LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Sunday, December 11, 2016

Các trang web tài liệu quan trọng





Video Diện Chẩn



Đồ hình phản chiếu ngoại vi cơ thể Nam & Nữ trên mặt
TRÊN MẶT
CƠ THỂ
Đồ hình Âm: hình người đàn bà ( màu xanh)
          Khu vực giữa mí tóc trán
1-     Khu  vực nằm hai bên vùng giữa trán
2-     Đoạn từ giữa trán đên khu vực giữa hai đầu mày (Ấn đường)
3-     Đoạn từ ấn đường đến Sơn căn (chỗ thấp nhất sống mũi giữa 2 đâu mắt)
4-     Sơn căn
5-     Khu vưc sống mũi sát với sơn căn
6-     Chỗ hõm dưới cung gò má (vùng huyệt hạ quan)
7-     Hai gò má /(2 vú)
8-     Đoạn từ hõm dưới cung gò má chéo 45 độ xuống dưới và ra trước đến ngang dái tai thẳng ra đến viền mũi và chay dài theo nếp nhăn mũi má đên khỏi khóe miệng  độ 1cm
9-     Nhân trung
10-  Hai bên nhân trung
11-  Viền mũi
12-  Vùng từ đầu trên mũi xuống bờ môi trên kéo dài ra đến đầu xương quai hàm (nơi huyệt giáp xa)
13-  Từ huyệt giáp xa chéo 45 độ xuống dưới và ra trước đến bờ dưới xương hàm dưới

14-  Dọc theo bờ dưới xương hàm dưới đến cằm
Đỉnh đầu
Hai mắt
Mũi
Nhân trung
 Môi, miệng, lưỡi
Cằm
Khớp vai
 Hai vú

Cánh tay, cùi chỏ
   Âm hộ (âm đạo-tử cung)
Noãn sào
Háng
Vùng đùi gối
 Vùng đầu gối và cẳng chân
Các ngón chân: ngón cái về phía quai hàm, ngón út về phía quai hàm
Đồ hình Dương: hình người đàn ông ( màu đỏ)
1-     Giữa trán
2-     Phần trên ấn đường
3-     Hai chân mày và gờ cung mày
4-     Đầu mày
5-     Góc nhọn của chân mày
6-     Chỗ hõm dưới gờ chân mày
7-  Từ cuối chân mày ra thái dương và theo viền tóc mai xuống đến ngang đỉnh xương  má
8-     Sống mũi ( là cột sống)
9-     Cánh mũi
10-  Đầu trên rãnh Nhân trung

11-  Nhân trung

12-  Hai bên Nhân trung
13-  Từ viền mũi qua bờ môi trên
14-  Khóe miệng và  khu vực bọng má
15-  Từ bọng má chéo xuống cằm
16-  Bờ cong ụ cằm
17-Từ chóp cằm trở ra theo bờ dưới xương hàm xương hàm dưới
Đỉnh đầu
Chẩm và cổ gáy
Hai cánh tay
Khớp vai
Cùi chỏ
Cổ tay
Bàn tay (úp xuống) và các ngón cái ở thái dương, ngón út ở ngang đỉnh xương gò mũi
cột sống (sống lưng)
Mông
Hậu môn

Dương vật

Dịch hoàn
Háng-đùi
Nhượng chân và gối
Cẳng chân, cổ chân, bàn chân, ngón chân
Gót chân
Các ngón đầu ngón chân






   3. Các kỹ thuật trị liệu
Việc trị liệu theo phương pháp Diện Chẩn chủ yếu là tác động vào các huyệt đạo trên vùng mặt, mỗi một tác động và mỗi một huyệt đạo lại có những hiệu quả khác nhau.
Tuy nhiên, không chỉ tác động lên  một huyệt đạo mà chúng ta thường phải tác động lên một nhóm các huyệt đạo khác nhau, mỗi nhóm huyệt đạo được gọi là một phác đồ, mỗi một phác đồ khi được tác động đúng cách, đúng phương pháp sẽ tạo nên hiệu quả nhất định trên một loại bệnh hay một tình trạng bất ổn nào đó của cơ thể.
Khi cần tham khảo để áp dụng theo sách này bạn đọc cần dựa trên hai cơ sở :
1/ Bệnh đó thuộc về hệ nào của cơ thể, ví dụ: Đau dạ dầy thuộc hệ tiêu hóa, Huyết áp cao thuộc hệ tuần hoàn, Nhức đầu thuộc hệ thần kinh…Như vậy, khi muốn tìm bệnh Đau dạ dầy, bạn phải tìm đến các phác đồ chữa bệnh trong Hệ Tiêu Hóa.
2/ Sau khi đã tìm đến phần Hệ Tiêu hóa, bạn đọc sẽ tham khảo các bệnh trong các bộ phận của hệ này được xếp theo nguyên tắc từ trên xuống dưới và từ ngoài vào trong. Các bệnh của từng bộ phận sẽ được xếp theo thứ tự ABC.  Mỗi một loại bệnh, sẽ có một hình minh họa các phác đồ và giới thiệu công cụ, kỹ thuật trị liệu cho loại bệnh đó.
Các bước trị liệu cơ bản:
 Một tiến trình trị liệu thường được tiến hành theo từng bước;
Chẩn đoán: Dựa trên sự nhận thức của bệnh nhân, cho biết mình đang bị tình trạng gì , mức độ đau như thế nào và đã áp dụng biện pháp gì trước khi đến với Diện Chẩn.
Khai thông huyệt đạo và sử dụng các phác đồ hỗ trợ: Khai thông huyệt đạo là dùng que dò tìm kiếm trên các vùng đau của bệnh nhân các sinh huyệt ( điểm đau nhất ) sau đó dùng các phác đồ hổ trợ, như khi bị sưng tấy, thì đánh phác đồ giảm đau, phác đồ tiêu viêm tiêu độc, phác đồ làm mát ..v.v. trước khi đi vào việc điều trị chủ yếu cho bệnh chứng đó.
Tiến hành tác động theo phác đồ đặc hiệu: Mỗi một bệnh chứng thường có từ một đến nhiều phác đồ trị liệu tương tự hay  khác nhau, ta có thể dùng phác đồ nào tỏ ra thích hợp nhất (Khi tác động có biểu hiện giảm bệnh rõ rệt)
Việc áp dụng các phác đồ đặc hiệu không nhất thiết là phải theo đúng một phác đồ nào mà phải linh động vận dụng theo hai nguyên tắc chính là Tùy và Biến:  Tùy theo tình trạng, mức độ và khả năng tin tưởng của bệnh nhân.
Linh hoạt biến đổi các phác đồ, dụng cụ, biện pháp điều trị khác nhau. Đây chính là điểm độc đáo của Diện Chẩn, vì có rất nhiều những biện pháp khác nhau cho cùng một tình trạng bệnh.
Áp dụng những biện pháp hỗ trợ: Xem xét các nguyên nhân yếu tố gây bệnh, để yêu cầu bệnh nhân hay người nhà không tiếp tục các hoạt động đó nữa (Ăn uống/nghỉ ngơi/ giao tiếp không hợp lý )
- Sử dụng các công cụ: Như chúng ta đã biết, trong phương pháp Diện Chẩn có đến trên 80 loại công cụ lớn nhỏ khác nhau, hình dáng khác nhau, công năng khác nhau để vận dụng vào việc phòng và chữa bệnh. Nhưng ngoài các dụng cụ đặc thù đó ra, ta vẫn có thể dùng những công cụ khác như đầu bút bi hết mực, cán bàn chải đánh răng và thậm chí là bằng tay không qua việc xoa vuốt, day ấn với các ngón tay.
Chúng ta có thể thực hiện bằng 2 cách:
-   Bằng khớp ngón tay cái hay ngón tay trỏ : Bạn  co các ngón tay lại và dùng các đầu khớp ngón tay để thực hiện việc bấm huyệt trên mặt, vì lực ấn phải đủ mạnh mới tạo được kết quả. Bạn cũng có thể dùng khớp ngón tay để chà xát huyệt đạo, nhưng cần phải kiểm soát được lực tác động.
-   Bằng ngón tay trỏ, ngón giữa, ngón áp út hay có khi cả ba. Ta có thể ấn, chà xát, day hay gõ lên các vùng xương cứng như trán.
Ngoài ra, đầu bút bi hay bất cứ vật nào có đầu tròn đều có thể sử dụng trong việc day ấn các huyệt đạo. Tuy nhiên, việc sử dụng các công cụ nhất thời này chỉ nên dùng trong các trường hợp bất đắc dĩ, khi chúng ta không có những công cụ đặc thù bên cạnh, vì hiệu quả của chúng không cao, có thể không đạt được tác dụng mong muốn.
Vì thế, người sáng lập ra phương pháp này đã thiết kế các dụng cụ hay dùng (que dò – cây sao chổi – cây lăn …) theo 3 loại kích cỡ:
Mini (loại nhỏ) , loại trung và loại lớn mà tác dụng đều như nhau. Với loại mini, ta rất dễ dàng mang theo người. Có thể bỏ trong túi xách, thậm chí là túi áo, túi quần hay bóp (ví). Vì thế, khi đã biết cách sử dụng các công cụ này và biết một vài kỹ thuật can thiệp và điều trị một số bệnh thông thường, chúng ta nên đem theo trong mình để có thể lấy ra sử dụng bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu.
 CÁC DỤNG CỤ MINI NÊN MANG THEO BÊN MÌNH
1/ Cây dò hai đầu2/ Cây dò và day huyệt
3/ Cây Sao Chổi mini4/ Cây lăn – dò huyệt mini
5/ Cây lăn đồng – dò huyệt mini6/ Cây lăn hai đầu
Chúng ta có thể mang theo 3 cây : số 2, số 3 và số 6. 
4. Mười hai  biện pháp trị liệu :
                  1.     Chữa theo phác đồ đặc hiệu
Là cách chọn các phác đồ  theo các huyệt đặc hiệu, tức là huyệt đã biết rõ vị trí, tính chất, công dụng đặc hiệu của nó đối với một loại bệnh chứng nào. Cách này dựa trên cơ sở của thuyết Sinh khắc, đôi khi chỉ cần 1 huyệt là đủ giải quyết một chứng bệnh nào đó của bệnh.
                  2.     Chữa theo Phác đồ Hỗ trợ :
Trong diện chẩn có đến 52 phác đồ hỗ trợ Do đó, ta có thể tùy theo tình trạng và biểu hiện của bệnh mà tác động bằng phác đồ hỗ trợ tương ứng. Đa phần các bệnh không nặng hay tình trạng mệt mỏi của cơ thể, chỉ cần dùng kỹ thuật này là có thể đạt kết quả.
                  3.     Chữa theo phác đồ hỗ trợ kết hợp với phác đồ đặc hiệu :
Khi chữa bệnh theo phác đồ, đa phần các trường hợp ta nên kết hợp cả việc tác động lên các Phác đồ hỗ trợ trước khi tiếp tục điều trị bằng các phác đồ đặc hiệu. Trong kỹ thuật này thì các phác đồ hỗ trợ sẽ giúp cho cải thiện thể trạng của bệnh nhân khiến cho việc tác động bằng các phác đồ đặc hiệu sẽ đạt kết quả tốt hơn.
                  4.     Chữa theo Đồ hình & Sinh Huyệt
Là cách chọn huyệt căn cứ vào những biểu hiện bệnh lý tức là những dạng dấu hiệu bất thường hay khác thường được khám phá bằng mắt hoặc bằng tay không, hoặc dưới sự trợ giúp của các dụng cụ thông thường (không dùng máy) như đầu bút bi hết mực hay dùng  que dò để dò tìm các điểm đau (Sinh huyệt). Các vị trí day bấm hoặc ấn vuốt này có thể nằm trong hay ra ngoài các huyệt vị thông thường. Có thể so sánh nó với lối châm theo thiên ứng huyệt hoặc a thị huyệt của Thể châm. Cách này dựa trên cơ sở của thuyết đồng bộ và đồng bộ thống điểm.
                  5.     Chữa theo Sinh huyệt không cần đồ hình 
Dựa trên cơ sở của thuyết bất thống điểm, người chữa bệnh chọn những điểm ít nhạy cảm nhất trên da mặt (không đau, ít đau) mà tiến hành chữa trị. Tất nhiên nó phải được phối hợp với thuyết đồng bộ để biết vùng tương ứng mà chọn huyệt.
                        6.     Chữa theo tính chất đặc hiệu của từng Huyệt
Trong phương pháp Diện Chẩn, có đến trên 500 huyệt đạo trên khuôn mặt (Chính diện và trắc diện) và phía sau vành tai. Trong đó có các huyệt có tính năng đặc hiệu dùng để chữa một số bệnh nội tạng như các huyệt 233 – 41 – 50 được gọi là tam giác gan dùng để chữa các bệnh về gan.

Các huyệt vùng tam giác gan

                                                
                              7.    Chữa theo lý luận Đông Y
Cách này đặc biệt dành cho giới Lương y hoặc những người đã biết khá nhiều về Đông y, tùy theo sở học của mình mà sẽ chọn huyệt dựa vào các lý thuyết của Đông y trong Nội kinh, Nạn kinh, lý luận về Kinh lạc, Tạng tượng, Âm Dương, Ngũ hành, để chữa bệnh từ gốc…Kết quả thế nào sẽ tùy thuộc trình độ của mình
                       8. Chữa theo lý luận Tây Y
Tương tự như trường hợp trên nhưng dựa vào Cơ thể học (Các hệ nội tạng và bộ phận ngoại vi) để chữa theo các nguyên lý Phản chiếu hay Đồng ứng: Tác động trên các bộ phận ngoại vi để chữa các cơ quan nội tạng.
              9.   Chữa theo lý luận kết hợp Đông Tây Y và Diện Chẩn
Hệ thống trị liệu theo Diện Chẩn được xem là một biện pháp chữa trị mở, biến người bệnh thành thày thuốc, vì thế khi điều trị mỗi người có thể có được những kinh nghiệm riêng của mình mà đưa ra những biện pháp chữa trị khác nhau và cũng qua các kinh nghiệm mà h́nh thành những cảm nhận mang tính trực giác để có thể đưa ra một số biện pháp đặc thù có tác dụng riêng cho bản thân hay các trường hợp mà mình điều trị.
           10. Chữa theo 8 quy tắc :
Đây là cách đơn giản để chữa một số bệnh thông thường, chủ yếu là chữa các bệnh trên các bộ phận ngoại vi như đầu, lưng, bụng, tay chân… theo nguyên tắc: “Đau đây chữa đó” bằng các thủ thuật như Day, ấn, hơ ngải cứu và dán cao. Tám quy tắc là: Chữa tại chỗ, lân cận, đối xứng, giao thoa, trước sau như một, trên dưới cùng bên, đồng ứng, phản chiếu.
          11. Chữa theo tính năng đặc hiệu của dụng cụ
Các dụng cụ của Diện Chẩn ( 100 món ) được thiết kế  để có thể tác động qua nhiều kỹ thuật khác nhau : Ấn, day, cào, gơ, lăn .v.v. V́ thế, khi tác động ta  cần phải xem hiệu quả của biện pháp đang sử dụng. Nếu thấy không có hiệu quả hay hiệu quả thấp, th́ì ta có thể đổi qua kỹ thuật khác, sao cho phù hợp. Ví dụ: Nếu day, ấn không hiệu quả có thể chuyển sang cào, gõ…để việc tác động đạt hiệu quả tốt nhất.
        12. Chữa theo Huyền công
Đây là kỹ thuật cao cấp trong Diện Chẩn bao gồm nhiều phép chữa bệnh đặc biệt mà chỉ có những người có căn duyên và đã tập luyện Âm Dương Khí công mới có thể vận dụng được. Các kỹ thuật này cũng tùy theo người bệnh, nếu thực sự tin tưởng vào thày thuốc thì mới có thể có những kết quả nhanh chóng và kỳ diệu. Kỹ thuật này bao gồm 14 thủ pháp được gọi là “Thập Tứ Huyền Công”. Để thực hành được các thủ pháp này, người sử dụng phải có một quá trình tập luyện Âm Dương Khí Công, có được sự bình tâm và niềm tin vào phương pháp. Các kỹ thuật này là :
1.     Ngôn công: Chữa bệnh qua việc dùng lời nói.
2.     Niệm công: Chữa bệnh bằng cách đọc số huyệt đạo của Diện Chẩn.
3.     Ý Công: Dùng ý nghĩ tác động đến các huyệt để chữa bệnh.
4.    Chỉ công: Dùng ngón tay chỉ “cách không” vào vị trí các huyệt đạo hay bộ phận đang bị bệnh để chữa bệnh.
5.     Nhãn công: Chữa bệnh bằng ánh mắt.
    6.  Khoán công Dùng ngón tay hay ý nghĩ viết chữ trên bộ phận đang bị bệnh để chữa bệnh
     7.  Ảnh công: Chữa bệnh bằng việc tác động bằng nhiều hình thức khác nhau  trên hình ảnh ( Hình cơ thể học, Đồ hình – Huyệt Đạo của Diện Chẩn, hình chụp X Quang …) và bằng nhiều phương tiện: Qua màn hình điện thoại, máy chụp hình, màn hình vi tính….
      
   8.     Thuỷ công : Dùng nước để chữa bệnh.
   9.     Phách công: Chữa bệnh qua cách phẩy tay vào bộ phận có bệnh của bệnh nhân.
  10.     Từ công  Dùng chữ viết trên giấy để trị bệnh, (Thư pháp trị liệu)
  11.     Phóng công: Dùng 5 ngón tay búng vô bộ phận có bệnh của bệnh nhân
   12. Đàn chỉ thần công: Dùng ngón tay trỏ và ngón cái để búng vào bộ phận có bệnh của bệnh nhân.
   13.Thập tự công : Dùng ngón tay trỏ vạch dấu thập trên bộ phận có bệnh
   14. Xoắn công : Dùng ngón tay trỏ vẽ hình xoắn trôn ốc trên bộ phận có bệnh.



BẢNG CHỈ MỤC CÁC LOẠI BỆNH

Tên Bệnh
Trang
A
Ăn kém
Ăn không tiêu

87
87
B
BỘ PHẬN THƯỢNG VỊ
BỘ PHẬN TRUNG VỊ
BỘ PHẬN HẠ VI
BỆNH THÔNG THƯỜNG
Bàn tay sưng
Băng Huyết
Bế Kinh
Biếng ăn
Bí tiểu
Bón – táo bón
Bong gân cổ chân
Bụng đau
Bụng đau không rõ nguyên nhân
Bụi vào mắt
Bướu cổ
Bướu Đầu Dương vật

275
340
361
369
346
252
253
88
264
94
365
95
360
302
287
243
C
Các loại U nhọt
Cai thuốc lá
Cảm – Cúm
Cảm mạo
Cao mỡ trong máu
Chảy máu mũi
Chảy máu
Chảy nước mắt sống
Co lưỡi
Cơn đau tức ngực
Cơn đau thắt ngực
Chấn thương sọ não
Choáng
Chóng mặt
Cuống lưỡi đau
Chấn thương đầu gối
Chứng Parkinson
Chứng chuột rút (vọp bẻ)
Cườm nước
Cứng cơ – đau cơ
Cường Dương

376
380
369
373
162
163
164
304
329
176
356
187
197
297
329
363
204
232
305
230
235
D
Dạ dày đầy hơi
Dị ứng do gan
Dị ứng hô hấp
Di Tinh – Mộng Tinh
Dịch hoàn sưng đau

126
136
154
239
243
Đ
Đái Dầm
Đau bụng Kinh
Đau bả vai
Đau bắp chân
Đau cánh tay
Đau cánh tay- cùi chỏ
Đau cột sống
Đau cơ khớp xương chậu phải
Đau cùi chỏ
Đau cứng cổ gáy
Đau dạ dày
Đau đốt sống cổ
Đau đầu gối
Đau gan vàng mắt
Đau gót chân
Đau khớp gối
Đau khớp vai và cánh tay
Đau khớp vai
Đau khớp vai trái
Đau khớp ở hông
Đau Khuỷu tay
Đau Lưng
Đau mắt đỏ cấp tính
Đau nhức đùi – cẳng chân
Đau ngang thắt lưng
Đau ngực
Đau Sau đầu gáy
Đau thần kinh tọa
Đau thần kinh liên sườn
Đau thắt lưng do thận
Đau tử cung
Đau vùng thắt lưng
Đau vùng thượng vị
Đầu gối nóng đỏ
Đắng miệng
Động kinh
Điếc tai

266
252
341
365
345
347
227
355
345
289
123
228
362
133
367
362
226
341
343
226
347
351
303
365
354
357
283
198
201
354
247
201
111
363
325
202
321
E
Ép tim

185
G
Gan nhiễm mỡ
Gai đốt sống cổ
Giãn tĩnh mạch chân
Giời ăn
Giun Kim
Giúp tập trung trí nhớ

130
229
170
376
98
211
H
HỆ TIÊU HÓA
HỆ HÔ HẤP
HỆ TIM MẠCH
HỆ THẦN KINH – TÂM THẦN
HỆ CƠ XƯƠNG
HỆ SINH DỤC
HỆ BÀI TIẾT
Hạ đường huyết
Hàm cứng – đau
Hắt hơi – nhảy mũi
Hen – Suyễn
Ho khan
Ho có đàm
Hóc
Hóc xương cổ
Họng đau
Huyết áp
Huyết áp cao
Huyết áp thấp
Huyết Trắng

86
145
160
186
222
234
258
165
327
312
146
149
150
112
289
113
161
167
168
254
K
Kiết Lỵ
Khan tiếng
Khó thở
Khó thở do suy tim

97
327
151
179
L
Lãi đũa
Lãnh cảm
Lãng tai
Lẹo mắt
Liệt Dương
Liệt mặt
Liệt mắt – méo mồm
Liệu pháp Ngâm rửa chân
Loạn nhịp tim
Lo lắng
Loét chân răng
Lở miệng
Lở lưỡi
Lưỡi bị đóng trắng

97
246
322
309
236
205
310
366
181
211
336
326
330
332
M
Mất ngủ
Mất sữa sau sinh
Mặt nám
Mắt cận thị
Mắt có ghèn
Mắt có mủ
Mắt mờ
Mắt xốn khó chịu
Mỏi cổ gáy
Mỏi gáy
Mỏi gối, mệt nhọc
Mồ hôi tay
Mụn trên da đầu

214
359
300
309
303
307
308
302
289
289
361
348
293
N
Nấm da đầu
Nấc cục
Nôn ói
Nổi mề đay
Nóng gan
Ngất xỉu
Ngất xỉu do trúng gió
Nghẹt mũi
Ngừa Thai
Ngứa Âm hộ
Ngực trái đau nhói
Nhói tim
Nhọt sau tai
Nhũn não
Nhức cánh tay
Nhức cổ gáy
Nhức chân
Nhức đầu
Nhức đầu – chóng mặt
Nhức đầu trước trán
Nhức đầu một bên
Nhức Đỉnh đầu
Nhức góc trán
Nhức mắt – mỏi mắt
Nhức mỏi vùng cổ gáy

293
116
119
134
139
174
175
311
256
245
358
185
322
195
344
290
364
276
281
282
284
280
287
310
290
Q
Quai bị

206
R
Răng đau
Rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tuần hoàn não
Rối loạn tiền đình
Rong Kinh
Rụng tóc
Run tay

333
91
189
190
252
295
348
S
Sa ruột
Sa dây chằng
Sa tử cung
Sa Thận
Say nắng
Say sóng
Say rượu
Say xe
Sỏi Thận
Sổ mũi
Suy Tim
Suy nhược thần kinh
Sưng Bìu dái
Sưng gót chân

99
248
248
261
378
379
380
380
262
313
183
218
244
368
T
Tai biến mạch máu não
Tai có mủ
Tàn nhang – trứng cá
Tắt tiếng – không nói được
Tắt tia sữa
Tê lưỡi – cứng lưỡi
Tê cánh tay – bàn tay
Thiếu máu
Tiêu chảy
Tiểu đục
Tiểu Đường
Tiểu Đêm
Tiểu Gắt – tiểu rát
Tiểu nhiều lần
Tiểu ít
Tình trạng nhút nhát dễ hoảng sợ
Tình trạng căng thẳng
Trễ Kinh
Trĩ
Tụy tạng đau

190
324
300
329
358
332
348
169
101
268
269
273
272
272
274
208
209
253
105
128
U
Ù tai
U máu ở lưỡi
U vú
U xơ tử cung

322
333
359
250
V
Vẩy nến toàn thân
Vẹo cổ
Viêm Amidal
Viêm Bàng quang
Viêm cổ tử cung
Viêm cơ đùi
Viêm cơ vai và cánh tay trên
Viêm Da đầu
Viêm đại tràng
Viêm Đa thần kinh
Viêm Họng
Viêm Khí quản
Viêm khớp
Viêm khớp cánh tay và vai
Viêm khớp cổ tay – khuỷu tay
Viêm khớp vai
Viêm khớp quanh vai
Viêm Mô xơ
Viêm Mũi dị ứng
Viêm Gan siêu vi B
Viêm Phổi
Viêm Phế quản
Viêm phế quản mãn tính
Viêm Tai giữa
Viêm tai giữa có mủ và máu
Viêm Tắc tĩnh mạch chân
Viêm Thận Cấp
Viêm tuyến nước bọt
Viêm Xoang
Viêm Xoang mũi
Vú nhỏ

206
292
152
263
251
361
343
293
107
204
114
154
224
341
349
342
342
233
318
142
156
158
159
323
324
173
260
336
315
317
359
X
Xuất tinh sớm
Xơ gan
Xương hàm mặt đau

240
144
327






Phép chữa phì đại tuyến tiền liệt

– Dùng dò Sao chổi (đầu một đinh là dương, đầu 3 đinh là âm). Dùng đầu âm tác động Sáu vùng phản chiếu hệ bạch huyết, mỗi vùng gạch 30 đến 40 cái, quan trọng nhất là 2 bên viền mũi và hai bên đường pháp lệnh, vì nới đó phản chiếu tuyến tiền liệt, gạch rãnh Nhân trung từ đầu chân mũi đến đầu môi 30 lần.
– Dùng cây lăn bé lăn chân tóc trán (H.126) và ụ cằm (H.87), cuối lòng bàn tay, cuối lòng bàn chân nơi phản chiếu Bàng quang.
– Dùng búa Mai hoa gõ vào vùng phản chiếu Bàng quang mỗi vùng 30 giây rồi hơ ngải cứu, mỗi vị trí hơ nóng 3 lần.
– Day ấn các huyệt tiêu U bướu, tiêu độc gồm: 41- 127- 19- 143- 37- 38.
– Trị tiểu không cầm được ấn các huyệt: 0+- 138+- 16+- 87. (ấn mỗi huyệt 30 giây).

No comments:

Post a Comment