Theo Tây y, thận có chức năng lọc máu, bài độc, được ví như "nhà máy xử lý độc tố" và có vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể.
Và Trung y cũng vậy, coi thận là cái gốc của sinh mệnh, là cơ quan cung cấp nguồn năng lượng và cơ sở vật chất của sự sống.
Tuy là một bộ phận cực kỳ quan trọng, nhưng việc dưỡng
thận lại không hề khó khăn như nhiều người thường nghĩ. Dưới đây là 6 động
tác đơn giản có tác dụng bảo vệ thận được đúc kết bởi các thầy thuốc
Trung y.
1. Chà xát 2 vành tai
Trung Y quan niệm thận
là "gốc rễ Tiên thiên" (nguồn sinh nguyên khí) của con người. Trong khi
đó, tai lại là nơi tập trung rất nhiều huyệt vị tác động tới thận.
Cách làm: Khi xoa bóp, 2 tay cầm nhẹ vào vành tai, chà xát đến khi tai nóng lên và tỏa nhiệt. Sau đó mới nắm chặt vành tai và thả lỏng.
Mỗi ngày nên thực hiện 2-3 lần, mỗi lần khoảng 20 phút. Liệu pháp này giúp tăng cường tuần hoàn máu và kiện toàn chức năng thận.
2. Massage phần bụng dưới
Bụng dưới và lưng là hai khu vực có mối liên quan chặt chẽ với thận.
Là
một cơ quan nằm trong "ngũ tạng", thận nằm ở phần phía sau của bụng,
ngay dưới cơ hoành. Do đó, những tác động vào vùng bụng dưới sẽ có ảnh
hưởng trực tiếp tới "nhà máy xử lý độc tố" này.
Bên cạnh đó, các lý thuyết của y học cổ truyền khẳng định lưng giống như "mái nhà" của thận.
Theo
đó, việc dùng lực massage thắt lưng không chỉ giúp khai thông Đới Mạch,
cường gân kiện cốt mà còn có tác dụng cố tinh ích thận, làm ấm thận
dương, tăng cường lưu thông khí huyết để kéo dài tuổi thọ.
Cách làm:
Buổi tối trước khi ngủ, nằm ở trên giường, xoa hai tay vào nhau cho
nóng lên rồi nhẹ nhàng xoa bóp bụng dưới, cụ thể là ở vị trí 3 tấc dưới
rốn. Lần lượt thực hiện động tác khoảng 200 lần có thể bổ thận nạp khí.
Bên
cạnh đó, bạn còn có thể tiến hành xoa bóp vùng thắt lưng, xoa tròn theo
hướng kim đồng hồ. Động tác này cũng có tác dụng tương tự.
3. Xoa bóp gang bàn chân
Chân là bộ phận tập trung nhiều huyệt vị quan trọng của cơ thể, trong đó có huyệt Dũng Tuyền.
Trong
khi đó, kinh mạch của thận lại xuất phát từ bàn chân. Vì vậy,
tình trạng sức khỏe của hai bộ phận này có liên quan mật thiết và
tác động qua lại với nhau.
Thường xuyên xoa bóp huyệt Dũng Tuyền sẽ đạt được hiệu quả ích tinh bổ thận, cường thân kiện thể. (Ảnh: nguồn internet).
Cách làm:
Theo Đông y, huyệt Dũng Tuyền là nơi "trọc khí" (khí bẩn) trong cơ thể
tích tụ, trước lúc xoa bóp chân chúng ta có thể ngâm chân trong nước ấm,
rồi dùng tay trái xoa bóp chân phải và ngược lại.
Thói quen xoa bóp gan bàn chân trước khi đi ngủ được xem là một phương pháp dưỡng thận đơn giản mà công hiệu.
4. "Minh thiên cổ"- bịt hai tai
"Minh thiên cổ" là tên gọi của một động tác giúp cường thận.
Cách làm: Động tác này thực hiện bằng cách lấy
2 bàn tay bịt kín hai vành tai, các ngón tay đặt vào sau gáy, lấy ngón
trỏ đè lên ngón giữa, dùng sức bật ngón trỏ ấn mạnh vào xương chẫm. Thực
hiện 24 lần.
Vì
hai lỗ tai đã bị bịt kín, nên chúng ta nghe được âm thanh phát xuất như
tiếng trống mà các môn sinh bên Ðạo Gia gọi là "Minh Thiên Cổ".
Phương
pháp này không chỉ có tác dụng bổ thận mà còn giúp não bộ tỉnh táo,
nâng cao tinh thần, làm chậm quá trình lão hóa, chữa bệnh ù tai, cao
huyết áp.
5. Nắm chặt tay
Cách làm: Đặt ngón cái ở lòng bàn tay, các ngón khác gập xuống để giữ chặt ngón cái.
Động
tác này giúp cơ thể giữ lại tinh khí, bổ sung nguyên khí cho thận, giúp
cơ quan này duy trì hoạt động một cách bình thường và hiệu quả.
6. Đi bằng gót chân
Trên chân có hai huyệt vị liên quan đến thận là huyệt Dũng Tuyền và huyệt Thái Khê.
Động
tác đi bằng gót chân sẽ tác động trực tiếp lên hai huyệt vị này, giúp
chúng ta đạt được hiệu quả dưỡng thận tương tự như những bài tập xoa bóp
lòng bàn chân.
Một số phương pháp đơn giản khác giúp dưỡng thận
1. Duy trì giấc ngủ chất lượng
Một
giấc ngủ chất lượng sẽ giúp khí huyết trong cơ thể lưu thông và
chuyển hóa thuận lợi. Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng đối
với việc dưỡng thận.
Những
nghiên cứu lâm sàng cũng chỉ ra nhiều người suy kiệt công năng
thận là do thức đêm triền miền, mệt mỏi hoặc ngủ không sâu
giấc.
Do đó, chúng ta nên nuôi dưỡng thói quen nghỉ ngơi và
làm việc điều độ, ngủ sớm dậy sớm, tránh tình trạng lao lực
quá sức.
2. Thường xuyên vận động
Đa số những
người bị suy giảm chức năng thận đều là các đối tượng ít vận động. Kỳ
thực, vận động một cách có quy luật không chỉ giúp rèn luyện thân thể mà
còn tăng cường công năng của thận.
Nếu không có điều kiện thử sức với nhiều môn thể thao, ta hoàn toàn có thể dưỡng thận bằng cách đi bộ.
Để
việc đi bộ đạt được hiệu quả bổ thận, trong khi đi ta nên hướng nửa
người trên về phía trước, chân hơi kiễng lên, không cần đi quá nhanh để
tránh làm tổn thương cơ thể.
Bấm huyệt chữa thận yếu
Huyệt khí hải
- Vị trí: Dưới rốn 1,5cm. Cần cẩn thận bởi dễ nhầm lẫn với huyệt quan nguyên và một số huyệt khác.
- Công dụng: Giúp bổ thận, ích nguyên, lưu thông khí huyết.
Huyệt thận du
- Vị trí: Dưới mõm ngang đốt sống thắt lưng, khoảng cách giữa 2 chấm huyệt đo ngang bằng 1,5 thốn.
- Công dụng: Ích thủy, tráng hỏa, điều thận khí, kiện gân cốt.
Huyệt dũng tuyền
- Vị trí: Huyệt nằm ở bàn chân, tại vị trí chỗ lõm dưới bàn chân, 2/5 trước và 3/5 sau đường nối đầu ngón chân 2 và gót chân.
- Công dụng: Giúp điều hòa tâm lý và phục hồi sức khỏe.
Huyệt quan nguyên
- Vị trí: Nằm ở gần rốn, vị trí dưới rốn 3 cm.
- Công dụng: Bổ thận, tráng dương, điều hòa khí huyết.
Huyệt thái khê
- Vị trí: Chỗ lõm bờ sau sát mắt cá chân với gân gót.
- Công dụng: Tư thận, tráng dương, kiện gân cốt,…
No comments:
Post a Comment