          2) Khoảng cách giữa hai chân bằng khoảng cách hai vai.
          3) Cánh tay song song với thân mình.
          4) Lòng bàn tay ngửa lên trời.
          5) Mắt nhắm.
          6) Toàn thân trong tư thế hoàn toàn giãn xả.
          7) Hít, thở theo cách thức trình bày ở trên.
       Đây là một kiểu tịnh thiền hết sức đơn sơ và dễ dàng, mà ai cũng có thể làm được. Điều quan trọng nhất là tạo chân không trong chính mình, tức là đầu óc hoàn toàn trống rỗng, nghỉ ngơi, không nghĩ ngợi gì cả. Hai bàn tay ngửa lên trời trong thế giãn xả thoải mái diễn tả thái độ sống quảng đại, sẵn sàng nhận lãnh và sẵn sàng cho đi, không giữ lại gì hết.
    4. Công hiệu
       Kiểu tịnh thiền hít thở chậm, dài và sâu này tác dụng rất hữu hiệu trên toàn tâm trí và cơ thể con người. Vì cung cấp dồi dào dưỡng khí cho cơ thể đồng thời thải hết thán khí và căng thẳng, nên nó giúp:
          1) phục hồi sức lực tâm sinh vật thể lý,
          2) tái lập thế quân bình cho bộ máy hô hấp và tuần hoàn,
          3) trấn an tâm thần, giúp bình tĩnh, thanh thản,
          4) chữa bệnh tim, nóng nảy, âu lo, áp huyết cao, khó thở, mất ngủ, nhức đầu, khó tiêu, mệt mỏi…
       Bình thường kiểu tịnh thiền và hít thở chậm, dài và sâu này công hiệu nhất vào ban sáng và ban tối. Càng tập được lâu bao nhiêu, càng tốt bấy nhiêu. Nhưng thật ra, càng năng thực tập phương pháp hít thở dưỡng sinh theo kiểu chỉ dẫn trên đây bao nhiêu, bạn càng khỏe mạnh bấy nhiêu, bởi vì tâm trí và thân xác của bạn thường xuyên được nghỉ ngơi bồi dưỡng, dù chỉ trong năm ba phút.
       Đặc biệt nếu bạn hít thở và thiền được như thế, khoảng 15-30 phút mỗi sáng và mỗi tối, dần dần bạn sẽ thấy cơ thể khoẻ mạnh, và trong người rất an bình, thanh thản.
       Kiểu hít thở này rất cần thiết để có được thiên khí năng, như sẽ được trình bày trong chương VII “Cách khởi động các chakra”.
 

Tập thở đúng cách để khỏe hơn

Cách thở đúng là sử dụng toàn bộ cơ hoành thay vì phần ngực để giúp đưa không khí trong lành đến toàn bộ phổi.
Thở không đúng cách có thể ảnh hưởng rõ rệt đến tinh thần và mức độ năng lượng của bạn suốt một ngày dài. Nhiều người được yêu cầu thở sâu thì lại hít một hơi thật sâu bằng ngực, tuy nhiên điều này không đúng.
Từ lúc mới sinh ra, tất cả chúng ta đều thở bằng bụng, sử dụng cơ hoành tức là dùng toàn bộ chức năng của phổi. Thở bằng bụng giúp hơi thở sâu hơn, giúp cải thiện khả năng chịu đựng của bạn và có thể cung cấp nhiều năng lượng hơn. Tuy nhiên, khi lớn lên, chúng ta lại sử dụng cách kém hiệu quả hơn là thở bằng ngực. 
Dưới đây là 2 bài tập thở đúng cách:
Bài tập 1:
Nằm thẳng lưng trên sàn, đầu kê gối mỏng. Đặt một cuốn sách mỏng lên vùng bụng. Đặt tay phải bên dưới thắt lưng, để những ngón tay chạm vào phần lưng. Đặt tay trái lên cổ, nơi kết nối cổ và phần trên của ngực. Hít thở sâu bằng cơ hoành. Hãy cố gắng thổi phồng dạ dày khi hít vào trong làm cuốn sách dịch chuyển lên xuống theo nhịp thở nhưng giữ cho ngực không chuyển dịch. Hãy tưởng tượng bạn bơm căng một quả bóng ở vị trí giữa rốn và xương sống rồi từ từ đẩy nó ra khỏi bụng mình bằng cách thót bụng hết cỡ khi thở ra. Thực hiện động tác thở này trong 5 phút một vài lần trong ngày.
Bài tập 2:
Tập luyện thông hơi thở khi bạn cần thêm năng lượng. Ngồi trên ghế tựa, thẳng cột sống. Hít vào và thở ra với một tốc độ nhanh chóng nhưng ổn định, không mở miệng. Bạn sẽ thấy lồng ngực và bụng trở nên mạnh mẽ. Để ngăn chặn tình trạng hơi thở quá gấp gáp thì chỉ nên thực hành bài tập này trong 10 giây một lần. Dần dần bạn có thể tăng thời gian thở gấp lên 15 hoặc 20 giây, tùy cơ thể cảm nhận và điều chỉnh.
Kiên trì luyện tập thở đúng một vài phút mỗi ngày cũng sẽ có tác dụng rất lớn giúp chống stress và giảm huyết áp.

Phần lớn chúng ta không biết thở

Thở là lẽ tự nhiên bình thường từ khi hình thành kiếp người. Nhưng có  thể những gì bạn sắp đọc trong bài viết này sẽ khiến bạn phải ngỡ ngàng: “Hóa ra mình chưa biết thở”.
Thở bằng bụng không phải bằng ngực
Mọi người cứ nghĩ thở là đơn giản hít vào thở ra nhưng thực tế, cách thở thông thường của chúng ta không thuận theo cách tự nhiên mà bị chi phối bởi hành động, tâm lý, cảm xúc, sức khỏe…
Theo một quy luật tự nhiên, mọi đứa trẻ sinh ra đều thở bằng bụng tức là dùng cơ hoành vận khí. Cách thở này phát huy toàn bộ chức năng của phổi, nâng cao lượng ôxy cho cơ thể, và massage ngũ tạng giúp các cơ quan này thêm khỏe mạnh. Nhưng đa phần người lớn lại có thói quen thở bằng ngực do bị chi phối bởi tâm lý, lao động, sức khỏe… dẫn đến lượng không khí trong lành đến đáy phổi sẽ ít hơn làm giảm hiệu quả vận chuyển ôxy. Đồng thời thở ngực khiến cho phần đáy phổi xẹp dần dễ đến lượng khí ở vùng này “tù túng” không được thoát ra hết, chất chứa khí độc và vi khuẩn gây bệnh.
Vì vậy để thực hành thở bụng trong đời sống thường nhật, bạn nên cố gắng thổi phồng dạ dày khi hít vào và giữ cho ngực không chuyển dịch. Những người bình thường khi thở sẽ phập phùng trên ngực, nhưng người đã luyện tập thở bụng một thời gian thì sẽ dần có phản xạ thở bụng. Vì vậy, mỗi  ngày bạn luyện tập đều đặn phương pháp thở bụng này sẽ hình thành phản xạ thở đúng.
Dùng mũi không dùng miệng
Ai cũng biết mũi sinh ra để thở nhưng nhiều người có thể vì thói quen, có thể vì bất đắc dĩ (nghẹt mũi, viêm mũi, viêm xoang…) mà vẫn phải thở bằng miệng. Số khác lại do lao động mệt, không kìm chế được nên thở bằng miệng để “giải quyết tức thì” nhu cầu ôxy của cơ thể. Sự thật thở bằng miệng có thể khiến bạn bị nhiễm khuẩn, cơ quan ngũ tạng nhiễm lạnh.
 “Khi hơi thở ‘lạc lối’ thì tâm trí cũng không ổn định. Nhưng khi hơi thở bình tĩnh thì tâm trí cũng sẽ tĩnh tại, và cuộc sống sẽ kéo dài. Vì thế điều đầu tiên là nên học cách kiểm soát hơi thở”. - Svatmarama
Nếu thở bằng miệng, khí hít vào không được lọc sạch nên mang nhiều mầm bệnh. Còn cấu tạo của mũi có màng nhầy lọc khí ngăn ngừa vi khuẩn và dị nguyên nên bảo vệ cơ thể. Hơn nữa, thở bằng mũi thì không khí được đi qua một quãng đường dài hơn, được sưởi ấm bằng thân nhiệt nên không làm cho các cơ quan nội tạng bị “choáng” và lạnh.
Thở bằng miệng kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến hình dáng miệng, ngực và cơ quan hô hấp trên. Hệ lụy là khứu giác giảm, răng hở, hàm vâu, tăng kích thước amidan… Để thở bằng mũi thì mỗi người nên tự hình thành thói quen ngậm miệng, hít hơi từ mũi; khi có bệnh về hô hấp nên điều trị ngay, không lạm dụng dùng miệng để thở.
Làm việc cũng cần thở sâu
Thông thường, chúng ta nghĩ rằng thở sâu chỉ thực hiện được khi thư giãn, tỉnh táo, còn khi làm việc thì luôn thở ngắn, thở gấp. Không ít người vì làm việc quá tập trung nên quên thở, thở ít. Điều đó dẫn tới hiện tượng mệt mỏi, stress, ngáp và hơi thở dốc, làm việc không hiệu quả. Hiện tượng nhịn thở để làm việc tưởng chừng tiết kiệm thời gian nhưng thực chất càng làm hiệu quả công việc giảm sút vì não bộ đã bị hạn chế ôxy, khí độc trong cơ thể không được tống hết ra ngoài.
Khi thấy dấu hiệu ngáp nhiều, bạn nên dừng lại công việc, hít hơi thật sâu và thở ra từ từ. Để tiết kiệm thời gian lại nâng cao hiệu quả thở thì bạn nên ra ngoài ban công, kết hợp với động tác chân tay, ưỡn ngực ra trước.
Chỉ tập thở khi tâm thanh thản
Tập thở đang ngày càng trở nên thu hút, từ người già tới thanh niên nhằm tạo ra phản xạ thở đúng và giữ gìn sức khỏe, phòng chống bệnh tật.
Không phải cứ thở sâu là tốt, nếu thở sâu khi tâm không thanh thản sẽ làm loạn khí huyết, sinh bệnh tật, thậm chí gây tẩu hỏa nhập ma (thân, tâm không nhất trí với nhau).
Vì vậy, bạn chỉ được thực hành bài tập thở khi đã thư giãn, ở nơi không khí thoáng đãng và trong lành. Một số người chưa biết kỹ thuật, cố thở sâu thì phế nang căng đầy nhưng vẫn đuối hơi, cơ thể không cảm thấy sảng khoái và không khỏe mạnh. Thực hiện không đúng kỹ thuật có thể dẫn tới ngộp thở, nhức đầu, buồn ngủ…
Bài tập thở về cơ bản được giữ nguyên nhưng thời lượng và tư thế tập cần được điều chỉnh phù hợp với thể trạng, tuổi,  bệnh lý để tránh gây tác dụng ngược. Ví như đối với người mắc bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch nặng khi tập động tác này không nên cúi xuống hoặc nín hơi nhiều, chỉ cần đứng thẳng người và thở vào thở ra nhẹ nhàng. Vì vậy, mỗi người không nên tự ý tập thở mà cần tham khảo chuyên gia để có hướng dẫn cho từng đối tượng.
Hướng dẫn cách thở
Trọng tâm của phương pháp là luyện thần kinh, để chủ động hai quá trình ức chế và hưng phấn nhằm an thần, đồng thời tạo hơi thở càng ngày càng mạnh lên giúp khí huyết lưu thông tốt, không bị ứ trệ:
Tư thế tập: Nằm ngửa thẳng, kê một gối ở mông, cao khoảng 5-8cm, tay trái đặt trên bụng, tay phải đặt trên ngực, nhắm mắt chú ý vào việc tập thở.
<Thì 1> Hít vào đều, sâu, tối đa, ngực nở, bụng phình và cứng, hít vào cho bụng nở ngực căng nhằm cho không khí đến tận cùng phế nang, máu về tim phổi dễ dàng. Yêu cầu bụng phình song phải cứng nghĩa là các cơ bụng, cơ hông, cơ đáy chậu phản ứng trở lại cơ hoành để kìm phủ tạng không bung ra.
<Thì 2> Giữ hơi, cơ hoành và các cơ lồng ngực đều co thắt tối đa, thanh quản mở, giơ chân dao động rồi để chân xuống. Để tập động tác này, sau thì 1, bạn hãy cố hít thêm tối đa.
<Thì 3> Thở ra thoải mái, tự nhiên, không kìm, không thúc. Tất cả các cơ hoàn toàn buông xuôi. Thở ra tự nhiên, thoải mái, nhờ sức nặng và tính đàn hồi của ngực bụng làm cho nó xẹp xuống; chỉ thở ra ở mức gần triệt để (không ép bụng, ép ngực để thở ra triệt để). Cơ thể sẽ cảm thấy dễ chịu, khỏe khoắn.
<Thì 4> Thư giãn hoàn toàn, có cảm giác nặng và ấm.
Trong kỹ thuật thở này, thời gian của 4 thì khoảng 4-6 giây. Nhịp thở ban đầu khoảng 15 lần/phút, về sau giảm xuống còn 12 lần, 10 lần, 8 lần… Bài tập sẽ hiệu quả cao hơn khi được thực hiện đều đặn 2 lần/ ngày, mỗi lần 10-15 phút.

Dấu hiệu bạn đang thở sai cách

Thở bằng miệng là cách thở không đúng, có hại cho sức khỏe vì sẽ gây ra các vấn đề răng lợi cùng rối loạn giấc ngủ.
Thở không dễ như bạn từng nghĩ. Kể cả những người thuộc nhóm máu A nổi tiếng là cẩn thận, kỹ tính vẫn có thể thở sai cách mà không biết. Dưới đây là 4 lỗi khi thở bạn nên sửa do trang MSN đưa ra.
Hít vào quá sâu
Ở trong lớp tập yoga, nhiều người có thói quen cố gắng hít vào thật sâu để tĩnh tâm theo lời người hướng dẫn. Đây thực chất là điều không nên làm. Theo Patrick McKeown, tác giả cuốn ​The Oxygen Advantage​, hơi thở sâu là hơi thở căng thẳng. "Chúng ta nghĩ rằng đưa càng nhiều không khí vào cơ thể càng tốt, thế nhưng khối lượng thở sẽ bị thay đổi, nồng độ CO2 tăng lên quá nhiều có thể khiến oxy bị cạn kiệt", ông giải thích. Tốt nhất, bạn nên thở nhẹ nhàng, ổn định và sử dụng cơ hoành.
Thở bằng ngực
Khi thở, hãy để ý xem ngực hay bụng chuyển động. Nếu là ngực, bạn đã thở sai cách. Để chắc chắn hơn, bạn có thể kiểm tra bằng cách đứng dậy và đặt tay lên bụng như Michael Roizen, đồng tác giả cuốn You: Staying Young gợi ý. Bụng hóp lại khi hít vào là bằng chứng cho thấy bạn đang dùng ngực vì khi thở đúng và cơ hoành được sử dụng, bụng của bạn sẽ căng lên. "Nếu thở bằng ngực, bạn không hề cử động phần ba phía dưới của phổi", Roizen cho biết. "Không khí chỉ đi đến phần trên của phổi khiến phần dưới có nguy cơ bị nhiễm trùng".
Tập thở trong khi nằm là điều cần thiết nhằm điều chỉnh cách thở. Bạn nằm ngửa, đặt bàn tay hoặc một đồ vật nhẹ như vỏ chai rỗng lên bụng, hít thở sao cho bụng nâng chiếc vỏ chai lên xuống. Nếu món đồ bị rơi, hãy nhặt lên và tiếp tục thực hiện. Dần dần, bạn hãy thực hành cả khi ngồi để xây dựng thói quen mới.
Thở bằng miệng
Thở bằng miệng gây khô miệng, viêm lợi. Trẻ em có thói quen này rất dễ phát triển hàm răng khấp khểnh. Thở bằng miệng có thể dẫn đến tình trạng ngưng thở khi ngủ hoặc cơ thể mất nước, gián đoạn giấc ngủ khiến bạn mệt mỏi khi thức dậy. Ngoài ra, chúng ta sẽ không thể hấp thụ oxit nitric có tác dụng liên kết tế bào, hạ huyết áp, tăng cường chất lượng giấc ngủ và bảo vệ sức khỏe.
Để ép bản thân thở bằng mũi, bạn hãy ngậm nhẹ một tờ giấy khi đi ngủ. Duy trì đều đặn trong vài tháng, sau đó giảm dần số ngày ngậm giấy cho đến khi bạn thấy mình có thể chủ động thở đúng cách.
Thở quá ít
Trung bình một người lớn hít vào 8-12 lần mỗi phút. Nếu bạn thở ít hơn con số này, não có thể bị thiếu oxy khiến bạn ngáp nhiều mà không rõ nguyên nhân. Trong trường hợp này, hãy ngáp thật lớn để cơ thể sẽ được thư giãn và tiếp nhận nhiều không khí hơn.
Tóm lại, cách thở đúng là thở nhẹ nhàng từ tốn, sử dụng mũi cùng cơ hoành thay cho miệng và ngực. Thêm vào đó, bạn nên nằm nghiêng khi ngủ vì sẽ tốt hơn cho hệ hô hấp.


Vị trí, công dụng, 

cách tập thở các loại Đan Điền

 

Cách thứ nhất : Quân bình âm dương (hay cách thở 2 Đan Điền)

a-Điều thân :
Bàn tay duơng đặt trên Đan Điền Thần dưới mỏm xương ức, bàn tay âm đặt dưới rốn 5cm nơi huyệt Khí Hải, Đan Điền Tinh.
Tay dương của Nam là tay trái, nữ là tay phải. Tay âm của nam là tay phải, nữ là tay trái. Đan Điền Thần là địện dương nối với tay dương. Đan Điền Tinh là điện âm nối với tay âm, đó là cách nối mạch truyền khí và tích lũy khí vào tạng phủ để điều hòa âm dương theo nguyên tắc bảo toàn năng lượng .
b-Điều ý :
Cuốn lưỡi, ngậm miệng, nhắm mắt, thở bằng mũi bình thường. Nằm nghe, theo dõi bụng phồng lên và xẹp xuống tự nhiên theo hơi thở ra-vào, gọi là Quán Tức (theo dõi hơi thở)
c-Điều tức :
Để ý mỗi lần thở vào, tưởng tượng khí từ ngoài vũ trụ vào từ đỉnh đầu (Thiên Môn) chạy đến tụ ở Đan Điền Thần, và khi hơi thở ra, tưởng tượng đưa khí từ Đan Điền Thần xuống tụ lại ở Đan Điền Tinh. Cứ mỗi hơi thở vào-ra như thế, trong đầu đếm nhẩn là 1 lần, rồi 2 lần….cho đến 10 lần, rồi trở lại đếm từ 1 đến 10 lần, gọi là 20, từ 1 đến 10 nữa gọi là 30, gọi là Sổ Tức (đếm hơi thở)….càng theo dõi hơi thở vào-ra càng lâu, càng nhiều đến mấy trăm lần càng tốt….
d-Lợi ích :
Có nhiều công dụng. Nếu thở thiền như vậy mà bị hôn trầm rơi vào giấc ngủ sâu, không theo dõi là đã đếm được bao nhiêu lần, thì đó là cách chữa bệnh mất ngủ hiệu qủa nhất, vì bệnh mất ngủ do suy nghĩ lung tung, nay cột tâm lại không cho tâm viên ý mã, chỉ đếm hơi thở mà ngủ được, do đó tây phương chữa bệnh mất ngủ bằng cách đếm cừu 1 con, 2 con, 3 con…. lên đến ngàn con là ngủ được, nhưng đó chỉ là Sổ (đếm) chứ không phải thiền Sổ Tức (đếm hơi thở).
Ngược lại, nếu không bị hôn trầm, còn tỉnh táo, có thể đếm được đến mấy ngàn lần, gọi là thiền tỉnh thức, tần số sóng não xuống thật thấp (3 Hertz) hơn là tần số ngủ (5 Hertz), như vậy cơ thể vẫn được ngủ, nhưng trí nhớ được tăng cường, minh mẫn, phát triển tế bào não, tăng cường hệ miễn nhiễm giúp cơ thể khỏe mạnh không bệnh tật, trẻ hóa tế bào, làm chậm sự lão hóa, phát triển tâm linh, tăng thêm hồng cầu, tăng oxy trong máu, bụng nóng ấm, mềm, tiêu hóa nhanh, hấp thụ và chuyển hóa nhanh, loại bỏ độc tố nhanh tống ra ngoài cơ thể.
Giai đoạn này là đang tập ở giai đoạn Lửa Cung Ly đốt vàng cung khảm.

Cách thứ hai : Tập thở Đan Điền Thần :

a-Điều thân :
Hai tay để vào Đan Điền Thần để hoàn toàn tăng dương tăng Sinh Hóa, chữa bệnh âm, ăn không tiêu, tiêu chảy, thiếu máu, áp huyết thấp, người lạnh, sốt rét….Tay trái nam để dưới xương ức, nơi Đan Điền Thần, tay phải chồng lên trên, nữ đặt tay ngược lại.
b-Điều ý:
Cuốn lưỡi, ngậm miệng, nhắm mắt, thở bằng mũi bình thường. Nằm nghe, theo dõi bụng phồng lên và xẹp xuống tự nhiên theo hơi thở ra-vào, gọi là Quán Tức (theo dõi hơi thở)
c- Điều tức :
Sổ Tức, tưởng tượng khi hơi thở vào, khí từ ngoài vũ trụ vào từ Thiên Môn (đỉnh đầu) đến tụ lại ở Đan Điền Thần, mình cảm thấy dưới bàn tay nóng ấm. Khi hơi thở ra, tưởng tuợng khí nóng ấm ở bàn tay tỏa ra hâm nóng Đan Điền Thần. Cứ mỗi lần hơi thở vào-ra hâm nóng Đan Điền Thần như vậy, mình đếm 1, rồi lần thứ hai đếm 2…. đến 10, là hết vòng thứ nhất, thì quay trở lại đếm vòng thứ hai 1,2,3,4,5,6,7,8,9,20, vòng thứ ba 1,2,3,4,5,6,7,8,9,30, vòng thứ tư 1,2,3,4,5,6,7,8,9,40…
Nếu để nhiệt kế dưới bàn tay, chúng ta nhận thấy trước khi tập, nhiệt kế chỉ 30 độ, sau khi tập 30 phút, nhiệt kết chỉ trên 37 độ là tập đúng. Người ngoài theo dõi nhiệt độ càng lúc càng tăng là người tập vẫn còn tỉnh thức, nếu nhiệt độ đứng lại không tăng là người tập đã đi vào hôn trầm (ngủ say) hay nhiệt độ tụt xuống dần là người tập đã tâm viên ý mã, suy nghĩ theo tư tưởng đi chỗ khác, mà ý không còn ở Đan Điền Thần nữa.
d-Lợi ích :
Nếu thở thiền ở Đan Điền Thần bị hôn trầm đi vào giấc ngủ sâu là đã chữa được bệnh mất ngủ do áp huyết thấp, người lạnh, thiếu máu não, cơ thể suy nhược,suy tim, tâm thần suy nhược, ăn không tiêu, hay bị tiêu chảy, đau nhức. Nếu còn tỉnh thức, cơ thể vẫn được ở trong trạng thái ngủ, chỉ có bộ não đang làm việc chỉnh sửa hệ thống thần kinh giác quan hoàn hảo hơn như mắt nhìn rõ, tai nghe thính, mũi thính, vị giác phân biệt rõ ràng, ăn uống ngon hơn, và tâm linh được phát triển đến trình độ cao hơn.
Tập càng nhiều ở giai đoạn này sẽ đạt đến trình độ : Vân thông khí công soi cốt tiết.

Cách thứ ba : Tập thở Đan Điền Tinh :

a-Điều thân :
Hai tay để vào Đan điền Tinh để tăng âm, tăng Chuyển Hóa, chữa bệnh dương, táo bón, người nóng, khát uống nước nhiều, áp huyết cao, sốt nóng…
Nam đặt bàn tay phải dưới rốn 5cm nơi huyệt Khí Hải Đan Điền Tinh, tay trái đặt chồng lên trên. Nữ đặt tay ngược lại.
b-Điều ý:
Quán Tức theo dõi bụng phồng lên và xẹp xuống tự nhiên theo hơi thở ra-vào.
Tưởng tượng khi hơi thở vào từ đỉnh đầu Thiên Môn (cửa thông ra ngoài trời) vào thẳng đến Đan Điền Tinh tụ lại ở đó, khi hơi thở ra, tưởng tượng khí ở bàn tay lăn tỏa vào bụng dưới làm ấm Đan Điền Tinh. Khi đã có được cảm giác mỗi lần hơi thở ra làm âm Đan Điền Tinh, bắt đầu Sổ Tức đếm hơi thở, mỗi vòng đếm từ 1 đến 10, vòng thứ hai đếm từ 1 đến 20, rồi 1 đến 30… đến hàng trăn lần, ngàn lần.
c-Lợi ích :
Khi tỉnh thức tập thở là đang ở thời kỳ Sinh Hóa trong chu kỳ chuyển hóa, khi đi vào giấc ngủ sâu, tất cả biến thành chuyển hóa, chuyển chất bổ để biến thành máu chuyển thành tinh khí, sinh tinh hóa tủy mạnh thận, nuôi xương cốt.
Tập một thời gian liên tục thì lại chuyển tinh hóa khí giai đoạn hai diệt dục để hoàn tinh bổ não biến khí hóa thần, tập bài này suốt đời không có hại để chuyển thần hoàn hư có nghiã là thay đổi tế bào não, cải lão hoàn đồng, tăng cường trí nhớ trí thông minh.

Cách thứ tư : Tập Thở Mệnh Môn.

(sau lưng, điểm giữa cột sống ngang lưng quần, đối xứng với rốn, hay tạm gọi là rốn sau)
a-Điều thân :
Cuốn lưỡi, ngậm miệng, nhắm mắt, thở bằng mũi tự nhiên. Có ba cách điều thân, tùy theo mục đích :
Chuyển hỏa khí sang Mệnh Môn, hai tay đặt tại Đan Điền Thần.
Chuyển thủy khí sang Mệnh Môn, hai tay đặt tại Đan Điền Tinh.
Chuyển tinh hóa khí, tay dương tại Đan Điền Thần và khí hóa thần, tay âm đặt tại Đan Điền Tinh.
b-Điều ý :
Cũng có 3 cách điều ý theo mục đích :
Chuyển hỏa khí sang Mệnh Môn : Tưởng tượng hơi thở vào từ Thiên Môn tụ ở Đan Điền Thần, hơi thở ra, chuyển hỏa khí từ Đan Điền Thần vào Mệnh Môn.
Chuyển thủy khí sang Mệnh Môn : Tưởng tượng hơi thở vào từ Thiên Môn tụ ở Đan Điền Tinh, hơi thở ra, chuyển thủy khí vào Mệnh Môn.
Chuyển tinh hóa khí, tưởng tượng hơi thở vào từ Thiên Môn tụ ở Đan Điền Thần, để chuyển hóa tinh chất của thức ăn biến thành hỏa khí, ngưng thở 1 giây dùng ý chuyển dẫn hỏa khí tụ ở Đan Điền Tinh, để chuyển hóa hỏa khí thành tinh khí một lần nữa. Hơi thở ra, chuyển tinh khí từ Đan Điền Tinh vào Mệnh Môn để khí hóa thần.
Mỗi lần xong một hơi thở, áp dụng Sổ Tức từ 1 đến 10 nhiều lần lên đến ngàn lần.
c-Lợi ích :
Khi Sổ Tức bị hôn trần sẽ rơi vào giấc ngủ ngon.
Khi Sổ Tức còn tỉnh thức, cách thứ nhất làm tăng Mệnh môn hỏa, làm tăng thận dương, chữa được bệnh thận dương hư, chữa bệnh tiểu đêm, tiểu nhiều, mất trí nhớ, áp huyết thấp, người lạnh, sốt rét, chữa bệnh thận khỏi phải lọc thận.
Cách thứ hai làm tăng thủy cho Mệnh Môn làm mạnh thận âm, nuôi duỡng thận, tăng thận thủy, chữa áp huyết cao, tinh khí thiếu, yếu xương cốt, sinh tinh tủy, hoàn tinh bổ não, chữa thận nhiệt đi tiểu nóng rát, tiểu rắt.
Cách thứ ba, chuyển tinh hóa khí, khí hóa thần, nuôi bộ não phát triển, thay tế bào não, làm chậm lão hóa, tăng cường trí nhớ trí thông minh, phát triển tâm linh. Đây là giai đoạn luyện Tinh bền khí đủ dưỡng nguyên thần.
Tại sao gọi là Đan Điền Thần ?
Vị trí của Đan điền thần được định nghĩa là một lỗ rỗng gọi là Hư Vô Huyệt Lý, ngang dọc 1 thốn 2 phân sờ và nhìn không thấy, nhưng là nơi chuyển hoá âm dương, cách tim 3 thốn 6, cách thận 3 thốn 6, đo khoảng cách từ tim (hỏa) xuống thận (thủy) là 8 thốn 4 .Tiểu vũ trụ của con người liên quan đồng nhất thể với đaị vũ trụ của trời đất nên khoảng cách từ mặt trời (hỏa) xuống mặt nước biển (thủy) là tám mươi bốn muôn ngàn dặm (84 x 10000 (muôn)x1000x dặm 1,609km) đúng như khoa học đã xác định .
Điện khí hỏa của trời là dương, điện khí thủy của trái đất là âm, giữa lưng trời là điểm chuyển hóa âm dương khi đụng nhau tạo ra sét và tiếng nổ ở đó. Ở đó là nơi nào không xác định được chính xác nên ở trong thân người được gọi là Hư Vô Huyệt Lý .
Nếu muốn thường xuyên âm dương được chuyển hóa để giúp con người khỏe mạnh sống lâu con người mới tìm cách luyện đơn như Thái Thượng Lão Quân, lập một cái lò bát quái ở Đan điền Thần này gọi là lập Lư Đảnh .Chất liệu để luyện đơn là hai chất độc không bao giờ có thể hòa hợp được với nhau đó là chất dương thủy ngân ( hống) và chất âm chì (diên) nung nấu trong lò ở một nhiệt độ thích hợp ( gọi là luyện công phu để hống diên giao đầu) độ lửa của lò bát quái lúc đó vừa nóng bên trong vừa nóng bên ngoài gây ra một tiếng nổ cả hai thứ tan thành chất bột đỏ tươi gọi là thần sa thường dùng để bao áo các viên thuốc tầu chữa bệnh tim, thần kinh, an thần , thần sa uống nhiều thì ngộ độc tẩu hỏa nhập ma, loại chế biến ít độc có thể uống được là chu sa, trong các triều đại Tầu dùng Chu sa bón cho con Thạch sùng ăn rồi lấy máu của Thạch sùng bôi vào cổ tay người con gái để xác nhận còn là xử nữ hay không rồi mới tiến cung, nên có điển tích của câu thơ Lấy bột chu sa bón thạch sùng.Ngày nay các nhà hàng tàu có món phở áp chảo là để lửa phừng cháy lên trên vào chảo rồi lấy ra, ăn có mùi thơm ngon đặc biệt hơn là chỉ xào bằng lửa dưới, giống như kiểu luyện tiên đơn lửa bên ngoài đủ nóng đến độ làm phừng lửa cháy bên trong lò bát quái mới thành thuốc tiên.
Khi chúng ta chọn chỗ đặt tay vào Đan Điền là chúng ta đang ở thời kỳ Lập Lư Đảnh .Khi thở nghe bụng nóng là nóng trong, nghe bàn tay nóng chảy mồ hôi là lửa ngoài nóng, cái nóng được tăng cường theo chu kỳ khép kín để bảo toàn năng lượng, đến độ nóng nào thích hợp thì tâm hoả và thận thủy chuyển hóa gây ra một tiếng nổ đinh tai nhức óc như sét đánh, khiến mình bàng hoàng ngơ ngác, tưởng bom ở đâu nổ, chỉ có trong đầu mình nghe được mà người ngoài không nghe được lúc đó thành tiên rồi, khó mà đạt được, nhưng để chuyển tinh hoá khí, khí hóa thần giúp sống lâu khỏe mạnh không bệnh tật thì dễ hơn mọi người đều tập được.
Các tiên gia gọi vị trí đan điền thần là Cung Huỳnh Đình, Đình là sân, Huỳnh là vàng, tức là sân rồng nơi các bá quan văn võ cùng vua họp bàn chánh sự, các nơi báo cáo tình hình trong nước và là đầu não chỉ huy điều hành việc nước. Cho nên ý tập trung tại Đan Điền Thần, ý là vua, các quan là những thần kinh chức năng cơ quan tạng phủ tụ tập ở đây để điều hòa các chức năng của cơ thể. Ngược lại nếu thiền theo các môn phái khác, ý tập trung tại bộ đầu, thì theo lý thuyết của khí công ý ở đâu khí ở đó, khí huyết sẽ dồn hết lên bộ đầu sinh tẩu hỏa nhập ma, bộ đầu gọi là Nê Hoàn Cung như phòng ngủ của vua. Nếu quốc gia nào mà ông vua cứ ở phòng ngủ nơi hậu cung vui chơi với tam cung lục viện thì sẽ mất nước, cho nên muốn nước giầu dân mạnh vua lúc nào cũng phải ra ngoài Huỳnh Đình Cung kiểm soát công việc làm của các bá quan văn võ (âm dương, huyết khí) của các bộ (tạng phủ) thì cơ thể luôn luôn khỏe mạnh không bệnh tật.
Mọi người nên tập bài tĩnh công đến suốt đời cũng không có biến chứng tẩu hỏa nhập ma, vì càng tập là càng luyện đơn để tiến hóa, luyện đơn chắc chắn thể xác khỏe mạnh không bệnh tật, nhưng về tinh thần, trí não được phát triển, kết qủa đầu tiên cảm nhận được là : Vân thông khí công soi cốt tiết. Tinh bền khí đủ dưỡng nguyên thần. Tiếp tục tập sẽ có trạng thái : Xuất thần lên cảnh thần tiên. Học thêm tâm pháp bí truyền cao siêu. Tập đến khi thần hoàn hư : Đến bực này thì chứng kim tiên. Không không không hậu không tiền,. Không lo không nghĩ không phiền lòng ai . Đến lúc đó tôi sẽ từ giã qúy vị biệt tích giang hồ.
***
Khí Hải còn gọi là Đan Điền Tinh, dưới huyệt Khí Hải có huyệt Quan Nguyên, nhà đạo gọi là Chơn Khí Huyệt, Âm Giao không phải là Đan Điền. Khí công thiền có 3 đan điền, Đan Điền Khí từ xương ức lên đỉnh đầu, khi thở thiền chú ý hơi thở ở Thiên Môn (chỗ lõm trên đỉnh đầu do thiền mà có, không hoàn toàn đúng vào huyệt Bách Hội) hay chú ý vào Ấn Đường, hai nơi này gọi là Đan Điền Khí. Đan Điền Thần là nơi âm dương gặp nhau để biến hóa, gọi lả Hư Vô Huyệt Lý, sờ và nhìn không thấy, rộng vuông vức 1 thốn 2, cách tim 3 thốn 6, cách thận 3 thốn 6 .Tổng cộng tâm hỏa cách thận thủy 8 thốn 4, tương đương với khoảng cách từ mặt trời xuống biển là 84 muôn ngàn dặm (84x10000x1000x1,609km) điểm giữa trời với đất giao tiếp điện âm dương tạo ra tiếng sấm sét ở thiên nhiên, thì Hư Vô Huyệt Lý cũng tạo ra chấn động âm dưong, nên gọi là Đan Điền Thần, khi thở tập trung ý tại đan điền thần dưới xương ức gần huyệt Cưu Vĩ, nó nằm sâu bên trong, vô hình, Thái Thượng Lão Quân gọi cách thở này là Lập Lư Đảnh để nấu thuốc luyện tiên đơn (lửa cung ly đốt vàng cung khảm), cung ly là tâm hỏa, cung khảm là thận thủy, khí công gọi là cách thở thai tức (bào thai trong bụng mẹ không cần thở bằng mũi để lấy oxy bên ngoài, chỉ cần theo dõi nhịp mạch đập ở Đan Điền Thần, thấy nó vẫn đập, mặc dù mình không thở mà vẫn sống ), cuốn lưỡi nối vòng Nhâm Đốc để khí đi xuống 12 đốt cổ họng thì 12 đốt này nhà đạo gọi là Thập Nhị Trùng Lầu, nhưng luyện đến khi chuyển tinh hoá khí, chuyển khí hóa thần, thì khí đi lên sau lưng vòng phía sau 12 đốt cổ lên đầu vào Cung Nê Hoàn thì 12 đốt này có tên gọi khác là Thập Nhị Trùng Thiên…..
1-Thốn là đơn vị đo lường chiều dài của 1 đốt lóng tay của mỗi người mập ốm khác nhau theo tỷ lệ với thân hình của người ấy, nhưng theo 1 quy luật chung như khoảng cách giữa 2 núm vú là 8 thốn, khoảng cách lằn chỉ nhượng tay đến lằn chỉ cổ tay dài 12 thốn, thí dụ nói huyệt
Nội Quan cách lằn chỉ cổ tay 2 thốn, thì huyệt này trên tay một đứa nhỏ chỉ dài có 3cm, nhưng trên cổ tay người lớn 7cm… do đó đơn vị đo huyệt gọi là đồng thân thốn, lấy đốt tay người nào đo lên thân người ấy, chứ không đo trên người khác được. Thời nay giải quyết dễ dàng hơn, xem thốn là 1 đoạn, vậy huyệt Nội Quan là 2/12 (trên tổng số 12 đoạn của chiều dài cánh tay ngoài)… Từ rốn xuống xương mu dài 5 thốn, huyệt Khí Hải tính từ rốn xuống là 1 thốn rưỡi, tức là 1.5/5.
2-Nê Hoàn Cung ví như phòng ngủ của vua, nằm trong đầu nhưng vô hình không có vị trí nhất định, không phải ai cũng có, chỉ có những vị tu thiền đạt mức thượng trí (kiến thức ngoài thế gian không có). Còn Đan Điền Thần, nhà đạo gọi là Huỳnh Đình Cung (sân rồng) nơi văn võ bá quan cùng vua họp bàn việc nước, điều khỉển lục bộ như ngoại giao, giáo dục, công chánh, kinh tế, nội vụ,y tế….Vì thế khi thở ý tập trung ở đây (ý là vua) theo dõi, kiểm soát, điều chỉnh sự hoạt động của lục phủ ngũ tạng lúc nào cũng được tốt thì cơ thể luôn luôn khỏe mạnh. Nếu vua (ý) ở Nê Hoàn Cung mê say với cung tần mỹ nữ thì quốc gia sẽ loạn, ví như ý tập trung ở đầu, cơ thể sẽ bị bệnh, tẩu hỏa nhập ma, áp huyết cao, mất ngủ, điên loạn… Cho nên khí công chữa bệnh chỉ nên tập trung ý theo dõi hơi thở ở Đan Điền Thần để chuyển hóa âm dương, giúp lục phủ ngũ tạng luôn hoạt động tốt để cơ thể khỏe mạnh không bệnh tật. Đây cũng là một phương pháp thiền để tăng cường sức khỏe, không xuất hồn lên bộ đầu sẽ làm tăng áp huyết, không tập trung nhiều ở Chơn Khí Huyệt (dưới Đan Điền Tinh) sẽ thành qủy dâm dục…
3-Khoảng cách từ tim xuống điểm nối 2 qủa thận dài 8 thốn 4, Hư Vô Huyệt Lý chiếm 1 thốn 2, ở trung tâm lư đảnh ở đoạn giữa tâm-thận
4-Thận là nói chung, nhưng chức năng chứa lọc nước gọi là thận thủy để đối đãi với tim cho sức nóng ấm cho cơ thể goi là tâm hỏa, dùng danh từ hỏa thủy là có ý nghĩa về sự biến hóa của trời đất, mặt trờ nóng giao hòa với quả đất bằng cách đưa sức nóng xuống mặt biển, lúc nhiều lúc ít để nước nóng bốc hơi thành mây, nước biển cạn gọi là thủy triều xuống, mây tụ lại thành mưa trả nước về cho biển gọi là thủy triều lên, đó gọi là sự biến hóa hỏa-thủy của thiên nhiên vũ trụ, trong con người cũng do tâm hỏa và thận thủy chuyển hóa gọi là sự khí hóa làm lục phủ ngũ tạng hoạt động điều hòa.
***

Những kết qủa kỳ diệu của phương pháp tập thở khí công để chữa những bệnh nan y

Đỗ Đức Ngọc
Hiện nay trên thế giới, mọi người đều xếp loại bệnh ung thư vào mục bệnh nan y khó chữa, vì chưa tìm ra nguyên nhân, chỉ tìm ra hậu quả là bướu, nên chữa vào ngọn, tiêu diệt hậu quả mà không tiêu diệt nguyên nhân, nên chữa xong bướu này, nguyên nhân phát sinh bệnh vẫn còn lây lan sang nơi khác Tây Y gọi là di căn.
Cách chữa ung thư duy nhất theo Tây Y là hóa học trị liệu từ trước đến nay theo phương pháp của Trường ĐạI Học Johns Hopkins, đã được xem là cách duy nhất để thử nghiệm và loại bỏ ung thư. Nhưng ngày nay phương pháp này đã có một cách nhìn khác dần dần đi đúng lý thuyết tinh-khí-thần trong Đông Y.
Chúng ta xem bài viết  *Cập nhật về căn bệnh ung thư từ Trường Đại Học Johns Hopkins: * như sau :
1. Ai cũng có tế bào ung thư trong cơ thể. Những tế bào này không thể bị phát hiện trong những cuộc kiểm tra tiêu chuẩn, trừ khi chúng nhân ra thành vài tỷ tế bào. Khi bác sĩ thông báo với bệnh nhân ung thư rằng sau khi trị liệu, cơ thể họ không sản sinh thêm tế bào ung thư nào khác, điều này có nghĩa là cuộc kiểm tra không phát hiện ra các tế bào ung thư do chúng chưa phát triển tới mức độ có thể nhận biết.
2. Tế bào ung thư xuất hiện từ 6 tới 10 lần trong cuộc đời con người.
3. Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể mạnh, hệ thống này tiêu diệt các tế bào ung thư đồng thời ngăn chặn chúng sinh sản và hình thành khối u.
4. Khi một người mắc bệnh ung thư có nghĩa là người đó suy dinh dưỡng đa cấp… Điều này có thể do các nhân tố về di truyền, môi trường, thức ăn và lối sống..
5. Để tránh suy dinh dưỡng đa cấp, thay đổi thói quen ăn uống và bổ sung thực phẩm sẽ giúp tăng cường khả năng miễn dịch.
6. Hóa học trị liệu bao gồm việc làm nhiễm độc các tế bào ung thư phát triển nhanh, đồng thời cũng tiêu diệt các tế bào khỏe mạnh trong tủy xương và vùng dạ dày – ruột, và có thể gây tổn thương các cơ quan như gan, thận, tim, phổi…vv..
7. Các tia phóng xạ trong quá trình tiêu diệt tế bào ung thư có thể gây thương tổn tới các tế bào khỏe mạnh, các mô tế bào và các cơ quan trong cơ thể..
8. Trị liệu ban đầu bằng hóa học trị liệu và phóng xạ thường làm giảm kích cỡ khối u… Song sử dụng các biện pháp này lâu dài không tiêu diệt được khối u hoàn toàn.
9. Khi cơ thể nhiễm độc do hóa học trị liệu và tia phóng xạ, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ trở nên yếu ớt và bị tổn thương, do vậy cơ thể thường không chỗng đỡ nổi với bệnh tật và các biến chứng.
10. Hóa học trị liệu và phóng xạ có thể khiến các tế bào ung thư biến chứng và khó tiêu diệt hơn. Phẫu thuật có thể khiến các tế bào ung thư di căn tới vùng khác trên cơ thể..
11. Một cách hữu hiệu để đối phó với các tế bào ung thư là “bỏ đói” chúng, không cung cấp dưỡng chất khiến chúng có thể sản sinh.
TẾ BÀO UNG THƯ CẦN NHỮNG DƯỠNG CHẤT GÌ?
a. “Đường “ là một trong những dưỡng chất cho tế bào ung thư. Cắt bỏ đường là cắt bỏ nguồn dưỡng chất quan trọng cho tế bào ung thư. Các sản phẩm thay thế đường như NutraSweet, Equal,Spoonful. .. làm từ Aspartame và không gây hại.
Sản phẩm thay thế từ thiên nhiên là mật ong Manuka và mật đường nhưng với một lượng rất nhỏ. Muối bột cũng có chất hóa học tẩy trắng màu muối.
Lựa chọn tốt hơn là amino Bragg và muối biển.
b. “Sữa “ khiến cơ thể tiết ra niêm dịch, đặc biệt là ở vùng dạ dày và ruột. Chất niêm dịch là dưỡng chất cho tế bào ung thư. Bằng cách cắt bỏ sữa trong khẩu phần và thay thế bằng sữa đậu nành không đường, tế bào ung thư sẽ bị “bỏ đói”.
c. Tế bào ung thư sống sót trong môi trường acide. Khẩu phần ăn chứa nhiều thịt cung cấp nhiều acide. Sẽ tốt hơn nhiều nếu bạn ăn cá và thịt gà thay cho thịt lợn và thịt bò. Thịt gia súc cũng chứa kháng sinh, hormon tăng trưởng và ký sinh không tốt cho cơ thể, nhất là với bệnh nhân ung thư.
d. Khẩu phần ăn có 80% rau xanh và nước ép, ngũ cốc, hạt và chút trái cây sẽ giúp cơ thể sản sinh nhiều kiềm. Khoảng 20% có thể là thực phẩm nấu chín, bao gồm cả đậu. Nước ép rau chứa các enzyme sống, dễ dàng hấp thu và ngấm vào các tế bào trong vòng 15 phút, giúp sản sinh các tế bào khỏe mạnh. Để tạo ra các enzyme sống nhằm sản sinh ra các tế bào khỏe mạnh, hãy thử uống nước ép rau (có giá đỗ) và ăn rau sống 2 tới 3 lần/ ngày. Các enzyme sẽ bị tiêu diệt ở nhiệt độ 104 độ F (40 độ C)
e. Tránh các chất caffeine như cà phê, trà và sô cô la. Trà xanh chứa chất chống ung thư và là một lựa chọn tốt. Hãy uống nước lọc hoặc nước tinh khiết để tránh chất độc và kim loại nặng trong nước thường. Tránh uống nước cất vì nước này chứa axit.
12. Protein trong thịt khó tiêu hóa và cần tới nhiều enzyme tiêu hóa. Thịt không tiêu hóa nằm nguyên trong ruột, gây thối và tạo ra chất độc cho cơ thể.
13. Các tế bào ung thư được bao phủ bằng một lớp protein. Bằng cách hạn chế thịt trong khẩu phần ăn, các enzyme sẽ hoạt động dễ dàng hơn trong việc tấn công lớp protein bao phủ tế bào ung thư và giúp các tế bào hủy diệt tự nhiên của cơ thể tiêu diệt tế bào ung thư.
14. Một số các chất tăng cường hệ miễn dịch (IP6, Flor-ssence, Essiac, anti-oxidants, vitamins, khoáng chất, EFAs….) giúp các tế bào hủy diệt tự nhiên tiêu diệt tế bào ung thư. Một số chất khác như vitamin E tạo ra cơ chế tiêu diệt tế bào, một cách thông thường của cơ thể nhằm đào thải các tế bào gây hại hoặc không cần thiết.
15. Ung thư là căn bệnh của thể xác và tinh thần. Một tinh thần lạc quan và sảng khoái sẽ giúp các bệnh nhân ung thư giành giật được sự sống. Giận dữ, căm thù và cay đắng khiến cơ thể bị căng thẳng và tạo ra acide. Hãy học cách sống vị tha và đầy yêu thương. Học cách thư giãn và hưởng thụ cuộc sống.(Thiền).
16. Các tế bào ung thư sẽ không tồn tại được trong môi trường đầy oxy. Tập thể dục đều đặn, hít thở sâu sẽ giúp các tế bào được nạp đầy đủ oxy. Liệu pháp oxy cũng là cách tiêu diệt các tế bào ung thư (Khí Công)
Như vậy, cách nhìn của y khoa ngày nay cũng chú trọng đến TINH là cách ăn uống, chất nào tạo duyên xấu làm tăng trưởng tế bào ung thư phải nên tránh, chất nào là duyên tốt vừa tăng cường cho tế bào tốt, làm mạnh hệ miễn nhiễm, vừa tiêu diệt tế bào ung thư cần phải bổ sung. 
Về KHÍ thì Tây Y công nhận môi trường tạo nhiều oxy sẽ làm cho tế bào ung thư không tồn tại được, nhưng chưa tìm ra đúng phương pháp, chỉ có phương pháp tập thở Khí Công mới thu nạp và giữ được oxy lâu trong cơ thể, khác với tập thể dục thể thao, có oxy vào rồi lại ra mất, bác sĩ Ngô Gia Hy đã kiểm chứng qua xét nghiệm máu về kết quả tăng hồng cầu sau thời gian tập Khí Công, nhưng có nhiều loại Khí Công, loại Khí Công chúng ta thường gặp và tập luyện nhất là Tài Chi, nhưng khi thử nghiệm máu không thấy tăng hồng cầu, do đó nhiều người còn nghi ngờ khả năng chữa ung thư bằng Khí Công không đáng tin cậy vì không biết loại nào đúng và có hiệu quả nhanh khi thử nghiệm máu. Vì thế mà môn học Khí Công Y Đạo ra đời để chuyên chữa những bệnh nan y bổ sung cho ngành y khoa hiện đại. Các bài tập thể dục Khí Công y đạo, cách tập thở thiền, được phân loại có kết quả tương đương như thuốc ngoại dược để chữa bệnh.
Về THẦN, Tây Y công nhận tâm tính cũng có những duyên tốt làm cho bệnh mau lành, tế bào ung thư sẽ không thể phát triển, còn duyên xấu sẽ làm tăng trưởng tế bào ung thư làm bệnh nặng thêm, và khuyên bệnh nhân không nên giận dữ, căm thù, bi quan, cay đắng mà phải sống lạc quan yêu đời, biết sống thư giãn, không gì hơn là phương pháp thiền tĩnh tâm buông xả . Nhưng thiền cũng có nhiều cách, có cách dùng để chữa bệnh mau khỏi là cách thở thiền trên các Đan Điền hay trên đại huyệt của Khí Công Y Đạo mới có kết quả hơn cách thiền chỉ để thư giãn kém kết quả hơn nếu muốn dùng thiền để chữa bệnh.
Chúng ta thử tìm hiểu cách chữa bệnh nan y theo phương pháp Khí Công y đạo qua các bệnh sau đây :
1-  Bệnh ung thư phổi do hút nhiều thuốc lá, di căn sang gan và lên não.
2-  Bệnh ung thư phổi kèm theo bệnh suyễn cấp tính có dấu hiệu nhồi máu cơ tim
3-  Bệnh ung thư phổi thời kỳ chót do sống trong môi trường khí ammoniac
4-  Bệnh ung thư lưỡi
5-  Bệnh ung thư máu
6-  Vết sẹo lao phổi trở thành ung thư phổi
7-  Bệnh chai gan
8-  Bệnh ung thư bao tử
9-  Bệnh viêm xoang mũi kinh niên được Tây Y chẩn đoán là Bệnh Mal Formation
10- Bướu não
11- Bệnh Ung Thư Ruột Già
12- Bệnh hư thận, 4 thận không làm việc

1-  Bệnh ung thư phổi do hút nhiều thuốc lá, di căn sang gan và lên não.

Một nam bệnh nhân người Rumany là kỹ sư chế tạo những máy móc điện tử cho ngành y khoa, ông bị bệnh ung thư phổi do hút nhiều thuốc lá, bướu trong phổi bên phải to 8cm, đã di căn tạo bướu trong gan và bướu não bên phải, đang chữa hóa trị theo Tây Y. Ông vẫn tiếp tục chữa theo Tây Y nhưng bắt đầu tập thêm cách thở Khí Công.
Thông thường, sau mỗi lần chữa hóa trị, cơ thể bệnh nhân suy nhược cả thể xác lẫn tinh thần do phản ứng thuốc qúa mạnh, đa số những triệu chứng xẩy ra sau khi chữa là đau đớn, khó thở, không ăn uống được, không ngủ được, người xanh xao, mất máu, mất hồng cầu…
Khi chữa lần đầu, những triệu chứng này kéo dài khoảng 1 tuần, rồi cơ thể từ từ phục hồi lại sức vào tuần lễ thứ hai, cơ thể chưa thấy gì là suy nhược. Khi điều trị lần thứ hai, hệ thống miễm nhiễm giảm, chức năng hoạt động của tạng phủ yếu dần mất sức đề kháng, triệu chứng đau đớn, mệt mỏi, mất ăn, mất ngủ kéo dài đến 2 tuần, mới vừa phục hồi lại sức, thì đến đợt trị liệu thứ 3, chức năng khí hóa của cơ thể không đủ sức kịp chuyển hóa tẩy độc để giúp cơ thể phục hồi sức khỏe, mà trái lại, độc tố lưu giữ trong cơ thể trở thành kẻ nội thù phá hỏng chức năng nội tạng làm tinh thần suy nhược, mất máu, mất hồng cầu, rụng tóc, mặt trắng mét, hơi thở gấp, mắt lõm, má hóp, tiêu hóa không thông, táo bón, ăn uống không được, mất ngủ, người mệt mỏi, chân tay mất sức…
Có nhiều người ở giai đoạn này, bệnh nhân tự cứu mình, đã đến với Khí Công để học cách tập thở tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Bệnh nhân thường quan niệm sau khi chữa hóa trị, cơ thể mệt mỏi mất sức, chắc không thể tập thở Khí Công ngay được, đợi nghỉ ngơi vài ngày cho cơ thể khỏe lại một chút mới đi tập, cho nên tập thở Khí Công được ít ngày rồi nghỉ theo chu kỳ trong thời gian hóa trị, và rồi đến với Khí Công thưa dần cho đến khi sức kiệt quệ không đi đứng dễ dàng để đến với Khí Công được nữa, bệnh càng nặng và trút hơi thở cuối cùng mà chưa hoàn tất xong lịệu trình chữa trị bằng hóa chất theo Tây Y.
Rút kinh nghiệm trong phương pháp hướng dẫn tập thở Khí Công để tự chữa bệnh ung thư, tôi thường khuyên bệnh nhân, sau khi ở bệnh viện ra, hãy đến tôi để tập thở loại độc tố ra khỏi cơ thể ngay, khiến cho phản ứng phụ của thuốc mất tác dụng nên không bị mất máu, mất hồng cầu không làm mất ảnh hưởng đến đội quân trong hệ thống miễn nhiễm phòng chống bệnh, và cái đau hay xáo trộn chức năng tạng phủ chỉ kéo dài 2 ngày là biến mất, lúc đó cơ thể còn nhiều thời gian để phục hồi lại tinh-khí-thần càng ngày càng khỏe hơn để đợi ngày hóa trị kế tiếp.
Bệnh nhân Rumany kể trên đã áp dụng chiến thuật này, ông nhân thấy, sau khi hoá trị, cơ thể vẫn bình thường khỏe mạnh, thỉnh thoảng, khi đo áp huyết tôi thấy xuống thấp, thiếu máu, thiếu hồng cầu, tôi đề nghị ông xin với bác sĩ truyền máu cho ông. Ông tập thở suốt ngày, khi đi, đứng, hay ngồi, còn khi nằm ông tập thở ở Đan Điền Thần làm cơ thể ấm, tăng hồng cầu, tăng sức tuần hoàn máu cho tim mạch, khi tiêu hóa kém không hấp thụ và chuyển hóa, ông tập thở ở Trung Quản, khi cơ thể nóng hay khó thở, nói chuyện hay bị mệt, ông tập thở ở Đan Điền Tinh để phục hồi nguyên khí, khi suy nhược thần kinh ông tập thở ở Mệnh Môn.
Ba tháng sau, ông cho biết, sau khi scan xem tình trạng bướu trong phổi, ông và bác sĩ nhìn trên màn hình, không còn thấy bướu to 8cm nữa, mà chỉ thấy một chấm đen mờ khoảng 2mm, gần như không còn bướu, cả ông và bác sĩ ngạc nhiên vui mừng. Hiện nay ông khỏe hơn như lúc chưa bị bệnh.
Ông thắc mắc hỏi tôi tại sao tập thở Khí Công lại có kết quả kỳ diệu như vậy.
Đối với Đông Y Khí Công, chỉ quan niệm nguyên nhân gây ra bệnh do 3 yếu tố tinh-khí-thần, và khi cơ thể đã bị bệnh thì do khí huyết thiếu, và cơ thể bị hàn trong đa số những trường hợp bị bệnh ung thư.
Một thí dụ cụ thể, khi mùa đông tuyết đóng băng dính trên cửa kính xe hơi do qúa lạnh, cục băng đó ví như một bướu ung thư. Muốn loại bỏ cục băng này có 3 cách : dùng dụng cụ cào tuyết, dùng hóa chất làm tan, 2 cách này có thể làm trầy kính hay nứt kính, cách thứ 3, vào trong xe, mở sưởi cho nhiệt độ trong xe ấm lên, cục băng đóng ngoài kinh xe sẽ tự tan biến mất.
Phương pháp Khí Công ví phổi là kính xe, bướu là cục tuyết đóng băng lạnh trên kính, phải tập hơi thở cách nào để làm tăng thân nhiệt, làm ấm phổi, tăng lưu lượng khí huyết tuần hoàn trong phổi để tăng oxy, tăng hồng cầu để bảo vệ nuôi dưỡng tế bào tốt, loại bỏ tế bào xấu…, và phương pháp thở này phải được duy trì liên tục thường xuyên có gía trị như dùng thuốc.
Đối chứng trị liệu là dùng những phương pháp thở tùy tình trạng bệnh như thiếu máu lên đầu nuôi não, dùng bài tập Khí Công Cúi Ngửa 4 Nhịp, đau nhức mỏi tay chân dùng bài Vỗ Tay 4 Nhịp, người lạnh tập thở Đan Điền Thần, người nóng tập thở Đan Điền Tinh, áp huyết cao tập thở Mệnh Môn, ăn không tiêu tập bài Kéo Ép Gốt Thở Ra làm Mềm Bụng, tăng hồng cầu và bạch cầu để chữa bệnh tập bài Đứng Ngũ Hành Tấn 10 phút ép độc tố xuất ra bằng đường mồ hôi, thận suy nằm úp tập thở Mệnh Môn…Những bài tập của Khí Công, mỗi bài có giá trị riêng giống như một loại thuốc đặc trị để giúp cơ thể tự điều chỉnh chức năng khí hóa của lục phủ ngũ tạng vẫn theo quy luật âm dương ngũ hành trong cách chữa bệnh của Đông Y, nên cần phải theo dõi những biến đổi ngũ hành do phản ứng thuốc Tây Y mỗi lúc mỗi khác để lúc nào cũng giữ được sự quân bình khí hóa âm dương ngũ hành của tinh-khí-thần hoà hợp sẽ tránh được bệnh trở nặng hơn hay bị tái phát. clip_image001

2- Bệnh ung thư phổi kèm theo bệnh suyễn cấp tính có dấu hiệu nhồi máu cơ tim

Một nam bệnh nhân khoảng 45 tuổi, do hút nhiều thuốc, thừa lúc thời tiết lạnh bị nhiễm cảm ho kéo dài trong hai tháng, bệnh ho không khỏi trở thành suyễn cấp tính làm ngộp thở. Thông thường ở xứ nhiệt đới, bệnh ho kéi dài, sẽ có đàm, thân nhiệt tăng, sốt về chiều, tình tạng bệnh sẽ trở thành bệnh lao phổi. Ngược lại, ở xứ lạnh, ho do hàn, cơ thể không bị sốt, đàm bị kết khối làm giảm dung tích phổi càng ngày càng tăng gây ra khó thở, và làm hại đến chức năng co bóp của tim mạch, bệnh không biến thành lao phổi mà biến thành bướu trong phổi, Tây Y gọi là ung thư phổi và sẽ phải điều trị theo phương pháp hóa trị, tuy nhiên tình trạng sức khỏe bệnh nhân rất tồi tệ, ngộp thở, sốt, trán nóng, hai bàn tay nóng, chân lạnh, mặt đỏ bầm, tiếng nói đứt đoạn vì thiếu hụt hơi, áp huyết 2 tay cao, bên phải đo được 165/101mmHg mạch 114, bên trái đo được 178/105mmHg mạch 113, hơi thở 40 hơi /1 phút.
Theo kinh nghiệm của Đông Y-Khí Công, bệnh nguy hiểm cấp thời không phải là bệnh ung thư, mà có dấu hiệu cận nhồi máu cơ tim, sắp vỡ mạch nếu hơi thở càng ngày càng dồn dập tạo ra một gia tốc gây cộng hưởng cho tim nhồi bóp bất bình thường cho đến khi vỡ tim. Bệnh nhân này may mắn gặp tôi khi anh ta kêu mệt quá, mệt quá, đau ngực, khó thở qúa, lúc đó hơi thở dồn dập, dồn dập, môi tím tái, mắt lạc tròng, muốn ngất xỉu….
Tôi hướng dẫn bệnh nhân nằm, khuyên bệnh nhân bình tĩnh, buông lỏng, đừng hít vào, đừng sợ hãi, thả lỏng người, lỏng ngực bụng, đừng nghĩ đến hơi thở, tập nằm ngủ như trẻ em khi ngủ, chỉ chú ý khi hơi thở ra ngắn đứt đoạn , thì dùng miệng thổi hơi ra từ từ như người ta thổi một chén cháo nóng, rồi buông lỏng cho hơi tự nhiên vào mà không được nâng ngực hít vào. Tôi đề nghị thổi hơi ra theo tiếng đếm của tôi. Bắt đầu, thổi hơi ra 1, buông lỏng cho khí vào tự nhiên, thổi hơi ra 2, buông lỏng cho khí vào tự nhiên, thổi hơi ra 3 lần, 4 lần , 5 lần, 6 ,7 ,8 ,9, 10 lần rồi lại thổi hơi ra 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10 lần….chỉ chú ý thì thổi ra chậm nhẹ, mục đích giảm gia tốc của nhịp tim đập. Từ từ bệnh nhân thở được dài hơi, số hơi thở trong một phút giảm xuống còn 18 hơi như người bình thường. Tiếp tục tập thổi hơi ra nhẹ, từ từ, chậm, dài hơn một chút, bệnh nhân có hơi thể đều 12 hơi trong một phút.
Các bệnh trong cơ thể muốn được chữa khỏi phải tập thở bằng cả hai cách :
Cách thứ nhất :
Luyện hơi thở theo Khí Công theo 6 yếu tố : chậm, nhẹ, sâu, lâu, đều, bình thường. Yếu tố lâu là thời gian tập càng lâu vẫn như người bình thường không bị mệt, không cần nghỉ để thở bù lại vì bị hụt hơi… tập làm sao hơi thở phải thở được bình thường tự nhiên không ngộp thở, không cố sức mà đi đứng nằm ngồi suốt ngày, trừ khi đi ngủ, vẫn thở được từ 6-12 hơi, giỏi hơn nữa là 2 hơi trong một phút, làm tăng lưu lượng máu, tăng hồng cầu và bạch cầu, tăng sức đề kháng chống bệnh tật, và loại bỏ độc tố thoát ra bằng đường mồ hôi, và bằng đường đại tiểu tiện.
Cách thứ hai :
Sau khi đã tập đúng đưa hơi thở xuống 12 hơi hay 6 hơi trong 1 phút, lúc đó mới dùng hơi thở tác động trên huyệt theo quy luật âm dương ngũ hành tạng phủ, dùng Ý tập trung vào các đại huyệt như Bách Hội, Chiên Trung, Trung Quản, Khí Hải, Mệnh Môn, Dũng Tuyền, để điều chỉnh sự khí hóa ngũ hành tổng thể tùy tình trạng bệnh, mỗi lúc mỗi khác.  Lúc đó Ý sẽ dẫn khí đi vào huyệt đạo kinh mạch điều chỉnh sự khí hóa ngũ hành tạng phủ trở lại bình thường thì mọi bệnh tật được tiêu trừ, Đông Y Khí Công không chú trọng đến vi trùng, virus, hay bướu, vì đó là hậu quả tất yếu đã xảy ra rồi do các nguyên nhân khí huyết và tinh-khí-thần tạo ra. Việc chính là phòng bệnh ngăn ngừa không phát sinh duyên xấu làm cho bệnh phát triển nặng thêm, tạo duyên tốt phục hồi chức năng tạng phủ để tống độc ra ngoài. Công việc này phải làm suốt đời để cơ thể được hồng hào khỏe mạnh, còn hơn là phải dùng thuốc suốt đời đem độc tố vào cơ thể để chữa được bệnh này chưa xong lại sinh ra bệnh khác.
Đúng ra, muốn chữa thân bệnh cần phải chữa tâm bệnh trước, tự mình có ý chí chữa cho mình, không ỷ lại vào thầy vào thuốc. Chúng ta hãy xem một trường hợp áp dụng phương pháp thở tự chữa bệnh cho mình của cố bác sĩ Nguyễn Khắc Viện trong bài viết trích đoạn dưới đây :
Sống thêm 50 năm chỉ nhờ… bài thở
Bị lao phổi, sau 7 lần mổ, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện chỉ còn một góc phổi bên trái, mất 8 xương sườn. Bệnh viện bảo ông chỉ còn sống được hai năm. Thế nhưng ông đã sống đến tuổi 85 chỉ nhờ một bài thở cổ xưa.
Ông sinh năm 1913 tại Hà Tĩnh, học Ðại học Y khoa Hà Nội rồi sang Pháp tiếp tục học, tốt nghiệp bác sĩ Nhi khoa năm 1941.. Năm 1942, ông bị lao phổi nặng, điều trị ở Bệnh viện Saint Hilaire du Touvet, Grenoble.
Thời đó, bệnh lao chưa có thuốc chữa. Từ năm 1943 đến 1948, ông phải chịu mổ bảy lần, cắt bỏ tám xương sườn, cắt bỏ toàn bộ lá phổi bên phải và một phần ba lá phổi bên trái. Các bác sĩ Pháp bảo ông chỉ có thể sống được hai năm nữa.
Trong thời gian nằm chờ chết, ông đã tìm ra phương pháp thở để tự chữa bệnh cho mình. Và kết quả là ông đã sống đến tuổi 85 mới mất (1997), nghĩa là sống thêm được 50 năm nữa.
Ông là bác sĩ, đồng thời là một nhà văn, nhà báo, nhà hoạt động xã hội rất nhiệt tâm. Ông là cố vấn của bộ môn tâm lý – xã hội học, tại Trung tâm Ðào tạo và bồi dưỡng cán bộ y tế TP HCM, (nay là Ðại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch).
Trong lúc nhiều người giảng bài, nói chuyện, hội họp, làm việc… thấy uể oải, hụt hơi, thì một người chỉ còn hai phần ba lá phổi, chỉ còn gần một nửa “dung tích sống” như ông lại vẫn ung dung, thư thái.
Những buổi hội họp dông dài, vô bổ, ông chỉ ngồi… thở, nhờ vậy mà ông không bị stress, không bị mệt. Ông bảo sau này khi ông mất đi, điều quan trọng ông để lại không phải là những tác phẩm văn học, triết học này nọ, mà chính là bài vè dạy thở chỉ với 12 câu.
Bác sĩ Ðỗ Hồng Ngọc, bạn đồng nghiệp với bác sĩ Viện, kể lại: “Trước kia, tôi cũng chỉ nghe để mà nghe chớ chẳng thực hành. Rồi một lần tôi bị tai biến nặng, phải nằm viện dài ngày, lúc đó tôi mới thử đem ra áp dụng. Quả có điều kỳ diệu!”
Phương pháp này giúp ông thảnh thơi hơn, ít nhọc mệt hơn và sức khỏe tốt hơn. Trong thời gian dưỡng bệnh, các bạn đồng nghiệp cho rất nhiều thuốc, nhưng ông chỉ chọn một vài món thực sự cần thiết, còn thì chỉ dùng phương pháp thở để tự chữa bệnh cho mình.
Phương pháp thở của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện thực ra không phải là điều hoàn toàn mới. Nó chỉ là một sự tổng hợp của Khí Công, thiền, yoga, dưỡng sinh… của Ðông phương từ ngàn xưa, được nhìn bằng sinh lý học hô hấp hiện đại của một người thầy thuốc.
Dưới đây là bài vè 12 câu dạy thở của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện:
Thót bụng thở ra - Phình bụng thở vào - Hai vai bất động - Chân tay thả lỏng - Êm chậm sâu đều - Tập trung theo dõi - Luồng ra luồng vào - Bình thường qua mũi - Khi gấp qua mồm - Ðứng ngồi hay nằm - Ở đâu cũng được - Lúc nào cũng được!
Trên đây là phương pháp thở mà bác sĩ Viện đã áp dụng, chỉ là một trong hàng trăm phương pháp của Khí Công tự chữa bệnh. Thành công hay thất bại do bệnh nhân tự chọn, Khí Công Y Đạo chỉ hướng dẫn con đường tự tập luyện để tự mình cứu mạng cho mình, vì thế có người tập có kết quả, có người không có kết quả, chỉ khác nhau ở khẩu quyết, 3 chữ đầu giống nhau : chậm, nhẹ, sâu, nhưng khác nhau ở 3 chữ sau lâu, đều, bình thường.
Bệnh nhân kể trên sau khi tập thở đã hết suyễn, hết ngộp thở, hơi thở trở lại đều với nhịp 12 hơi trong một phút, áp huyết xuống còn 133/87mmHg mạch tim đập 89, dấu hiệu nhồi máu cơ tim không còn nữa.

3- Bệnh ung thư phổi thời kỳ chót do sống trong môi trường khí ammoniac

Chuyện xảy ra cách nay 14 năm, một nam bệnh nhân người Québecois 70 tuổi, quản lý một tiệm giặt, trong môi trường hít thở không khí ammoniac dùng để hấp tẩy quần áo, trông ông còn rất khỏe mạnh, em trai của ông là hiệu trưởng một trường trung học dẫn ông anh tìm đến tôi, nói nhỏ cho tôi biết anh của ông bị ung thư phổi nặng thời kỳ 3, bác sĩ cho biết bệnh nhân chỉ còn sống được 2 tuần nên ngưng không chữa hóa trị nữa, cả nhà dấu không cho bệnh nhân biết tin này, nên bệnh nhân vẫn lạc quan không làm cho tinh thần hoảng loạn suy nhược.
Ông em nói tôi có cần xem phim và hình scan để biết vị trí và tình trạng bệnh không. Tôi trả lời không cần, vì sau khi bệnh nhân được hướng dẫn tập Khí Công, nơi khí huyết bị tổn thương do tắc nghẽn làm thành bướu sẽ hiện ra.
Tôi hướng dẫn ông đứng Ngũ Hành Tấn, giả bộ đố ông làm sao đứng được lâu nhất, cuốn lưỡi ngậm miệng thở bằng mũi bình thường tự nhiên. Ông còn khỏe lắm, đứng lâu dược đến phút thứ 7, ông ở trần mặc quần đùi, trên da bắt đầu hồng hào, trán, gáy và lưng xuất mồ hôi, người em hỏi đứng bao lâu nữa, tôi bảo đứng đến khi nào dấu vết nơi bướu ung thư hiện ra trên da, lúc đó khí huyết bị ép ra ngoài da làm da thịt càng đỏ lên, nhưng ngược lại sau hạ sườn phải phía lưng gần cùi chỏ bên tay phải tụ lại vết bầm từ rộng gom hẹp nhỏ lại bằng một nắm tay mầu xanh đen, cả trên da nổi mồ hôi hột. Tôi bảo ông em dùng ngón tay chấm vào mồ hôi chỗ da đỏ ngửi xem có mùi khác với mùi của mồ hôi nơi bướu ung thư bị ép chất độc ra ngoài không, ông cho biết, mồ hôi nơi ung thư thối như mùi phân, còn chỗ không bị bệnh mồ hôi không mùi. Anh của ông tiếp tục đứng đến phút thứ 10, tôi bảo ông em dùng giấy lau chùi mồ hôi độc riêng ra không cho chảy lây lan ra chỗ khác, rồi lau tất cả các nơi ra mồ hôi để tránh mồ hôi độc lại xâm nhập vào máu, cuối cùng vết xanh đen thu nhỏ dần còn bằng một đồng xu và màu nhạt dần, ông đứng lâu được 12 phút, là người từ trước đến nay đứng được lâu như vậy.
Ông em hỏi khi về nhà thì chữa thế nào, tôi nói cứ tiếp tục tập 3 lần mỗi ngày, mỗi lần từ 10-15 phút, mồ hôi ra đến đâu phải lau liền, khi nghỉ ngơi nên uống nước bù vào sự mất nước của cơ thể và đến tôi mỗi ngày kiểm tra xem bướu biến mất hẳn chưa, rồi tôi sẽ hướng dẫn tiếp những bài thở tĩnh công thiền giúp cơ thể điều chỉnh lại sự khí hóa ngũ hành tạng phủ trở lại bình thường..
Ông tập Khí Công trong 2 tháng, người rất khỏe mạnh như không còn bệnh tật, ăn uống, ngủ nghỉ, tiêu hóa, không có gì trở ngại. Ông muốn đi tái khám bác sĩ xem kết quả ra sao. Tôi nói chưa cần thiết, ông tiếp tục tập thêm 1-2 tháng nữa rồi mới đi tái khám cũng không muộn.
Khi ông đi tái khám, 2 bác sĩ của ông ngạc nhiên thấy ông chưa chết, sau khi khám, 2 bác sĩ xác nhận bệnh thuyên giảm, bướu nhỏ đi nhiều lắm, gần như biến mất. Bác sĩ hỏi ông vẫn uống thuốc đều đặn của bác sĩ cho chứ. Ông không uống vì càng uống thấy càng bệnh nặng, nhưng ông vẫn nói dối. Bác sĩ vui mừng, hẹn ông sau 15 ngày đề nghị ông nhập viện để theo dõi biến chuyển của bệnh trong 1 tháng xem có phải nhờ ông uống thuốc mà khỏi bệnh hay không, nếu phải, thì đó là một thành công mới nhất trong ngành y dược của Tây Y về ca chữa ung thư phổi này, các bác sĩ sẽ đem trường hợp của ông để tổ chức một buổi công bố kết quả với báo chí.
Trong thời gian nằm viện, bệnh nhân bị vào thuốc liên tục, lấy máu, thử máu xét nghiệm, chụp hình, đến ngày thứ 15, em của ông chạy lại tôi cho biết không xong rồi, anh của ông mệt, bị ngộp thở, gầy ốm hốc hác, đang ngủ mê man không còn biết gì nữa, chắc không qua khỏi…
Kinh nghiệm của Đông Y Khí Công có nhận xét, bệnh nhân không chết vì ung thư mà đa số chết vì ngộp thở, tim mạch xáo trộn, áp huyết cao, và đau đớn rất nhiều, nên Tây Y cần phải chích morphine mỗi ngày để giảm đau, làm bệnh nhân ngủ mê man cho đến khi hơi thở thoi thóp lịm dần, trái với cách chữa của Đông Y, phải làm cho thần bệnh nhân tỉnh táo không đau đớn, khí phải đầy đủ, mới có thể kiểm soát mọi chức năng khí hóa ngũ hành của tạng phủ trở lại bình thường để đẩy lui bệnh tật. Do đó môn Khí Công tự chữa bệnh mới ra đời để hướng dẫn những người bệnh một phương pháp tự tập để cứu mạng mình mà không ỷ lại vào thuốc, giống như trường hợp của Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện.

4- Bệnh ung thư lưỡi

Một nữ bệnh nhân khoảng 45 tuổi ở Mỹ, bị ung thư lưỡi, bác sĩ cho hay, chỉ còn sống được 2 tháng. Cô sang Canada thăm bà con lần cuối, được người nhà giới thiệu đến với Khí Công y đạo để học cách thở xem bệnh tình có thuyên giảm phần nào không.
Tôi xem lưỡi có mầu đỏ bầm, miệng khô, cổ họng không có nước bọt, mặt lưỡi khô bị phồng dộp như bánh tráng nướng, gân lưỡi bị co rút, nói nhỏ thì được nhưng không ăn không nuốt được, chỉ húp cháo hay chất lỏng.
Theo Đông Y, vị trí của lưỡi cũng có ngũ hành liên quan đến chức năng tạng phủ, như đầu lưỡi thuộc tim, da mặt lưỡi thuộc phổi, giữa lưỡi thuộc tỳ, hai cạnh lưỡi thuộc gan, cuống lưỡi thuộc thận. Nếu quan sát lưỡi của cô theo Đông Y, có đủ 5 hành bị bệnh, nhưng bệnh chính do thận nhiệt.
Tôi hướng dẫn cô ấy nằm thở thiền theo phương pháp động trong tĩnh. Tĩnh là thế nằm, ý tập trung tại Đan Điền Tinh nơi huyệt Khí Hải, theo dõi 2 bàn tay đặt trên Đan Điền Tinh có cảm giác từ lạnh sang nóng ấm rịn mồ hôi trong lòng bàn tay, đó là tĩnh thuộc thiền quán (thiền quan sát vào một điểm), sau khi quán sự thay đổi của khí làm bụng phồng lên khi thở vào, xẹp xuống khi thở ra một cách tự nhiên không cố ý hít vào thở ra, sau đó khó hơn một bậc là thiền sổ tức (thiền đếm hơi thở), tiến bộ hơn nữa áp dụng cả hai phương pháp vừa quán tức vừa sổ tức, mỗi hơi thở vào ra làm bụng phồng lên xẹp xuống, đếm là 1 lần, tiếp tục vào ra, phồng lên xẹp xuống đếm 2 lần….dần dần đếm đến 10 lần, rồi quay trở lại đếm 1, 2, 3….Còn thêm động trong tĩnh, thay vì cuốn lưỡi ngậm miệng thở ra vào bằng mũi, thì đổi cách thở bằng cách hát one, two, three…bằng mũi, vì lưỡi vẫn cuốn lên sâu vào trong hàm trên, hát như vậy nhịp thở vẫn đều nhưng tạo tần số rung ở cuống lưỡi sẽ kích thích hạch nước miếng chảy ra làm ướt lưỡi, hạch nước miếng thuộc chức năng của tỳ được kích thích thì chức năng tỳ sẽ được phục hồi làm nhiệm vụ dẫn khí, huyết, và dịch chất của hệ thống tuyến nội tiết sản xuất ra thuốc trong cơ thể để tự chữa bệnh, Đông Y gọi là nội dược. Nếu cuốn lưỡi đúng trong khi hát ư ư one, two, three.. bằng mũi, sau khi hát xong 4 câu, nước miếng sẽ trào ra họng thì nuốt vào một lần, trong một ngày có thể nuốt được từ 1000 lần đến 3000 lần, đạo Phật gọi là nước cam lồ.
Cô áp dụng phương pháp tạo nước miếng này, sau một ngày, cô trở lại tái khám, cô khoe rằng lưỡi của cô đã khỏi, cô há họng đưa lưỡi dài ra, lưỡi cử động dễ dàng, mặt lưỡi không bị phồng dộp mà bằng phẳng, lưỡi ướt, tươi nhuận, cạnh lưỡi hết bị gai hình răng cưa, chứng tỏ chức năng tâm thận (hỏa-thủy), và can tỳ (mộc-thổ) đã hòa hợp không còn xung khắc, đúng với câu khẩu quyết của Khí Công :
Mộc thái càn giao hoà tứ tượng,
Âm dương thượng hạ hiệp chung minh,
Phong xuân phấn lý sanh ư biến,
Toàn chất tinh ba tịnh thủy bình
Tâm thuộc quẻ Ly (hỏa), Thận thuộc quẻ Khảm (thủy). Tập Khí Công cũng nhờ bài này lấy thủy từ thận lên để khống chế tâm hỏa bớt nóng, cổ họng tạo ra nước miếng, nên không cần uống nhiều nước mà cơ thể vẫn chuyển hóa nước từ thận lên họng gọi là phương pháp chiết Khảm điền Ly để trở về quẻ Địa Thiên Thái (địa là đất, thiên là trời được thông không còn bế tắc). Cô chỉ cần tập bài này suốt đời bệnh sẽ khỏi. Cô tập thêm một ngày nữa và cho biết, trong người không bị nóng khô khó chịu, bớt uống nước, lưỡi mềm, ăn thử cơm, nuốt dễ dàng như người bình thường. Cô mừng vì cô đã khỏi bệnh dộp cứng lưỡi không ăn uống được, tưởng không sống nổi. Cô chia tay với người thân để trở về Mỹ, sau hai ngày học thở Khí Công thiền.
Một tuần sau, cô gọi điện thoại gửi lời cảm ơn khi được bác sĩ cho biết khỏi bệnh.
Sáu năm sau, tôi gặp lại người thân của cô cho biết, lưỡi của cô được chữa khỏi, cô nghỉ ngơi không còn làm việc, tha hồ ăn chơi hưởng thụ sung sướng, ăn nhiều lên cân, cô tưởng bệnh đã khỏi không cần tập Khí Công thiền nữa, cô đã sống sung sướng được 6 năm và cô đã chết bất đắc kỳ tử vì bệnh tim mạch vì Tinh-Khí-Thần không hòa hợp. 

5- Bệnh ung thư máu

Nói đến ung thư máu ai cũng sợ hãi, nhưng cũng may bệnh này rất hiếm so với những bệnh ung thư khác. Tôi sẽ viết đề tài này trong một bài khác chi tiết hơn.
Dưới đây, chúng ta so sánh kết quả thử nghiệm máu có thay đổi rõ rệt trong một tuần lễ tập hít thở Khí Công và vuốt huyệt theo hơi thở Khí Công của một cháu gái bị bệnh ung thư máu đã chữa khỏi song song với hóa trị liệu, cách đây 6 năm.
Kết quả thử máu ngày 14 tháng 2 năm 2003 có 4 yếu tố bất thường, sau 1 tuần tập thở và vuốt huyệt theo hơi thở rồi tái xét nghìệm máu ngày 21 tháng 2 năm 2003, có thay đổi, 2 yếu tố trở lại bình thường là DVE và Neutrophilles, 2 yếu tố khác là leucocytes từ 2,43 đã lên được 3,34 , lymphocytes từ 0,7 đã lên được 1,1
Mẹ của bé tự chữa cho bé bằng phương pháp Khí Công, và theo dõi kết quả xét nghiệm máu mỗi tuần cho đến khi khỏi bệnh không cần phải hóa trị liệu nữa. Để duy trì được tình trạng tốt như vậy, vẫn cần phải tập thường xuyên để làm mạnh hệ miễn nhiễm của cơ thể.
Video cách chữa bệnh cho Bé Kim Anh:
http://video.yahoo.com/watch/4160464/11201666
Đã có lần tôi email cho Cô Hoàng Mộng Thu, cô đang kêu gọi hiến tủy trên Đài Truyền Hình Calitoday để cứu con gái của cô là cháu Michelle cũng đang bị ung thư máu, tôi đề nghị cho cháu tập Khí Công, nhưng rất tiếc cô không hưởng ứng vì chưa có duyên lành đến với phương pháp Khí Công y đạo.
Đa số người đông phương tin phương pháp Tây Y, ngược lại, những người tây phương lại tin vào phương pháp Đông Y, nên không có gì làm lạ, đó là quy luật của Âm-Dương, cho nên phòng mạch của tôi 90% là những người tây phương đến tập Khí Công để tự chữa những bệnh nan y mà Tây Y đã bó tay, họ tập Khí Công nhưng vẫn xét nghiệm máu và cho tôi biết kết quả để điều chỉnh những bất thường kịp thời kịp lúc theo nguyên tắc Tinh-Khí-Thần hòa hợp.

6- Vết sẹo lao phổi trở thành ung thư phổi

Bố vợ của anh tôi là dược sĩ bị lao phổi ở tuổi 40 đã chữa khỏi từ năm 1950, ông rất khỏe, tập đi bộ, đi xe đạp mỗi buổi sáng sớm và ăn uống, nghỉ ngơi, thể dục thể thao đều đặn, người hồng hào khỏe mạnh. Khi anh tôi đi diện H.O. ông được đi theo, khi khám sức khỏe, ông có vết sẹo lao cũ nên phải uống thuốc lao, liều mạnh, hại tim gan thận làm mờ mắt, mất sức, sau 6 tháng vết sẹo còn nhưng phát triển to ra do độc tố, bị nghi ngờ ung thư, và phải theo hóa trị được 1 tháng khiến ông gầy ốm, ngộp thở và từ giã cõi đời ở tuổi 80. Anh tôi là bác sĩ cho rằng Tây Y dùng phương pháp qúa mạnh tay cho những người có đủ sức khỏe mới chịu nổi cách điều trị theo kiểu này.
Khi đến lượt tôi khám sức khỏe, cũng có vết xơ trong phổi (fibro) do luyện tập Judo, nên cũng bị uống thuốc lao 6 tháng, vết xơ vẫn còn, nhưng thể lực mạnh khỏe nhờ tập Khí Công, bác sĩ nghi ngờ ung thư phổi, nhưng dặn đem hồ sơ đến nước định cư điều trị ung thư tiếp. Tôi đã bỏ qua vì thấy không cần thiết, đôi khi Tây Y cũng có những sai lầm trong điều trị. Nhưng có một điều chắc chắn vẫn cần phải duy trì chức năng tinh-khí-thần hòa hợp thì chúng ta sẽ không bao giờ bị bệnh tật.

7- Bệnh chai gan

Khi thử men gan tăng cao trên 400 là gan đã có bệnh, triệu chứng gan sưng cứng, người phù nề. Những bệnh nhân này được hướng dẫn tập Khí Công bài : Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng, mỗi ngày 3-4 lần, mỗi lần 200 cái theo băng DVD hướng dẫn. Tập trong một tháng, gan đã mềm, bụng nhỏ lại, mặt hồng hào, ăn uống tiêu hóa được không còn căng cứng bụng, khi thử máu men gan xuống từ từ, xuống 300, xuống 200, xuống đến tiêu chuẩn bình thường. Có những bệnh nhân mặc dù thử máu tốt, men gan xuống bình thường, nhưng Tây Y vẫn không tin, cứ đề nghị mổ thay gan.
Tôi đề nghị bệnh nhân đặt câu hỏi với bác sĩ trong hai trường hợp. Nếu không thay gan, hậu quả sẽ ra sao, và nếu thay gan thì hậu quả sẽ ra sao. Bà được trả lờ : Nếu không thay gan sẽ chết sớm. Còn nếu thay gan, thời gian thay mất 4 tiếng đồng hồ, có những bệnh nhân yếu sức không chịu nổi chết trên bàn mổ.
Cả hai câu trả lời này làm bệnh nhân hoang mang, nên tiếp tục đến với Khí Công để phục hồi chức năng gan không cần mổ, tình trạng sức khỏe càng ngày càng hồng hào khỏe mạnh.

8- Bệnh ung thư bao tử

Một bệnh nhân là kỹ sư trung tâm năng lượng Liên Xô bị bệnh ung thư bao tử, Tây Y bó tay, không ăn uống được. Cô con gái du học ở Canada là bệnh nhân của tôi, cô đề nghị tôi giúp, và ông sang Canada 1 tháng để học phương pháp thể dục Khí Công và tập thở thiền, nhất là bài Nạp Khí Trung Tiêu, và bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng.
Sau 1 tháng ông khỏe mạnh, ăn uống được như bình thường không còn triệu chứng không dám ăn vì ăn không tiêu gây đau bụng trên như trước nữa, ông từ giã trở về nước. Con gái ông vẫn liên lạc với tôi và cho biết sức khỏe của ông rất tốt, đã đi làm trở lại.
Một năm sau ông sang Canada tái khám, nhìn sắc diện ông không có gì là bệnh tật. Tôi hướng dẫn ông tập Khí Công cao cấp hơn, một tuần sau ông trở về nước, đến nay đã 8 năm ông vẫn ăn ngon ngủ khỏe, thể lực tốt, làm việc bình thường.

9- Bệnh viêm xoang mũi kinh niên được Tây Y chẩn đoán là Bệnh Mal Formation

Nữ bệnh nhân 62 tuổi có triệu chứng đau cứng cổ gáy, nặng đầu, khi chụp xương đầu cổ thấy có nước trong tủy nơi xương cổ gáy và lưng. Bà được đề nghị mổ từ xương cổ đến xương sống lưng.
Tôi đề nghị bà hỏi bác sĩ 2 câu hỏi : Nếu không mổ sẽ có hậu quả gì, và nếu mổ có khỏi bệnh đau cứng cổ gáy không ?
Bác sĩ trả lời, nếu không mổ sẽ bị tê liệt bán thân bất toại, nếu mổ thì không sợ tê liệt, còn đau nhức thì không biết.
Khi bà tập Khí Công lần đầu, tôi để ý thấy bà hay lấy tay day mũi giống như bị ngứa mũi, đó là dấu hiệu đầu tiên của viêm xoang mũi dị ứng, tôi không chữa mũi, cứ để cho bà hít nước mũi vào tự nhiên theo thói quen bà vẫn làm, thay vì bảo bà xịt nước mũi ra, mục đích để thử nghiệm xem dự đoán của mình có đúng không, tôi chỉ chữa ngọn, chữa cho hết đau khi cử động cổ gáy vai tay.
Đến ngày bà đi tái khám chụp xương, bác sĩ cho biết chung quanh tủy xương có nhiếu nước hơn, Tây Y gọi là dò tủy.
Tôi nói với bà, người lớn tuổi xương khô tủy rỗng, đâu còn tủy mà dò tủy, đấy chính là nước chứa nhiều virus của bệnh viêm xoang mũi kinh niên chảy đầy vào xoang trán tràn lên óc xuống đáy não vào tủy sống, nếu bà không tin, đề nghị bà từ nay xịt hết nước mũi trong mũi và khạc nước trong cổ họng ra xem nó đã chứa được bao nhiêu nước từ trước đến nay khi tôi kích thích những huyệt chữa xoang mũi, xoang trán, ( huyệt Ngạch Trung, Thần Đình, Dương Bạch, Toản Trúc, Ấn Đường, Thừa Khấp), bệnh nhân ở thế nằm, khi day vào huyệt này, nước trong xoang chảy xuống mũi và xuống cổ họng. Tôi bảo bà ngồi dạy ra lavabo xịt nước mũi và khạc nước trong họng ra, rồi day lại các huyệt trên, lại xịt nước mũi ra, ngày càng nhiều, nước loãng trong, số lượng nước chừng được ½ ly. Dặn bà về nhà dùng 2 muổng dấm táo pha 1 ly nước sôi, xông mũi, khi nước mũi chảy ra thì xịt nước mũi ra ngoài, tiếp tục phương pháp này mỗi ngày 2 lần, liên tiếp trong 2 tuần, bà đã hết triệu chứng nặng đầu trán, mũi thông, đi tái khám chụp lại xương, bác sĩ cho hay kết quả nước ở tủy sống lưng không còn, nhưng trên xương cổ còn, vẫn phải mổ xương cổ gáy. Bà cứ bị hù dọa không mổ sẽ bị tê liệt, và bác sĩ cho ngày hẹn mổ. Bà trả lời bác sĩ cứ ghi ngày, còn mổ hay không để tôi còn xét lại, bà hỏi ý kiến tôi. Tôi đề nghị bà yêu cầu bác sĩ 2 điều trước khi chấp thuận mổ :
1-Xin bác sĩ cho biết tên và địa chỉ những bệnh nhân trước của bác sĩ mà họ đã từ chối không mổ cách đây 5-10 để bà liên lạc với họ kiểm chứng xem họ có bị tê liệt hay không, nếu họ bị tê liệt bà sẵn sàng mổ.
2-Nếu bác sĩ không tiện cho tên những bệnh nhân ấy, tôi cũng bằng lòng mổ với điều kiện nếu bác sĩ quả thật có lòng tốt muốn cứu tôi khỏi bị tê liệt, sẽ mổ cho tôi hoàn toàn miễn phí được không.
Bà cho tôi biết bác sĩ không trả lời được 2 câu này.
Cho nên mình phải tự cứu mình, bà vẫn tiếp tục áp dụng phương cách xông dấm táo, xịt nước mũi trong xoang ra, nước mũi bây giờ ra nhiều, từ mầu vàng đặc đến mầu hơi vàng xanh, đó là virus tạo mủ nhưng chưa ăn mòn vào xương trán và xương mũi, nhờ vậy đêm ngủ bà không còn bị đau cứng đầu cổ gáy vai nữa. 

10- Bướu não

Mời qúy vị xem video bác Quy là bệnh nhân bị bướu não, bác đến với phương pháp Khí Công tự chữa bệnh đã được hơn 3 năm, nhờ tập Khí Công bài Cúi Ngửa 4 Nhịp, và 7 bài đầu trong phần động công, bướu não của bác nhỏ dần.
http://video.yahoo.com/watch/5480947
Những người bị bệnh bướu não đa số do những nguyên nhân tắc máu lên đầu nuôi não hay cơ thể thiếu máu toàn bộ hay chỉ cục bộ vùng đầu, có dấu hiệu đau nửa đầu kinh niên Đông Y gọi là thiên đầu thống mãn tính. Nếu đo áp huyết 2 bên tay đều thấp dưới 105/70mmHg mạch 60 trở xuống là thiếu máu toàn bộ, nếu một bên tay bị cao áp huyết thí dụ như 145/90mmHg mạch 90,  một bên bị thấp áp huyết thí dụ như 105/75mmHg mạch 100 là thiếu máu cục bộ nửa bên đầu làm thành bệnh migrain (thiên đầu thống) để lâu không chữa khỏi sẽ tạo bướu hàn Tây Y gọi là bướu não . Đối với Đông Y Khí Công, chỉ cần bấm huyệt điều chỉnh cho áp huyết bên cao xuống thấp, và bên thấp tăng cao, cho hai bên bằng nhau, tạm thời chữa ngọn, tập bài Cúi Ngửa 4 Nhịp để cung cấp máu lên nuôi não, dùng thuốc Đương Quy Tửu (Tankwe-Gin) để bổ máu, tăng lượng máu trong qúa trình tăng hấp thụ chất bổ từ thức ăn để tạo thành máu, khoảng 1-2 tháng sau đo áp huyết 2 bên tay trở thành bình thường khoảng 120-130/75-85mmHg mạch 70-80, lúc đó những triệu chứng do thiếu máu não sẽ tự khỏi như váng đầu, chóng mặt, đau đầu, rụng tóc, mắt mờ, kém trí nhớ, đau nhức cổ gáy vai tay…
Mời qúy vị xem thêm bài phóng sự sau đây về trường hợp của Bác Quy :
http://khicongydaotoronto.com/truyen_thong/006.pdf

11- Bệnh Ung Thư Ruột Già

Bệnh ung thư ruột già nếu chưa mổ hay chưa hóa trị thì thời gian chữa bằng Khí Công sẽ nhanh hơn. Khi tôi hướng dẫn tập Khí Công tự chữa bệnh tại Tu Viện Tây Tạng ở Longueil, năm 2002, vào những những buổi chiều thứ bẩy hằng tuần, một cô học viên cho biết chồng cô đang bị bệnh ung thư ruột, thứ hai sẽ phải mổ. Tôi đề nghị cô gọi điện thoại cho chồng cô đến ngay để tôi hướng dẫn cách tập Khí Công tự chữa bệnh ung thư ruột. Chồng cô cũng đến tập bài Nạp Khí Trung Tiêu, Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng, mỗi khi tập xong, thấy mệt thì nằm thở thiền, ý và tay đặt tại Đan Điền Thần cho cơ thể tăng nhiệt, hết tập động công đến tĩnh công, sau khi tập xong, chồng cô cảm thấy khỏe, ấn đè vào bụng không còn chỗ nào đau, không thấy những hòn cục nào ở bụng dưới như trước, khi sờ tay vào thấy ngay và khi dsdè vào cảm thấy đau. Dùng thuốc Phụ Tử Lý Trung Hoàn mục đích làm ấm đường ruột, giúp cơ ruột co bóp, rút nước và tẩy độc tống ra ngoài theo đường phân và giúp phân đặc lại có mầu vàng bình thường, không còn bị tiêu chảy ra nước hoặc bí đại tiện do những bướu chặn nút ở hậu môn.
Chồng cô sau khi tập cảm thấy khỏe, nhưng trong 2 ngày tập không biết có khỏi bệnh không, vì thứ hai phải đi mổ rồi. Tôi dặn trước khi mổ, nói với bác sĩ là tôi cảm thấy khỏe, sờ bụng dưới thấy các bướu biến mất, xin cho khám lại trước khi mổ, thì khỏi bị mổ oan uổng.
Chiều thứ bẩy tuần sau, cô đến học Khí Công, báo cho tôi tin mừng, chồng cô không phải mổ, sau khi khám lại bác sĩ cho biết không thấy bưới nữa.
Tình trạng hiện nay của chồng cô đã khỏi hẳn do tập luyện Khí Công thường xuyên, lúc nào cũng giữ 3 yếu tố tinh-khí-thần hòa hợp, tôi thường xuyên gặp chồng cô trong những buổi sinh hoạt cộng đồng.

12- Bệnh hư thận, 4 thận không làm việc

Ở Chùa Linh Sơn Toronto, có một cô gái trẻ đến quan sát xem cách chữa bệnh bằng Khí Công, giờ giải lao, cô năn nỉ tôi vào bệnh viện cứu mạng cho anh rể cô đang bị lọc thận thường trực mỗi ngày nhưng cả hơn một tháng nay, 4 trái thận đều không làm việc.
Tôi hỏi tại sao lại có 4 thận, cô trả lời 2 thận không làm việc, người nhà cho 1 thận, sau một thời gian 3 thận yếu, nhà thương ghép thêm một trái thận nữa, bây giờ cả 4 thận đều yếu. Tôi trả lời trường hợp này tôi không thể vào nhà thương, nếu bệnh nhân đến đây được tôi sẽ giúp. Cô gọi điện thoại cho chị đang ở nhà thương chăm sóc anh rể. Khoảng 3 giờ sau chị cô dìu chồng đến.
Chồng cô khoảng 30 tuổi, còn khỏe, nhưng đau lưng và bụng, khó thở, chân yếu. Khi nằm trên bàn Khí Công, tôi thấy 2 thận sau lưng sưng, hai thận 2 bên háng nổi cao ở vùng bẹn. Tôi hướng dẫn và điều chỉnh cho bệnh nhân thở theo phương pháp Khí Công, chậm, nhẹ, sâu, lâu, đều, bình thường, khoảng nửa giờ bệnh nhân cảm thấy khỏe, có sức, thở dễ dàng, bắt đầu tập bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mền Bụng, và tôi áp dụng bài nằm úp tập thở Mệnh Môn :
Tham khảo thêm trong video :
http://video.yahoo.com/watch/4786103/12777866
http://video.yahoo.com/watch/3896555/10611060
Hai tuần sau, chồng cô xin xuất viện, cả gia đình gồm hai vợ chồng, hai con nhỏ 2 và 3 tuổi, và cô em gái, lên Montreal ở Motel 1 tuần để tập Khí Công. Lúc đó cô mới tâm sự rằng : Khi con ở bệnh viện với chồng con, anh ấy đang mệt, em gái con ở chùa Linh Sơn gọi điện thoại bảo con dẫn chồng con đến. Con la mắng nó : Mày có điên không, Tây Y đã chữa không được, sắp chết rồi làm sao mà có thầy nào chữa được… Em con cứ năn nỉ con, nó nói rằng : Chị đem anh ấy đến liền đi, tới 6 giờ Thầy sắp trở về Montréal rồi, chị không đến đây chứng kiến tận mắt thì chị không thể nào tin được sự kỳ diệu của phương pháp chữa của Thầy Ngọc đâu. Nó cứ hối thúc con hoài, con phải xin phép bệnh viện cho ra, không bác sĩ nào chịu cho ra, phải hỏi đến các bác sĩ có thẩm quyền cao hơn, lấy lý do tôn giáo linh thiêng, cần phải đi đến chùa ngay chiều nay, cuối cùng bác sĩ cho đi. Khi chồng con về, sức khỏe khác hẳn, con mừng qúa. Một tháng qua con đau khổ và chán nản nghĩ rằng nếu chồng con chết, con sẽ đem 2 đứa con của con nhảy xuống sống tự tử theo.
Đã 5 năm qua, chồng cô khỏe mạnh đi làm trở lại, còn cô em trở thành học viên Khí Công, đi học phương pháp chữa bệnh bằng Khí Công để về hướng dẫn lại cho anh rể tập luyện.
Trên đây là 12 loại bệnh tiêu biểu đều thuộc 5 hành kim, mộc, thủy, hỏa, thổ, trong cơ thể..
Và phương pháp tự chữa bệnh bằng hơi thở của môn Khí Công Y Đạo cũng chỉ là điều chỉnh tinh-khí-thần cho hòa hợp bằng cách điều chỉnh hơi thở, cách ăn uống, và cách tập luyện thể dục Khí Công, để tự phục hồi những chức năng khí hóa, sinh hoá, chuyển hóa, của lục phủ ngũ tạng để tinh hóa khí, khí hóa thần, thì mọi bệnh tật được tiêu trừ, hệ miễn nhiễm được tăng cường mỗi ngày do kết quả tập luyện thường xuyên để phòng chống bệnh tật hữu hiệu hơn.




Bài tập thở giúp bạn ngủ ngon chỉ sau 60 giây

Bài tập thở 4-7-8 kết hợp mũi và miệng do tiến sĩ Andrew Weil từ Đại học Havard (Mỹ) sáng chế sẽ giúp bạn chìm vào giấc ngủ trong tích tắc.


Con người cần ngủ để bảo vệ sức khỏe, cả thể chất lẫn tinh thần. Theo Wonderful Engineering, bác sĩ Andrew Weil từ Havard đã sáng chế ra bài tập thở 4-7-8 dựa trên kỹ thuật kiểm soát hơi thở pranayama của người Ấn Độ, giúp bạn đi vào giấc ngủ chỉ sau 60 giây.
Các thực hiện như sau:
- Thở ra bằng miệng một hơi sâu.
- Ngậm miệng, hít vào bằng mũi, nhẩm đếm trong đầu từ 1 đến 4.
- Giữ hơi thở lại trong 7 giây.
- Thở ra hoàn toàn bằng miệng, tạo tiếng "phù", nhẩm đến từ 1 đến 8.
- Lặp lại các bước trên thêm 3 lần.
Bài tập trên cho phép oxy lấp đầy phổi rồi lưu thông khắp cơ thể, hỗ trợ bạn thư giãn và ngủ tốt hơn.

No comments:

Post a Comment